Khi nền kinh tế thị trường tại Việt Nam ngày một hoàn thiện và hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới thì nhu cầu với ngành kiểm toán càng được thể hiện rõ hơn. Việc đảm bảo các thông tin được trình bày trên BCTC trung thực, hợp lý, hợp pháp trên các khía cạnh trọng yếu không chỉ giúp các chủ thể kinh tế ra quyết định đúng đắn và kịp thời mà còn giúp thị trường minh bạch và phát triển bền vững. Chính vì những lý do đó mà ngành kiểm toán đang ngày càng phát triển mạnh tại Việt Nam.Theo hướng tiếp cận kiểm toán BCTC theo khoản mục, hướng tiếp cận chủ yếu đang được các công ty kiểm toán áp dụng, thì khoản mục phải trả là một khoản mục quan trọng trong kiểm toán BCTC nói chung và ở Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nói riêng. Đây là một trong những khoản mục chính trong chu trình “Mua hàng – trả tiền” và có quan hệ mật thiết tới các khoản mục khác như tiền mặt, hàng tồn kho, tài sản cố định, thuế…Ngoài ra, quản lý các khoản phải trả tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu cần thiết để sản xuất kinh doanh vừa giúp doanh nghiệp chiếm dụng được nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Đây cũng là khoản mục tiềm ẩn nhiều sai phạm, có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, đây là một trong những khoản mục được hướng dẫn vận dụng quy trình kiểm toán hoàn thiện nhất và được đảm nhiệm thực hiện bởi những kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm. Chính vì những lý do trên, em chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trìnhkiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam”. Trong phạm vi chuyên đề thực tập này, em sẽ tập trung phân tích các thủ tục kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC để đưa ra các kết luận và đề xuất hoàn thiện vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC.Nội dung chuyên đề của em gồm 3 chương:Chương I Đặc điểm của khoản mục phải trả người bán có ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt NamChương II Thực trạng kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt NamChương III Nhận xét và một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trìnhkiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt NamEm xin chân thành cảm ơn TS. Đinh Thế Hùng và các anh chị trong bộ phận kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành này.
Trang 1MỤC LỤ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I - ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 5
1.1 Đặc điểm khoản mục phải trả người bán có ảnh hưởng đến kiểm toán BCTC 5
1.1.1 Khái quát về khoản mục phải trả người bán 5
1.1.2 Vai trò của khoản mục phải trả người bán trên BCTC 7
1.1.3 Các rủi ro đối với khoản mục phải trả người bán 8
1.1.4 Kiểm soát nội bộ khoản mục phải trả người bán 10
1.2 Mục tiêu và các nguồn thông tin hỗ trợ kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC 11
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC 11
1.2.2 Các nguồn thông tin, tài liệu hỗ trợ kiểm toán khoản mục phải trả người bán 12
1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 13
1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 13
1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 16
1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 22
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 23
2.1 Giới thiệu về khách hàng kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 23
2.2 Lập kế hoạch kiểm toán 28
2.2.1 Khách hàng kiểm toán năm đầu - Công ty TNHH ABC 28
2.2.2 Khách hàng thường xuyên - Công ty Cổ phần XYZ 42
2.3 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 42
2.3.1 Khách hàng kiểm toán năm đầu tiên - Công ty TNHH ABC 46
2.3.2 Khách hàng kiểm toán thường xuyên - Công ty Cổ phần XYZ 67
2.4 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 67
CHƯƠNG III - NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM 68
3.1 Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 68
3.1.1 Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục phải trả người bán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 68
