1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vĩnh long – xí nghiệp lương thực cái cam

118 571 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ KIM LÝ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Kế toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 04 – Năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ THỊ KIM LÝ MSSV/HV: C1200239 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PGS.TS VÕ THÀNH DANH Tháng 04 – Năm 2014 LỜI CẢM TẠ Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ em đã được các thầy cô tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành được luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn Bộ môn Kế toán – kiểm toán khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là giáo viên hướng dẫn – PGS.TS Võ Thành Danh đã trực tiếp hướng dẫn, sửa đổi, góp ý để luận văn của em được hoàn thành đúng với tiến độ của nhà trường. Kế đến em xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em được làm luận văn để có thể vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời em cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc, các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam đã tiếp nhận và giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian thực tập tại công ty, qua thời gian thực tập em có cơ hội tiếp cận với nhiều vấn đề thực tế nảy sinh mà trên lý thuyết chưa có điều kiện tìm hiểu từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như công việc kế toán sau này. Cuối lời em xin kính chúc PGS.TS Võ Thành Danh nhiều sức khỏe và thành công trong công tác giảng dạy. Kính chúc Trường Đại học Cần Thơ và Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam công tác tốt và ngày càng phát triển vững mạnh. Cần Thơ, ngày…tháng…năm...... Người thực hiện TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày…tháng…năm...... Người thực hiện NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... ………………, ngày …. tháng …. năm ……… MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU .............................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 1 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 3 2.1.1 Kế toán vốn bằng tiền ............................................................................. 3 2.1.2 Kế toán nợ phải thu ............................................................................... 11 2.1.3 Trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính ........................................ 18 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích ........................................................................... 20 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 22 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 22 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................. 22 CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ............................................................................................................. 23 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ........................................................................ 23 3.1.1 Thông tin tổng quan về công ty ............................................................ 23 3.1.2 Lịch sử hình thành ................................................................................ 24 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ ............................................................................ 25 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................ 26 3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................ 26 3.2.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận .................................................................. 27 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ............................................................ 29 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ............................................................ 29 3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán và nhiệm vụ của từng bộ phận .......................... 29 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán .......................................... 30 3.4.3 Phương pháp kế toán ............................................................................ 32 3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ..... 33 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........... 34 3.6.1 Thuận lợi ............................................................................................... 34 3.6.2 Khó khăn ............................................................................................... 35 3.6.3 Định hướng phát triển ........................................................................... 35 CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ........................................................... 36 4.1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN ................................................................ 36 4.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ ........................................................................ 36 4.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng ................................................................... 39 4.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU .................................................... 41 4.2.1 Kế toán phải thu khách hàng ................................................................ 41 4.2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ ............................. 43 4.2.3 Kế toán tạm ứng .................................................................................... 45 4.3 TRÌNH BÀY CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ............. 47 4.3.1 Bảng cân đối kế toán ............................................................................. 47 CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ................. 48 5.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN........................................................... 48 5.1.1 Phân tích tình hình quản trị vốn bằng tiền ............................................ 48 5.1.2 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán .......................................... 49 5.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ........................................................... 51 5.2.1 Phân loại các khoản phải thu khách hàng theo tuổi nợ và thực trạng về vấn đề thu hồi nợ khách hàng hiện nay ......................................................... 51 5.2.2 Phân tích tình hình quản trị các khoản phải thu khách hàng (theo tuổi nợ) ........................................................................................................................ 53 5.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính ................................................................ 54 CHƯƠNG 6. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM ...................................................................................................... 55 6.1 NHẬN XÉT ............................................................................................. 55 6.1.1 Ưu điểm và nhược điểm ....................................................................... 55 6.1.2 So sánh đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế .......................................... 56 6.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU ........................................................... 57 CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 58 7.1 KẾT LUẬN.............................................................................................. 58 7.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 58 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Xí nghiệp Lương thực Cái Cam giai đoạn 2011 – 2013 ............................................................................. 33 Bảng 5.1 Biểu thời gian các khoản phải thu tính đến ngày 31/12/2013 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long - Xí nghiệp Lương thực Cái Cam .................................................................................................................. 53 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ kế toán tiền mặt ...................................................................... 8 Hình 2.2 Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng ..................................................... 11 Hình 2.3 Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng ................................................... 14 Hình 2.4 Sơ đồ kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ............................ 16 Hình 2.5 Sơ đồ kế toán tạm ứng ...................................................................... 18 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu tỉnh Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam .......................................... 26 Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Xí nghiệp Lương thực Cái Cam.................... 30 Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung ............................................ 31 Hình 4.1 Sơ đồ trình tự luân chuyển phiếu thu ................................................ 36 Hình 4.2 Sơ đồ trình tự luân chuyển phiếu chi ................................................ 37 Hình 4.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt ....................................................... 38 Hình 4.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng ...................................... 41 Hình 4.5 Sơ đồ kế toán tổng hợp phải thu khách hàng .................................... 43 Hình 4.6 Sơ đồ kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ............ 44 Hình 4.7 Sơ đồ kế toán tổng hợp tạm ứng ....................................................... 46 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TK TM TGNH GTGT : : : : Tài khoản Tiền mặt Tiền gửi ngân hàng Giá trị gia tăng CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhằm tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn lực tài chính mạnh mẽ hơn hay nói khác hơn là doanh nghiệp đó phải có nguồn vốn kinh doanh lớn. Vốn là điều kiện đầu tiên quyết định cho mọi doanh nghiệp bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh, vốn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không những duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện có, mở rộng quy mô sản xuất và tăng cường mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất, giữ mối quan hệ với khách hàng mà còn nắm bắt được nhiều cơ hội trong kinh doanh. Để đạt được yêu cầu đó doanh nghiệp phải có sự quản lý chặt chẽ về vốn, đảm bảo cho việc sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh từ đó đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu nhất. Vì vậy không thể không nói đến vai trò của công tác hạch toán kế toán trong việc quản lý vốn và các khoản phải thu, cũng từ đó vốn bằng tiền đóng vai trò và là cơ sở ban đầu, đồng thời theo suốt quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề nêu trên nên em chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam. - Phân tích tình hình quản trị vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Xí nghiệp. - Đề xuất các giải pháp giúp Xí nghiệp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tốt hơn trong tương lai. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Số liệu nghiên cứu là số liệu thu thập trong các năm 2011, 2012, 2013, thời gian thực hiện từ tháng 01/2014 đến tháng 04/2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến kế toán vốn bằng tiền chủ yếu là kế toán thu chi tiền mặt tại quỹ, kế toán tiền gửi ngân hàng và các khoản phải thu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Kế toán vốn bằng tiền 2.1.1.1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán, ý nghĩa và nhiệm vụ - Khái niệm Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thức là tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Trong thời đại kinh tế thị trường như ngày nay thì khái niệm tiền đang chuyển không được áp dụng. Với tính chất lưu hoạt cao, vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm trang thiết bị hoặc chi phí. - Nguyên tắc hạch toán Theo quy định của Luật kế toán 2003 tại Điều 11 + Kế toán tổng hợp vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”), trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác. + Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải hạch toán ngoại tệ theo từng loại nguyên tệ trên TK 007 – Ngoại tệ các loại (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán). Nếu có chênh lệch tỷ giá thì ghi vào tài khoản (TK) 515 và TK 635. + Vào thời điểm cuối kỳ, số dư ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. + Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ảnh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các đơn vị không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý… Khi tính giá xuất của vàng, bạc, đá quý có thể áp dụng một trong các phương pháp tính giá hàng xuất kho như: giá thực tế đích danh, giá bình quân gia quyền, giá nhập trước xuất trước (FIFO), giá nhập sau xuất trước (LIFO). - Ý nghĩa Các tài khoản này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển và ngăn ngừa những gian lận, sai sót, sự lạm dụng trong quá trình quản lý, hạch toán các tài khoản tiền. Đồng thời các tài khoản tiền có liên quan đến rất nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau như: chu kỳ tiền lương và nhân sự, chu kỳ thanh toán các khoản chi phí điện, nước văn phòng phẩm…Vì vậy, việc kiểm tra các tài khoản tiền cũng được đặt trong mối quan hệ với kiểm tra các chu kỳ liên quan có thể dẫn đến các sai sót, gian lận đến các tài khoản tiền. - Nhiệm vụ Theo quy định của Luật kế toán 2003 tại Điều 5 + Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại doanh nghiệp, cuối ngày khóa sổ đối chiếu với thủ quỹ. + Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện kịp thời về các trường hợp chi tiêu lãng phí. + So sánh, đối chiếu kịp thời, thường xuyên số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt, sổ kế toán tiền mặt với sổ kiểm kê thực tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp sai lệch để kiến nghị các biện pháp xử lý. 2.1.1.2 Kế toán tiền mặt tại quỹ Công ty luôn dự trữ một lượng tiền nhất định để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày và đảm bảo cho hoạt động của công ty không bị gián đoạn. Hạch toán vốn bằng tiền do thủ quỹ thực hiện và được theo dõi từng ngày. Tiền mặt của công ty tồn tại chủ yếu dưới dạng đồng nội tệ, rất ít dưới dạng đồng ngoại tệ. - Khái niệm Tiền mặt là các khoản tiền đang có ở quỹ, có thể thanh toán ngay; bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc.... - Nguyên tắc hạch toán + Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều phải có chứng từ thu, chi hợp lệ. + Hạch toán kế toán phải sử dụng thống nhất một đơn vị giá là “đồng Việt Nam (VND)” để tổng hợp các loại vốn bằng tiền. Nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra “đồng Việt Nam” để ghi sổ kế toán. Đồng thời phải theo dõi nguyên tệ các loại tiền đó. + Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với vàng, bạc, đá quý nhận ký cược, ký quỹ trước khi nhập quỹ tiền mặt phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đo, đong, đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng và tiến hành niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ trên dấu niêm phong. + Kế toán tiền mặt có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hằng ngày liên tục theo trình tự phát sinh của tài khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. + Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt và tiến hành đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý chênh lệch. - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền tại quỹ gồm:  Phiếu thu (mẫu số 01-TT)  Phiếu chi (mẫu số 02-TT)  Biên lai thu tiền (mẫu số 06-TT)  Bảng kiểm kê quỹ - dùng cho VND (mẫu số 08a-TT)  Bảng kiểm kê quỹ - dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (mẫu số 08b-TT) Ngoài ra còn cần có các chứng từ gốc có liên quan kèm theo như: giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03 –TT), giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04 – TT), bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (mẫu số 07 – TT). + Trình tự luân chuyển chứng từ:  Thủ tục luân chuyển phiếu thu Hàng ngày căn cứ vào chứng từ thực tế phát sinh kế toán lập phiếu thu thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần), sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt, chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sau khi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ ghi số tiền thực nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký tên và ghi rõ họ tên. Thủ quỹ giữ lại 1 liên để ghi vào sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối mỗi ngày, thủ quỹ chuyển toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc cho kế toán để ghi sổ kế toán.  