Để hiểu thêm về sự cần thiết của kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu nên em chọn phân tích đề tài “ Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân”.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ KIM YẾN MSSV: LT11481
KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp tư nhân Lê Quân đã cho giúp cho em hiểu rõ hơn những kiến thức đã học ở trường và hiểu được công việc thực tế Từ đó giúp em thấy được sự khác biệt giữa lý thuyết và công việc thực tế, bởi vì giữa lý thuyết và thực tế có sự khác biệt tùy từng ngành và từng đơn vị Em xin cảm ơn các anh chị trong doanh nghiệp tư nhân Lê Quân
đã tận tình giúp đỡ, cảm ơn anh Lê Văn Bé Tư kế toán trưởng mặc dù công việc bận rộn đã dành thời gian hướng dẫn, giúp đỡ những thông tin số liệu về doanh nghiệp có liên quan đến nội dung mà đề tài nghiên cứu, nhiệt tình giải thích cho em những thắc mắc về sự biến động của các khoản mục
Và đặc biệt em xin cảm ơn thầy Lê Trần Phước Huy giáo viên hướng dẫn đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình những nội dung và đề tài cần nghiên cứu, cách phân tích, đánh giá….Vì thế, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa KT & QTKD trường Đại Học Cần Thơ và các anh chị trong doanh nghiệp Xin kính chúc quý thầy cô, các anh chị trong doanh nghiệp nhiều sức khỏe và luôn hoàn thành tốt công việc
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Kim Yến
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Kim Yến
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Trang 7MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi về không gian …2
1.3.2 Phạm vi về thời gian …2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu …2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU …2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……….4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Kế toán vốn bằng tiền …4
2.1.2 Kế toán các khoản phải thu …5
2.1.3 Kế toán tiền mặt tại quỹ …7
2.1.4 Kế toán tiền gửi ngân hàng .10
2.1.5 Kế toán tiền đang chuyển 13
2.1.6 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi .14
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu .16
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN………17
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN .17
3.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN 18
Trang 83.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp ……… 19
3.2.3 Chứng từ và hệ thống kế toán áp dụng 21
3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 21
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP 24
3.3.1 Thuận lợi 24
3.3.2 Khó khăn 24
3.3.3 Phương hướng hoạt động trong tương lai 25
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN……… 26
4.1 KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI QUỸ 26
4.1.1 Trình tự luân chuyển chứng từ 26
4.1.2 Nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp 29
4.2 KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 39
4.2.1 Trình tự luân chuyển chứng từ 39
4.2.2 Nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp 41
4.3 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU 45
4.3.1 Trình tự luân chuyển chứng từ 45
4.3.2 Nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp 45
4.4 THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỐN BẰNG TIỀN VÀ KHOẢN PHẢI THU TẠI DOANH NGHIỆP 45
4.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU CHI TIỀN CỦA DOANH NGHỆP QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 45
4.6 CÁC TỶ SỐ THANH TOÁN 60
4.6.1 Tỷ số thanh toán hiện hành 60
4.6.2 Tỷ số thanh toán nhanh 60
4.6.3 Kỳ thu tiền bình quân 61
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU……….62
Trang 95.2 HẠN CHẾ 62
5.3 GIẢI PHÁP 62
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……… 63
6.1 KẾT LUẬN 63
6.2 KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO………64
PHỤ LỤC……….65
Trang 10DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 22
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt tình hình hoạt động kinh doanh của DNTN Lê Quân qua năm 2010, 2011, 2012 24
Bảng 4.1 Tình hình tiêu thụ tiền mặt quý 1 năm 2013 37
Bảng 4.2 Tình hình chi tiền mặt quý 1 năm 2013 38
Bảng 4.3 Tình hình thu TGNH quý 1 năm 2013 44
Bảng 4.4 Tình hình hoạt động thu tiền mặt tại DNTN Lê Quân qua các năm 2010, 2011, 2012 46
Bảng 4.5 Chi tiền mặt qua các năm 2010, 2011, 2012 49