3.1.2 Những tồn tại trong kiểm toán khoản mục phải trả người bán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 71
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trình kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện 72
KẾT LUẬN 75
Trang 2DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTCBCĐKTKTVNVLPMTKTSCĐwp
Báo cáo tài chínhBảng cân đối kế toánKiểm toán viênNguyên vật liệuPerformance Materiality
Tài khoảnTài sản cổ địnhGiấy tờ làm việc
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.1 Trích giấy tờ làm việc 1210 - Đánh giá rủi ro hợp đồng và kí kết hợp đồng kiểm toán - Khách hàng ABC 25Biểu 2.2 Trích giấy tờ làm việc 1410 - Hiểu biết về doanh nghiệp và môi trường hoạt động 29Biểu 2.3 Trích giấy tờ làm việc 1411 - Sơ đồ tổ chức Công ty ABC 32Biểu 2.4 Trích giấy tờ làm việc 1531 - Tìm hiểu chu trình chi tiêu 33Biểu 2.5 Trích giấy tờ làm việc 1610 - Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán khách hàng ABC 36Biểu 2.6 Trích giấy tờ làm việc 1588 - Đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán khoản mục phải trả người bán - Khách hàng ABC 39Biểu 2.7 Trích giấy tờ làm việc số 1531-A - Kiểm tra thiết kế và vận hành cho chu trình chi tiêu - Khách hàng ABC 47Bảng 2.1 Bảng hướng dẫn chọn mẫu theo MUS 48Biểu 2.8.1 Giấy tờ làm việc 6141 - Kiểm tra số dư bên Có đầu kì của các khoản phải trả người bán 50Biểu 2.8.2 Giấy tờ làm việc 6141 - Kiểm tra số dư bên Có đầu kì của các khoản phải trả người bán 51Biểu 2.8.3 Giấy tờ làm việc 6141 - Kiểm tra số dư bên Nợ đầu kì của các khoản phải trả người bán 52Biểu 2.9.1 Giấy tờ làm việc 6140 - Tổng hợp các khoản phải trả người bán - Khách hàng ABC 54Biểu 2.9.2 Giấy tờ làm việc 6140 - Tổng hợp các khoản ứng trước cho người bán - Khách hàng ABC 55Biểu 2.9.3 Giấy tờ làm việc 6140 - Tổng hợp các khoản phải trả người bán - Giải thích biến động - Khách hàng ABC 56Biểu 2.10 Giấy tờ làm việc 6142 - Kiểm tra các hóa đơn chưa thanh toán - Khách hàng ABC 57Biểu 2.11 Giấy tờ làm việc 6142 - Kiểm tra các khoản thanh toán sau ngày khóa sổ - Khách hàng ABC 59Biểu 2.12.1 Giấy tờ làm việc 6144 - Kiểm tra số dư Có cuối kì của khoản mục phải trả người bán - Khách hàng ABC 60Biểu 2.12.2 Giấy tờ làm việc 6144 - Kiểm tra số dư Có cuối kì của khoản mục phải trả người bán - Khách hàng ABC 61Biểu 2.13 Giấy tờ làm việc 6146 - Kiểm tra số dư cuối kì ứng trước cho người bán - Khách hàng ABC 62Biểu 2.14.1 Giấy tờ làm việc 6143 - Kiểm tra việc đánh giá lại số dư cuối kì các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ tại 31/12/2014 - Khách hàng ABC 64Biểu 2.14.2 Giấy tờ làm việc 6143 - Kiểm tra việc đánh giá lại số dư cuối kì các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ tại 31/12/2013 - Khách hàng ABC 65Biểu 2.14.3 Giấy tờ làm việc 6143 - Kiểm tra việc đánh giá lại số dư cuối kì các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ - Ghi chú - Khách hàng ABC 66
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Khi nền kinh tế thị trường tại Việt Nam ngày một hoàn thiện và hội nhập sâurộng hơn với kinh tế thế giới thì nhu cầu với ngành kiểm toán càng được thể hiện rõhơn Việc đảm bảo các thông tin được trình bày trên BCTC trung thực, hợp lý, hợppháp trên các khía cạnh trọng yếu không chỉ giúp các chủ thể kinh tế ra quyết địnhđúng đắn và kịp thời mà còn giúp thị trường minh bạch và phát triển bền vững.Chính vì những lý do đó mà ngành kiểm toán đang ngày càng phát triển mạnh tạiViệt Nam
Theo hướng tiếp cận kiểm toán BCTC theo khoản mục, hướng tiếp cận chủyếu đang được các công ty kiểm toán áp dụng, thì khoản mục phải trả là một khoảnmục quan trọng trong kiểm toán BCTC nói chung và ở Công ty TNHH DeloitteViệt Nam nói riêng Đây là một trong những khoản mục chính trong chu trình “Muahàng – trả tiền” và có quan hệ mật thiết tới các khoản mục khác như tiền mặt, hàngtồn kho, tài sản cố định, thuế…Ngoài ra, quản lý các khoản phải trả tốt sẽ mang lạinhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vừa đảm bảo nguồn nguyên liệucần thiết để sản xuất kinh doanh vừa giúp doanh nghiệp chiếm dụng được nguồnvốn ngắn hạn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh Đây cũng là khoản mục tiềm ẩnnhiều sai phạm, có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC Tại Công ty TNHHDeloitte Việt Nam, đây là một trong những khoản mục được hướng dẫn vận dụngquy trình kiểm toán hoàn thiện nhất và được đảm nhiệm thực hiện bởi những kiểmtoán viên nhiều kinh nghiệm
