Phân tích dƣ nợ cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ô môn (Trang 39)

4.3.3.1. Dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.5: Dƣ nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của NHNN & PTNT chi nhánh quận Ô Môn qua 3 năm (2011 - 2013)

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền % Số tiền % Cá nhân 259.576 338.759 418.777 79.183 30,50 80.018 23,62 Doanh nghiệp 74.144 95.066 105.816 20.922 28,22 10.750 11,31 Tổng cộng 333.720 433.825 524.593 100.105 30,00 90.768 20,92

(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNN & PTNN chi nhánh quận Ô Môn, 2011 - 2013)

Nhìn chung tổng dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua các năm đều tăng. Năm 2012 tăng 100.105 triệu đồng với tốc độ tăng 30% so với năm 2011. Năm 2013 tăng về số tuyệt đối 90.768 là triệu đồng hay tăng về số tƣơng đối là 20,92% so với năm 2012. Ta thấy DSTN ngắn hạn thành phần kinh tế qua các năm đều tăng đồng thời dƣ nợ ngắn hạn cũng tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng năm 2013 lại kém hơn so với giai đoạn năm 2011 – 2012. Do trong năm 2013 Ngân hàng đã kiểm soát tình hình tín dụng chặt chẽ hơn nên không chỉ riêng dƣ nợ mà còn có DSCV, DSTN cũng có xu hƣớng giảm. Một phần là do lãi suất cũng có nhiều ảnh hƣởng. Nhƣng suy cho cùng thì

30

hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng vẫn luôn ổn định và có những đóng góp không nhỏ trong việc đảm bảo an sinh xã hội.

- Đối với khách hàng cá nhân:

Đây là đối tƣợng cho vay chính của Agribank Ô Môn nên dƣ nợ ngắn hạn của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh nghiệp trong tổng dƣ nợ ngắn hạn. Có đƣợc sự tăng trƣởng là do nhu cầu vay vốn của ngƣời dân ngày càng nhiều để phục vụ cho SXKD. Có nhiều khách hàng cá nhân do trƣớc đây chƣa đƣợc tiếp cận với nguồn vốn vay của Ngân hàng, một số cá nhân thiếu kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi nên sử dụng chƣa hợp lý vốn vay nên cần nhiều vốn hơn để chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, do đó dƣ nợ tăng cao là điều hợp lý. Mặt khác, đây là địa bàn nông thôn nên Ngân hàng tập trung vốn cho vay đối tƣợng này là phù hợp.

- Đối với doanh nghiệp:

Vì là thành phần kinh tế đƣợc Ngân hàng chú trọng đầu tƣ nên tất yếu sẽ có dƣ nợ ngắn hạn tăng về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2012 dƣ nợ tăng 20.922 triệu đồng với tốc độ tăng 48,51% so 2011. Năm 2013 dƣ nợ tăng 10.750 triệu đồng tăng 11,31% so cùng kỳ năm 2012. Nhằm góp phần ổn định và phát triển kinh tế địa phƣơng theo đúng hƣớng cơ cấu kinh tế của quận, đồng thời dảm bảo an toàn nguồn vốn, kinh doanh có lãi nên Ngân hàng chủ yếu đầu tƣ lĩnh vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Với việc thành phần kinh tế này gia tăng trên địa bàn quận, có nhiều dự án đƣợc Ngân hàng chấp thuận,… nên đã góp phần làm tăng dƣ nợ lên. Bên cạnh đó, một số khách hàng là các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần… trên địa bàn quận đã trở thành khách hàng quen thuộc, đƣợc Ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cao để hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp này mở rộng sản xuất kinh doanh. Và tiềm năng để mở rộng dƣ nợ cho thành phần kinh tế này còn rất lớn vì cùng với sự phát triển kinh tế quận có thể số lƣợng các doanh nghiệp mới sẽ tăng mạnh lên trong thời gian sắp tới.

31 23.942 168.425 102.543 38.810 66.328 203.039 104.775 59.683 77.588 212.455 158.873 75.677 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 Tr iệ u đồ ng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Sản xuất nông nghiệp Nuôi trồng thủy sản Thƣơng mại dịch vụ Khác

(Nguồn: Bảng 4 – Phụ lục trang 47)

Hình 4.3: Dƣ nợ cho vay ngắn hạn theo ngành nghề của NHNN & PTNT chi nhánh Ô Môn giai đoạn 2011-2013 (Đvt: Triệu đồng)

Tình hình dƣ nợ ngắn hạn của Agribank Ô Môn qua 3 năm đều tăng trƣởng tốt. Tập trung chủ yếu là TMDV và NTTS.

