B. PHẦN NỘI DUNG
3.4 Xã hội hóa việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT huyện Cầu Kè,
Cầu Kè tỉnh Trà Vinh
Mục tiêu
Tổ chức các lực lượng hỗ trợ tương tác với nhau trong hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh nhằm hướng tới xây dựng môi trường giáo dục kỹ năng
giao tiếp rộng, thống nhất, có sự phối kết hợp giữa các lực lượng trong nhà trường, ở
gia đình và ngoài xã hội. Từ đó, phát huy được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng
trong quá trình giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh và nâng cao được hiệu quả
của hoạt động giáo dục.
Nội dung và cách thức tiến hành
Hiệu quả công tác giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường
THPT Cầu Kè phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế phối hợp, hỗ trợ giữa các lực lượng
và quá trình phối hợp giữa các lực lượng. Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục khác nhau nhưng đều có chung một mục đích hướng tới giáo dục hoàn thiện nhân cách cho con người. Để tổ chức các lực lượng hỗ trợ, tương tác với nhau trong việc thực hiện giáo dục kỹ năng giao tiếp, các lực lượng này phải có sự thống
nhất về nội dung và phương pháp giáo dục. Trong đó, cần quy định rõ trách nhiệm
của các lực lượng giáo dục và cơ chế trong tổ chức hoạt động ở học sinh trường THPT huyện Cầu Kè.
Về phía nhà trường:
- Nhà trường có thể tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề
giao tiếp học đường (cho học sinh sắm vai, trải nghiệm tình huống- tìm giải pháp ứng xử-giao tiếp). Giao tiếp không phải là cái gì đó rất xa xôi, khó thực hiện khi
cuộc sống. Vì vậy, yêu cầu trong việc tích hợp giảng dạy và giáo dục kỹ năng giao
tiếp thì sự lồng ghép chuẩn mực đạo đức phải phù hợp thực tế, phù hợp với giao tiếp học đường.
- Xây dựng qui tắc, qui định giao tiếp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của
các học sinh THPT huyện Cầu Kè.
- Thầy giáo, cô giáo là những người làm gương trong giao tiếp của học sinh.
Thầy, cô giáo luôn gần gũi, cởi mở, trò chuyện, động viên học sinh..., thì khoảng
cách giữa thày và trò sẽ được rút ngắn, tạo môi trường thân thiết, môi trường giao
tiếp tự nhiên và hiệu quả.
- Trong giáo dục, phải tôn trọng ý kiến của học sinh, biết lắng nghe ý kiến
của các em. Đây cũng là một nguyên tắc trong cuộc sống: Hãy lắng nghe ý kiến của
mọi người và biết giữ ý kiến đúng của mình. Bên cạnh việc tôn trong, lắng nghe ý
kiến của học sinh, giáo viên nhận định và phân tích cho các em, dùng các biện pháp
khéo léo, tâm lý để các em ý thức được hành vi sai, chuyển đổi hành vi cho phù hợp.
- Tổ chức các hoạt động thực tế (sinh hoạt chuyên đề, thảo luận theo chủ đề,
trò chuyện cùng chuyên gia,..). Qua đó, học sinh tiếp cận và tiếp thu kiến thức, hình thức kỹ năng giao tiếp từ chính các hoạt động thực tế đó.
- Tổ chức các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho phụ
huynh học sinh. Tổ chức các chuyên đề nâng cao nhận thức hiểu biết cho phụ huynh
học sinh, tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh có điều kiện học tập, trao đổi kinh
nghiệm trong việc giáo dục, rèn luyện phát triển kỹ năng giao tiếp cho con em mình. - Chủ động phối hợp trong hệ thống chính trị, tuyên truyền, vận động các lực lượng trong xã hội tham gia vào quy trình giáo dục bằng cả tinh thần, vật chất. Tạo ra cơ chế phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả trong toàn xã hội.
Về phía gia đình
Gia đình là một bộ phận mật thiết của giáo dục, có ảnh hưởng rất lớn đối với việc
hình thành nhân cách và giáo dục phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Sinh
hoạt, nếp sống của mỗi thành viên trong gia đình có ảnh hưởng nhất định tới định hướng
phát triển của học sinh. Chính vì vậy, giữa nhà trường và gia đình cần phối hợp chặt
chẽ, thống nhất nội dung, yêu cầu, biện pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh, đặc biệt, tạo các điều kiện giáo dục cần thiết liên quan đến nội dung giáo dục với nhà
trường. Đó là:
cách cư xử, hành vi, thái độ,...của con em mình.