Chính vì những lý do trên, em chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam” Trong phạm vi chuyên đề thực tập này, em
sẽ tập trung phân tích các thủ tục kiểm toán khoản mục phải trả người bán trongkiểm toán BCTC để đưa ra các kết luận và đề xuất hoàn thiện vận dụng quy trìnhkiểm toán vào kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC
Nội dung chuyên đề của em gồm 3 chương:
Chương I - Đặc điểm của khoản mục phải trả người bán có ảnh hưởng đến kiểm
toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Chương II - Thực trạng kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trình
kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Chương III - Nhận xét và một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả
người bán trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn TS Đinh Thế Hùng và các anh chị trong bộ phậnkiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoànthành chuyên đề thực tập chuyên ngành này
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Huệ Du
Trang 6CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM CỦA KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIỆT NAM
BCTC
1.1.1 Khái quát về khoản mục phải trả người bán
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 - Chuẩn mực chung, cũng nhưchuẩn mực khung trong chuẩn mực kế toán quốc tế (The Framework, kể từ tháng9/2010 đã được sửa đổi thành The IFRS Framework), Nợ phải trả là các nghĩa vụhiện tại của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà trongtương lai doanh nghiệp sẽ phải thanh toán bằng các nguồn lực của mình, bao gồmcác khoản nợ tiền vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho côngnhân viên và các khoản phải trả khác
Dựa trên các nguyên tắc trong chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán Việt Namđược ban hành kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 đã phân loạikhoản mục phải trả người bán (TK 331) là một bộ phận trong Nợ phải trả (loại Tàikhoản 3), được trình bày trên Bảng cân đối kế toán ở phần Nguồn vốn, mục A: Nợphải trả
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phảitrả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, ngườibán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Tàikhoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phảitrả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ TK 331 không phản ánh các nghiệp vụmua trả tiền ngay
Về nguyên tắc hạch toán đối với TK 331, các khoản Nợ phải trả người bánngười cung cấp vật tư, hàng hoá, dịch vụ, hoặc cho người nhận thầu xây lắp chính,phụ cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Tùy thuộc vào đặcđiểm hoạt động, kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp mà có thể mở thêm các tiểukhoản cấp 4, cấp 5, cấp 6… để theo dõi các khoản phải trả người bán Trong chi tiếttừng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho ngườibán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao Khi hạch toán chi tiếtcác khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấuthanh toán, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp ngoài hoá đơn muahàng Đối với các doanh nghiệp có đồng tiền hạch toán là tiền Việt Nam nhưng phátsinh (bên có) hoặc thanh toán (bên nợ) một khoản phải trả người bán bằng ngoại tệthì phải ghi nhận khoản phải trả đó theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch
Trang 7Do cũng thuộc nhóm Nợ phải trả nên điều kiện để ghi nhận một khoản phảitrả người bán trước hết cũng cần tuân theo các nguyên tắc ghi nhận nợ phải trả đượcquy định tại các chuẩn mực kế toán Nợ phải trả chỉ được ghi nhận khi có đủ điềukiện chắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải chonhững nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ đó phải trả
