4.6.1 Tỷ số thanh toán hiện hành
Bảng 4.13 Hệ số thanh toán hiện hành
Đvt: đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Tổng tài sản ngắn hạn Đồng 12.259.585.262 11.583.304.425 Tổng nợ ngắn hạn Đồng 3.055.588.661 2.958.076.309 Hệ số thanh toán hiện
hành Lần 4,01 3,92
(Nguồn từ bảng cân đối kế toán tại DNTN Lê Quân)
Năm 2011, hệ số thanh toán hiện hành của doanh nghiệp là 4,01 lần, với một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 4,01 đồng tài sản ngắn hạn. Đến năm 2012 lại giảm xuống chỉ còn 3,92 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành năm 2012 giảm so với năm 2011 giảm từ 4,01 lần xuống 3,92 lần giảm 0,09 lần tương ứng giảm 2,24% so với năm 2011. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp có giảm nhưng vẫn lớn hơn 1, doanh nghiệp vẫn còn đủ khả năng thanh toán.
4.6.2 Hệ số thanh toán nhanh
Các tài sản mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những TSNH có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho, vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền, nhất là hàng ứ đọng, chúng khó chuyển đổi bằng tiền mặt và đẽ bị lỗ nếu được bán.
Bảng 4.14: Hệ số thanh toán nhanh
Đvt: đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Đồng 1.659.642.220 848.582.184 Nợ ngắn hạn Đồng 3.055.588.661 2.958.076.309
Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,54 0,29
Nhận xét:
Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp năm 2011 hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp là 0,54 lần, hệ số thanh toán nhanh của năm 2012 là 0,29 lần. Hệ số thanh toán nhanh của năm 2012 so 2011 giảm 0,25 lần tương ứng giảm 46,23%. Tốc độ giảm của năm 2012 nhiều hơn so với năm 2011 vì vậy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản nợ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét lại lượng tiền hiện có của doanh nghiệp, tìm biện pháp giảm bớt hàng tồn kho.
4.6.3 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Nó phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu và cho ta biết từ ngày phát sinh các khoản phải thu đến khi doanh nghiêp thu tiền về phải mất bao nhiêu ngày. Tỷ số này càng thấp thì thời gian thu hồi các khoản phải thu càng ngắn, hiệu quả quản lý các khoản phải thu càng cao.
Bảng 4.15: Kỳ thu tiền bình quân kho của doanh nghiệp qua năm 2011 và 2012
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu thuần Đồng 16.338.115.706 11.767.136.145
Số dư bình quân khoản phải
trả Đồng 113.608.015 227.216.031
Doanh thu bình quân ngày Đồng 45.383.654 32.686.489
Kỳ thu tiền bình quân Vòng 2,5 6,95
Vòng quay các khoản phải thu
bình quân Vòng 143,81 51,79
(Nguồn từ bảng cân đối kế toán tại DNTN Lê Quân)
Nhận xét:
Kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng và vòng quay các khoản phải thu bình quân giảm cho ta thấy việc thu hồi nợ của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả. Năm 2011 kỳ thu tiền bình quân là 2,5 vòng, số vòng quay các khoản phải thu tiền bình quân là 143,81 vòng. Năm 2012, kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp là 6,95 vòng, tăng 4,45 vòng so với năm 2011, số vòng quay các khoản phải thu tiền bình quân là 51,79 vòng, giảm 92,02 vòng so với năm 2011. Khả năng quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp còn thấp kỳ thu tiền bình quân tăng. Doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý nợ tốt hơn
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU
5.1 ƯU ĐIỂM
- Công tác kế toán của DNTN Lê Quân tuân thủ theo đúng các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Bộ phận kế toán luôn cập nhật các thông tin nhanh chóng về các điều khoản các thay đổi, các chính sách mới điều chỉnh liên quan đến kế toán để dần dần nâng cao trình độ chuyên môn.
-Bộ phận kê toán còn áp dụng phần mềm để ghi sổ, hạch toán nhằm giảm bớt được khối lượng công việc cho kế toán, công ty sử dụng phần mềm kế toán tự viết chạy trên nền Foxpro.
- Đội ngủ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, hoạt động tích cực và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Giữa nhân viên phòng kế toán và các bộ phận khác có quan hệ tốt, có sự trao đổi với nhau tạo sự thuận lợi trong quá trình làm việc.
- Kế toán ghi chép tình hình thu chi các khoản tiền chặt chẽ, ghi chép rõ ràng, đầy đủ.