Bảng 4.6 Thu TGNH qua 3 năm 2010, 2011, 2012 51
Bảng 4.7 Tình hình chi TGNH qua 3 năm 2010, 2011, 2012 53
Bảng 4.8 Tình hình thu tiền mặt 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu 2012 55
Bảng 4.9 Tình hình chi tiền mặt 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu 2012 56
Bảng 4.10 Tình hình thu TGNH 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu 2012 57
Bảng 4.11 Tình hình chi TGNH 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu 2012 58
Bảng 4.12 Tình hình các khoản phải thu 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 59
Bảng 4.13 Hệ số thanh toán hiện hành 60
Bảng 4.14 Hệ số thanh toán nhanh 60
Bảng 4.15 Kỳ thu tiền bình quân 60
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán các khoản phải thu 6
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán kế toán tiền mặt 9
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán kế toán TGNH 12
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán kế toán tiền đang chuyển 14
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán kế toán nợ phải thu khó đòi 15
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp 17
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 18
Hình 3.3 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung 20
Hình 4.1 Lưu đồ chứng từ tăng tiền mặt do thu nợ khách hàng 26
Hình 4.2 Lưu đồ chứng từ giảm tiền mặt do trả nợ khách hàng 28
Hình 4.3 Lưu đồ chứng từ tăng TGNH do thu nợ khách hàng 39
Hình 4.4 Lưu đồ chứng từ giảm TGNH do trả nợ nhà cung cấp 41
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
BHYT: Bảo hiểm y tế
BHXH: Bảo hiểm xã hội
GTGT: Giá trị gia tăng
GVHB: Giá vốn hàng bán
DT: Doanh thu
LN: Lợi nhuận
CCDV: Cung cấp dịch vụ
CKTM: Chiết khấu thương mại
TGNH: Tiền gửi ngân hàng
Trang 13CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thực hiện các chính sách mở cửa cùng với sự phát triển của xã hội, tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn nhận thức, đánh giá đúng tiềm năng của mình trên thị trường, để có thể đứng vững và phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện về mặt tổ chức, công tác quản lý nhằm đám ứng nhu cầu của nền kinh tế Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu trên thì việc quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu một cách hợp lý góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển Vốn bằng tiền và các khoản phải thu là những bộ phận thuộc tài sản của doanh nghiệp, nếu
sử dụng không hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khó có thể cạnh tranh với doanh nghiệp khác
Vốn bằng tiền và các khoản phải thu là những khoản mục có tính chất phức tạp, thường xuyên biến động nó liên quan đến việc sử dụng tiền với chức năng thanh toán thông qua các mối quan hệ kinh tế Vì thế, công tác quản lý vốn bằng tiền và các khoản phải thu phải được quản lý tốt, tính toán, ghi chép đầy đủ, chính xác tránh tình trạng ứ động hoặc thiếu vốn kinh doanh Bên cạnh đó, vốn bằng tiền cũng là yếu tố tiên quyết, là công cụ đắc lực của doanh nghiệp sự luân chuyển của nó liên quan đến hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh Dựa vào quá trình luân chuyển vốn bằng tiền, doanh nghiệp có thể xác định được hướng phát triển và có biện pháp giúp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn
Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng của kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu nó là cơ sở ban đầu đồng thời theo suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Để hiểu thêm về sự cần thiết của kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu nên em chọn phân tích đề tài “ Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân Từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác “ Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân”
Trang 141.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng công tác “ Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân”
- Phân tích tình hình thu, chi tiền tại DNTN Lê Quân
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới kế hoạch thu, chi
- Đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
- Đề tài được thực hiện tại doanh nghiệp tư nhân Lê Quân
- Số 01 Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, Thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long
1.3.2 Phạm vi thời gian
