Là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời hạn thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng quay vốn ngắn hạn cao thì đồng vốn ngắn hạn của chi nhánh ngày càng nhanh và hiệu quả. Vòng quay vốn tín dụng qua 3 năm liên tục giảm. Cụ thể vòng quay vốn ngắn hạn năm 2011 là 2,23 vòng, năm 2012 là 2,03 vòng, năm 2013 là 1,84 vòng. Năm 2012 nền kinh tế thực sự gặp khó khăn hàng hóa nông nghiệp liên tục rớt giá, hàng thủy sản tiêu thụ chậm, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, nông dân bị chiếm dụng vốn kéo dài. Mặt khác, do xu thế đình trệ của nền kinh tế, doanh nghiệp trên địa bàn kinh doanh gặp nhiều khó khăn,… do đó ảnh hƣởng nhiều đến vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn làm cho chỉ số này giảm xuống. Năm 2013, tình hình kinh tế đã có nhiều khởi sắc hơn, tuy nhiên do tốc độ tăng trƣởng của DSTN ngắn hạn chậm hơn dƣ nợ ngắn hạn bình quân nên vòng quay vốn ngắn hạn vẫn tiêp tục giảm. Tóm lại, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của NHNN & PTNT quận Ô môn từ 2011 – 2013 đều lớn hơn 1 đủ để thấy vốn của Ngân hàng đƣợc sử dụng hiệu quả, có khả năng sinh lời và không bị ứ đọng về vốn. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng để Ngân hàng phát triển bền vững và tạo đƣợc niềm tin cho ngƣời dân quận Ô Môn.
40
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ 5.1 NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƢỢC
Cùng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng trƣởng qua các năm. Hệ số thu nợ của Ngân hàng luôn ở mức cao là trên 88% qua các năm. Thấy đƣợc, công tác giám sát món vay chặt chẽ hơn, ý thức trách nhiệm đối với các khoản tiền vay của khách hàng cao.
Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn vẫn đƣợc kiềm hãm mức dƣới 3% giới hạn đƣợc xem là an toàn của nợ xấu trên dƣ nợ. Vì thế, chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng đƣợc nâng cao. Bên cạnh đó, CBTD có ý thức trong việc xử lý nợ, tích cực thu hồi nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng qui định.
Mở rộng trên nhiều đối tƣợng và ƣu tiên cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tìm hiểu, tiếp cận và nắm bắt nhu cầu thị hiếu đối tƣợng khách hàng tiềm năng.
Nhiều sản phẩm dịch vụ mới, tiện ích đƣợc triển khai có hiệu quả, đặc biệt các sản phẩm dịch vụ hƣớng đến nông nghiệp, nông thôn ngày càng đƣợc đẩy mạnh phát triển để tăng sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn thành phố. Song song đó, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về thẻ.
5.2 NHỮNG MẶT TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc thì Ngân hàng còn những mặt tồn tại dẫn đến nhiều rủi ro trong công tác tín dụng ngắn hạn:
Công tác thẩm định món vay phần lớn đối với khách hàng hộ sản xuất, cá nhân còn sơ sài, đối với các khách hàng là doanh nghiệp thiếu các thông tin từ thị trƣờng. Tỷ lệ sai sót qua kiểm tra hồ sơ tín dụng còn cao.
Hợp đồng tín dụng có giao ƣớc mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng, thế nhƣng vẫn còn tồn tại một số cá thể sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích hợp đồng dẫn đến việc giám sát của cán bộ tín dụng gặp khó khăn, chƣa kể đến việc sử dụng vốn vào sản xuất khác nếu bị thua lỗ thì ảnh hƣởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
41
Là quận nổi bật với các ngành nghề sản xuất nông nghiệp, thủy sản,…tuy nhiên sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong quận vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún và phân tán, chƣa có nhiều sản phẩm hàng hóa thế mạnh. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp chƣa cao, năng suất lao động thấp, chất lƣợng sản phẩm không đồng đều. Hoạt động kinh doanh của ngƣời dân phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, mùa màng, dịch bệnh, giá cả mặt hàng nông sản rớt giá,… thì nông dân bị thua lỗ từ đó đời sống của ngƣời dân khó khăn hơn dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng ảnh hƣởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
Tăng trƣởng dƣ nợ ngắn hạn giữa các ngành kinh tế chƣa cân xứng với tiềm năng kinh tế của quận.
Ngoài những mặt tồn tại nói trên Ngân hàng cũng còn vài vấn đề hạn chế đáng chú ý:
Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với các khách hàng là nông dân cũng gặp nhiều trở ngại. Tiến độ cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra chậm, gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn vay của Ngân hàng. Ngoài ra, việc xử lý tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền để thu hồi vốn khi khách hàng vay không trả đƣợc nợ rất khó thực hiện.