Thủ tục luân chuyển phiếu chi Hàng ngày căn cứ vào chứng từ thực tế phát sinh đã được duyệt chi bằng tiền mặt kế toán lập phiếu chi thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) ghi đầy đủ các nội dung và ký vào phiếu (ký theo từng liên), sau đó chuyển cho kế toán trưởng, giám đốc duyệt và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ (chỉ sau khi có đủ chữ ký theo từng liên của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ). Sau khi đã nhập đủ số tiền, người nhận tiền phải ghi rõ số tiền đã nhận (bằng chữ), ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi. Sau khi xuất quỹ, thủ quỹ cũng phải ký tên và ghi rõ họ tên vào phiếu chi. Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu. Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để ghi vào sổ kế toán. Liên thứ 3 giao cho người nhận tiền.  Biên lai thu tiền Biên lai thu tiền được lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần), 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu lại. Sau khi thu tiền, người thu tiền và người nộp tiền cùng ký và ghi rõ họ tên để xác định số tiền đã thu, đã nộp. Ký xong người thu tiền lưu 1 liên, còn liên 2 giao cho người nộp tiền giữ. Cuối ngày, người được đơn vị giao nhiệm vụ thu tiền phải căn cứ vào biên bản biên lai lưu để lập Bảng kê biên lai thu tiền trong ngày (Nếu thu séc phải lập Bảng kê thu séc riêng) và nộp cho kế toán để kế toán lập phiếu thu làm thủ tục nhập quỹ hoặc làm thủ tục nộp ngân hàng. Tiền mặt thu được ngày nào, người thu tiền phải nộp quỹ ngày đó. Biên lai thu tiền chỉ áp dụng trong các trường hợp thu tiền phạt, lệ phí,... và các trường hợp khách hàng nộp séc thanh toán với các khoản nợ.  Bảng kiểm kê quỹ Khi tiến hành kiểm kê quỹ phải tiến hành kiểm kê từng loại tiền có trong quỹ, nếu phát hiện thừa hoặc thiếu phải ghi rõ nguyên nhân, ý kiến của ban kiểm kê. Bảng kiểm kê quỹ phải có chữ ký (ghi rõ họ tên) của thủ quỹ, trưởng ban kiểm kê và kế toán trưởng. Mọi khoản chênh lệch quỹ đều phải báo cáo giám đốc doanh nghiệp xem xét giải quyết. Bảng kiểm kê quỹ do ban kiểm kê quỹ lập thành 2 bản: 1 bản giao cho thủ quỹ, 1 bản lưu ở bộ phận kế toán. - Sổ sách kế toán + Hệ thống sổ sách kế toán chi tiết  Sổ quỹ tiền mặt (mẫu số S07-DN): do thủ quỹ lập, hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan để ghi sổ.  Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (mẩu số S07a-DN): Để theo dõi tiền mặt, kế toán quỹ tiền mặt phải mở “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt”. Sổ này có thêm cột “Tài khoản đối ứng” để phản ánh số hiệu tài khoản đối ứng với từng nghiệp ghi Nợ, từng nghiệp vụ ghi Có của TK 111 – Tiền mặt. Định kỳ kế toán phải kiểm tra, đối chiếu giữa “Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt” với “Sổ quỹ tiền mặt” và có chữ ký xác nhận vào sổ. + Hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp  Sổ Nhật ký thu tiền (mẫu số S03a1-DN): là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của doanh nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho thu tiền mặt, thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi thu tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B,...).  Sổ Nhật ký chi tiền (mẫu số S03a2-DN): là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ chi tiền của doanh nghiệp. Mẫu sổ này được mở riêng cho chi tiền mặt, chi tiền qua ngân hàng, cho từng loại tiền (đồng Việt Nam, ngoại tệ) hoặc cho từng nơi chi tiền (Ngân hàng A, Ngân hàng B,...).  Sổ Cái TK 111 dùng cho hình thức Nhật ký chung (mẫu số S03b-DN): Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp. Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên Sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Đầu tháng, ghi số dư đầu kỳ của tài khoản vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng lũy kế phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính. - Sơ đồ kế toán 511, 512, 515, 711 152, 153, 156, 211, 213 111 3331 Các khoản DT thu bằng tiền mặt 133 Trả tiền cho nhà cung cấp 112, 131, 138 334, 338 Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt Thu nợ KH và các khoản thu khác Trả lương công nhân viên và các khoản phải trả khác 121, 128, 222, 228 311, 315, 341, 342, 635 Thu hồi vốn đầu tư tài chính Và vốn góp liên doanh Thanh toán các khoản vay và chi phí lãi vay 141, 144, 244 141, 144, 244 Thu hoàn tạm ứng hoặc nhận lại tiền ký quỹ, ký cược Chi tạm ứng cho nhân viên hoặc ký quỹ, ký cược 1381 3381 Tiền thừa khi kiểm kê Tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân phát hiện khi kiểm kê Hình 2.1 Sơ đồ kế toán tiền mặt 2.1.1.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng - Khái niệm + Tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp là những khoản tiền mà doanh nghiệp đang gửi tại các Ngân hàng, tại Kho bạc Nhà nước, các Công ty tài chính, các Tổ chức tín dụng nói chung để thực hiện các việc thanh toán không dùng tiền mặt thông qua chứng từ hợp pháp hợp lệ. + Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các khoản thanh toán giữa doanh nghiệp với các cơ quan, tổ chức kinh tế khác được thực hiện chủ yếu qua Ngân hàng nhằm đảm bảo cho việc thanh toán vừa an toàn, vừa thuận tiện, vừa chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật thanh toán. - Nguyên tắc hạch toán + Mỗi công ty hoặc doanh nghiệp đều có thể mở tài khoản ngân hàng, do đó phải mở sổ chi tiết theo từng ngân hàng để tiện cho việc theo dõi kiểm tra. + Căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc bản kê sao của Ngân hàng kèm theo chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…). + Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có sự chênh lệch số liệu trên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của công ty với số liệu trên các chöùng từ của Ngân hàng thì công ty phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác minh rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu ghi trong giấy báo hay bản kê sao Ngân hàng:  Nếu số liệu trên chứng từ của Ngân hàng < số liệu ghi trên sổ kế toán của công ty thì khoản chênh lệch được ghi bên Nợ TK 138 – phải thu khác (1388).  Nếu số liệu trên chứng từ của Ngân hàng > số liệu ghi trên sổ kế toán của công ty thì khoản chênh lệch được ghi bên Có TK 338 – phải trả khác (3388). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ. - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền gửi ngân hàng gồm:  Giấy báo Nợ  Giấy báo Có  Bản sao kê của ngân hàng kèm theo chứng từ gốc (uûy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…) + Trình tự luân chuyển chứng từ  Giấy báo Nợ, giấy báo Có: Do Ngân hàng lập để chuyển cho công ty nhằm phục vụ việc thông báo cho các doanh nghiệp biết và có cơ sở hạch toán số tiền mà doanh nghiệp nhờ Ngân hàng thu hộ, chi hộ. Ngân hàng thực hiện việc chi hộ dựa vào ủy nhiệm chi mà doanh nghiệp gửi đến cho Ngân hàng. Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng chuyển đến kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán tiền gửi ngân hàng của đơn vị, số liệu trên các chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì đơn vị phải thông báo ngay cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chênh lệch thì kế toán sẽ ghi sổ theo số liệu trên giấy báo hoặc bản kê ngân hàng. Sang tháng sau phải tiếp tục kiểm tra, đối chiếu tìm nguyên nhân chênh lệch để điều chỉnh lại số liệu đã ghi sổ. Kế toán tiền gửi ngân hàng phải được theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi (tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý) và chi tiết theo từng Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu. Kế toán tổng hợp sử dụng TK 112 – Tiền gửi ngân hàng để theo dõi số tiền hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của tiền gửi ngân hàng (Kho bạc hay Công ty Tài chính).  Ủy nhiệm chi: Là lệnh chi tiền do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu Ngân hàng hoặc kho bạc nơi đơn vị mở tài khoản trích một số tiền nhất định từ tài khoản của đơn vị để trả cho người thụ hưởng về số tiền, hàng hóa, dịch vụ...Ủy nhiệm chi được lập thành 4 liên (liên 1 Ngân hàng giữ, liên 2 giao cho khách hàng, 2 liên còn lại đơn vị giữ để hạch toán) và ghi đầy đủ nội dung: Tên, địa chỉ đơn vị nhận tiền, trả tiền, ghi ngày lập, số tài khoản, nội dung, số tiền. Nếu Ngân hàng thông báo đã thanh toán (gửi sổ phụ bản sao kê ngân hàng) kế toán tiền gửi ngân hàng ghi sổ và theo dõi trên sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. - Sổ sách kế toán + Hệ thống sổ sách kế toán chi tiết  Sổ tiền gửi ngân hàng (mẫu số S08-DN): Sổ này dùng cho kế toán theo dõi chi tiết tiền Việt Nam của doanh nghiệp gửi tại Ngân hàng. Mỗi Ngân hàng có mở tài khoản tiền gửi thì được theo dõi riêng trên một quyển sổ, phải ghi rõ nơi mở tài khoản và số hiệu tài khoản giao dịch. Kế toán căn cứ vào giấy báo Có, giấy báo Nợ hoặc bản kê sao ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc để ghi sổ. + Hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp  Sổ Nhật ký thu tiền (mẫu số S03a1-DN): đã trình bày ở phần 2.1.1.2 Kế toán tiền mặt.  Sổ Nhật ký chi tiền (mẫu số S03a2-DN): đã trình bày ở phần 2.1.1.2 Kế toán tiền mặt.  Sổ Cái TK 112: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định ký hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Số cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). - Sơ đồ kế toán 511, 512, 515, 711 112 3331 Các khoản DT thu bằng TGNH 152, 153, 156, 211, 213 133 Trả tiền cho nhà cung cấp 334, 338 111, 131, 138 Nộp tiền gửi ngân hàng Thu nợ KH và các khoản thu khác 121, 128, 222, 228 Trả lương công nhân viên và các khoản phải trả khác 311, 315, 341, 342, 635 Thu hồi vốn đầu tư tài chính Và vốn góp liên doanh Thanh toán các khoản vay và chi phí lãi vay 331 411, 441 Nhận cấp vốn Trả nợ người bán 413 413 Chênh lệch tăng tỷ giá hoái đoái Chênh lệch giảm tỷ giá hoái đoái Hình 2.2 Sơ đồ kế toán tiền gửi ngân hàng 2.1.2 Kế toán nợ phải thu 2.1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán, ý nghĩa và nhiệm vụ - Khái niệm Các khoản phải thu thực chất là đồng vốn mà doanh nghiệp bị đối tác (có thể là khách hàng hoặc nhà cung cấp) chiếm dụng vì thế về nguyên tắc quy mô các khoản phải thu sẽ càng nhỏ càng tốt. Các khoản nợ phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác. - Nguyên tắc hạch toán + Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán. + Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay (tiền mặt, séc hoặc đã thu qua ngân hàng). + Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng thời hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được. - Nhiệm vụ kế toán các khoản nợ phải thu + Tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng theo chuẩn mực kế toán số 01 (ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính). + Lập, xử lý dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định hiện hành, theo chuẩn mực kế toán số 18 (ban hành theo Quyết định số 100/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính). + Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ quy định về quản lý các khoản nợ phải thu. + Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng chiếm dụng vốn hoặc nợ kéo dài. 2.1.2.2 Kế toán các khoản nợ phải thu của khách hàng Là các khoản thu của doanh nghiệp phát sinh từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng thanh toán. - Chứng từ sử dụng, trình tự luân chuyển chứng từ và sổ sách kế toán + Chứng từ sử dụng trong kế toán phải thu khách hàng gồm:  Giấy ghi nhận nợ  Biên bản đối chiếu công nợ  Đơn xin khất nợ  Các chứng từ khác : hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) chưa thu tiền, phiếu thu, giấy báo Có (lệnh chuyển Có) của ngân hàng ghi nhận việc trả tiền… + Trình tự luân chuyển chứng từ  Hóa đơn GTGT: Do kế toán lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) ghi đầy đủ các nội dung theo qui định: giá bán chưa có thuế GTGT, các khoản phụ thu và phí tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT, tổng giá thanh toán (đã có thuế GTGT). Hàng hóa cùng thuế suất được ghi nhận trên một hóa đơn, hàng hóa có thuế suất khác nhau được lập riêng hóa đơn cho mỗi mức thuế suất. Sau khi lập xong kế toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét, giám đốc ký duyệt. Kế toán giữ lại nơi lập liên 1, liên 2 giao cho khách hàng, liên thứ 3 dùng để ghi sổ kế toán và lưu tại phòng kế toán. - Sổ sách kế toán + Hệ thống sổ sách kế toán chi tiết  Sổ chi tiết thanh toán với người mua (mẫu số S31-DN): do kế toán công nợ mở để theo dõi số nợ phải thu và tình hình thanh toán nợ phải thu theo từng đối tượng người mua, từng thời hạn thanh toán. Chứng từ dùng làm căn cứ đề ghi sổ này là hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo Có,... Sổ chi tiết thanh toán với người mua thường được mở để sử dụng trong một năm và khóa sổ vào cuối mỗi tháng hoặc quý để đối chiếu với Sổ cái TK 131. + Hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp  Sổ Nhật ký chung (mẫu số S03a-DN): là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi Sổ Cái, số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái.  Sổ Cái TK 131 - Sơ đồ kế toán 511, 515, 711 131 3331 DT bán hàng trong kỳ 513 3331 DT hàng bán bị trả lại 111, 112 111, 112 Số tiền thừa trả lại cho KH KH trả nợ hoặc ứng trước tiền cho DN 139, 331, 642 Xóa nợ phải thu của KH Hình 2.3 Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng 2.1.2.3 Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Theo Điều 2 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 03/06/2008. Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. - Đối tượng chịu thuế Theo Điều 3 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 03/06/2008. Đối tượng chịu thuế GTGT là tất cả các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này và Điều 1 Luật thuế GTGT tăng sử đổi năm 2013 – số 31/2013/QH13 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12) ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2013. - Đối tượng không chịu thuế Theo quy định có 25 nhóm hàng hóa dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 của Quốc hội ban hành ngày 03/06/2008 và Điều 1 Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 (sử đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12) ban hành ngày 19/06/2013. + Là các hàng hóa dịch vụ mang tính chất tất yếu phục vụ nhu cầu đời sống sản xuất cộng đồng. + Là các hàng hóa dịch vụ thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội, nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. + Hàng hóa nhập khẩu nhưng thực chất không phục vụ cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam. + Một số hàng hóa dịch vụ khó xác định giá trị tăng thêm như dịch vụ tín dụng. - Chứng từ sử dụng Chứng từ sử dụng trong kế toán thuế GTGT được khấu trừ gồm:  Các hóa đơn của nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ (mẫu số 01/GTKT – 3LL)  Tờ khai thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT)  Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (mẫu số 011/GTGT)  Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (mẫu số 012/GTGT)  Báo cáo thuế GTGT (phần II và III B02-DN)  Tờ khai điều chỉnh thuế GTGT (mẫu số 11/GTGT)  Đề nghị hoàn thuế GTGT (mẫu số 10/GTGT)  Quyết định hoàn thuế GTGT (mẫu số 13/GTGT)... - Sổ sách kế toán + Hệ thống sổ sách kế toán chi tiết:  Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (mẫu số S62-DN)  Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm (mẫu số S63-DN) + Hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp:  Sổ Nhật ký chung (mẫu số S03a-DN)  Sổ Cái TK 133 (mẫu số S03b-DN) - Sơ đồ kế toán 152, 153, 156, 211, 621, 627 331, 111, 112 Tổng giá thanh toán Trị giá mua các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ. 133 Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 331, 111, 112 Giảm thuế GTGT do hàng trả lại, giảm giá 3331 Cuối kỳ khấu trừ thuế GTGT đầu ra 111, 112 Được hoàn thuế Hình 2.4 Sơ đồ kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 2.1.2.4 Kế toán tạm ứng - Khái niệm Tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt - Nguyên tắc hạch toán Kế toán các khoản tạm ứng phải tôn trọng các nguyên tắc sau đây: + Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên (thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, hành chính quản trị,…) phải được giám đốc doanh nghiệp chỉ định bằng văn bản. + Người nhận tạm ứng chỉ được sử dụng tiền tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt trong giấy đề nghị tạm ứng. + Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng đợt trước mới cho tạm ứng đợt sau. + Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng đối tượng nhận tạm ứng; ghi chép đầy đủ tình hình nhận tạm ứng và thanh toán tạm ứng. - Chứng từ sử dụng, trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng  Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03/TT)  Giấy thanh toán tiền tạm ứng (mẫu số 04/TT)  Phiếu chi (mẫu số 02/TT): chi tiền tạm ứng  Phiếu thu (mẫu số 01/TT): thu hồi tiền tạm ứng + Trình tự luân chuyển chứng từ  Giấy đề nghị tạm ứng: là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng. Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị Giám đốc duyệt chi. Căn cứ quyết định của Giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thỉ tục xuất quỹ.  Giấy thanh toán tiền tạm ứng: là bảng liệt kê các khoản tiền đã tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán. Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét và Giám đốc doanh nghiệp duyệt. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dung làm căn cứ ghi sổ kế toán. Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan. - Sổ sách kế toán + Hệ thống sổ sách kế toán chi tiết  Sổ chi tiết các tài khoản (mẫu số S38-DN) + Hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp  Sổ Nhật ký chung (mẫu số S03a-DN)  Sổ Cái TK 141 (mẫu số S03b-DN) - Sơ đồ kế toán 141 111, 112, 152 Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư 152, 153, 156, 241, 331, 621, 623, 627,… Khi bảng thanh toán tạm ứng kèm theo Cho người lao động trong đơn vị các chứng từ gốc được duyệt 111, 152, 334 Khoản tạm ứng chi, sử dụng không hết nhập lại quỹ hoặc trừ lương Hình 2.5 Sơ đồ kế toán tạm ứng 2.1.2.5 Kế toán phải thu nội bộ Tại công ty không phát sinh các khoản phải thu nội bộ nên trong phạm vi luận văn không đề cập tới vấn đề này. 2.1.2.6 Kế toán phải thu khác Tại công ty không phát sinh các khoản phải thu khác nên trong phạm vi luận văn không đề cập tới vấn đề này. 2.1.3 Trình bày các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính 2.1.3.1 Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN) Bảng cân đối kế toán được lập căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết, hoặc bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối kế toán năm trước. - Phần tài sản: A. Tài sản ngắn hạn (mã số 100) I. Tiền và các khoản tương đương tiền (mã số 110 = 111 +112) 1. Tiền (mã số 111): Chỉ tiêu tiền được trình bày trên phần tài sản, thuộc phần tài sản ngắn hạn của bảng cân đối kế toán: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), vàng, bạc, kim khí quý, đá quý và tiền đang chuyển. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Tiền” là tổng số dư Nợ của các TK 111 – Tiền mặt, TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, TK 113 – Tiền đang chuyển trên Số Cái hoặc Nhật ký – Sổ cái. III. Các khoản phải thu ngắn hạn (mã số 130) 1. Phải thu của khách hàng (mã số 131): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Số dư Nợ chi tiết của TK 131 – Phải thu của khách hàng mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. 5. Các khoản phải thu khác (mã số 135): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng liên quan tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các TK: TK 1385, TK 1388, TK 334, TK 338 trên sổ kế toán chi tiết các TK 1385, 334, 338, chi tiết các khoản phải thu ngắn hạn. Mã số 135 = Số dư Nợ TK 1385 + Số dư Nợ TK 1388 + Số dư Nợ TK 334 + Số dư Nợ TK 338 V. Tài sản ngắn hạn khác (mã số 150) 2. Thuế GTGT được khấu trừ (mã số 152): Chỉ tiêu “Thuế GTGT được khấu trừ” dùng để phản ánh số thuế GTGT còn được khấu trừ và số thuế GTGT còn được hoàn lại đến cuối năm báo cáo. Số liệu để ghi vào chi tiêu này là số dư Nợ TK 133 trên Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái. 4. Tài sản ngắn hạn khác (mã số 158): Chỉ tiêu này phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn khác, bao gồm: số tiền tạm ứng cho công nhân viên chưa thanh toán, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, tài sản thiếu chờ xử lý tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Nợ các TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý, TK 141 – Tạm ứng, TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn. B. Tài sản dài hạn (mã số 200) I. Các khoản phải thu dài hạn (mã số 210) 1. Phải thu dài hạn của khách hàng (mã số 211): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chi tiêu này căn cứ vào chi tiết số dư Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng, mở chi tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn. 4. Phải thu dài hạn khác (mã số 218): Phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài sản dài hạn, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn và khoản ứng trước cho người bán dài hạn (nếu có). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là Số dư Nợ chi tiết của các TK 138, 331, 338 (chi tiết các khoản phải thu dài hạn khác) trên sổ kế toán chi tiết các TK 1388, 331, 338. - Phần nguồn vốn A. Nợ phải trả (mã số 300) I. Nợ ngắn hạn (mã số 310) 3. Người mua trả tiền trước (mã số 313): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền người mua trả trước tiền mua sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ hoặc trả trước tiền thuê tài sản tại thời điểm báo cáo. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của TK 131 – Phải thu của khách hàng mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131 và số dư Có của TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện trên sổ kế toán chi tiết TK 3387. 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích 2.1.4.1 Phân tích tỷ số phản ánh khả năng thanh toán - Tỷ số thanh toán hiện hành: là tỷ số giữa tổng tài sản và các khoản nợ ngắn hạn. KT = Tổng tài sản Nợ ngắn hạn Phương pháp phân tích: So sánh giữa hệ số đầu năm và hệ số cuối năm. Tỷ lệ thanh toán hiện hành cuối kỳ lớn hơn tỷ lệ thanh toán hiện hành đầu kỳ: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán hiện hành cao, đây là biểu hiện tốt. Tỷ lệ thanh toán hiện hành cuối kỳ nhỏ hơn tỷ lệ thanh toán hiện hành đầu kỳ: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán hiện hành thấp đây là biểu hiện chưa tốt. - Tỷ số thanh toán ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Nợ ngắn hạn - Tỷ số thanh toán nhanh: là tỷ số giữa các khoản có thể sử dụng để thanh toán ngay với số cần phải thanh toán (các khoản nợ ngắn hạn) KN Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho = Nợ ngắn hạn + Phương pháp phân tích: So sánh hệ số đầu năm với hệ số cuối năm. Tỷ lệ thanh toán nhanh cuối kỳ lớn hơn tỷ lệ thanh toán nhanh đầu kỳ: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhanh, hệ số thanh toán càng tăng thì khả năng thanh toán càng tăng đây là ưu điểm của doanh nghiệp. Tỷ lệ thanh toán nhanh cuối kỳ nhỏ hơn tỷ lệ thanh toán nhanh đầu kỳ: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp đây là nhược điểm của doanh nghiệp. - Tỷ số thanh toán bằng tiền: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng vốn bằng tiền so với nợ ngắn hạn. Tỷ số này xấp xỉ hơn 0,5 được xem là chấp nhận được. Tiền và các khoản tương đương tiền Tỷ số thanh toán bằng tiền = Nợ ngắn hạn 2.1.4.2 Phân tích khả năng thu hồi nợ - Vòng quay nợ phải thu khách hàng: cho biết khả năng thu tiền bán chịu của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của nó. Nó còn thể hiện sự thành công trong chính sách thu tiền của doanh nghiệp, cho biết các khoản phải thu bình quân chuyển đổi thành tiền bao nhiêu lần trong kỳ. Doanh thu thuần Vòng quay nợ phải thu khách hàng = Số sư nợ bình quân phải thu khách hàng - Số ngày thu tiền bình quân: cho biết thời gian doanh nghiệp nhận được tiền bán chịu nhanh hay chậm, trong bao nhiêu ngày. 360 Số ngày thu tiền bình quân = Số vòng quay nợ phải thu trong năm 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu, chứng từ, sổ sách kế toán tại phòng kế toán của xí nghiệp, thông tin trên sách báo, tạp chí, internet thông qua các trang web. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh số số liệu, phương pháp suy luận để phân tích các số liệu đưa ra nhận xét đánh giá và một số giải pháp cho xí nghiệp hoàn thiện công tác kế toán của mình tốt hơn trong tương lai. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Thông tin tổng quan về công ty - Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long (IMEX CUU LONG) là đơn vị chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần, chính thức hoạt động từ ngày 01/12/2007 theo Giấy Đăng ký kinh doanh số 1500171478 được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh Vĩnh Long cấp. - Công ty là thành viên của: + Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam + Hiệp hội Xuất Nhập Khẩu Lương thực Việt Nam + Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam + Hiệp hội Phân bón Việt Nam + Hiệp hội Lương thực Việt Nam - Trụ sở chính đặt tại: Số 3-5, đường 30/4, phường I, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. + Điện thoại: (070) 3823618 – Fax: (070) 3823822 + Website: www.imexcuulong.com và www.imexcuulong.com.vn + Email: imexcuulong@imexcuulong.com.vn - Văn phòng đại diện: + Địa chỉ: Số 206, Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 39326191 – 39325094 – Fax: (08) 39325799 + Số 2 Đường 11, Khu dô thị mới Him Lam, Phường Tân Hưng, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 62638404 – 62638405 – FAX: (08) 62638389 - Chi nhánh của công ty: + Xí nghiệp Lương thực Cái Cam Địa chỉ: 171/18A, Quốc lộ 1A, xã Trường An, thành phố Vĩnh Long. Điện thoại: (070) 3822324 – Fax: (070) 3816422 + Xí nghiệp Lương thực Cổ Chiên Địa chỉ: 209A, đường 14/9, phường 5, thành phố Vĩnh Long. Điện thoại: (070) 3830721 – Fax: (070) 3895080 + Xí nghiệp Lương thực Tân Quy Tây Địa chỉ: ấp Tân Lập, xã Tân Quy Tây, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Điện thoại: 067 3761997 – Fax: 067 3761998 3.1.2 Lịch sử hình thành - Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu tỉnh Vĩnh Long tiền thân là Công ty Ngoại thương tỉnh Cửu Long được thành lập theo Quyết định số 439/UBT ngày 10/11/1976 của Chủ tịch UBND tỉnh Cửu Long, là đơn vị xuất nhập khẩu tổng hợp. - Năm 1992, Công ty Ngoại thương tỉnh Cửu Long được đăng ký thành lập lại và đổi tên thành Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long theo Quyết định số 540/QĐ-UBT ngày 20/11/1992 của UBND tỉnh Vĩnh Long. - Năm 2006, thực hiện Quyết định số 96/2005/QĐ-TTg ngày 06/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh Vĩnh Long, Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long đã tiến hành cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần theo Quyết định số 2608/QĐ-UBND, ngày 29/12/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long. - Ngày 01/12/2007, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu tỉnh Vĩnh Long chính thức đi vào hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 1500171478 được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp. - Thành tích đạt được: + Đơn vị thi đua xuất sắc của Tỉnh năm 2008 theo Quyết định số 519/QĐ–UBND, ngày 9/3/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long. + Giấy khen Tổng cục thuế về “Hoàn thành tốt công tác thuế năm 2009”. + Cúp vàng "DOANH NGHIỆP XUẤT SẮC TOÀN QUỐC" lần thứ I năm 2009. +Năm 2010, Công ty đã được Tổ chức SGS United Kingdom Ltd UKAS Vương quốc Anh đánh giá và chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh gạo. + Cúp vàng “Vinh danh Doanh nghiệp hội nhập WTO 2010”. +Xếp hạng 178/500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010 (VNR 500) và xếp thứ 44/500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2010 (FAST 500),… - Qua 35 năm thành lập và hoạt động, Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu tỉnh Vĩnh Long là đơn vị luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước, đóng góp rất lớn vào ngân sách địa phương. Công ty được xếp hạng doanh nghiệp loại 1 và được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. - Quá trình thành lập Xí nghiệp Lương thực Cái Cam: + Thực hiện quyết định 21/XNK.93 ngày 28/07/1993 chuyển từ Trạm thu mua và chế biến hàng xuất khẩu thành Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long. + Quyết định 03/QĐ.XNK.96 ngày 06/01/1997 thành lập Xí nghiệp Chế biến Lương thực Xuất khẩu, trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long. + Ngày 04/01/2001 đổi tên Xí nghiệp Chế biến Lương thực Xuất khẩu thành Xí nghiệp Lương thực Cái Cam theo quyết định 01/QĐ.XNK. + QĐ22/QĐ.XNK ngày 24/12/2007 thành lập Xí nghiệp Lương thực Cái Cam, trực thuộc Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu tỉnh Vĩnh Long. - Cơ cấu tổ chức: + Tổng số Cán bộ Công nhân viên: 14 người. + Trình độ: Đại học: 02, Cao đẳng: 01, Trung cấp: 04, bằng nghề: 04, lao động phổ thông: 03. + Các tổ chức đoàn thể: Công đoàn bộ phận Xí nghiệp Lương thực Cái Cam, phân đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trực thuộc Chi đoàn Công ty. 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 3.1.3.1 Chức năng - Được Công ty ủy quyền ký các hợp đồng mua bán và thu mua lúa, gạo các loại để chế biến cung ứng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. - Có bộ phận kế toán riêng, tự hạch toán và lập báo cáo tài chính dưới hình thức báo sổ gửi về Công ty theo từng kỳ quy định. 3.1.3.2 Nhiệm vụ - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch Công ty giao và hoạt động dưới sự quản lý và chỉ đạo của Giám đốc Công ty. - Báo cáo quyết toán chính xác, trung thực, kịp thời. Tuân thủ các quy định về nguyên tắc kế toán tài chính, thống kê và pháp luật Nhà nước. - Quản lý nhân sự, tài sản, thiết bị phù hợp với chức năng và nhiệm vụ, đảm bảo an toàn và sử dụng có hiệu quả tiền vốn và tài sản được giao. - Thực hiện đúng quy chế tài chính của đơn vị. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc Phó Giám đốc Kế toán ttrưởng kiêm TCHC Quản đốc phân xưởng Tổ trưởng Tổ trưởng KCS VHM NV KCS NV NV NV VHM1 VHM2 VHM3 Thủ kho 1 Thủ kho 2 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu tỉnh Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam Bảo vệ Ghi chú các chữ viết tắt: TCHC: tổ chức hành chánh NV VHM1: nhân viên vận hành máy 1 VHM: tổ trưởng vận hành máy NV VHM2: nhân viên vận hành máy 2 NV KCS: nhân viên KCS NV VHM3: nhân viên vận hành máy 3 3.2.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận 3.2.2.1 Trách nhiệm và quyền hạn của Giám đốc - Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc Công ty và pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản được giao. - Tổ chức sản xuất kinh doanh đúng quy chế tài chính Công ty và luật pháp nhà nước. - Quan hệ và phối hợp chặt chẽ các tổ chức Đảng, công đoàn và đoàn thể trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách nhà nước. - Ký các hợp đồng mua bán và hợp đồng lao động theo quy chế Công ty. - Quyết định giá cả mua bán. 3.2.2.2 Trách nhiệm và quyền hạn của Phó Giám đốc sản xuất kinh doanh - Theo dõi giá cả thị trường hàng ngày phục vụ cho việc ký kết các hợp đồng mua, bán. - Tham mưu cho giám đốc về tình hình sản xuất kinh doanh trong và ngoài đơn vị, giúp cho hoạt động của Xí nghiệp diễn tiến thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất. - Chỉ đạo trực tiếp khu vực sản xuất. - Thay mặt giám đốc ký phiếu thu, chi, chứng từ mua bán và sản xuất. - Phân công, điều động cán bộ, công nhân viên bộ phận sản xuất theo yêu cầu chung,… 3.2.2.3 Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng kiêm tổ chức hành chính - Phụ trách công tác tổ chức hành chính quản trị tại đơn vị. - Lập và theo dõi các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ, công nhân viên và công nhân. - Lập đề nghị nâng lương cho cán bộ, công nhân viên đến hạn theo quy định của chế độ tiền lương. - Soạn thảo và thanh lý hợp đồng đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo đúng theo quy định. - Lập các báo cáo, văn bản và đảm nhận một số công việc khác do Giám đốc phân công. - Phụ trách công tác kế toán tài vụ, kiểm tra các nghiệp vụ kế toán phát sinh. Tính giá thành và kết quả hoạt động kinh doanh theo định kỳ tháng, quý, năm. - Ký xác nhận các chứng từ kế toán, từ chối thanh toán chi phí sai qui định và những chứng từ bất hợp lệ,… 3.2.2.4 Trách nhiệm và quyền hạn của Quản đốc phân xưởng - Chịu trách nhiệm chung trước ban giám đốc Xí nghiệp về số lượng, chất lượng hàng hóa và mọi hoạt động sản xuất trong kho. - Theo dõi và ghi chép tỉ lệ thu hồi qua máy. Từ đó, xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành cho công nhân. - Quản lý và sắp xếp một cách khoa học công tác giữa các bộ phận để chất lượng công việc đạt hiệu quả tốt nhất. - Nhắc nhỡ cán bộ, công nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh nội quy kho và điều động công việc hằng ngày trong khu vực sản xuất,… 3.2.2.5 Trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng KCS - Chịu trách nhiệm chung trước quản đốc phân xưởng và ban giám đốc về công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa trong kho. - Phân loại và sắp xếp hàng hóa hợp lý để quá trình chế biến đạt hiệu quả cao. - Phối hợp chặt chẽ với bộ phận máy và kho, nắm tỷ lệ các lô hàng trong quá trình chế biến. - Kiểm tra khâu đóng gói hàng xuất, bao bì, may bao, cân trọng lượng. - Xây dựng chân hàng, tham mưu lãnh đạo tính toán tỷ lệ đấu trộn hàng xuất chất lượng, hiệu quả. - Đề xuất với giám đốc về chất lượng nhập và xuất khi hàng chưa đạt yêu cầu,… 3.2.2.6 Trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng vận hành máy - Chịu trách nhiệm chung trước quản đốc phân xưởng và ban giám đốc về công tác vận hành và bảo trì máy móc thiết bị trong kho. - Phối hợp chặt chẽ với bộ phận kho, KCS trong quá trình chế biến. - Lập sổ nhật ký vận hành máy trình lãnh đạo mỗi ngày. - Thường xuyên kiểm tra bảo quản thiết bị máy móc, vệ sinh an toàn lao động. - Phân công, điều động nhân viên vận hành máy trong khâu chế biến,… 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - Ngành nghề kinh doanh: + Mua bán lương thực; nông sản nguyên liệu, nông sản sơ chế (tấm, cám,...); máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế; phân bón và hóa chất sử dụng trong nông nghiệp; nhiên liệu động cơ. + Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo. Liên doanh với các đơn vị trong và ngoài nước để đầu tư chế biến nông sản xuất khẩu và trong các lĩnh vực khác. + Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê (cho thuê đất, kho, bãi; môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất…). - Xí nghiệp Lương thực Cái Cam sản xuất các mặt hàng sau: + Gạo 5% tấm + Gạo 10% tấm + Gạo 15% tấm + Gạo 25% tấm + Gạo 100% tấm + Phụ phẩm (tấm 3, cám) 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán và nhiệm vụ của từng bộ phận 3.4.