Trong quá trình học tập ở trường THPT huyện Cầu Kè, các em đã được trang bị những kiến thức cần thiết, kiến thức trong chương trình học ở trường THPT, bên cạnh đó các em còn được trang b
Trang 1LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẦU KÈ
TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY Chuyên ngành: Sư phạm Giáo Dục Công dân
Trang 2LỜI CẢM ƠN!
Được làm luận văn tốt nghiệp là mong muốn hầu hết của các bạn sinh viên trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Cần Thơ nói chung và bản thân em nói riêng Lời đầu tiên cho em gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ, quý thầy cô trong Khoa Khoa học Chính trị đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, bổ ích cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cô Trần Thị Tuyết Hà, người đã trực tiếp hướng dẫn cho em, quan tâm, giúp đỡ tận tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em để em có thể hoàn thành tốt việc nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp của mình Nhân đây em xin chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe để tiếp tục cống hiến hết mình vì sự nghiệp trồng người
Em xin gửi lời cảm ơn Ban Giám Hiệu, thầy cô và các em học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập, truy cập thông tin cần thiết để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp Do kiến thức còn hạn hẹp chưa có đủ điều kiện để nghiên cứu sâu hơn nên trong quá trình nghiên cứu em không tránh khỏi thiếu sót mong quý thầy cô và các bạn thông cảm!
Em xin chân thành cảm ơn
Cần thơ, tháng 11, năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Vạn Thảo
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu luận văn 4
B PHẦN NỘI DUNG 4
Chương I: KHÁI NIỆM KỸ NĂNG, KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP 5
1.1 Khái niệm liên quan đến kỹ năng và kỹ năng giao tiếp 5
1.2 Các yếu tố tác động đến sự hình thành và giáo dục kỹ năng giao tiếp 10
1.3 Phân loại kỹ năng giao tiếp 15
Chương II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUYỆN CẦU KÈ TỈNH TRÀ VINH THỜI GIAN QUA 22
2.1 Những mặt được về giáo dục kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà vinh thời gian qua 22
2.2 Những hạn chế về kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh thời gian qua 36
Chương III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUYỆN CẦU KÈ TỈNH TRÀ VINH HIỆN NAY 46
3.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh 45
3.2Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh theo các chuẩn hành vi ứng xử của học sinh 47
3.3 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ cho học sinh trong quá trình giao tiếp 50
3.4 Xã hội hóa việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh 53
C KẾT LUẬN 58
Trang 4A – PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi sự phát triển, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước thì phải phát triển con người Vì vậy hầu hết các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đều rất quan tâm đến phát triển con người, coi
giáo dục - đào tạo là " quốc sách hàng đầu" Trong bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước ta đã
có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục - đào tạo, coi "Đầu tư cho
giáo dục là đầu tư phát triển" và "Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân" Đồng thời xác định rõ mục tiêu giáo dục trong thời kỳ
mới của đất nước: "chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng,
trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tin dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là thế hệ trẻ "
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, chính phủ đã xác định
"đến năm 2020 nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành đặc biệt là chất lượng giáo dục, văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học, "
Trong kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp chiếm vị trí vô cùng quan trọng đối với cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người Kỹ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà nó được hình thành, phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập vào các mốiquan hệ xã hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử, biến nó thành cái riêng của mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hoá chung Xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại càng ảnh hưởng đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống con người nên mối quan hệ giữa con người với con người càng được quan tâm,vì thế giao tiếp được xem là vấn đề thời sự trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như giáo dục, dạy học, ngoại giao… Ngày nay giao tiếp là phương tiện để con người hợp tác cùng nhau, hướng tới mục đích bình đẳng, hạnh phúc Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu quan trọng của con người Để thỏa mãn nhu cầu giao
Trang 5tiếp và tiến hành giao tiếp có kết quả, con người cần có kỹ năng giao tiếp, nhưng
như I.C.Vapilic đã nói: “Giao thiệp với mọi người là một nghệ thuật mà không phải
ai cũng nắm được Bất kỳ ai cũng phải học điều đó” Vấn đề giao tiếp của học sinh,
sinh viên là một vấn đề đáng quan tâm như A.Steer nguyên Giám đốc ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã nói có ba điều nhà trường Việt Nam nên bổ sung ngay từ
bậc Trung học đó là: “Dạy cách giải quyết các vấn đề, dạy cách làm việc tập thể,
dạy cách giao tiếp hiệu quả” Và trong báo Sinh Viên số 61 ra tháng 12 năm 2000,
tác giả Thu Trang viết: “Đã có người nước ngoài kết luận học sinh, sinh viên Việt
Nam sau khi ra trường thường thiếu 3 yếu tố: sức khoẻ, thực tiễn và năng lực giao tiếp” Học sinh trường THPT là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước, họ cần được cung
cấp những tri thức, kỹ năng về giao tiếp Chính từ kiến thức về giao tiếp giúp họ có những mối quan hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô Điều này sẽ là nhân tố giúp tạo điều kiện tốt cho việc học tập, học hỏi, giao lưu, lĩnh hội tri thức Mặt khác, sau khi rời khỏi ghế nhà trường, hoc sinh có được những tri thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp nhằm giúp họ sống tốt, làm việc thành công trong các mối quan hệ xã hội, trong môi trường làm việc của mình
Trong quá trình học tập ở trường THPT huyện Cầu Kè, các em đã được trang
bị những kiến thức cần thiết, kiến thức trong chương trình học ở trường THPT, bên cạnh đó các em còn được trang bị những kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp là bước ngoặc góp phần vào mức độ thành công của các em trong tương lai, việc giáo dục kỹ năng này trong trường THPT có ý nghĩa to lớn, giúp các em biết cách ứng xử linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp, biết lắng nghe, đồng cảm và chia sẽ, từ đó các em có được thiện cảm tốt đối với đối tượng giao tiếp, việc giáo dục kỹ năng này giúp cho học sinh trường THPT huyện Cầu Kè có nhiều kỹ năng hơn, như là kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp hiệu quả hơn, bên cạnh đó phát triển khả năng ngôn ngữ, diễn đạt, giúp các em chủ động được quá trình giao tiếp, biết cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng giao tiếp, biết tự chủ cảm xúc hành vi của mình, tăng sự nhạy cảm trong giao tiếp, điều này giúp việc thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp dễ dàng, giúp quá trình giao tiếp đạt được kết quả như mong muốn Bên cạnh đó, học sinh THPT huyện Cầu Kè đã có được những tri thức, kỹ năng giao tiếp nhất định nhưng còn vụng về, nhút nhát, thụ động trong lớp học cũng như việc trao đổi giữa các bạn cùng học và với giáo viên, các em còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, đó là khả năng nói chuyện có duyên của các em còn hạn chế bởi do
