1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ: Văn hóa học đường ở trường Trung học Phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

157 564 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 157
Dung lượng 4,2 MB
File đính kèm Luan van ThS.rar (3 MB)

Nội dung

Ngoài ra, nó còn dẫn đến tình trạng bạo lực học đường rất nghiêm trọng. Điều này đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của những giá trị truyền thống tốt đẹp của người thầy và trò. Cụ thể chúng ta thấy rằng không ít người thầy vì lợi danh của bản thân mà không còn tôn trọng và quan tâm người học. Đồng thời, nhân cách của người học cũng bị kéo xuống một cách trầm trọng. Những học sinh ở bậc trung học phổ thông với đặc điểm tâm lí của những người đang trưởng thành là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Trong đó các em học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Châu Thành cũng không ngoại lệ.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các kết luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác

Trà Vinh, ngày…… tháng …… năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Ngọc Tuấn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệuTrường Đại học Trà Vinh; cán bộ, giảng viên Phòng Khoa học Công nghệ và Đàotạo Sau Đại học; Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ; quý thầy

cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong thời gian học tập

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lòng kính trọng PGS.TS Phạm Thị Thu Yến,người đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, góp ý tận tâm và động viên tôi hoànthành luận văn Cảm ơn các anh, chị đồng nghiệp, các bạn học viên đã tạo điềukiện, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn

Do thời gian nghiên cứu và năng lực bản thân còn hạn chế, mặc dù rất cốgắng, nhưng chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mongnhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè để luận văn được hoàn chỉnh

Trân trọng cảm ơn

Trang 3

TÓM TẮT

Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu và động lực phát triển của

xã hội xuyên suốt thời gian và không gian, bao gồm tất cả các giá trị văn hóa trongđời sống xã hội; mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có những giá trị văn hóacủa nó và văn hóa học đường cũng là một phần trong lĩnh vực đó Văn hóa bao giờcũng gắn với giáo dục và giáo dục là chức năng quan trọng mà văn hoá thực hiệnqua các hoạt động, các sản phẩm, các giá trị truyền thống và cả các giá trị hiện đạinhằm tạo thành một hệ giá trị chuẩn mực, làm cho con người dần dần có nhữngphẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra Từ định hướng trên,

chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Văn hóa học đường ở trường Trung học

Phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” với mong muốn phản ánh thực

trạng và đề xuất những ứng xử văn hóa của học sinh, giáo viên ở nhà trường trongtình hình mới

Văn hóa học đường là yếu tố quan trọng để rèn luyện nhân cách của nhữngchủ nhân tương lai của đất nước, giáo dục họ trở thành những con người sống cóhoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, có nhân cách tốt, có đủ tri thức để trở thành nhữngcông dân tốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước Vì vậy, vấn đề xây dựngvăn hóa ứng xử học đường phải được coi là có tính sống còn, tính cấp bách và thiếtthực đối với từng nhà trường Vì nếu học đường mà thiếu văn hóa thì không thể làmtốt được chức năng chuyển tải những giá trị kiến thức và nhân văn cho thế hệ trẻ

Qua 6 tháng tập hợp các tài liệu nghiên cứu và khảo sát bằng phiếu điều tra

và phỏng vấn sâu về thực trạng ứng xử văn hóa của 377 học sinh và 80 giáo viêntrong một số trường THPT ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh Kết quả khảo sát vềứng xử của chủ thể của văn hóa học đường đối với môi trường tự nhiên, giữa cácchủ thể của văn hóa học đường với nhau, giữa chủ thể của văn hóa học đường vớigia đình và xã hội đã phản ánh những mặt tích cực, những nét đẹp trong bản sắc vănhóa của người Việt Nam Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực của đời sống xã

Trang 4

hội, một số ứng xử của một bộ phận học sinh, giáo viên đang bị tác động, có nhữngbiểu hiện lệch lạc Đặc biệt là sự gia tăng ngày càng nhiều vấn nạn bạo lực họcđường cũng đã làm phai nhạt những tình cảm bạn bè, tình cảm thầy trò, tình cảmcộng đồng tốt đẹp; làm xấu xí hình ảnh con người và văn hóa Việt Nam Chúng tôitập trung nghiên cứu về quan niệm về văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, qua

đó nhận thấy giáo viên ứng xử với môi trường tự nhiên tương đối tốt Đặc biệt ứng

xử của thầy, cô giáo đối với học sinh thể hiện rỏ nét tạo được nét văn hóa ứng xửhọc đường; giữa thầy cô với học sinh đã tạo được mối quan hệ gần gũi, không cókhoảng cách xa lạ; giữa giáo viên với cộng đồng xã hội cũng trở nên mật thiết, gắn

bó Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy thực trạng về văn hóa ứng xửcủa một số giáo viên vẫn còn có một số biểu hiện chưa tốt Giáo viên chưa nhậnthức rõ, đầy đủ về văn hóa ứng xử học đường, chưa kết hợp chặt chẽ giữa các lựclượng giáo dục trong nhà trường Một số giáo viên còn có những biểu hiện về tưcách, tác phong, đạo đức chưa tốt, chưa có tính gương mẫu trước học sinh Vì vậy,vấn đề xây dựng văn hóa ứng xử học đường phải được coi là có tính sống còn, tínhcấp bách và thiết thực đối với từng nhà trường

Với định hướng này, chúng tôi đã đề xuất bảy giải pháp cơ bản để điều chỉnh

văn hóa ứng xử học đường Trong đó, việc phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng,

rèn luyện đạo đức, lối sống của học sinh; xây dựng môi trường sư phạm có văn hóa;

tạo một không gian văn hóa ứng xử; kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và

xã hội trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh; thường xuyênchăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, lành mạnh cho giáo viên,học sinh, sinh viên; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm thu hút giáo viên

và học sinh tham gia; và xây những các phương pháp nhằm ngăn chặn triệt để trìnhtrạng nạn bạo lực học đường được chúng tôi xác định là những giải pháp phù hợp,cần thiết không chỉ cho học sinh, giáo viên, ban giám hiệu các trường Trung họcPhổ thông ở huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh mà còn góp thêm tiếng nói tích cựcvào nỗ lực xây dựng bản sắc văn hóa riêng của ngành Giáo dục, củng cố niềm tintrong xã hội

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

Quyết định giao đề tài

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH SÁCH BẢNG ix

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 7

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

5 Phạm vi nghiên cứu 7

5.1 Phạm vi khảo sát 7

5.2 Giới hạn vấn đề 7

5.3 Không gian nghiên cứu 7

6 Đóng góp mới của luận văn 7

7 Phương pháp nghiên cứu 8

8 Cấu trúc luận văn 9

PHẦN NỘI DUNG 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG 10

1.1 Cơ sở lý luận 10

1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa ứng xử học đường ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 10

1.1.1.1 Quan niệm về ứng xử học đường ở các nước phương Đông 10

Trang 6

1.1.1.2 Quan niệm về ứng xử học đường ở các nước phương Tây 13

1.1.1.3 Quan niệm về ứng xử học đường ở Việt Nam 15

1.1.2 Giới thuyết về các khái niệm 22

1.1.2.1 Khái niệm về văn hóa học đường và văn hóa ứng xử học đường 22

1.1.2.2 Chức năng văn hóa ứng xử học đường 26

1.1.2.3 Chủ thể của văn hóa học đường 28

1.1.2.4 Không gian và thời gian của văn hóa học đường 29

1.2 Cơ sở thực tiễn 30

1.2.1 Đặc điểm về địa lý – dân cư huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh 30

1.2.1.1 Địa lý tự nhiên 30

1.2.1.2 Dân cư 31

1.2.2 Các đặc điểm văn hóa huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh 31

1.2.2.1 Văn hóa vật chất 31

1.2.2.2 Văn hóa tinh thần 32

1.2.2.3 Giao lưu tiếp biến văn hóa của ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa 33

1.2.3 Đôi nét về một số đặc điểm các trường Trung học Phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh 35

1.2.3.1 Lịch sử hình thành, vị trí địa lý, đặc điểm học sinh và giáo viên 35

1.2.3.2 Quy tắc ứng xử 36

CHƯƠNG 2: VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH 40

2.1 Văn hóa ứng xử của học sinh trong nhà trường 40

2.1.1 Ứng xử của học sinh với cảnh quan sân trường 40

2.1.2 Ứng xử của học sinh với giáo viên 43

2.1.3 Ứng xử của học sinh với học sinh 49

2.1.5 Trang phục của học sinh 55

2.2 Văn hóa ứng xử của học sinh trong các mối quan hệ gia đình và xã hội 57

2.2.1 Ứng xử của học sinh với gia đình 57

Trang 7

2.2.2 Ứng xử của học sinh với cộng đồng xã hội 59

2.3 Vấn đề về nạn bạo lực học đường ở học sinh 64

2.3.1 Khái niệm về bạo lực học đường 64

2.3.2 Thực trạng về nạn bạo lực học đường 64

2.4 Những giải pháp cơ bản điều chỉnh văn hóa ứng xử học đường 67

CHƯƠNG 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG Ở ĐỐI TƯỢNG GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHÂU THÀNH 70

