Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ô môn (Trang 42)

33

Bảng 4.6: Nợ xấu cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 6.852 4.684 4.342 (2.168) (31,64) (342) (7,30) Doanh nghiệp 0 115 84 115 - 31 26,96 Tổng cộng 6.852 4.799 4.426 (2.053) (29,96) (373) (7,77)

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN quận Ô Môn, 2011 - 2013)

- Đối với khách hàng cá nhân:

Qua bảng 4.9 ta thấy, nợ xấu ngắn hạn chủ yếu xuất hiện ở khách hàng cá nhân. Trong 3 năm 2011 – 2013 tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng đang có nhiều chuyển biến tốt. Cụ thể, năm 2012, nợ xấu đã giảm 2.168 triệu đồng (giảm 31,64%), năm 2013 giảm 342 triệu đồng (giảm 7,3%). Để có đƣợc kết quả này, Ngân hàng đã không ngừng nỗ lực trong công tác xử lý nợ xấu, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ xấu, đƣa ra giải pháp hợp lý để xử lý các nhóm nợ. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của thành phần kinh tế này chủ yếu là do: Khách hàng cá nhân gặp khó khăn trong tiêu thụ, giá đầu vào nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, nhân công… tăng; thêm vào đó ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ tăng cao dẫn đến hạn hán, dịch bệnh nhƣ rầy nâu, xoắn lá trên lúa và giá lúa sụt giảm trong năm vừa qua, … dẫn đến nông dân làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Một số hộ vay chƣa chủ động đƣợc nguồn tiền trả nợ, kinh doanh thua lỗ, kinh tế gia đình gặp khó khăn tạm thời, chƣa có nguồn tiền trả nợ Ngân hàng nên các hộ vay để nợ quá hạn tạm thời.

Nhận thức đƣợc sự khó khăn của khách hàng, Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để làm giảm nợ xấu đến mức thấp nhất nhƣ tăng trích lập dự phòng, công tác thẩm định các khoản vay đƣợc xiết chặt, tăng tài sản đảm bảo để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng chủ động giảm bớt số tiền lãi do khách hàng đã nợ quá lâu, đồng thời cho vay lại tƣơng ứng số tiền gốc và lãi còn thiếu để trả cho Ngân hàng với lãi suất vay thấp hơn nhằm giảm bớt gánh nặng cho khách hàng cá nhân.

34 - Đối với doanh nghiệp:

Nợ xấu ngắn hạn đối với doanh nghiệp trong 3 năm qua cũng có nhiều biến động. Năm 2011, Ngân hàng loại bỏ đƣợc nguy cơ nợ xấu đối với doanh nghiệp. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng đầu tƣ, cho vay có chọn lọc, chủ yếu là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có uy tín trả nợ, thời hạn cho vay ngắn nên tình hình nợ xấu ngắn hạn của doanh nghiệp đƣợc kiểm soát tốt. Nhƣng đến năm 2012, nợ xấu ngắn hạn đã tăng lên 115 triệu đồng. Nợ xấu tăng thất thƣờng làm ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Do năm 2012, tốc độ tăng trƣởng kinh tế thấp ảnh hƣởng đến hoạt động của rất nhiều doanh nghiệp trên cả nƣớc trong đó có quận Ô Môn. Lãi suất trong năm giảm chậm khiến chi phí lãi vay trở thành gánh nặng đối với đa số doanh nghiệp, dẫn đến một số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh. Hàng hóa còn tồn đọng nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp không thể thu hồi đƣợc vốn để trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, Agribank Ô Môn cho vay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên trong công tác thẩm định còn sơ xài, chủ yếu là dựa vào quan hệ quen biết, thiếu các thông tin từ thị trƣờng dẫn đến việc thiếu sót trong công tác thẩm định món vay. Các tài sản thế chấp của doanh nghiệp đa phần đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên khi doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì Ngân hàng phải tốn nhiều thời gian và nhân lực để giải quyết, điều này cũng làm ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của Agribank Ô Môn cần phải có những biện pháp thích hợp để xử lý tránh gây thất thoát cho Ngân hàng.Năm 2013, nhờ Ngân hàng thực hiện tốt chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 18/07/2013 của Thống đốc NHNN hỗ trợ giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp: “Giảm lãi suất cho vay, thực hiện cơ cấu lại nợ mà không chuyển nhóm, tập trung cho vay 5 lĩnh vực ƣu tiên với lãi suất ƣu đãi, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn, cho vay thu mua lúa gạo” đã hỗ trợ các doanh nghiệp có tiềm năng để họ tìm kiếm đƣợc lợi nhuận và trả nợ cho Ngân hàng.