Trang 6ngôn ngữ của các em chưa được hỗ trợ nhiều bởi nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và thiếu tự tin trong quá trình giao tiếp, bên cạnh đó các em không giữ được bình tĩnh trước những lời khích bác, trêu trọc của người khác, năng lực kiềm chế bản thân các em tương đối khó nên không giữ được bình tĩnh trong giao tiếp Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân kỹ năng giao tiếp của họ chưa cao.Trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục hiện nay của đất nước nói chung và của huyện Cầu Kè nói riêng, học sinh không thể thiếu những kỹ năng giao tiếp cơ bản Kỹ năng giao tiếp là hành trang quý giá giúp họ thành công trong nghề nghiệp nói riêng và cuộc sống nói chung
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường THPT huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh Qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là: Khái niệm kỹ năng, kỹ năng giao tiếp và các yếu tố tác động đến giáo dục kỹ năng giao tiếp
Hai là: Thực trạng giáo dục kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THPT huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh thời gian qua
Ba là: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường THPT huyện Cầu kè, tỉnh Trà Vinh hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh từ năm 2009 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như; phương pháp logic, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp thu thập số liệu và lập bảng thống kê
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm
ba chương và chín tiết
Trang 7B – PHẨN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.1 Khái niệm liên quan đến kỹ năng và kỹ năng giao tiếp
1.1.1 Khái niệm về kỹ năng, Khái niệm về giao tiếp
Khái niệm về kỹ năng
Cho đến nay, trên thế giới và ở nước ta vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kỹ năng và nó được nhìn dưới những góc độ khác nhau
Khi nhìn nhận về kỹ năng, các nhà tâm lý học có những quan niệm khác nhau
về kỹ năng, với những quan niệm khác nhau của các nhà tâm lý học, chúng tôi hiểu
kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành động hay hoạt động, nhưng lại liên hệ trực
Trang 8tiếp tới năng lực của cá nhân Và con người muốn thực hiện được hành động nào đó thì cá nhân phải có tri thức hiểu biết, có điều kiện về thực hiện hành động đó
Các nhà Giáo Dục Việt Nam quan niệm kỹ năng như là khả năng của con người thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra Một số tác giả lại quan niệm, kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức hợp của hành động bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức vào quy trình đúng đắn
Theo Lê Văn Hồng, kỹ năng là "khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết một
nhiệm vụ mới" Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng: "kỹ năng là năng lực vận dụng những tri thức đã được lĩnh hội để thực hiện có hiệu quả một hoạt động tương ứng trong những điều kiện cụ thể", hay tác giả
Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: "kỹ năng là năng lực của con người biết vận hành
các thao tác của một hành động theo đúng quy trình "
Từ những khái niệm của những nhà nghiên cứu trên cho thấy những điểm chung trong quan niệm về kỹ năng:
+Tri thức là cơ sở, là nền tảng để hình thành kỹ năng Tri thức ở đây bao gồm tri thức về cách thức hành động và đối tượng hành động
+ Kỹ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động của cá nhân + Kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc một hoạt động nhất định nhằm đạt được mục đích đã đặt ra
Như vậy, kỹ năng được xem xét theo nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên, những quan niệm ấy không hề mâu thuẫn nhau mà chỉ khác nhau ở chỗ mở rộng hay thu hẹp thành phần kỹ năng mà thôi
Từ sự phân tích trên, ta hiểu kỹ năng như sau: kỹ năng là năng lực thực hiện
một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động, thao tác đúng đắn để đạt được mục đích đề ra
Khái niệm giao tiếp
Trong quá trình nghiên cứu, xuất hiện nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp Tuỳ theo góc độ xem xét, vấn đề giao tiếp được phân tích theo các các quan điểm khoa học khác nhau, trên các lĩnh vực xã hội học, kinh tế học, tâm lý học Và hoạt động giao tiếp không chỉ được phân chia thành nhiều cấp độ khác nhau mà nó còn được phân thành nhiều lĩnh vực: nơi công cộng, ở cơ quan, trong nhà trường, trong gia đình Khi bàn về vấn đề giao tiếp, các nhà tâm lý học đã đưa ra những
Trang 9định nghĩa khác nhau Mỗi định nghĩa đều đứng trên những quan điểm riêng, phản ánh những góc độ khác nhau của giao tiếp
Các quan niệm về giao tiếp của các nhà tâm lý học Liên Xô+L.X.Vưgôtxki,X.L.Rubinstêin, A.G.Côvaliôp, K.K.Platônôp, G.G.Gôlubép…đã quan phản ánh tâm lý của nhau Quan niệm này có xu hướng thu hẹp khái niệm giao tiếp
+ B.V.Xôcôlov, xem giao tiếp như là một yếu tố chung có cả người và động vật, ông cho rằng: “Giao tiếp là sự tác động lẫn nhau giữa những con người với nhau
và những động vật có tâm lý với nhau, nếu thu hẹp hơn thì có thể coi giao tiếp là mối quan hệ giữa con người và những động vật nuôi trong nhà” Quan niệm này có
xu hướng mở rộng khái niệm giao tiếp
+ A.A Leonchiev định nghĩa giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người,trong đó con người trao đổi thông tin, trao đổi cảm xúc, tri giác lẫn nhau, đưa đến ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau và ông đã mở rộng khái niệm chủ thể giao tiếp đến toàn xã hội Tuy nhiên, ông chưa phân biệt rõ trong quan hệ giao tiếp ai là chủ thể, ai là khách thể Ông cho rằng giao tiếp là dạng hoạt động hoặc là phương thức, điều kiện của hoạt động
+ B.Ph.Lômôv cho giao tiếp là sự tác động qua lại của những con người tham gia vào đó như những chủ thể và luôn có sự chuyển hoá giữa chủ thể và khách thể Với sự tác động qua lại như vậy thì giao tiếp tối thiểu phải từ hai người trở lên B.Ph.Lômôv cho rằng giao tiếp là hoạt động là hai phạm trù tương đối độc lập của quá trình thống nhất của đời sống con người Phạm trù “hoạt động” phản ánh mối quan hệ chủ thể, khách thể, còn phạm trù “giao tiếp” phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể
Quan niệm về giao tiếp của A.A.Leonchiev và B.Ph.Lômôv đều có điểm hợp
lý và chưa hợp lý Leonchiev khi bảo vệ quan điểm cho rằng giao tiếp là một dạng đặc biệt của hoạt động có đối tượng đã lý giải chưa thoả đáng về đối tượng, động cơ, chủ thể của hoạt động này Còn Lômôv lại quánhấn mạnh đến phạm trù giao tiếp cũng đi đến chỗ khó giải thích một số trường hợp giao tiếp tham gia vào hoạt động
có đối tượng như là điều kiện thiết yếu của hoạt động.Từ đó nhiều nhà tâm lý học cho rằng, hoạt động là quy luật chung nhất của tâm lý người
Giao tiếp là một dạng hoạt động phản ánh mối quan hệ chủ thể - chủ thể Hoạt động có đối tượng phản ánh mối quan hệ chủ thể - khách thể Hai khái niệm
Trang 10này ngang bằng nhau và có mối quan hệ gắn bó khắng khít với nhau trong phạm trù hoạt động, là hai mặt thống nhất của cuộc sống con người, của sự phát triển tâm lý,
có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Hoạt động có đối tượng
Hoạt động
