phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ô môn

58 115 0
phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ô môn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN NGỌC BẢO CHÂU PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ 05/2014 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN NGỌC BẢO CHÂU MSSV: B110225 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THỊ KIM PHƢỢNG Cần Thơ 05/2014 LỜI CẢM TẠ Hoàn thành luận văn tốt nghiệp là một điểm kết cho quá trình học tập. Sau thời gian thực hiện đề tài luận văn từ những số liệu mà Ngân hàng cung cấp, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh quận Ô Môn”. Để hoàn thành đƣợc luận văn nhờ vào sự dạy dỗ, hƣớng dẫn tận tình của quý Thầy cô, cùng với các anh chị tại Ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh quận Ô Môn đã tạo điều kiện cho em đƣợc thực tập tại chi nhánh. Em xin cảm ơn tất cả các anh chị, đặc biệt là các chị trong phòng Tín dụng và phòng Kế toán của Ngân hàng đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn giải đáp những thắc mắc, nhiệt tình giúp em trong việc thu thập số liệu để hoàn thành đề tài. Em vô cùng biết ơn quý Thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã truyền đạt những kiến thức vô giá làm nền tảng cho quá trình thực hiện đề tài cũng nhƣ công việc của em sau này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Kim Phƣợng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề tài để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên, kiến thức của em còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh đƣợc những thiếu sót. Em kính mong quý Thầy cô và các anh chị trong Ngân hàng góp ý, chỉ bảo để luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn. Kính chúc quý Thầy cô, ban Giám đốc và các anh chị trong Ngân hàng dồi dào sức khỏe, gặt hái nhiều thành công, luôn hoàn thành tốt công tác. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Bảo Châu i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Ngƣời thực hiện Nguyễn Ngọc Bảo Châu ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Thủ trƣởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. i TRANG CAM KẾT ....................................................................................... ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP................................................... iii MỤC LỤC .................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. viii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ..............................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU..................................................................2 1.3.1 Không gian ..................................................................................2 1.3.2 Thời gian .....................................................................................2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................3 2.1.1 Một số vấn đề chung trong hoạt động tín dụng .............................3 2.1.2 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng ............................................6 2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn ....................7 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................8 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................8 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu .....................................................8 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN .............. 10 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHNN & PTNN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN ................................ 10 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG ................................................ 10 3.2.1 Sơ đồ tổ chức ............................................................................. 10 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ................................ 11 3.3 QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NHNN & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN ....................................................................... 13 3.4 TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ............................................................................... 13 3.3.1 Thu nhập.................................................................................... 14 3.3.2 Chi phí ....................................................................................... 15 3.3.3 Lợi nhuận .................................................................................. 15 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ .......................................... 17 4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG .......................................... 17 4.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG TẠI NGÂN HÀNG ................ 18 iv 4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN & PTNN CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ .22 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn ......................................... 22 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn ........................................... 25 4.3.3 Phân tích dƣ nợ cho vay ngắn hạn .............................................. 29 4.3.4 Tình hình nợ xấu ........................................................................ 32 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHNN & PTNN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ .............. 37 4.4.1 Dƣ nợ ngắn hạn/Vốn huy động .................................................. 37 4.4.2 Hệ số thu nợ ngắn hạn ................................................................ 38 4.4.3 Nợ xấu ngắn hạn/tổng dƣ nợ ngắn hạn ....................................... 38 4.4.5 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn .............................................. 39 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ.................................40 5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC .............................................. 40 5.2 NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ .................................................................................... 40 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ ........... 41 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................... 43 6.1 KẾT LUẬN ...................................................................................... 43 6.2. KIẾN NGHỊ .................................................................................... 43 6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng ................................................ 43 6.2.2 Đối với NHNN .......................................................................... 44 6.2.3 Đối với Ngân hàng hội sở .......................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 45 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 46 v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 – 2013) 17 Bảng 4.2: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 – 2013) ......................................................................19 Bảng 4.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 – 2013)...................................23 Bảng 4.4: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 – 2013)...................................26 Bảng 4.5: Dƣ nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) ...................................29 Bảng 4.6: Nợ xấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) ...................................33 Bảng 4.7: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) .............................................. 37 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNN & PTNT quận Ô Môn .................... 11 Hình 3.2: Sơ đồ xét duyệt cho vay đối với khách hàng vay vốn ......................... 13 Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn (2011 – 2013) ........................................................................................ 14 Hình 4.1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT quận chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) .....................................24 Hình 4.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) .............................................. 27 Hình 4.3: Dƣ nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013).................................................... 31 Hình 4.4: Nợ xấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 – 2013) ............................................. 35 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTN: Cán bộ tín dụng DSCV: Doanh số cho vay DSTN: Doanh số thu nợ NHNN & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM: Ngân hàng Thƣơng mại NNTS: Nuôi trồng thủy sản SXNN: Sản xuất nông nghiệp SXKD: Sản xuất kinh doanh TMDV: Thƣơng mại dịch vụ TCTD: Tổ chức tín dụng VHĐ: Vốn huy động viii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng đƣợc Ðảng, Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nƣớc nông nghiệp truyền thống nhƣ nƣớc ta. Với sự ra đời của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tín dụng nông nghiệp nông thôn đã đạt đƣợc một số kết quả. Dòng vốn tín dụng ngân hàng chảy vào khu vực nông nghiệp, nông thôn đã đƣợc khơi thông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân... Một trong những trở ngại lớn nhất trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn của cả nƣớc nói chung và quận Ô Môn nói riêng là vấn đề về vốn. Nhờ thực hiện tốt Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg, kết quả hoạt động tín dụng trong thời gian qua tại Ngân hàng NHNN & PTNN Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn tăng trƣởng mạnh, đã khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với khu vực này, đồng thời đã tháo gỡ bớt đƣợc những khó khăn vƣớng mắc, cung cấp vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Quận Ô Môn hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do đa số ngƣời dân nơi đây sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm qua, NHNN & PTNN Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn đã mang lại hiệu quả đáng kể trong việc cho vay đối với hộ cá thể và doanh nghiệp, đặc biệt là cho vay vốn ngắn hạn, đã tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng và xã hội. Đây cũng chính là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng. Tín dụng ngắn hạn có tác dụng làm cho nguồn vốn của Ngân hàng đƣợc quay vòng nhanh hơn nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, cung cấp nguồn vốn nhằm hỗ trợ cho nhu cầu vốn để đầu tƣ vào những lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dân cƣ, các thành phần kinh tế, cũng nhƣ hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế của địa phƣơng. Vì là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng nên cần cần đƣợc quan tâm nhiều hơn vì vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình huy động nguồn vốn và cung cấp vốn cho ngƣời dân. Xuất phát từ thực tế trên nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm 1 hiểu rõ hơn về nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng và đƣa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn giai đoạn 2011 - 2013. Từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn và hạn chế những rủi ro. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn giai đoạn 2011 - 2013.  Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng qua các năm 2011 2013.  Đánh giá chung về hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tín dụng ở giai đoạn 2011 - 2013.  Đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro trong việc cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài luận văn đƣợc thực hiện tại NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn. 1.3.2 Thời gian - Số liệu đƣợc thu thập, sử dụng trong luận văn ở giai đoạn 2011 - 2013. - Thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn bắt đầu và kết thúc (từ 06/01/2013 – 28/04/2014). 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn với số liệu sử dụng đƣợc lấy từ năm 2011 đến năm 2013. 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề chung trong hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Theo điều 4, Luật các Tổ Chức Tín Dụng năm 2010 do Quốc hội ban hành thì: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Khái niệm tín dụng đƣợc hiểu sau: Tín dụng là quan hệ kinh tế đƣợc biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ hay hiện vật, khi đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi. 2.1.1.2 Vai trò tín dụng Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, tín dụng có các vai trò sau (Trần Ái Kết, 2007, trang 57 - 58): Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất đƣợc liên tục đồng thời góp phần đầu tƣ phát triển kinh tế. Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành kinh tế mũi nhọn. Góp phần tác động đến việc tăng cƣờng chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài. 2.1.1.3 Bản chất tín dụng Bản chất của tín dụng cần thiết phải nghiên cứu liên hệ kinh tế trong quá trình hoạt động của tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình tái sản xuất (Trần Ái Kết, 2007, trang 49 - 50). Sự vận động của tín dụng: Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay, giữa họ có mối quan hệ với nhau thông qua vận động 3 giá trị vốn tín dụng đƣợc biểu hiện dƣới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá. Quá trình vận động đó đƣợc thể hiện qua các giai đoạn sau:  Phân phối tín dụng dƣới hình thức cho vay.  Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất.  Sự hoàn trả của tín dụng. Hoạt động của tín dụng trong phạm vi vĩ mô: Sau năm 1930 lý thuyết cho vay đã đƣợc thừa nhận và sử dụng để phân tích hoạt động của tín dụng và lãi suất trong nền kinh tế thị trƣờng. 2.1.1.4 Phân loại tín dụng Để làm cơ sở đánh giá, phân tích và quản lý các hoạt động tín dụng đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng và hoạch định chính sách tiền tệ tín dụng, ngƣời ta thƣờng phân loại tín dụng theo các tiêu thức sau: a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng Theo điều 8, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tƣ phát triển: - Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng và thƣờng cho vay để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lƣu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 60 tháng, đƣợc cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng trở lên, loại tín dụng này đƣợc sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng Tín dụng đƣợc chia làm hai loại (Dƣơng Thị Bình Minh, 1999, trang 108): - Tín dụng vốn lƣu động: Là loại tín dụng đƣợc cấp để hình thành, bổ sung vốn lƣu động của các tổ chức kinh tế. - Tín dụng vốn cố định: Là loại tín dụng đƣợc cấp để hình thành và bổ sung vốn cố định của các tổ chức kinh tế. 4 c) Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng Tín dụng bao gồm các loại (Dƣơng Thị Bình Minh, 1999, trang 109): - Tín dụng thƣơng mại: Là quan hệ tín dụng giữa các nhà Doanh nghiệp, đƣợc biểu hiện dƣới hình thức mua bán chịu hàng hoá. - Tín dụng Nhà nƣớc: Là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nƣớc là ngƣời đi vay, ngƣời cho vay là các tổ chức kinh tế. Nhà nƣớc đi vay dân chúng và các tổ chức kinh tế dƣới hình thức phát hành trái phiếu, công trái chính phủ.v.v. - Tín dụng Ngân hàng: Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội. d) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn Tín dụng bao gồm hai loại (Dƣơng Thị Bình Minh, 1999, trang 109): - Tín dụng sản xuất và lƣu thông hàng hóa: Là loại tín dụng đƣợc cấp cho các tổ chức kinh tế nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng đƣợc cấp cho các cá nhân nhằm đáp ứng các yêu cầu tiêu dùng. e) Căn cứ vào tính chất đảm bảo các khoản vay Tín dụng gồm hai loại (Dƣơng Thị Bình Minh, 1999, trang 109-110): - Tín dụng có đảm bảo: Các khoản vốn tín dụng phát ra đều có hàng hóa, vật tƣ, tài sản tƣơng đƣơng đảm bảo (thế chấp). - Tín dụng không có đảm bảo: Các khoản vốn tín dụng phát ra không cần có hàng hóa vật tƣ, tài sản tƣơng đƣơng đảm bảo mà chỉ dựa vào uy tín, sự tín nhiệm của các tổ chức, cá nhân để cấp vốn tín dụng. 2.1.1.5 Nguyên tắc tín dụng Theo điều 6, quyết định 1627/2001/QĐ - NHNN ngày 31/12/2001 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định về nguyên tắc vay vốn. Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 2.1.1.6 Rủi ro tín dụng a) Khái niệm rủi ro tín dụng 5 Căn cứ vào điều 3, thông tƣ 02/2013/TT - NHNN ngày 21/01/2013 rủi ro tín dụng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng (hay còn gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. b) Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng Thông thƣờng rủi ro tín dụng xảy ra do những nguyên nhân sau (Thái Văn Đại, 2012): - Khách hàng vay vốn những nguy cơ và tai nạn bất ngờ hoặc thua lỗ trong kinh doanh nên không có tiền trả nợ dẫn đến nợ quá. - Bị ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế trong nƣớc và thế giới. - Do chính bản thân Ngân hàng chạy theo lợi nhuận, vi phạm nguyên tắc cho vay, phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin xác thực. 2.1.2 Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng 2.1.2.1 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng a) Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu đƣợc hay chƣa trong một thời gian nhất định. Doanh số cho vay thƣờng đƣợc xác định theo thời gian là tháng, quý, năm. b) Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về đƣợc khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. c) Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chƣa thu đƣợc vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dƣ nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dƣ nợ cuối năm = Dƣ nợ đầu năm + Doanh số cho vay - Doanh số thu nợ d) Nợ xấu 6 Theo khoản 8 điều 3, thông tƣ 02/2013/TT - NHNN ngày 21/01/2013, nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo cách phân loại các nhóm nợ trong thông tƣ. 2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn a) Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động (%) Chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu đồng vốn huy động ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay ngắn hạn trong nền kinh tế. Đồng thời chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng chƣa tốt. Dƣ nợ ngắn hạn Dƣ nợ ngắn hạn / Vốn huy động = x 100 Vốn huy động b) Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ (%) Chỉ số này giúp cho ta đánh giá đƣợc cơ cấu đầu tƣ có hợp lí hay chƣa và cần có những giải pháp để điều chỉnh kịp thời. Dƣ nợ ngắn hạn Dƣ nợ ngắn hạn/Tổng dƣ nợ = x 100 Tổng dƣ nợ c) Hệ số thu nợ ngắn hạn (%) Chỉ tiêu này đánh giá công tác thu nợ của Ngân hàng. Chỉ số này càng cao phản ảnh hoạt động thu nợ của Ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của ngƣời dân cao, đồng vốn cho vay đƣợc sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Doanh số thu nợ ngắn hạn Hệ số thu nợ ngắn hạn (%) = x 100 Doanh số cho vay ngắn hạn d) Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dư nợ ngắn hạn (%) Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng nhỏ thì chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng càng cao. Nợ xấu ngắn hạn/Tổng dƣ nợ ngắn hạn = Nợ xấu ngắn hạn x 100 Tổng dƣ nợ ngắn hạn e) Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (Vòng) 7 Vòng quay vốn tín dụng dùng để đo lừờng tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng Ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn tín dụng nhanh, tức hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Trong đó: Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = Dƣ nợ ngắn hạn bình quân Dƣ nợ ngắn hạn bình quân = x 100 Dƣ nợ ngắn hạn đầu kỳ + Dƣ nợ ngắn hạn cuối kỳ 2 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh Ô Môn qua các năm 2011 - 2013. - Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh Ô Môn về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ cho vay, nợ xấu, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2011 - 2013. - Thu thập thông tin từ các bài báo, internet có nội dung liên quan đến đề tài phân tích tín dụng ngắn hạn. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu  Mục tiêu cụ thể 1, 2: Sử dụng phƣơng pháp cơ cấu dọc và ngang, phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp các hình thức các số tuyệt đối và tƣơng đối để phân tích về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn giai đoạn 2011 - 2013.  Mục tiêu cụ thể 3: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp cơ cấu kết hợp với các chỉ tiêu tín dụng có liên quan để đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng giai đoạn 2011 - 2013.  Mục tiêu cụ thể 4: Kết hợp kết quả phân tích từ các mục tiêu trên để đề ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. - Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát các chỉ tiêu nghiên cứu. 8 - Phƣơng pháp phân tích cơ cấu: Là kỹ thuật trình bày lại các thông tin trong báo cáo theo một hình thức tiêu chuẩn hóa (Theo CFA). + Phƣơng pháp cơ cấu dọc: Là nhằm xác định tỷ lệ giữa giá trị của một khoản mục với giá trị tổng trong cùng một năm, giá trị tổng đƣợc xem là cơ sở. + Phƣơng pháp cơ cấu ngang: Là nhằm xác định tỷ lệ giữa giá trị các năm tiếp theo với giá trị của một năm chọn làm cơ sở. Sử dụng để so sánh sự phát triển của các khoản mục qua các năm. - Cách tính số tuyệt đối, số tƣơng đối. + Số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lƣợng quy mô tăng giảm của các hiện tƣợng kinh tế. Từ đó, tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y = Y1 - Y0 Trong đó: Y1: Chỉ tiêu năm sau. Y: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu. + Số tƣơng đối: Là thƣơng số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tƣợng kinh tế. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Y0: Chỉ tiêu năm trƣớc. Y1 –Y0 %Y = x 100% Trong đó: Y1 : Chỉ tiêu năm sau. Y0 %Y : Tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu. - Phƣơng pháp dùng các chỉ số phân tích tài chính nhƣ : Tổng dƣ nợ ngắn hạn/Vốn huy động, nợ xấu ngắn hạn/tổng dƣ nợ ngắn hạn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, hệ số thu nợ ngắn hạn,… để phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. 9 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHNN & PTNN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn đƣợc thành lập 1988 thông qua quyết định số 53/HĐBT vào ngày 26/03/1988 của hội đồng Bộ trƣởng, NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn là một trong những chi nhánh Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp thuộc thành phố Cần Thơ với tên gọi ban đầu là NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn. Đến ngày 14/11/1990 theo nghị định 400/CP ban pháp lệnh về Ngân hàng. Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính, NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn đƣợc xem là Ngân hàng Nông nghiệp thƣơng mại quốc doanh và đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận Ô Môn. Đến tháng 11/1996 Ngân hàng Nông nghiệp quận Ô Môn lại đổi tên thành NHNN & PTNT quận Ô Môn, có tên tiếng Anh là: “Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development”, viết tắt là VBARD và gọi là “Agribank”. Sau nghị định 05/2004/NĐCP chi nhánh huyện Ô Môn thành quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ. Ngân hàng Nông nghiệp quận Ô Môn hoạt động với chức năng huy động vốn ủy thác từ Ngân hàng cấp trên để đầu tƣ và thực hiện dịch vụ Ngân hàng, với vốn ban đầu là 1,8 tỷ đồng của ngân sách Nhà nƣớc chuyển sang. Ngân hàng đã không ngừng nâng cao vai trò huy động vốn của các tổ chức kinh tế và vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, công tác tiếp thị đƣợc quan tâm và phát huy tác dụng: cụ thể là nguồn vốn huy động đều tăng qua các năm cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng cấp trên đã tạo đà cho Ngân hàng Nông nghiệp quận Ô Môn có đủ vốn để đáp ứng nhu cầu tác dụng trên địa bàn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế địa phƣơng. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG 3.2.1 Sơ đồ tổ chức NHNN & PTNT quận Ô Môn có trụ sở chính tại quốc lộ 91, p. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, TPCT, tổng số cán bộ công nhân viên là 41 ngƣời. Trong đó: - 01 Tổng giám đốc, 01 Phó giám đốc. 10 - Phòng kế hoạch kinh doanh: 01 Trƣởng phòng, 02 Phó phòng, 05 cán bộ tín dụng. - Phòng hành chính nhân sự: 01 Trƣởng phòng, 02 Phó phòng, 11 cán bộ ngân quỹ. - Phòng giao dịch số 1: 01 Giám đốc, 01 tổ trƣởng kế toán ngân quỹ, 06 cán bộ kế toán ngân quỹ, 02 cán bộ tín dụng. - Kiểm toán viên: 01 cán bộ. GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG GIAO DỊCH KẾ TOÁN VIÊN TỔ HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNN & PTNT quận Ô Môn 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc: Là ngƣời trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh, ký duyệt từng hợp đồng tín dụng, tiếp cận, phổ biến và đề ra các biện pháp thực hiện các quyết định, chỉ thị của Ngân hàng cấp trên giao phó đến từng cán bộ trong chi nhánh. Giám đốc đƣợc quyền quyết định, tổ chức, bổ nhiệm, khen thƣởng hoặc kỷ luật cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình. Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận trực thuộc, đôn đốc thực hiện các chỉ thị và kế hoạch đã đề ra. 11 Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh: tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án, và đƣa ra các mức đề nghị cho vay để trình lên giám đốc phê duyệt, chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý dƣ nợ cho vay và giám sát việc dụng vốn vay của khách hàng. Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và việc sử dụng vốn, nhu cầu vốn cấp thiết để phục vụ tín dụng đầu tƣ, từ đó trình lên giám đốc có kế hoạch cụ thể. Tổ chức chỉ đạo thông tin, phòng ngừa rủi ro tín dụng, kết hợp với kế toán trong việc theo dõi và thu nợ đến hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng kỳ hạn, đề xuất các biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn. Thực hiện chế độ thông báo thống kê, tổng kết định kỳ hàng tháng, quý, năm, theo quy định của Ngân hàng cấp trên. Phòng kế toán – ngân quỹ: Thực hiện các thủ tục liên quan đến thanh toán, phát vay cho khách hàng, kiểm tra tính hợp lý của hồ sơ, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nƣớc. Giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính, kế toán thu chi tài chính, quyết toán tiền lƣơng của đơn vị trực thuộc. Thiết kế lập trình để thu thập thông tin, số liệu cho các phòng nghiệp vụ, cho ban giám đốc, phục vụ theo yêu cầu chỉ đạo hàng ngày của hoạt động thông tin trên địa bàn và chuyển tiếp thông tin số liệu lên Ngân hàng cấp trên. Xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong kinh doanh tại chi nhánh lên bảng cân đối nguồn vốn sử dụng vốn hàng ngày, thực hiện các báo cáo theo quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt tài sản trong kho hàng ngày, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định biên chế về nghiệp vụ thu ngân, giải ngân, giao dịch, ký gửi tài sản và các chứng từ có giá.Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ phát dinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót, thực hiện các báo cáo theo quy định. Phòng giao dịch số 1: Cũng có chức năng giống nhƣ trụ sở chi nhánh, tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và đƣa ra đề nghị cho vay trình lên giám đốc của hai phƣờng Trƣờng Lạc và Thới Hòa của quận Ô Môn. Kiểm tra viên: Phụ trách việc kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, các báo cáo, tình hình thu chi tài chính đơn vị, giải quyết các đơn thƣ, khiếu tố liên quan đến các hoạt động của Ngân hàng. Tổ hành chính nhân sự: Làm công tác quản lý nhân sự, quản lý hành chính, quản lý bộ phận bảo vệ, tài xế, quản lý tài sản, phát lƣơng, thanh toán, mua sắm dụng cụ văn phòng, bảo vệ tài sản của cơ quan, và của khách hàng… 12 3.3 QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI NHNN & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN (3) Trƣởng (phó) phòng kinh doanh Giám đốc (Phó giám đốc) (4) (8) (2) (5) Cán bộ tín dụng (8) Phòng kế toán (1) (6) (7) Thủ quỹ Khách hàng Hình 3.2: Sơ đồ xét duyệt cho vay đối với khách hàng vay vốn (1) Khách hàng có nhu cầu vay vốn, lập hồ sơ vay vốn gửi cho cán bộ tín dụng, cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn. (2) Nếu chấp nhận cho vay, cán bộ tín dụng và khách hàng tiến hành lập hợp đồng tín dụng, sau đó cán bộ tín dụng trình hợp đồng tín dụng lên trƣởng hoặc phó phòng kinh doanh để thống nhất hạn mức và kỳ hạn trả nợ. (3) Trƣởng hoặc phó phòng kinh doanh ký duyệt xong chuyển toàn bộ hồ sơ sang giám đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt. (4) Sau khi giám đốc hoặc phó giám đốc ký duyệt, cán bộ tín dụng lƣu hồ sơ vào máy tính tại Ngân hàng. (5) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ sang bộ phận kế toán để hoàn tất thủ tục. (6) Kế toán chuyển hồ sơ cho thủ quỹ để giải ngân. (7) Thủ quỹ tiến hành giải ngân cho khách hàng. (8) Nếu từ chối hồ sơ, cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng biết sau khi đƣợc sự phê duyệt của trƣởng hoặc phó phòng kinh doanh. 3.4 TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNN & PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 13 78.300 75.455 80.000 71.645 Triệu đồng 70.000 62.200 61.767 59.700 60.000 50.000 40.000 30.000 16.100 20.000 13.688 11.945 10.000 0 Năm 2011 Năm 2012 Tổng thu nhập Tổng chi phí Năm 2013 Lợi nhuận (Nguồn: Bảng 1 – Phụ lục trang 46) Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn giai đoạn 2011-2013 (Đvt: Triệu đồng) 3.3.1 Thu nhập Qua bảng 3.1 ta thấy thu nhập của Ngân hàng tăng cao nhất ở năm 2011 và giảm dần đến năm 2013. Cụ thể, năm 2012 thu nhập của Ngân hàng đã giảm 2.845 triệu đồng và tiếp tục giảm 3.810 triệu đồng vào năm 2013. Thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là thu từ lãi vay nên dù thu nhập của Ngân hàng co xu hƣớng giảm thì nguồn thu nhập từ việc cho vay khách hàng vẫn đƣợc duy trì. Năm 2011, Ngân hàng đã mở rộng việc huy động vốn của khách hàng bằng cách đƣa ra lãi suất hợp lý. Sau đó Ngân hàng sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi này để cho vay. Bên cạnh đó, NHNN & PTNT đã mở rộng địa bàn và các loại hình cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình tiếp thị, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, đến năm 2012 doanh thu của Ngân hàng đã giảm xuống 2.845 triệu đồng tƣơng ứng giảm 3,63% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho doanh thu của Ngân hàng giảm là do bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái, kinh tế trong nƣớc đứng trƣớc những khó khăn và thách thức, lạm phát, mặt bằng lãi suất huy động tăng cao. Điều đó làm cho lãi suất tín dụng cũng tăng góp phần làm tăng thu nhập từ tín dụng của Ngân hàng. Trƣớc tình hình đó, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) áp dụng mức trần lãi suất để bình ổn thị trƣờng nên thu nhập năm 2012 của Ngân hàng tăng nhƣng chậm hơn so với năm trƣớc. Đến năm 2013, tổng thu nhập của Ngân hàng tiếp tục giảm 5,05% so với năm 2012. Do năm 2012 tình hình kinh tế có sự ổn định, lãi suất cho vay giảm, hoạt động của các thành phần kinh tế đi vào quỹ đạo, nhu cầu vay vốn từ Ngân hàng giảm, dẫn đến thu nhập từ hoạt động tín dụng giảm. Trong thời gian tới, công tác tín 14 dụng, kinh doanh sản phẩm dịch vụ cần đƣợc chú trọng và tích cực hơn để góp phần tăng thêm thu nhập Ngân hàng. 3.3.2 Chi phí Chi phí là nguồn tiền chi ra của Ngân hàng nên rất đƣợc Ngân hàng quan tâm. Chi phí của Ngân hàng chủ yếu là chi phí lãi, bên cạnh đó thì nguồn chi ngoài lãi cũng không kém phần quan trọng vì nếu Ngân hàng có thể kiểm soát tốt phần chi phí ngoài lãi này sẽ góp một phần không nhỏ vào phần tăng thêm cho lợi nhuận của Ngân hàng. Nguyên nhân năm chi phí năm 2011 tăng cao chủ yếu là do lãi suất huy động vốn tăng cao trong năm, nên thu hút lƣợng lớn tiền gửi từ các thành phần kinh tế. Mặt khác, Ngân hàng đã chi cho các hoạt động kinh doanh nhƣ mua sắm trang thiết bị máy móc, chi phí tiếp thị và quảng cáo để nâng cao sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong địa bàn quận. Bên cạnh đó, các khoản thuế và lệ phí cũng nhƣ tiền thƣởng cho công nhân viên cũng tăng lên do lãi suất huy động tăng lên hàng năm. Năm 2012 chi phí giảm 433 triệu đồng tƣơng ứng giảm 0,7% so với chi phí năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 lãi suất huy động vốn giảm, nhƣng nhờ uy tín và Ngân hàng luôn coi trọng công tác huy động vốn, nên vẫn tăng lƣợng vốn huy động kéo theo chi phí trả lãi cho vốn huy động cũng tăng nhƣng nhờ kiểm soát tốt chi phí ngoài lãi nên chi phí cũng giảm đáng kể. Đến năm 2013, chi phí hoạt động giảm so với năm 2012 là 2.067 triệu đồng ứng với 3,35%. Tƣơng tự nhƣ năm 2012, nhờ vào những điều kiện sẵn có mà vốn huy động của Ngân hàng tăng, nhƣng do ảnh hƣởng từ công tác trần lãi suất từ NHNN đƣợc áp dụng triệt để (lãi suất giảm từ 14% còn 7%) 1 nên chi phí lãi từ các khoản tiền gửi chỉ tăng nhẹ 4,25% so với năm 2011 - 2012. 3.3.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ bảng 3.1 thấy đƣợc, mặc dù chi phí năm 2011 cao nhƣng do doanh thu tăng nhiều hơn dẫn đến lợi nhuận Ngân hàng cao. Sau 2 năm lợi nhuận của Ngân hàng giảm đáng kể. Năm 2012 giảm 14,98% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục giảm 12,73% so với năm 2012. Nguyên nhân năm 2011 tăng cao nhất là do mức lãi suất thị trƣờng cao, nhu cầu tiếp cận tín dụng của nền kinh kế tăng làm cho thu nhập từ hoạt động cho vay tăng cao nên lợi nhuận của Ngân hàng cao. Nhƣ đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng trƣởng, hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ có nhiều chuyển biến tích cƣ̣c, cùng với công tác quản tri ̣điề u hành đƣơ ̣c đổ i mới, linh hoa ̣t và phù hợp 1 http://vneconomy.vn/20130920084710604P0C6/ngan-hang-nha-nuoc-lai-suat-khong-con-la-cantro.htm 15 với diễn biế n thi ̣trƣờng , góp phần đƣa hoạt động kinh doanh của Agribank ổn đinh ̣ và có hiê ̣u quả . Để khẳng định vị thế là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Agribank không ngừng đầu tƣ, mở rộng kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ góp phần nâng cao giá trị thƣơng hiệu nói chung và tăng lợi nhuận trong tƣơng lai. Nhìn chung, kết quả hoạt động của NHNN & PTNT quận Ô Môn qua 3 năm 2011 – 2013 đạt kết quả khả quan mặc dù lợi nhuận có xu hƣớng giảm. Tuy chi phí của Ngân hàng tăng cao nhƣng tốc độ tăng vẫn chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận của Ngân hàng vẫn tƣơng đối ổn định. Để đƣợc kết quả này đều do sự chỉ đạo đúng đắn và đƣa ra những chính sách kịp thời của ban lãnh đạo Ngân hàng, đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, nhiệt tình, làm việc nghiêm túc đã tạo đƣợc sự hài lòng và niềm tin cho khách hàng, nhƣng quan trọng hơn hết là sự hợp tác của khách hàng đã giúp Ngân hàng đạt đƣợc kết quả kinh doanh tốt. 16 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ 4.1 CƠ CẤU NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì nguồn vốn đóng vai trò quan trọng. Nếu thiếu nguồn vốn thì Ngân hàng không thể giải ngân nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Qua bảng 4.1 ta thấy, cơ cấu nguồn vốn tại Agribank – Chi nhánh Ô Môn gồm có vốn huy động và vốn điều chuyển. Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Vốn huy động Năm 2011 Năm 2013 380.120 509.990 606.885 Vốn điều chuyển 130.000 Tổng cộng Năm 2012 9.100 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % 129.870 34,17 96.895 6.398 (120.900) 510.120 519.090 613.283 8.970 19,00 (93) (2.702) (29,69) 1,76 94.193 18,15 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) - Đối với vốn huy động: Nhìn chung, nguồn vốn huy động đều tăng qua 3 năm (2011 - 2013). Cụ thể năm 2012 tăng 129.870 triệu đồng, năm 2013 tăng 96.895 triệu đồng. Nguyên nhân tăng trƣởng nguồn vốn là do Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ tuyên truyền, marketing,… nhƣng đáng kể nhất là do mức lãi suất huy động vốn của Ngân hàng luôn linh động với sự thay đổi của thị trƣờng nhƣ lãi suất thỏa thuận, lãi suất thả nổi.v.v. Song song đó, Agribank luôn không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, hình thức huy động, nhiều chính sách khuyến mãi, tri ân khách hàng, nắm bắt đƣợc tâm lý khách hàng, uy tín của Ngân hàng nên tận dụng đƣợc triệt để nguồn vốn còn nhàn rỗi trong dân cƣ, làm cho nguồn vốn huy động tăng đáng kể. Bên cạnh đó, do hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ sản xuất và doanh nghiệp đạt hiệu quả, nên nhu cầu gửi tiền để tăng thu nhập cho cá nhân, hộ sản 17 xuất, cũng nhƣ đáp ứng cho nhu cầu thu chi của doanh nghiệp cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động cho Ngân hàng. - Đối với vốn điều chuyển: Năm 2011 nguồn vốn huy động từ nền kinh tế không đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, nên Ngân hàng điều chuyển nguồn vốn từ hội sở chính để kịp giải ngân cho khách hàng vay vốn. Đến năm 2012, vốn điều chuyển của Ngân hàng giảm 120.900 triệu đồng tƣơng ứng giảm 93%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã chủ động đƣợc trong công tác huy động vốn nên nguồn vốn huy động đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Việc huy động vốn của Ngân hàng diễn ra hiệu quả do những chuyển biến tích cực từ nền kinh tế nên cũng góp phần làm vốn điều chuyển giảm dần đến năm 2013. Do lãi suất trong giai đoạn này có nhiều ƣu đãi nhằm hỗ trợ cho các thành phần kinh tế gia tăng sản xuất, nên tốc độ tăng huy động vốn và cho vay đƣợc cải thiện. Từ đó, dẫn đến vốn điều chuyển từ Trụ sở chính điều chuyển đến chiếm tỷ lệ thấp hơn so với năm 2012, nên góp phần làm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Nhìn chung, tổng nguồn vốn qua 3 năm (2011 – 2013) của NHNN & PTNT quận Ô Môn đều tăng. Năm 2013 tăng 18,15% so với năm 2012. Tổng nguồn vốn tăng thể hiện tình hình hoạt động của Ngân hàng rất tốt, cơ cấu nguồn vốn ngày càng ổn định giúp Ngân hàng chủ động kinh doanh, đầu tƣ vào các lĩnh vực khác để có đƣợc lợi nhuận. Có đƣợc kết quả tăng trƣởng nguồn vốn khả quan nhƣ trên là nhờ sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng, sự nỗ lực của công nhân viên cũng nhƣ sự đáp ứng kịp thời từ nguồn vốn của NHNN. 4.