THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỐN BẰNG TIỀN VÀ

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại doanh nghiệp tư nhân lê quân (Trang 57)

NỢ PHẢI THU TẠI DOANH NGHIỆP

- Tiền mặt tại quỹ: Qua sổ sách và các nghiệp vụ phát sinh trong quý cho thấy tình hình thu chi của doanh nghiệp tương đối ổn định chênh lệch thu chi không nhiều. Doanh nghiệp kinh doanh thu chi chủ yếu bằng tiền mặt rất dễ xảy ra sai sót nên kế toán và thủ quỹ cần kiểm tra, đối chiếu mỗi ngày để kịp thời phát hiện và sửa chữa sai sót. Tuy nhiên công ty đã dự trữ một khoản tiền mặt lớn ở công ty, điều này cho thấy doanh nghiệp còn hạn chế chưa giải phóng được lượng tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh.

- Tiền gửi ngân hàng: công ty sử dụng việc thu chi tiền gửi ngân hàng tốt lượng thu chi ổn định và tồn quỹ ít.

- Các khoản phải thu: Trong quý doanh nghiệp chỉ phát sinh 2 khoản phải thu khách hàng, không có tồn đầu kỳ nhưng tổng số tiền phải thu tương đối lớn (119.237.320 đồng). Doanh nghiệp không lập các khoản phải thu khó đòi.

4.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU CHI TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC NĂM 2010, 2011, 2012.

Bảng 4.4: Tình hình hoạt động thu tiền tại DNTN Lê Quân qua các năm 2010, 2011, 2012 Đvt: đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Gía trị % Giá trị % THU TIỀN MẶT Bán hàng thu tiền mặt 16.075.307.370 14.342.191.460 11.563.006.570 (1.733.115.910) (10,78) (2.779.184.890) (19,38) Rút TGNH nhập quỹ 283.000.000 2.211.000.000 921.321.008 1.928.000.000 681,27 (1.289.678.992) (58,33)

Thu lại tiền trả trước 5.974.889 266.497.547 - 260.522.658 4.360,2

9

(266.497.547) (100)

Thu tiền vận chuyển - 424.294.964 180.600.000 424.294.964 100 (243.694.964) (57,44)

Thu lại tiền chuyển thừa

- 19.439.786 8.850.258 19.439.786 100 (10.589.528) (54,47)

Thu khuyến mãi - - 62.700.000 - - 62.700.000 100

Vay bổ sung quỹ tiền mặt - 3.150.000.000 5.820.000.000 3.150.000.000 100 2.670.000.000 84,76 Thu khác 25.733.840 300.000.000 1.370.528 274.266.160 1.065,7 8 (298.629.472) (99,54) Tổng thu 16.390.016.102 20.713.423.763 18.557.848.367 4.323.407.660 26,38 (2.155.575.400) (10,41)

(Nguồn từ sổ quỹ tiền mặt tại DNTN Lê Quân năm 2010, 2011, 2012)

Nhận xét

Tình hình thu tiền mặt của doanh nghiệp qua 3 năm như sau:

- Năm 2010 doanh nghiệp bán hàng chủ yếu thu bằng tiền mặt khoản thu này chiếm 98,08% trong số tổng thu của doanh nghiệp trong năm 2010. Khoản thu lớn thứ 2 là rút TGNH về nhập quỹ số tiền là 283.000.000 đồng tương ứng với 1,73% trong tổng thu của năm 2010. Do trong năm doanh nghiệp chỉ tập trung trong việc kinh doanh các mặt hàng không đầu tư thêm nên trong năm không phát sinh thêm các khoản thu mới.

- Năm 2011 tiền mặt thu về do bán hàng của doanh nghiệp có phần giảm chỉ chiếm 69,24% do lượng hàng bán ra ít, phương tiện vận chuyển dư, doanh nghiệp cho thuê phương tiện do đó trong năm 2011 doanh nghiệp có phát sinh thêm khoản thu tiền vận chuyển chiếm tỷ trọng 2,05% trong tổng thu của năm.

- Riêng năm 2012 tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp về vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn, lượng hàng bán ra không nhiều trong năm bán hàng thu tiền mặt chỉ đạt 62,31%, khoản thu tiền vận chuyển khi cho thuê xe cũng giảm đáng kể do số lần vận chuyển thuê ít. Do việc kinh doanh không tốt trong năm khoản tiền phải vay bổ sung quỹ tiền mặt chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng thu là 31,35%.