Hoạt động giao tiếp
Platon (428 – 374 TCN) , Socrate (460 – 348 TCN) đã đưa ra những khá i niệm về giao tiếp, các tác giả trên coi đối thoại là sự giao lưu trí tuệ của những người biết suy nghĩ [5] [33]
C.Mác và Ph.Ăngghen hiểu giao tiếp như là "một quá trình thống nhất, hợp
tác, tác động qua lại giữa người với người" Như vậy, khái niệm giao tiếp được
khai thác dưới góc độ là một quá trình hợp tác giữa con người với con người Tuy nhiên trong cuộc sống không phải có hợp tác là có giao tiếp, đôi khi giao tiếp không
có sự hợp tác mà lại là sự xung đột Nhà tâm lý học người Anh M.Acgain đã khẳng
định "giao tiếp là quá trình hai mặt của sự thông báo, thành lập sự tiếp xúc, trao
đổi thông tin" Lúc này, khái niệm giao tiếp được khai thác với chức năng trao đổi,
tiếp nhận thông tin giữa con người với con người trong xã hội
Trong nghiên cứu về giao tiếp, P.Oathavut, G.Bivans, D.Giactson là các nhà Tâm lý học Pháp đã coi giao tiếp là một tổ hợp hành vi hay nói cách khác, giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên diễn ra giữa con người với nhau, quá trình này tích hợp nhiều loại hành vi, hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ
Việt Nam, vấn đề giao tiếp đã nhận được sự quan tâm rất nhiều của các nhà Tâm lý học và Giáo dục học, nó được khai thác dưới nhiều góc độ khác nhau như giao tiếp thông thường ở các lứa tuổi, giao tiếp công vụ
Tác giả Ngô Công Hoàn cho rằng: "giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con
người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp" Khái niệm giao tiếp ở đây đã được khai thác trong mối quan hệ
giữa con người với con người với những mục đích khác nhau
Nhấn mạnh đến khía cạnh tâm lý của giao tiếp, tác giả Trần Trọng Thủy
quan niệm: "giao tiếp của con người là một quá trình có chủ định hay không có chủ
định, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó, các cảm xúc và tư tưởng được biểu
Trang 11đạt trong các thông điệp bằng phi ngôn ngữ" Khái niệm giao tiếp của tác giả được
khai thác là một quá trình có chủ định hoặc không chủ định, thực hiện bằng lời hoặc không bằng lời, có thể kiểm soát được và có thể không kiểm soát được bằng ý thức con người
Tiếp cận dưới góc độ mối quan hệ liên nhân cách của con người, tác giả Nguyễn
Quang Uẩn viết: "giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con
người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác ộng qua lại lẫn nhau Hay nói cách khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người
- người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác" Ở đây, tác
giả đã xem giao tiếp như điều kiện của sự tồn tại và phát triển của con người Thông qua giao tiếp, các mối quan hệ liên nhân cách của con người được phát triển
Trong thực tế, các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận về giao tiếp và có những định nghĩa khác nhau về giao tiếp Mỗi tác giả khai thác khái niệm giao tiếp dưới các góc độ khác nhau Tuy nhiên, thông qua những định nghĩa, các tác giả đều đã nêu ra những dấu hiệu cơ bản của giao tiếp Những dấu hiệu cơ bản đó là:
- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, chỉ có ở con người, chỉ được
diễn ra trong xã hội loài người
- Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người
- Giao tiếp thể hiện thông qua sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết, rung cảm và
ảnh hưởng lẫn nhau
- Giao tiếp chứa đựng những nội dung của xã hội, được thực hiện trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể và chịu sự quy định của các yếu tố văn hóa, xã hội
1.1.2 Khái niệm kỹ năng giao tiếp
Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, các nhà nghiên cứu đã có những quan niệm khác nhau với cách nhìn và khai thác khác nhau Mỗi nhà nghiên cứu nhìn nhận, khai thác nó dưới góc độ nghiên cứu của mình
Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, tác giả Hoàng Anh quan niệm về kỹ năng giao tiếp là năng lực của con người biểu hiện trong quá trình giao tiếp Đó là các khả năng sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ là hệ thống các thao tác cử chỉ, điệu bộ hành vi được chủ thể giao tiếp phối hợp hài hòa Trong thực tế,
kỹ năng giao tiếp của con người không chỉ phụ thuộc vào phương tiện mà nó phụ thuộc khá nhiều vào vốn sống, vốn kinh nghiệm, phụ thuộc vào những nét văn hóa đặc trưng vùng miền mà người đó sinh sống, có khi còn chịu ảnh hưởng của sự giáo dục,
Trang 12quản lý của gia đình
Dưới góc độ nhìn nhận khả năng tri giác những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến bên trong của hiện tượng tác giả Ngô Công Hoàn đã coi kỹ năng
giao tiếp "là khả năng tri giác hiểu được những biểu hiện bên ngoài cũng như những
diễn biến bên trong của các hiện tượng, trạng thái, phẩm chất tâm lý của đối tượng giao tiếp" Như vậy, ta thấy rằng: kỹ năng giao tiếp của mỗi người bao hàm cả khả
năng vận dụng vốn tri thức, vốn kinh nghiệm của bản thân chủ thể giao tiếp, khả năng điều khiển đối tượng giao tiếp
Quan niệm kỹ năng giao tiếp là nhóm những kỹ năng giao tiếp, Tác giả
Nguyễn Bá Minh coi "kỹ năng giao tiếp là nhóm kỹ năng giao tiếp bao gồm các hành
động liên quan đến việc hình thành mối quan hệ hợp tác giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp, giữa đối tượng giao tiếp với nhau" Ở đây, kỹ năng giao tiếp được hiểu là
nhóm kỹ năng hỗ trợ cho người giao tiếp nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động giao tiếp trong xã hội
Trong xã hội và trong hoạt động giao tiếp của con người, kỹ năng giao tiếp chính là khả năng sử dụng ngôn ngữ và khả năng biểu cảm của con người, với sự phối hợp hài hòa giữa lời nói và cử chỉ của chủ thể và đối tượng giao tiếp
Từ những quan niệm khác nhau về giao tiếp, kỹ năng giao tiếp, chúng tôi hiểu giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp về nhiều mặt và nhiều cấp độ khác nhau, là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Để giao tiếp có hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải có kỹ năng giao tiếp Đó là toàn bộ thao tác, cử chỉ trong hoạt động giao tiếp Tác giả luận văn chọn khái niệm về kỹ năng giao tiếp sau làm khái niệm công cụ trong nghiên cứu:
Kỹ năng giao tiếp là năng lực tiến hành các thao tác, hành động, kể cả năng lực thể hiện xúc cảm, thái độ nhằm giúp chủ thể giao tiếp trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm với đối tượng giao tiếp Nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là toàn bộ những thao tác, cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ được phối hợp hài hoà, hợp lý của cá nhân với cá nhân hay cá nhân với một nhóm xã hội nhằm điều khiển, điều chỉnh đối tượng giao tiếp để thực hiện mục tiêu của chủ thể giao tiếp Kỹ năng giao tiếp của con
người trong xã hội bao gồm kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp, kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp, kỹ năng diễn đạt
cụ thể, dễ hiểu, kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng cân bằng nhu
Trang 13cầu cá nhân và đối tượng, kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi, kỹ năng thiết lập mối quan
hệ, kỹ năng kiềm chế, kiểm tra người khác, sự nhạy cảm trong giao tiếp
1.2 Các yếu tố tác động đến sự hình thành và giáo dục kỹ năng giao tiếp
Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT nói chung và học sinh trường THPT Cầu Kè nói riêng luôn chịu ảnh hưởng của hai nhân tố Đó là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan là những yếu tố bên ngoài tác động vào quá trình giáo dục kỹ năng của học sinh Nó bao gồm các nhân tố chính như : chính sách đào tạo của nhà nước và cách thức tổ chức quản lý của nhà trường Nhân tố chủ quan là những yếu tố bên trong như nhận thức của học sinh về kỹ năng giao tiếp, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, cũng như ý thức của các em trong việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp Việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp nhằm chỉ ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực của các nhân tố khách quan và chủ quan Từ đó giúp nhà trường cũng như các em học sinh có những định hướng cũng như giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực, tận dụng và phát huy những ảnh hưởng tích cực
1.2.1 Nhân tố khách quan
* Chính sách đào tạo của nhà nước
Chính sách đào tạo là chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước nhằm bồi dưỡng phát triển các phẩm chất, năng lực cho mỗi người dân ( cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe, nghề nghiệp )
Chính sách đào tạo của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp của học sinh THPT nói chung và học sinh THPT Cầu kè nói riêng Các chính sách , chỉ thị của Bộ GD và ĐT ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, cách thức và phương hướng đào tạo của các trường THPT và nó ảnh hưởng gián tiếp đến việc phát triển của học sinh trong quá trình học tập
Nhận thấy xu hướng ngày nay, nhà tuyển dụng ngày càng coi trọng kỹ giao tiếp, chính vì vậy mà nhà nước cũng như Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ngày càng quan tâm đến việc đào tạo kỹ năng giao tiếp cho học sinh Nó tác động đến phương pháp dạy của nhà trường để có thể đào tạo những thế hệ học sinh có đầy đủ về kỹ năng
Trang 14giao tiếp Điều này giúp các em học sinh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
* Cách thức tổ chức quản lý của nhà trường
Hiện nay nhà nước ta đang khuyến khích xã hội hoá rất nhiều lĩnh vực, trong
đó có Giáo dục Số lượng trường lớp ngày càng mở rộng, nhưng có nhiều thực trạng đang tồn tại, trong đó có vấn đề văn hoá học đường ngày càng xuống cấp trầm trọng Do hiện nay nề nếp nhiều trường chưa quy cũ, chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo ra môi trường giao tiếp thật sự văn minh cho học sinh
Để có môi trường giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp tốt nhà trường cần đưa ra những quy định, nội quy, cách thức giao tiếp cho học sinh của trường Tất cả những quy định, quy tắc… của nhà trường có những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho các em Nhà trường nên tạo ra một môi trường mà ở đó các em thấy mình được tôn trọng, thấy bản thân có giá trị và có một niềm tự hào khi là học sinh của trường Đây là những điều sẽ ảnh hưởng trực tiếp vào vô thức của học sinh giúp học sinh giao tiếp tốt Bởi lẽ, các em thấy bản thân được tôn trọng, có giá trị thì tự khắc sẽ cố gắng sống sao cho xứng đáng với điều đó, trong đó có việc giao tiếp đúng và giao tiếp tốt
* Phương pháp dạy học
Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của nguời học có tác dụng rất lớn giúp học sinh phát triển kỹ năng giao tiếp Trong quá trình học, học sinh chủ động tìm kiếm tri thức, trao đổi với bạn bè, thầy cô, trình bày sản phẩm của
cá nhân hoặc nhóm Từ đó các em có nhiều cơ hội tương tác với người khác, cơ hội rèn luyện KNGT cho bản thân
- Năng lực giao tiếp của giáo viên toàn trường
Năng lực giao tiếp của giáo viên là bài học sinh động, quý báu để cho học sinh học tập Người giáo viên có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ làm cho mình đẹp hơn và được tôn trọng trong mắt học sinh Được học một người thầy vừa có chuyên môn giỏi, vừa có năng lực giao tiếp tốt sẽ là tác nhân kích thích lớn lao để học sinh rèn luyện và phấn đấu
- Năng lực chuyên môn của giáo viên giảng dạy các môn về giao tiếp
Giáo viên giảng dạy các môn về giao tiếp vừa là người cung cấp tri thức, hướng dẫn hình thành kỹ năng; vừa là người làm nên ngọn lửa hứng thú, say mê rèn
Trang 15luyện kỹ năng cho học sinh Một người giáo viên dạy về giao tiếp có năng lực thật
sự là người giáo viên biết đào sâu, mở rộng tri thức về giao tiếp cho học sinh, bài học phải gắn liền với thực tế cuộc sống Nếu bài giảng của giáo viên sáo rỗng, lý thuyết sẽ làm cho học sinh nhàm chán, mất hứng thú trong học tập và không nhận thấy tầm quan trọng của việc rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp
* Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Môi trường đào tạo của nhà trường tạo điều kiện cho em học sinh phát triển
kỹ năng giao tiếp nhưng một vấn đề đặt ra ở đây là liệu các em học sinh đã nhận thức được môi trường thuận lợi đó chưa, các em học sinh đã có phương pháp rõ ràng cho việc phát triển những kỹ năng của mình hay vẫn còn chưa chú trọng đến việc phát triển kỹ năng giao tiếp? Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, các em học sinh mới có thể chủ động trong việc học hỏi rèn luyện, xác định rõ ràng mục đích của việc phát triển kỹ năng giao tiếp Và có nhận thức được tầm quan trọng của nó, các em học sinh mới biết tận dụng môi trường thuận lợi mà nhà trường đã tạo ra để phục vụ tốt nhất cho việc phát triển của bản thân Ta có thể nhận thấy rằng, các em ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp Điều đó được thể hiện qua, ngày càng có nhiều trung tâm đào tạo về kỹ năng giao tiếp được mở ra và thu hút được sự chú ý của rất nhiều em, trong đó có các em học sinh trường THPT Cầu Kè Nhiều em rất tích cực trong việc tham gia các hoạt động Đoàn, hoạt động tình nguyện.Các hoạt động đó giúp định hướng cho các em học sinh rèn luyện và phát triển những kỹ năng cần thiết cho công việc ngay khi ngồi trên ghế nhà trường đồng thời tạo cơ hội cho các em tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế ngay khi các bạn còn trên ghế nhà trường Tuy nhiên bên cạnh những em học tập chăm chỉ, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của tập thể, tích cực tìm
Trang 16kiếm thông tin về những lĩnh vực học tập để tiếp thu bài giảng trên lớp của thầy cô tốt nhất, tham gia nhiệt tình các giờ thảo luận trên lớp đóng góp vào sự thành công của những buổi thảo luận thì cũng có một bộ phận không nhỏ các em vẫn còn thờ ơ với việc học tập hiện nay.Với những em đó việc nhận thức về rèn luyện và phát triển
kỹ năng giao tiếp dường như không có.Tuy nhiên một số lượng lớn các bạn sinh viên vẫn chưa thay đổi cách học vẫn dựa vào thầy cô không tìm và tiếp thu những kiến thức xã hội những kiến thức thực tế đồng thời không nhận thức được những cơ hội cho việc rèn luyện kỹ năng mềm
*Ý thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp của bản thân mỗi học sinh
Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp, nhưng tại sao nhiều
em học sinh vẫn chưa tận dụng được cơ hội học tập trên lớp, các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện trau dồi kỹ năng giao tiếp? Đó là do ý thức rèn luyện của các em Vẫn còn tình trạng nhiều em không tự tin, mất bình tĩnh khi đứng trước đám đông, không có kỹ năng thuyết trình cũng như nhạy cảm trong giao tiếp.Các hoạt động đoàn trong trường cũng rất phổ biến.Những hoạt động đó gián tiếp rèn luyện cho các
em rất nhiều kỹ năng.Nhưng một thực tế là có rất ít các em tham gia vào các hoạt động của đoàn và đội.Những em tham gia hoạt động đoàn, đội đó là những gương mặt rất quen thuộc còn những gương mặt mới thì rất ít Lý do mà các em đưa ra khi không tham gia vào các hoạt động đó là các hoạt động ít và không rộng rãi cũng như cần số lượng các bạn tham gia ít nên các em không có điều kiện tham gia.Những em