- Số liệu sử dụng từ 01/01/2010 đến 30/06/2113
- Thời gian thự tập từ 12/08/2013 đến 18/11/2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân”
- Các chứng từ, sổ sách kế toán, các thông tin ở bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động knh doanh
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Lê Thị Tố Trang (2009) nghiên cứu “Kế toán vốn bằng tiền và nợ phải thu
tại công ty TNHH Tư Vấn Đầu Tư và Xây Dựng Đồng Tâm”, LVTN đại học; Đại học Cần Thơ Tác giả thu thập số liệu thứ cấp tại công ty TNHH Tư Vấn Đầu
Tư và Xây Dựng Đồng Tâm; sử dụng phương pháp thống kê mô tả lại thực trạng công tác kế toán Kết quả nghiên cứu cho thấy công tác kế toán của công ty còn hạn chế như chưa đánh số liên tục cho các chứng từ
- Đoàn Thị Nhẹ (2012) nghiên cứu “Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại DNTN Lê Quân” Tác giả phỏng vấn trình tự lập, xử lý, luân chuyển chứng từ; thu thập số liệu kế toán thông qua các chứng từ, sổ sách kế toán Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác giả đã đánh giá được những ưu diểm để tiếp tục phát huy và những khuyết điểm để tìm ra hướng giải quyết nhằm giúp doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn
Trang 15tác giả thực hiện hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh, tiến hành ghi sổ
Do vậy, nghiên cứu này kế thừa phương pháp nghiên cứu của Lê Thị Tố Trang (2009) Đoàn Thị Nhẹ (2012), Phan Đức Dũng (2005) để thực hiện phân tích quy trình hạch toán và luân chuyển chứng từ của quá trình kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Trang 16CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
b Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
- Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền tại doanh nghiệp, khóa sổ kế toán tiền mặt cuối mỗi ngày để có số liệu đối chiếu với thủ quỹ
- Tổ chức thực hiện đầy đủ, thống nhất các quy định về chứng từ, thủ tục hạch toán vốn bằng tiền nhằm thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện kịp thời các trường hợp chi tiêu lãng phí
- So sánh, đối chiếu kịp thời, thường xuyên, số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt, sổ
kế toán tiền mặt với số kiểm kê thực tế nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời các trường hợp sai lệch để kiến nghị các biện pháp xử lý
2.1.1.2 Nguyên tắc và sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền
- Hạch toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính (Trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ khác)
- Trường hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh là ngoại tệ phải quy đổi
ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
- Doanh nghiệp có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổ (phải xin phép) nhưng khi lập báo cáo tài chính sử dụng ở Việt Nam phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch
- Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Trang 172.1.2 Kế toán các khoản phải thu
2.1.2.1 Khái niệm, nhiệm vụ và nguyên tắc hạch toán kế toán các khoản phải thu
a Khái niệm
- Các khoản nợ phải thu là một dạng tài sản lưu động của doanh nghiệp và có
vị trí quan trọng về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Vì vậy, đòi hỏi kế toán cần phải hạch toán chính xác kịp thời cho từng đối tượng, từng hợp đồng…
- Nhóm các tài khoản phải thu dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
b Nhiệm vụ của kế toán các khoản phải thu
- Kế toán phản ánh các khoản phải thu theo giá trị thuần, do đó, trong nhóm tài khoản phải thiết lập các tài khoản “dự phòng phải thu khó đòi”, để tính trước các khoản lỗ dự kiến về khoản phải thu khó đòi có thể không đòi được trong tương lai nhằm phản ánh giá trị thuần của các khoản phải thu
- Kế toán phải xác minh tại chỗ hoặc yêu cầu xác nhận bằng văn bản đối với các khoản nợ tồn động lâu ngày chưa và khó có khả năng thu hồi được để làm căn cứ dự phòng phải thu khó đòi về các khoản nợ phải thu này
- Các tài khoản phải thu chủ yếu có số dư bên Nợ, nhưng trong quan hệ với từng đối tượng phải thu có thể xuất hiện số dư bên Có (trong trường hợp nhận tiền ứng trước, trả trước của khách hàng…) Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính, khi tính toán các chỉ tiêu phải thu, phải trả cho phép lấy số dư chi tiết của các đối tượng nợ phải thu để lên hai chỉ tiêu bên “tài sản” và bên “nguồn vốn” của bảng cân đối kế toán