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Ở Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Đây là mô hình tổ chức có đặc điểm toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn Công ty tập trung ở Phòng kế toán, còn các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu nhập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về Ban kế toán xử lý và tổng hợp thông tin. Ưu điểm của mô hình là công việc tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm việc xử lý cung cấp thông tin nhanh nhạy. Song nó cũng có nhược điểm đó là: Đòi hỏi điều kiện tổ chức sản xuất và quản lý mang tính tập trung, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho việc xử lý thông tin được trang bị hiện đại đồng bộ và đầy đủ. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN CHI TIẾT THỦ QUỸ Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán Xí nghiệp Lương thực Cái Cam 3.4.1.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận  Kế toán trưởng: Điều hành toàn bộ bộ máy kế toán trong công ty, chịu trách nhiệm chính về mọi mặt trong kế toán tài vụ của công ty với Ban lãnh đạo.  Kế toán tổng hợp: Thay mặt kế toán trưởng kiểm tra số liệu hạch toán kế toán, theo dõi các số liệu như tiền vay, tiền gửi ngân hàng. Tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kiểm tra kế toán, phản ánh các chi phí vào giá thành sản phẩm. Ghi chép, đối chiếu tài khoản kế toán liên quan vào Sổ cái, xác định kết quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận sản xuất và lập báo cáo theo định kỳ quý, 6 tháng, năm.  Kế toán chi tiết: Theo dõi các quy trình nhập – xuất nguyên vật liệu, hàng hóa. Tập hợp các chứng từ có liên quan vào sổ chi tiết và theo dõi các vấn đề phát sinh, tồn cuối kỳ của nguyên vật liệu và thành phẩm…  Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu – chi tiền mặt thông qua phiếu thu – chi. Vào sổ quỹ tiền mặt, hàng ngày đối chiếu với kế toán thanh toán để kịp thời phát hiện những sai sót. Bảo quản quỹ tiền mặt và chịu trách nhiệm về sự thâm hụt ngân quỹ trước lãnh đạo xí nghiệp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Kế toán trưởng. 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán 3.4.2.1 Chế độ kế toán Công ty áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam và các thông tư sửa đổi, bổ sung Quyết định này. 3.4.2.2 Hình thức kế toán: Hình thức kế toán mà công ty đang áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung Ghi chú: ghi hàng ngày đối chiếu ghi cuối kỳ kế toán - Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung: + Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các TK kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. + Trường hợp đơn vị có mở sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dung làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt. Định kỳ hoặc cuối tháng, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). + Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dung để lập các Báo cáo tài chính. 3.4.3 Phương pháp kế toán 3.4.3.1 Tổ chức chứng từ kế toán và tổ chức hệ thống tài khoản - Nội dung các chứng từ kế toán thực hiện đúng theo Luật kế toán chỉ định ở Điều 17, sổ sách kế toán theo Điều 25 và quy chiếu từ quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Gồm: Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt, Sổ cái (theo hính thức kế toán Nhật ký chung), Bảng cân đối phát sinh, Sổ quỹ tiền mặt, Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, Sổ kho, Sổ Tài sản cố định, Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán),... - Hệ thống tài khoản công ty sử dụng được ban hành theo Luật kế toán chỉ định ở Điều 23 và thi hành thông qua quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 3.4.3.2 Chính sách kế toán công ty áp dụng - Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND) được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán. - Phương pháp kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính giá thực tế xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. - Trích khấu hao tài sản cố định: tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Hệ thống tài khoản sử dụng: ban hành theo quyết định 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính. 3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Bảng 3.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Xí nghiệp Lương thực Cái Cam giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1 Tổng doanh thu 89.829 113.372 81.022 23.543 26 -32.350 -29 2 Tổng chi phí 89.217 112.748 80.786 23.531 26 -31.962 -28 3 Lợi nhuận sau thuế TNDN 236 12 2 -388 -62 612 624 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp ổn định trong 2 năm 2011 và 2012 nhưng đến năm 2013 có chiều hướng giảm mạnh, cụ thể như sau: Tổng doanh thu năm 2012 tăng 23.543 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tỉ lệ 26% nhưng tổng chi phí đồng thời cũng tăng 23.531 triệu đồng tương ứng tỉ lệ 26%, vì vậy lợi nhuận của Xí nghiệp tăng nhẹ với số tiền 12 triệu đồng ứng với tỉ lệ 2%. Trong năm 2012 Xí nghiệp bán được nhiều sản phẩm hơn và giá bán tăng nên doanh thu tăng, do bán được nhiều sản phẩm hơn cộng thêm giá mua nguyên liệu đầu vào tăng nên chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng lên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp biến động không đáng kể. Tốc độ tăng của doanh thu và giá vốn bằng nhau nên lợi nhuận năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm 2011. Tiếp theo đó tổng doanh thu năm 2013 giảm 32.350 triệu đồng tương ứng tỉ lệ 29% và tổng chi phí giảm 31.962 triệu đồng ứng với tỉ lệ giảm là 28% , đồng thời ta cũng thấy tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí nguyên nhân là do tốc độ tăng của giá mua nguyên liệu đầu vào tăng nhanh hơn tốc độ tăng của giá bán, năm 2013 sản lượng xuất khẩu thấp hơn năm 2012. Vì vậy lợi nhuận của Xí nghiệp giảm 388 triệu đồng từ 624 triệu đồng xuống 236 triệu đồng tương ứng tỉ lệ 62%. Doanh thu năm 2012 tăng là do Xí nghiệp bán hàng nhiều hơn, có nhiều khách hàng hợp tác với Xí nghiệp, nhưng giá vốn tăng hơn 23.000 triệu đồng do giá mua nguyên liệu đầu vào tăng, Xí nghiệp đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị cho sản xuất. Chính vì vậy cho nên dù doanh thu tăng nhưng chi phí quá cao làm cho lợi nhuận chỉ tăng nhẹ Doanh thu năm 2013 giảm đồng thời giá vốn cũng giảm tương ứng với số lượng sản phẩm bán giảm đi làm cho lợi nhuận năm 2013 không tăng mà còn tiếp tục giảm. Nhìn chung chi phí của Xí nghiệp tăng hay giảm chủ yếu đều do ảnh hưởng của giá vốn hàng bán cụ thể là giá mua nguyên liệu đầu vào. Do phải cạnh tranh với gạo Thái Lan và Ấn Độ, khối lượng gạo bán ra trong năm giảm so với cùng kỳ. Chưa kể, việc thiếu vắng các hợp đồng xuất khẩu cấp chính phủ (Government to Government) từ các thị trường truyền thống như Indonesia, Philippines, Malaysia… cũng khiến đầu ra của các công ty bị giảm. Tóm lại, lợi nhuận của Xí nghiệp giảm chủ yếu là do giá mua nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng, số lượng thành phẩm bán ra giảm làm cho doanh thu giảm. 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Thuận lợi - Trình độ, năng lực của cán bộ, công nhân viên trong những năm qua được nâng cao, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm do đó đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở mức độ cao hơn những năm trước. - Công ty đã tạo được mối quan hệ với một số khách hàng truyền thống, tạo uy tín về năng lực, công nghệ và chất lượng chất lượng sản phẩm. - Sản phẩm của công ty ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm thông qua sự phù hợp về giá cả, ổn định về chất lượng và hơn hết là sự khẳng định vị thế thương hiệu trong ngành. - Nhạy bén nhận định thị trường và nắm bắt tốt thời cơ, Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác đã tạo thêm sự phong phú trong hoạt động kinh doanh và tạo sự gắn kết tương hỗ chặt chẽ, phát huy tối đa năng lực để mang lại hiệu quả cao nhất cho Công ty. 3.6.2 Khó khăn - Công ty sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nên việc thực hiện nhiệm vụ quản lý khá phức tạp, hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố về thị trường. - Giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các ngành hàng điều tăng làm tăng giá thành sản xuất. 3.6.3 Định hướng phát triển - Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh theo các ngành, nghề quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và pháp luật nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Công ty, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. - Tiến hành cải tiến các trang thiết bị, phân xưởng, máy móc,.... cho phù hợp với nhu cầu hoạt động của Công ty. - Thực hiện tiết kiệm chi phí, tăng cường công tác quản lý nguồn vốn của Công ty. - Tiếp tục tổ chức công tác đào tạo cán bộ chuyên sâu phù hợp với thực tế Công ty và thị trường thế giới. - Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, thúc đẩy các khách hàng thanh toán vốn cho Công ty. Mặt khác, cần phải thu hút vốn, tạo thế mạnh về vốn cho Công ty, tăng khả năng thanh toán vốn trong sản xuất. Bên cạnh đó, Công ty phải giải quyết nợ tồn đọng trong năm nhằm tăng nhanh vòng quay vốn, giảm lãi suất. Một yếu tố quan trọng là tìm nguồn hàng ổn định, giá cả hợp lý để tiến độ sản xuất được duy trì ổn định. - Tăng cường công tác quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng và thông qua đội ngũ chuyên nghiệp Makerting thương hiệu, cùng sự cam kết bảo hành chất lượng khi sản xuất sản phẩm và đặc biệt là chính sách khuyến mãi,... - Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo sự đa dạng, phong phú trong các mặt hàng để thực hiện tốt phương châm: “Sự tin tưởng của khách hàng là động lực phát triển của Công ty”. CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM 4.1 KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 4.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 4.1.1.1 Kế toán chi tiết - Một số nghiệp vụ minh họa + Ngày 09/01/2013 DNTN Bá Phúc thanh toán tiền mua 2.500 kg cám (hóa đơn GTGT số 000936), số tiền là 15.592.500 đồng theo phiếu thu PT01/01. + Ngày 28/02/2013 chi tiền mua 3.000 bao PP của DNTN Thành Xuân số tiền 7.425.000 đồng theo phiếu chi PC50/02. + Ngày 06/12/2013 rút tiền gửi ngân hàng Vietcombank về nhập quỹ số tiền 500.000.000 đồng theo phiếu thu PT01/12. - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng bao gồm phiếu thu, phiếu chi, biên lai thu tiền, biên bản kiểm kê quỹ…. Trong đó phiếu thu, phiếu chi làm đúng theo mẫu 01-TT, 02-TT bắt buộc trong Quyết định 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. + Trình tự luân chuyển phiếu thu: Thu tiền khách hàng,… Theo dõi và thu hồi công nợ phải thu Thu bằng tiền mặt Thông báo Nhập quỹ Phát hành phiếu thu Hình 4.1 Sơ đồ trình tự luân chuyển phiếu thu Chuyển bộ chứng từ thu tiền sang kế toán chi tiết Nhập liệu vào hệ thống kế toán + Trình tự luân chuyển phiếu chi: Phòng kế Không toán nhận chấp nhận được bộ chứng từ thanh toán Kiểm tra sự đầy đủ,tính tuân thủ Không Mua hàng, nợ phải trả… Phê duyệt Chi tiền Nhập liệu vào hệ thống kế toán Cập nhật vào sổ quỹ Phát hành phiếu chi Có Hình 4.2 Sơ đồ trình tự luân chuyển phiếu chi Khi phát sinh nghiệp vụ thu tiền (thu từ nghiệp vụ bán hàng, thu tiền từ cấp trên cấp, thu tạm ứng thừa,…) hoặc nghiệp vụ chi tiền thì kế toán chi tiết lập phiếu thu (phiếu chi), phiếu thu (phiếu chi) được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết một lần và được đánh số liên tục, sử dụng trong một tháng). Từng phiếu thu (phiếu chi) phải ghi rõ ngày tháng năm lập phiếu, họ tên, địa chỉ người nộp và nội dung thu tiền. Sau cùng tất cả các đối tượng có liên quan phải ký tên bằng mực sống trên phiếu thu (phiếu chi). Căn cứ vào phiếu thu (phiếu chi) đã được duyệt, thủ quỹ tiến hành thu hoặc chi tiền Liên 1 lưu tại cùi phiếu, liên 2 giao cho người nộp tiền, liên 3 thủ quỹ dùng để ghi vào sổ quỹ tiền mặt, sau đó thủ quỹ chuyển cho kế toán ghi vào sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt, sổ chi tiết các tài khoản có liên quan. Tiền mặt tại quỹ rất quan trọng, nên cần theo dõi cẩn thận. Hằng ngày thủ quỹ phải kiểm kê tồn quỹ tiền mặt theo thực tế, đối chiếu số liệu giữa thủ quỹ từ sổ quỹ tiền mặt và sổ cái tiền mặt viết tay của kế toán chi tiết lẫn của hệ thống kế toán máy. - Sổ sách kế toán chi tiết + Ngày 09/01/2013 căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 000936 và số tiền thực nộp của DNTN Bá Phúc kế toán tiến hành lập Phiếu thu số PT01/01 (phụ lục 1), liên 3 của phiếu thu thủ quỹ dùng để ghi vào sổ quỹ tiền mặt (phụ lục 4), sau đó chuyển cho kế toán chi tiết ghi vào sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt (phụ lục 5). + Ngày 28/02/2013 căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 000078 của DNTN Thành Xuân kế toán chi tiết tiến hành lập phiếu chi số PT50/02 (phụ lục 2). Trình tự ghi sổ tương tự phiếu thu PT01/01. + Ngày 06/12/2013 căn cứ số tiền thực nộp và chứng từ có liên quan về việc rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ, kế toán chi tiết lập phiếu thu PT01/12 (phụ lục 3). Trình tự ghi sổ tương tự phiếu thu PT01/01. 4.1.1.2 Kế toán tổng hợp - Sơ đồ tài khoản TK 111 SDĐK: 53.521.997 TK 112 TK 133 82.473.000.000 28.419.700 TK 141 TK 141 4.708.242.605 8.950.000.000 TK 336 TK 331 500.000.000 30.753.166.560 TK khác (131) TK 334 46.842.218 569.907.213 TK 627 133.011.537 TK 642 102.090.825 TK khác (336, 152, 641, 112,…) 46.726.565.258 87.728.084.823 87.263.161.093 SDCK: 518.445.727 Hình 4.3 Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền mặt - Sổ sách kế toán tổng hợp Sổ nhật ký thu tiền (phụ lục 6) Sổ nhật ký chi tiền (phụ lục 7) Sổ Cái TK 111 (phụ lục 8) Vào định kỳ (cuối tuần, tháng, quý, năm) Xí nghiệp sẽ tiến hành kiểm kê quỹ trong đó có đại diện Ban Giám đốc, thủ quỹ và kế toán của Xí nghiệp tiến hành kiểm đếm sau đó sẽ lập Bảng kiểm kê quỹ (phụ lục 9) để đối chiếu số tiền thực tế còn trong quỹ với số liệu trên số sách. 4.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 4.1.2.1 Kế toán chi tiết - Một số nghiệp vụ minh họa + Ngày 31/01/2013 chuyển khoản thanh toán tiền mua vỏ trống chọn hạt cho Công ty TNHH Cơ khí Phước Lụa số tiền 29.700.000 đồng theo Ủy nhiệm chi số 11 của Ngân hàng Techcombank. + Ngày 16/02/2013 DNTN Thanh Nhàn chuyển khoản trả tiền tấm 1 số tiền 285.728.625 đồng theo Giấy báo Có số 000110 của Ngân hàng Vietinbank. + Giấy báo Nợ số 000188 ngày 25/02/2013 của Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Vĩnh Long về phí dịch vụ tài khoản số tiền là 11.000 đồng. - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng: kế toán Công ty căn cứ vào giấy báo Nợ, giấy báo Có, lệnh chuyển Nợ, lệnh chuyển Có, Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi… và các chứng từ có liên quan để phản ánh tài khoản tiền gửi Ngân hàng và ghi sổ kế toán. + Trình tự luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào các chứng từ gốc công ty nhận được từ người bán, kế toán ngân hàng tiến hành lập Ủy nhiệm chi và gửi cho ngân hàng chuyển khoản cho người bán vào ngày thanh toán nợ. Kế toán ngân hàng phải thường xuyên liên hệ với ngân hàng xem số dư tài khoản, xem khách hàng đã hoặc chưa trả nợ để tiện việc nhắc nhở khách hàng. Hàng ngày sau khi nhận được giấy báo Nợ, giấy báo Có,... từ ngân hàng, kế toán chi tiết sẽ ghi sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng và các sổ kế toán chi tiết khác (nếu có). - Sổ sách kế toán chi tiết + Ngày 31/01/2013 kế toán lập Ủy nhiệm chi số 11 (phụ lục 10) thanh toán tiền mua vỏ trống chọn hạt cho Công ty TNHH Cơ khí Phước Lụa số tiền 29.700.000 đồng. Kế toán chi tiết căn cứ vào liên 2 của Ủy nhiệm chi để ghi vào sổ tiền gửi ngân hàng mở chi tiết cho ngân hàng Techcombank (phụ lục 13). + Ngày 16/02/2013 DNTN Thanh Nhàn chuyển khoản trả tiền tấm 1 số tiền 285.728.625 đồng. Khi nhận được Giấy báo Có số 000110 (phụ lục 11) của Ngân hàng Vietinbank kế toán chi tiết ghi nhận vào sổ tiền gửi ngân hàng (phụ lục 14). + Khi nhận được Giấy báo Nợ số 000188 (phụ lục 12) ngày 25/02/2013 của Ngân hàng Vietinbank – Chi nhánh Vĩnh Long về phí dịch vụ tài khoản số tiền là 11.000 đồng kế toan chi tiết ghi nhận vào sổ tiển gửi ngân hàng mở chi tiết cho ngân hàng Vietinbank (phụ lục 14). 4.1.2.2 Kế toán tổng hợp - Sơ đồ kế toán TK 112 SDĐK: 16.561.256.470 TK 131 TK 111 16.150.089.822 82.473.000.000 TK 336 TK 133 117.799.835.924 96.334.808 TK khác (515, 111,…) TK 331 60.200.862.998 15.136.619.324 TK khác (641, 642, 152, …) 112.538.069.793 194.150.788.744 210.244.023.925 SDCK: 468.021.289 Hình 4.4 Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng - Sổ sách kế toán tổng hợp + Sổ nhật ký thu tiền (phụ lục 15) + Sổ nhật ký chi tiền (phụ lục 16) + Sổ Cái (phụ lục 17) 4.2 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU 4.