đó các em cũng ý thức được việc mình sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng khi tham gia vào các hoạt động của đoàn, đội Tuy nhiên cũng có em không thích tham gia những hoạt động của đoàn, đội với lý do bản thân không có khả năng Lý do mà các
em đưa ra thể hiện sự không nhiệt tình tham gia cũng như thể hiện một khía cạnh đó
là các em không giám thể hiện bản thân bởi vì chưa thử các em sao biết được mình
có hợp và hoạt động đó có thiết thực hay không.Bên cạnh những hoạt động đoàn trong trường còn rất nhiều các hoạt động của các câu lạc bộ như câu lạc bộ nhà quản trị tương lai, câu lạc bộ marketing, câu lạc bộ em học sinh năng động, tự tin, rèn luyện kỹ năng cần thiết và tạo cơ hội cho các em học sinh được tiếp xúc sớm hơn với môi trường làm việc bên ngoài
Nhà trường chỉ có thể tạo ra môi trường thuận lợi, còn yếu tố quyết định quan trọng vẫn là ở bản thân mỗi học sinh Vì vậy mà mỗi học sinh chúng ta cần có
Trang 17một cái nhìn đúng đắn, từ đó tìm ra phương pháp rèn luyện tốt nhất cho bản thân Có vậy, việc rèn luyện, phát triển kỹ năng giao tiếp mới đạt hiệu quả tốt nhất
1.3 Phân loại kỹ năng giao tiếp
- A.A.Bôđalov, N.V.Cuđơmia, A.N.Leonchiev… cho rằng giao tiếp có ba giai đoạn: giai đoạn điều khiển, điều chỉnh và phát triển quá trình giao tiếp, giai đoạn phân tích hệ thống giao tiếp đã được thực hiện và giai đoạn xây dựng mô hình giao tiếp cho hoạt động tiếp theo Dựa vào căn cứ này người ta chia kỹ năng giao tiếp thành ba nhóm kỹ năng chính là:
* Nhóm kỹ năng định hướng: kỹ năng dựa vào biểu lộ bên ngoài như sắc thái biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu lời nói, nội dung cử chỉ, điệu bộ, động tác, thời gian, không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng giao tiếp
* Nhóm kỹ năng định vị: Biểu thị kỹ năng biết xác định vị trí giao tiếp, biết đặt vị trí mình vào vị trí của đối tượng và biết tạo ra điều kiện để đối tượng chủ động giao tiếp với mình
* Nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp: Thể hiện kỹ năng thu hút đối tượng, tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nó, xác định được nguyện vọng hứng thú của đối tượng và biết sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp, làm chủ các trạng thái cảm xúc bản thân
- A.Cubanora và M.Rakkmatulina thì chia kỹ năng thành ba nhóm lớn:
* Nhóm các kỹ năng định hướng trước khi giao tiếp
* Nhóm các kỹ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp
* Nhóm các kỹ năng độc đáo hướng quá trình giao tiếp theo các định hướng giá trị
Thành phần kỹ năng trong ba nhóm kỹ năng này là kỹ năng nghe thấy, kỹ năng nhìn thấy, kỹ năng tiếp xúc, kỹ năng hiểu biết lẫn nhau, kỹ năng tổ chức điều khiển quá trình giao tiếp
- V.P.Dakharop đã chia các kỹ năng giao tiếp thành bốn nhóm cơ bản:
* Nhóm kỹ năng đóng vai tích cực chủ động trong giao tiếp
* Nhóm kỹ năng thể hiện sự thụ động trong giao tiếp
* Nhóm kỹ năng điều chỉnh sự phù hợp cân bằng trong giao tiếp
* Nhóm kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu
Trang 18Ông cho rằng bốn nhóm kỹ năng giao tiếp trên có thể phân chia thành 10 kỹ năng giao tiếp
Dưới đây chúng tôi xin trình bày ra 10 kỹ năng giao tiếp cụ thể của V.P.Dakharop
Qua bảng trắc nghiệm Tâm lý của ông chúng tôi rút ra được các năng lực cần
có để có một kỹ năng giao tiếp Dưới đây xin đưa ra các năng lực cụ thể và có phân tích nhỏ
Kỹ năng thiết lập mối quan hệ trong giao tiếp
- Biết cách làm quen với người lạ; biết làm cho người lạ gần gũi mình
- Biết cách mở đầu câu chuyện đối với đối tượng giao tiếp
- Có khả năng tiếp xúc đám đông
- Có khả năng thích nghi với môi trường mới
- Tiếp xúc với mọi người dễ dàng và tự nhiên
Cổ nhân có nói rằng ” Sự ăn cho ta cái lực, sự ở cho ta cái chí, sự bang giao cho ta cái sự nghiệp” Để có thể bang giao với người khác con người cần qua giai đoạn đầu tiên đó là thiết lập mối quan hệ Trong cuộc sống, trong giao tiếp rất nhiều người gặp khó khăn ở giai đoạn đầu tiên này
Thiết lập mối quan hệ hay nói đơn giản hơn đó là làm quen Để làm quen với một người nào đó, trước tiên ta phải tìm hiểu về họ như: giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, sở thích, hoàn cảnh gia đình…Tất cả những cứ liệu này sẽ giúp ta tìm ra chủ
đề chung để mở đầu câu chuyện, gợi chuyện, dẫn dắt câu chuyện giao tiếp Mỗi đối tượng khác nhau, với những mục đích thiết lập mối quan hệ khác nhau sẽ có nghệ thuật thiết lập mối quan hệ riêng Thực tế có những người muốn làm quen với người
lạ, người mới gặp nhưng không biết nói về chuyện gì, hoặc trò chuyện được ít phút thì không biết sẽ nói gì nữa Thường thì những chủ đề dùng để làm quen là những chủ đề tránh những vấn đề nhạy cảm, riêng tư
Kỹ năng biết cân bằng nhu cầu của chủ thể và đối tượng giao tiếp
- Biết kết hợp hài hòa nhu cầu, sở thích của mình với mọi người khi giao tiếp
- Biết quan tâm tới nhu cầu, sở thích của họ
- Thường cố gắng tìm hiểu nhu cầu của người khác
Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp
- Trong lúc nghe đối tượng giao tiếp thì không suy nghĩ việc riêng
- Nhắc lại được bằng lời những gì đối tượng giao tiếp đã nói
Trang 19- Diễn đạt chính xác ý đồ trong lời nói của đối tượng giao tiếp
- Nhận biết được ý nghĩa giọng điệu của lời nói
- Nhận ra ngụ ý trong lời nói của đối tượng giao tiếp
- Tập trung lắng nghe
- Nhận biết đối tượng giao tiếp lạc đề
Tâm lý học phân biệt giữa nghe và lắng nghe Nghe thấy là sóng âm tác động vào màng nhĩ và tín hiệu truyền lên não Lắng nghe là từ tín hiệu não nhận được con người hiểu nghĩa của lời nói
Lắng nghe để hiểu bao gồm: sự tập trung chú ý - hiểu - hồi đáp – ghi nhớ Thực tế, có mắt không đồng nghĩa với nhìn thấy, có trí não không đồng nghĩa với biết nghĩ, có tai không đồng nghĩa với biết lắng nghe Ngạn ngữ Nga có câu: “Ba tuổi đủ để học nói, nhưng cả cuộc đời không đủ để biết lắng nghe”
Lắng nghe không phải bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu dài Lắng nghe chính là hùng biện nhất nhưng ít ai biết được điều này Trong giao tiếp với nhau chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà ít có ai tranh nhau để lắng nghe
Để có kỹ năng lắng nghe tốt cần tuân thủ các bước sau đây của quy trình lắng nghe:
- Tập trung: yếu tố đầu tiên để lắng nghe hiệu quả là tập trung Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc Nhiều người giao tiếp không thành công vì trong khi lắng nghe người khác truyền tải thông điệp thì để các công việc khác xen vào Kết quả là thông điệp được truyền tải từ ngươì nói đến người nghe không có một cách hiểu như nhau Tập trung lắng nghe cũng là biểu hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp cởi mở hơn
- Tham dự: Có người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận Tham dự trong lắng nghe được biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt, những cái gật đầu của người nghe; về ngôn từ là những từ đệm: dạ, vâng, ạ, thế à, thật không?
- Hiểu: Nhiều cuộc giao tiếp diễn ra theo kiểu “Ông nói gà, bà nói vịt” vì không hiểu được thông điệp của giao tiếp Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại thông điệp bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo ý hiểu của mình hoặc bằng cách đặt câu hỏi để xác định như: tôi hiểu như thế này có đúng không?, hoặc ý anh là…?