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG TẠI NGÂN HÀNG Trƣớc khi đi vào phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn chúng ta tiến hành phân tích khái quát hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nhằm giúp cho ngƣời đọc có cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm 2011 – 20013 cũng nhƣ làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và giải thích một số vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng trong 3 năm qua sẽ đƣợc trình bày ở phần sau. 18 Bảng 4.2: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 Số tiền So sánh 2013/2012 Số tiền % % 1. Doanh số cho vay 746.296 901.312 965.556 185.371 24,39 64.244 6,65 Ngắn hạn 715.941 867.289 919.327 151.348 21,14 52.038 6,00 30.355 34.023 46.229 3.668 12,08 12.206 35,88 2. Doanh số thu nợ 751.856 805.909 883.770 54.053 7,19 77.861 9,66 Ngắn hạn 715.656 767.184 828.559 51.528 6,85 61.375 8,00 Trung, dài hạn 3. Tổng dƣ nợ 36.200 393.745 38.725 489.148 55.211 570.934 2.525 95.403 6,98 24,23 16.486 81.786 42,57 16,72 Ngắn hạn 333.720 433.825 524.593 100.105 23,07 90.768 20,92 Trung, dài hạn 60.025 55.323 46.341 (4.702) (8,50) (8.982) (16,24) 4. Tổng nợ xấu 7.189 5.117 4.899 (2.072) (28,82) (218) (4,26) Ngắn hạn 6.852 4.799 4.601 (2.053) (29,96) (198) (4,13) 337 318 298 (19) (5,64) (20) (6,29) Trung, dài hạn Trung, dài hạn (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) 19  Doanh số cho vay: Trong tổng DSCV của Ngân hàng thì DSCV ngắn hạn qua 3 năm đều chiếm tỷ trọng cao hơn DSCV trung và dài hạn lần lƣợt là 95,93%, 96,23% và 95,21% trong tổng DSCV. Năm 2012 DSCV tăng 185.371 triệu đồng tƣơng ứng với 24,39%, trong đó DSCV ngắn hạn tăng 151.348 triệu đồng tƣơng ứng với 21,14% so với năm 2011, DSCV trung và dài hạn cũng tăng theo 12,08% so với năm 2011. Năm 2013, DSCV trung và dài hạn tăng mạnh 12.206 triệu đồng tƣơng ứng 35,88% so với năm 2012, DSCV ngắn hạn vẫn đƣợc duy trì mức tăng trƣởng tuy rằng chậm hơn so với tốc độ tăng DSCV trung và dài hạn. Nguyên nhân DSCV ngắn hạn qua 3 năm tăng là do khách hàng vay vốn thuộc quận Ô Môn chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đa số ngƣời dân sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, nguồn vốn luân chuyển theo mùa nên đúng mùa thu hoạch ngƣời dân dễ thu hồi vốn để trả cho Ngân hàng và làm hồ sơ vay vốn cho mùa vụ tiếp theo. Mặt khác, Ngân hàng cho các doanh nghiệp vay để bổ sung nguồn vốn lƣu động, mở rộng cơ sở vật chất đối với tín dụng ngắn hạn. Ngoài ra, cho vay ngắn hạn giúp Ngân hàng dễ thu hồi vốn, nhanh chóng hay nói cách khác Ngân hàng có lợi nhuận nhanh hơn cho vay trung và dài hạn. DSCV trung và dài hạn qua 3 năm chiếm tỷ lệ không cao trong tổng DSCV nguyên nhân là do quy mô nguồn vốn còn khá nhỏ nên gặp khó khăn cho việc đầu tƣ phƣơng án sản xuất, kinh doanh trung và dài hạn. Mặt khác, năm 2013 Ngân hàng mở rộng tìm kiếm các khách hàng là doanh nghiệp lớn có uy tín trên địa bàn quận để đầu tƣ nên DSCV trung và dài hạn năm 2013 có xu hƣớng tăng lên. Tuy DSCV ngắn hạn tăng trƣởng ít hơn nhƣng chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung và dài hạn trong tổng DSCV. Điều này chứng tỏ Ngân hàng phát huy thế mạnh, tăng trƣởng tín dụng tốt, nhất là cho vay ngắn hạn. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng rất khả quan.  Doanh số thu nợ: Doanh số thu nợ thể hiện chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng, Ngân hàng thu lại đƣợc bao nhiêu tiền trong tổng DSCV. Qua bảng 4.2 ta thấy, DSTN qua 3 năm của NHNN & PTNT quận Ô Môn đều tăng. Trong đó, thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn thu nợ trung và dài hạn trong tổng DSTN. Năm 2012 tổng DSTN tăng 7,19% trong đó thu nợ ngắn hạn tăng 6,85%, thu nợ trung và dài hạn lại tăng 6,98% trong tổng DSTN so với năm 2011. Trong giai đoạn 2011 - 2013 thu nợ ngắn hạn đều tăng là do hoạt động tích cực của cán bộ tín dụng đã thực hiện nghiêm túc, thƣờng xuyên nhắc nhở khách hàng vay vốn trả nợ đúng hạn, công tác thu nợ của Ngân hàng đạt hiệu quả cao. Nhƣng quan 20 trọng hơn hết là sự hợp tác của khách hàng vay vốn cộng với tình hình sản xuất kinh doanh khả quan nên thu nhập của ngƣời dân tăng lên và hoàn thành trả nợ gốc và lãi đúng hạn hợp đồng.  Dƣ nợ: Ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay mà còn phải quan tâm đến dƣ nợ. Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả hoạt động tín dụng thì dƣ nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng . Dƣ nợ phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã cho khách hàng vay mà chƣa thu hồi lại đƣợc vào thời điểm nhất định. Nên dƣ nợ cho vay là chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nó có ý nghĩa trong việc đánh giá hiệu quả tín dụng, quy mô hoạt động của Ngân hàng. Qua bảng 4.2 ta thấy, tổng dƣ nợ đều tăng trong 3 năm, dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dƣ nợ trung và dài hạn lần lƣợt là 84,76%, 88,69% và 91,88% trong tổng dƣ nợ. Năm 2012, tổng dƣ nợ tăng 95.403 triệu đồng tƣơng ứng 24,23%, dƣ nợ ngắn hạn tăng 100.105 triệu đồng tƣơng ứng 30%, tuy nhiên dƣ nợ trung và dài hạn lại giảm 8,5%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc dƣ nợ trung và dài hạn giảm nhƣ vậy là do DSTN ngắn hạn lớn hơn DSCV ngắn hạn. Có thể thấy đƣợc dƣ nợ ngắn hạn luôn tăng nhiều hơn so với dƣ nợ trung và dài hạn, chứng tỏ Ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả. Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay vốn huy động ngắn hạn. Dƣ nợ thể hiện nguồn vốn đầu tƣ của Ngân hàng trong nền kinh tế đang sử dụng ngày càng nhiều nguồn vốn của Ngân hàng. Đến năm 2013 dƣ nợ vẫn tiếp tục tăng lên. Có đƣợc kết quả này là do Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn mặc dù công tác thu nợ ngắn hạn đạt hiệu quả nhƣ đã phân tích ở trên nhƣng DSCV nhiều hơn DSTN nên dƣ nợ ngắn hạn tăng cao hơn. Qua đó cho thấy ngƣời dân đang sử dụng nguồn vốn cho vay của Ngân hàng để hoạt động sản xuất, đầu tƣ vào kinh tế để cải thiện đời sống.  Nợ xấu: Nợ xấu phản ánh chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Nợ xấu càng tăng chứng tỏ Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Qua số liệu ta thấy, tình hình nợ xấu của Agribank Ô Môn qua 3 năm giảm đáng kể. Năm 2012 tổng nợ xấu của Ngân hàng đã giảm 2.072 triệu đồng tƣơng ứng 28,82% so với năm 2011, nợ xấu ngắn hạn giảm 29,96%, nợ xấu trung và dài hạn giảm 5,64%. Nguyên nhân nợ xấu giảm là do tình hình kinh tế nƣớc ta đã từng bƣớc khắc phục đƣợc khó khắn, đời sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, nên khách hàng vay vốn đã trả hết nợ cho Ngân hàng. Năm 2013 tình hình kinh tế tƣơng đối ổn định hơn so với năm 2012, tuy nhiên khách hàng vay vốn là đa ngành nghề có ngành thì sản xuất kinh doanh đạt 21 hiệu quả nhƣng cũng có ngành gặp khó khăn nên không có vốn trả nợ cho Ngân hàng nên tốc độ giảm so với năm 2012 vẫn còn tƣơng đối thấp. Mặc dù vẫn còn tồn tại nợ xấu nhƣng tỷ lê nợ xấu vẫn đƣợc Ngân hàng duy trì ở mức an toàn. 4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN & PTNN CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ Trong những năm gần đây, Agribank Ô Môn cũng chịu ảnh hƣởng không nhỏ bởi sự biến động của nền kinh tế nƣớc ta. Nếu nền kinh tế ít biến động và phát triển tốt thì đời sống ngƣời dân đƣợc ổn định nên lúc này những khách hàng vay vốn của Ngân hàng sẽ chủ động trả nợ gốc và lãi đúng hợp đồng. Ngƣợc lại, nền kinh tế chịu ảnh hƣởng của lạm phát, biến động giá vàng, tỷ giá và nhiều nguyên nhân khách quan thì lúc này đời sống ngƣời dân cũng gặp nhiều khó khăn, ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Lúc này, Ngân hàng sẽ tồn tại nợ xấu, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ lợi nhuận của Ngân hàng. Nguồn vốn là rất cần thiết cho sự phát triển của Ngân hàng nhƣng khi có nguồn vốn Ngân hàng phải kinh doanh nhƣ thế nào mới là quan trọng hơn để mang lại lợi nhuận cho mình. NHNN & PTNT Ô Môn đã định hƣớng kinh doanh cho mình bằng hình thức chủ yếu là cho vay ngắn hạn, một mặt vì ngƣời dân đa phần sản xuất nông nghiệp, thủy sản,… nên cần nguồn vốn ngắn hạn theo mùa, mặt khác với thời hạn ngắn thì Ngân hàng dễ kiểm soát và xoay chuyển vốn nhanh hơn để kiếm đƣợc lợi nhuận nhiều hơn. Dƣới đây là phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn. 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn 4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 4.3: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 Số tiền So sánh 2013/2012 % Số tiền % Cá nhân 588.255 686.026 746.494 97.771 16,62 60.468 8,81 Doanh nghiệp 127.686 181.263 172.833 53.577 41,96 (8.430) (4,65) Tổng cộng 715.941 867.289 919.327 151.348 21,14 52.038 6,00 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) 22 - Đối với khách hàng cá nhân: Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy DSCV ngắn hạn đối với cá nhân vẫn tăng trƣởng qua 3 năm 2011 – 2013. Đây là đối tƣợng khách hàng chủ yếu của NHNN & PTNT quận Ô Môn. Bởi đây là địa bàn nông thôn nên Ngân hàng chủ yếu đầu tƣ vốn cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăn nuôi… Do vậy, thị phần đầu tƣ của Ngân hàng dành cho thành phần kinh tế này là rất lớn. Cụ thể, năm 2012 DSCV tăng 97.771 triệu đồng (tăng 16,62%) so với cùng kỳ năm 2011. Năm 2013 DSCV 60.468 tăng triệu đồng tƣơng ứng 8,81%, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng có phần giảm hơn so với giai đoạn 2012. Nguyên nhân của việc tăng trƣởng này là do ngƣời dân cần nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nên việc vay vốn là điều cần thiết đối với những khách hàng cá nhân muốn SXKD nhƣng không có đủ nguồn vốn tự có để đầu tƣ. Đóng vai trò chủ lực trong đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank Ô Môn tích cực triển khai cho vay theo Nghi ̣đinh ̣ 41/2010/NĐ-CP “Về Chiń h sách tiń du ̣ng phu ̣c vu ̣ phát triể n nông nghiê ̣p , nông thôn”, Chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới chú trọng vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khách hàng cá nhân của Ngân hàng chủ yếu là các nông hộ và hộ sản xuất nên nhu cầu về nguồn vốn lƣu động cho sản xuất cũng tăng theo sự phát triển của nền kinh tế. - Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp là nhóm khách hàng rất đƣợc Ngân hàng coi trọng. Đa số khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng đều là những doanh nghiệp có uy tín trong địa bàn quận. Vì thế, Ngân hàng luôn luôn tìm kiếm nguồn khách hàng này để tăng thêm lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. DSCV ngắn hạn năm 2012 tăng 53.577 triệu đồng (tăng 41,96%) so với năm 2011. Tuy nhiên, đến năm 2013 DSCV của Ngân hàng đột ngột giảm 4,65% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do giá cả nguyên vật liệu tăng, chi phí cho việc sản xuất cũng tăng theo, hàng tồn kho còn nhiều, do đó doanh nghiệp thu hẹp sản xuất để tránh tình trạng bị phá sản. 4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề 23 261.705 218.395 250.000 175.193 Triệu đồng 200.000 273.544 275.480 300.000 237.148 226.634 203.946 168.452 153.901 161.229 146.930 150.000 100.000 50.000 0 Năm 2011 Sản xuất nông nghiệp Năm 2012 Nuôi trồng thủy sản Năm 2013 Thƣơng mại dịch vụ Khác (Nguồn: Bảng 2 – Phụ lục trang 46) Hình 4.1: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của NHNN & PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn 2011-2013 (Đvt: Triệu đồng) Qua hình 4.1 ta thấy, DSCV ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT quận Ô Môn qua 3 năm đều tăng. Với diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn khá lớn và số lƣợng lao động ở nông thôn chiếm tỷ lệ khá cao. Đa số ngƣời dân gắn bó với nghề nông nên đa phần DSCV ngắn hạn tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là nhiều. Bên cạnh đó, ngành thƣơng mại dịch vụ và các ngành khác cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong DSCV ngắn hạn. Cụ thể nhƣ sau: - Đối với sản xuất nông nghiệp: Năm 2012 DSCV ngắn hạn tăng 51.441 triệu đồng tƣơng ứng tăng 29,36% so với 2011. Đến năm 2013, tốc độ tăng trƣởng dần chậm lại, tuy nhiên vẫn tăng 4,64% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân DSCV ngắn hạn tăng lên là do giai đoạn này Ngân hàng thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy Ngân hàng cung cấp thêm nguồn vốn ƣu tiên đáp ứng cho khách hàng làm nông nghiệp. Đƣợc cung cấp thêm vốn, ngƣời nông dân đầu tƣ máy móc, trang thiết bị hiện đại nhƣ: máy gặt đập liên hợp, máy xạ lúa, máy xới,… Ngoài ra chi phí về phân bón cũng chiếm nhiều trong tổng chi phí của ngƣời dân. Còn về lĩnh vực chăn nuôi thì chi phí mua con giống và nâng cấp chuồng trại là chủ yếu, bên cạnh việc mua thức ăn còn phải tiêm phòng bệnh dịch cho gia súc định kỳ để chúng phát triển tốt,… Tất cả những chi phí trên góp phần làm tăng DSCV ngắn hạn đối với SXNN. - Đối với nuôi trồng thủy sản: 24 DSCV ngắn hạn đối với NTTS chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng DSCV ngắn hạn. Năm 2012 DSCV ngắn hạn ngành NTTS tăng 57.085 triệu đồng (tăng 26,19%). Đến năm 2013, DSCV ngành NTTS có xu hƣớng giảm nhƣng với tỷ lệ rất nhỏ 0,7% nên DSCV của ngành vẫn đứng đầu so với các ngành khác. Do ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm khiến ngƣời dân lo sợ nên chuyển sang sử dụng thức ăn thủy sản nhƣ các loại cá và hải sản nhiều hơn. Điều này làm cho việc nuôi trồng thủy sản trong quận tăng mạnh. Bên cạnh đó, mặt hàng thủy sản xuất khẩu cũng đƣợc chú trọng phát triển nên ngƣời dân cần nhiều vốn để đầu tƣ. - Đối với thƣơng mại dịch vụ: DSCV ngắn hạn ngành TMDV của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng trƣởng tốt. Cụ thể, năm 2012 tăng 35.494 triệu đồng, năm 2013 tăng 57.759 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trƣởng năm 2012 21,07%, năm 2013 28,32%. Có đƣợc kết quả này là do kể từ khi huyện nông nghiệp chuyển sang Quận đô thị mới thì ngƣời dân từng bƣớc kinh doanh đa dạng các loại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ. Chính vì thế Ngân hàng mở rộng phạm vi cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực TMDV tăng nguồn vốn đáng kể để giúp ngƣời dân trong quận kinh doanh, mua bán và đây cũng là điều quan trọng góp phần làm tăng trƣởng kinh tế, nâng cao đời sống của ngƣời dân trong quận - Đối với ngành khác: Ngoài các lĩnh vực trên, NHNN & PTNT quận Ô Môn còn mở rộng cho vay nhiều mục đích kinh tế khác nhƣ: cho vay xây dựng cơ bản, sửa nhà, mua ghe, cho vay mua sắm trang thiết bị phục vụ đời sống… DSCV ngắn hạn trong lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng DSCV ngắn hạn. Vì khi thu nhập của ngƣời dân tăng lên thì nhu cầu về vật chất của ngƣời dân cũng tăng theo, vì vậy DSCV cũng tăng theo. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng của ngành khác tăng giảm không đều trong giai đoạn 2011 – 2013. Đáng chú ý là năm 2013 DSCV ngắn hạn lại giảm 8,87%. Ứng với tình hình này là do một số lƣợng lớn ngƣời dân trong quận đƣợc đền bù giải tỏa mặt bằng, nên không cần vay vốn để xây nhà, mua sắm tiêu dung nên DSCV trong năm 2013 đã giảm so với cùng kỳ năm 2012. 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn 4.3.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế 25 Bảng 4.4: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá nhân Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 617.238 606.843 666.476 Doanh nghiệp Tổng cộng So sánh 2012/2011 Số tiền % (10.395) (1,68) So sánh 2013/2012 Số tiền % 59.633 9,83 98.418 160.341 162.083 61.923 62,92 1.742 1,09 715.656 767.184 828.559 51.528 7,20 61.375 8,00 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN quận Ô Môn, 2011 - 2013) - Đối với khách hàng cá nhân: Ta thấy DSTN qua 3 năm có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm năm 2012 giảm 10.395 triệu đồng ứng với 1,68%. Tuy tốc độ giảm không lớn nhƣng cũng cho thấy khó khăn trong công tác thu nợ của Ngân hàng. Do ảnh hƣởng chung của nền kinh tế cả nƣớc, quận Ô Môn cũng bị ảnh hƣởng không ít, SXKD của ngƣời dân trong vùng gặp nhiều khó khăn từ việc giá nguyên liệu tăng cao, hộ sản xuất không bán đƣợc sản phẩm của mình ra thị trƣờng, hàng hóa bị ứ đọng nhiều nên không thể trả đƣợc nợ cho Ngân hàng. Đến năm 2013, tình hình thu nợ của Ngân hàng đã có khởi sắc. DSTN đã tăng lên 9,83% so với năm 2012. Để có đƣợc sự tăng trƣởng này, toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên của Ngân hàng cũng đã nỗ lực không ít trong công tác đôn đốc, nhắc nhở hộ sản xuất trả nợ đúng thời hạn. Mặt khác, do ngƣời vay muốn tạo mối quan hệ tốt với Ngân hàng, thêm vào đó Ngân hàng có chủ trƣơng xếp loại khách hàng. Nếu khách hàng để nợ quá hạn tại Ngân hàng đƣợc xếp vào nhóm khách hàng không có uy tín trả nợ thì những lần vay sau khách hàng sẽ phải chịu sự thẩm định rất kỹ của Ngân hàng và có thể không vay đƣợc số tiền nhƣ mong muốn nếu khách hàng bị xếp vào loại C. Đối với những khách hàng thƣờng xuyên để nợ quá hạn tại Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ tạm ngừng hoạt động tín dụng. Nhận thức đƣợc vấn đề này nên khách hàng cá nhân đã cố gắng trả nợ đúng hạn duy trì mối quan hệ tốt với Ngân hàng để có thể vay vốn, chính vì vậy DSTN ngắn hạn đã tăng trở lại. Trong những năm qua Ngân hàng tăng cƣờng công tác thu hồi nợ, hạn chế gia hạn nợ. Ngân hàng luôn quan tâm đến việc thu nợ đến hạn của khách hàng là cá nhân vì đây là đối tƣợng chính có nợ quá hạn cao tại Ngân hàng. Cán bộ tín dụng luôn làm tốt nhiệm vụ của mình từ khâu tiếp xúc khách hàng có nhu cầu vay vốn, thẩm định lại nhu cầu vay vốn của khách hàng xem có đúng với những gì đã trình bày trong đơn xin 26 vay vốn hay không bằng việc trực tiếp xuống từng hộ để kiểm tra. Sau khi phát tiền vay cán bộ tín dụng vẫn tiếp tục kiểm tra khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng không. Nếu sử dụng sai mục đích thì Ngân hàng thu hồi nợ trƣớc thời hạn đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. - Đối với doanh nghiệp: DSTN ngắn hạn của ngành qua 3 năm đều tăng. Năm 2012 tăng 61.923 triệu đồng (tăng 62,92%), năm 2013 tăng 1.742 triệu đồng (tăng 1,09%). Năm 2012 đối tƣợng khách hàng này có nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng nên DSCV ngắn hạn tăng lên vì vậy DSTN cũng tăng là điều tất yếu. DSCV ngắn hạn năm 2013 giảm nên DSTN ngắn hạn cũng bị ảnh hƣởng nhƣng vẫn tăng. Trong những năm qua khối doanh nghiệp trên địa bàn quận nhận đƣợc nhiều sự quan tâm ƣu đãi của chính quyền địa phƣơng theo chủ trƣơng phát triển kinh tế của quận do đó các doanh nghiệp làm ăn thuận lợi hơn có lợi nhuận trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng coi trọng việc kết hợp dịch vụ thanh toán với hoạt động tín dụng, giữ quan hệ tốt với khách hàng có mức dƣ nợ thƣờng xuyên, uy tín trong việc trả nợ và sẵn sàng thu nợ trƣớc hạn nếu thấy món tiền vay có vấn đề…Chính vì những lý do trên nên đã làm cho doanh số thu nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp tại NHNN & PTNT quận Ô Môn qua 3 năm 2011 - 2013 tăng lên. 4.3.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề 264.128 300.000 237.745 240.866 250.000 201.714 186.444 Triệu đồng 200.000 225.888 207.607 184.248 153.933 137.534 140.356 130.936 150.000 100.000 50.000 0 Năm 2011 Sản xuất nông nghiệp Năm 2012 Nuôi trồng thủy sản Năm 2013 Thƣơng mại dịch vụ Khác (Nguồn: Bảng 3 – Phụ lục trang 47) Hình 4.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề của NHNN & PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn 2011-2013 (Đvt: Triệu đồng) 27 Doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Ngân hàng rất quan tâm đến công tác thu nợ vì nếu công tác thu nợ đạt kết quả tốt thì Ngân hàng sẽ có nguồn vốn luân chuyển cũng nhƣ lợi nhuận để đầu tƣ vào lĩnh vực khác. Ngƣợc lại, nếu thu nợ không đạt sẽ ảnh hƣởng đến nguồn vốn của Ngân hàng. - Đối với sản xuất nông nghiệp: DSTN ngắn hạn đối với SXNN tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 46.714 triệu đồng tƣơng ứng tăng 33,97%, năm 2013 tăng 41.640 triệu đồng với tốc độ tăng trƣởng so với năm 2012 là 22,6%. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác thu nợ đạt kết quả tốt. Điều quan trọng là gần đây ngƣời dân thu hoạch trồng trọt và chăn nuôi đạt kết quả tốt. Trong đó, gạo là mặt hàng xuất khẩu cao hàng đầu cả nƣớc nên ngƣời dân có thu hoạch tƣơng đối ổn định nên đã trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng đúng hạn. - Đối với nuôi trồng thủy sản: Công tác thu nợ đối với ngành NTTS qua 3 năm đều tăng trƣởng. Cụ thể năm 2012 tăng 3.121 triệu đồng tƣơng ứng tăng 1,31% so với cùng kỳ năm 2011. Sang năm 2013 DSTN đã tăng 23.262 với tốc độ tăng trƣởng 9,66%. Các mặt hàng cá tra, cá Basa đƣợc xuất khẩu sang thị trƣờng thế giới chiếm tỷ trọng lớn trong NTTS giúp ngƣời dân có thu nhập ổn định. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến thu nợ ngắn hạn đạt kết quả khả quan trong ngành NTTS. Mặt khác, cá là nguồn thực phẩm nhiều dinh dƣỡng phần lớn lƣợng sản phẩm làm từ cá đƣợc tiêu thụ rất tốt nên ngƣời dân thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn để trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn và cũng tạo uy tín tốt đối với Ngân hàng để có thể vay đƣợc số tiền nhiều hơn khi cần thiết. - Đối với thƣơng mại dịch vụ: Qua bảng 4.6 ta thấy, DSTN ngắn hạn đối với TMDV tăng qua 3 năm. Năm 2012 tăng 15.270 triệu đồng (tăng 8,19%) so với năm 2011, năm 2013 tăng 5.893 triệu đồng (tăng 2,92%) so với năm 2011. Có đƣợc kết quả này là do nền kinh tế phát triển, đời sống ngƣời dân đƣợc nâng cao, có thu nhập tƣơng đối tốt nên đã trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Những năm gần đây ngành TMDV đang tích cực phát huy thế mạnh của mình, đồng thời để phát triển kinh tế quận bắt buộc chính quyền địa phƣơng cũng phải hỗ trợ tốt cho ngành. Vì thế, khi kinh doanh có hiệu quả khách hàng lập tức trả nợ cho Ngân hàng. - Đối với ngành khác: 28 Một vấn đề bất cập đối với DSTN ngắn hạn ngành khác là tình hình thu nợ đang có chiều hƣớng xấu đi trong giai đoạn 2011 – 2013. Nguyên nhân là do ngành khác tập trung nhiều lĩnh vực khác nhau tiêu biểu là ngành tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, cho vay tiêu dùng, có lĩnh vực đạt kết quả tốt nhƣng cũng có lĩnh vực không đạt nên ảnh hƣởng đến doanh số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng. Trong những năm gần đây tình hình bất động sản cả nƣớc nói chung và địa bàn quận nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Do đó một số ngƣời dân đi vay với mục đích xây dựng nhà ở, nhà trọ để kinh doanh giai đoạn này chƣa thể thu hồi lại vốn để có thể trả nợ cho Ngân hàng. Ngoài ra, hiện nay một số doanh nghiệp thu hẹp phạm vi sản xuất nên giảm bớt một số lƣợng nhân viên, giảm tiền lƣơng, tiền thƣởng dẫn đến việc ngƣời dân bị mất việc và tiền lƣơng không còn đủ để chi trả tiền gốc và lãi đúng hạn cho Ngân hàng nữa. DSTN giảm cũng làm ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận của Ngân hàng. Vì thế cần có giải pháp hợp lý để xử lý đối với những khách hàng thuộc nhóm ngành này. 4.3.3 Phân tích dƣ nợ cho vay ngắn hạn 4.3.3.1. Dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Bảng 4.5: Dƣ nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Cá nhân Doanh nghiệp Tổng cộng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 Số tiền So sánh 2013/2012 % Số tiền % 259.576 338.759 418.777 79.183 30,50 80.018 23,62 74.144 95.066 105.816 20.922 28,22 10.750 11,31 433.825 524.593 100.105 30,00 90.768 20,92 333.720 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) Nhìn chung tổng dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua các năm đều tăng. Năm 2012 tăng 100.105 triệu đồng với tốc độ tăng 30% so với năm 2011. Năm 2013 tăng về số tuyệt đối 90.768 là triệu đồng hay tăng về số tƣơng đối là 20,92% so với năm 2012. Ta thấy DSTN ngắn hạn thành phần kinh tế qua các năm đều tăng đồng thời dƣ nợ ngắn hạn cũng tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng năm 2013 lại kém hơn so với giai đoạn năm 2011 – 2012. Do trong năm 2013 Ngân hàng đã kiểm soát tình hình tín dụng chặt chẽ hơn nên không chỉ riêng dƣ nợ mà còn có DSCV, DSTN cũng có xu hƣớng giảm. Một phần là do lãi suất cũng có nhiều ảnh hƣởng. Nhƣng suy cho cùng thì 29 hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng vẫn luôn ổn định và có những đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo an sinh xã hội. - Đối với khách hàng cá nhân: Đây là đối tƣợng cho vay chính của Agribank Ô Môn nên dƣ nợ ngắn hạn của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh nghiệp trong tổng dƣ nợ ngắn hạn. Có đƣợc sự tăng trƣởng là do nhu cầu vay vốn của ngƣời dân ngày càng nhiều để phục vụ cho SXKD. Có nhiều khách hàng cá nhân do trƣớc đây chƣa đƣợc tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng, một số cá nhân thiếu kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi nên sử dụng chƣa hợp lý vốn vay nên cần nhiều vốn hơn để chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, do đó dƣ nợ tăng cao là điều hợp lý. Mặt khác, đây là địa bàn nông thôn nên Ngân hàng tập trung vốn cho vay đối tƣợng này là phù hợp. - Đối với doanh nghiệp: Vì là thành phần kinh tế đƣợc Ngân hàng chú trọng đầu tƣ nên tất yếu sẽ có dƣ nợ ngắn hạn tăng về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2012 dƣ nợ tăng 20.922 triệu đồng với tốc độ tăng 48,51% so 2011. Năm 2013 dƣ nợ tăng 10.750 triệu đồng tăng 11,31% so cùng kỳ năm 2012. Nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phƣơng theo đúng hƣớng cơ cấu kinh tế của quận, đồng thời dảm bảo an toàn nguồn vốn, kinh doanh có lãi nên Ngân hàng chủ yếu đầu tƣ lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Với việc thành phần kinh tế này gia tăng trên địa bàn quận, có nhiều dự án đƣợc Ngân hàng chấp thuận,… nên đã góp phần làm tăng dƣ nợ lên. Bên cạnh đó, một số khách hàng là các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… trên địa bàn quận đã trở thành khách hàng quen thuộc, đƣợc Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cao để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất kinh doanh. Và tiềm năng để mở rộng dƣ nợ cho thành phần kinh tế này còn rất lớn vì cùng với sự phát triển kinh tế quận có thể số lƣợng các doanh nghiệp mới sẽ tăng mạnh lên trong thời gian sắp tới. 4.3.3.