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 4.2.1.1 Kế toán chi tiết - Một số nghiệp vụ minh họa + Ngày 13/03/2013 bán 16.900 kg cám cho DNTN Nhựt Quang đơn giá 4.650 đồng/kg, VAT 5% theo hóa đơn GTGT số 0001304. + Ngày 05/10/2013 DNTN Phước Cường chuyển khoản trả nợ số tiền 65.872.500 đồng theo giấy báo Có số 000219. - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng: hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo Có, biên bản đối chiếu công nợ,… + Trình tự luân chuyển chứng từ: Từ phiếu xuất kho của thủ kho, kế toán chi tiết tiến hành lập hóa đơn GTGT (3 liên) điền đầy đủ các nội dung trên hóa đơn, chuyển cho người bán và người mua ký tên và chuyển cho Giám đốc ký duyệt. Liên 1 của hóa đơn dùng để lưu cùi, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 kế toán thanh toán dùng để ghi vào sổ chi tiết phải thu của khách hàng làm tăng nợ phải thu của khách hàng và các sổ chi tiết có liên quan. Và khi nhận được giấy báo Có từ Ngân hàng thì kế toán ghi giảm nợ phải thu của khách hàng. Tương tự với việc khi thủ quỹ nhận tiền và kế toán chi tiết lập phiếu thu, khi đó kế toán chi tiết của Công ty hạch toán giảm nợ phải thu khách hàng. - Sổ sách kế toán chi tiết: + Ngày 13/03/2013 bán 16.900 kg cám cho DNTN Nhựt Quang kế toán lập Hóa đơn GTGT số 0001304 (phụ lục 18), liên 1 của hóa đơn lưu tại bộ phận bán hàng, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 kế toán chi tiết dùng để ghi vào sổ chi tiết phải thu khách hàng – DNTN Nhựt Quang (phụ lục 20). + Ngày 05/10/2013 DNTN Phước Cường chuyển khoản trả nợ số tiền 65.872.500 đồng theo giấy báo Có số 000219 (phụ lục 19), kế toán chi tiết căn cứ vào giấy báo có để ghi giảm số phải thu khách hàng mở chi tiết cho DNTN Phước Cường (phụ lục 21). + Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý các khoản nợ phải thu Xí nghiệp còn lập bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng (phụ lục 22). 4.2.1.2 Kế toán tổng hợp - Sơ đồ kế toán TK 131 SDĐK: 268.737.368 TK 112 TK 111 46.842.218 45.795.180 TK 511 TK 112 14.468.295.234 16.150.089.822 TK 333 729.287.070 16.254.152.897 16.196.932.040 SDCK: 325.958.225 Hình 4.5 Sơ đồ tổng hợp kế toán phải thu khách hàng - Sổ sách kế toán tổng hợp + Sổ Nhật ký chung (phụ lục 23) + Sổ Cái TK 131 (phụ lục 24) 4.2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ 4.2.2.1 Kế toán chi tiết - Một số nghiệp vụ minh họa + Ngày 26/04/2013 mua gạo của Công ty TNHH TM-XD Thiên Phát Lộc theo hóa đơn GTGT số 0000144, số tiền thuế GTGT đầu vào trên hóa đơn là 16.234.800 đồng. + Ngày 30/04/2013 kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tháng 04/2013 số tiền là 121.194.078 đồng theo phiếu hạch toán số 25. - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng: hóa đơn GTGT mua hàng, bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào, tờ khai thuế GTGT, thông báo của cơ quan thuế về thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm,… + Trình tự luân chuyển chứng từ: Các hóa đơn mua hàng sẽ được kế toán nhập liệu vào bảng kê trước khi hóa đơn đó được kẹp vào nghiệp vụ thanh toán có liên quan. - Sổ sách kế toán chi tiết: + Ngày 26/04/2013 mua gạo của Công ty TNHH TM-XD Thiên Phát Lộc theo hóa đơn GTGT số 0000144 (phụ lục 25), số tiền thuế GTGT đầu vào trên hóa đơn là 16.234.800 đồng – Hóa đơn mua hàng này sẽ được kế toán nhập liệu vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào tháng 04/2013 (Phụ lục 27). + Ngày 30/04/2013 kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tháng 04/2013 số tiền là 121.194.078 đồng theo phiếu hạch toán số 25 (phụ lục 26). + Tại Xí nghiệp không theo dõi sổ chi tiết thuế GTGT đầu vào được khấu trừ mà chỉ theo dõi trên sổ tổng hợp. + Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra tháng 04/2013 được trình bày ở phụ lục 28. + Tờ khai thuế GTGT được trình bày ở phụ lục 29. 4.2.2.2 Kế toán tổng hợp - Sơ đồ tổng hợp TK 133 SDĐK: TK 331, 111, 112 TK 333 862.841.802 774.419.233 16.017.670.992 TK 152, 153, 627, … 15.154.829.190 862.841.802 SDCK: 88.422.569 774.419.233 Hình 4.6 Sơ đồ tổng hợp kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Sổ sách kế toán tổng hợp + Sổ Nhật ký chung (phụ lục 30) + Sổ Cái TK 133 (phụ lục 31) 4.2.3 Kế toán tạm ứng 4.2.3.1 Kế toán chi tiết - Một số nghiệp vụ minh họa Căn cứ vào các giấy đề nghị tạm ứng Xí nghiệp tiến hành chi tiền tạm ứng như sau: + Ngày 05/03/2013 tạm ứng 500.000.000 đồng cho nhân viên Hà đi mua gạo ở Kiên Giang theo phiếu chi PC11/03. + Ngày 12/03/2013 tạm ứng 500.000.000 đồng cho nhân viên Hà theo phiếu chi PC62/03. + Ngày 17/03/2013 phiếu chi PC85/03 tạm ứng 400.000.000 đồng cho nhân viên Hà. Ngày 20/03/2013 nhân viên Hà lập giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng Xí nghiệp lập phiếu thu PT15/03 thu hồi số tiền tạm ứng là 606.755.570 đồng. - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ + Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng. + Trình tự luân chuyển chứng từ: Để được chi tiền tạm ứng thì nhân viên của Xí nghiệp phải viết giấy đề nghị tạm ứng rồi ký tên vào sau đó nộp cho phòng kế toán để kế toán trưởng xem xét và trình lên giám đốc. Căn cứ quyết định của Giám đốc, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thỉ tục xuất quỹ để nhân viên mua hàng, sau khi nhận được hóa đơn chứng từ mua hàng thi nhân viên tiến hành viết giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng. Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan. - Sổ sách kế toán chi tiết + Ngày 05/03/2013 để được chi tiền tạm ứng thì nhân viên thu mua phải điền thông tin vào giấy đề nghị tạm ứng (phụ lục 32), sau khi được Giám đốc và kế toán trưởng xem xét thì kế toán chi tiết tiến hành lập phiếu chi số PC11/03 (phụ lục 33). Tương tự ngày 12/03 và 17/03 để được chi tiền thì nhân viên thu mua phải điền thông tin vào giấy đề nghị tạm ứng sau khi được xem xét và ký duyệt của lãnh đạo thì kế toán mới lập phiếu chi và thủ quỹ tiến hành chi tiền. Kế toán chi tiết dựa vào liên 2 của phiếu chi để ghi vào sổ chi tiết tạm ứng (phụ lục 36). + Ngày 20/03/2013 khi nhân viên Hà lập giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (phụ lục 34) Xí nghiệp lập phiếu thu PT15/03 (phụ lục 35) thu hồi số tiền tạm ứng là 606.755.570 đồng. Kế toán chi tiết căn cứ vào phiếu thu và các chứng từ như hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho để ghi giảm số tạm ứng. + Ngoài ra, để tiện việc theo dõi, xử lý thông tin kế toán chi tiết còn lập Sổ theo dõi tạm ứng thu mua (phụ lục 37) theo dõi chi tiết cho từng nhân viên thu mua. 4.2.3.2 Kế toán tổng hợp - Sơ đồ tổng hợp TK 141 SDĐK: 29.700.000 TK 111 TK 111 8.950.000.000 4.708.242.605 TK 152 4.271.457.395 8.950.000.000 SDCK: 0 8.979.700.000 Hình 4.7 Sơ đồ tổng hợp kế toán tạm ứng - Sổ sách kế toán tổng hợp + Sổ Nhật ký chung (phụ lục 38) + Sổ Cái TK 141 (phụ lục 39) 4.3 TRÌNH BÀY CÁC CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4.3.1 Bảng cân đối kế toán - Phần tài sản: A. Tài sản ngắn hạn (mã số 100) I. Tiền và các khoản tương đương tiền (mã số 110 = 111 +112) 1. Tiền (mã số 111): căn cứ vào tổng số dư Nợ của các TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” trên Sổ Cái, ta có: Mã số 111 = Số dư Nợ TK 111 + Số dư Nợ TK 112 = 518.445.727 + 468.021.289 = 986.467.016 III. Các khoản phải thu ngắn hạn (mã số 130) 1. Phải thu của khách hàng (mã số 131): Mã số 131 = Số dư Nợ TK 131 = 325.958.225 V. Tài sản ngắn hạn khác (mã số 150) 2. Thuế GTGT được khấu trừ (mã số 152): Mã số 152 = Số dư Nợ TK 133 = 88.388.569 CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM 5.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC TỶ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 5.1.1 Phân tích tình hình quản trị vốn bằng tiền Động cơ quan trọng chủ yếu của việc nắm giữ tiền là để làm thông suốt quá trình tạo ra các giao dịch kinh doanh. Tiền được tồn trữ nhằm mục đích duy trì khả năng thanh khoản chung của doanh nghiệp trong mọi thời điểm. Quản trị vốn bằng tiền bao gồm các yếu tố sau: - Tăng tốc độ thu hồi - Giảm tốc độ chi tiêu - Dự báo chính xác nhu cầu tiền mặt - Đầu tư thích hợp những khoản tiền nhàn rỗi. Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt - Cách thứ nhất là đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ, bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu đồi với những khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn. - Hiện nay doanh nghiệp chuyển sang thực hiện phương pháp quản trị tiền mặt theo mục tiêu. Theo phương pháo này, doanh nghiệp đặt ra tỷ lệ tích lũy tiền dựa trên nhu cầu chi tiêu trong tuần của công ty. Ở thời điểm cuối tuần, tùy theo mức tồn quỹ tiền mặt cao hơn hay thấp hơn mức đã đặt ra mà doanh nghiệp quyết định chuyển số dư tới ngân hàng hoặc vay them để đảm bảo tỷ lệ tích lũy đã ấn định. Chế độ quản lý tiền mặt này có chi phí thấp, nhưng khi có nhu cầu đột xuất doanh nghiệp có thể bị thiếu tiến mặt. Giảm tốc độ chi tiêu: - Tận dụng chênh lệch thời gian thu, chi: những daonh nghiệp có thể xử lý các séc thu nhanh hơn những người nhận séc chi của họ có thể sử dụng những khoản tiền nhàn rỗi do sự chênh lệch thời gian giữa hai nghiệp vụ thu, chi tạo ra để đầu tư vào các loại tích sản có thanh khoản cao. - Tận dụng hết lợi thế từ những điều khoản mua chịu. - Thanh toán đúng hạn: nên sử dụng chuyển khoản vào ngày cuối cùng của thời hạn phải thanh toán, công ty có thể vẫn đáp ứng được yêu cầu của nhà cung cấp đồng thời vẫn có thể sử dụng được khoản tiền đó lâu nhất có thể. - Xem xét kỹ lưỡng khi chấp nhận thanh toán sớm để được hưởng chiết khấu của nhà cung cấp. Nó có thể có lợi cho công ty nhưng cũng có thể là một thiệt thòi cho công ty khi thanh toán sớm nên cần phải xem xét chi tiết các điều khoản. - Không nên luôn luôn lựa chọn những nhà cung cấp có giá thấp nhất. Nhiều khi điều khoản thanh toán mềm dẻo có thể góp phần cải thiện dòng tiền của công ty hơn là mặc cả được giá rẻ. - Khi hàng hóa đã nhận nhưng hóa đơn chưa về, đây là lý do hợp lý với nhà cung cấp để bạn có thể trì hoãn thanh toán, tuy nhiên cần cân nhắc nếu là nhà cung cấp thường xuyên. 5.1.2 Phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán cao chứng tỏ tình hình tài chính khả quan và ngược lại. Đây là thông tin rất hữu ích giúp những người quan tâm nhận thức được khả năng thanh toán của doanh nghiệo ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai. Các tỷ số được sử dụng phổ biến để đánh giá khả năng thanh toán như: 5.1.2.1 Tỷ số thanh toán hiện hành - Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành đầu năm: KT = 75.598.504.721 73.026.094.199 = 1,04 - Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành cuối năm: KT = 51.997.789.955 28.511.295.232 = 1,82 Nhận xét: Tỷ số thanh toán hiện hành cuối năm lớn hơn đầu năm là biểu hiện tốt, chứng tỏ với toàn bộ giá trị tài sản hiện có Xí nghiệp có thể đảm bảo tốt khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp ở cuối năm lớn hơn đầu năm. Tỷ số thanh toán hiện hành > 1 tức là tổng tài sản > nợ ngắn hạn, lúc này các tài sản ngắn hạn sẵn có lớn hơn những nhu cầu ngắn hạn, vì thế tình hình tài chính của Xí nghiệp là lành mạnh ít nhất trong thời gian ngắn. Xí nghiệp cần tiếp tục giữ vững để tăng tổng tài sản đồng thời giảm các khoản nợ vay ngắn và dài hạn để từ đó cải thiện tình hình tài chính và nâng cao khả năng thanh toán ngày càng tốt hơn. 5.1.2.2 Tỷ số thanh toán ngắn hạn 73.360.425.982 73.026.094.199 - Tỷ số thanh toán ngắn hạn đầu năm = = 1,00 - Tỷ số thanh toán ngắn hạn cuối năm = = 1,75 49.931.720.216 28.511.295.232 Hệ số thanh toán ngắn hạn của Xí nghiệp cho ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Xí nghiệp, nó được sử dụng rộng rãi như một tín hiệu rõ ràng về khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp. Hệ số thanh toán ngắn hạn > 1 là tốt, cho thấy chu kỳ hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp hiệu quả. Theo công thức này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ là tốt nếu tài sản ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng tăng lên và nợ ngắn hạn chuyển dịch theo xu hướng giảm xuống; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng tăng nhưng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn; hoặc đều chuyển dịch theo xu hướng cùng giảm nhưng tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. 5.1.2.3 Tỷ số thanh toán nhanh - Tỷ số thanh toán nhanh đầu năm: KN 73.360.425.982 – 56.413.547.556 = 73.026.094.199 = 0,23 - Tỷ số thanh toán nhanh cuối năm: KN 49.931.720.216 – 48.498.184.406 = = 0,05 28.511.295.232 Tỷ số thanh toán nhanh cuối năm nhỏ hơn đầu năm là biểu hiện không tốt, tỷ số này cho biết cứ 1 đồng nợ của Xí nghiệp chỉ có khả năng thanh toán 0,05 đồng, tỷ số này là quá thấp và đã chỉ ra được có quá nhiều tài sản ngắn hạn nằm dưới dạng hàng hóa tồn kho các loại, do đó Xí nghiệp cần đánh giá lại lượng hàng tồn kho. 5.1.2.4 Tỷ số thanh toán bằng tiền - Tỷ số thanh toán bằng tiền đầu năm = = 0,23 - Tỷ số thanh toán bằng tiền cuối năm = = 0,03 16.614.778.467 73.026.094.199 986.467.016 28.511.295.232 Tỷ số thanh toán bằng tiền cuối năm nhỏ hơn đầu năm là biểu hiện không tốt, qua việc tính toán trên cho thấy tỷ số khả năng thanh toán cuối năm so với đầu quý năm giảm 0,2. Nguyên nhân của việc giảm này là do trong cuối năm tổng của khoản “Tiền và các khoản tương đương tiền” và “Đầu tư ngắn hạn” là 986.467.016 đồng nhỏ hơn nợ ngắn hạn là 28.511.295.232 đồng mà xí nghiệp phải trả chính vì thế xí nghiệp sẽ không có khả năng thanh toán nợ. Mặc khác hệ số thanh toán bằng tiền cuối năm nhỏ hơn 1 chứng tỏ xí nghiệp có tình hình tài chính không khả quan, không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn. Đây là biểu hiện không tốt cần có biện pháp khắc phục. Tóm lại, khả năng thanh toán của xí nghiệp cuối năm giảm hơn so với đầu năm đây là biểu hiện không tốt. Các hệ số thanh toán đều giảm cho thấy khả năng thanh toán bằng tiền của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của xí nghiệp còn kém. Vì vậy, xí nghiệp cần cải thiện tình hình tài chính để nâng cao khả năng thanh toán. 5.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM 5.2.1 Phân loại các khoản phải thu khách hàng theo tuổi nợ và thực trạng về vấn đề thu hồi nợ khách hàng hiện nay 5.2.1.1 Phân loại các khoản phải thu khách hàng theo tuổi nợ Báo cáo các khoản phải thu thao tuổi nợ liệt kê tất cả các khách hàng có hóa đơn chưa thanh toán (hoặc thanh toán một phần) và sắp xếp các số dư các hóa đơn của họ theo ngày quá hạn thanh toán. Hóa đơn thường được nhóm lại theo phạm vi ngày như sau: - Hiện tại: Hóa đơn trong cột hiện tại chưa đến hạn. Điều này có nghĩa là khách hàng của bạn vẫn còn trong thời gian được phép nợ. - 1-30: Hóa đơn trong cột này đã quá hạn từ 1 đến 30 ngày. - 31-60: Hóa đơn trong cột này đã quá hạn 31 đến 60 ngày. - 61-90: Hoá đơn trong cột này đã quá hạn 61 đến 90 ngày. - Hơn 90: Hóa đơn ở đây quá hạn hơn 90 ngày kể từ ngày hết hạn hóa đơn. 5.2.1.2 Thực trạng về vấn đề thu hồi nợ khách hàng hiện nay Theo trang thời báo kinh tế Sài Gòn: Ở thời điểm năm 2013 chuẩn bị kết thúc, các doanh nghiệp đang chạy đôn chạy đáo lo thu hồi những khoản nợ từ đối tác, khách hàng. Việc này vốn không mới nhưng trong bối cảnh kinh tế hiện nay lại trở nên thời sự và khó khăn hơn bao giờ hết. Tổng giám đốc một doanh nghiệp ở lĩnh vực phân phối văn phòng phẩm chia sẻ, trong nhiều khoản nợ của khách hàng thì có những khoản “cực xấu”, không có khả năng thu hồi hoặc rất khó đòi dù đã áp dụng nhiều biện pháp phân loại khách hàng, phòng trừ rủi ro. Ông tính toán, con số này chiếm tỷ lệ 15% trên tổng doanh thu, rơi vào những khách hàng có chủ ý lừa đảo hoặc những khách hàng mất khả năng thanh khoản do kinh doanh thua lỗ, khó khăn. “Có khách hàng, khi mình giao hàng, có người ký nhận đàng hoàng. Vậy nhưng khi đến lấy tiền thì nói rằng, công ty không có ai là người có tên như đã ký nhận. Họ cố tình làm vậy để né tránh trách nhiệm trả nợ”. Công ty đã phải áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát công nợ, như xây dựng hạn mức theo số tiền nợ và số ngày nợ cho khách hàng; “siết” khách hàng có nợ xấu bằng cách yêu cầu trả tiền mặt cho các lô hàng kế tiếp. Muôn vẻ nợ xấu: Ông Nguyễn Thái Linh – Tổng Giám đốc Công ty giấy vi tính Liên Sơn chia sẻ, Công ty Liên Sơn đã phải áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát công nợ, như xây dựng hạn mức theo số tiền nợ và số ngày nợ cho khách hàng; “siết” khách hàng có nợ xấu bằng cách yêu cầu trả tiền mặt cho các lô hàng kế tiếp... Nhờ vậy mà nợ khó đòi chiếm một tỷ lệ nhỏ trên tổng doanh thu. Tuy nhiên, trong Hội In TPHCM mà ông làm ủy viên ban chấp hành, có một số đơn vị ông biết nhưng không tiện nêu tên năm nay đã rơi vào tình trạng bê bết do bị nợ xấu, nợ quá hạn nhiều. Nguyên nhân là do các đơn vị này bị áp lực kinh doanh, chỉ tiêu doanh số đã phải chấp nhận bán hàng bằng mọi giá, bán tràn lan, không kiểm soát khách hàng. Qua đoạn trích trên ta có thể thấy được phần nào về vấn đề thu hồi nợ khách hàng hiện nay. Nền kinh tế bắt đầu rơi vào khủng hoảng, lạm phát chưa thể kiểm soát tới mức tối ưu, thiếu vốn trong kinh doanh đẫn đến việc các doanh nghiệp phải đi vay tiền hoặc mua bán thiếu, bán hàng ít dẫn tới việc mất cân bằng trong thanh toán từ đó làm cho rất nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả nợ. 5.2.2 Phân tích tình hình quản trị các khoản phải thu khách hàng (theo tuổi nợ) Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu, cung cấp cho nhà quản trị sự phân bố về tuổi của các khoản bán chịu. Bảng 5.1 Biểu thời gian các khoản phải thu tính đến ngày 31/12/2013 của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long - Xí nghiệp Lương thực Cái Cam Tuổi của các khoản phải thu (ngày) Tỷ lệ % của các khoản phải thu so với tổng số dư nợ tính đến ngày 31/12/2013 Hiện tại 52% 0-15 15% 16-30 11% 31-45 9% 46-60 7% 61-75 4% 71-90 2% >90 - Tổng 100% Theo phương pháp này các khoản phải thu được xem xét dưới giác độ sự biến động của thời gian. Thực tế các hóa đơn bán hàng của Xí nghiệp đều được khách hàng thanh toán trong vòng 1 tháng. Bảng số liệu ở trên chỉ đề cập tới 1 phần khách hàng chưa thanh toán tiền cho Xí nghiệp. Nhìn chung, ta thấy trên 50% các khoản phải thu của Xí nghiệp còn trong thời gian thanh toán điều này cho thấy các khoản phải thu khách hàng của xí nghiệp có tính an toàn tương đối cao, hầu hết các khách hàng thân thuộc đều thanh toán sau vài ngày hoặc trả ngay bằng tiền mặt. - Đến 26% khoản phải thu khách hàng bị quá hạn trong khoảng 0-30 ngày, mặc dù bị quá hạn nhưng thời gian này vẫn còn nằm trong khoảng thời gian tương đối an toàn vì khách hàng phải thanh toán số hóa đơn bị quá hạn mới có thể tiếp tục mua hàng của Xí nghiệp. - Tới 16% khoản phải thu khách hàng bị qua hạn trong khoảng thời gian 31-60 ngày, khoản thời gian này độ an toàn đã xuống thấp, Xí nghiệp nên tiền hành đôn đốc khách hàng trả tiền. - Ngoài ra có đến 6% khách hàng bị quá hạn nợ từ 61-90 ngày, khoản thời gian này rất có thể khách hàng không có khả năng thanh toán nợ vì vậy Xí nghiệp cần phải lập Biên bản đối chiếu công nợ để xác nhận, đối chiếu với khách hàng và thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ. 