- Ghi nhớ: Ghi nhớ thông điệp chính
Trang 20- Hồi đáp: Giao tiếp là quá trình tương tác 2 chiều giữa người gửi và người nhận Sau khi nhận thông điệp, bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người gửi Có
đi có lại mới toại lòng nhau, mới có thể hoàn chỉnh quá trình giao tiếp cũng như lắng nghe
- Phát triển: Giao tiếp không phải là một thời điểm mà là một quá trình Quá trình hồi đáp là sự chấm dứt cho một chu trình mới Chu trình lắng nghe vừa miêu tả
là một mô hình khép kín và diễn ra theo chiều xoáy trôn ốc đi lên
Lắng nghe một cách hiệu quả là lắng nghe như thể bạn là người Bác sỹ đang chẩn đoán triệu chứng của bệnh nhân, hoặc là một phi công đang tiếp xúc với đài kiểm soát trong một cơn bão Người biết lắng nghe là người biết tiếp nhận những thông tin mới, những ý kiến mới và lợi điểm là nắm được thông tin, cập nhật hoá thông tin, và giải quyết được vấn đề
Kỹ năng tự chủ cảm xúc hành vi
- Kiềm chế được trêu chọc, khích bác, nói xấu
- Giữ được bình tĩnh khi người tiếp xúc có định kiến, chụp mũ mình
- Tự chủ cảm xúc, hành vi của mình khi tranh luận
- Không bị mất cân bằng cảm giác
Kỹ năng tự kiềm chế kiểm tra đối tượng giao tiếp
- Áy náy khi xen vào chuyện người khác
- Biết hay khuyên bảo, chỉ dẫn người khác trong giao tiếp là không tốt
- Biết cách an ủi những người đang có điều gì lo lắng, buồn phiền
- Biết ngăn cản người hay nói
- Biết cách tác động vào người đang lung túng, bối rối
- Biết làm cho người nói chuyện bị xúc động chi phối ngừng lời
Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu
- Nói chuyện hấp dẫn, có duyên
- Diễn đạt ngắn gọn ý kiến của mình
- Biết nhiều lời trong giao tiếp là không tốt
- Nhận ra người khác nói chuyện rời rạc
Khi trao đổi thông tin với ai đó, để đạt được mục đích giao tiếp ta phải trải qua quá trình truyền thông Tuy nhiên, làm thế nào để thông điệp bạn muốn gửi cho người nhận đến “đích” và đạt hiệu quả cao, bạn phải hiểu được quá trình truyền thông và kỹ năng diễn đạt
Trang 21Theo thầy Huỳnh Văn Sơn: Khi yêu cầu một số SV giới thiệu về bản thân mình một cách đầy đủ và ấn tượng trong thời gian có hạn, nhiều bạn trẻ đã tỏ ra lúng túng, họ không biết phải diễn đạt thế nào (Theo Dai-ich-life.com.vn)
Thầy cũng cho rằng : “Một lời truyền thông tốt phải thật sự to, rõ, cụ thể, chi tiết và chính xác Khi diễn đạt thông tin, người phát hãy trình bày suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách thân thiện, cởi mở, tâm huyết Chính ngôn ngữ bằng lời sẽ gây những hiệu ứng đặc biệt khi truyền thông”
Trong kỹ năng này sử dụng ngôn ngữ lời nói là chủ đạo Tuy nhiên ông bà ta
có dạy: “ Rượu nhạt uống lắm cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm” Trong giao tiếp, chúng ta không nên lạm dụng lời nói quá nhiều dẫn đến nhiều lời, dong dài; chỉ nên nói những gì cần nói, nói nhiều quá sẽ làm giảm giá trị lời nói của bản thân
Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp
- Tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác
- Chú ý tới lý lẽ mới của đối tượng giao tiếp
- Không bảo thủ giữ khư khư ý kiến trong tranh luậ nếu biết nó sai lầm
- Biết được “gió chiều nào che chiều đó” là không tốt
- Biết được thái độ, phản ứng của đối tượng giao tiếp là những thông tin rất quan trọng cần để ý tới
- Thay đổi quan điểm trong tình thế câu chuyện đã theo hướng khác
Kỹ năng thuyết phục đối tượng trong giao tiếp
Thuyết phục là khả năng dùng các công cụ gây ảnh hưởng làm cho người khác làm một điều gì đó
Tác giả Dale Carnegie cho rằng, thuyết phục được hiểu là: cách duy nhất buộc người khác làm bất cứ điều gì là khiến cho họ thích làm điều đó” Chính vì vậy
ta thấy thuyết phục khác với quyền lực
Để thuyết phục hiệu quả có rất nhiều cách Trong đó có cách sử dụng chiến lược sau:
- Sử dụng uy tín: trình độ, chú tâm, danh tiếng, nhân cách
- Lập luận lôgic Để lập luận lôgic thì luận cứ, chứng cứ giữ vai trò rất quan trọng
- Thể hiện tình cảm Ông bà ta có câu: “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”
Trang 22V.P.Dakharop cho rằng một người có kỹ năng thuyết phục trong lúc giao tiếp
là người có những năng lực sau:
- Biết dùng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của người khác
- “Nói có sách, mách có chứng” khi tranh luận
- Biết đầu tư thời gian thuyết phục người trái ý với mình
Kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp
V.P.Dakharop, một người có kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp là người
có những năng lực Sau:
- Duy trì nề nếp trong lớp, tổ chức của mình
- Tự tin khẳng định điều gì đó như “đinh đóng cột” khi biết rõ về điều đó 100%
- Biết cách tạo bầu không khí tin tưởng, giúp đỡ nhau trong lớp
- Tổ chức, đề xướng các hoạt động tập thể và các cuộc vui của bạn bè
- Giữ vai trò tích cực, sôi nổi trong hoạt động chung
- Hướng mọi người tập trung dứt điểm việc nào đó khi chuyển sang việc khác
- Tự tin trong khi trò chuyện
Sự nhạy cảm trong giao tiếp
- Áy náy khi làm phiền người khác
- Biết được thái độ của đối tượng giao tiếp đối với mình
- Động lòng trước đứa trẻ khóc
- Nhạy cảm với nỗi đau của bạn bè và người thân
- Áy náy, băn khoăn với sự khó chịu của bạn bè, người thân
- Nắm bắt trạng thái của người khác
- Động lòng khi thấy người bên cạnh đau khổ
Trong luận văn này, chúng tôi chọn cách phân loại kỹ năng giao tiếp của V.P.Dakkarop để giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường THPT Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh hiện nay
Trang 23Chương II: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH THỜI GIAN VỪA QUA
2.1 Những mặt đạt được về giáo dục kỹ năng giao tiếp của học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh thời gian qua.