- Qua 3 năm khoản thu lớn nhất của doanh nghiệp vẫn là từ việc bán hàng, chênh lệch giữa năm 2012 so 2011 giảm 1.733.115.910 đồng tương ứng giảm 10,78% mặt hàng doanh nghiệp bán được nhiều nhất là gạch men Ý Mỹ các loại, nhiều thứ hai là cát, giấy nhám doanh nghiệp bán được rất ít. Năm 2012 số lượng tiền mặt thu về do bán hàng giảm 2.779.184.890 đồng tương ứng giảm 19,38%, giảm nhiều là do tình hình kinh doanh chung của các doanh nghiệp kinh doanh về vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn, do chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ, nhiều công trình không có vốn để triển khai đã dẫn đến nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm đáng kể.

- Năm 2011 doanh nghiệp rút TGNH về nhập quỹ nhiều nhất so với năm 2010 tăng 1.928.000.000 đồng tương ứng tăng 681, 27% đến năm 2012 số tiền rút về nhập quỹ giảm 1.289.678.992 đồng tương ứng giảm 58,33%. Năm 2012 doanh nghiệp rút tiền nhập quỹ nhiều là do trong năm cần chi trả mua tiền hàng và tiền lãi vay bằng tiền mặt nhưng số tiền mặt hiện có của doanh nghiệp không đủ chi trả. Trong 2011 và 2012 doanh nghiệp có phát sinh được khoản thu do vận chuyển hàng thuê cho một số doanh nghiệp khác, và thu do vận chuyển hàng đi xa khách hàng phải trả tiền vận chuyển. Riêng năm 2010 không phát sinh khoản thu vận chuyển do doanh nghiệp không nhận vận chuyển hàng thuê .

- Năm 2010 không vay thêm tiền mặt bổ sung quỹ do khoản tiền mặt hiện có đủ để chi trả cho các khoản chi, năm 2012 doanh nghiệp vay 3.150.000.000 đồng do

trong năm phát sinh thêm nhiều khoản chi (trả nợ vay, mượn, lãi vay) với số tiền lớn doanh nghiệp không đủ để chi trả, năm 2012 là năm khó khăn đối với doanh nghiệp số lượng hàng bán giảm đáng kể, các khoản thu không đủ bù đắp chi phí doanh nghiệp phải vay thêm 5.820.000.000 đồng tăng 2.670.000.000 đồng tương ứng tăng 84,76% so với năm 2011 thêm vào đó phải trả khoản nợ vay, mượn số tiền lớn.

- Khoản thu khác của 3 năm có sự chênh lệch nhiều vì đây không phải là khoản thu không phải lúc nào cũng phát sinh tại doanh nghiệp. Năm 2010 là khoản thu về do xuất hàng trả bể trong lô hàng nhập về bị bể thu về được số tiền 25.733.840 đồng, năm 2011 thu được do doanh nghiệp đi mượn nợ bên ngoài số tiền là 300.000.000 đồng, năm 2012 thu được do tiền thuế nộp thừa được trả lại số tiền 1.370.528 đồng.

Bảng 4.5: Chi tiền mặt qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Đvt: đồng

Chênh lệch

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011

CHI TIỀN MẶT Giá trị % Giá trị % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mua hàng trả bằng tiền mặt

4.411.380.317 6.238.135.425 3.949.655.476 1.826.755.108 41,41 (2.288.479.949) (36,67)

Chi lương 188.040.000 219.660.000 317.760.000 31.620.000 16,82 98.100.000 44,66

BHXH& BHYT 30.369.000 38.387.643 63.909.700 8.018.643 26,40 25.522.057 66,49

Nộp tiền vào tài khoản 10.962.134.060 9.974.551.327 7.606.809.650 (987.582.733) (9,01) (2.367.741.677) (23,74)

Dầu vận chuyển 380.937.181 615.649.280 563.126.000 234.712.099 61,61 (52.523.280) (8,53) Sửa chữa TSCĐ 62.639.802 98.545.601 19.096.000 35.905.799 57,32 (79.449.601) (80,62) Trả nợ vay, mượn - 1.800.000.000 6.120.000.000 1.800.000.000 100 4.320.000.000 240 Lãi vay - 192.435.866 352.932.500 192.435.866 100 160.496.634 83,4 Trả nợ khách hàng 702.727.273 55.082.742 32.637.000 (647.644.531) (92,16) (22.445.742) (40,75) Nộp khác 52.308.721 29.503.007 166.681.657 (22.805.714) (43,60) 137.178.650 464,96 Trả nợ khác 800.000.000 - - (800.000.000) (100) - -