đó phải xác định được một cách đáng tin cậy Trong trường hợp cụ thể là khoảnphải trả người bán, thì doanh nghiệp sẽ ghi nhận trên BCĐKT một khoản phải trảngười bán khi đã nhận được hàng hóa, dịch vụ theo đúng yêu cầu và hóa đơn dongười bán xuất
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 331 như sau:
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã giao theohợp đồng;
- Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuậncho doanh nghiệp giảm trừ vào nợ phải trả cho người bán;
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lạingười bán
Bên Có:
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ vàngười nhận thầu xây lắp;
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật
tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức
Số dư bên Có:
Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh sốtiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bántheo chi tiết của từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dưchi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản”
và bên “Nguồn vốn”
Hiện nay, Chế độ kế toán đã doanh nghiệp theo Quyết định 15 đã được thaythế bằng Chế độ kế toán mới theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày
Trang 822/12/2014, bắt đầu áp dụng từ năm tài chính 2015 Theo đó, liên quan tới khoảnPhải trả người bán, Thông tư 200 đã quy định chi tiết hơn về nguyên tắc kế toán cáckhoản Phải trả người bán, đặc biệt là các vấn đề tỉ giá hối đoái khi ghi nhận cácnghiệp vụ liên quan đến Phải trả người bán Tuy nhiên, nhìn chung các nguyên tắc
cơ bản không có gì thay đổi so với Quyết định 15 Hơn nữa, số liệu được sử dụng
để thực hiện chuyên đề này là từ các cuộc kiểm toán cho năm tài chính 2014, do đó,Quyết định 15 vẫn được áp dụng
1.1.2 Vai trò của khoản mục phải trả người bán trên BCTC
Trong các khoản phải trả thì khoản mục phải trả người bán là một trongnhững khoản mục chính và được mọi doanh nghiệp đặc biệt quan tâm Phải trảngười bán là các khoản nợ phải trả ngắn hạn, là kết quả của các hoạt động kinhdoanh thông thường (các giao dịch hàng ngày) và là khoản nợ hiện tại chứ khôngphải trong dài hạn Các giao dịch làm tăng nợ phải trả bao gồm mua sắm nguyên vậtliệu, hàng hóa, dịch vụ và sẽ dẫn tới chi phí tương ứng của hàng bán hoặc số dư củakhoản chi nào đó hay hàng tồn kho
Các giao dịch không thông thường của doanh nghiệp sẽ không được phânloại là phải trả người bán Ví dụ, một thỏa thuận có thể được đưa vào phải trả ngườibán với thời hạn trên 12 tháng Trong trường hợp này, nghĩa vụ này sẽ được phânloại như là một khoản nợ dài hạn (hạch toán vào TK 342) chứ không phải là khoảnphải trả người bán (TK 331)
Một vài lĩnh vực kinh tế khác sản xuất thương mại, chẳng hạn như lĩnh vựcngân hàng, không sử dụng cụm từ “phải trả người bán” nhưng vẫn có các tài khoảnvới bản chất tương tự Trong phạm vi chuyên đề này, em sẽ tập trung vào khoảnmục phải trả người bán trong doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thươngmại
Phải trả người bán thường là một tài khoản quan trọng trong doanh nghiệpsản xuất vì hai lý do chính sau:
Một lượng lớn giao dịch thường chạy qua tài khoản phải trả người bán,
vì vậy tài khoản này tập trung nhiều rủi ro
Số dư tài khoản này thường cao hơn mức sai sót có thể chấp nhận đượcnên sẽ trở thành trọng yếu đối với các BCTC
Ngoài ra, phải trả người bán thường là một nhân tố quan trọng trong vòng đờivốn lưu động của khách thể (xét trong mối quan hệ giữa tiền, bao gồn các số dưngân hàng, phải thu khách hàng, phải trả người bán và hàng tồn kho) và vì vậy,quản lý các khoản phải trả người bán trở nên đáng quan tâm đối với sự sống còn củamỗi đơn vị kinh doanh Với công tác kiểm toán, khoản mục này thường là khoảnmục trọng yếu vì ngoài vai trò quan trọng, nó còn tiềm ẩn nhiều khả năng sai phạm,
Trang 9đòi hỏi các đơn vị kiểm toán phải hiểu bản chất khoản mục và thiết kế quy trìnhkiểm toán hợp lý cho khoản mục.
