0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN (Trang 26 -26 )

2.1.6.1 Khái niệm

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là khoản thiệt hại về nợ phải thu khó đòi được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm bù đắp thiệt hại thực tế khi các khoản phải thu khó đòi, không có khả năng thu hồi được, đồng thời cũng để phản ảnh giá trị thuần túy có thể thực hiện được của các khoản thu (số tiền thực sự sẽ thu được trên bảng cân đối kế toán lúc cuối năm).

2.1.6.2Phương pháp lập dự phòng và xử lý khoản dự phòng

a. Phương pháp lập dự phòng

Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ thu khó đòi. Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán thì doanh nghiệp trích lập dự phòng theo mức tổn thất do không thu hồi được.

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán

+ Trích lập dự phòng 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.

+ Trích lập dự phòng 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

+ Trích lập dự phòng 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

- Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán Thu tiền bán hàng và nợ

chưa nhận được giấy

Nhận giấy báo có của ngân hàng về khoản tiền gửi

Gửi tiền vào ngân hàng chưa nhận được giấy

Nhận được giấy báo về khoản nợ đã được

+ Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích; bỏ trốn; đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, xét xử hoặc đang thi hành án… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

+ Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

b. Xử lý khoản dự phòng

- Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập phòng theo các quy định; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp không phải trích lập.

- Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch; nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.

c. Sơ đồ hạch toá

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán kế toán nợ phải thu khó đòi

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN LÊ QUÂN (Trang 26 -26 )

×