Kết quả điều tra cho thấy phần lớn học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tự đánh giá bản thân mình có được các kỹ năng mạnh như; Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp, kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp, kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp, kỹ năng diển đạt cụ thể dể hiểu, kỹ năng nghe đối tượng đối tượng giao tiếp,… cũng không quá khó hiểu khi học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tự nhận thấy bản thân được trao dồi những kỹ năng đó, bởi các em tự tin khẳng định bản thân trội về kỹ năng đó nhờ một phần môi trường học tập đã rèn luyện cho các
em có kỹ năng đó Phương pháp giáo dục ngày càng tiến bộ khoảng cách giữa thầy
cô giáo và học sinh ngày càng được rút ngắn lại Vì vậy môi trường học tập đã giúp cho các em học sinh có điều kiện phát triển kỹ năng giao tiếp của bản thân ngày càng tiến bộ
Một là kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp và kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp
* Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp
Trang 24KỸ NĂNG LINH HOẠT MỀM DẺO TRONG GIAO TIẾP
Trong bảng khảo sát 10 kỹ năng giao tiếp, kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp là có tỉ lệ trung bình % ở mức cao nhất ở ba khối lớp chiếm 59% cao hơn
so với các kỹ năng khác trong bảng khảo sát
Người linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp là người không bảo thủ suy nghĩ ý kiến của mình đối với người khác Mỗi người có một sự hiểu biết nhất định, nên qua giao tiếp mỗi người có thể nhận ra được sai lầm, hạn chế trong suy nghĩ, quan điểm của mình từ đó rút kinh nghiệm sửa chữa Trong giao tiếp, nếu một người nào đó quá bảo thủ có nghĩa người đó đánh mất đi nhiều cơ hội hoàn thiện mình
Qua khảo sát chúng ta thấy rằng, học sinh khối lớp 10 nhận thấy kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp của mình ở mức cao là 47%, bên cạnh đó khối lớp 11 mức cao đạt đến 52% cao hơn 5% so với khối lớp 10, và đáng ngạc nhiên hơn ở khối lớp 12 kỹ năng này mức cao lên đến 78% cao hơn 31% so với khối lớp 10 và cao hơn 26% so với khối lớp 11 Điều này cũng không gì là khó hiểu bởi các em đang dần hoàn thiện kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp của mình hơn, bởi khi càng lớn các em sẽ không bảo thủ trong giao tiếp, các em cởi mở sẵng sàng tiếp thu ý kiến của người khác nhiều hơn Để không bảo thủ, dể dàng tiếp nhận ý kiến, ý tưởng hay trong giao tiếp thì phải quan tâm đến người đang giao tiếp đang nói gì và
vì sao họ lại suy nghĩ như thế, thực tế có những người bảo thủ đến mức không cần quan tâm tới những gì người khác nói Định kiến ban đầu mặc định là những gì người khác nói điều dỡ hơn mình
Vì vậy trong giao tiếp linh hoạt mềm dẻo các em học sinh trường THPT huyện Cầu Kè đã biết quan tâm đến lý lẽ, quan điểm mới của người trò chuyện với
Trang 25mình Các em có ý thức được tầm quan trọng phải lắng nghe trong giao tiếp và không bảo thủ trong giao tiếp
Kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp là kỹ năng trội nhất của các em, bởi các em có cái nhìn khách quan, biết tự đánh giá vấn đề, công nhận sự tồn tại khách quan trong cuộc sống muôn màu muôn sắc
* Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp
KỸ NĂNG NGHE ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP
Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp ở trường THPT Cầu Kè đã được xem là kỹ năng mạnh trong nhóm 10 kỹ năng được khảo sát bởi tỷ lệ trung bình ba khối lớp ở mức cao là 58% chỉ thấp hơn kỹ năng linh hoạt mềm dẻo trong giao tiếp là 1%
Không phải ngẫu nhiên mà có câu thành ngữ “ nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe la kim cương”, được mọi người công nhận là đúng Từ bé ta được dạy nói, dạy đọc, dạy viết rất nhiều nhưng kỹ năng nghe chiếm 53% thời gian giao tiếp lại không được dạy Biết lắng nghe, điều này có vẽ đơn giản, nhưng cũng không phải ai cũng có thể làm được, vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật, cho nên chỉ có một số ít người quan tâm đến phát triển kỹ năng nghe của mình là một khả năng vật lý thì lắng nghe là một kỹ năng
Nghe có KN là nghe, hiểu được ý đồ của người khác, biết kết hợp giải mã tốt điệu bộ, cử chỉ đi kèm, với lời nói của đối tượng từ đó đưa ra tín hiệu phản hồi thích hợp một trong những lý do làm hạn chế khả năng này đó là quá trình trò chuyện chúng ta không tập trung, sự không tập trung do chúng ta cố ý hay vô ý suy nghĩ sang một vấn đề khác hoặc do khả năng nắm bất vấn đề chúng ta chậm
Kết quả điều tra ở trường THPT Cầu Kè cho ta thấy được các bạn học sinh tự đánh giá kỹ năng lắng nghe của mình qua từng khối lớp nhu sau; khối lớp 10 kỹ
Trang 26năng lắng nghe ở mức cao là 32%, mức độ trung bình 39% và mức thấp là 29%, nhìn chung lớp 10 khả năng lắng nghe của các em chưa được hoàn thiện, năng lực lắng nghe của các em chưa cao
Bên cạnh đó năng lực lắng nghe của khối lớp 11 có nhiều điều đáng nói hơn, năng lực lắng nghe ở mức cao là 61%, mức trung bình la 30%, và mức thấp còn có 6% Nhình chung năng lực này đã có sự trưởng thành hơn so với các em khối lớp 10 các em biết suy nghĩ cố gắng lắng nghe, ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời của đối tượng giao tiếp với mình Tuy nghiên khả năng của các em vẫn còn hạn chế bởi năng lực diễn đạt, nhận thức chưa được hoàn thiện, chưa thật sự nhạy bén và điều này đã được tiếp tục hoàn thiện, nắm bắt tinh tế mọi vấn đề của kỹ năng lắng nghe của các em học sinh khối lớp 12, bởi kỹ năng này ở mức cao đạt tới 79% mức trung bình chỉ còn 15% và mức thấp chỉ có 6% Khối lớp 12 các em gần như hoàn thiện bản thân nhận thức đúng bản chất của vấn đề, luôn nhạy bén, nắm bắt được ý chính trong lời nói, câu chuyện của người khác, đôi khi các em còn hiểu được ngụ ý của người khác sau lời nói Đây là khả năng giải mã tín hiệu trong quá trình lắng nghe
Kỹ năng lắng nghe cho phép ta cảm nhận và hiểu được những gì người khác nói,lắng nghe ở đây không phải là bản năng mà là nghệ thuật, kỹ năng cần phải rèn luyện lâu dài, lắng nghe chính là hùng biện nhất xong lại ít người biết được điều đó Trong giao tiếp chúng ta thường tranh nhau thể hiện mà ít người tranh nhau lắng nghe Khi ta có kỹ năng lắng nghe tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẽ hơn, giải quyết xung đột dễ dàng hơn
Mục đích của lắng nghe là nắm bắt được nội dung của vấn đề thu thập được nhiều thông tin, đánh giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt, song song đó lắng nghe còn tạo liên kết giữa người với người đó là liên kết về cảm xúc Lúc này lắng nghe lại có những mục đích mới tích cực về cảm xúc hơn tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, chia sẻ sự thông cảm với người khác và khám phá ra tính cách mới mẽ của một người mới quen Ngoài ra lắng nghe còn là một biện pháp hữu hiệu giải quyết mâu thuẫn xung đột những người biết lắng nghe
là những người biết tiếp nhận thông tin mới, vì thế họ rất sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung quanh, thành quả họ thu được sẽ là lòng tinh của mọi người