- Các chứng từ phiếu thu, chi đều được ký duyệt đầy đủ rồi mới chi tiền, các chứng từ sau khi ghi sổ đều được lưu trữ cẩn thận.
5.2 HẠN CHẾ
- Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, có tính linh hoạt dễ bị thất thoát gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý.
- Các khoản chi của doanh nghiệp tương đối lớn
- Các nghiệp vụ phát sinh nhiều dễ bị sai sót các chứng từ.
- Doanh nghiệp bỏ qua việc theo dõi trên sổ sách các nghiệp vụ kế toán tiền đang chuyển mà hạch toán thẳng vào tài khoản 112.
5.3 GIẢI PHÁP
- Các chứng từ phải được đánh số liên tục trước khi sử dụng để kiểm tra, dễ tìm được khi cần thiết.
- Doanh nghiệp nên áp dụng thu tiền bằng chuyển khoản sẽ thuận tiện hơn cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nên sử dụng thẻ kho vào để giúp doanh nghiệp dễ quản lý hơn - Doanh nghiệp nên có trích lập thêm những khoản nợ phải thu khó đòi.
- Cần đề ra một định kỳ là cuối mỗi ngày hay mỗi tuần để tiến hành kiểm tra đối chiếu giữa sổ sách kế toán và thủ quỹ.
- Số lượng công việc nhiều nhân viên thì ít dễ bị thất thoát và chậm trễ tạo áp nhiều áp lực công việc cho nhân viên, doanh nghiệp nên tuyển thêm nhân viên ở phòng kế toán để giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại DNTN Lê Quân giúp em hiểu rõ hơn về cách hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, hiểu hơn về cách lập luân chuyển chứng từ, trình tự ghi sổ, công việc này đòi hỏi phải có sự kiên trì và tính cẩn thận cao. Qua đó, cho em thấy được để làm tốt công việc sau này thì việc nắm vững lý thuyết là một điều kiện tiên quyết nếu không nắm vững lý thuyết thì người làm kế toán gặp nhiều khó khăn khi làm việc làm ảnh hưởng tới tiến trình hoàn thành công việc chung của phòng kế toán. Việc quản lý tốt vốn bằng tiền và các khoản phải thu giúp nhà quản lý doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn hơn cho các khoản đầu tư hay hoạt động của doanh nghiệp. Từ việc thực tập tại DNTN Lê Quân, phân tích đề tài “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu” giúp em học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế biết được sự giống và khác nhau giữa thực tế và lý thuyết được học ở trường. Nhìn chung, các mẫu chứng từ, hóa đơn, cách ghi chép, trình tự hạch toán, mở, khóa sổ đều giống như lý thuyết được học, tuy nhiên, về tổ chức bộ máy kế toán theo như được học ở lý thuyết thì mỗi kế toán sẽ có những công việc khác nhau để đảm bảo tính chính xác nhưng tại doanh nghiệp thì kế toán trưởng lại kiêm nhiều việc. Do doanh nghiệp có quy mô nhỏ nên không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tuy xét về mặt lý thuyết đã học khác nhau, nhưng nó phù hợp với qui mô kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu là tiêu thụ trực tiếp, bán hàng qua điện thoại các nghiệp vụ phát sinh tương đối không quá nhiều, nhưng có thêm nhân viên thì sẽ tốt hơn.
6.2KIẾN NGHỊ
- Nhà nước cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh về xây dựng đang trong tình trạng khó khăn, cần giảm bớt các thủ tục rườm rà tại ngân hàng mỗi khi doanh nghiệp đến giao dịch.
- Cũng cần phải giảm bớt các thủ tục hoàn thuế, để việc hoàn thuế được nhanh chóng hơn.
- Các ngân hàng có thể gia hạn thêm thời gian để doanh nghiệp trả nợ vay hay lãi vay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Phan Đức Dũng, 2006. Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Thống kê, khoa Kinh tế trường Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
- Các tài liệu có liên quan của DNTN Lê Quân.
- Phan Đức Dũng (Tạp chí kế toán), số xuất bản: 56, năm xuất bản: 10-2005 nghiên cứu “Sự khác biệt giữa phương pháp ước tính và phương pháp thực tiễn khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi”. Tác giả đã nêu ra những ưu, khuyết điểm của cả hai phương pháp, giúp người đọc hiểu rõ hơn về phương pháp ước tính và phương pháp thực tiễn khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.