5.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính 5.2.3.1 Vòng quay nợ phải thu khách hàng - Vòng quay nợ phải thu khách hàng năm 2013 = 81.017.806.641 325.958.225 = 248,55 - Vòng quay nợ phải thu khách hàng năm 2012 = 113.371.859.574 268.737.368 = 478,89 Vòng quay nợ phải thu khách hàng năm 2013 tăng so với năm trước là biệu hiện tốt, hơn nữa vòng quay khoản phải thu khách hàng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tốt do ít bị chiếm dụng vốn, khách hàng trả nợ cho xí nghiệp nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho xí nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. 5.2.3.2 Số ngày thu tiền bình quân - Số ngày thu tiền bình quân năm 2013 = 360/248,55 = 1,448 - Số ngày thu tiền bình quân năm 2012 = 360/478,89 = 0,75 Số ngày thu tiền bình quân năm 2013 lớn hơn năm 2012 cho thấy tốc độ thu hồi công nợ năm 2013 của Xí nghiệp chậm hơn so với năm 2012, đây là biểu hiện không tốt, xí nghiệp cần khắc phục cũng như đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ để đảm bảo cho chu kỳ hoạt động kinh doanh được ổn định. CHƯƠNG 6 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỈNH VĨNH LONG – XÍ NGHIỆP LƯƠNG THỰC CÁI CAM 6.1 NHẬN XÉT 6.1.1 Ưu điểm và nhược điểm 6.1.1.1 Ưu điểm - Công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam được thực hiện đúng và đầy đủ theo các quy định của Nhà nước ban hành. - Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được xây dựng một cách hợp lý, giữa các phòng ban có sự phân công công việc và trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo tiến độ công việc chung cho toàn công ty cũng như mang lại hiệu quả cao trong công việc. - Toàn bộ các chứng từ ban đầu, ghi sổ kế toán, tổng hợp chi phí, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo… được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Xí nghiệp, việc áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung này rất phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý của Công ty. - Việc theo dõi hạch toán chi tiết khá đầy đủ, rõ ràng có khả năng đáp ứng được nhu cầu thông tin và kiểm tra quá trình hoạt động của công ty. - Mỗi nhân viên kế toán đều được trang bị máy tính riêng nên công việc kế toán được thực hiện nhanh chóng, số liệu chính xác. - Việc giữ gìn và bảo quản tiền mặt trong két sắt được đảm bảo tính an toàn cao. - Các chứng từ sổ sách kế toán đều được ký duyệt, được phân loại và được bộ phận kế toán lưu giữ kỹ càng. - Trình tự sổ sách theo các chứng từ sử dụng đúng theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính ban hành. Các phần hành kế toán khác cũng làm đúng theo trình tự ghi chép, theo phương pháp kế toán và quy định của Bộ Tài Chính ban hành. - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật hàng ngày nên dữ liệu kế toán mang tính liên tục và chính xác. - Công ty có tài khoản TGNH tại các ngân hàng như: Ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, Agribank,… nên việc ghi chép chi tiết đối với các ngân hàng là cần thiết giúp cho quá trình kiểm tra sổ sách được dễ dàng hơn. Công ty tiến hành ghi chi tiết đối với từng ngân hàng và từng nghiệp vụ phát sinh. - Công ty gửi tiền tại ngân hàng dẫn đến độ an toàn cao, chống thất thoát, tiện lợi, thanh toán nhanh chóng. - Đối với các khoản thu chi nhỏ thì công ty thanh toán tại quỹ vì nó tiết kiệm thời gian, tiện lợi nhanh chóng. - Khoản phải thu của khách hàng được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng. Các khoản thuế GTGT,... cũng được công ty hạch toán chính xác và hợp lý. 6.1.1.2 Nhược điểm - Do đặc thù công việc nên nhân viên thu mua thường đi các tỉnh thu mua lúa gạo và các đối tượng thu mua chiếm một phần lớn là những nông dân hoặc thương lái ở các tỉnh nên Xí nghiệp thường tạm ứng tiền mặt và nhân viên sử dụng tiền mặt để thanh toán cho nông dân, tuy nhiên việc đi lại quá xa mà số tiền đem theo thì quá lớn nên việc cất giữ rất khó khăn và bất tiện, mức độ nghuy hiểm cao. 6.1.2 So sánh đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế 6.1.2.1 Giống nhau - Đối với kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu Xí nghiệp đều sử dụng Hóa đơn GTGT, phiếu thu, phiếu chi,… các sổ sách có liên quan và phản ánh số liệu trên các chứng từ và sổ sách. - Trong quá trình xử lý các khoản phải thu, phải trả cứ đến cuối tháng Xí nghiệp đều kiểm tra lại quá trình thu, chi các loại vốn bằng tiền và các khoản phải thu để hạn chế sự thất thoát khi có sự biến động về thu, chi. - Cuối tháng hoặc định kỳ, ban Giám đốc Xí nghiệp tiến hành kiểm kê quỹ để đối chiếu với số tồn quỹ thực tế, đồng thời đối chiếu số liệu trên sổ tiền gửi ngân hàng với số dư tại ngân hàng. - Chứng từ kế toán Xí nghiệp sử dụng mẫu biểu giống như quy định. 6.1.2.2 Khác nhau - Hàng ngày Xí nghiệp không thực hiện báo cáo quỹ như đã học, mà đến cuối tháng mới kiểm quỹ và lập biên bản kiểm kê quỹ. - Xí nghiệp không sử dụng chứng từ (phiếu thu, phiếu chi,…) mua sẵn mà kẻ lại mẫu (giống quy định) trên máy tính, khi nào có nghiệp vụ phát sinh thì điền thông tin vào chứng từ và đánh số thư tự theo tứng tháng, sau đó mới in ra và ký duyệt. - Thực tế Xí nghiệp sử dụng Sổ Cái theo mẫu S05-DN của hình thức Nhật ký – chứng từ chứ không sử dụng mẫu Sổ Cái S03b-DN theo hình thức Nhật ký chung. - Xí nghiệp sử dụng Nhất ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, số kế toán chi tiết quỹ tiền mặt nhưng không sử dụng sổ quỹ tiền mặt. - Đối với vốn bằng tiền Xí nghiệp chỉ theo dõi tiền Việt Nam, thực tế tại Xí nghiệp không phát sinh giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ. 6.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU - Công ty cần theo dõi, phân tích tình hình tài chính tìm ra những nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu kém, nhằm xây dựng một phương án hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, công ty nên thu hồi nợ một cách nhanh chóng hơn nữa để tránh việc ứ động vốn. Đây cũng là nhiệm vụ trong việc tăng vốn của công ty. - Đối với tiền mặt: là khoản mục vọ cùng nhạy cảm, nếu dự trữ tiền mặt quá nhiều sẽ làm giảm khả năng sinh lời của xí nghiệp. Ngược lại nếu quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhất thời của đơn vị. Do vậy, để đảm bảo mức dự trữ tiền mặt hợp lý Xí nghiệp cần kiểm tra chặt chẽ nhật ký thu, chi tiền mặt để biết rõ nhu cầu về tiền mặt. - Đối với các khoản phải thu: để tránh tình trạng rủi ro không thể thu hồi các khoản nợ, xí nghiệp cần nghiên cứu cách thức bán hàng chiết khấu, giảm giá để thu tiền ngay. Ngoài ra, xí nghiệp có thể đa dạng hóa thể thức thu tiền, để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn ảnh hưởng tái sản xuất đầu tư, giảm tối đa các khoản nợ ngắn hạn, tăng khả năng thanh toán nợ để nguốn vốn của xí nghiệp được luân chuyển nhanh hơn. Giám sát chặt chẽ tính hình công nợ của khách hàng, có hướng gia hạn nợ hợp lý. - Nếu khách hàng và xí nghiệp có mối quan hệ lâu dài, ổn định thì việc thanh toán phải đảm bảo đúng hẹn, uy tín, không chiếm dụng vốn lẫn nhau. CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1 KẾT LUẬN Vốn bằng tiền và các khoản phải thu là phần hành quan trọng, không thể thiếu trong công tác kế toán của Xí nghiệp Lượng thực Cái Cam nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Bởi nó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục, bền vững. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến sự sống còn của mọi doanh nghiệp. Nếu kinh doanh bị thiếu vốn. bị ứ đọng vốn thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không thể sản xuất kinh doanh và khóa có thể tồn tại lâu dài trên thị trường đầy cạnh tranh. Đồng thời nó là chỉ tiêu để dánh giá tính hình tài chính của mọi công ty. Đối với Xí nghiệp Lương thực Cái Cam nguồn vốn lưu động luôn được tổ chức thực hiện tốt. Bên cạnh đó khả năng thanh toán nợ của xí nghiệp chưa cao do phải trả nội ộ, phải nộp lên tổng công ty, nhưng xí nghiệp đã và đang có gắng không ngừng khắc phục tình trạng này. Vì sự nổ lực của cán bộ công nhân viên xí nghiệp đã đưa ra biện pháp sớm giải quyết khó khắn trong thời gian ngắn nhất. Việc khắc phục những yếu điểm là một yếu tố quan trọng để Xí nghiệp Lương thực Cái Cam có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của đơn vị. Qua quá trình thực tập em đã tiếp cận được thực tế công tác kế toán và nhìn thấy được phần nào ưu, nhược điểm của bộ phận kế toán của xí nghiệp từ đó giúp em hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là Thầy Võ Thành Danh đã hướng dẫn giúp em hoàn thành bài luận văn này cũng như sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán Xí nghiệp Lương thực Cái Cam để em có thể hoàn thành bài làm trong thời gian sớm. Trong quá trình thực hiện không thể tránh khỏi những sai sót, em kính mong quý Thầy Cô và các cô chú, anh chị chỉ bảo, góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!. 7.2 KIẾN NGHỊ Nhằm góp phần cho xí nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa, em xin chân thành đóng góp một số ý kiến như sau: - Cần có kế hoạch đào tạo lâu dài cho đội ngũ nhân viên năng lực chuyên môn cao, sẵn sàng phục vụ vì lợi ích của công ty. - Xí nghiệp cần thay đổi một số máy vi tính đã quá yếu bằng một số máy mới, đủ mạnh để xử lý công việc được mau lẹ và hiệu quả hơn. - Đầu tư thay thế những máy móc đã quá cũ trong khâu sản xuất nhằm tiết kiệm hơn chi phí trong quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất. - Mạnh dạn sắp xếp, thay đổi cơ cấu tổ chức để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sử dụng đội ngũ cán bộ, lao động trẻ có nhiều năng lực, trình độ cao. - Cần nắm rõ tình hình thực tế của thị trường để có hướng hoạt động đúng đắn. - Cần cung cấp đủ vốn khi các bộ phận, phòng, ban có yêu cầu để thuận tiện cho việc mua thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động. - Giữ vững và phát triển thị trường các mặt hàng truyền thống của xí nghiệp theo từng mặt hàng. - Xí nghiệp cần theo dõi, phân tích tình hình tài chính tìm ra những nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu kém, nhằm xây dựng một phương án hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO Chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các thông tư, quy định sửa đổi, bổ sung. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Bộ môn Kế toán tài chính, 2009. Giáo trình Kế toán tài chính Phần 1 và 2. Nhà xuất bản lao động. Luật kế toán 2003 do Quốc hội ban hành ngày 17/06/2003. Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 03/06/2008 và luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 (sử đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12). Số liệu sổ sách của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương thực Cái Cam và báo cáo thực tập ở Xí nghiệp. Trang web công www.imexcuulong.com.vn ty www.imexcuulong.com và PHỤ LỤC 1: Phiếu thu số PT01/01 Đơn vị: CN CTY CP XNK VL – XNLT CÁI CAM Mẫu số 01-TT Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A- Trường An – TP Vĩnh Long (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Ngày 09 tháng 01 năm 2013 SỐ: CA01/PT1 NỢ: 211 CÓ: 111 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Văn An Địa chỉ: DNTN Bá Phúc – Vĩnh Long Lý do nộp: Thanh toán tiền mua 2.500kg theo hóa đơn GTGT số 0000936 ngày 04/01. Số tiền: 15.592.500 đ Viết bằng chữ: Mười lăm triệu năm trăm chín mươi hai ngàn năm trăm đồng./ Kèm theo: 01 chứng từ gốc Giám đốc Kế toán Người lập phiếu (Đã ký, (Đã ký) (Đã ký) đóng dấu) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Mười lăm triệu năm trăm chín mươi hai ngàn năm trăm đồng./ Ngày 09 tháng 01 năm 2013. Người nộp tiền Thủ quỹ (Đã ký) (Đã ký) PHỤ LỤC 2: Phiếu chi số PC50/02 Đơn vị: CN CTY CP XNK VL – XNLT CÁI CAM Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A- Trường An – TP Vĩnh Lon Mẫu số 02-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Ngày 28 tháng 02 năm 2013 SỐ: CA02/PC50 NỢ: 211 CÓ: 111 Họ tên người nhận tiền: Trần Văn Bá Địa chỉ: XN Lương thực Cái Cam Lý do chi: Chi tiền mua 3.000 bao PP của DNTN Thành Xuân. Số tiền: 7.425.000 đ Viết bằng chữ: Bảy triệu bốn trăm hai mươi lăm ngàn đồng chẵn./ Kèm theo: 01 chứng từ gốc Giám đốc Kế toán Người lập phiếu (Đã ký, (Đã ký) (Đã ký) đóng dấu) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Bảy triệu bốn trăm hai mươi lăm ngàn đồng chẵn. Ngày 28 tháng 02 năm 2013. Người nhận tiền Thủ quỹ (Đã ký) (Đã ký) PHỤ LỤC 3: Phiếu thu số PT01/12 Đơn vị: CN CTY CP XNK VL – XNLT CÁI CAM Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A- Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số 01-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU THU Ngày 09 tháng 01 năm 2013 SỐ: CA12/PT1 NỢ: 211 CÓ: 111 Họ tên người nộp tiền: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Địa chỉ: Xí nghiệp Lương thực Cái Cam Lý do nộp: Rút tiền gửi ngân hàng Vietcombank về nhập quỹ Số tiền: 500.000.000 đ Viết bằng chữ: Năm trăm triệu đồng chẵn./ Kèm theo: 01 chứng từ gốc Giám đốc Kế toán Người lập phiếu (Đã ký, (Đã ký) (Đã ký) đóng dấu) Đã nhận đủ số tiền (Viết bằng chữ): Mười lăm triệu năm trăm chín mươi hai ngàn năm trăm đồng./ Ngày 09 tháng 01 năm 2013. Người nộp tiền Thủ quỹ (Đã ký) (Đã ký) PHỤ LỤC 4: Sổ quỹ tiền mặt Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S07-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ QUỸ TIỀN MẶT Loại quỹ: VNĐ Đơn vị tính: đồng Ngày, tháng ghi sổ A Ngày, tháng chứng từ B Số hiệu chứng từ Thu Chi C D Số tiền Ghi chú Diễn giải E Thu Chi Tồn 1 2 3 Số tồn đầu kỳ G 53.521.997 - Số phát sinh tháng 1 … … … 09/01/13 09/01/13 PT 01/01 … … … … … DNTN Bá Phúc thanh toán tiền mua 2.500 kg cám (HĐ GTGT 000936) … … Cộng số phát sinh tháng 1 … … 15.592.500 …7 66.196.317 … … 2.564.968.188 2.553.063.682 Số tồn cuối tháng 1 … x 65.426.503 - Số phát sinh tháng 2 … … 28/02/13 28/02/13 … … PC 50/02 … Mua 3.000 bao PP của DNTN Thành Xuân … … … 7.425.000 755.234.887 Ngày, tháng ghi sổ A Ngày, tháng chứng từ B Số hiệu chứng từ Thu Chi C D Số tiền E Cộng số phát sinh tháng 2 Thu Chi Tồn 1 2 3 x 29.658.000.000 29.712.423.878 Số tồn cuối tháng 2 … … … … Ghi chú Diễn giải G 11.002.625 … … … Số dư cuối tháng 11 … 265.017.656 - Số phát sinh tháng 12 … … … 06/12/13 06/12/13 PT 01/12 … … … … … … Rút tiền gửi ngân hàng Vietcombank nhập quỹ … … Cộng số phát sinh tháng 12 Số tồn cuối tháng 12 … 500.000.000 … 757.665.656 … … … 1.680.449.175 1.427.021.104 x 518.445.727 - Sổ này có … trang, đánh số trang từ trang 01 đến trang … - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Thủ quỹ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Giám đốc (Đã ký,đóng dấu) PHỤ LỤC 5: Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S07a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT QUỸ TIỀN MẶT Tài khoản: 1111 Loại quỹ: VNĐ Năm : 2013 Đơn vị tính: đồng Ngày, tháng ghi sổ A Ngày, tháng chứng từ B Số hiệu chứng từ Thu Chi C D … … … 09/01/13 09/01/13 PT 01/01 … … … … … 28/02/13 28/02/13 … … … … PC 50/02 Diễn giải E Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh tháng 1 … DNTN Bá Phúc thanh toán tiền mua 2.500 kg cám (HĐ GTGT 000936) … Cộng số phát sinh tháng 1 Số tồn cuối tháng 1 - Số phát sinh tháng 2 … Mua 3.000 bao PP của DNTN Thành Xuân Cộng số phát sinh tháng 2 Số tồn cuối tháng 2 Số phát sinh TK đối ứng Nợ Có F 1 2 Số tồn Ghi chú 3 G 53.521.997 … … … 131 15.592.500 … … 2.564.968.188 … 2.553.063.682 … … … 1532 6.750.000 755.909.887 1331 675.000 29.658.000.000 29.712.423.878 755.234.887 x 11.002.625 … 66.196.317 … x 65.426.503 x x Số hiệu chứng từ A Ngày, tháng chứng từ B … … … … … … … 06/12/13 06/12/13 … … … PT 01/12 … Ngày, tháng ghi sổ Thu Chi C D … Diễn giải Nợ Có F 1 2 E … Số dư cuối tháng 11 - Số phát sinh tháng 12 … Rút tiền gửi ngân hàng Vietcombank nhập quỹ … Cộng số phát sinh tháng 12 Số tồn cuối tháng 12 Số phát sinh TK đối ứng 1121 … Số tồn Ghi chú 3 G … … … 265.017.656 … … … 500.000.000 … 1.680.449.175 757.665.656 … 1.427.021.104 … x 518.445.727 - Sổ này có…..trang, đánh số trang từ trang 01 đến trang ….