- Đối với sản xuất nông nghiệp:

Năm 2012, dƣ nợ ngắn hạn tăng trƣởng mạnh với tốc độ tăng trƣởng 177,04%. Nguyên nhân chủ yếu là do ngƣời dân áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong SXNN, đầu tƣ mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất nhƣng chƣa thu hồi vốn lại kịp đề trả nợ Ngân hàng vì vậy làm cho dƣ nợ ngắn hạn tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, SXNN là ngành trọng tâm của nền kinh tế địa phƣơng và cũng là đối tƣợng cho vay chủ yếu của Ngân hàng, góp phần đáng kể vào thu nhập của Ngân hàng nên Ngân hàng đã hỗ trợ vốn đắc lực để ngƣời dân phát triển kinh tế. Từ đó dẫn đến dƣ nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Tốc độ tăng trƣởng của DSCV nhanh hơn so với tốc độ tăng trƣởng của DSTN cũng làm cho dƣ nợ tăng lên đáng kể và ngƣợc lại.

- Đối với nuôi trồng thủy sản:

Nhìn chung dƣ nợ ngắn hạn đối với NTTS luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua các năm vì đây là ngành chủ lực trong nền kinh tế của quận, ngƣời dân luôn đầy mạnh việc phát triển NTTS để tận dụng lợi thế của mình. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến dƣ nợ ngành NTTS tăng cao. Năm 2012, ngƣời dân đẩy mạnh khâu sản xuất NTTS bằng cách vay vốn của Ngân hàng để đầu tƣ nhiều hơn nên DSCV ngắn hạn tăng mạnh nhƣ đã phân tích ở trên. Tuy nhiên năm 2012 kinh tế khó khăn cũng ảnh

32

hƣởng không nhỏ đến thị trƣờng tiêu thụ thủy sản, lúc này vốn đầu tƣ của ngƣời dân thì nhiều mà thu nhập không đƣợc khả quan dẫn đến dƣ nợ ngắn hạn ngành NTTS của Ngân hàng năm 2012 tăng cao. Năm 2012 dƣ nợ ngắn hạn tăng trƣởng 20,55%, năm 2013 tăng 4,64%. Năm 2013, kinh tế có dấu hiệu khởi sắc so với năm 2012, nhờ những chính sách hỗ trợ của chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho SXKD nên dƣ nợ vẫn đƣợc duy trì tốc độ tăng trƣởng mặc dù tốc độ tăng trƣởng có phần chậm hơn so với cùng kỳ năm 2012.

- Đối với thƣơng mại dịch vụ:

Dƣ nợ ngắn hạn tăng là do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc dẫn đến sự đa dạng về hàng hóa dịch vụ thúc đẩy sự gia tăng các ngành sản xuất kinh doanh TMDV cũng phát triển theo. Năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn của ngành đột ngột tăng mạnh. Do sự biến động về giá cả thị trƣờng đã làm cho khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn nhƣ giá xăng, điện, giá hàng hóa tăng,… Đây là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến các ngành TMDV làm cho khách hàng không trả nợ gốc và lãi kịp cho Ngân hàng mặc dù dƣ nợ ngắn hạn qua các năm vẫn tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ của Ngân hàng. Điều này cũng làm ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động của Ngân hàng, cần phải có giải pháp hợp lý đối với ngành kinh tế này.

- Đối với ngành khác:

Ngoài cho vay các đối tƣợng trên thì Ngân hàng còn cho vay tiêu dùng nhƣ mua xe, xây dựng nhà ở, tiểu thủ công nghiệp… và dƣ nợ ngắn hạn cũng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 20.873 triệu đồng tƣơng ứng tăng 53,78% so với năm 2011. Tƣơng tự, năm 2013 dƣ nợ ngắn hạn cũng tăng 15.994 triệu đồng (tăng 26,8%). Nhƣ đã phân tích ở trên, do tình hình thu nợ của ngành kinh tế này chƣa tốt nên dƣ nợ đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, Ngân hàng cần xem xét các rủi ro có thể phát sinh cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng trƣớc khi quyết định có nên tăng trƣởng dƣ nợ hay không và tăng bao nhiêu là hợp lý để Ngân hàng phát triển bền vững và ổn định.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh quận ô môn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)