Chi khác(điện, nước, …) 161.475.506 153.305.029 218.799.327 (8.170.477) (5,06) 65.494.298 42,72

Tổng chi 17.752.011.869 19.415.255.925 19.411.407.313 1.663.244.060 9,37 (3.848.610) (0,02)

Nhận xét

- Năm 2011 doanh nghiệp mua hàng nhiều nhất là gạch men do đây là hàng bán được nhiều của doanh nghiệp, nên số tiền chi ra cho mua hàng hóa cũng tăng cao tăng 1.826.655.476 đồng, tương ứng tăng 41,41% so với 2010, tuy nhiên đến năm 2012 số lượng hàng nhập về giảm mạnh giảm 2.288..479.949 đồng tương ứng giảm 36,67% so năm 2011 do năm 2012 tình hình chung của các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp rơi vào bờ vực phá sản. DNTN Lê Quân cũng không ngoại lệ tuy bị ảnh hưởng nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn từng bước vượt qua, hàng hóa không tiêu thụ được gây ứ động nhiều hàng tồn kho, hàng tồn nhiều nhất là xi-măng.

- Vì là doanh nghiệp nhỏ nên số lượng nhân viên ít là hợp lý, trong năm 2010 tiền lương chi trả nhân viên là 188.040.000 đồng với số nhân viên là 9 người trung bình lương mỗi nhân viên nhận được là 1.741.111 đồng/nhân viên là tương đối thấp, sang năm 2012 xét về số tiền ta thấy tăng 31.760.000 đồng tăng 16,82%, nhưng thực sự năm 2011 doanh nghiệp có thêm 2 nhân viên mức lương vẫn rất thấp. 2012 tiền lương bình quân của nhân viên được tăng lên đáng kể mà số nhân viên không đổi đây là dấu hiệu tốt tuy vẫn còn thấp nhưng phần nào cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến đời sống của người lao động trong tình hình kinh tế có nhiều biến động.

- Nộp tiền mặt vào tài khoản cũng là một trong những khoản chi tiền mặt lớn của doanh nghiệp, chủ yếu nộp tiền vào tài khoản để tránh rủi ro khi để số lượng lớn tiền mặt tại doanh nghiệp, bên cạnh đó doanh nghiệp tuy trao đổi mua bán trực tiếp bằng tiền mặt nhưng cũng có phát sinh thanh toán tiền hàng qua chuyển khoản. Năm 2010 doanh nghiệp nộp tiền vào tài khoản ngân hàng cao nhất 10.962.134.060 đồng do trong năm doanh nghiệp chỉ phát sinh những khoản chi không lớn nên phần tiền mặt còn lại được gửi vào tài khoản. Mặc dù năm 2011 số tiền gửi vào tài khoản là 9.974.551.327 đồng tuy số tiền nhiều nhưng do doanh nghiệp phải trả những khoản nợ lớn mà số tiền mặt tại doanh nghiệp không đủ chi trả. Chi phí sửa chữa cũng tăng 35.905.799 đồng tương ứng tăng 57,32% so năm 2010 do trong năm doanh nghiệp vận chuyển nhiều nên sự cố và tai nạn là không tránh khỏi và có một số phương tiện đã cũ nên hư hỏng thường. Tiền đầu vận chuyển có sự chênh lệch tăng 234.712.099 đồng tương ứng tăng 61,61% của năm 2011 so 2010 do trong năm doanh nghiệp vận chuyển nhiều hơn, có thêm vận chuyển thuê cho bên ngoài đến 2012 lại giảm 52.523.280 đồng tương ứng giảm 8,53% do trong năm doanh nghiệp ít vận chuyển hàng bán của doanh nghiệp và giảm cả vận chuyển thuê bên ngoài.

- Chi phí khác là những khoản như tiền điện, nước, điện thoại, mua văn phòng phẩm phát sinh nhiều và đều tăng qua các năm, 2012 tăng 65.494.298 đồng tương ứng tăng 42,72%, doanh nghiệp cần xem xét và tiết kiệm lại.

Bảng 4.6 : Thu tiền gửi ngân hàng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 tại DNTN Lê Quân

Đvt: đồng

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Giá trị % Giá trị %

THU TIỀN GỬI NGÂN HÀNG

Nộp tiền mặt vào tài khoản 10.962.134.060 9.974.551.327 7.606.809.650 (987.582.733) (9.01) (2.367.741.677) (23,74) Thu tiền khách hàng 254.750.142 3.205.440.948 920.479.514 2.950.690.806 1.158,27 (2.284.961.434) (71,28)

Tổng thu 11.269.884.206 13.199.992.275 8.527.289.164 1.930.108.070 17,13 (4.672.703.106) (35,40)

Nhận xét

- Trong năm 2010 khoản tiền mặt nộp vào tài khoản là lớn nhất chiếm 97,27% trong tổng thu TGNH của năm. Năm 2011 do doanh nghiệp khuyến khích trả tiền bằng chuyển khoản số này chiếm 24,28% trong năm, trong khi khoản tiền mặt nộp vào tài khoản chiếm 75,56% trong năm 2011. Đến năm 2012 khoản thu tiền khách hàng bằng tiền gửi chiếm 10,79% trong tổng thu do trong năm doanh nghiệp bán hàng không nhiều và chủ yếu là thanh toán bằng tiền mặt.

- Năm 2011 tiền mặt doanh nghiệp gửi vào tài khoản giảm 987.587.733 tương ứng giảm 9,01% so năm 2010 tuy có giảm nhưng xét về mặt số tiền thì giảm không đáng kể, nhưng do năm 2011 doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản nợ phải chi trả, chủ yếu là trả nợ khách hàng nơi doanh nghiệp mua hàng như mua vật tư, thiết bị văn phòng, trả tiền vận chuyển…Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách huy động vốn và thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp mình.

- Khoản thu tiền khách hàng 2011 tăng đáng kể tăng 2.950.690.806% tương ứng tăng 1.158,27% so năm 2010 do doanh nghiệp đã thu được khoản nợ lớn bằng tiền gửi ngân hàng, doanh nghiệp cũng khuyến khích khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản. Đến 2012 khoản thu nợ khách hàng bằng chuyển khoản giảm nhiều do doanh nghiệp vẫn chưa cải tiến được mẫu mã hàng hóa và chỉ nhập hàng với những mẫu quen thuộc trong khi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ngày càng đa dạng nên doanh thu 2012 của doanh nghiệp giảm. Mặc khác, hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu là mua bán bằng tiền mặt và doanh nghiệp cũng có những khách hàng cũ từ trước đã quen với hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Chỉ những khách hàng ở xa bán hàng bằng qua điện thoại số tiền tương đối lớn doanh nghiệp không để người vận chuyển hàng thu tiền mà thanh toán qua chuyển khoản để tránh thất thoát tiền hàng.

Bảng 4.7: Tình hình chi tiền gửi ngân hàng qua 3 năm 2010, 2011, 2012 tại DNTN Lê Quân

Đvt: đồng

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Giá trị % Giá trị % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHI TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Trả nợ khách hàng 11.313.698.813 10.986.663.652 7.605.949.829 (327.035.160) (2,89) (3.380.713.821) (30,77) Rút TGNH nhập quỹ 283.000.000 2.211.000.000 921.321.008 1.928.000.000 681,27 (1.289.678.992) (58,33) Phí chuyển khoản 898.297 642.394 740.932 (255,903) (28,49) 98.538 15,34 Trả tiền nước - 105.500 - 105.500 100 (105.500) - Tổng chi 11.597.597.110 13.198.411.546 8.528.011.769 1.600.814.430 13,80 (4.670.399.771) (35,39)

- Ở năm 2010 doanh nghiệp trả nợ khách hàng bằng tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất 97,55% trong tổng chi, việc thanh toán với khách hàng chủ yếu là dùng tiền gửi. Khoản rút TGNH nhập quỹ chiếm 2,44% trong tổng chi để chi trả các khoản nợ, các chi phí khác phát sinh tại doanh nghiệp. Trong năm 2011, số chi lớn nhất cũng là để trả nợ khách hàng chiếm 83,24% trong tổng chi, tuy nhiên khoản rút TGNH nhập quỹ là 16,75% trong tổng chi do trong năm doanh nghiệp cần chi nhiều trả nhiều khoản nợ với số tiền lớn.