Đối với những hộ vay thuộc diện chính sách đƣợc Hội nông dân, Hội phụ nữ trong quận đề cử cho vay, CBTD chƣa thực sự quan tâm nhiều trong công tác thẩm định, kiểm tra và giám sát.
Chƣa phát huy mạnh vai trò của Marketing trong hoạt động của Ngân hàng nhất là đối với sản phẩm dịch vụ. Công tác chăm sóc khách hàng chƣa quan tâm đúng mức, chƣa thu thập đƣợc ý kiến cá nhân của khách hàng về chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ cách phục vụ của Ngân hàng đối với khách hàng.
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ TẠI NHNN & PTNT CHI NHÁNH QUẬN Ô MÔN CẦN THƠ
Tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho Ngân hàng, do đó việc nâng cao hoạt động, chất lƣợng, giảm thiểu rủi ro tín dụng càng đƣợc quan tâm chặt chẽ trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt hiện nay. Để có đƣợc kết quả đó Ngân hàng cần phải:
42
Nâng cao chất lƣợng thẩm định trƣớc khi cho vay. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro. Tăng số hộ cho vay, số tiền vay/hộ, cải tiến thủ tục cho vay.
Thực hiện hiệu quả các chƣơng trình phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp nhằm nâng cao chất lƣợng của tổ vay vốn.
Thƣờng xuyên giáo dục chính trị tƣ tƣởng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ làm công tác tín dụng, đổi mới tác phong làm việc, xây dựng quy chế khen thƣởng để khuyến khích động viên các cá nhân làm tốt, kiên quyết xử lý những cán bộ thoái hóa, biến chất làm ảnh hƣởng đến lòng tin khách hàng, đến uy tín của ngành. Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng cán bộ tín dụng, hàng tháng, quí phải có báo cáo cụ thể để giải quyết các khoản nợ tồn đọng qua các năm, thu hồi vốn cho Ngân hàng.
Mở rộng DSCV không chỉ với khách hàng hộ sản xuất mà cần phải tiếp cận đến các doanh nghiệp bằng cách đƣa ra các ƣu đãi đặc biệt nhƣ tặng quà, mức lãi suất cho vay hấp dẫn nhƣng vẫn đúng quy định của NHNN để khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn. Vì nguồn vốn các doanh nghiệp cần thƣờng rất lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng phải khai thác triệt để đối tƣợng này để tạo thêm lợi nhuận cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng tín dụng cho Ngân hàng. Mặt khác, Agribank Ô Môn cần mở rộng cho vay trung và dài hạn để có sự luân chuyển vốn đa dạng và phong phú hơn.
Công tác thu nợ gặp khó khăn do hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên, thị trƣờng… Trƣớc tình hình đó, Ngân hàng nên gia hạn thời gian trả nợ để khách hàng kịp thời chuẩn bị tiền để trả cho Ngân hàng. Có thể thƣơng lƣợng với khách hàng về thời gian trả nợ và lãi trƣớc một phần trong phạm vi có thể của khách hàng.
Thƣờng xuyên nhắc nhở và hỏi thăm khách hàng về việc kinh doanh của họ, một mặt có thể tạo mối quan hệ thân thiết để khách hàng chủ động trả nợ gốc và lãi đúng hạn, mặt khác có thể theo dõi để xem phƣơng án đó có khả thi không để có thể tƣ vấn và kịp thời can thiệp nếu thấy tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng có dấu hiệu rủi ro.
Tăng trƣởng dƣ nợ các ngành thích hợp với nền kinh tế hiện tại của quận để góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng và tạo lợi nhuận cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, cần thƣờng xuyên đánh giá lại giá trị thực tế của các tài sản đảm bảo, cầm cố nhằm để có chính sách thu hồi nợ kịp thời khi nợ có khả năng mất vốn.
43
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn do khủng hoảng và suy thoái, kinh tế trong nƣớc đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức, Agribank tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của một Ngân hàng thƣơng mại hàng đầu – định chế tài chính lớn nhất Việt Nam đối với thị trƣờng tài chính nông thôn và nền kinh tế đất nƣớc, góp phần tích cực cùng Chính phủ, NHNN thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Thời gian qua, hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng đạt đƣợc nhiều kết quả tốt thể hiện qua sự tăng trƣởng của doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ ngắn hạn. Đồng thời, Ngân hàng cũng đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản nợ tồn đọng kéo dài, trích lập dự phòng, xử lý các khoản nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đƣợc Ngân hàng kiềm chế ở mức dƣới 3%. Bên cạnh đó, CBTD của Ngân hàng thẩm định, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay để đảm bảo đƣợc nguồn vốn và lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng trƣởng tín dụng giữa các ngành kinh tế vẫn chƣa cân xứng với tiềm năng của quận, đòi hỏi ban lãnh đạo cũng nhƣ nhân viên của Ngân hàng phải áp dụng những kinh nghiệm của mình để đƣa ra những phƣơng hƣớng giúp cho Agribank Ô Môn ngày càng phát triển hơn nữa.