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Giám đốc (Đã ký,đóng dấu) PHỤ LỤC 6: Sổ nhật ký thu tiền Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S03a1-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN Năm : 2013 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày, tháng ghi sổ Số Hiệu Ngày tháng Diễn giải A B C D 09/01/13 PT 01/01 09/01/13 … … … … 06/12/13 … PT 01/12 … 06/12/13 - Số dư đầu kỳ Số phát sinh tháng 1 DNTN Bá Phúc thanh toán tiền mua 2.500 kg cám (HĐ GTGT 000936) … Cộng số phát sinh tháng 1 Số phát sinh chi tháng 1 - Số dư cuối tháng 1 … - Số dư cuối tháng 11 Số phát sinh tháng 12 Rút tiền gửi ngân hàng Vietcombank nhập quỹ Ghi Có các TK Ghi Nợ TK 1111 TK khác 1 53.521.997 1121 141 3368 2 3 4 5 15.592.500 15.592.500 … … … 2.564.968.188 2.500.000.000 29.700.000 … … 2.553.063.682 65.426.503 … 265.017.656 500.000.000 Số tiền 500.000.000 - 35.268.188 Số hiệu E 131 Chứng từ Ngày, tháng ghi sổ A … Ghi Có các TK Ghi Nợ TK 1111 Số Hiệu Ngày tháng Diễn giải B C D … … … Cộng số phát sinh tháng 12 Số phát sinh chi tháng 12 Số dư cuối tháng 12 Cộng số phát sinh năm 2013 Số dư đầu năm 2013 Số phát sinh chi năm 2013 Số dư cuối năm 2013 1 … 1.680.449.175 TK khác 1121 141 3368 2 3 4 … … Số tiền Số hiệu 5 E 240.000.000 1.440.000.000 - 449.175 82.473.000.000 4.708.242.605 500.000.000 46.842.218 1.427.021.104 518.445.727 87.728.084.823 53.521.997 87.263.161.093 518.445.727 - Sổ này có…..trang, đánh số trang từ trang 01 đến ….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Giám đốc (Đã ký,đóng dấu) PHỤ LỤC 7: Sổ nhật ký chi tiền Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S03a2-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN Năm: 2013 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày, tháng ghi sổ Số Hiệu Ngày tháng A B C Diễn giải D Số dư đầu tháng 1 … … … Ghi Nợ các TK Ghi Có TK 1111 1331 141 331 334 627 642 1 2 3 4 5 6 … … … … … TK khác Số tiền Số hiệu 7 8 E … … … 6.750.000 1532 53.521.997 … … - Số dư đầu tháng 2 65.426.503 Số phát sinh tháng 2 28/2 … … PC 50/02 … … 28/2 … … Mua 3.000 bao PP của DNTN Thành Xuân … Cộng số phát sinh tháng 2 Số phát sinh thu tháng 2 - Số dư cuối tháng 2 … 7.425.000 675.000 … … … 29.712.423.878 1.637.118 300.000.000 1.889.342.610 22.466.670 9.810.300 4.417.180 27.484.750.000 29.658.000.000 11.002.625 … … … … … … … … Cộng SPS năm 2013 87.263.161.093 28.419.700 8.950.000.000 30.753.166.560 569.907.213 133.011.537 102.090.825 46.726.565.258 SPS thu năm 2013 87.728.084.823 Số dư cuối năm 2013 … 518.445.727 - Sổ này có … trang, đánh số trang từ trang 01 đến trang… - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Giám đốc (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 8: Sổ Cái TK 111 Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán nhật ký chung) Năm: 2013 Tên tài khoản: Tiền mặt Số hiệu: 111 Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Số hiệu Ngày tháng A B C … … … 09/01 PT 01/01 09/01 … …. … … …. PC 50/02 … 28/02 28/02 … …. … … …. … … …. … 06/12 PT 01/12 06/12 Diễn giải D - Số dư đầu năm - Số phát sinh tháng 1 … DNTN Bá Phúc thanh toán tiền mua cám … Cộng SPS tháng 1 Số dư cuối tháng 1 - Số phát sinh tháng 2 … Chi tiền mua 3.000 bao PP … Cộng SPS tháng 2 Số dư cuối tháng 2 … - Số dư đầu tháng 12 Số phát sinh tháng 12 … Rút tiền gửi ngân hàng Vietcombank về nhập quỹ Nhật ký chung Tran STT g dòng sổ E G … … Số hiệu TK đối ứng H Số tiền Nợ Có 1 53.521.997 … … 131 15.592.500 2 … … … … … 2.564.968.188 65.426.503 … 2.553.063.682 … … … … … 1532 … … 1331 … … … … 6.750.000 … 29.658.000.000 11.002.625 … 675.000 … 29.712.423.878 … 265.017.656 … … … … 112 500.000.000 … Chứng từ Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng A … B …. C … Nhật ký chung Diễn giải D … Cộng SPS tháng 12 Số dư cuối tháng 12 Cộng SPS năm 2013 Số dư cuối năm 2013 Trang sổ STT dòng E … G … Số hiệu TK đối ứng H … Số tiền Nợ Có 1 2 … … 1.680.449.175 1.427.021.104 518.445.727 87.728.084.823 87.263.161.093 518.445.727 - Sổ này có… trang, đánh số từ trang số 01 đến trang….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Ngày 31 tháng 12 năm 2013. Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 9: Bảng kiểm kê quỹ ĐƠN VỊ: CN CTY CP XNK VL - XNLT CÁI CAM Bộ phận : PHÒNG KẾ TOÁN Mẫu số 08a-TT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) BẢNG KIỂM KÊ QUỸ (Dùng cho VNĐ) Số : 11/KQ-2013 Hôm nay, vào 16 giờ 00 ngày 31 tháng 12 năm 2013 Chúng tôi gồm : - Ông/Bà : Lê Ngọc Lợi Đại diện lãnh đạo - Ông/Bà : Nguyễn Thị Thu Kế toán - Ông/Bà : Nguyễn Thị Ngọc Diễm Thủ quỹ Cùng tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt kết quả như sau : STT Diễn giải Số lượng (tờ) Số tiền A B 1 2 I II 1 2 - Số dư theo sổ quỹ - Số kiểm kê thực tế Trong đó : - Loại : 500.000 - Loại : 200.000 3 - Loại : 100.000 1.639 163.900.000 4 5 6 7 8 9 10 11 III - Loại : 50.000 - Loại : 20.000 - Loại : 10.000 - Loại : 5.000 - Loại : 2.000 - Loại : 1.000 - Loại : 500 - Loại : 200 Chênh lệch (III=II-I) 1.005 50.250.000 13.600.000 90.000 5.000 1.000 273 x x 518.445.727 518.446.000 201.000.000 89.600.000 402 448 680 9 1 2 x - Lý do : + Thừa : 273 đồng + Thiếu : đồng - Kết luận sau khi kiểm kê quỹ: Số kiểm kê thực tế đúng với số dư theo sổ quỹ. Kế toán Thủ quỹ Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người chịu trách nhiệm kiểm kê quỹ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) PHỤ LỤC 10: Ủy nhiệm chi số 11 Ngân hàng Techcombank PHỤ LỤC 11: Giấy báo Có số 000110 Ngân hàng: Vietinbank Vĩnh Long GIẤY BÁO CÓ Số: 000110 Ngày 16 tháng 02 năm 2013 Số tài khoản Nợ ………………… Đơn vị trả tiền: DNTN Thanh Nhàn Địa chỉ: 15/3 – Mậu Thân – P3 – TP Vĩnh Long Số tài khoản Có …………………. Đơn vị nhận tiền: Cty CP Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long - XN Lương thực Cái Cam Số tiền bằng số 285.728.625 đồng Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A- Trường An – TP Vĩnh Long Nội dung: Thanh toán tiền tấm 1 Số tiền bằng chữ: Hai trăm tám mươi lăm triệu bảy trăm hai mươi tám ngàn sáu trăm hai mươi lăm đồng./ Kế toán Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 12: Giấy báo Nợ số 000188 Ngân hàng: Vietinbank Vĩnh Long GIẤY BÁO NỢ Số: 000188 Ngày 25 tháng 02 năm 2013 Đơn vị trả tiền: Cty CP Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long - XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A - QL1A- Trường An - TP Vĩnh Long Đơn vị nhận tiền: Ngân hàng Vietinbank Vĩnh Long Địa chỉ: 143 - Lê Thái Tổ - P2 - TP Vĩnh Long Số tài khoản Nợ ………………… Số tài khoản Có …………………. Số tiền bằng số 11.000 đồng Nội dung: Thanh toán phí dịch vụ tài khoản Số tiền bằng chữ: Mười một ngàn đồng. Kế toán Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Giám đốc (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 13: Sổ tiền gửi ngân hàng - Ngân hàng Techcombank Vĩnh Long Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S08-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Nơi mở tài khoản giao dịch: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) – Chi nhánh Vĩnh Long Số hiệu tài khoản tại nơi gởi: 14023078187010 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Ngày, tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng A C D … … … 31/01/13 UNC11 31/01/13 … … … … … … Diễn giải TK đối ứng E F Thu (gởi vào) 1 … … - Số dư đầu kỳ Số phát sinh tháng 1 … Thanh toán tiền mua vỏ trống chọn hạt – Cty Cơ khí Phước Lụa … Cộng số phát sinh tháng 1 - Số tồn cuối tháng 1 … Cộng số phát sinh năm 2013 - Số dư cuối năm 2013 331 … x x … Số tiền Chi (rút ra) 2 … Còn lại Ghi chú 3 171.719.100 G … … 29.700.000 425.831.521 … 2.962.550.486 x … 24.883.620.920 … … x 2.708.460.065 x 425.809.521 … … 25.044.557.061 10.782.959 … x x … - Sổ này có…..trang, đánh số trang từ trang 01 đến ….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Thủ quỹ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Giám đốc (Đã ký,đóng dấu) PHỤ LỤC 14: Sổ tiền gửi ngân hàng – Ngân hàng Vietinbank – PGD Mỹ Thuận Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S08-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Nơi mở tài khoản giao dịch: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh Vĩnh Long – PGD Mỹ Thuận Số hiệu tài khoản tại nơi gởi: 102010001414345 Đơn vị tính: đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Số hiệu Ngày tháng A C D … … … … … … … GBC 000110 … GBN 000188 … … … 16/02/13 … 25/02/13 16/02/13 … 25/02/13 … … F Thu (gởi vào) 1 Số tiền Chi (rút ra) 2 … … … … … … TK đối ứng Diễn giải E - Số dư đầu năm … - Số dư đầu tháng 2 Số phát sinh tháng 2 … DNTN Thanh Nhàn chuyển khoản trả tiền tấm 1 … 131 … Phí dịch vụ tài khoản 642 … Cộng số phát sinh tháng 2 - Số tồn cuối tháng 2 … Cộng số phát sinh năm 2013 - Số dư cuối năm 2013 … x x … … 9.427.865.818 x … 37.491.754.023 Còn lại 3 1.419.169.695 … 1.529.809.938 … 285.728.625 … Ghi chú G … … 4.333.621.896 … … 11.000 4.253.610.896 … 8.800.011.000 x … 38.896.617.653 … x 2.157.664.756 … … … x x … 14.297.065 - Sổ này có…..trang, đánh số trang từ trang 01 đến ….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Thủ quỹ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Giám đốc (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 15: Sổ nhật ký thu tiền Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S03a1-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ THU TIỀN Ngày, tháng ghi sổ Năm : 2013 Chứng từ A Số Hiệu Ngày tháng Diễn giải B C D … … 16/02/13 … … … GBC 000110 … … … 16/02/13 … … - Số dư đầu năm … - Số dư đầu tháng 2 Số phát sinh tháng 2 … DNTN Thanh Nhàn chuyển khoản trả tiền tấm 1 … Cộng số phát sinh tháng 2 Số phát sinh chi tháng 2 - Số dư cuối tháng 2 … Cộng số phát sinh năm 2013 Số phát sinh chi năm 2013 Số dư cuối năm 2013 - Sổ này có…..trang, đánh số trang từ trang 01 đến ….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Ghi Nợ TK 1121 Đơn vị tính: đồng Ghi Có các TK TK khác 336 Số tiền 131 1 16.561.256.470 … 4.919.313.482 2 3 5 … … … … … 285.728.625 285.728.625 … 39.257.306.551 38.821.092.842 5.355.527.191 … 194.150.788.744 210.244.023.925 468.021.289 … 285.728.625 … 35.206.777.900 3.764.800.026 … … 16.150.089.822 117.799.835.924 60.200.862.998 Số hiệu E PHỤ LỤC 16: Sổ nhật ký chi tiền Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S03a2-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN Năm: 2013 Ngày tháng ghi sổ A … 31/01 … 25/02 … … Đơn vị tính: đồng Chứng từ Số Hiệu Ngày tháng Diễn giải Ghi Có TK 1121 B C D 1 … UNC11 … GBN 000188 … … … 31/01 … 25/02 … … Số dư đầu năm 2013 Số phát sinh tháng 1 … Thanh toán tiền mua vỏ trống chọn hạt – Cty Cơ khí Phước Lụa Cộng số phát sinh tháng 1 Số phát sinh thu tháng 1 - Số dư cuối tháng 1 Số phát sinh tháng 2 … TK khác Số tiền Số hiệu 1111 1331 331 2 3 4 8 E … … … … … 16.561.256.470 … 29.700.000 29.700.000 74.906.521.193 63.264.578.205 4.919.313.482 2.500.000.000 19.749.993 189.249.275 72.197.521.925 … … … … … Phí dịch vụ tài khoản … Cộng số phát sinh tháng 2 Số phát sinh thu tháng 2 Số dư cuối tháng 2 … Cộng SPS năm 2013 SPS thu năm 2013 Số dư cuối năm 2013 Ghi Nợ các TK 11.000 … 38.821.092.842 39.257.306.551 5.355.527.191 … 210.244.023.925 194.150.788.744 468.021.289 1.000 10.000 … 64278 … 29.658.000.000 … 2.397.000 … … 9.160.695.842 … - … 82.473.000.000 … 96.334.808 … 15.136.619.324 … 112.538.069.793 … - Sổ này có … trang, đánh số trang từ trang 01 đến trang… - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Giám đốc (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 17: Sổ Cái TK 112 Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Ngày tháng ghi sổ A … 31/03 … … 16/02 … 25/02 … … Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán nhật ký chung) Năm: 2013 Tên tài khoản: Tiền gửi ngân hàng Số hiệu: 112 Nhật ký Số Chứng từ Số tiền chung hiệu Diễn giải TK Ngày Trang STT đối Số hiệu Nợ Có tháng sổ dòng ứng B C D E G H 1 2 - Số dư đầu năm 16.561.256.470 - Số phát sinh tháng 1 … … … … … … … … Thanh toán tiền mua vỏ trống chọn hạt – UNC11 31/03 331 29.700.000 Cty Cơ khí Phước Lụa … … … … … … … … - Cộng số phát sinh 63.264.578.205 74.906.521.193 tháng 1 - Cộng số dư cuối 4.919.313.482 tháng 1 - Số phát sinh tháng 2 … … … … … … … … DNTN Thanh Nhàn GBC 16/02 chuyển khoản trả tiền 131 285.728.625 000110 tấm 1 … … … … … … … … GBN 25/02 Phí dịch vụ tài khoản 642 10.000 000188 133 1.000 … … … … … … … … - Cộng số phát sinh 39.257.306.551 38.821.092.842 tháng 2 - Cộng số dư cuối 5.355.527.191 tháng 2 … … … … … … … … Cộng SPS năm 2013 194.150.788.744 210.244.023.925 Số dư cuối năm 468.021.289 2013 - Sổ này có… trang, đánh số từ trang số 01 đến trang….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013. Giám đốc (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 18: Hóa đơn GTGT số 0001304 Mẫu số: 01 – GTKT – 3LL HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 3: Lưu nội bộ Ngày 13 tháng 03 năm 2013 No: 0001304 Đơn vị bán hàng: Cty CP Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A- Trường An – TP Vĩnh Long Số tài khoản: Điện thoại: 0703 822 324 MS: 1 5 0 0 1 7 1 4 7 8 0 0 2 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hoàng Đơn vị: DNTN Nhựt Quang Địa chỉ: 290/27/11đường 30/4, Hưng Lợi, Ninh Kiều, CT Hình thức thanh toán: Bán chịu MS: STT Tên hàng hóa, dịch vụ A 01 B Cám Đơn vị tính C Kg Số tài khoản: Số lượng Đơn giá 1 16.900 2 4.650 Thành tiền 3=1x2 78.585.000 Cộng tiền hàng: 78.585.000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 3.929.250 Tổng cộng tiền thanh toán: 82.514.250 Số tiền viết bằng chữ: Tám mươi hai triệu năm trăm mười bốn ngàn hai trăm năm mươi đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, ghi rõ họ, tên) (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) PHỤ LỤC 19: Giấy báo Có số 000219 Ngân hàng: Vietinbank Vĩnh Long GIẤY BÁO CÓ Số: 000219 Ngày 05 tháng 10 năm 2013 Đơn vị trả tiền: DNTN Phước Cường Số tài khoản Nợ ………………… Địa chỉ: Sa Đéc – Đồng Tháp Đơn vị nhận tiền: Cty CP Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long Số tài khoản Có …………………. - XN Lương thực Cái Cam Số tiền bằng số 65.872.500 đồng Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A- Trường An – TP Vĩnh Long Nội dung: Thanh toán tiền tấm 1 Số tiền bằng chữ: Sáu mươi lăm triệu tám trăm bảy mươi hai ngàn năm trăm đồng./ Kế toán Kế toán trưởng Giám đốc (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 20: Sổ chi tiết thanh toán với người mua – DNTN Nhựt Quang Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S31-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA Tài khoản: 131 (Năm 2013) Đối tượng: DNTN Nhựt Quang (Hưng Lợi – Ninh Kiều - Cần Thơ) Loại tiền: VNĐ Chứng từ Thời Số phát sinh Số dư Ngày, TK hạn tháng Diễn giải đối được Ngày, Số hiệu Nợ Có Nợ Có ghi sổ ứng chiết tháng khấu A C D E F 1 2 - Số dư đầu kỳ - Số phát sinh tháng 3 13/03/2013 0001304 13/03/2013 Bán 16.900 kg cám 5112 78.585.000 78.585.000 33311 3.929.250 82.514.250 … … … … … … … … … … x x x x - Cộng số phát sinh tháng 3 200.114.250 200.114.250 x x x x - Số dư cuối tháng 3 0 … … … … … … … … … … x x x x Cộng số phát sinh năm 2013 747.379.973 747.379.973 x x x x Số dư cuối năm 2013 0 - Sổ này có…..trang, đánh số trang từ trang 01 đến ….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Đã ký) (Đã ký) PHỤ LỤC 21: Sổ chi tiết thanh toán với người mua – DNTN Phước Cường Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S31-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CHI TIẾT THANH TOÁN VỚI NGƯỜI MUA Tài khoản: 131 (Năm 2013) Đối tượng: DNTN Phước Cường (Đồng Tháp) Loại tiền: VNĐ Chứng từ Thời Số phát sinh Số dư Ngày, TK hạn tháng Diễn giải đối được Ngày, Số hiệu Nợ Có Nợ Có ghi sổ ứng chiết tháng khấu A C D E F 1 2 - Số dư đầu kỳ … … … … … … … … … - Số dư đầu tháng 10 65.872.800 - Số phát sinh tháng 10 GBC Chuyển khoản trả nợ (HĐ 05/10/2013 05/10/2013 1121 65.872.500 300 000219 GTGT 0001701 ngày 19/09/13) … … … … … … … … … … x x x x - Cộng số phát sinh tháng 10 233.661.540 219.987.300 x x x x - Số dư cuối tháng 10 79.547.040 … … … … … … … … … … x x x x Cộng số phát sinh năm 2013 1.173.067.980 1.173.067.980 x x x x Số dư cuối năm 2013 0 - Sổ này có…..trang, đánh số trang từ trang 01 đến ….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Ngày 31 tháng 12 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng PHỤ LỤC 22: Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT PHẢI THU KHÁCH HÀNG Năm: 2013 STT Tên khách hàng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 DNTN Minh Tuyết - ĐT Cty TNHH Thành Lực - ĐT Cty TNHH 1 TV Đức Thắng - VL Cty TNHH TMDV VT XNK Tuấn Hữu DNTN Thanh Nhàn - CT DNTN Bá Phúc - VL DNTN Phước Cường - ĐT Cty TNHH SX TMDV Ngọc Phấn - ĐT DNTN Nhựt Quang - CT DNTN Nguyệt Hằng - VL DNTN Khánh Hưng - VL Cty LD DD Thủy sản Quốc Tế Cty TNHH Như Ý – Sa Đéc Cty TNHH SXTM Phước Anh 2 DNTN Nguyễn Hương - ST Cty TNHH TM-XD Thiên Phát Lộc Khách hàng khác Cộng số phát sinh Số dư đầu kỳ Nợ Có 198.501.188 70.236.180 268.737.368 Số phát sinh Nợ 159.481.770 1.850.936.274 4.294.500.000 4.395.038 492.311.400 352.551.738 1.173.067.980 609.000.000 747.379.973 1.529.946.400 2.785.944.000 107.190.725 204.750.000 902.531.449 250.067.190 787.500.000 2.598.960 16.254.152.897 Đơn vị tính: đồng Số dư cuối kỳ Nợ Có Có 159.481.770 1.530.108.774 320.827.500 4.294.500.000 4.395.038 690.812.588 422.787.918 1.173.067.980 609.000.000 747.379.973 1.529.946.400 2.785.944.000 102.060.000 5.130.725 204.750.000 902.531.449 250.067.190 787.500.000 2.598.960 16.196.932.040 325.958.225 - Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang… - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013. Giám đốc (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 23: Sổ nhật ký chung Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Năm: 2013 Chứng từ Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng A B C … … … 13/03 0001304 13/03 … … … 05/10 GBC 000219 05/10 … … … Diễn giải D Số trang trước chuyển sang … Bán 16.900 kg cám cho DNTN Nhựt Quang … DNTN Phước Cường chuyển khoản trả nợ (HĐ 0001701 ngày 19/9) … Cộng chuyển sang trang sau Đã ghi sổ cái STT dòng E G Số hiệu TK đối ứng H Đơn vị tính: đồng Số phát sinh Nợ Có 1 2 1 … … … … x 50 131 82.514.250 x 51 5112 78.585.000 x 52 33311 3.929.250 … … … x 100 1121 x 101 131 … … … … ... ... 