- Trong 2010 và 2011 doanh nghiệp trả nợ khách hàng bằng tiền gửi ngân hàng nhiều đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất chênh lệch giữa hai năm không nhiều, chênh lệch giảm 327.035.160 đồng tương ứng giảm 2,89 % của năm 2011 so 2010. Riêng năm 2012 việc kinh doanh của doanh nghiệp không được thuận lợi, khoản tiền mặt doanh nghiệp nộp vào ngân hàng là dùng để trả nợ khách hàng. - Khoản rút tiền gửi về nhập quỹ cũng có nhiều biến động qua 3 năm đáng kể nhất là năm 2011 doanh nghiệp rút tiền về nhập quỹ với tiền lớn do trong năm doanh nghiệp phải chi trả nhiều khoản nợ cho khách hàng bằng tiền mặt và trả nợ vay bằng tiền mặt. Đồng thời còn chi tiền để mua vật liệu xây dựng phương tiện vận tải và nhà trưng bày để phục vụ công tác bán hàng. 2012 doanh nghiệp do phải chi quá nhiều khoản nhưng doanh thu bán hàng thu được lại ít số tiền mặt hiện có của doanh nghiệp không đủ để chi trả. Doanh nghiệp cần xem xét những khoản chi và những khoản nợ tránh xảy ra việc thiếu hụt tiền quá nhiều phải vay từ bên ngoài.

Bảng 4.8: Tình hình thu tiền mặt 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đvt: đồng CHỈ TIÊU 6 Tháng đầu năm 2012 6 Tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % THU TIỀN MẶT Bán hàng thu tiền mặt 4.483.202.675 3.462.926.576 (1.020.276.099) (22,76) Rút TGNH nhập quỹ - 892.300.000 892.300.000 100

Vay bổ sung quỹ 3.970.000.000 880.000.000 (3.090.000.000) (77,83)

Thu vận chuyển 114.790.000 165.055.000 50.265.000 43,79

Thu tiền chuyển thừa 8.850.258 3.650.900 (5.199.358) (58,75)

Thu tiền ứng trước - 1.752.000.000 1.752.000.000 100

Thu khuyến mãi 28.050.000 - (28.050.000) -

Thu khác 1.370.528 119.237.320 117.866.792 8600,1

Tổng thu 8.606.263.461 7.275.169.796 (1.331.093.665) (15,47)

(Nguồn sổ Nhật ký chung và sổ quỹ tiền tiền mặt tại DNTN Lê Quân)

Nhận xét

- Ở 6 tháng đầu 2012 bán hàng thu tiền mặt đạt tỷ trọng cao nhất 52,09% trong tổng thu, khoản thu cao thứ 2 là vay bổ sung quỹ chiếm 46,13% là do số tiền mặt hiện có tại doanh nghiệp không đủ để chi trả các khoản nợ. Trong 6 tháng đầu 2013 tuy bán hàng thu tiền mặt có ít nhưng nó vẫn là khoản thu lớn nhất chiếm 47,6% trong tổng thu, khoản thu vận chuyển chiếm 2,27% do trong 6 tháng đầu 2013 doanh nghiệp nhận vận chuyển nhiều hàng hóa.

- Trong 6 tháng đầu năm 2013 do còn bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh khó khăn từ năm 2012 nên khoản thu do bán hàng thu tiền mặt của doanh nghiệp giảm 1.020.276.099 đồng tương ứng giảm 22,76% so 2012. Trong 6 tháng đầu 2013 doanh nghệp có phát sinh khoản rút TGNH nhập quỹ trong khi 6 tháng đầu năm 2012 không phát sinh, do lượng tiền mặt hiện tại quỹ không đủ đáp ứng những khoản chi. Mặc dù đã rút tiền về nhập quỹ để chi trả nhưng khoản chi nhiều doanh nghiệp phải vay thêm tiền mặt nhập quỹ để chi trả, tuy nhiên số tiền doanh nghiệp vay giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2012 giảm 3.090.000.000 đồng tương ứng giảm 77,83%.

- Số tiền vận chuyển vật liệu thuê của doanh nghiệp tăng 50.265.000 đồng tăng 43,79% việc vận chuyển thuê cũng giúp doanh nghiệp thu về khoản thu giúp bù đắp được một phần chi phí của doanh nghiệp, bên cạnh đó còn giúp doanh

Một phần của tài liệu kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu tại doanh nghiệp tư nhân lê quân (Trang 57)