1.1.3 Các rủi ro đối với khoản mục phải trả người bán
Đối với khoản mục phải trả người bán, trong tài liệu đào tạo và hướng dẫncủa Deloitte Việt Nam đã chỉ rõ các khả năng sai sót liên quan như sau:
Sai sót, gian lận trong ghi nhận nợ phải trả:
• Các nhà cung cấp không có thực
• Nghiệp vụ mua hàng được ghi nhận thực tế không phát sinh
• Bỏ sót nghiệp vụ mua hàng làm khoản mục phải trả người bán không phảnánh đầy đủ công nợ của công ty
• Sai sót trong thời điểm ghi nhận khoản phải trả người bán (tính đúng kỳ): Saisót này thường do sự khác biệt về thời gian ghi nhận giữa bộ phận kho và bộ phận
kế toán và thường xảy ra vào thời điểm chia cắt niên độ kế toán
• Sai sót trong tính giá: Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thường tiềm ẩnrủi ro này
• Rủi ro về sự cho phép, phê duyệt: Các nghiệp vụ mua hàng cần có sự phêduyệt của người có thẩm quyền
• Rủi ro về phân loại: Việc ghi nhận các khoản phải trả nhầm lẫn về đối tượngcung cấp hay nhầm lẫn giữa bản chất các khoản phải trả
Sai sót trong ghi nhận nghiệp vụ thanh toán
• Nghiệp vụ thanh toán ghi nhận là không có thực
• Bỏ sót nghiệp vụ thanh toán đã xảy ra
• Sai sót trong thời điểm ghi nhận
• Rủi ro về sự cho phép, phê duyệt: Việc ghi nhận nghiệp vụ thanh toán khichưa được có sự phê duyệt của người có thẩm quyền
• Rủi ro trong tính giá: Hạch toán sai số tiền đã thanh toán, các chênh lệch liênquan đến ngoại tệ
• Rủi ro trong phân loại, trình bày: Ghi giảm khoản phải trả sai đối tượng, saibản chất
Sai sót của số dư khoản mục phải trả người bán và cách theo dõi công nợ
• Chưa có hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả (người bán, ngườicung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ hoặc người nhận thầu xây lắp chính, phụ) Chưathực hiện phân loại các khoản phải trả như phải trả cho bên thứ ba, phải trả tồn lâungày hoặc có vấn đề…
• Công nợ phải trả quá hạn thanh toán (hoặc lâu ngày chưa được giải quyết)
Trang 10• Chưa thực hiện đối chiếu hoặc đối chiếu chưa đầy đủ công nợ với người bántại thời điểm cuối năm.