3.1 Văn hóa ứng xử của giáo viên trong nhà trường 70

3.1.1 Ứng xử của giáo viên với cảnh quan sân trường 70

3.1.2 Ứng xử của giáo viên với học sinh 71

3.1.3 Ứng xử của giáo viên với giáo viên 81

3.1.4 Trang phục của giáo viên 85

3.2 Văn hóa ứng xử học đường của giáo viên thể hiện ở các mối quan hệ xã hội 86

3.2.1 Ứng xử của giáo viên với phụ huynh học sinh 86

3.2.2 Ứng xử của giáo viên với cộng đồng xã hội 90

PHẦN KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 101

Trang 8

THPT HM Trung học phổ thông Hòa Minh

Trang 9

Bảng 2.7 Kết quả khảo sát câu hỏi số 22 dành cho học sinh [PL 2] 47Bảng 2.8 Kết quả khảo sát câu hỏi số 4 dành cho học sinh [PL 2] 49Bảng 2.9 Kết quả khảo sát câu hỏi số 5 dành cho học sinh [PL 2] 50Bảng 2.10 Kết quả khảo sát câu hỏi 6 dành cho học sinh [PL 2] 51Bảng 2.11 Kết quả khảo sát câu hỏi 20, 21 dành cho học sinh [PL 2] 53Bảng 2.12 Kết quả khảo sát câu hỏi số 18 dành cho học sinh [PL 2] 55Bảng 2.13 Kết quả khảo sát câu hỏi số 23 đối với học sinh [PL 2] 56Bảng 2.14 Kết khảo sát câu hỏi 19 dành cho học sinh [PL 2] 57Bảng 2.15 Kết quả khảo sát câu hỏi 9 dành cho học sinh [PL 2] 60Bảng 2.16 Kết quả khảo sát câu hỏi 11 A dành cho học sinh [PL 2] 61Bảng 2.17 Kết quả khảo sát câu hỏi số 12 dành cho học sinh [PL 2] 62Bảng 2.18 Kết quả khảo sát câu hỏi số 24, 25 dành cho học sinh [PL 2] 64Bảng 2.19 Kết quả khảo sát câu hỏi số 16 dành cho giáo viên [PL 2] 66Bảng 3.1 Kết quả khảo sát câu hỏi số 1 dành cho giáo viên [PL 2] 70Bảng 3.2 kết quả khảo sát câu hỏi số 2 dành cho giáo viên [PL 2] 72Bảng 3.3 Kết quả khảo sát câu hỏi số 17, 18 dành cho giáo viên [PL 2] 73Bảng 3.4 Kết quả khảo sát câu hỏi số 3 dành cho giáo viên [PL 2] 74Bảng 3.5 Kết quả kháo sát câu hỏi số 4 dành cho giáo viên [PL 2] 76Bảng 3.6 Khảo sát câu số 5 dành cho giáo viên [PL 2] 77Bảng 3.7 Kết quả khảo sát câu hỏi số 10, 11 dành cho giáo viên [PL 2] 78Bảng 3.8 Kết quả khảo sát câu hỏi số 12 dành cho giáo viên [PL 2] 80Bảng 3.9 Kết khảo sát câu hỏi số 6, 6* dành cho giáo viên [PL 2] 82Bảng 3.10 Kết khảo sát câu hỏi số 7, 8, 9 dành cho giáo viên [PL 2] 83Bảng 3.11 Kết khảo sát câu hỏi số 14 dành cho giáo viên [PL 2] 85Bảng 3.12 Kết khảo sát câu hỏi số 13 dành cho giáo viên [PL 2] 89

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa là một phạm trù rất rộng Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định

nghĩa khác nhau về văn hóa F.Mayor cho rằng: “Văn hóa là tổng thể các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện đại, cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống, thẩm mỹ và lối sống, dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc của mình” Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [51, tr.

28] Như vậy văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và độnglực phát triển của xã hội xuyên suốt thời gian và không gian, bao gồm tất cả các giátrị văn hóa trong đời sống xã hội; mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có nhữnggiá trị văn hóa của nó và văn hóa học đường cũng là một phần trong lĩnh vực đó.Văn hóa bao giờ cũng gắn với giáo dục và giáo dục là chức năng quan trọng mà vănhoá thực hiện qua các hoạt động, các sản phẩm, các giá trị truyền thống và cả cácgiá trị hiện đại nhằm tạo thành một hệ giá trị chuẩn mực, làm cho con người dầndần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra Xã hộiloài người muốn tồn tại, phát triển thì phải duy trì, bảo tồn phát huy giáo dục và gắnkết văn hóa Chính vì vậy môi trường tốt nhất để thực hiện việc giáo dục văn hóa đó

là ở trong nhà trường

Trong thời đại toàn cầu hóa, nước ta đang mở cửa hội nhập dần dần đổi mớimạnh mẽ, toàn diện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục;trong đó phải kể đến giá trị văn hóa ứng xử trong học đường Văn hóa ứng xử họcđường ở trường Trung học Phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh được thểhiện qua trình độ tri thức, sự thông minh sáng tạo; từ đó họ xây dựng cho mìnhnhững giá trị văn hóa ứng xử phù hợp với tình hình hiện nay mà không làm mất điphẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, đặc biệt là ý thức về cách ứng xử, giao tiếp

Trang 11

truyền thống của dân tộc Trong điều kiện đó, thầy và trò đã thể hiện được tínhgương mẫu của người thầy đối với học trò; người học trò lễ phép, ngoan ngoãn, biếtkính trọng thầy, cô giáo Song, vấn đề lối sống văn hóa, ứng xử của học sinh hiệnnay, đang có sự xuống cấp trầm trọng ở một số bộ phận, đặc biệt là học sinh trunghọc phổ thông là vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm Hiện nay đất nước ta đangtrên đường phát triển, hội nhập xã hội có nhiều phức tạp không ít những luồng vănhóa phẩm độc hại có điều kiện tràn vào nước ta đến các tỉnh, thành làm ảnh hưởngkhông ít đến đạo đức, tác phong, lối sống của học sinh và giáo viên Ngoài ra, nó

còn dẫn đến tình trạng bạo lực học đường rất nghiêm trọng Điều này đe dọa

nghiêm trọng đến sự tồn tại của những giá trị truyền thống tốt đẹp của người thầy vàtrò Cụ thể chúng ta thấy rằng không ít người thầy vì lợi danh của bản thân màkhông còn tôn trọng và quan tâm người học Đồng thời, nhân cách của người họccũng bị kéo xuống một cách trầm trọng Những học sinh ở bậc trung học phổ thôngvới đặc điểm tâm lí của những người đang trưởng thành là đối tượng dễ bị ảnhhưởng nhất Trong đó các em học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địabàn huyện Châu Thành cũng không ngoại lệ

Cho nên chúng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn, nắm bắt kịp thời những hành viứng xử của giáo viên và học sinh để chỉ ra đâu là nên, đâu là không nên trong ứng

xử học đường Cần phát hiện ra cái mới hơn trong văn hóa ứng xử học đường bằngcách khảo sát, điều tra thực tế ở các điểm trường Điều đó giúp chúng ta tìm ra đượcnhững nội dung cốt lỏi và tầm quan trọng của văn hóa ứng xử học đường dưới gócnhìn văn hóa học Đồng thời góp phần điều chỉnh trong ứng xử giữa giáo viên, phụhuynh và học sinh Để mọi người đều có những suy nghĩ, tình cảm, hành động tốtđẹp nhằm phát huy giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc và tiếp nhận, vận dụngcái mới phù hợp với tình hình trong huyện nói riêng và cả nước nói chung

Bản thân là một cán bộ xã, với nhiệm vụ được giao là làm công tác đoànthanh niên ở cơ sở vì vậy việc nghiên cứu đề tài này ở ý nghĩa thực tiễn, sẽ nói lênđược tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong trường Trung học Phổ thông tronghuyện dưới góc nhìn văn hóa học giúp thầy cô giáo, các vị phụ huynh và các em

Trang 12

học sinh có cách thức suy nghĩ, tình cảm, ứng xử tốt đẹp phát huy hết giá trị truyềnthống cao đẹp của dân tộc và tiếp nhận vận dụng cái mới phù hợp với tình hìnhtrong huyện nói riêng và cả nước nói chung.

Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài về “Văn hóa học đường ở trường Trung

học Phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” sẽ giúp cho chúng ta nhận thấy

rõ hơn thực trạng về văn hóa học đường nhất về cách ứng xử của học sinh trong tìnhhình mới

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay, văn hóa học đường đặc biệt là văn hóa ứng xử học đường chiếm vịtrí hàng đầu trong quá trình hình thành nhân cách của con người Trong xã hội hiệnđại ngày nay, tri thức của chúng ta ngày càng phát triển, con người ngày càng hiểubiết rộng, trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế thì việc giao tiếp, ứng xử ngàycàng chiếm giữ ưu thế, có ý nghĩa quyết định nhất đối với tương lai phát triển của xãhội do đó giáo dục văn hóa ứng xử ngay khi còn trên ghế nhà trường là một điều cănbản nhất để làm nền tảng cho tất cả các mối quan hệ, giao lưu, giao tiếp ứng xử trong

xã hội Qua tìm hiểu, chúng tôi có thể khái quát đến các công trình tiêu biểu sau:

Trong “Văn Hóa Giao Tiếp” (1996), Phạm Vũ Dũng đã đưa ra một số nhận

định khái lược về giao tiếp – giao tiếp có văn hóa và văn hóa giao tiếp Công trìnhcòn thể hiện văn hóa giao tiếp trong một số lĩnh vực đời sống xã hội, văn hóa giaotiếp và vấn đề xây dựng lối sống văn hóa Ngoài ra, công trình còn tìm hiểu về một

số tiêu chuẩn định hướng và mô hình hóa, hình thức và biện pháp văn hóa giao tiếp

Trong “Văn hóa và giáo dục” (2005), Thanh Lê đã đưa ra một số nhận định

về văn hóa giáo dục, văn hóa đô thị, văn hóa kiến trúc, văn hóa và lối sống, văn hóagia đình, văn hóa các giai cấp và các tầng lớp xã hội, văn hóa hành chính, văn hóalãnh đạo, văn hóa quản lý, văn hóa nghề nghiệp, văn hóa khoa học

Trong “Thuật ứng xử tình huống trong quản lý giáo dục và đào tạo” (2007),

Thanh Lê đã giới thiệu một cách tổng quan về tình huống và phương pháp ứng xửtrong việc quản lý nhà trường

Trang 13

Trong “Văn hóa đạo đức trong giao tiếp ứng xử xã hội” (2007), Nguyễn

Văn Lê đã giới thiệu rõ nét tổng quan về giao tiếp xã hội, đưa ra các quy tắc giaotiếp-ứng xử xã hội, các phương pháp sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp-ứng xử xãhội, giao tiếp phi ngôn ngữ, văn hóa ứng xử trong cộng đồng, ứng xử giáo dục giớitính, tình yêu và hôn nhân, trong kinh doanh và quản trị

Trong “Tâm lý học với văn hóa ứng xử” (2008), Đỗ Long đã nghiên cứu rất

sâu và rất cụ thể về tâm lý nông dân và biểu hiện cụ thể của văn hóa ứng xử đối với

cư dân nông nghiệp, năng lực của cán bộ cơ sở và văn hóa ứng xử với người dân,văn hóa ứng xử với môi trường sinh thái qua hành vi thải rác