Trong tƣơng lai, tiếp tục duy trì đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn gồm các ngành nông nghiệp - nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ,… Tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới có uy tín trong hoạt động SXKD để Ngân hàng tìm kiếm thêm nhiều khoản lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn. Tập trung các biện pháp xử lý và thu hồi nợ xấu, lãi tồn đọng, kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng, bảo đảm an toàn hiệu quả hoạt động. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, phong phú về nội dung, linh hoạt về lãi suất, năng động triển khai nhiều sản phẩm cũng nhƣ các dịch vụ khác.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng
Khẩn trƣơng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thổ canh, thổ cƣ cho hộ gia đình, cá nhân, các chủ trang trại ở địa bàn nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có đủ điều kiện đƣợc tiếp cận vay vốn Ngân hàng; đẩy nhanh tiến độ đổi, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; đồng thời hỗ trợ Ngân hàng trong việc đôn đốc thu nợ và xử lý tài
44
sản thế chấp. Nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức, giải chấp, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay…
Tích cực thực hiện trả lƣơng qua tài khoản, sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Agribank nhằm tăng tiện ích đối với khách hàng, đồng thời giúp Ngân hàng có thêm một lƣợng vốn đáng kể để mở rộng tín dụng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn đối với khách hàng, nhất là khách hàng nông nghiệp, nông thôn và các khách hàng thực hiện những đề án, chƣơng trình kinh tế trọng điểm để phát triển kinh tế địa phƣơng.
6.2.2 Đối với NHNN
Tăng cƣờng hơn nữa vai trò quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực hoạt động Ngân hàng. Xử lý nghiêm minh các TCTD vi phạm quy định về lãi suất huy động tối đa bằng đồng Việt Nam của NHNN, nhằm ổn định thị trƣờng tiền tệ, đảm bảo tính thanh khoản của các TCTD trên địa bàn, có phƣơng án chỉ đạo xử lý các thiệt hại, tổn thất trong đầu tƣ tín dụng đối với nông nghiệp, nông dân khi có sự cố bất khả kháng do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh… gây ra.
Kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giao dịch đảm bảo và hƣớng dẫn về xử lý tài sản đảm bảo, qua đó kịp thời giải quyết những phát sinh trong quá trình xử lý tài sản đảm bảo.
6.2.3 Đối với Ngân hàng hội sở
Thực hiện kiểm tra theo đề cƣơng và kiểm tra đột xuất. Từng phòng nghiệp vụ tại Hội Sở phải xây dựng đề cƣơng kiểm tra các chi nhánh theo chuyên đề mình. Thực hiện kiểm tra việc sửa sai theo kiến nghị các đoàn kiểm tra đã nêu.
Nâng cao trình độ đội ngũ kiểm tra viên trên chƣơng trình IPCAS. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn để cập nhật thông tin thị trƣờng, những tiến bộ mới về công nghệ thông tin trong Ngân hàng, cũng nhƣ kiến thức nghiệp vụ để nâng cao nghiệp vụ các cán bộ của Ngân hàng.
Cập nhật thƣờng xuyên ý kiến phản hồi từ phía các chi nhánh và khách hàng để không ngừng hoàn thiện hệ thống. Giảm bớt những giấy tờ, thủ tục không cần thiết giúp cho hoạt động trở nên nhanh chóng, tiện lợi.
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dƣơng Thị Bình Minh, 1999. Lý thuyết tiền tệ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục.
Nguyễn Minh Kiều, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị Ngân hàng thƣơng mại. Tủ sách Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tủ sách Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Trần Ái Kết, 2007. Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản giáo dục.
Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
Phạm Huy Hùng, 2013. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua hai năm thực hiện – Kết quả và một số thách thức. Tạp chí Ngân hàng, số 20, trang 13 – 16.
Tô Kim Ngọc, 2013. Sử dụng công cụ trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam từ năm 2011 đến nay. Tạp chí Ngân hàng, số 21, trang 2 – 9.
Nguyễn Ngọc Thạch, 2013. Những vấn đề kinh tế vĩ mô: Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong thời kỳ suy giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, số 22, trang 3 – 11.
46
PHỤ LỤC
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn (2011 - 2013) ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 78.300 75.455 71.645 (2.845) (3,63) (3.810) (5,05) Tổng chi phí 62.200 61.767 59.700 (433) (0,70) (2.067) (3,35) Lợi nhuận 16.100 13.688 11.945 (2.412) (14,98) (1.743) (12,73)
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNNchi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013)
Bảng 2: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013)
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011