- Định hướng và giáo dục những giá trị giao tiếp phù hợp chuẩn mực đạo đức
của các em.
- Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình luôn làm gương cho con em trong
các hoạt động, trong cuộc sống. Thực hiện những chuẩn mực đạo đức và cách ứng xử có văn hóa.
- Khuyến khích những thái độ, hành vi tốt trong giao tiếp của các em.
-Thiết lập cách giao tiếp trong gia đình phù hợp chuẩn mực đạo đức.
- Thường xuyên có sự phản ánh, liên hệ với nhà trường để tham gia vào quá trình giáo dục các em.
Về phía các tổ chức và lực lượng xã hội:
Cơ chế hoạt động trong hệ thống chính trị là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, tổ chức đoàn thể phối hợp và nhân dân làm chủ. Từ cơ chế này, sự tham gia vào quá trình giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng ở mỗi địa phương sẽ ở
những góc độ khác nhau. Nhưng trước hết, trong hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội cần có sự thống nhất cao về nhận thức, quán triệt sâu sắc giáo dục là nhiệm vụ
của toàn xã hội; chúng ta đang tiến tới việc xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội
học tập. Có tạo ra sự nhận thức thống nhất ấy, mới tạo ra được sự thống nhất trong hành động, trong thể hiện trách nhiệm với giáo dục.
- Cấp ủy các cấp thảo luận, ra nghị quyết, chỉ thị và có chỉ đạo sát sao trong sự
phát triển giáo dục ở địa phương mình, coi giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng và xã hội, là tiền đề cho sự phát triển chung.
- Hệ thống chính quyền các cấp quán triệt sâu sắc quan điểm về giáo dục, có chính sách đầu tư thỏa đáng, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Tạo
các điều kiện phát triển các cơ sở giáo dục, phát triển giáo dục ở địa phương, trong đó
có giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
- Các tổ chức đoàn thể như Thanh niên, Hội phụ nữ,Hội phụ huynh học
sinh...tổ chức các hoạt động thiết thực, tạo ra các điều kiện, môi trường giáo dục và giao tiếp. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên,...tham gia tích cực vào hoạt động giao dục ở địa phương. Đặc biệt thực hiện cơ chế phối hợp chặt chẽ với nhà
trường, coi trách nhiệm giáo dục nói chung và giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng không phải chỉ của nhà trường mà của ngay chính tổ chức mình.
hội, xã hội, nghề nghiệp... cần có sự quan tâm sát sao tới giáo dục nói chung và giáo dục
kỹ năng giao tiếp nói riêng; quan tâm tới các hành vi của các em, kịp thời thông báo
cho gia đình, với nhà trường những hành vi không đúng chuẩn mực đạo đức. Phối hợp để
tạo ra nhiều sân chơi, văn hóa lành mạnh và các điều kiện khác cho các em học tập,
vui chơi, thông qua đó các em biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp trong các tình huống của cuộc sống. Các tổ chức xã hội cần có chương trình hành động cụ thể, phối
hợp với nhà trường và gia đình trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho các em.
- Các lực lượng lao động trong xã hội trước hết tham gia giáo dục con em mình, thực hiện chức năng của gia đình học sinh. Trong hoạt động giáo dục nói chung, giáo
dục kỹ năng giao tiếp nói riêng, các lực lượng lao động trong xã hội cần có sự ủng
hộ tích cực về cơ sở vật chất, tài chính cho sự phát triển giáo dục, tạo ra các mối quan
hệ chặt chẽ với nhà trường và các tổ chức khác.
Khi cả xã hội vận hành trong hoạt động giáo dục, tạo ra sức mạnh tổng hợp
thì chắc chắn hiệu quả giáo dục nói chung, giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT huyện Cầu kè nói riêng sẽ được nâng lên và phát triển.
Điều kiện thực hiện
Nhà trường cần nhận thức đúng về vai trò, vị trí của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để xây dựng cơ chế và các biện pháp phối hợp đúng đắn