Trong “Cách ứng xử giữa cha mẹ và con cái” (2009), Thùy Trang đã đưa ra

các nội dung giao tiếp ứng xử của cha mẹ với con cái thông qua các hành vi ngợi

khen-phê bình, tôn trọng mình và tôn trọng trẻ, xây dựng ý thức trách nhiệm và tính

tự lập cho con cái, những giới hạn cho phép của gia đình, giáo dục hành vi cho trẻ

Trong “Quan niệm của nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người” (2009), Nguyễn Thị Tuyết Mai đã nghiên cứu về các giá trị văn hóa cổ xưa

về các học thuyết về xã hội con người, quan niệm Nho giáo về con người, giáo dục

và đào tạo con người qua đó cho thấy sự thay đổi về bản chất của con người trongthời đại ngày nay khác như thế nào so với những quan niệm thời xưa

Trong “Giáo dục kĩ năng sống” (2010), Lục Thị Nga đã nêu lên những vấn

đề cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, phương pháp dạyhọc tích hợp kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài lớp và một số chuyên đề vềrèn luyện sức khỏe cho học sinh, kỹ năng giao tiếp ứng xử, phòng tránh tai nạnthương tích, phòng tránh xâm hại tình dục và các trò chơi dân gian

Trong “Văn hóa học đường nhìn từ quan hệ thầy trò” (2011), Đinh Công

Tuấn đã đánh giá lại thực trạng về mối quan hệ giữa thầy và trò trong xã hội ngàynay so với ngày xưa

Công trình “Văn hóa và văn hóa học đường” (2011) do Nguyễn Khắc Hùng

chủ biên với sự tham gia của các nhà nghiên cứu như Phan Thị Hoa, Giáp Bình

Trang 14

Nga, Nguyễn Thứ Mười, Lê Mỹ Dung, Đinh Phương Duy, Tô Lan Phương, NguyễnTùng Lâm, Lê Gia Khánh, Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Hằng Phương, HồThị Nhật, Phạm Văn Khanh, Trần Quốc Thành, Nguyễn Thị Thủy và một số nhànghiên cứu khác; đây là công trình tập hợp các bài viết với nội dung bao hàm chung

về thực trạng trong việc xây dựng văn hóa học đường ở các bậc học từ mầm nonđến bậc cao đẳng đại học: cách ứng xử, hành vi giao tiếp, sự thay đổi giá trị văn hóahọc đường, quan hệ giữa người dạy và người học, văn hóa học đường trong thời kỳhội nhập, một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa học đường

Công trình “Ứng xử sư phạm và giáo dục kỹ năng sống trong nền giáo dục hiện nay” (2012) do nhiều tác giả Tăng Bình – Thu Huyền – Ái Phương (Sưu tầm

và tuyển chọn) Đây là công trình bao hàm các nội dung liên quan đến văn hóa ứng

xử sư phạm trong các tình huống thường gặp; giáo dục kỹ năng sống đối với mọilứa tuổi, đối với trẻ mầm non, đối với trẻ tiểu học và trung học, đối với trẻ vị thànhniên; các kỹ năng cần thiết để đạt hiệu quả trong học tập; những quy định mới nhất

về quy chế, quản lý trong ngành giáo dục

Trong “Văn hóa giáo dục Việt Nam thời kỳ đổi mới” (2012), Nguyễn Duy

Bắc đã nghiên cứu về văn hóa giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa vàhội nhập Quốc tế, đổi mới giáo dục Việt Nam, định hướng chiến lược và giải phápchủ yếu phát triển giáo dục, đào tạo Việt Nam hiện nay, quản lý nhà nước về giáodục, xã hội tham gia quản lý phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, giáo dục cácgiá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho con người Việt nam hiện nay, tư tưởng

Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền giáo dục, đổi mới căn bản và toàn diệngiáo dục đào tạo phát triển văn hóa con người và nguồn nhân lực chất lượng caotrong giai đoạn mới

Công trình “Văn hóa ứng xử và nghệ thuật giao tiếp nơi công sở” (2013) do

các tác Thùy Linh – Việt Trinh (Biên soạn và hệ thống hóa), công trình tập trung vàomột số nội dung chủ yếu về văn hóa ứng xử và nghệ thuật giao tiếp trong các cơ quanhành chính nhà nước, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện, khi tham gia giao thông

Trang 15

Trong “Đổi mới và phát triển giáo dục” (2013), Nguyễn Mạnh Cầm đã đưa

ra nội dung xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập và trả lời báo chí- cácdiễn văn đọc ở các hội nghị Trung ương

Viện nghiên cứu sư phạm, Hội thảo khoa học: Xây dựng văn hoá học Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, Hà Nội,…Hội thảo về văn hóa ứng xử học đường của trường Đại học công nghệ thông tin và truyền thông,

đường-Thái Nguyên; Viện nghiên cứu Giáo dục, Trung tâm phát triển nghiệp vụ Sư Phạm,

Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường”…

Đây là những công trình có nội dung bao quát chung về văn hóa học đườngcủa cả nước, cung cấp một cách có hệ thống các khái niệm, vai trò, ý nghĩa của vănhóa và văn hóa học đường, một số định hướng chiến lược và giải pháp chủ yếu pháttriển giáo dục, đào tạo ở Việt Nam hiện nay

Ngoài ra còn có các công trình luận án nghiên cứu cụ thể như: Một khía cạnh xây dựng văn hóa học đường nhìn từ góc độ tâm lý học , Đào Thị Oanh Biện pháp xây dựng văn hóa học đường ở trường Cao đẳng Nam Định , Lê Thị Ngoãn Xây dựng văn hóa trường học ở các trường trung học phổ thông huyện Yên Bái, tỉnh Bắc Ninh, Lưu Văn Mùi và một số bài viết, nói chung chung về

một số nội dung: môi trường thân thiện, học sinh tích cực; cơ sở vật chấttrường học…

Qua những kết quả nghiên cứu trên, văn hóa ứng xử đã và đang đượcquan tâm nghiên cứu và có nhiều công trình có giá trị Tuy vậy văn hóa họcđường cụ thể là văn hóa ứng xử trên cơ sở thực tiễn chưa được nghiên cứunhiều Do đó việc nghiên cứu văn hóa học đường ở trường Trung học Phổthông huyện Châu Thành là hết sức cần thiết, nhằm đánh giá lại thực trạng vềvăn hóa ứng xử của thầy cô giáo và học sinh, đồng thời góp phần điều chỉnh nétvăn hóa ứng xử của giáo viên và học sinh sao cho phù hợp với điều kiện vàhoàn cảnh của huyện nhà

Trang 16

3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu, khảo sát, phân tích văn hóa ứng xử của học sinh và giáo viên ởtrường Trung học Phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh trà vinh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận một cách có hệ thống về một số khái niệm, một sốvấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử học đường

Khảo sát và đánh giá thực trạng về văn hóa học đường, nhất là về văn hóaứng xử trong nhà trường và bên ngoài nhà trường ở trường Trung học Phổ thônghuyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

Vấn đề “văn hóa học đường” là vấn đề rộng nên luận văn xác định tập

trung chủ yếu nghiên cứu vấn đề “Văn hóa ứng xử học đường” với các nội dung

nghiên cứu: nhận thức, hành vi, ứng xử, giao tiếp; mối quan hệ; nạn bạo lực họcđường của người thầy và trò trong nhà trường và đối với bên ngoài xã hội

5.3 Không gian nghiên cứu

Bao gồm 4 trường Trung học Phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh:trường Trung học Phổ thông Hòa Minh, trường Trung học Phổ thông Vũ Đình Liệu,trường Trung học Phổ thông Hòa Lợi, trường Trung học Phổ thông Lương Hòa A

6 Đóng góp mới của luận văn

Đề tài “Văn hóa học đường ở trường Trung học Phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” là đề tài đầu tiên về văn hóa ứng xử học đường ở huyện Châu

Thành được khảo sát, nghiên cứu một cách cụ thể với phương pháp nghiên cứu văn

Trang 17

hóa học sẽ giúp cho ngành giáo dục ở huyện Châu Thành có một cái nhìn mới theogóc độ văn hóa học Nó góp phần giúp cho chúng ta hiểu được một phần thực trạngtrong nhận thức, hành vi của chủ thể ứng xử văn hóa và giúp ta nhận thức được tầmquan trọng của giao tiếp và ứng xử học đường Đồng thời đề tài sẽ đóng góp thêmmột số kiến thức giúp cho các thành viên trong nhà trường, thầy cô giáo, các em họcsinh nhìn nhận, suy ngẫm lại cách suy nghĩ, tình cảm, ứng xử, giao tiếp và hànhđộng của mình để có những thay đổi tích cực hơn, để xây dựng môi trường họcđường có văn hóa, bảo vệ những cái tiến bộ, đẹp đẽ, phù hợp với thời đại, đồng thờiđấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực.

7 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Căn cứ vào những kết quả khảo sát

phân tích từng nội dung có liên quan đến văn hóa ứng xử học đường dựa trên các cơ

sở thực tiễn, tổng hợp các kết quả đã phân tích nhằm đưa ra những vấn đề có liênquan với nhau

Phương pháp so sánh: Lấy những thông tin khảo sát hiện tại so sánh lại

những kết quả nghiên cứu với những công trình của người đi trước tìm ra nhữngđiểm chung, những điểm mới

Phương pháp điền dã, quan sát: Trực tiếp đến từng điểm trường, từng nơi

trong phạm vi nghiên cứu, quan sát mọi hành vi, lắng nghe và ghi lại cách xứng xử,giao tiếp, của đối tượng; chụp lại những hình ảnh, ghi lại video có liên quan đến nộidung mà luận văn trình bày nhằm để minh chứng cho những vấn đề đang hiện hữu

Phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu:

Phương pháp điều tra (Anket): Xây dựng hơn 350 phiếu điều tra dùng cho

giáo viên và học sinh, tiến hành phát phiếu điều tra trực tiếp và hướng dẫn học sinh,giáo viên viên trả lời tại lớp Thu lại phiếu điều tra tại lớp, ngay sau khi đối tượng

nghiên cứu trả lời xong

Trang 18

Phương pháp phân tích, tổng hợp (bằng Excel): Chúng tôi tiến hành lí giải

và phân tích các câu trả lời qua các tình huống đã đặt ra qua đó nhận xét những suynghĩ, cảm nhận từ học sinh và giáo viên

Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi gặp trực tiếp hơn 20 đối tượng là

học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh đại diện cho ba lớp 10, 11, 12 (có học lực

và đạo đức tốt, khá, trung bình, yếu); đại diện cho các thành phần kinh tế gia đình,khó khăn, trung bình, khá giàu, đại diện cho dân tộc Kinh, Khmer (không có dân tộcHoa), đại diện cho giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu trường Chúng tôi ghi nhận lạicác ý kiến để minh chứng cho kết quả nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề văn hoá ứng xử học đường Chương 2 Văn hóa ứng xử học đường ở đối tượng học sinh các trườngTrung học Phổ thông huyện Châu Thành

Chương 3 Văn hóa ứng xử học đường ở đối tượng giáo viên các trườngTrung học Phổ thông huyện Châu Thành

Trang 19

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

VĂN HÓA ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số quan niệm về văn hóa ứng xử học đường ở một số nước trên thế giới và Việt Nam

1.1.1.1 Quan niệm về ứng xử học đường ở các nước phương Đông

Phương Đông có điều kiện khí hậu nóng, ẩm - có nhiều đồng bằng - thích

hợp nghề trồng trọt - tạo nên lối sống định cư - có tâm lý tôn trọng, hòa hợp với tựnhiên - lối tư duy thiên về tổng hợp, biện chứng - trọng tình, trọng đức, trọng văn,trọng nữ; có tính dân chủ, trong cộng đồng - có tính dung hợp, mềm dẻo, hiếu

hòa… là nguồn góc Văn hoá trọng tĩnh (gốc nông nghiệp), cách giao tiếp ứng xử

cũng dựa trên những đặc trưng này “nhẹ nhàng, quanh co, tôn trọng lẫn nhau” từ

đó hình thành nên nét văn hóa ứng xử trong nhà trường cũng xuất phát từ việc giáodục và đào con người Khi nói về văn hóa ứng xử trong nhà trường ở các nướcphương Đông (đặc trưng Trung Hoa) thì phải kể đến Khổng tử, ông là người sánglập ra đạo Nho Ông đã đưa ra nhiều quan điểm trong đó có quan điểm về giáo dục

và đào tạo con người đó là nội dung cốt lỏi trong nền giáo dục của các nước phươngĐông qua nhiều thế hệ

Theo Phạm Thị Tuyết Mai trong cuốn sách “Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục con người và đào tạo con người” [33] đã đánh giá về quan điểm

của nho giáo về giáo dục và đào tạo con người như sau:

Thứ nhất, về mục đích giáo dục của nho giáo, trung tâm của học thuyếtKhổng Tử là “nhân”, vì vậy mục đích giáo dục mà ông đề ra, cũng chính là hoàn

Trang 20

thành mục tiêu của “nhân” Tuy nhiên đối với Khổng Tử, “nhân” bao giờ cũng gắnvới “lễ”, người có “nhân” thì không bao giờ trái lễ, một khi những quy định về “lễ”được thực hiện nghiêm chỉnh thì con người đạt tới đức nhân Khổng tử rất coi trọngchính trị, trên lĩnh vực giáo dục ông đưa ra nội dung đào tạo các nhà hoạt độngchính trị kiện toàn với các tiêu chuẩn “minh đức”, “thân dân” Các mục đích giáodục của Khổng Tử nói riêng và của Nho giáo nói chung được nêu ra như sau: cầu

đạo “đạo” điều cốt lõi của khái niệm đạo vẫn là đạo làm người và đạo trị nước; việc

học đạo để hành đạo giúp đời là yêu cầu thiết thân đối với người được giáo dục

Mục tiêu thứ hai là hoàn thành nhân cách lý tưởng mục đích chính ở đây là làm cho

học trò tự động phát huy, tự động hoàn thiện nhân cách lý tưởng của mình đạt đếnmức “đức tính trung, hiếu, nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng, liêm” Mục tiêu thứ ba là

bồi dưỡng nhân tài chính trị, mục tiêu chính là đào tạo và bồi dưỡng nhân tài hoạt

động chính trị, phải biết tòng chính, phải biết làm chính sự, bởi vì, chí nguyện của

ông là cứu đời, cứu người; mục tiêu thứ tư là làm sáng tỏ cái đức sáng, khiến dân luôn đổi mới và đạt tới chỗ chí thiện, theo Khổng tử và các bậc đại nho sau Khổng

Tử, thì đường lối học tập của người quân tử và của kẻ sĩ trước hết là phải làm sáng

tỏ cái đức sáng của bản thân mình, phải tu thân để đạt tới nhân cách lý tưởng và nóphải được chuyển thành sự giáo hóa đối với bàn dân thiên hạ

Như vậy, Nho học đào tạo ra những con người lý tưởng, những con người hoànthiện về mặt đạo đức nhân cách cũng như về mặt tri thức và lối sống; đây là những trụcột cho một xã hội lý tưởng mà Khổng Tử và học phái Nho gia vẫn kỳ vọng

Thứ hai, quan điểm của Khổng Tử về người thầy, vai trò của người thầy làhướng dẫn cho học trò tự học, ngoài quá trình tự học là quá trình học trong sự tươngtác giữa thầy và trò Trong đó, người thầy chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn cho học trònhững phương pháp để tự học, gợi ý để học trò suy nghĩ, giải đáp thắc mắc cho họctrò Người thầy không phải là thợ dạy sách, học trò không phải là cái giá đựng sách;quá trình dạy và học là quá trình giao lưu trao đổi, thông suốt mới có thể bồi dưỡngnên những học trò có kiến thức, biết tự lập, biết ứng phó với mọi hoàn cảnh Khổng

Tử còn cho rằng, con người bắt buộc phải được giáo dục thì mới có được nhân tính

Trang 21

tốt đẹp một cách hoàn thiện, một người thông minh tài trí đến đâu mà không có sựgiáo dục thì cũng rất khó có được một nhân cách hoàn chỉnh, có thể trở thành mộtnhân tài hữu dụng cho xã hội.

Thứ ba, nguyên tắc và nội dung giáo dục của Nho giáo, có hai nguyên tắclớn: một là, hữu giáo vô loại “việc dạy dỗ không phân biệt loại người”; hai là, giáodục đạo đức và nhân cách, Khổng tử cho rằng chỉ có đề xướng giáo dục đạo đức vànhân cách thì mới có thể cứu xã hội qua khỏi cơn phong ba loạn lạc vì Khổng Tửlấy giáo dục đạo đức làm chủ yếu Khổng Tử dạy các môn: văn chương, đức hạnh,trung và tín thì trong đó ngoài văn chương ra còn lại là đạo đức

Thứ tư, Khổng Tử dùng biện pháp để giáo dục: Thích ứng với cá tính từngngười, coi trọng cả học và tư duy, kết hợp chặt chẽ với học tập, bồi dưỡng hứng thúhọc tập, đề cao tinh thần tự giác, chú trọng vào sự nỗ lực, chú trọng đến việc học tậplẫn nhau, có phương hướng và phương châm học tập đúng, dạy và học cùng thúcđẩy lẫn nhau [33, tr 76]

Như vậy quan điểm của Khổng Tử đã được truyền lại qua nhiều thế hệ ởcác nước phương Đông, dần dần hình thành và phát triển trở thành một nền giáodục gần như hoàn thiện mà cũng là nền tảng để nước khác học theo Từ thời xưa,người thầy rất được xã hội đề cao và tôn trọng theo quan niệm “tôn sư trọngđạo” “nhất tự vi sư bán tự vi sư”; đạo thầy được xếp thứ hai sau đạo vua – tôi,trước cả đạo cha – con (quân – sư – phụ) Cũng theo theo tác giả Goselin (1960)nhận xét về người thầy

Người thầy giáo, cho dù hoàn cảnh rất khiêm nhường, nhưng đãđược kính trọng ngang hàng với người cha, được nói nhiều trong sứ sởnày Tội trò giết thầy bị coi như tội con giết cha mẹ Một vị đại thần khiđến thăm người thấy giáo cũ, dù chỉ là thường dân, đã luôn dạy chào,thưa gởi một cách rất cung kính và không bao giờ dám ngồi cùng chiếuvới thầy[23, tr.347]

Trang 22

Như vậy mọi lời dạy bảo của người thầy đều được học trò nghe theo vớiquan niệm học để thành danh, học để làm rạng rỡ tổ tiên, dòng họ chỉ có việc họcthi đỗ công danh mới có thể thoát cảnh nghèo khổ cơ hàn Quan niệm đó được catụng và truyền dạy qua nhiều thế hệ Dần đến ngày nay, ở các nước phương Đông

vẫn còn ý thức “Học để đổi đời”, nó xuất phát từ nền kinh tế còn chậm phát triển,

đời sống còn khó khăn, do có truyền thống là giáo dục mà đặt biệt là nền giáo dụccủa Khổng Tử nên cách duy nhất để vượt lên trên số phận nghèo khổ là phải học,

phải cấp sách đến trường và nó cũng có sự khác biệt trong quan điểm và cách thức

vận hành nền giáo dục ở đây so với phương Tây Tuy nhiên nó cũng có những mặthạn chế, ở phương Đông phần lớn các bậc cha mẹ thường bắt ép con cái học tập, rènluyện và phấn đấu theo cách dạy truyền thống mà họ cho là sẽ tốt nhất cho tương laicủa con em mình Họ đặt niềm tin vào con cái mong muốn con em mình chỉ tậptrung vào việc học, mọi hành động cử chỉ, hành vi đều nhất nhất tuân theo lời dạycủa thầy cô, cha mẹ Chính vì vậy đã xuất hiện nhiều quy tắt ép buộc, áp đặt; nhữngnguyên nhân chính đó là sự kỳ vọng “đổi đời”, sự đố kỵ lẫn nhau “ganh đua ngầm”của các bậc phụ huynh vô tình đã áp đặt ý chí, mục tiêu, hoài bão ước mơ của mộttuổi thơ theo một khuôn khổ “trên dạy dưới nghe”, làm mất đi tính tự do, mất đi tínhsáng tạo, sự tự chủ, dần dần bị cô lập với thế giới bao la rộng lớn bên ngoài

1.1.1.2 Quan niệm về ứng xử học đường ở các nước phương Tây

Văn hóa ứng xử ở phương Tây được hình thành từ điều kiện khí hậu lạnh,

khô - có vùng đồng cỏ - thích hợp chăn nuôi - tạo nên lối sống du cư - có tâm lý coi

thường, có tham vọng chinh phục tự nhiên - lối tư duy thiên về phân tích - trọng sứcmạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam; có tính nguyên tắc và quân chủ, trọng cá nhân

- có tính độc tôn, cứng rắn, hiếu thắng… đây là nét Văn hoá trọng động (gốc du

mục) cũng xuất phát từ nét văn hóa trọng động, văn hóa ứng xử học đường của các

nước phương tây với mục tiêu học để tự tin hòa nhập vào thế giới bên ngoài, đồng

thời cũng tự phát triển chính mình Phương Tây cũng giống như phương Đông lấymột thời điểm từ lúc bé cho đến lúc học hết phổ thông làm giai đoạn quan trọng

Trang 23

trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất, những thói quen suy nghĩ, hành động,hành vi giao tiếp cho thế hệ mai sau.