c Nguyên tắchạch toán kế toán các khoản phải thu
- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng khoản nợ
và từng lần thanh toán Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thu hồi nợ tránh tình trạnh bị chiếm dụng vốn hoặc nợ dây dưa
- Trường hợp hàng đổi hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và phải trả hoặc phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản xóa nợ…
- Các khoản nợ phải thu phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp
Trang 182.1.2.2 Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
SD: Số tiền còn phải thu khách hàng SD: Số tiền nhận trước hoặc số đã
thu nhiều hơn số phải thu
Trang 192.1.3 Kế toán tiền mặt tại quỹ
2.1.3.1 Khái niệm, chứng từ sử dụng và nguyên tắc hạch toán
a Khái niệm
Tiền tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và việc bảo quản tiền mặt tại quỹ do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện
b Chứng từ sử dụng
- Phiếu thu (Mẫu số 01- TT)
- Phiếu chi (Mẫu số 02- TT)
- Hóa đơn GTGT
c Nguyên tắc hạch toán
-Kế toán phản ánh vào tài khoản 111 “tiền mặt” số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt Đối với khoản tiền thu được chuyển ngay vào ngân hàng thi không ghi vào bên nợ TK 111 “tiền mặt” mà ghi vào bên nợ TK 113 “tiền đang chuyển”
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý do doanh nghiệp khác, cá nhân
ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền tại đơn vị
2.1.3.2 Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Trang 21Thu tiền từ hoạt động tài
chính và hoạt động khác Chi tiền thanh toán các
338, 334
144, 244 Nhận ký quỹ, ký cược
ngắn hạn, dài hạn Chi tiền mặt đã ký cược,
ký quỹ ngắn hạn, dài hạn
144, 244
341, 342 Thu hồi tiền ký quỹ, ký
cược ngắn hạn, dài hạn Chi tiền thanh toán vay
dài hạn và nợ ngắn hạn
121, 128, 221, 222, 228
1381 Thu hồi vốn đầu tư ngắn
hạn, dài hạn
3381 Chênh lệch thiếu do kiểm, chờ giải quyết
Chênh lệch thừa do
kiểm, chờ xử lý
Trang 222.1.4 Kế toán tiền gửi ngân hàng
2.1.4.1 Khái niệm, tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán
a Khái niệm:
Tiền của doanh nghiệp phần lớn được gửi ở ngân hàng, kho bạc, công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt Lãi từ khoản tiền gửi ngân hàng được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp
do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh
- Trường hợp mua ngoại tệ gửi vào ngân hàng thì được phản ánh theo tỷ giá mua thực tế phải trả
- Trường hợp rút tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán TK 1122 theo một trong số các phương pháp tính giá xuất bình quân gia quyền, nhập trước, xuất trước, nhập sau, xuất trước
- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết từng loại tiền gửi theo từng ngân hàng để thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu khi cần thiết
2.1.4.2 Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
TK 1122: Ngoại tệ (Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng
đã quy đổi ra đồng Việt Nam)
TK 1123: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý (Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi tại ngân hàng)
Trang 23 Kết cấu tài khoản:
Số tiền hiện gởi ở ngân hàng
- Các khoản tiền gởi vào ngân - Các khoản tiền gởi được rút ra hàng (Kho bạc, công ty tài chính)
- Chênh lệch tăng tỷ giá do đánh - Chênh lệch giảm tỷ giá do đánh
giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Số tiền hiện gởi tại ngân hàng
TK 112
Trang 24Tiền đang chuyển và tiền
mặt gửi vào ngân hàng
Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
Khách hàng trả nợ bằng tiền
gửi ngân hàng
Mua hàng hóa, vật tư, tài sản trả bằng TGNH
Nhận lại tiền kí cược, kí quỹ
bằng tiền gửi ngân hàng
Thanh toán các khoản phải chi bằng TGNH
411
Nhận góp vốn liên doanh
bằng tiền gửi ngân hàng
Chi TGNH để đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn
515
Lãi tiền gửi định kì được
tính vào tài tài khoản
341, 342
Chi TGNH thanh toán vay dài hạn và nợ dài hạn
3381
Số liệu trên báo cáo thừa so
với bản sao ngân hàng
Chuyển khoản kí cược, kí quỹ ngắn hạn, dài hạn
1381
Số liệu trên báo cáo thiếu
so với bảng sao ngân hàng
Trang 252.1.5 Kế toán tiền đang chuyển
2.1.5.1 Khái niệm, tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán
a Khái niệm