35 1.733 1.959 1.495 1.665 893 1.972 884 1.050 713 1.974 905 834 0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 1.800 2.000 Tr iệ u đ n g

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Sản xuất nông nghiệp Nuôi trồng thủy sản Thƣơng mại dịch vụ Khác

(Nguồn: Bảng 5 – Phụ lục trang 48)

Hình 4.4: Nợ xấu cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của NHNN & PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn 2011-2013 (Đvt: Triệu đồng) - Đối với sản xuất nông nghiệp:

Nợ xấu ngắn hạn đối với ngành SXNN của Ngân hàng giảm dần qua 3 năm 2011 – 2013. Việc Ngân hàng áp dụng Nghị định 41/2010/NĐ-CP đã giúp ngƣời dân giải quyết không ít khó khăn về vấn đề vay vốn cũng nhƣ trả nợ. Khi khách hàng gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan, không trả đƣợc nợ đúng hạn, ban lãnh đạo Ngân hàng có thể xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng theo quy định. Trƣờng hợp khách hàng đang có nợ cơ cấu nhƣng có nhu cầu vay mới để sản xuất, kinh doanh hoặc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh thì Ngân hàng căn cứ vào tính khả thi, hiệu quả của dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng để xem xét cho vay mới. Vì vậy, nợ xấu ngắn hạn của ngành đã giảm đáng kể góp phần đem lại lợi nhuận và giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng.

- Đối với nuôi trồng thủy sản:

Là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ nên cũng là ngành có nợ xấu tăng qua 3 năm 2011 - 2013. Tuy nhiên, tốc độ tăng rất nhỏ. Năm 2012 tăng 0,66%, năm 2013 chỉ tăng 0,1%. Vì là ngành trọng điểm của quận nên rất đƣợc Ngân hàng chú ý, kiểm soát mức độ nợ xấu tăng lên và hạn chế ở mức thấp nhất có thể. Nguyên nhân nợ xấu ngắn hạn của

36

ngành luôn cao hơn các ngành khác là do ngƣời dân đầu tƣ nhiều vào nuôi cá xuất khẩu nên tăng thêm chi phí. Thế nhƣng giá cả thƣơng phẩm bị giảm sút cộng thêm tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản gặp khó khăn nên đã làm cho những hộ nuôi cá nhỏ, lẻ mang tính tự phát thua lỗ, khiến ngƣời dân mất khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên góp phần làm tăng nợ xấu cho Ngân hàng. Trƣớc tình hình trên, đến năm 2013 Ngân hàng đã kiểm soát chặt chẽ hơn ngành kinh tế này, áp dụng mọi biện pháp để xử lý và đề phòng các tình huống xấu nhất có thể xảy ra nên tốc độ tăng nợ xấu đã đi chậm lại so với năm 2012.

- Đối với thƣơng mại dịch vụ:

Nợ xấu của ngành tăng giảm không đều qua các năm 2011 - 2013. Năm 2012, nợ xấu giảm 611 triệu đồng trong khi năm 2013 lại tăng lên 21 triệu. đồng. Vì là ngành đƣợc chính quyền địa phƣơng quan tâm nhiều để phát triển kinh tế xã hội của quận nên đƣợc các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này cũng không gặp nhiều khó khăn trƣớc tình hình kinh tế bất ổn hiện nay. Do đó, nợ xấu đã có bƣớc chuyển biến tốt hơn, điều này cũng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của Ngân hàng. Năm 2013, tuy nợ xấu đã tăng lên nhƣng tốc độ tăng không cao chỉ với 2,38%. Nhƣ đã phân tích ở những phần trƣớc, tuy năm 2013 có vẻ nền kinh tế ổn định hơn, nhƣng trong ngành hoạt động vẫn chƣa đạt hiệu quả, nên vẫn mang lại các khoản nợ xấu cho Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng xem xét kỹ khi cho vay đối với ngành kinh tế này.

- Đối với ngành khác:

Mặc dù thu nợ ngắn hạn đối với ngành kinh tế này nhƣ đã đƣợc phân tích ở trên có xu hƣớng giảm, nhƣng nợ xấu ngắn hạn đã có sự chuyển biến tốt qua 3 năm 2011 - 2013. Cụ thể, năm 2012 nợ xấu ngắn hạn giảm 615 triệu đồng tƣơng ứng giảm 36,94% so với cùng kỳ năm 2011. Tƣơng tự, năm 2013 nợ xấu ngắn hạn giảm 216 triệu đồng tƣơng ứng giảm 20,57%. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động thẩm định cho vay, kiểm tra quá trình cho vay, thu hồi các khoản nợ tín dụng của Ngân hàng, cũng nhƣ uy tín của khách hàng luôn hoàn trả nợ đúng hạn, làm giảm mạnh mức nợ xấu của Ngân hàng.

Tóm lại, việc tồn tại nợ xấu là vấn đề không tránh khỏi của hoạt động Ngân hàng. Vì vậy Ngân hàng không nên lơ là mà phải kiểm soát nợ xấu chặt chẽ, bằng cách thƣờng xuyên phân tích nợ, chủ động thực hiện nghiêm túc trong công tác thu nợ, giao chỉ tiêu cụ thể để từng cán bộ tín dụng để thực hiện nhằm hạn chế nợ xấu ở mức thấp nhất.

37

4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NHNN & PTNN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ô môn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)