• Số dư công nợ phải trả trên sổ kế toán chênh lệch với biên bản đối chiếucông nợ phải trả nhưng chưa được xử lý
• Các khoản phải trả bị hạch toán sai trong kì
• Theo dõi công nợ chưa phù hợp: theo dõi trên hai mã cho cùng một đốitượng, không tiến hành bù trừ đối với các khoản công nợ của cùng một đối tượng
• Không theo dõi chi tiết công nợ theo nguyên tệ đối với công nợ phải trả cógốc ngoại tệ
• Cuối kì, chưa đánh giá lại số dư các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ theo tỷgiá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm lập BCTC
• Phân loại sai nội dung các khoản phải trả khác vào các khoản phải trả ngườibán, không phân loại khoản phải trả thương mại và phi thương mại, hạch toánkhông đúng nội dung kinh tế
• Không có bảng phân tích tuổi nợ để có kế hoạch thanh toán, các khoản nợquá hạn chưa được thanh toán
• Chưa hạch toán tiền lãi phải trả cho người bán nếu mua trả chậm
• Không hạch toán giảm công nợ phải trả trong trường hợp giảm giá hàng bánhay được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán
• Hạch toán xuất nhập khẩu ủy thác chưa đúng kì kế toán và theo dõi công nợvới đối tác nước ngoài chưa thích hợp
• Quản lí và hạch toán công nợ phải trả chưa phù hợp và chặt chẽ, ví dụ:những khoản công nợ phải trả không xác định được chủ nợ đã hạch toán tăng thunhập khác, nhưng không đủ bằng chứng hợp lệ
• Bù trừ số dư trả tiền trước cho người bán với số dư phải trả người bán khôngcùng đối tượng
• Số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh không khớpnhau và không khớp với hóa đơn, chứng từ gốc hoặc không khớp với thư xác nhậncủa KTV
• Ghi nhận khoản phải trả không trên cơ sở hóa đơn chứng từ hoặc hóa đơnchứng từ không hợp lệ
• Các khoản phải trả với bên thứ ba không có chứng từ hợp lệ, không được ghichép, phản ánh, trình bày hoặc phản ánh không hợp lí
• Số liệu trên sổ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng với tổng phát sinh Nợ trên tàikhoản phải trả không khớp nhau, có chênh lệch lớn
Trang 11• Việc thanh toán cho người bán bằng tiền mặt với giá trị lớn thông qua cácnhân viên của Công ty thể hiện việc quản lý tiền mặt chưa chặt chẽ, có thể xảy rarủi ro bất lợi cho Công ty hoặc dẫn đến sự chiếm dụng vốn của Công ty cho cácmục đích cá nhân do nhận tiền không kịp thời hạn thanh toán.
• Không hạch toán lãi chậm trả trên những khoản phải trả quá hạn thanh toán
• Chưa tiến hành xử lí các khoản phải trả người bán không có đối tượng vàothu nhập khác
• Trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về, đơn vị phản ánh chưa đúng vềmặt giá trị và chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng khi có hóa đơn về
• Thủ tục nhập kho báo sổ tiến hành chậm hơn so với bút toán trả tiền làm chotại ngày 31/12 xảy ra TK 331 có số dư Nợ nhưng thực chất đây không phải là khoảntrả trước cho người bán
• Khoản giao dịch với số tiền lớn không ký hợp đồng mua hàng với người bán
1.1.4 Kiểm soát nội bộ khoản mục phải trả người bán
KSNB về phải trả người bán cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với cácthủ tục kiểm soát khác trong chu trình mua hàng - trả tiền Có thể tóm tắt một quytrình mẫu cho công việc này như sau:
1 Kho hàng hoặc bộ phận kiểm soát hàng tồn kho chuẩn bị và lập phiếu đềnghị mua hàng để gửi cho bộ phận mua hàng Một liên của chứng từ này được lưu
để theo dõi về tình hình thực hiện các yêu cầu Khi nghiệp vụ mua hàng đã hoànthành, sau khi đã đối chiếu, chứng từ này sẽ được lưu trữ và được đính kèm theo cácchứng từ liên quan như đơn đặt hàng, phiếu nhập kho…