Tiền đang chuyển bao gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ của doanh nghiệp đã nộp vào ngân hàng, kho bạc, hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền qua bưu điện để thanh toán nhưng chưa nhận được giấy báo của đơn vị được thụ hưởng
2.5.1.2 Tài khoản sử dụng và sơ đồ hạch toán
Khoản tiền đang chuyển đầu kỳ
Các khoản tiền đã nộp vào ngân Kết chuyển vào các tài khoản có liên
hàng, kho bạc hoặc chuyển vào quan
bưu điện nhưng chưa nhận được
giấy báo của ngân hàng hoặc đơn
vị thụ hưởng
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Trang 26b Sơ đồ hạch toán
111 331, 333, 311, 315
Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán kế toán tiền đang chuyển
2.1.6 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
2.1.6.1 Khái niệm
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản thiệt hại về nợ phải thu khó đòi được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bù đắp thiệt hại thực tế khi các khoản phải thu khó đòi, không có khả năng thu hồi được, đồng thời cũng để phản ảnh giá trị thuần túy có thể thực hiện được của các khoản thu (số tiền thực sự sẽ thu được trên bảng cân đối kế toán lúc cuối năm)
- Nợ phải thu quá hạn thanh toán
+ Trích lập dự phòng 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm
+ Trích lập dự phòng 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm
+ Trích lập dự phòng 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm
- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán
Thu tiền bán hàng và nợ
chưa nhận được giấy
Nhận giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền gửi
Gửi tiền vào ngân hàng
chưa nhận được giấy
Nhận được giấy báo
về khoản nợ đã được
Trang 27+ Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích; bỏ trốn; đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, xét xử hoặc đang thi hành án… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng
+ Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp
b Xử lý khoản dự phòng
- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập phòng theo các quy định; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp không phải trích lập
- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch; nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác
c Sơ đồ hạch toá
Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có
Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán kế toán nợ phải thu khó đòi
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp hỏi trực tiếp người
cung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài Phương pháp sử dụng trong giai đoạn thu thập thông tin cần thiết và những số liệu thô liên quan đến đề
Hoàn nhập dự phòng khoản phải thu
khó đòi Các khoản phải thu khó đòi
đã lập dự phòng được xử lý
Số dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ
Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại đầu kỳ
TK 139
Trang 282.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
b So sánh số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so chỉ tiêu
kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
%F: là phần trăm gia tăng của các chỉ tiêu
2.2.2.2 Phương pháp kế toán hạch toán: là phương pháp sử dụng chứng từ, tài
khoản sổ sách để hệ thống hóa và kiểm soát thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Trang 29CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM
3.1.1 Giới thiệu chung về Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân
3.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân
- Địa chỉ: Số 01 Đinh Tiên Hoàng, Phường 8, Thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long
- Điện thoại: 0703.877288
- Mã số thuế: 1500149761
- Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân được thành lập vào ngày 05/10/1993 do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh cấp lấy tên là “Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân” với số vốn ban đầu là: 339.736.400 đồng Kể từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp đã không ngừng trưởng thành và phát triển với số vốn hiện có là: 8.983.678.713 đồng
- Do nhu cầu phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng đòi hỏi sự phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, vào ngày 10/04/1998 doanh nghiệp mở thêm chi nhánh đặt tại số 163 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thành phố Vĩnh Long, Vĩnh Long
3.1.1.2 Đặt điểm kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân Lê Quân kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, doanh nghiệp mua hàng từ nhà máy sản xuất, nơi cung cấp hàng hóa… về
dự trữ sau đó bán ra
3.1.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của doanh nghiệp
Chủ Doanh Nghiệp
Bộ phận bán
hàng
Bộ phận kế toán
Bộ phận quản
lý kho
Bộ phận tài xế- công nhân
Trang 303.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN
- Kiểm tra, báo cáo các quyết toán nội bộ do đơn vị lập Lập báo cáo tài chính hàng năm
- Định kỳ, tổng hợp báo cáo về các phần hành kế toán, căn cứ số liệu tổng hợp làm công tác báo cáo định kỳ
- Căn cứ vào báo cáo bán hàng, chứng từ ghi nợ và các tư liệu có liên quan tại các cơ sở gởi lên hạch toán tất cả các khoản nợ vào sổ
- Đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng trong và ngoài tỉnh tới hạn trả, gởi phiếu đòi nợ đến khách hàng chưa thanh toán yêu cầu trả tiền
- Cuối tháng, phải lập báo cáo tình hình công nợ đảm bảo sổ sách khớp đúng với thực tế Hàng ngày, phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập chứng từ
có liên quan và ghi vào sổ kế toán
+ Thủ quỹ
Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi bằng tiền, thực hiện kiểm tra đối chiếu
Kế toán trưởng , kiêm kế toán tổng hợp kiêm kế toán công nợ và kế toán
thanh toán
Trang 31tiếp với giám đốc và kế toán trưởng các vấn đề bất thường liên quan đến kho quỹ
3.2.2 Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính
- Hình thức kế toán áp dụng: Trên máy vi tính theo hình thức sổ nhật ký chung
- Tổ chức bộ máy kế toán: Theo hình thức tập trung
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc
- Phương pháp tính giá hàng tồn kho cuồi kỳ: Bình quân gia quyền liên hoàn
- Phương pháp tính thuế: Tính thuế theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo đường thẳng
Trang 32TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Sơ đồ 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung + Ghi chú:
kế toán tiến hành ghi vào sổ cái tiến hành lập báo cáo kế toán
- Ghi định kỳ: Căn cứ vào các sổ kế toán ghi vào bảng tổng hợp chi tiết Từ bảng tổng hợp chi tiết kế toán tiến hành ghi vào báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng cân đối
số phát sinh
Trang 333.2.3 Chứng từ và hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
- Chứng từ gốc do đơn vị lập ra hoặc từ bên ngoài vào được tập trung tại phòng
kế toán và được phân loại theo từng loại, từng nhà cung cấp, từng khách hàng,
từng đối tượng (công trình) sử dụng và theo từng tháng
- Chứng từ kế toán được sắp xếp theo ngày, tháng, số chứng từ, sau đó được lưu
trữ, bảo quản tại kho lưu trữ
- Hệ thống tài khoản kế toán tại công ty áp dụng theo doanh mục hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định hiện hành số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006/ ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
2010, 2011, 2012
Trang 34
Bảng3.1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012
Đơn vị: Đồng
(Nguồn từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2010, 2011, 2012)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 CHỈ TIÊU
Trang 35Bảng 3.2 Bảng tóm tắt kết quả hoạt động sản kinh doanh của DNTN Lê Quân trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Đvt: đồng
Tổng doanh thu 14.894.582.902 16.338.115.706 11.767.136.145 Tổng chi phí 14.818.203.690 16.145.965.620 12.445.342.800 Lợi nhuận 76.379.212 192.150.076 (615.506.653)
Lợi nhuận sau thuế 57.284.409 158.523.813 (615.506.653)
(Nguồn từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN Lê Quân)
Qua 2 bảng trên cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2010, 2011, 2012 như sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2011 so 2010 tăng 1.443.532.804 đồng tương ứng tăng 9,69%, trong năm 2011 doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả bán được nhiều hàng, doanh thu tăng nhiều, tuy nhiên đến năm
2012 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh giảm 4.570.979.561 đồng tương ứng giảm 27,98% do năm 2012 các doanh nghiệp kinh doanh về vật liệu xây dựng nói chung đều gặp nhiều khó khăn, ứ động nhiều hàng hóa, giá cả các loại nhiên liệu tăng như xăng, dầu, tiền điện cũng tăng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp không chỉ doanh nghiệp nhỏ mà các công ty lớn cũng gặp nhiều khó khăn
- Ở cả 3 năm doanh nghiệp không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán giữa năm 2011 và 2010 có sự chênh lệch không nhiều giảm 991.451.181 đồng tương ứng giảm 7,12% doanh nghiệp cần tìm thêm những nhà cung cấp khác để so sánh về mặt giá cả để tiếp cận được lượng hàng có giá rẻ hơn nhưng phải đảm bảo chất lượng giúp làm giảm giá vốn, năm 2012 tuy giá vốn có giảm so với 2011 giảm 4.138.873.291 đồng giảm 27,74% giá vốn giảm nhiều là
do 2012 số lượng hàng hóa bán ra ít đặc biệt là xi- măng là lượng hàng bị tồn động nhiều nhất
- Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu tài chính ở cả 3 năm cho thấy doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả lượng tiền ở doanh nghiệp, lượng tiền mặt tại quỹ nhiều, doanh nghiệp cần xem xét đầu tư để thu về những khoản thu thêm
Trang 36chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng 118.889.893 đồng tương ứng tăng 13,36%, khoản chi này tiếp tục tăng vào năm 2012 tăng 202.639.929 đồng tăng 20,09%, doanh nghiệp nên kiểm soát lại các khoản chi, cần tiết kiệm khoản tiền điện, tiền điện thoại, văn phòng phẩm…
- Ngoài thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012, doanh nghiệp còn phát sinh thêm khoản thu nhập khác Cụ thể, chỉ phát sinh trong năm 2012 là: 62.700.000 đồng Khoản thu nhập này phát sinh từ việc thu khuyến mãi do mua hàng Bên cạnh khoản thu nhập khác doanh nghiệp cũng phát sinh chi phí khác khoản chi khác này là chi cho việc thanh lý tài sản cố định mà khoản chi này lại lớn hơn khoản thu khác, tuy nhiên khoản thu và chi khác này không phải lúc nào cũng phát sinh
Nhìn chung, qua kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy được doanh thu, chi phí, lợi nhuận có sự biến động rõ rệt qua các năm Nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng giảm, thậm chí bị lỗ trong năm 2012 Mặc dù vẫn còn trong tình hình khó khăn nhưng doanh nghiệp cần điều chỉnh lại các khoản thu chi cho hợp lý, không nên để xảy ra việc thiếu hụt vốn quá nhiều khiến doanh nghiệp phải vay thêm từ bên ngoài, cần tìm biện pháp giúp giải phóng hàng tồn
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP
3.4.1 Thuận lợi
- Doanh nghiệp luôn cố gắng thâm nhập thị trường tạo thế đứng vững vàng và tìm nguồn lợi nhuận nhanh
- Tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh vào các chứng từ kế toán
- Mọi hoạt động nhập, xuất đều được lập chứng từ đầy đủ
- Bổ sung và điều chỉnh kịp thời nhu cầu vốn cho kinh doanh phù hợp với yêu cầu và quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
- Doanh nghiệp tự chủ được nguồn vốn của mình
- Doanh thu đạt được ở mức cao, lợi nhuận thu về tương đối cao, có sự đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước tăng nguồn thu nhập cho công nhân viên
3.4.2 Khó khăn
- Doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn như giá xăng dầu tăng cao, giá cả của
nguồn nguyên vật liệu tăng cao làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm
- Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, mặc dù doanh thu hàng năm có tăng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiết kiệm được chi phí, tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ
Trang 37- Lãi suất ngân hàng còn cao gây khó khăn nhiều trong việc chi trả của doanh nghiệp
- Sự liên kết của các nhà sản xuất còn hạn chế, thiếu sự phối hợp của các doanh nghiệp trong nước về giá cả, việc tranh mua tranh bán… Do đó, giá cả hàng hóa biến động liên tục làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn
3.4.3 Phương hướng hoạt động trong tương lai
- Chủ động linh hoạt tìm nguồn nguyên liệu tốt, giá rẻ và tìm các đối tác bạn hàng
- Thực hiện tốt các chế độ báo cáo kế toán, kịp thời, chính xác, trung thực
- Nộp thuế cho Nhà nước định kỳ, đúng thời hạn
Trang 38CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN 4.1 KẾ TOÁN TIỀN MẶT TẠI QUỸ
4.1.1 Trình tự luân chuyển chứng từ
a Trường hợp tăng tiền mặt do thu nợ khách hàng
Hình 4.1: Lưu đồ chứng từ nghiệp vụ tăng tiền mặt do thu nợ khách hàng
Báo cáo tài chính
Bắt đầu
Hợp đồng, hóa đơn Giấy đề nghị thanh toán
Nhập liệu
Phiếu thu 3 Phiếu thu 2 Phiếu thu 1 Hợp đồng, hóa đơn Giấy đề nghị thanh toán
Xem xét,
kí duyệt
Phiếu thu 3 Phiếu thu 2 Phiếu thu 1 Hợp đồng, hóa đơn Giấy đề nghị thanh toán
Kiểm tra thu tiền, kiểm tra
sổ quỹ
Phiếu thu 3 Phiếu thu 2
Người nộp tiền
Phần mềm kế toán xử lý
In phiếu thu
Sổ quỹ
Cơ sở
dữ liệu