Tuy nhiên phương pháp giáo dục về văn hóa ứng xử thì đa phần trái ngượcnhau, ở đây chịu ảnh hưởng từ quan điểm bình quyền, bình đẳng, dân chủ, tự do củacông dân nên mục tiêu của sự dạy dỗ và phương pháp giáo dục ở phương Tây đềuhướng tới là giúp gởi mở, hướng dẫn cho các em sớm hình thành tinh thần tự chủ,độc lập, biết tự khám phá, năng động sáng tạo trong một xã hội mà họ mong muốn

ở các em học sinh là xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ và bình đẳng nhưngphải tuân thủ luật pháp

Hệ thống giáo dục phương Tây phát triển trên cơ sở gọi là "Đối thoại crat" bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại, cách đây hơn 2000 năm, bởi nhà triết học So-crat Vào năm 399 trước công nguyên (cách đây 2,515 năm), sau khi bị phán xử bởihội đồng thẩm phán gồm 500 người, So-crat bị nhận án tử hình bởi 280 phiếu ủng

So-hộ và 220 phiếu chống, vì tội tổ chức dạy học cho người dân rằng hãy tin vào lý trícủa mỗi cá nhân, thay vì tin vào chính quyền hay những lời Chúa dạy So-crat bịhành xử bằng cách uống một ly nước độc trước mặt những học sinh và bạn bè củamình Nhưng những gì So-crat đạt được là khởi đầu phương pháp dạy học mà tất cảcác trường đại học tốt nhất trên thế giới đều áp dụng từ đó đến nay Đó là dạy họcsinh, sinh viên cách suy nghĩ độc lập, lập luận logic, trao đổi cởi mở, và tự tin vớinhững nhận định của cá nhân trong quá trình suy nghĩ, lập luận để bảo vệ ý kiến cánhân của mình Các phương pháp luận khoa học phát triển ở thế kỷ 16, 17 cũng bắtnguồn từ truyền thống giàu tính lịch sử này, tập trung vào quá trình lập luận, traođổi cởi mở để tìm ra câu trả lời [63]

Những đứa trẻ của một nền giao dục như vậy trong quá trình trưởng thànhđược cung cấp cả một gói tri thức có cấu trúc tương đối hài hòa gồm những kiếnthức phổ thông kết hợp với những hiểu biết phong phú về thiên nhiên, con người vàcác mối quan hệ xã hội, đặc biệt là kỹ năng hợp tác Điều đó giúp chúng có nhiều cơhội trở thành một con người nhân văn, tự tin với sức khỏe tâm lý lành mạnh để hòa

Trang 24

nhập vào cuộc sống tự lập và phát triển cá nhân Đó cũng có thể được coi là mộtnền giáo dục tôn trọng tuổi thơ của trẻ em Thật khó hiểu cho những ai nghĩ về xãhội phương Tây theo kiểu định kiến rằng ở đó con người sống thực dụng, đề cao cánhân nhưng lại đánh giá khả năng làm việc theo nhóm như một phẩm chất quantrọng hàng đầu

Tuy nhiên việc giáo dục theo phương pháp này cũng có nhiều mặt tiêu cực,lối sống buông thả, tự do, hình thành những mối quan hệ quá mức bình thường

“việc sống thử” của các em học sinh sẽ không tránh khỏi, hơn nữa sự hồn nhiên, vô

tư, ngây thơ vốn có của lứa tuổi của học sinh bị mất dần

1.1.1.3 Quan niệm về ứng xử học đường ở Việt Nam

Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử hào hùng, từng chiến thắng nhiềuthế lực xâm lăng tàn bạo Một quốc gia biết tiếp thu những cái mới, những cái tinhhoa, những nét văn hóa của nhiều nước lớn nhưng vẫn giữ lại cho mình giá trịtruyền thống cao đẹp của dân tộc Nhân dân Việt Nam từ xưa vốn có truyền thốnghiếu học từ nền giáo dục quốc dân, đầu tiên là phải kể đến nền văn hóa phươngĐông, chúng ta đã sớm thấm nhuần những giá trị cao đẹp đó, từ đó hình thành nêngiá trị đặc trưng cho dân tộc mình, ít coi trọng những giá trị vật chất, tiền bạc củacải, mà đề cao những giá trị tinh thần, trong đó có tri thức, đạo đức, vốn là thànhquả của nền giáo dục phương Đông đem lại

Do ảnh hưởng nhiều từ nền giáo dục phương Đông, nhất là văn hóa ứng xửhọc đường, ở việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng rất đậm từ văn hóa ứng xử họcđường của các nước phương Đông

Đầu tiên là phải kể đến cách giáo dục nhân cách con người, ngay từ xưa cáchgiáo dục văn hóa ứng xử học đường ở Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của ĐạoKhổng, đem lại cho các thế hệ trẻ của chúng ta nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp như:kính trên nhường dưới, tôn trọng thầy cô giáo, tinh thần ham học hỏi cao

Nhà giáo dục Phạm Minh Hạc khẳng định con người tạo lập ra các mối quan

hệ xã hội Tính tư tưởng hệ, tính ý thức hệ càng cao thì sự tạo lập ấy càng lớn và

Trang 25

qua đó càng thúc đẩy nhanh sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của con người.

“Nhân cách con người” là chủ thể hoạt động với tính cá thể đạt đến trình độ kháhoàn chỉnh, tính cá nhân (cá tính) đạt đến trình độ mới thể hiện ở chỗ con ngườiphân biệt rõ chủ thể và khách thể, tức là phân biệt được tồn tại ở bên ngoài và bêntrong tác động vào ta, phân biệt khi nào bản thân ta là chủ thể, khi nào bản thân ta là

khách thể Đi sâu hơn, ở cấp độ tâm lý học nhân cách, ông cho rằng “nhân cách là

tổ hợp các thái độ, các thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của mỗi người với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật do loài người sáng tạo ra, với xã hội và với bản thân” [30, tr 63]

Phạm Minh Hạc cũng đưa ra một khái niệm nhân cách “Một chủ thể có bản chất bao trùm nhất là tự ý thức về chính mình, là tự khẳng định được chính mình trong một hoạt động chủ đạo” [30, tr 66]

L.P.Bueva khẳng định “Nhân cách là con người với toàn bộ các phẩm chất

xã hội người đó, hình thành trong những hoạt động và trong các quan hệ xã hội khác nhau” [30, tr 60- 61]

Như vậy xét về nhân cách của con người trong một phạm vi hẹp, trong môitrường học đường thì nhân cách con người thuộc nhóm đối tượng là các bộ quản lý,nhân viên, giáo viên và học sinh trong trường Trung học Phổ thông cũng dựa vàocác quan điểm trên, thì nhà trường cũng là cái nôi hình thành nên nhân cách của conngười, là nơi để cho con người tạo ra các mối quan hệ, các hành vi, ứng xử, giaotiếp, học hỏi nhiều kinh nghiệm từ nhiều cấp độ khác nhau, định hướng cho conngười đạt đến giá trị toàn diện về chân, thiện, mỹ

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với trường cấp II, III toàn

miền Bắc ngày 13-9-1958, Hồ Chí Minh khuyên dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” “Trồng người” là quá trình xây

dựng con người toàn diện, quá trình phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có củacon người

Trang 26

Từ đó, nền giáo dục nước nhà thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh mộtcách xuyên suốt với các nội dung:

Tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu của con người toàn diện là đức và tài, trong đóđức là gốc

Nguyên tắc cơ bản để xây dựng con người toàn diện là tu dưỡng, rèn luyệntrong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục

Với việc vận dụng thực hiện theo những nội dung trên trong công tác xâydựng văn hóa học đường mà cụ thể là ứng xử học đường là phải giáo dục nhữngngười dạy và người học trong thời gian dài, định hướng cho họ tự rèn luyện bảnthân mình để thật sự trở thành con người ứng xử có văn hóa trong nhà trường vàngoài xã hội Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh

Quan niệm về giáo dục là công việc của toàn xã hội và đối với toàn

xã hội Người đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục đốivới thế hệ trẻ vì thế hệ này còn trong sạch như tấm lụa trắng chưa màu;nhuộm xanh nó sẽ xanh, nhuộm đỏ nó sẽ đỏ, xã hội cần những con ngườinhư thế nào thì thông qua giáo dục thế hệ này sẽ phát triển theo hướng

ấy [54, tr 542]

Trải qua nhiều thế hệ, ông cha ta đã đúc kết thành những câu ca dao tục ngữ

để lại cho chúng ta vận dụng vào phương pháp giáo dục ứng xử học đường cho đếnngày nay Ca dao hay tục ngữ đều là cách thức nhằm để kết tinh, đúc kết nhữngkinh nghiệm, sự trải nghiệm của cuộc sống quý báu của mỗi cá nhân, mỗi conngười, mỗi người học trò Cách ăn, cách nói, cách gói, cách mở; những “phép tắc”cần ứng xử ở đời…được ghi lại trong những câu ca dao, những câu tục ngữ xuấtphát từ việc giáo dục đức tính con người, giáo dục cách thức ứng xử cho học trò, vaitrò của người thầy giáo trong một xã hội Việt Nam truyền thống; nó được bắt đầu từnhững câu ca dao hay tục ngữ viết bằng chữ Hán “Tiên học lễ, hậu học văn” Đây

là lời răn dạy của Khổng Tử “Lễ” ở đây được Nho giáo quy định bằng những lễ

giáo, đạo lý phong kiến, đưa con người vào khuôn khổ phép tắc kỉ cương (trai

Trang 27

thì tam cương ngũ thường, gái thì tam tòng tứ đức) Con người có được những lễ giáo này thì mới bắt đầu học văn Học văn theo nghĩa xưa là học những điều được

ghi trong sách thánh hiền bao gồm văn hóa chữ nghĩa

Ngay từ còn bé đứa con đã được dạy những cách ứng xử sao cho lễ phép,ngoan ngoãn qua các lời dạy: lời “cảm ơn”, “xin lỗi”, “dạ, thưa” với người lớntuổi…hoặc đi phải thưa, về phải trình… và như thế lễ nghĩa, đạo lý này đã được insâu trong tiềm thức của mỗi chúng ta Lớn lên, chúng ta được cắp sách đến trườngngoài việc dược dạy những kiến thức theo chương trình sách giáo khoa, chúng tacòn được người thầy truyền đạt lại phẩm chất đạo đức như: “biết kính yêu ngườithân, quý mến bạn bè và giúp đỡ mọi người xung quanh” “kính trên nhường dưới”.Khi tiếp nhận được những phẩm chất đạo đức cao quý ấy từ người thầy, qua đócũng khuyên dạy những người học trò phải biết kính trọng thầy cô, tôn vinh thầy cô

như cha mẹ mình “tôn sư trọng đạo” Mọi lời dạy của người thầy luôn là những

điều hay, điều phải, điều đúng và được người học trò nhất nhất tuân theo “nhất tự vi

sư, bán tự vi sư” đó là những điều hay lẽ phải mà người thầy nói trò phải nghe

Cũng xuất phát từ sự ảnh hưởng của đạo Khổng, nét văn hóa ứng xử giáodục truyền thống cũng luôn đề cao vai trò của người thầy không phân biệt ngườithầy có cuộc sống như thế nào sang hèn, nghèo giàu đều được kính trọng, đề cao

trong dư luận xã hội “Không thầy đố mày làm nên” Như vậy, người thầy luôn giữ

vai trò rất quan trọng, luôn dạy bảo cho người học trò từ cách đi đứng, hành vi, ứng

xử, phẩm chất đạo đức… luôn là người nâng niu, dạy bảo, uốn nắn cho ta trongmỗi bước đi, trong mỗi lời nói giáo tiếp ứng xử sao cho hợp đạo lý, có lễ phép

Hơn nữa, người thầy giáo dục học trò hiểu được đâu là nguồn cội, đâu làcông lao to lớn mà người học trò cần phải nhớ mãi, tôn trọng, phải giữ gìn

"Mẹ cha công sức sinh thành

Ra trường thầy dạy học hành cho hay"

"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầyGắng công mà học có ngày thành danh"

Trang 28

Ngoài việc đối xử, ứng xử cho tốt, người học trò cần phải đối xử ứng xử với

bạn bè một cách tôn trọng quý mến, thương yêu nhau "Học thầy không tày học bạn" Cũng từ câu tục ngữ này làm nhiều người không khỏi nghi ngờ về vấn đề học

ở thầy cô không bằng học ở bạn bè; thật ra hàm ý của câu này muốn nói lên ngoàiviệc học ở người thầy về mặt lý thuyết ở trên lớp chúng ta cần phải học ở bạn bècách thực nghiệm ở ngoài lớp, ngoài xã hội để có được một sự hiểu biết hoàn chỉnhnhất Hay nói cách khác việc học ở bạn bè là để bổ sung cho việc học ở thầy, cũng

có thể xem bạn bè đó như một người thầy

Tôn sư trọng đạo - truyền thống muôn đời của bao thế hệ học trò Việt Nam,cho dù trong một giai cấp, hoàn cảnh địa vị như thế nào; người học trò muốn lậpnên công danh, sự nghiệp thì phải cố công đèn sách, ôn luyện văn chương để đạtnhư ước nguyện

“Màn Đông Tử gối Ôn CôngLớn lên em phải ra công học hànhLàm trai gắng lấy chữ danhThi thư nếp cũ trâm anh dấu nhà”

-“Con ơi!, mẹ bảo con này,Học hành chăm chỉ, cho tày người taCon đừng học thói chua ngoa,

Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười,

Dù no, dù đói, cho tươi,Khoan ăn, bớt ngủ, là người lo toan.”

-“Gặp đời Hải Yến Hà ThanhBốn dân trăm họ gặp lành, ấm noNay mừng điển hội cầu nhoVăn nhân sỉ tử, phải lo học hànhLàm sao cho được công danh

Trang 29

Bỏ công bác mẹ sinh thành ra thânLại bàn đến việc nông dâncày mây cuốc gió, chuyên cần công phu

Đêm thời cỏ phúc nhi duNgày thời kích nhưỡng khang cù vô ngu”

-“Làm trai cố chí học hànhLập nên công nghiệp để dành mai sau”

-“Triều đình còn chuộng thi thưKhuyên anh đèn sách sớm trưa học hành

May nhờ phận có công danh

Mà anh phú quý, ấy mình vẻ vang”

Trong xã hội đang phát triển như hiện nay, sự du nhập kéo theo sự ảnhhưởng những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào, làm thay đổi về tư tưởng vềlối sống của nhiều người Trong đó có cả văn hóa ứng xử của học sinh viên ngàynay đối với gia đình, nhà trường và xã hội

Văn hóa ứng xử học đường là một phần trong văn hoá học đường là mộtmôi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ nhữngcon người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp, vấn đề xây dựng văn hoá ứng

Trang 30

xử trong học đường phải được coi là trọng tâm và quan trọng nhất trong từngtrường học ở nước ta.

Văn hoá ứng xử học đường dần dần được áp dụng vào phần lớn thế hệ trẻ để

họ có được những kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sứckhoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức họcvào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, khôngngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống Nhưng cũng có một bộphận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách chưa có văn hoá

Nó được thể hiện qua một số tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội,nhóm cũng là vấn đề xấu không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục màcòn làm cho xã hội quan tâm lo lắng Các em học sinh còn có hình vi thành lập băngnhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt, đánh nhau, thanh toán ân oán cá nhân Học sinhđánh nhau trong lớp học chỉ vì tranh quyền đeo đuổi một bạn nữ Học sinh đánhnhau với thanh niên bên ngoài vì lỡ buông lời xúc phạm…

Văn hóa ứng xử thể hiện qua lời nói giữa các em học sinh trong trường, lớpcòn chưa tốt, nhiều học sinh nói chuyện với nhau dùng cách xưng hô mày, tao, Nhiều học sinh khi nói chuyện, giao tiếp với thầy, cô như bạn bè, vào lớp trễ đingang nhiên vào, không xin phép…

Có các hành động chưa thể hiện kính trọng những người lớn tuổi hơn mìnhthậm chí bằng tuổi cha, tuổi mẹ mình: cãi nhau, nói chuyện tỏ thái độ không tôntrọng những người lớn tuổi, Hơn thế nữa học sinh hiện nay đã vô lễ với thầy cô,

họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coithường việc học Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn làgọi bằng đại từ nhân xưng “nó” Tình trạng học sinh trốn vào khu vực nhà vệ sinhhút thuốc, hay ở ngoài nhà trường rất nhiều gây nên một sự rất phản cảm và xemthường nội quy học đường, thiếu tôn trọng thầy cô giáo khi bị nhắc nhở Một hànhđộng mất tư cách của học sinh như khi làm bài kiểm tra bị bắt quay bài trong giờ thicác em quay ra thù thầy cô như đánh cô hay thuê người đánh thầy cô mình Một bộ

Trang 31

phận nhỏ học sinh có biểu hiện của lối sống thực dụng, phủ nhận những giá trị đạođức truyền thống, vi phạm Luật Giao thông, vi phạm giờ giấc làm việc, học tập, ứng

xử chưa đúng với môi trường sư phạm, làm ảnh hưởng đến văn hóa ứng xử trongnhà trường

Như vậy tình trạng suy thoái đạo đức và phẩm chất của một số học sinh vàthầy cô không xứng đáng với những gì xã hội tin cậy, gửi gắm Song không hẳn làphổ biến, nó cũng chẳng hoàn toàn đại diện cho sự “xuống cấp” của hệ thống sưphạm Việt Nam Bởi lẽ, ở bất cứ nơi đâu, trên mảnh đất quê hương yêu dấu này,vẫn không thiếu hình ảnh những người thầy, người cô dẫu còn trẻ mà đã hăng háivượt đại ngàn lên vùng cao giảng dạy Và cũng còn rất nhiều, rất nhiều bóng dángcủa những người thầy, người cô ngồi kề ô cửa, tối tối bên ánh điện bàn, vẫn đangsay mê, đắm mình vào trang giáo án với mong mỏi: ngày mai, trên bục giảng sẽđem đến cho học trò nhiều điều bổ ích và lý thú

Còn chúng ta, vẫn giữ trọn niềm tin yêu rằng: nhân dân ta đã - đang và sẽ

mãi nối tiếp, kéo dài truyền thống tôn sư trọng đạo và luôn luôn hy vọng, trông chờ

ở “những kỹ sư tâm hồn”, những chủ nhân tương lai của đất nước ấy

Những vấn đề nêu trên giúp cho chúng ta nhận định lại nét văn hóa họcđường truyền thống mang những giá trị cao đẹp, đó là những thành quả mà thế hệ đitrước đã cố công gầy dựng đào tạo những bậc thầy, những người học trò xuất sắc,trở thành những bậc nhân tài phục vụ cho đất nước qua các thời kỳ Để tìm hiểu rõhơn về văn hóa ứng xử học đường mà chúng tôi đang thực hiện, việc khảo sát thực

tế tại các trường Trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh sẽ góp mộtphần giải thích thêm vấn đề này

1.1.2 Giới thuyết về các khái niệm

1.1.2.1 Khái niệm về văn hóa học đường và văn hóa ứng xử học đường

Từ khi con người mới sinh ra thì gia đình là môi trường sống đầu tiên củacon người Khi đến tuổi phải cấp sách đến trường thì nhà trường là môi trường sốngthứ hai của con người và nhà trường chính là nơi dạy dỗ cho con người về kiến

Trang 32

thức, đạo đức, phẩm chất, lối sống, là nơi để cho con người rèn luyện bản thân mình

để đạt một giá trị chuẩn mực căn bản nhất Học đường chính là nơi đầu tiên conngười được học hỏi, tiếp cận với mọi thứ, mọi mặt của xã hội, bắt đầu các mối quan

hệ với những đối tượng khác nhau vượt xa hơn mối quan hệ với gia đình Conngười cũng được học hỏi, dạy dỗ nhiều điều hay, nhiều điều tốt đẹp khác với nhữnglời dạy bảo của gia đình, trang bị cho con người vốn kiến thức từ cấp độ thấp đếncấp độ cao, từ đơn giản đến phức tạp dựa theo lứa tuổi và kỹ năng của con người.Như vậy, học đường là nơi hình thành nên văn hóa học đường

Trên thế giới hiện nay cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa họcđường, nhưng chung quy lại thì tất cả định nghĩa điều hướng tới một nội dung làgiáo dục cho người học và người dạy đạt đến chân, thiện, mỹ; có thể kể đến một sốđịnh nghĩa sau:

Trên thế giới, theo K.D.Peterson thì “Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực, giá trị và niềm tin, các lễ nghi và nghi thức, các biểu tượng và truyền thống tạo ra vẻ bề ngoài của nhà trường” Còn Stephen Stolp lại cho rằng “Văn hóa nhà trường như là một cấu trúc, một quá trình và bầu không khí của các giá trị

và chuẩn mực dẫn dắt giảng viên và học sinh đến việc giảng dạy và học tập có hiệu quả” Ở Việt Nam, theo Phạm Minh Hạc định nghĩa về văn hóa học đường “Là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” [40]

Những định nghĩa và quan niệm về văn hóa học đường như trên cho thấy nhà

trường chính là nơi để định hướng cho con người đạt đến những giá trị phẩm chất,đạo đức tốt đẹp nhất và là nơi sản sinh ra nhiều bậc nhân tài từ nhiều thế hệ Nó thật

sự trở thành một môi trường tốt đẹp, thân thiện nếu như chúng hiểu đúng, vận dụngđúng những giá trị tốt đẹp vào qui cách giảng dạy và ngược lại nó sẽ trở thành tiêucực nếu như chúng ta hiểu sai và vận dụng không đúng với nội dung và ý nghĩa của

nó Cụ thể hơn, chúng ta đi sâu về nét văn hóa ứng xử học đường

Trang 33

Để hiểu rõ hơn về văn hóa ứng xử học đường trước tiên ta cần phải hiểu văn

hóa ứng xử là gì?

Theo Đỗ Long “Văn hóa ứng xử là một hệ thống thái độ và hành vi được xác định để xử lý các mối quan hệ giữa người với người trên các căn cứ pháp lý và đạo

lý nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng, của xã hội” [30, tr 73].

Trong cuộc sống của chúng ta, trong giao tiếp hàng ngày, con người luônphải ứng phó với rất nhiều tình huống, có những tình huống rất phức tạp và khó xử,phải thể hiện cách ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với đối tượngxung quanh chúng ta Xã hội càng văn minh, nhu cầu về văn hóa ứng xử ngày càngcao, đòi hỏi cách ứng xử phải thể hiện thông minh, khôn khéo, tế nhị đạt tới mức độnghệ thuật tương đối Chúng ta phải biết trao đổi học hỏi, vận dụng những kinhnghiệm từ thực tế để làm bí quyết trong cuộc sống hàng ngày Như vậy văn hóa ứng

xử là một nội dung cơ bản để hành thành nên những hành vi cư xử tốt đẹp của mỗi

cá nhân Nó là yếu tố quan trọng tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, qua

đó dần hình thành những kỹ năng giao tiếp, ứng xử có trình độ cao Nguồn gốc củavăn hóa ứng xử cũng bắt nguồn từ môi trường nhà trường, là nơi hình thành nênnhững quy tắt ứng xử cơ bản nhất

Văn hóa ứng xử học đường là một hình thức giáo dục cho học sinh có vănhóa, có thẩm mỹ Theo Phạm Viết Vượng

Giáo dục văn hóa là quá trình tác động hình thành cho học sinhnhững phẩm chất tốt, những nếp sống đẹp, khả năng sáng tạo ra nhữnggiá trị vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình và cho toàn xã hội”,

“Giáo dục thẩm mĩ là quá trình giáo dục hình thành cho học sinh nănglực nhận thức, thưởng ngoạn, đánh giá, sáng tạo và hành động theo cáiđẹp [59, tr 70]

Theo quan niệm của Lê Gia Khánh “Văn hóa ứng xử học đường là quan niệm, thái độ và cách thức của một cá nhân hay một tập thể trong việc tiếp cận và

Trang 34

xử lý những mối quan hệ với các đối tác trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ nhà trường”.[30, tr 69]

Văn hóa ứng xử học đường hay còn gọi là ứng xử sư phạm “là một dạng hoạt động giao tiếp giữa những người làm công tác giáo dục và được giáo dục trong nhà trường nhằm giải quyết các tình huống nảy sinh trong hoạt động giáo dục và giáo dưỡng” [62]

Như vậy, văn hóa ứng xử nhà trường cũng chính là văn hóa giao tiếp, vănhóa hành vi trong môi trường nhà trường Chủ thể của văn hóa ứng xử học đườngchính là những người thầy, người trò tạo nên các cách ứng xử đan xen lẫn nhau Nóthể hiện qua cách ứng xử của người thầy với trò là sự quan tâm, tôn trọng, giúp đỡ,chỉ ra những mặt ưu điểm để phát huy, những khuyết điểm để dạy bảo, quan trọngnhất là thầy phải gương mẫu trước người trò Ngược lại thì người trò cũng phải biếtkính trọng, yêu quí, hiểu được những lời dạy bảo của người thầy, biết vận dụngnhững kiến thức để nâng cao tính chủ động, tính sáng tạo, phát huy cao hơn những

ưu điểm của mình một cách tự lập Ngoài ra văn hóa ứng xử còn thể hiện ở nhữngngười lãnh đạo nhà trường (Ban giám hiệu) là phải có năng lực, am hiểu sâu sắc vềtâm lý, tình cảm, tính cách, có lòng vị tha, độ lượng, tôn trọng giáo viên, nhân viên.Văn hóa ứng xử còn thể hiện trong mối quan hệ giữa giáo viên với giáo viên, giữahọc sinh với học sinh

Trong mối quan hệ đồng nghiệp các giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ, cảmthông và chia sẽ với nhau, giáo viên có gương mẫu thì mới có thể dạy bảo học sinh.Còn đối với học sinh, các em phải trung thực, thân thiện, tôn trọng, quan tâm, giúp

đỡ bạn bè, để tạo tình cảm tốt đẹp, tính thân thiện Để giải thích rõ hơn về vấn đềnào đó, hay để đạt tới một mục đích nhất định đôi lúc chúng ta cần có những hànhđộng hỗ trợ cho lời nói như bắt tay, vò đầu, vỗ vay, vòng tay, gật đầu, cười, đi nhẹ,nói khẽ… Bên cạnh đó, để duy trì những tình cảm tốt đẹp, những mối quan hệ lâudài chúng ta phải biết chỉ ra những mặt sai, mạnh dạn góp ý, định hướng khắc phụccho nhau, cùng nhau phát triển

Trang 35

Văn hóa ứng xử học đường bao gồm các hoạt động giao tiếp của hai yếu

tố người thầy và học trò đại diện cho những tầng lớp khác nhau, địa vị khácnhau, đối tượng khác nhau; hoàn cảnh gia đình, kinh tế, xã hội khác nhau Do đónảy sinh ra những dạng ứng xử khác nhau, nhưng lại bổ sung, hoàn thiện nhau,hình thành các mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo nên một tổ hợp (tạm gọi là tổhợp giáo dục) định hướng con người đến các giá trị “chân – thiện – mỹ”, hoạtđộng dựa trên những chuẩn mực xã hội, những quy tắc hay hương ước phù hợp ởmỗi trường nhà trường; nếu thiếu một trong hai thành tố trên thì không tạo nênvăn hóa xử học đường

1.1.2.2 Chức năng văn hóa ứng xử học đường

Chức năng của văn hóa ứng xử học đường được xác định trên mục đích giáodục tổng thể và mục tiêu cấp học Những định hướng lớn này bao trùm lên tất cảhoạt động giáo dục, chi phối việc xác định những chức năng của những hoạt độnggiáo dục và giáo dưỡng khác Hoạt động ứng xử có mặt trong tất cả các hoạt độnggiáo dục, vì thế chức năng của văn hóa ứng xử học đường còn có cơ sở từ tính chấtriêng biệt của hoạt động này bao gồm một số chức năng cơ bản của hoạt động ứng

xử sư phạm:

Chức năng thông tin của ứng xử sư phạm: Hoạt động ứng xử về bản chất là

một hoạt động giao tiếp xã hội thông qua các phương tiện giao tiếp vật chất và phivật chất và nhờ có những phương tiện này (ngôn ngữ, vật thể, nhân cách của các cánhân tham gia giao tiếp) mà con người có được những mối quan hệ mang tính xãhội; sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cá nhân được thực hiện nhờ các kênh thông tinchứa đựng trong các phươn tiện giao tiếp Ứng xử sư phạm là một dạng giao tiếp xãhội diễn ra giữa hai nhóm xã hội: Giáo viên và học sinh Thầy và trò có thể hiểu biếtthấu đáo nhau hơn nhờ các thông tin phát ra trong quá trình ứng xử (trước, trong vàsau quá trình ứng xử) Những thông tin có trong ứng xử giúp cho giáo viên nhậnbiết được tính cách, nhu cầu, sở thích năng lực chỗ mạnh, chỗ yếu của học sinh, củanhững nhóm xã hội mà học sinh tham gia, đồng thời cũng tự nhận biết năng lực và

Trang 36

nghệ thuật sư phạm của bản thân mình Về phía học sinh, cũng chính trong quátrình ứng xử các em tiếp nhận được nhiều hơn hệ thống tri thức về cuộc sống, cungcách đối nhân xử thế, hiểu rõ vị thế của mình trong tập thể, quyền lợi và tráchnhiệm của bản thân trước cộng đồng, biết được tính cách của thầy nhờ sự biểu đạtcủa thầy trong ứng xử Thông tin có được trong ứng xử không chỉ do chủ thể ứng

xử và đối tượng tạo ra mà còn nhờ ở tập thể và cộng đồng nơi xảy ra ứng xử (tin tứccập nhật xung quanh tình huống, dư luận và truyền thống của tập thể ) Nhờ cómối quan hệ diễn ra trong các ứng xử, những thông tin được tiếp nhận và xử lý trởnên rõ ràng hơn về bộ mặt nhân cách của cả chủ thể và đối tượng ứng xử bởi cónhiều nét tính cách của con người chỉ được bộc lộ qua những tình huống nào đó.Lượng thông tin có trong ứng xử qua nhiều lần xử lý của chủ thể và đối tượng sẽ trởthành vốn kinh nghiệm ứng xử cho mỗi cá nhân, giúp cho mỗi cá nhân hòa nhập tấthơn vào cộng đồng, vào tập thể, làm cho những cái vốn là chung nhất của mọingười (đạo đức lối sống) trở thành tài sản riêng của bản thân, có sắc thái riêngtương ứng với đặc điểm tâm lý của mỗi người Mỗi ứng xử có thể đi tới những hiệuquả khác biệt về mặt giáo dục nhưng chức năng thông tin luôn luôn tồn tại trongsuốt quá trình ứng xử

Chức năng điều chỉnh của ứng xử sư phạm: Hoạt động giáo dục nói chung là

một hoạt động điều chỉnh Điều chỉnh nhận thức, điều chỉnh hành vi, điều chỉnhhoạt động của học sinh Người giáo viên không thể thay thế những gì vốn đã cótrong học sinh như trình độ nhận thức, kinh nghiệm sống, các đặc điểm sinh học củacác em Hoạt động giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải nắm bắt được các quy luậthình thành, phát triển nhân cách của học sinh để định ra được nội dung, phươngthức, phương tiện giáo dục cho phù hợp Ứng xử sư phạm với tư cách là một quátrình giáo dục cũng được thực hiện theo định hướng đó Mỗi ứng xử sư phạm giảiquyết một nhiệm vụ giáo dục nhằm đạt tới những kết quả cụ thể: Đó có thể là uốnnắn một hành vi sai lầm, khuyến khích động viên một nhân tố tốt, phê bình nghiêmkhắc trước khuyết điểm của học sinh.v.v… và điều đó có nghĩa là liên tục điềuchỉnh quá trình hình thành nhân cách của học sinh theo một hướng nào đó có lợi

Trang 37

cho sự phát triển của cá nhân và tập thể Sự điều chỉnh này của ứng xử sư phạmdiễn ra hàng ngày, tức thời và luôn luôn có tính hiệu nghiệm thông qua những dấuhiệu có thể thấy được bằng trực giác (niềm vui hay nỗi buồn, ôn hòa hay tức giận,đồng cảm hay phản ứng quyết liệt của học sinh) Từ kết quả của mỗi ứng xử, chủthể ứng xử tự thấy mình cần phải làm gì và làm như thế nào để những ứng xử tiếptheo có được hiệu quả cao hơn Như vậy chức năng điều chỉnh được xét về cả haiphía: Điều chỉnh nhân cách của đối tượng ứng xử trong giải quyết tình huống củachủ thể và tự điều chỉnh phương pháp, thủ thuật ứng xử của giáo viên trong và saumỗi ứng xử

Chức năng định hướng của ứng xử sư phạm: Định hướng trong ứng xử sư

phạm được xem như là một chức năng bao trùm lên các chức năng khác của ứng xử

sư phạm bởi tính mục đích chiến lược của các ứng xử xư phạm Mỗi ứng xử sưphạm giải quyết một tình huống cụ thể và đạt tới một hiệu quả nhất định về giáo dục

và giáo dưỡng Mục đích của mỗi ứng xử là hướng tới việc hình thành một nhâncách tốt đẹp hơn, thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp bền chặt giữa thầy và trò, giữa

sự chỉ dẫn điều chỉnh của người giáo viên bằng tấm lòng nhân ái cao cả và kinhnghiệm nghệ thuật sư phạm của mình với sự tiếp nhận, tự điều chỉnh của học sinhtrong mối quan hệ giữa cá nhân giáo viên với tập thể học sinh và giữa các tập thểhọc sinh với nhau Chức năng định hướng vừa có tính tổng quan chung cho cácthành phần tham gia ứng xử, đồng thời còn là sự định hướng hoạt động cho mỗithành phần riêng lẻ tùy thuộc vào vị trí của nó trong ứng xử sư phạm, mà chủ yếuđối với chủ thể ứng xử là sự cần thiết phải có được hệ thống các tri thức, kỹ năng xử

lý các tình huống sư phạm, sự khéo léo đối với sư phạm và ý thức chủ đạo dẫn dắtcho toàn bộ quá trình ứng xử đạt tới mục đích giáo dục

1.1.2.3 Chủ thể của văn hóa học đường

Như đã trình bày phần trên, chủ thể của văn hóa học đường chính là conngười mà đối tượng chủ yếu là nhân viên, cán bộ quản lý, giáo viên (gọi chung là

Trang 38

người thầy) và học sinh (người học trò) Đây là những nhân tố quan trọng trong việcxây dựng văn hóa học đường.

Như vậy, người dạy giữ vai trò chủ động trong việc tự xây dựng mình trởthành người gương mẫu tạo ra một môi trường thân thiện trong nhà trường, là ngườitrực tiếp truyền đạt các kiến thức, những kinh nghiệm sống cho học sinh trong mọilĩnh vực, từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh, góp phần tạo nên một xã

hội tốt đẹp; tương ứng với câu nói “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là “Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy” cho thấy vai trò của người thầy là hết sức cao cả và

được xã hội kính trọng, ca tụng cho đến ngày nay

Đối với người học trò là phải luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình,vâng lời, kính trọng thầy, cô; phải biết học hỏi, khám phá thử thách mình trướcnhững thách thức của xã hội, phải biết tiếp thu những kiến thức mà người thầytruyền đạt cho mình nhất là tác phong, các hành vi giao tiếp, ứng xử tương ứng vớicâu nói “Tôn sư trọng đạo” phải biết yêu kính thầy, nghe lời thầy dạy bảo, làm theonhững gì thầy chỉ bảo

1.1.2.4 Không gian và thời gian của văn hóa học đường

Không gian văn hóa học đường chính là một khoảng không gian riênggiữa học sinh và giáo viên, ngoài những giờ lên lớp trao đổi bài vở; hay nói đúnghơn nó là một buổi tọa đàm, một buổi tiếp xúc ngoài giờ giữa giáo viên và họcsinh Trong không gian này, giáo viên sẽ có dịp được nghe những ý kiến, tâm tưnguyện vọng của học sinh với các vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử của họcsinh và giáo viên

Thời gian văn hóa học đường được tính từ khi con người bắt đầu cắpsách đến trường cho đến khi con người rời khỏi nhà trường (bao gồm khoảngthời gian lên lớp và ngoài giờ lên lớp) Ở phạm vi bài luận văn này, chúng tôinghiên cứu về văn hóa ứng xử học đừng trong thời gian của những năm Trunghọc Phổ thông

Trang 39

Về địa hình, Địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao trêndưới 1m so với mặt biển Ở vùng đồng bằng ven biển nên có các giồng cát, chạyliên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển Càng về phía biển, các giồngnày càng cao và rộng lớn.

Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kinh rạch chằng chịt, địahình toàn vùng khá phức tạp Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độdốc chỉ thể hiện trên từng cánh đồng

Về thủy văn, Địa bàn huyện có nhiều kênh rạch lớn, chằng chịt nối với haicon sông lớn (sông Cổ Chiên và sông Láng Thé) cung cấp tốt cho việc sản xuấtnông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân Bên cạnh đó, Huyện Châu Thành có

02 xã Long Hoà, Hoà Minh nằm tiếp giáp với cửa Cung Hầu thông ra biển đông.Đây là một trong những cửa biển lớn quan trọng của khu vực Đồng bằng sông CửuLong nói chung và của tỉnh Trà Vinh nói riêng, có nguồn tài nguyên hải sản dồidào, nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao Cùng với việc khai thác nguồn

Trang 40

thuỷ sản nội đồng trong môi trường nước mặn, lợ với các sản phẩm có thế mạnhnhư: tôm sú, cua, tôm càng xanh…

Về khí hậu, nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thuộc tỉnhTrà Vinh, huyện Châu Thành cũng có những thuận lợi chung như: cóđiều kiện ánh sáng bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định; tuy nhiên, dođặc thù của vùng khí hậu ven biển huyện Châu Thành có một số hạn chế

về mặt khí tượng như gió chướng mạnh, bốc hơi cao, mưa ít HuyệnChâu Thành nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trungbình từ 26 – 270 C, độ ẩm trung bình 80 - 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởibão, lũ Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 11, mùa khô từ tháng 12 - tháng

4 năm sau, lượng mưa trung bình từ 1.400 - 1.600 mm có điều kiện thuậnlợi cho việc đầu tư sản xuất, kinh doanh và du lịch [47, tr 6]

1.2.1.2 Dân cư

Hiện nay, theo thống kê của Phòng Dân tộc Huyện ủy Châu Thành từ năm2011-2014, dân số của huyện Châu Thành là 150.492 người (dân tộc Kinh 100.884người, chiếm 67%; dân tộc Khmer 48.989 người, chiếm 33,66%, dân tộc Hoa 619người, chiếm 0,4%) Do chiếm số đông về dân số, trình độ, kinh tế văn hóa khá pháttriển, dân tộc Kinh đóng vai trò là chủ thể văn hóa của Huyện Đứng thứ hai về dân

số, dân tộc Khmer cũng là cư dân cư trú lâu đời trên vùng đất này, cộng đồng dântộc người Khmer có nền văn hóa dân tộc đặc trưng tiếng nói, chữ viết, món ăn vàđặc biệt là hệ thống chùa rất đặc thù Thứ ba, người Hoa sống rải rác ở nhiều xã xen

kẽ với người Kinh

1.2.2 Các đặc điểm văn hóa huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh

1.2.2.1 Văn hóa vật chất

Tổ chức sản xuất: Tận dụng vị trí địa lý đặc thù của huyện là vùng ven sôngnước, gần biển và điều kiện tự nhiên trong năm có hai mùa mưa nắng rõ rệt nên sảnxuất của người dân nơi đây chủ yếu là sản xuất nông nghiệp là trồng lúa thu đông,nuôi trồng và đánh bắt thủy sản (tôm, cua, tép, cá ), trồng cây hoa màu; một bộ

Ngày đăng: 06/05/2018, 03:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w