Hai là kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp và kỹ năng diễn đạt cụ thể dễ hiểu
Trang 27* Kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp
KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC ĐỐI TƯỢNG GIAO TIÉP
Để giải quyết một công việc nào đó chúng ta thường sự giúp đỡ từ nhiều người khác điều này đòi hỏi giữa chúng ta và họ thống nhất về quan điểm, lập trường cách giải quyết công việc Trên thực tế chúng ta thường gặp trường hợp trong đó người khác không cùng chung ý kiến quan điểm với chúng ta Chẳng hạn chúng ta cần một hợp đồng thuê mặc bằng trong một thời gian tương đối dài để tập trung đầu tư kinh doanh, nhưng gia chủ lại muốn hợp đồng từng năm 1 trong trường hợp này chúng ta có đạt được mục đích hay không phụ thuộc vào khả năng của chúng ta
Thuyết phục người khác là công việc không hề đơn giản bởi 1 lẽ thường tình
là bất cứ ai khi đã có ý kiến về một vấn đề nào đó, thì cũng có niềm tin nhất định vào ý kiến của mình và không muốn tiếp thu ý kiến của người khác Hơn nửa không phải ai cũng biết cách thuyết phục người khác
Đối với khả năng thuyết phục người khác, khi khảo sát cho thấy rằng học sinh khối lớp 10 nhìn nhận kỹ năng này ở mức cao là 40%, mức trung bình là 34%
và mức thấp là 26% Ở học sinh khối lớp 11 mức cao chiếm 55% mức trung bình là 36% và mức thấp chỉ còn 9% Có sự chênh lệch ngày càng lớn giữa các khối lớp với nhau đặc biệt ở khối lớp 12 mức độ cao của các em chiếm đến 79% mức độ trung bình chiếm 15%, mức thấp chỉ có 6%
Giữa ba khối lớp khối lớp 12 luôn nhận thức ở mức độ cao và khối lớp 10 luôn ở mức trung bình thấp, bởi do trình đội nhận thức của các em ở mọi lứa tuổi, môi trường xã hội và môi trường học đường khác nhau Các em khối lớp 10 khaz năng hạn chế do vốn chi thức kinh nghiệm sống của các em còn ít cho nên khã năng
Trang 28thuyết phục người khác chưa cao, qua quá tring rèn luyện học hỏi kỹ năng này được tăng lên đáng kể, ở khối lớp 11 là 55% tăng 15% so với khối lớp 10 Nhưng nếu so khoảng cách trên lệch giữa khối lớp 10 và 12 thì khoảng cách này càng thấy rõ hơn tăng 29%(bởi khối lớp 10 chỉ là 40%) mức độ cao về khã năng thuyết phục người khác
Các em học sinh khối lớp 12 qua quá trình học tập dài nhất ở trường THPT
đã có được những khả năng kinh nghiệm nhiều hơn so với khối lớp 10 và 11 các em
đủ thông minh để thuyết phục người khác, dùng những lý lẽ dẫn chứng cụ thể “nói
có sách mách có chứng” để thuyết phục đối tượng giao tiếp
Kỹ năng thuyết phục rất quan trọng, nhưng trong môi trường học đường hiện nay các em chưa thấy hết tầm quan trọng của kỹ năng thuyết phục đối tượng giao tiếp Sau này khi tiếp xúc cuộc sống, có rất nhiều việc đòi hỏi các em phải thuyết phục người khác, thương thảo với người khác để họ nghe theo mình Cho nên trong thuyết phục, ngoài việc đưa ra lý lẽ, phân tích, chứng minh cho đối tượng thấy rõ đúng sai, tốt xấu, lợi hại, con đường nên đi, các em phải biết gợi lên những tình cảm nhất định ở người đối thoại động viên, khích lệ họ Đặc biệt người Việt Nam chúng
ta vốn coi trọng tình cảm, tình nghĩa, chỉ có lý mà không có tình người Việt Nam cũng khó chấp nhận
* Kỹ năng diễn đạt cụ thể dễ hiểu
KỸ NĂNG DIỄN ĐẠT CỤ THỂ DỂ HIỂU
HỌC SINHLỚP 11
HỌC SINHLỚP 12
Cao Trung Bình Thấp
Kỹ năng diễn đạt cụ thể, dễ hiểu là một trong những kỹ năng mạnh ở trường THPT Cầu Kè, có tỷ lệ trung bình 3 khối lớp ở mức cao là 57%
Qua kết quả khảo sát, học sinh khối lớp 12 nhận thức kỹ năng diễn đạt cụ thể của mình ở mức cao đạt tới 76%, mức trung bình chỉ là 16% và mức độ thấp chỉ có
Trang 298% Đa phần các em khối lớp 12 có khả năng này bởi khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của các em dần như hoàn thiện, kỹ năng này luôn được các em tự ý thức và cố gắng trao dồi thêm
Ở các em khối lớp 11, mức độ nhận thức ở mức cao là 55%, mức độ trung bình là 23% và mức thấp là 22%, các em chưa tự tin lắm về kỹ năng này, nếu so với khối lớp 12 thì mức độ nhận thức cao thấp hơn đến 21%, nhưng so với khối lớp 10 thì mức độ cao là tăng 16% (bởi lớp 10, mức cao chỉ là 39%), mức độ trung bình là 37% và thấp là 24% Đặc biệt khối lớp 10 kỹ năng này chưa cao phần lớn do các em chưa có nhiều kinh nghiệm, các em luôn lo sợ, mong muốn của mình bị đối tượng giao tiếp không chấp nhận, và đây cũng là nhược điểm làm cho chúng ta mất đi không ít cơ hội được giúp đỡ và hỗ trợ
Bên cạnh đó khả năng nói chuyện hấp dẫn, có duyên của các em còn hạn chế, hạn chế bởi do ngôn ngữ của các em chưa được hỗ trợ nhiều bởi nét mặt, cử chỉ, điệu bộ và do thiếu tự tin trong giao tiếp
Nói nhiều là một vấn đề rất được quan tâm trong cuộc trò chuyện, thường thì nói nhiều sẽ không được đối tượng giao tiếp đánh giá cao Người nói nhiều là người
ít chịu lắng nghe, học hỏi từ người khác Họ thường cho mình hiểu biết hơn người
Giao tiếp là trao đổi thông tin, trong đó con người sử dụng ngôn ngữ là chủ yếu, nếu khả năng diễn đạt ngôn ngữ của ta yếu sẽ làm cho đối tượng giao tiếp khó hiểu hoặc hiểu không đúng như những gì ta truyền tải Bên cạnh đó nếu khả năng nói của 1 người yếu sẽ làm cho đối tượng giao tiếp đánh giá không cao về người đó, khả năng nói cũng thể hiện một phần nào đó sự lịch thiệp và trình độ nhận thức của con người
Ba là kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp và kỹ năng cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng
* Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp.
Trang 30KỸ NĂNG CHỦ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP
Kỹ năng chủ động điều khiển quá trình giao tiếp là kỹ năng đòi hỏi chúng ta đóng vai trò chủ chốt trong giao tiếp
Trong quá trình khảo sát ở 3 khối lớp 10, 11, 12 kỹ năng này tăng dần ở từng khối lớp, khối lớp 10 ở mức cao là 42%, khối lớp 11 mức cao tăng 7% đạt 49% và khối 12 là 76% tăng lên 27% so với khối 11 Kỹ năng này ở mức trung bình khối 10
là 35%, lớp 11 là 38%, nhưng mức trung bình ở khối 12 là chỉ có 20%, giảm 18% so với khối lớp 11 Riêng ở mức độ thấp, khối lớp 10 là 23%, khối lớp 11 chỉ còn 13%
và khối lớp 12 chỉ còn 4%
Kỹ năng này có sự thay đổi ở từng khối lớp, khối lớp 10 các em còn thiếu tự tin, ít tham gia các hoạt động tập thể và các em cũng ít chủ động đứng ra đề xướng điều khiển hoạt động, các em luôn e dè bởi các em còn thiếu nhiều kinh nghiệm, luôn e sợ lời đề nghị của mình không thuyết phục được tập thể , đồng thời tinh thần tập thể các em chưa cao, các em không tự tin chủ động giao tiếp với nhau, tuy học chung khối lớp nhưng các em ít gần gũi bởi các em mới học lớp 10 nên môi trường học THPT còn khá mới mẻ, các em chưa có nhiều điều kiện để phát triển kỹ năng này, tuy các em học chung khối lớp với nhau nhưng các em ít gần gũi, ít có những hoạt động chung để vui vẻ và hiểu nhau hơn, chính lý do này đã tạo khoảng cách với nhau, làm các em khó có thể sống chan hòa, hòa thuận và tin tưởng nhau Từ đây có thể nói rằng học sinh khối lớp 10 còn gặp khó khăn chủ động tương tác với bạn bè trong những tình huống nói riêng và những buổi sinh hoạt tập thể nói chung
Học sinh khối lớp 11 và 12 các em đã không còn bở ngỡ với môi trường THPT như các em lớp 10, nên có nhiều điều kiện để phát triển kỹ năng này hơn, các