65.872.500 65.872.500 … … - Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 đến trang… - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013. Giám đốc (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 24: Sổ Cái TK 131 Đơn vị: Cty CP XNK Vĩnh Long – XN Lương thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A – Trường An – TP Vĩnh Long Mẫu số S03a-DN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán nhật ký chung) Năm: 2013 Tên tài khoản: Phải thu khách hàng Số hiệu: 131 Chứng từ Nhật ký chung Ngày thán g ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Trang sổ STT dòng A B C … … … D - Số dư đầu năm … - Số dư đầu tháng 3 - Số phát sinh tháng 3 Bán 16.900 kg cám cho DNTN Nhựt Quang E 1 … G 1 … … - Cộng số phát sinh tháng 3 - Cộng số dư cuối tháng 3 … - Số dư đầu tháng 10 … Chuyển khoản trả nợ (HĐ GTGT 0001701 ngày 19/09) … - Cộng số phát sinh tháng 10 - Cộng số dư cuối tháng 10 … - Số phát sinh năm 2013 - Số dư cuối năm 2013 … 13/03 0001304 13/03/13 … … … … … … … … … 05/10 GBC 000219 05/10/13 … … … … … … Số hiệu TK đối ứng H Số tiền Nợ … 1 268.737.368 … 0 51 511 78.585.000 52 … 333 … 3.929.250 … Có 2 … 2 1.493.967.825 … 2.118.657.305 624.689.480 … … … … … … 100 112 … … … … 133.859.550 … … … 65.872.500 … 674.055.315 … 727.386.825 80.528.040 … … … … … 16.254.152.897 16.196.932.040 325.958.225 - Sổ này có… trang, đánh số từ trang số 01 đến trang….. - Ngày mở sổ: 01/01/2013 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Ngày 31 tháng 12 năm 2013. Giám đốc (Đã ký, đóng dấu) PHỤ LỤC 25: Hóa đơn GTGT số 0000144 Mẫu số: 01 – GTKT – 3LL HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày 26 tháng 04 năm 2013 No: 0000144 Đơn vị bán hàng: Cty TNHH TM-XD Thiên Phát Lộc Địa chỉ: Số tài khoản: Điện thoại: 0703 822 324827 286 MS: 1 5 0 0 1 6 0 8 7 8 2 0 2 Họ tên người mua hàng: Trần Văn Bá Đơn vị: Cty CP Xuất Nhập Khẩu Vĩnh Long – Xí nghiệp Lương Thực Cái Cam Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A- Trường An – TP Vĩnh Long Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Bán chịu MS: STT A 01 Tên hàng hóa, dịch vụ B Gạo trắng 5% Đơn vị tính C Kg Số lượng Đơn giá 1 39.840 2 8.150 Thành tiền 3=1x2 324.696.000 Cộng tiền hàng: 324.696.000 Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 16.234.800 Tổng cộng tiền thanh toán: 340.930.800 Số tiền viết bằng chữ: Ba trăm bốn mươi triệu chín trăm ba mươi ngàn tám trăm đồng chẵn./ Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) Người bán hàng (Ký, ghi rõ họ, tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) PHỤ LỤC 26: Phiếu hạch toán số 25 Đơn vị: CN CTY CP XNK VL – XNLT CÁI CAM Địa chỉ: Số 171/18A – QL1A- Trường An – TP Vĩnh Long Quyển số: 01 Số: 25 PHIẾU HẠCH TOÁN Nợ TK: 333 Ngày 30 tháng 04 năm 2013 Có TK: 133 Họ và tên người đề nghị: Nguyễn Thị Thu Địa chỉ: Phòng kế toán – Xí nghiệp Lương Thực Cái Cam. Lý do hạch toán: Kết chuyển số thuế GTGT được khấu trừ tháng 04/2013. Số tiền: 121.194.078 đồng. Bằng chữ: Một trăm hai mươi mốt triệu một trăm chín mươi bốn ngàn không trăm bảy mươi tám đồng./ Kèm theo: 01 chứng từ gốc. Giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu (Đã ký, đóng dấu) (Đã ký) (Đã ký) PHỤ LỤC 27: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào Mẫu số: 01- 2/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MUA VÀO (Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT) Kỳ tính thuế: Tháng 04 năm 2013 Người nộp thuế: CN CTY CP XNK VĨNH LONG - XN LƯƠNG THỰC CÁI CAM Mã số thuế: 1500171478 - 002 Đơn vị tiền: đồng Việt Nam STT Hoá đơn, chứng từ, biên lai nộp thuế Ngày, tháng, Ký hiệu Số hoá năm phát hoá đơn đơn hành Tên người bán Mã số thuế người bán [1] [2] [3] [4] [5] [6] 1. Hàng hoá, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế: 1 TX/11P 0000239 27/03/2013 DNTN Thành Xuân 1400526127 2 TX/11P 0000248 02/04/2013 DNTN Thành Xuân 1400526127 3 EB/11P 0148918 03/04/2013 Cty TTDĐ-Trung tâm TTDĐ khu vực IV 0100686209022 4 VL/11P 1063801 04/04/2013 Viễn Thông Vĩnh Long 1500189108 5 VL/11P 1065645 05/04/2013 Viễn Thông Vĩnh Long 1500189108 6 VL/11P 1164891 06/04/2013 Viễn Thông Vĩnh Long 1500189108 7 VL/11P 1164892 07/04/2013 Viễn Thông Vĩnh Long 1500189108 8 VL/11P 1164894 08/04/2013 Viễn Thông Vĩnh Long 1500189108 9 NV/11P 0000025 09/04/2013 DNTN Ngân Vy 1500138128 10 AA/11P 0503503 10/04/2013 Cty TNHH 1TV cấp nước Vĩnh Long 1500174831 11 CV/12P 0018391 11/04/2013 Cty TNHH MTV truyền hình cáp Vĩnh Long 1500869181 12 DP/12T 9000019 12/04/2013 Ngân Hàng NN và PTNT VL 1500178674007 13 DP/12T 0000063 13/04/2013 Ngân Hàng NN và PTNT VL 1500178674007 14 TH/11P 0000085 14/04/2013 Cty TNHH TMDV VT XNK Tuấn Hữu 0309114644 15 TH/11P 0000086 15/04/2013 Cty TNHH TMDV VT XNK Tuấn Hữu 0309114644 16 PA/12T 0000124 16/04/2013 Cty Điện lực Vĩnh Long 0300942001-021 17 DA/12T 0176981 17/04/2013 Cty Điện lực Vĩnh Long 0300942001-021 18 PA/12T 0000142 18/04/2013 Cty Điện lực Vĩnh Long 0300942001-021 Mặt hàng Doanh số mua chưa có thuế [7] [8] Bao PP Chỉ may bao Phí điện thoại Cước điện thoại Cước điện thoại Cước điện thoại Cước điện thoại Cước điện thoại Than đá Nước Thuê bao TH cáp Phí CK Phí CK Cước VC Cước VC Điện Điện Điện 16.636.364 5.116.364 355.838 1.238.282 175.000 138.369 24.969 297.326 13.334.773 1.000.000 60.000 325.407 433.876 40.209.750 50.030.000 4.322.248 48.185.600 2.584.356 Thu ế Thuế GTGT suất [9] 10 10 10 10 10 10 10 10 10 5 10 10 10 10 10 10 10 10 [10] 1.663.636 511.636 35.584 123.828 17.500 13.837 2.497 29.733 1.333.477 50.000 6.000 32.541 43.388 4.020.975 5.003.000 432.225 4.818.560 258.436 Ghi chú [11] TM TM TM TM TM TM TM TM TM TM TM TM TM CK CK CK CK CK 19 20 DA/12T VL/12T 0192911 0002799 19/04/2013 Cty Điện lực Vĩnh Long 20/04/2013 NH TMCP Đông Á - CNVL 21 AA/12T 1000002 21/04/2013 NH TMCP Kỹ Thương - CNVL 22 VC/2012T 4460005 22/04/2013 NH TMCP Ngoại Thương - CNVL 23 VC/2012T 0110959 23/04/2013 NH TMCP Ngoại Thương - CNVL 24 RM/12T 0005743 24/04/2013 Ngân hàng Công Thương - CNVL 25 NP/11P 0000148 25/04/2013 CTY TNHH SX-TM-DV Ngọc Phấn 26 TH/11P 0000082 26/04/2013 Cty TNHH TMDV VT XNK Tuấn Hữu 27 RM/12T 0005947 27/04/2013 Ngân hàng Công Thương - CNVL 28 MS/12T 0009564 28/04/2013 Ngân hàng Công Thương - CNVL 29 PL/11P 0000141 29/04/2013 Cty TNHH TM-XD Thiên Phát Lộc 30 DT/11P 0000229 30/04/2013 DNTN Đức Thành 31 DT/11P 0000229 01/05/2013 DNTN Đức Thành 32 DT/11P 0000230 02/05/2013 DNTN Đức Thành 33 PL/11P 0000144 03/05/2013 Cty TNHH TM-XD Thiên Phát Lộc 34 Tổng 2. Hàng hoá, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ: 0300942001-021 Điện Phí chuyển khoản 0301442379-025 0100230800-045 0100112437079 0100112437079 0100111948039 1600947027 0309114644 0100111948039 0100111948039 1500661232 1200190328 1200190328 1200190328 1500661232 Phí dịch vụ Phí dịch vụ Phí Quản lý Phí dịch vụ CP hổ trợ Cước VC Phí dịch vụ Phí dịch vụ Gạo Gạo Gạo Gạo Gạo 28.811.100 10 10.000 10 20.000 20.000 10.000 20.000 5.000.000 22.500.000 20.000 20.000 487.044.000 67.098.000 500.184.300 569.060.000 324.696.000 2.188.981.922 10 10 10 10 5 10 10 10 5 5 5 5 5 2.881.110 CK 1.000 TG 2.000 2.000 1.000 2.000 250.000 2.250.000 2.000 2.000 24.352.200 3.354.900 25.009.215 28.453.000 16.234.800 TG TG TG TG CK CK TG TG CK CK CK CK CK 121.194.078 Tổng 3. Hàng hoá, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kiện khấu trừ thuế: Tổng 4. Hàng hóa, dịch vụ dùng cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế: Tổng 5. Hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT: Tổng Tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào: Tổng thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào: 2.188.981.922 121.194.078 Vĩnh Long, ngày 09 tháng 05 năm 2013 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) PHỤ LỤC 28: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra Mẫu số: 01- 1/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ BÁN RA (Kèm theo tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT) Kỳ tính thuế: Tháng 04 năm 2013 Người nộp thuế: CN CTY CP XNK VĨNH LONG - XN LƯƠNG THỰC CÁI CAM Mã số thuế: 1500171478 - 002 Đơn vị tiền: đồng Việt Nam STT Hoá đơn, chứng từ bán Ngày, tháng, Ký hiệu Số hoá năm phát hoá đơn đơn hành Tên người mua Mã số thuế người mua Mặt hàng Doanh số bán chưa có thuế Thuế GTGT Ghi chú [5] [6] [7] [8] [9] [10] [1] [2] [3] [4] 1. Hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT: Tổng 2. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%: Tổng 3. Hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%: 02/04/2013 Cty TNHH Thành Lực 1 AA/11P 0001310 05/04/2013 Cty TNHH 1TV Đức Thắng 2 AA/11P 0001311 08/04/2013 Cty TNHH Như Ý 3 AA/11P 0001312 14/04/2013 Cty TNHH Thành Lực 4 AA/11P 0001313 16/04/2013 Cty TNHH 1TV Đức Thắng 5 AA/11P 0001314 17/04/2013 Cty TNHH 1TV Đức Thắng 6 AA/11P 0001315 18/04/2013 Cty TNHH 1TV Đức Thắng 7 AA/11P 0001316 18/04/2013 DNTN Nhựt Quang 8 AA/11P 0001317 19/04/2013 Cty TNHH 1TV Đức Thắng 9 AA/11P 0001318 21/04/2013 Cty TNHH 1TV Đức Thắng 10 AA/11P 0001319 21/04/2013 Cty TNHH Thành Lực 11 AA/11P 0001320 1400624646 1500716869 1400643536 1400624646 1500716869 1500716869 1500716869 1800641491 1500716869 1500716869 1400624646 Cám Gạo 15% Cám Cám Gạo 15% Gạo 15% Gạo 15% Tấm 2,3 Gạo 15% Gạo 15% Cám 365.237.950 437.630.000 206.474.400 252.946.650 503.070.000 797.550.000 380.370.000 195.112.500 760.740.000 1.210.640.000 338.329.750 18.261.898 21.881.500 10.323.720 12.647.333 25.153.500 39.877.500 19.018.500 9.755.625 38.037.000 60.532.000 16.916.488 12 AA/11P 13 AA/11P 14 AA/11P Tổng 0001321 0001322 0001323 23/04/2013 DNTN Nhựt Quang 23/04/2013 Nguyễn Văn Rở 25/04/2013 DNTN Thanh Nhàn 1800641491 1800444503 Tấm 2,3 Gạo, tấm Tấm 2,3 60.500.000 8.547.400 240.000.000 5.757.148.650 3.025.000 427.370 12.000.000 287.857.434 4. Tổng 5. Tổng Tổng doanh thu hàng hoá, dịch vụ bán ra: Tổng thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra: 5.757.148.650 287.857.434 Vĩnh Long, ngày 09 tháng 05 năm 2013 NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) PHỤ LỤC 29: Tờ khai thuế GTGT TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (Mẫu số 01/GTGT) (Dành cho người nộp thuế khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Kỳ tính thuế: tháng 04 năm 2013 Lần đầu: Mã số thuế: 1500171478 - 002 Tên người nộp thuế: HUỲNH VĂN SĨ X Bổ sung lần thứ: Tên đại lý thuế (nếu có): Mã số thuế đại lý: CHỈ TIÊU STT GIÁ TRỊ HHDV THUẾ GTGT A Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ (đánh dấu "X") [21] 0 B Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang C Kê khai thuế GTGT phải nộp Ngân sách nhà nước I Hàng hoá, dịch vụ (HHDV) mua vào trong kỳ 1 Giá trị và thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào 2 Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này II Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ 1 Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế GTGT [26] 0 2 Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT ([27]= [29]+[30]+[32]; [28]= [31]+[33]) [27] 5.757.148.650 a Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 0% [29] 0 b Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 5% [30] c Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% [32] 3 Tổng doanh thu và thuế GTGT của HHDV bán ra ([34] = [26] + [27]; [35] = [28]) [34] [23] [22] 0 [24] 121.194.078 [25] 121.194.078 [28] 287.857.434 5.757.148.650 [31] 287.857.434 0 [33] 0 5.757.148.650 [35] 287.857.434 [36] 166.663.356 2.188.981.922 III Thuế GTGT phát sinh trong kỳ ([36] = [35] - [25]) IV Điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của các kỳ trước 1 Điều chỉnh tăng thuế GTGT của các kỳ trước [37] 0 2 Điều chỉnh giảm thuế GTGT của các kỳ trước [38] 0 [39] 0 V Tổng số thuế GTGT đã nộp của doanh thu kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh VI Xác định nghĩa vụ thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 1 Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (nếu [40a] = [36] - [22] + [37] - [38] [39] >0) [40a] 166.663.356 2 Thuế GTGT mua vào của dự án đầu tư (cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) được bù trừ với thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế [40b] 0 3 Thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ ([40]=[40a]-[40b]) [40] 166.663.356 4 Thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ này (nếu ([41] = [36] - [22] + [37] - [38] -[39] [...]... bin hng xut khu trc thuc Cụng ty Xut Nhp Khu Vnh Long + Quyt nh 03/Q.XNK.96 ngy 06/01/1997 thnh lp Xớ nghip Ch bin Lng thc Xut khu, trc thuc Cụng ty Xut Nhp Khu Vnh Long + Ngy 04/01/2001 i tờn Xớ nghip Ch bin Lng thc Xut khu thnh Xớ nghip Lng thc Cỏi Cam theo quyt nh 01/Q.XNK + Q22/Q.XNK ngy 24/12/2007 thnh lp Xớ nghip Lng thc Cỏi Cam, trc thuc Cụng ty C phn Xut Nhp Khu tnh Vnh Long - C cu t chc: +... phi thu 2.1.2.1 Khỏi nim, nguyờn tc hch toỏn, ý ngha v nhim v - Khỏi nim Cỏc khon phi thu thc cht l ng vn m doanh nghip b i tỏc (cú th l khỏch hng hoc nh cung cp) chim dng vỡ th v nguyờn tc quy mụ cỏc khon phi thu s cng nh cng tt Cỏc khon n phi thu bao gm: phi thu khỏch hng, phi thu ni b, phi thu khỏc - Nguyờn tc hch toỏn + N phi thu cn c hch toỏn chi tit cho tng i tng phi thu, theo tng ni dung phi thu, ... 2.1.4.2 Phõn tớch kh nng thu hi n - Vũng quay n phi thu khỏch hng: cho bit kh nng thu tin bỏn chu ca doanh nghip cú nh hng ti kh nng thanh toỏn n ngn hn ca nú Nú cũn th hin s thnh cụng trong chớnh sỏch thu tin ca doanh nghip, cho bit cỏc khon phi thu bỡnh quõn chuyn i thnh tin bao nhiờu ln trong k Doanh thu thun Vũng quay n phi thu khỏch hng = S s n bỡnh quõn phi thu khỏch hng - S ngy thu tin bỡnh quõn:... GII THIU TNG QUAN V CễNG TY C PHN XUT NHP KHU VNH LONG X NGHIP LNG THC CI CAM 3.1 LCH S HèNH THNH 3.1.1 Thụng tin tng quan v cụng ty - Cụng ty C phn Xut Nhp Khu Vnh Long (IMEX CUU LONG) l n v chuyn i t doanh nghip nh nc sang cụng ty c phn, chớnh thc hot ng t ngy 01/12/2007 theo Giy ng ký kinh doanh s 1500171478 c Phũng ng ký kinh doanh S K hoch u t Tnh Vnh Long cp - Cụng ty l thnh viờn ca: + Phũng... 3761998 3.1.2 Lch s hỡnh thnh - Cụng ty C phn Xut Nhp Khu tnh Vnh Long tin thõn l Cụng ty Ngoi thng tnh Cu Long c thnh lp theo Quyt nh s 439/UBT ngy 10/11/1976 ca Ch tch UBND tnh Cu Long, l n v xut nhp khu tng hp - Nm 1992, Cụng ty Ngoi thng tnh Cu Long c ng ký thnh lp li v i tờn thnh Cụng ty Xut Nhp Khu Vnh Long theo Quyt nh s 540/Q-UBT ngy 20/11/1992 ca UBND tnh Vnh Long - Nm 2006, thc hin Quyt nh s... lai thu tin Biờn lai thu tin c lp thnh 2 liờn (t giy than vit 1 ln), 1 liờn giao cho ngi np tin, 1 liờn lu li Sau khi thu tin, ngi thu tin v ngi np tin cựng ký v ghi rừ h tờn xỏc nh s tin ó thu, ó np Ký xong ngi thu tin lu 1 liờn, cũn liờn 2 giao cho ngi np tin gi Cui ngy, ngi c n v giao nhim v thu tin phi cn c vo biờn bn biờn lai lu lp Bng kờ biờn lai thu tin trong ngy (Nu thu sộc phi lp Bng kờ thu. .. i mi doanh nghip Nh nc thuc UBND tnh Vnh Long, Cụng ty Xut Nhp Khu Vnh Long ó tin hnh c phn húa v chuyn sang hot ng theo hỡnh thc Cụng ty C phn theo Quyt nh s 2608/Q-UBND, ngy 29/12/2006 ca Ch tch UBND tnh Vnh Long - Ngy 01/12/2007, Cụng ty C phn Xut Nhp Khu tnh Vnh Long chớnh thc i vo hot ng theo Giy ng ký kinh doanh s 1500171478 c Phũng ng ký kinh doanh S K hoch u t tnh Vnh Long cp - Thnh tớch t... tin cho DN 139, 331, 642 Xúa n phi thu ca KH Hỡnh 2.3 S k toỏn phi thu khỏch hng 2.1.2.3 K toỏn thu giỏ tr gia tng u vo c khu tr Theo iu 2 Lut thu GTGT s 13/2008/QH12 ca Quc hi ban hnh ngy 03/06/2008 Thu GTGT l mt loi thu giỏn thu, tớnh trờn khon giỏ tr tng thờm ca hng húa, dch v phỏt sinh trong quỏ trỡnh t sn xut, lu thụng n tiờu dựng - i tng chu thu Theo iu 3 Lut thu GTGT s 13/2008/QH12 ca Quc hi... khon phi thu ti Cụng ty C phn Xut Nhp khu Vnh Long Xớ nghip Lng thc Cỏi Cam 1.2.2 Mc tiờu c th - K toỏn vn bng tin v cỏc khon phi thu ti Cụng ty C phn Xut Nhp Khu Vnh Long Xớ nghip Lng thc Cỏi Cam - Phõn tớch tỡnh hỡnh qun tr vn bng tin v cỏc khon phi thu ti Xớ nghip - xut cỏc gii phỏp giỳp Xớ nghip hon thin cụng tỏc k toỏn vn bng tin v cỏc khon phi thu tt hn trong tng lai 1.3 PHM VI NGHIấN CU 1.3.1... nghiờn cu ti Cụng ty C phn Xut Nhp Khu Vnh Long Xớ nghip Lng thc Cỏi Cam 1.3.2 Thi gian nghiờn cu S liu nghiờn cu l s liu thu thp trong cỏc nm 2011, 2012, 2013, thi gian thc hin t thỏng 01/2014 n thỏng 04/2014 1.3.3 i tng nghiờn cu Nghiờn cu nhng vn liờn quan n k toỏn vn bng tin ch yu l k toỏn thu chi tin mt ti qu, k toỏn tin gi ngõn hng v cỏc khon phi thu ca Cụng ty C phn Xut Nhp Khu Vnh Long Xớ nghip

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:47

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w