Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tăng cường kỹ

Một phần của tài liệu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường trung học phổ thông huyện cầu kè tỉnh trà vinh hiện nay (Trang 45)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tăng cường kỹ

cường kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.

Mục tiêu

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cùng tham gia nhằm tạo môi trường giao tiếp và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường THPT Huyện

Cầu Kè trong mối quan hệ giáo viên với học sinh; học sinh với học sinh; học sinh

với tập thể; học sinh với nhóm....Thông qua đó phát triển ở học sinh kỹ năng hợp tác,

hòa nhập, chia sẻ, xử lý tình huống, kỹ năng kiềm chế xúc cảm cá nhân, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đạt mục tiêu, kỹ năng hiểu đối tượng giao tiếp, kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm cá nhân....

Nội dung và cách thức tiến hành

- Thiết kế bài học theo hướng dạy học hợp tác, tạo môi trường học hỏi, chia

sẻ lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh vv.. Giáo viên cần sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy học nhằm huy động người học tham

gia vào quá trình học tập một cách chủ động, rèn kỹ năng tự chủ, kỹ năng nhận thức,

- Lựa chọn các phương pháp, biện pháp kỹ thuật - dạy học có tác dụng thu hút người học cùng tham gia trong môi trường nhóm lớp:

+ Phương pháp thảo luận nhóm + Phương pháp dạy học dự án

+ Phương pháp dạy học bằng tình huống + Phương pháp dạy học nêu vấn đề

- Tăng cường các hình thức hỏi đáp trong quá trình dạy học, giáo dục để rèn kỹ năng nói cho học sinh trường THPT Huyện Cầu Kè.

- Tăng cường sử dụng các tình huống trong dạy học, giáo dục nhằm rèn kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống cho học sinh, giúp các em có cơ hội trải nghiệm kiến

thức, kỹ năng trước những tình huống khác nhau. Trong quá trình lên lớp thường xuyên quân tâm đến học sinh để chia sẻ với học sinh những khó khăn trong học tập, rèn luyện.

- Tạo môi trường học tập thân thiện trong lớp học để học sinh trường THPT

huyện Cầu Kè tự tin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình lên lớp với thầy,

với bạn và đánh giá đúng về bản thân.

- Giáo viên cần chú ý khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của học sinh trong

quá trình giao tiếp nhằm tạo môi trường để học sinh giao tiếp thành công và hiệu quả.

- Trong kiểm tra, đánh giá các hoạt động cần quan tâm đánh giá kỹ năng giao tiếp của HS: kỹ năng nói; kỹ năng nghe; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi, nói lời từ chối vv...

Điều kiện thực hiện

- Muốn đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường cần có đủ điều kiện cơ sở

vật chất; giáo viên phải có năng lực giảng dạy, vận dụng các phương pháp dạy học

hiện đại. Các kỹ thuật dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh.

- HS phải chủ động, tự giác, tích cực tham gia vào quá trình học tập, rèn luyện.

- Nhà quản lý phải có cơ chế, chính sách về vấn đề đổi mới phương pháp dạy

học của giáo viên. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động đổi mới, đánh giá kết

quả thực hiện đổi mới có kế hoạch rõ ràng cho hoạt động đổi mới.

- Các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt của nhà trường phải có hướng tạo động lực cho học sinh tham gia.

- Hoạt động khen thưởng, động viên của nhà trường phải kịp thời nhằm tạo động lực cho học sinh rèn luyện.

3.2 Tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động nhằm mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh trường THPT huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh theo các chuẩn hành vi ứng xử của học sinh.

Mục tiêu:

Kỹ năng giao tiếp, năng lực giao tiếp của học sinh chỉ được hình thành thông qua hoạt động và bằng hoạt động, tăng cường tổ chức các loại hình hoạt động chính là mở rộng đối tượng, phạm vi, nội dung giao tiếp cho học sinh THPT huyện Cầu Kè, tạo ra môi trường trải nghiệm đa dạng phong phú cho học sinh THPT huyện Cầu Kè rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Tăng cường tổ chức hoạt động theo hướng tích hợp giáo

dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT huyện Cầu Kè là nhằm tạo điều kiện về

không gian, thời gian, tạo phương tiện để học sinh THPT huyện Cầu Kè có cơ hội trải

nghiệm nhận thức, thái độ, hành vi, kỹ năng của cá nhân trong quá trình giao tiếp,

giúp các em biến tri thức thành hành vi, có cơ hội rèn luyện các kỹ năng cơ bản trong

giao tiếp để thực hiện quyền và nghĩa vụ các em trong gia đình, nhà trường và xã hội. Đồng thời khắc phục những nhược điểm còn yếu của bản thân như thiếu tự tin, nhút

nhát, ngại thể hiện.

Tăng cường tổ chức nhiều loại hình hoạt động và giao lưu cho học sinh, giúp

cho học sinh mở rộng các mối quan hệ ứng xử, có cơ hội trải nghiệm trong nhiều

tình huống khác nhau, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện. Thông qua các hoạt động giúp học sinh có cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, có kỹ năng bày tỏ thái độ, quan điểm và hành động của cá nhân trong mối quan hệ thầy - trò, trò - trò và quan hệ với những người xung quanh.

Xây dựng các chuẩn mực giao tiếp nhằm định hướng cho hoạt động rèn luyện kỹ năng giao tiếp của học sinh, tạo dựng văn hóa giao tiếp, thông qua đó phát

triển kỹ năng, hành vi giao tiếp cho học sinh THPT huyện Cầu Kè.

Nội dung và cách thức tiến hành

- Tăng cường tổ chức các hoạt động trong giờ học và ngoài giờ học cho học

sinh nhằm tạo ra các mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với

học sinh và học sinh với môi trường xung quanh, làm cho quan hệ của các em được

mở rộng, nội dung, đối tượng giao tiếp được mở rộng, thông qua đó mà phát trỉển kỹ năng và năng lực giao tiếp cho học sinh THPT huyện Cầu Kè.

- Thông qua các loại hình hoạt động học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể,

tạo môi trường giao tiếp thân thiện giữa con người với môi trường, giữa con người

với con người.

- Xây dựng các quy tắc ứng xử trong trường học và trong từng giờ học theo

chuẩn mực đạo đức, nội quy hoạt động của nhà trường: nhằm định hướng cho hoạt động trải nghiệm của học sinh đúng chuẩn mực:

+ Quy tắc ứng xử quan hệ giữa giáo viên với học sinh

+ Quy tắc ứng xử quan hệ giữa học sinh với học sinh

+ Quy tắc ứng xử quan hệ giữa học sinh với xung quanh

+ Quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa học sinh với học tập; rèn luyện; hoạt động thể thao... Tính nghiêm túc, tính trung thực, tính tự chủ trong hoàn thành các nhiệm vụ học tập có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tập luyện, rèn luyện

kỹ năng giao tiếp cho học sinh THPT huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

- Phát huy vai trò của các lực lượng trong nhà trường nhằm tạo môi trường

giao tiếp thân thiện, thống nhất thông qua các hoạt động và giao lưu giữa học sinh

với các tổ chức giáo dục trong trường THPT huyện Cầu Kè.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy trường học; xây dựng văn hóa nề

nếp trong nhà trường thông qua sử dụng hoạt động tự quản, hoạt động Sao đỏ của Trường THPT huyện Cầu Kè để rèn kỹ năng, hành vi cho học sinh. Thu hút học sinh tham gia quản lý lớp học và quản lý. Nhà trường bằng nhiều hoạt động khác nhau qua đó tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm kỹ năng giao tiếp.

- Mở rộng phạm vi hoạt động của nhà trường, đa dạng hóa các hình thức hoạt động theo hướng gắn kết với hoạt động của cộng đồng, địa phương nhằm tăng cường hoạt động giao tiếp cho học sinh, mở rộng phạm vi giao tiếp, đối tượng giao

tiếp, nội dung giao tiếp:

+ Tổ chức các hoạt động từ thiện giúp đỡ người già không nơi nương tựa, trẻ

mồ côi…

+ Tổ chức chăm sóc di tích lịch sử

+ Tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo nhân dịp kỷ niệm các

ngày lễ lớn...

+ Tổ chức các cuộc thi, tọa đàm, nghe nói chuyện cho HS tham gia

- Xây dựng hộp thư, chia sẻ thông tin nhằm tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện kỹ năng chia sẻ, bày tỏ thái độ và tình cảm cá nhân trong quá trình giao tiếp của mình.

nghiệm, kỹ năng.

- Xây dựng phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc địa phương trong

quan hệ ứng xử, giao tiếp.

+ Truyền thống đoàn kết, hợp tác, chia sẻ

+ Truyền thống nhường nhịn, tế nhị trong giao tiếp, tôn trọng đối tượng giao tiếp,

hiểu khách và mến khách.

+ Học tốt, rèn luyện tốt, nói lời hay làm việc tốt...

Điều kiện thực hiện

- Giáo viên phải có năng lực dạy học, giáo dục, năng lực thiết kế các loại

hình hoạt động đa dạng, phong phú cho học THPT huyện Cầu Kè.

- Nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo trong việc kết hợp các lực lượng giáo

dục giữa nhà trường - gia đình - xã hội.

- Phát huy tiềm năng của cộng đồng trong xây dựng phát triển môi trường giáo dục kỹ năng giao tiếp.

- HS phải tự giác, tích cực tập luyện, rèn luyện

- Có cơ sở vật chất thuận lợi.

3.3 Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trường THPT huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh trong mọi hoạt động nhằm tăng cường tính tự chủ cho học sinh trong quá trình giao tiếp

Mục tiêu

Phát huy vai trò chủ thể học sinh trong quá trình giáo dục là mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Phát huy vai trò tự giác,

tích cực, chủ động của học sinh vào quá trình dạy học, quá trình giáo dục, hoạt động

tự quản của học sinh, nhằm giúp học sinh hình thành tính tự chủ trong quá trình giao tiếp, thông qua đó rèn luyện được các kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng nghe chủ định, tự tin trong trình bày, chia sẻ các nội dung cần giao tiếp, biến quá trình giáo dục

thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh và từ đó, nâng cao chất lượng

giáo dục.

Nội dung và cách thức tiến hành

Học sinh có những yếu tố cá nhân cần được phát huy trong hoạt động giáo

dục. Đó là: năng lực, sức sáng tạo, khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh trong

hoạt động học tập nói chung, hoạt động giáo dục kỹ năng giao tiếp nói riêng. Muốn tăng cường vai trò chủ thể của học sinh THPT huyện Cầu Kè trong hoạt động giáo

dục, giáo viên cần thực hiện các nội dung cụ thể sau:

- Tăng cường các hoạt động tự quản của học sinh trong nhà trường đó là:

+ Hoạt động chào cờ do liên đoàn tổ chức: Toàn bộ hoạt động phải do học sinh

chủ động tiến hành, giáo viên là người cố vấn, hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp cho học

sinh, không làm thay học sinh.

+ Hoạt động tự quản 15 phút đầu giờ: Học sinh tự kiểm tra lẫn nhau trong tổ

nhóm về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập trước khi tới lớp, tổ chức đọc báo,

chia sẻ thông tin vv..

+ Hoạt động sao đỏ, thể dục giữa giờ...giúp các em rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp với người khác

+ Tiết học sinh hoạt lớp: Trong tiết học sinh hoạt lớp, giáo viên hướng

dẫn,rèn luyện học sinh từng bước tự chủ và chủ động trong giờ sinh hoạt để hướng

tới trong tiết sinh hoạt lớp. Giáo viên là người thiết kế kịch bản và chuyển giao kịch

bản cho học sinh, học sinh là người thi công, thực thi kịch bản, qua đó rèn cho các

em năng lực tổ chức, tính tự chủ, kỹ năng thuyết trình, chia sẻ, giải quyết vấn đề

vvTrong giờ sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm tuyệt đối không được làm thay học sinh, học sinh là người tự tổng kết phong trào hoạt động của lớp trong tuần, nhận xét kết quả đã đạt được và chưa đạt được, tuyên dương tổ nhóm, cá nhân làm tốt, nhắc nhở tổ nhóm, cá nhân chưa tốt, triển khai kế hoạch tuần tiếp theo. Giáo viên là người quan sát, giúp đỡ các em và chỉ can thiệp khi cần thiết và cuối cùng là người nhận xét, đánh

giá hoạt động của học sinh.

-Khi thiết kế các hoạt động dạy học có tích hợp nội dung giáo dục giao tiếp,

thì giáo viên cần phải thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt, không dập khuôn cứng nhắc hay áp đặt. Các em làm quen, tiếp cận và tiếp thu kiến thức trong một không gian

thoải mái thì kết quả đạt được sẽ tốt. Trong học tập và vui chơi, giáo viên khơi dậy

tiềm năng của học sinh, thu hút đông đảo học sinh tham gia và tạo cho học sinh sự

yêu thích, hứng thú hoạt động của giờ học.

Để tạo được hứng thú cho học sinh, giáo viên nghiên cứu xây dựng nội dung

hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm học sinh trường THPT huyện Cầu Kè, cập

nhật thông tin, kiến thức phong phú, trong đó bao gồm cả kiến thức về chuẩn mực đạo đức, kiến thức xã hội gần gũi với cuộc sống của các em trong mối quan hệ ở nhà

trường, trong gia đình và ngoài xã hội... cũng như những tri thức cơ bản về giao tiếp

mái để các em luôn có cái nhìn mới về bài học và ham mê khám phá. Hình thức tổ

chức hoạt động, bài giảng phong phú, đa dạng, hấp dẫn, ví dụ sinh động kết hợp

trong các bài giảng sẽ phát huy cao vai trò chủ động của học sinh THPT Cầu Kè khi các em tham gia vào các hoạt động, bài giảng.

- Tạo điều kiện để học sinh phát huy năng lực: Sau khi chuẩn bị nội dung

phong phú, hình thức phù hợp, trong quá trình tổ chức, giáo viên chú ý khơi dậy tiềm năng của từng học sinh, phát huy năng lực sẵn có của các em, giúp các em phát triển năng lực cá nhân. Nhiều em học sinh trong giờ học trên lớp là những học sinh bình

thường, không nổi trội song qua giờ học ngữ văn, anh văn.... với những tình huống

hấp dẫn do giáo viên tạo ra, các em đã bộc lộ được năng khiếu, năng lực cá nhân...và tiếp thu rất tốt các kiến thức. Trên cơ sở này, nhà giáo dục kịp thời nắm bắt, phát

hiện, tư vấn bồi dưỡng... giúp cho năng khiếu của các em phát triển.

Trong quá trình tổ chức giáo dục thông qua hoạt động tập thể, chúng ta có

thể giao việc, phân công và đề cao vai trò cá nhân để các em phấn khởi, thể hiện ý

thức trách nhiệm tập thể. Thực hiện việc cá biệt hoá, động viên, khích lệ học sinh

còn yếu, mắc nhiều khuyết điểm, tạo ra sự hòa đồng, làm cho các em không mặc

cảm để tự tin, tự giác hoàn thành công việc.

Giáo viên chú ý đến việc định hướng các giá trị đạo đức và giá trị kỹ năng sống

cho học sinh, từ đó học sinh tự nguyện, tự giác tập luyện, rèn luyện có hiệu quả. - Xây dựng quy mô hoạt động phù hợp với giờ học: Để phát huy tính tích

cực, chủ động, sáng tạo của học sinh thì việc tổ chức hoạt động theo từng nhóm

nhỏ, theo qui mô lớp là cần thiết. Trong các hoạt động, học sinh tham gia tổ chức, giữ

Một phần của tài liệu giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh trường trung học phổ thông huyện cầu kè tỉnh trà vinh hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)