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành nghề 30 250.000 212.455 203.039 200.000 168.425 Triệu đồng 158.873 150.000 104.775 102.543 100.000 75.677 77.588 59.683 66.328 38.810 50.000 23.942 0 Năm 2011 Sản xuất nông nghiệp Năm 2012 Nuôi trồng thủy sản Năm 2013 Thƣơng mại dịch vụ Khác (Nguồn: Bảng 4 – Phụ lục trang 47) Hình 4.3: Dƣ nợ cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của NHNN & PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn 2011-2013 (Đvt: Triệu đồng) Tình hình dƣ nợ ngắn hạn của Agribank Ô Môn qua 3 năm đều tăng trƣởng tốt. Tập trung chủ yếu là TMDV và NTTS. - Đối với sản xuất nông nghiệp: Năm 2012, dƣ nợ ngắn hạn tăng trƣởng mạnh với tốc độ tăng trƣởng 177,04%. Nguyên nhân chủ yếu là do ngƣời dân áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong SXNN, đầu tƣ mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nhƣng chƣa thu hồi vốn lại kịp đề trả nợ Ngân hàng vì vậy làm cho dƣ nợ ngắn hạn tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, SXNN là ngành trọng tâm của nền kinh tế địa phƣơng và cũng là đối tƣợng cho vay chủ yếu của Ngân hàng, góp phần đáng kể vào thu nhập của Ngân hàng nên Ngân hàng đã hỗ trợ vốn đắc lực để ngƣời dân phát triển kinh tế. Từ đó dẫn đến dƣ nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Tốc độ tăng trƣởng của DSCV nhanh hơn so với tốc độ tăng trƣởng của DSTN cũng làm cho dƣ nợ tăng lên đáng kể và ngƣợc lại. - Đối với nuôi trồng thủy sản: Nhìn chung dƣ nợ ngắn hạn đối với NTTS luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua các năm vì đây là ngành chủ lực trong nền kinh tế của quận, ngƣời dân luôn đầy mạnh việc phát triển NTTS để tận dụng lợi thế của mình. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến dƣ nợ ngành NTTS tăng cao. Năm 2012, ngƣời dân đẩy mạnh khâu sản xuất NTTS bằng cách vay vốn của Ngân hàng để đầu tƣ nhiều hơn nên DSCV ngắn hạn tăng mạnh nhƣ đã phân tích ở trên. Tuy nhiên năm 2012 kinh tế khó khăn cũng ảnh 31 hƣởng không nhỏ đến thị trƣờng tiêu thụ thủy sản, lúc này vốn đầu tƣ của ngƣời dân thì nhiều mà thu nhập không đƣợc khả quan dẫn đến dƣ nợ ngắn hạn ngành NTTS của Ngân hàng năm 2012 tăng cao. Năm 2012 dƣ nợ ngắn hạn tăng trƣởng 20,55%, năm 2013 tăng 4,64%. Năm 2013, kinh tế có dấu hiệu khởi sắc so với năm 2012, nhờ những chính sách hỗ trợ của chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho SXKD nên dƣ nợ vẫn đƣợc duy trì tốc độ tăng trƣởng mặc dù tốc độ tăng trƣởng có phần chậm hơn so với cùng kỳ năm 2012. - Đối với thƣơng mại dịch vụ: Dƣ nợ ngắn hạn tăng là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc dẫn đến sự đa dạng về hàng hóa dịch vụ thúc đẩy sự gia tăng các ngành sản xuất kinh doanh TMDV cũng phát triển theo. Năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn của ngành đột ngột tăng mạnh. Do sự biến động về giá cả thị trƣờng đã làm cho khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn nhƣ giá xăng, điện, giá hàng hóa tăng,… Đây là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến các ngành TMDV làm cho khách hàng không trả nợ gốc và lãi kịp cho Ngân hàng mặc dù dƣ nợ ngắn hạn qua các năm vẫn tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ của Ngân hàng. Điều này cũng làm ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động của Ngân hàng, cần phải có giải pháp hợp lý đối với ngành kinh tế này. - Đối với ngành khác: Ngoài cho vay các đối tƣợng trên thì Ngân hàng còn cho vay tiêu dùng nhƣ mua xe, xây dựng nhà ở, tiểu thủ công nghiệp… và dƣ nợ ngắn hạn cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 20.873 triệu đồng tƣơng ứng tăng 53,78% so với năm 2011. Tƣơng tự, năm 2013 dƣ nợ ngắn hạn cũng tăng 15.994 triệu đồng (tăng 26,8%). Nhƣ đã phân tích ở trên, do tình hình thu nợ của ngành kinh tế này chƣa tốt nên dƣ nợ đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, Ngân hàng cần xem xét các rủi ro có thể phát sinh cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng trƣớc khi quyết định có nên tăng trƣởng dƣ nợ hay không và tăng bao nhiêu là hợp lý để Ngân hàng phát triển bền vững và ổn định. 4.3.4 Tình hình nợ xấu 4.3.4.1 Nợ xấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 32 Bảng 4.6: Nợ xấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 Số tiền Cá nhân Doanh nghiệp Tổng cộng So sánh 2013/2012 Số tiền % % 6.852 4.684 4.342 (2.168) (31,64) (342) (7,30) 0 115 84 115 - 31 26,96 6.852 4.799 4.426 (2.053) (29,96) (373) (7,77) (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN quận Ô Môn, 2011 - 2013) - Đối với khách hàng cá nhân: Qua bảng 4.9 ta thấy, nợ xấu ngắn hạn chủ yếu xuất hiện ở khách hàng cá nhân. Trong 3 năm 2011 – 2013 tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng đang có nhiều chuyển biến tốt. Cụ thể, năm 2012, nợ xấu đã giảm 2.168 triệu đồng (giảm 31,64%), năm 2013 giảm 342 triệu đồng (giảm 7,3%). Để có đƣợc kết quả này, Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực trong công tác xử lý nợ xấu, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đƣa ra giải pháp hợp lý để xử lý các nhóm nợ. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của thành phần kinh tế này chủ yếu là do: Khách hàng cá nhân gặp khó khăn trong tiêu thụ, giá đầu vào nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công… tăng; thêm vào đó ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng cao dẫn đến hạn hán, dịch bệnh nhƣ rầy nâu, xoắn lá trên lúa và giá lúa sụt giảm trong năm vừa qua, … dẫn đến nông dân làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Một số hộ vay chƣa chủ động đƣợc nguồn tiền trả nợ, kinh doanh thua lỗ, kinh tế gia đình gặp khó khăn tạm thời, chƣa có nguồn tiền trả nợ Ngân hàng nên các hộ vay để nợ quá hạn tạm thời. Nhận thức đƣợc sự khó khăn của khách hàng, Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để làm giảm nợ xấu đến mức thấp nhất nhƣ tăng trích lập dự phòng, công tác thẩm định các khoản vay đƣợc xiết chặt, tăng tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng chủ động giảm bớt số tiền lãi do khách hàng đã nợ quá lâu, đồng thời cho vay lại tƣơng ứng số tiền gốc và lãi còn thiếu để trả cho Ngân hàng với lãi suất vay thấp hơn nhằm giảm bớt gánh nặng cho khách hàng cá nhân. 33 - Đối với doanh nghiệp: Nợ xấu ngắn hạn đối với doanh nghiệp trong 3 năm qua cũng có nhiều biến động. Năm 2011, Ngân hàng loại bỏ đƣợc nguy cơ nợ xấu đối với doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng đầu tƣ, cho vay có chọn lọc, chủ yếu là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có uy tín trả nợ, thời hạn cho vay ngắn nên tình hình nợ xấu ngắn hạn của doanh nghiệp đƣợc kiểm soát tốt. Nhƣng đến năm 2012, nợ xấu ngắn hạn đã tăng lên 115 triệu đồng. Nợ xấu tăng thất thƣờng làm ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Do năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế thấp ảnh hƣởng đến hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp trên cả nƣớc trong đó có quận Ô Môn. Lãi suất trong năm giảm chậm khiến chi phí lãi vay trở thành gánh nặng đối với đa số doanh nghiệp, dẫn đến một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh. Hàng hóa còn tồn đọng nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp không thể thu hồi đƣợc vốn để trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, Agribank Ô Môn cho vay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên trong công tác thẩm định còn sơ xài, chủ yếu là dựa vào quan hệ quen biết, thiếu các thông tin từ thị trƣờng dẫn đến việc thiếu sót trong công tác thẩm định món vay. Các tài sản thế chấp của doanh nghiệp đa phần đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì Ngân hàng phải tốn nhiều thời gian và nhân lực để giải quyết, điều này cũng làm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của Agribank Ô Môn cần phải có những biện pháp thích hợp để xử lý tránh gây thất thoát cho Ngân hàng.Năm 2013, nhờ Ngân hàng thực hiện tốt chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 18/07/2013 của Thống đốc NHNN hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp: “Giảm lãi suất cho vay, thực hiện cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm, tập trung cho vay 5 lĩnh vực ƣu tiên với lãi suất ƣu đãi, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay thu mua lúa gạo” đã hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng để họ tìm kiếm đƣợc lợi nhuận và trả nợ cho Ngân hàng. 4.3.4.2 Nợ xấu cho vay ngắn hạn theo ngành nghề 34 1.959 2.000 1.733 1.972 1.974 1.495 1.665 1.800 1.600 Triệu đồng 1.400 884 1.050 1.200 905 893 1.000 834 713 800 600 400 200 0 Năm 2011 Sản xuất nông nghiệp Năm 2012 Nuôi trồng thủy sản Năm 2013 Thƣơng mại dịch vụ Khác (Nguồn: Bảng 5 – Phụ lục trang 48) Hình 4.4: Nợ xấu cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của NHNN & PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn 2011-2013 (Đvt: Triệu đồng) - Đối với sản xuất nông nghiệp: Nợ xấu ngắn hạn đối với ngành SXNN của Ngân hàng giảm dần qua 3 năm 2011 – 2013. Việc Ngân hàng áp dụng Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã giúp ngƣời dân giải quyết không ít khó khăn về vấn đề vay vốn cũng nhƣ trả nợ. Khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan, không trả đƣợc nợ đúng hạn, ban lãnh đạo Ngân hàng có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng theo quy định. Trƣờng hợp khách hàng đang có nợ cơ cấu nhƣng có nhu cầu vay mới để sản xuất, kinh doanh hoặc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh thì Ngân hàng căn cứ vào tính khả thi, hiệu quả của dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng để xem xét cho vay mới. Vì vậy, nợ xấu ngắn hạn của ngành đã giảm đáng kể góp phần đem lại lợi nhuận và giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng. - Đối với nuôi trồng thủy sản: Là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ nên cũng là ngành có nợ xấu tăng qua 3 năm 2011 - 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng rất nhỏ. Năm 2012 tăng 0,66%, năm 2013 chỉ tăng 0,1%. Vì là ngành trọng điểm của quận nên rất đƣợc Ngân hàng chú ý, kiểm soát mức độ nợ xấu tăng lên và hạn chế ở mức thấp nhất có thể. Nguyên nhân nợ xấu ngắn hạn của 35 ngành luôn cao hơn các ngành khác là do ngƣời dân đầu tƣ nhiều vào nuôi cá xuất khẩu nên tăng thêm chi phí. Thế nhƣng giá cả thƣơng phẩm bị giảm sút cộng thêm tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản gặp khó khăn nên đã làm cho những hộ nuôi cá nhỏ, lẻ mang tính tự phát thua lỗ, khiến ngƣời dân mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên góp phần làm tăng nợ xấu cho Ngân hàng. Trƣớc tình hình trên, đến năm 2013 Ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ hơn ngành kinh tế này, áp dụng mọi biện pháp để xử lý và đề phòng các tình huống xấu nhất có thể xảy ra nên tốc độ tăng nợ xấu đã đi chậm lại so với năm 2012. - Đối với thƣơng mại dịch vụ: Nợ xấu của ngành tăng giảm không đều qua các năm 2011 - 2013. Năm 2012, nợ xấu giảm 611 triệu đồng trong khi năm 2013 lại tăng lên 21 triệu. đồng. Vì là ngành đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm nhiều để phát triển kinh tế xã hội của quận nên đƣợc các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này cũng không gặp nhiều khó khăn trƣớc tình hình kinh tế bất ổn hiện nay. Do đó, nợ xấu đã có bƣớc chuyển biến tốt hơn, điều này cũng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Ngân hàng. Năm 2013, tuy nợ xấu đã tăng lên nhƣng tốc độ tăng không cao chỉ với 2,38%. Nhƣ đã phân tích ở những phần trƣớc, tuy năm 2013 có vẻ nền kinh tế ổn định hơn, nhƣng trong ngành hoạt động vẫn chƣa đạt hiệu quả, nên vẫn mang lại các khoản nợ xấu cho Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng xem xét kỹ khi cho vay đối với ngành kinh tế này. - Đối với ngành khác: Mặc dù thu nợ ngắn hạn đối với ngành kinh tế này nhƣ đã đƣợc phân tích ở trên có xu hƣớng giảm, nhƣng nợ xấu ngắn hạn đã có sự chuyển biến tốt qua 3 năm 2011 - 2013. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu ngắn hạn giảm 615 triệu đồng tƣơng ứng giảm 36,94% so với cùng kỳ năm 2011. Tƣơng tự, năm 2013 nợ xấu ngắn hạn giảm 216 triệu đồng tƣơng ứng giảm 20,57%. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động thẩm định cho vay, kiểm tra quá trình cho vay, thu hồi các khoản nợ tín dụng của Ngân hàng, cũng nhƣ uy tín của khách hàng luôn hoàn trả nợ đúng hạn, làm giảm mạnh mức nợ xấu của Ngân hàng. Tóm lại, việc tồn tại nợ xấu là vấn đề không tránh khỏi của hoạt động Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng không nên lơ là mà phải kiểm soát nợ xấu chặt chẽ, bằng cách thƣờng xuyên phân tích nợ, chủ động thực hiện nghiêm túc trong công tác thu nợ, giao chỉ tiêu cụ thể để từng cán bộ tín dụng để thực hiện nhằm hạn chế nợ xấu ở mức thấp nhất. 36 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHNN & PTNN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ Bảng 4.7: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Chỉ tiêu Năm Đơn vị tính 2011 2012 2013 Vốn huy động Triệu đồng 380.120 505.560 606.885 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 510.120 519.090 613.283 Doanh số cho vay ngắn hạn Triệu đồng 715.941 867.289 919.327 Doanh số thu nợ ngắn hạn Triệu đồng 715.656 767.184 828.559 Nợ xấu ngắn hạn Triệu đồng 6.852 Dƣ nợ ngắn hạn Triệu đồng 333.720 433.825 524.593 Dƣ nợ bình quân ngắn hạn Triệu đồng 320.882 377.354 450.973 Tổng dƣ nợ Triệu đồng 393.745 489.184 570.934 4.799 4.426 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 99,96 88,46 90,13 Dƣ nợ ngắn hạn/Vốn huy động % 87,79 85,81 86,44 Dƣ nợ ngắn hạn/Tổng dƣ nợ % 84,76 88,69 91,88 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn % 2,05 1,11 0,84 Vòng 2,23 2,03 1,84 Vòng quay vốn tín dụng (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) 4.4.1 Dƣ nợ ngắn hạn/Vốn huy động Chỉ số này cho thấy khả năng đầu tƣ một đồng vốn huy động và nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của chi nhánh. Nếu trong tổng nguồn vốn huy động mà dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao thì khả năng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tốt, ngƣợc lại nếu tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn trên vốn huy động thấp chứng tỏ Ngân hàng ngoài cho vay ngắn hạn còn cho vay trung và dài hạn. Số liệu tại chi nhánh cho thấy tỷ lệ dƣ nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động đều trên 80% chứng tỏ nguồn vốn huy động của chi nhánh tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn vì trên địa bàn ngƣời dân đa phần sống bằng nghề nông nên họ thƣờng vay vốn theo mùa vụ thƣờng có chu kỳ ngắn do đó Ngân hàng tập trung đầu tƣ cho vay vào ngắn hạn cũng là điều hợp lí. Năm 2011 dƣ nợ ngắn hạn chiếm 87,79%, năm 2012 chiếm 85,81%, năm 2013 chiếm 86,44% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Trƣớc những biến động về lãi suất, bất ổn của nền kinh tế, các khoản vay chủ yếu đáp ứng 37 nhu cầu vốn lƣu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất, doanh nghiệp nên các khoản cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Từ đó thấy đƣợc Ngân hàng chú trọng vào các khoản cho vay ngắn hạn, vì thời gian thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay của đồng vốn, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. 4.4.2 Hệ số thu nợ ngắn hạn Là chỉ số phản ánh khả năng thu hồi nợ ngắn hạn của Ngân hàng cũng nhƣ khả năng trả nợ vay của khách hàng, đồng thời cho biết số tiền chi nhánh sẽ thu đƣợc trong một thời kỳ nhất định từ DSCV ngắn hạn. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng đạt hiệu quả và ngƣợc lại nếu hệ số thu nợ thấp thì công tác thu nợ của Ngân hàng gặp khó khăn ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng. Qua bảng 4.11 ta thấy, hệ số thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm đều cao. Cụ thể 2011 hệ số thu nợ ngắn hạn đạt 99,96%, 2012 88,46%, 2013 90,13%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, có đƣợc kết quả này đều do sự cố gắng của tất cả nhân viên và ban lãnh đạo của Ngân hàng đã cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình, từ công tác thẩm định, xét duyệt cho vay đến việc giám sát thu hồi nợ của Ngân hàng đã đƣợc thực hiện tốt. Bên cạnh đó, hệ số thu nợ tăng chứng tỏ khách hàng kinh doanh đạt hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Năm 2012 hệ số thu nợ ngắn hạn giảm còn 88,46%, tốc độ tăng DSCV ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ tăng DSTN ngắn hạn và cũng trong năm này do ảnh hƣởng của nền kinh tế nhƣ lạm phát tăng dẫn đến đời sống của ngƣời dân gặp khó khăn nên công tác thu nợ giảm lại, tuy nhiên hệ số thu nợ vẫn tƣơng đối cao nên công tác thu nợ vẫn đạt hiệu quả. Đến năm 2013 hệ số thu nợ đã tăng trƣởng trở lại do Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác thu nợ, kiểm soát khách hàng truyền thống nếu khách hàng này đã có lịch sử trả nợ không đúng hạn cho Ngân hàng,… và quan trọng hơn hết là do khách hàng kinh doanh đạt hiệu quả nên thuận lợi cho công tác thu nợ của Ngân hàng. 4.4.3 Nợ xấu ngắn hạn/tổng dƣ nợ ngắn hạn Bất kỳ ngành nghề nào cũng có rủi ro và đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng thì nợ xấu là rủi ro rất lớn nên nợ xấu rất đƣợc quan tâm hàng đầu vì chúng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng hay nói cách khác là ảnh hƣởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Nợ xấu ngắn hạn trên tổng dƣ nợ ngắn hạn hay còn gọi là tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng. Nếu chỉ số này càng thấp thì chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng càng cao và ngƣợc lại. Hiện nay, nợ xấu trên tổng dƣ nợ đƣợc NHNN cho phép không vƣợt quá 3% thì hoạt động tín dụng của Ngân 38 hàng đƣợc xem là đạt chất lƣợng tín dụng tốt. Tỷ lệ nợ xấu luôn đƣợc chi nhánh kiểm soát tốt và luôn dƣới mức 3%. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn năm 2011 là 2,05%, 2012 1,11% và năm 2013 0,84%. Để đạt đƣợc kết quả này tất cả nhân viên cũng nhƣ ban lãnh đạo của Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực và bằng những kỹ năng nghiệp vụ đƣợc đào tạo trong công tác thu hồi nợ đã kiểm soát đƣợc tỷ lệ nợ xấu, đẩy mạnh các biện pháp tích cực nhƣ chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc trong việc thẩm định, giám sát và thƣờng xuyên nhắc nhở khách hàng khi đến thời gian đáo hạn chính vì thế nợ xấu ngắn hạn trên dƣ nợ ngắn hạn giảm đáng kể qua các năm và không vƣợt quá 3% nhƣ NHNN quy định. 4.4.5 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời hạn thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn ngắn hạn cao thì đồng vốn ngắn hạn của chi nhánh ngày càng nhanh và hiệu quả. Vòng quay vốn tín dụng qua 3 năm liên tục giảm. Cụ thể vòng quay vốn ngắn hạn năm 2011 là 2,23 vòng, năm 2012 là 2,03 vòng, năm 2013 là 1,84 vòng. Năm 2012 nền kinh tế thực sự gặp khó khăn hàng hóa nông nghiệp liên tục rớt giá, hàng thủy sản tiêu thụ chậm, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, nông dân bị chiếm dụng vốn kéo dài. Mặt khác, do xu thế đình trệ của nền kinh tế, doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh gặp nhiều khó khăn,… do đó ảnh hƣởng nhiều đến vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn làm cho chỉ số này giảm xuống. Năm 2013, tình hình kinh tế đã có nhiều khởi sắc hơn, tuy nhiên do tốc độ tăng trƣởng của DSTN ngắn hạn chậm hơn dƣ nợ ngắn hạn bình quân nên vòng quay vốn ngắn hạn vẫn tiêp tục giảm. Tóm lại, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của NHNN & PTNT quận Ô môn từ 2011 – 2013 đều lớn hơn 1 đủ để thấy vốn của Ngân hàng đƣợc sử dụng hiệu quả, có khả năng sinh lời và không bị ứ đọng về vốn. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng để Ngân hàng phát triển bền vững và tạo đƣợc niềm tin cho ngƣời dân quận Ô Môn. 39 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ 5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC  Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng trƣởng qua các năm. Hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn ở mức cao là trên 88% qua các năm. Thấy đƣợc, công tác giám sát món vay chặt chẽ hơn, ý thức trách nhiệm đối với các khoản tiền vay của khách hàng cao.  Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn vẫn đƣợc kiềm hãm mức dƣới 3% giới hạn đƣợc xem là an toàn của nợ xấu trên dƣ nợ. Vì thế, chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó, CBTD có ý thức trong việc xử lý nợ, tích cực thu hồi nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng qui định.  Mở rộng trên nhiều đối tƣợng và ƣu tiên cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tìm hiểu, tiếp cận và nắm bắt nhu cầu thị hiếu đối tƣợng khách hàng tiềm năng.  Nhiều sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích đƣợc triển khai có hiệu quả, đặc biệt các sản phẩm dịch vụ hƣớng đến nông nghiệp, nông thôn ngày càng đƣợc đẩy mạnh phát triển để tăng sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn thành phố. Song song đó, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về thẻ. 5.2 NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì Ngân hàng còn những mặt tồn tại dẫn đến nhiều rủi ro trong công tác tín dụng ngắn hạn:  Công tác thẩm định món vay phần lớn đối với khách hàng hộ sản xuất, cá nhân còn sơ sài, đối với các khách hàng là doanh nghiệp thiếu các thông tin từ thị trƣờng. Tỷ lệ sai sót qua kiểm tra hồ sơ tín dụng còn cao.  Hợp đồng tín dụng có giao ƣớc mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, thế nhƣng vẫn còn tồn tại một số cá thể sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích hợp đồng dẫn đến việc giám sát của cán bộ tín dụng gặp khó khăn, chƣa kể đến việc sử dụng vốn vào sản xuất khác nếu bị thua lỗ thì ảnh hƣởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng. 40  Là quận nổi bật với các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, thủy sản,…tuy nhiên sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong quận vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún và phân tán, chƣa có nhiều sản phẩm hàng hóa thế mạnh. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp chƣa cao, năng suất lao động thấp, chất lƣợng sản phẩm không đồng đều. Hoạt động kinh doanh của ngƣời dân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, mùa màng, dịch bệnh, giá cả mặt hàng nông sản rớt giá,… thì nông dân bị thua lỗ từ đó đời sống của ngƣời dân khó khăn hơn dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng ảnh hƣởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.  Tăng trƣởng dƣ nợ ngắn hạn giữa các ngành kinh tế chƣa cân xứng với tiềm năng kinh tế của quận. Ngoài những mặt tồn tại nói trên Ngân hàng cũng còn vài vấn đề hạn chế đáng chú ý:  Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với các khách hàng là nông dân cũng gặp nhiều trở ngại. Tiến độ cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra chậm, gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn vay của Ngân hàng. Ngoài ra, việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền để thu hồi vốn khi khách hàng vay không trả đƣợc nợ rất khó thực hiện.  Đối với những hộ vay thuộc diện chính sách đƣợc Hội nông dân, Hội phụ nữ trong quận đề cử cho vay, CBTD chƣa thực sự quan tâm nhiều trong công tác thẩm định, kiểm tra và giám sát.  Chƣa phát huy mạnh vai trò của Marketing trong hoạt động của Ngân hàng nhất là đối với sản phẩm dịch vụ. Công tác chăm sóc khách hàng chƣa quan tâm đúng mức, chƣa thu thập đƣợc ý kiến cá nhân của khách hàng về chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ cách phục vụ của Ngân hàng đối với khách hàng. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho Ngân hàng, do đó việc nâng cao hoạt động, chất lƣợng, giảm thiểu rủi ro tín dụng càng đƣợc quan tâm chặt chẽ trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt hiện nay. Để có đƣợc kết quả đó Ngân hàng cần phải: 41 Nâng cao chất lƣợng thẩm định trƣớc khi cho vay. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Tăng số hộ cho vay, số tiền vay/hộ, cải tiến thủ tục cho vay. Thực hiện hiệu quả các chƣơng trình phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp nhằm nâng cao chất lƣợng của tổ vay vốn. Thƣờng xuyên giáo dục chính trị tƣ tƣởng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đổi mới tác phong làm việc, xây dựng quy chế khen thƣởng để khuyến khích động viên các cá nhân làm tốt, kiên quyết xử lý những cán bộ thoái hóa, biến chất làm ảnh hƣởng đến lòng tin khách hàng, đến uy tín của ngành. Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng, hàng tháng, quí phải có báo cáo cụ thể để giải quyết các khoản nợ tồn đọng qua các năm, thu hồi vốn cho Ngân hàng. Mở rộng DSCV không chỉ với khách hàng hộ sản xuất mà cần phải tiếp cận đến các doanh nghiệp bằng cách đƣa ra các ƣu đãi đặc biệt nhƣ tặng quà, mức lãi suất cho vay hấp dẫn nhƣng vẫn đúng quy định của NHNN để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn. Vì nguồn vốn các doanh nghiệp cần thƣờng rất lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng phải khai thác triệt để đối tƣợng này để tạo thêm lợi nhuận cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng tín dụng cho Ngân hàng. Mặt khác, Agribank Ô Môn cần mở rộng cho vay trung và dài hạn để có sự luân chuyển vốn đa dạng và phong phú hơn. Công tác thu nợ gặp khó khăn do hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên, thị trƣờng… Trƣớc tình hình đó, Ngân hàng nên gia hạn thời gian trả nợ để khách hàng kịp thời chuẩn bị tiền để trả cho Ngân hàng. Có thể thƣơng lƣợng với khách hàng về thời gian trả nợ và lãi trƣớc một phần trong phạm vi có thể của khách hàng. Thƣờng xuyên nhắc nhở và hỏi thăm khách hàng về việc kinh doanh của họ, một mặt có thể tạo mối quan hệ thân thiết để khách hàng chủ động trả nợ gốc và lãi đúng hạn, mặt khác có thể theo dõi để xem phƣơng án đó có khả thi không để có thể tƣ vấn và kịp thời can thiệp nếu thấy tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu rủi ro. Tăng trƣởng dƣ nợ các ngành thích hợp với nền kinh tế hiện tại của quận để góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng và tạo lợi nhuận cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên đánh giá lại giá trị thực tế của các tài sản đảm bảo, cầm cố nhằm để có chính sách thu hồi nợ kịp thời khi nợ có khả năng mất vốn. 42 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái, kinh tế trong nƣớc đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của một Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu – định chế tài chính lớn nhất Việt Nam đối với thị trƣờng tài chính nông thôn và nền kinh tế đất nƣớc, góp phần tích cực cùng Chính phủ, NHNN thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Thời gian qua, hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng đạt đƣợc nhiều kết quả tốt thể hiện qua sự tăng trƣởng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ ngắn hạn. Đồng thời, Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ tồn đọng kéo dài, trích lập dự phòng, xử lý các khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đƣợc Ngân hàng kiềm chế ở mức dƣới 3%. Bên cạnh đó, CBTD của Ngân hàng thẩm định, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay để đảm bảo đƣợc nguồn vốn và lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng trƣởng tín dụng giữa các ngành kinh tế vẫn chƣa cân xứng với tiềm năng của quận, đòi hỏi ban lãnh đạo cũng nhƣ nhân viên của Ngân hàng phải áp dụng những kinh nghiệm của mình để đƣa ra những phƣơng hƣớng giúp cho Agribank Ô Môn ngày càng phát triển hơn nữa. Trong tƣơng lai, tiếp tục duy trì đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn gồm các ngành nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ,… Tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới có uy tín trong hoạt động SXKD để Ngân hàng tìm kiếm thêm nhiều khoản lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn. Tập trung các biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu, lãi tồn đọng, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, bảo đảm an toàn hiệu quả hoạt động. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phong phú về nội dung, linh hoạt về lãi suất, năng động triển khai nhiều sản phẩm cũng nhƣ các dịch vụ khác. 6.2. KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng Khẩn trƣơng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ canh, thổ cƣ cho hộ gia đình, cá nhân, các chủ trang trại ở địa bàn nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có đủ điều kiện đƣợc tiếp cận vay vốn Ngân hàng; đẩy nhanh tiến độ đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; đồng thời hỗ trợ Ngân hàng trong việc đôn đốc thu nợ và xử lý tài 43 sản thế chấp. Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức, giải chấp, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay… Tích cực thực hiện trả lƣơng qua tài khoản, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank nhằm tăng tiện ích đối với khách hàng, đồng thời giúp Ngân hàng có thêm một lƣợng vốn đáng kể để mở rộng tín dụng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn đối với khách hàng, nhất là khách hàng nông nghiệp, nông thôn và các khách hàng thực hiện những đề án, chƣơng trình kinh tế trọng điểm để phát triển kinh tế địa phƣơng. 6.2.2 Đối với NHNN Tăng cƣờng hơn nữa vai trò quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực hoạt động Ngân hàng. Xử lý nghiêm minh các TCTD vi phạm quy định về lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam của NHNN, nhằm ổn định thị trƣờng tiền tệ, đảm bảo tính thanh khoản của các TCTD trên địa bàn, có phƣơng án chỉ đạo xử lý các thiệt hại, tổn thất trong đầu tƣ tín dụng đối với nông nghiệp, nông dân khi có sự cố bất khả kháng do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… gây ra. Kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giao dịch đảm bảo và hƣớng dẫn về xử lý tài sản đảm bảo, qua đó kịp thời giải quyết những phát sinh trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo. 6.2.3 Đối với Ngân hàng hội sở Thực hiện kiểm tra theo đề cƣơng và kiểm tra đột xuất. Từng phòng nghiệp vụ tại Hội Sở phải xây dựng đề cƣơng kiểm tra các chi nhánh theo chuyên đề mình. Thực hiện kiểm tra việc sửa sai theo kiến nghị các đoàn kiểm tra đã nêu. Nâng cao trình độ đội ngũ kiểm tra viên trên chƣơng trình IPCAS. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn để cập nhật thông tin thị trƣờng, những tiến bộ mới về công nghệ thông tin trong Ngân hàng, cũng nhƣ kiến thức nghiệp vụ để nâng cao nghiệp vụ các cán bộ của Ngân hàng. Cập nhật thƣờng xuyên ý kiến phản hồi từ phía các chi nhánh và khách hàng để không ngừng hoàn thiện hệ thống. Giảm bớt những giấy tờ, thủ tục không cần thiết giúp cho hoạt động trở nên nhanh chóng, tiện lợi. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO Dƣơng Thị Bình Minh, 1999. Lý thuyết tiền tệ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thƣơng mại. Tủ sách Trƣờng Đại học Cần Thơ. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách Trƣờng Đại học Cần Thơ. Trần Ái Kết, 2007. Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục. Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Phạm Huy Hùng, 2013. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua hai năm thực hiện – Kết quả và một số thách thức. Tạp chí Ngân hàng, số 20, trang 13 – 16. Tô Kim Ngọc, 2013. Sử dụng công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam từ năm 2011 đến nay. Tạp chí Ngân hàng, số 21, trang 2 – 9. Nguyễn Ngọc Thạch, 2013. Những vấn đề kinh tế vĩ mô: Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, số 22, trang 3 – 11. www.vnba.org.vn 45 PHỤ LỤC Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn (2011 - 2013) ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Chênh lệch 2013/2012 (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 78.300 75.455 71.645 (2.845) (3,63) (3.810) (5,05) Tổng chi phí 62.200 61.767 59.700 (433) (0,70) (2.067) (3,35) Lợi nhuận 16.100 13.688 11.945 (2.412) (14,98) (1.743) (12,73) (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNNchi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) Bảng 2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 Số tiền % So sánh 2013/2012 Số tiền % SXNN 175.193 226.634 237.148 51.441 29,36 10.514 4,64 NTTS 218.395 275.480 273.544 57.085 26,19 (1.936) (0,70) TMDV 168.452 203.946 261.705 35.494 21,07 57.759 28,32 Khác 153.901 161.229 146.930 4,76 (14.299) (8,87) Tổng cộng 715.941 867.289 919.327 151.348 21,14 52.038 6,00 7.328 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) (SXNN: Sản xuất nông nghiệp NTTS: Nuôi trồng thủy sản TMDV: Thương mại dịch vụ) 46 Bảng 3: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 Số tiền So sánh 2013/2012 % Số tiền % SXNN 137.534 184.248 225.888 46.714 33,97 41.640 22,60 NTTS 237.745 240.866 264.128 3.121 1,31 23.262 9,66 TMDV 186.444 201.714 207.607 15.270 8,19 5.893 2,92 Khác 153.933 140.356 130.936 (13.577) (8,82) (9.420) (6,72) Tổng cộng 715.656 767.184 828.559 61.375 8,00 51.528 7,20 (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) (SXNN: Sản xuất nông nghiệp NTTS: Nuôi trồng thủy sản TMDV: Thương mại dịch vụ) Bảng 4: Dƣ nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 Số tiền So sánh 2013/2012 % Số tiền % SXNN 23.942 66.328 77.588 42.386 177,04 11.260 16,98 NTTS 168.425 203.039 212.455 34.614 20,55 9.416 4,64 TMDV 102.543 104.775 158.873 2.232 2,18 54.098 51,63 38.810 59.683 75.677 20.873 53,78 15.994 26,80 333.720 433.825 524.593 100.105 30,00 90.768 20,92 Khác Tổng cộng (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) (SXNN: Sản xuất nông nghiệp NTTS: Nuôi trồng thủy sản TMDV: Thương mại dịch vụ) 47 Bảng 5: Nợ xấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013) Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 Số tiền So sánh 2013/2012 % Số tiền % SXNN 1.733 893 713 (840) (48,47) (180) (20,16) NNTS 1.959 1.972 1.974 13 0,66 2 0,10 TMDV 1.495 884 905 (611) (40,87) 21 2,38 Khác 1.665 1.050 834 (615) (36,94) (216) (20,57) Tổng cộng 6.852 4.799 4.426 (2.053) (29,96) (373) (7,77) (Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013) (SXNN: Sản xuất nông nghiệp NTTS: Nuôi trồng thủy sản TMDV: Thương mại dịch vụ) 48 [...]... động, nợ xấu ngắn hạn/ tổng dƣ nợ ngắn hạn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, hệ số thu nợ ngắn hạn, … để phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng 9 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHNN & PTNN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh. .. Xuất phát từ thực tế trên nên em quyết định chọn đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm 1 hiểu rõ hơn về nghiệp vụ cho vay tại Ngân hàng và đƣa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích. .. Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn đƣợc xem là Ngân hàng Nông nghiệp thƣơng mại quốc doanh và đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận Ô Môn Đến tháng 11/1996 Ngân hàng Nông nghiệp quận Ô Môn lại đổi tên thành NHNN & PTNT quận Ô Môn, có tên tiếng Anh là: “Viet Nam Bank for Agriculture and Rural Development”, viết tắt là VBARD và gọi là “Agribank” Sau nghị định 05/2004/NĐCP chi nhánh huyện Ô Môn. .. tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn giai đoạn 2011 - 2013 Từ đó đƣa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn và hạn chế những rủi ro 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn giai đoạn 2011 - 2013  Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng. .. ban lãnh đạo Ngân hàng, sự nỗ lực của công nhân viên cũng nhƣ sự đáp ứng kịp thời từ nguồn vốn của NHNN 4.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHUNG TẠI NGÂN HÀNG Trƣớc khi đi vào phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn chúng ta tiến hành phân tích khái quát hoạt động tín dụng tại Ngân hàng nhằm giúp cho ngƣời đọc có cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong 3... NGHIÊN CỨU Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng đƣợc Ðảng, Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với một nƣớc nông nghiệp truyền thống nhƣ nƣớc ta Với sự ra đời của Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, tín dụng nông nghiệp nông thôn đã đạt... định số 67/1999/QĐ-TTg, kết quả hoạt động tín dụng trong thời gian qua tại Ngân hàng NHNN & PTNN Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn tăng trƣởng mạnh, đã khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với khu vực này, đồng thời đã tháo gỡ bớt đƣợc những khó khăn vƣớng mắc, cung cấp vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân Quận Ô Môn hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do đa số ngƣời... nhánh quận Ô Môn đƣợc thành lập 1988 thông qua quyết định số 53/HĐBT vào ngày 26/03/1988 của hội đồng Bộ trƣởng, NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn là một trong những chi nhánh Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp thuộc thành phố Cần Thơ với tên gọi ban đầu là NHNN & PTNT Việt Nam chi nhánh quận Ô Môn Đến ngày 14/11/1990 theo nghị định 400/CP ban pháp lệnh về Ngân hàng Hợp tác xã tín dụng và công... khách hàng cá nhân muốn SXKD nhƣng không có đủ nguồn vốn tự có để đầu tƣ Đóng vai trò chủ lực trong đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank Ô Môn tích cực triển khai cho vay theo Nghi ̣đinh ̣ 41/2010/NĐ-CP “Về Chiń h sách tiń du ̣ng phu ̣c vu ̣ phát triể n nông nghiê ̣p , nông thôn , Chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn, chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn. .. của ban lãnh đạo Ngân hàng, đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, nhiệt tình, làm việc nghiêm túc đã tạo đƣợc sự hài lòng và niềm tin cho khách hàng, nhƣng quan trọng hơn hết là sự hợp tác của khách hàng đã giúp Ngân hàng đạt đƣợc kết quả kinh doanh tốt 16 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ 4.1 CƠ

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan