1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI THU HOẠCH: ĐỌC VÀ NHẬN XÉT VỀ VẤN ĐỀ “VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ HỌC” TRONG QUYỂN SÁCH “CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM”

10 505 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 53 KB
File đính kèm MONTHAYHIEU.rar (14 KB)

Nội dung

Các ngành khoa học nào cũng vậy đều có những kiến thức cơ bản tạo tiền đề để nghiên cứu chúng. Đối với chuyên ngành Văn hoá học cũng vậy, kiến thức về “Văn hoá” và “Văn hoá học” là điểm xuất phát, là kiến thức cơ bản, là nền tảng để đi sâu nghiên cứu. Nếu nhìn nhận đúng đắn sẽ tạo được nền tảng vững chắc giúp cho việc học, việc nghiên cứu được đúng hướng, tránh khỏi sự sai lệch. Khi kiến thức cơ bản mà thiếu chuẩn xác thì sẽ đưa đến những đánh giá sai lầm, những công trình nghiên cứu vô giá trị nếu không muốn nói là nguy hại đối với chuyên ngành Văn hoá học và cả nền văn hoá của chúng ta.

Trang 1

LỚP CAO HỌC VĂN HOÁ HỌC KHOÁ 1 ĐỢT 2

MÔN HỌC: CÁC LÝ THUYẾT VĂN HOÁ HỌC

GIẢNG VIÊN: TS NGUYỄN VĂN HIỆU

HỌC VIÊN: NGÔ HÙNG VIỆT

MS: 9240225

BÀI THU HOẠCH

ĐỌC VÀ NHẬN XÉT VỀ VẤN ĐỀ “VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ HỌC” TRONG QUYỂN SÁCH “CƠ SỞ VĂN HOÁ

VIỆT NAM”

CỦA TRẦN NGỌC THÊM

_

1- Lý do chọn vấn đề

Các ngành khoa học nào cũng vậy đều có những kiến thức cơ bản tạo tiền đề để nghiên cứu chúng Đối với chuyên

ngành Văn hoá học cũng vậy, kiến thức về “Văn hoá” và

“Văn hoá học” là điểm xuất phát, là kiến thức cơ bản, là nền

tảng để đi sâu nghiên cứu Nếu nhìn nhận đúng đắn sẽ tạo được nền tảng vững chắc giúp cho việc học, việc nghiên cứu được đúng hướng, tránh khỏi sự sai lệch Khi kiến thức cơ bản

Trang 2

mà thiếu chuẩn xác thì sẽ đưa đến những đánh giá sai lầm, những công trình nghiên cứu vô giá trị nếu không muốn nói là nguy hại đối với chuyên ngành Văn hoá học và cả nền văn hoá của chúng ta

2- Giới thiệu

2.1- Tác giả

- Trần Ngọc Thêm sinh ngày sinh năm 1952, quê tỉnh Phú Thọ

Tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ toán trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Leningrad năm 1974 Bảo vệ Phó Tiến sĩ năm

1987 và Tiến sĩ khoa học ngữ văn

Năm 1988 Được phong Phó Giáo sư năm 1991 Được bầu làm Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên Cộng hoà liên bang Nga năm 1999

Năm 1989-1995: Chủ tịch Hội đồng Ngữ học và Việt học, Năm 1990-1995: Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam

Năm 1990-1999: Ủy viên Hội đồng Biên tập tạp chí quốc

tế liên ngành TEXT,

Từng giảng dạy Khoa Ngữ văn đại học Tổng hợp Hà Nội, trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Đông phương thuộc trường

Trang 3

Đại học Ngoại ngữ và Tin học, Phó trưởng khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn thành phố

Hồ Chí Minh, hiện là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học

Các công trình nghiên cứu: “Cơ sở văn hoá Việt Nam”,

“Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương”, “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam”,…

Có thể nói, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm là một nhà nghiên cứu văn hóa tâm huyết, có nhiều đóng góp cho

chuyên ngành văn hoá học nước nhà, “là một trong số những

nhà nghiên cứu văn hóa được cộng đồng người Việt ở nước ngoài dành nhiều tình cảm yêu mến” thông qua quyển “Tìm

về bản sắc văn hóa Việt Nam” (theo CAND.com)

2.2- Vấn đề được đánh giá

- Xuất xứ: Xuất phát từ quyển “Cơ sở Văn hoá Việt

Nam” năm 1995, trên cơ sở tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp, đã lần lượt cho ra đời các giáo trình “Cơ sở Văn hoá Việt Nam”

do trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 1996 và Đại học Khoa học – Xã hội và Nhân văn xuất bản vào tháng 2/1997 Quyển “Cơ sở Văn hoá Việt Nam” tái bản năm 1999 được hoàn thiện trên cơ sở bản in tháng 2/1997 Vấn đề “Văn hoá và Văn hoá học” nằm trong Chương I của

Trang 4

quyển “Cơ sở Văn hoá Việt Nam” của PGS.VS Trần Ngọc Thêm do Nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần 2 năm 1999

- Vị trí: Đây là một quyển sách có ý nghĩa quan trọng, nó

chứa đựng những kiến thức cơ bản, giúp nắm chắc được các đặc trưng cơ bản cùng các quy luật hình thành và phát triển của Văn hoá Việt Nam mà bất kỳ người học hay nghiên cứu trước tiên cần phải nắm vững Và vấn đề “Văn hoá và văn hoá học” là một trong những kiến thức cơ bản đó

- Bố cục: Vấn đề “Văn hoá và Văn hoá học” được tác giả

chia ra làm 5 phần:

+ Phần thứ nhất: “Định nghĩa văn hoá”

Ở phần này tác giả đã dựa trên những đặc trưng của văn hoá để định nghĩa nó

+ Phần thứ hai: “Các đặc trưng và chức năng của Văn

hoá”

Theo tác giả, tương ứng với mỗi đặc trưng, văn hoá sẽ có một một chức năng

+ Phần thứ ba: “Văn hoá với văn minh, văn hiến, văn

vật”

Tác giả đã phân biệt giữa Văn hoá với văn minh, văn hiến

và văn vật

Trang 5

+ Phần thứ tư: “Cấu trúc của hệ thống văn hoá”

Hệ thống văn hoá được tác giả chia thành 4 thành tố:Văn hóa nhận thức; Văn hoá tổ chức cộng đồng; Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên; Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội

+ Phần thứ năm: “Cơ sở văn hoá” và các bộ môn văn

hoá học

Văn hoá được xem xét, nghiên cứu từ nhiều hướng sẽ cho

ra những môn khoa học khác nhau như: lịch sử văn hoá, địa lý văn hoá, văn hoá học đại cương,

3- Nhận xét

3.1- Về tên vấn đề

Trần Ngọc Thêm lấy tên vấn đề là “Văn hoá và Văn hoá học” đã cho ta thấy rõ được đối tượng mà tác giả sắp đề cập và cũng giúp người đọc định hình được vấn đề mà họ sắp đọc

Như đã nói, đây là vấn đề rất có ý nghĩa vì nó đóng vai trò là kiến thức nền tảng của bộ môn Văn hoá học, là vấn đề được tranh luận rất nhiều trên thế giới và ở nước ta cũng vậy

3.2 Về phương pháp nghiên cứu và tư liệu

a Ưu điểm

Trang 6

Thoả mãn yêu cầu về thông tin, quyển sách là kho thông tin đa dạng phong phú với việc trích dẫn hàng trăm quyển sách

và những tài liệu khác

Với phương pháp nghiên cứu tài liệu, Trần Ngọc Thêm

đã hình thành quyển sách trên cơ sở đúc rút, tổng hợp những quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó để dưa ra quan điểm của mình Đây là lối viết truyền thống của giới khoa học

b Hạn chế:

Còn hạn chế trong việc sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, chỉ dựa khoa học đơn lẻ để đánh giá vấn đề

Quá câu nệ vào hệ thống, vào cấu trúc nên nhiều yếu tố văn hoá đưa ra có phần gượng ép, không thật chính xác

3.3- Quy cách và dung lượng

Trình bày khoa học và có hệ thống, đây là đặc điểm nổi bật của công trình này, và cũng là sở trường của tác giả, người từng là sinh viên ngành ngôn ngữ học toán học Tuy nhiên ở

phần 1.5 “Cơ sở văn hoá” và các bộ môn văn hoá học, ông

đã trình bày không được logic khi đảo lộn nội dung với tiêu đề

đã nêu Theo tôi nên đề cập vấn đề “cơ sở văn hóa” trước rồi dần dần triển khai nói thêm về các phân môn khác khiến người đọc dễ so sánh hơn

Trang 7

Văn phong của Trần Ngọc Thêm nhẹ nhàng, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ trái với nhiều cuốn sách khác sử dụng từ ngữ mang tính học thuật cao, khiến người đọc phải căng đầu suy nghĩ, không mang tính đại chúng Đó là lý do khi bắt đầu tiếp cận những vấn đề cơ bản về Văn hoá học, bản thân tôi và tôi nghĩ đa số mọi người đều cảm thấy quyển “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm rất hay

Cách minh họa bằng tranh, ảnh, bảng biểu giúp người đọc

dễ hiểu hơn

Chỉ trong 10 trang sách, Trần Ngọc Thêm đã cơ bản nêu

rõ được năm nội dung của vấn đề, cho thấy ông đã dày công chắc lọc kiến thức cơ bản nhất của vấn đề “Văn hoá và văn hoá học”

3.4 Các luận điểm cơ bản

3.4.1 Về định nghĩa văn hoá, các đặc trưng, các chức năng của văn hoá

Tác giả định nghĩa “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên và xã hội” Dựa vào định nghĩa, ông kết luận văn hoá có 4 đặc trưng và tương ứng với 4

Trang 8

đặc trưng đó, văn hoá cũng có 4 chức năng Trên những định nghĩa về văn hoá trước đây, ông đã đưa ra định nghĩa khá rõ ràng, đầy đủ tuy nhiên khi căn cứ một cách thái quá về từ ngữ của định nghĩa để cho rằng văn hoá có 4 đặc trưng, kéo theo

đó là 4 chức năng là chưa thực sự khách quan, vẫn còn nhiều đặc trưng khác như tính chủ động, tính nhân đạo,…hay chức năng nhận thức, chức năng tái tạo thế giới, chức năng định hướng,….mà tác giả chưa nhắc tới Tác giả không nên nhìn văn hoá một cách cứng nhắc là “một hệ thống hữu cơ các giá trị” mà theo Hồ Chí Minh “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống

xã hội và đòi hỏi của sự sinh tồn”, văn hoá thể hiện và phản ánh sự lựa chọn của con người của con người trong từng điều kiện sống nhất định, trong từng thời điểm nhất định

Ở phần chức năng tổ chức xã hội, tác giả có nêu “Nó là nền tảng của xã hội – có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hoá (nền văn hoá)”, thiết nghĩ đây có phải ý kiến chủ quan không Chúng ta

có rất nhiều lĩnh vực thường sử dụng từ “nền” như: nền kinh

tế, nền chính trị, nền y tế, nền giáo dục,….và nói như Trần

Trang 9

Ngọc Thêm thì xã hội có khá nhiều nền tảng chứ không riêng

gì văn hoá

3.4.2 Văn hoá với văn minh

Việc phân biệt giữa văn hoá và văn minh là vấn đề cần thiết để tránh những quan niệm đồng nhất về hai khái niệm này Thấy được điều đó, tác giả đã nêu lên quan điểm của mình về hai khái niệm trên Theo tác giả “văn minh” chỉ trình

độ phát triển, “văn hoá” có bề dày lịch sử còn “văn minh” chỉ

là lát cắt đồng đại, nó cho biết trình độ phát triển của “văn hoá” ở từng giai đoạn, như vậy chúng khác nhau ở tính lịch

sử Nói đến “văn minh” là nói đến tiện nghi nên “văn hóa” và

“văn minh” còn khác nhau ở tính giá trị, “văn hoá” chứa đựng giá trị vật chất và tinh thần, “văn minh” chỉ nghiên về giá trị vật chất Cái khác thứ ba là khác biệt về phạm vi, “văn hoá” mang tính dân tộc còn “văn minh” thì có tính quốc tế vì cái vật chất dễ phổ biến hơn Tác giả đã cho ta thấy được những điểm khác biệt của “văn hoá” và “văn minh” trên ba mặt: tính lịch

sử, tính giá trị và phạm vi Song, khi nói đến sự khác biệt thứ

tư về nguồn gốc: văn hoá gắn bó với phương Đông nông nghiệp vì phương Đông hình thành trên lưu vực các con sông lớn là những nơi có địa hình và khí hậu rất thuận tiện cho sản

Trang 10

xuất nông nghiệp thì vô tình nhận định của tác giả đã rơi vào

“Quyết định luận địa lý”

4- Kết luận

Mặc dù có chút ít thiếu sót nhưng nhìn chung vấn đề

“văn hoá và văn hoá học” nói riêng, quyển sách “Cơ sở văn hoá Việt Nam” nói chung cũng đã tập hợp được nhiều kiến thức cơ bản giúp ích cho quá trình nhập môn của sinh viên chuyên ngành cũng như ngoài chuyên ngành

_

Tài liệu tham khảo:

1- GS.TS Trần Ngọc Thêm – Cơ sở Văn hoá Việt Nam – NXB Giáo dục, tái bản 1999

2- PGS Đặng Đức Siêu – Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm

3- Trần Quốc Vượng (chủ biên) – Văn hoá học đại cương và

Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Khoa học xã hội

Ngày đăng: 06/05/2018, 03:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w