2 Bộ phận mua hàng căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng để xem xét về nhucầu và chủng loại hàng cần mua, đồng thời khảo sát về các nhà cung cấp, chất lượng
và giá cả…Sau đó, bộ phận này phát hành đơn đặt hàng, nó phải được đánh số liêntục và lập thành nhiều liên Ngoài liên gửi cho nhà cung cấp, các liên còn lại sẽ gửicho bộ phận kho, bộ phận nhận hàng và kế toán nợ phải trả
3 Khi tiếp nhận hàng tại kho, bộ phận nhận hàng kiểm tra chất lượng lô hàng,
và cân đong đo đếm…Mọi nghiệp vụ nhận hàng đều phải được lập phiếu nhập kho(hoặc báo cáo nhận hàng) có chữ ký của người giao hàng, bộ phận nhận hàng và thủkho…Phiếu này phải được đánh số thứ tự trước khi sử dụng, được lập thành nhiềuliên và chuyển ngay cho các bộ phận liên quan như kho hàng, mua hàng, kế toán nợphải trả
4 Trong bộ phận kế toán nợ phải trả, các chứng từ cần được đóng dấu ngày xácnhận Các chứng từ thanh toán và những chứng từ khách phát sinh tại bộ phận nàyphải được kiểm soát bằng cách đánh số trước khi sử dụng Ở mỗi công đoạn kiểm
Trang 12tra, người thực hiện phải ghi ngày và ký tên để xác nhận trách nhiệm của mình.Thông thường có những cách kiểm tra, đối chiếu như sau:
- So sánh số lượng trên hóa đơn với số lượng trên phiếu nhập kho (hoặc báocáo nhận hàng) và đơn đặt hàng, mục đích là để không thanh toán vượt quá sốlượng hàng đặt mua và số lượng thực nhận
- So sánh giá cả, chiết khấu trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn để đảm bảokhông thanh toán vượt số nợ phải trả cho người bán
5 Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán sẽ do bộ phận tài vụ thựchiện Sự tách rời giữa hai chức năng là kiểm tra và chấp nhận thanh toán (do bộphận kế toán đảm nhận) là một biện pháp kiểm soát hữu hiệu Trước khi chuẩn chi,thông qua xem xét sự đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ, bộ phận tài vụkiểm tra mọi mặt của nghiệp vụ Người ký duyệt chi quỹ phải đánh dấu các chứng
từ để chúng không bị tái sử dụng
6 Trong nhiều doanh nghiệp hiện nay chức năng tài vụ và kế toán được kết hợptrong một phòng chức năng, tức không tôn trọng nguyên tắc bất kiêm nhiệm, điềunày có thể dẫn đến khả năng xảy ra sai phạm trong công tác tài chính kế toán
7 Cuối tháng, bộ phận kế toán nợ phải trả cần đối chiếu giữa sổ chi tiết ngườibán (hoặc hồ sở chứng từ thanh toán chưa trả tiền) với sổ cái Việc đối chiếu nàythực hiện trên Bảng tổng hợp chi tiết Bảng này phải được lưu lại để chứng minh là
đã đối chiếu, cũng như để tạo thuận lợi khi hậu kiểm
8 Để tăng cường KSNB đối với việc thu nợ, nhiều nhà cung cấp thực hiện thủtục: hàng tháng gửi cho khách hàng một bảng kê các hóa đơn đã thực hiện trongtháng, các khoản đã trả và số dư cuối thàng Vì thế, ở góc độ là người mua, ngay khinhận được bảng này, kế toán đơn vị phải tiến hành đối chiếu với sổ chi tiết để sửachữa sai sót trên sổ sách hoặc thông báo cho người bán (nếu cần thiết)
1.2 Mục tiêu và các nguồn thông tin hỗ trợ kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC
Các mục tiêu kiểm toán khoản mục phải trả bao gồm:
Hiện hữu: Tất cả các khoản phải trả là có thực
Đầy đủ: Tất cả các khoản phải trả đã được ghi nhận đầy đủ Mục tiêu đầy đủcũng bao gồm cả tính đúng kì Khoản mục phải trả người bán có cả số dưbên Nợ và số dư bên Có nên thủ tục kiểm tra tính đúng kì sẽ được thực hiệntheo cả 2 hướng đối với khoản mục này, đó kiểm tra cắt kì sớm đối với số dưbên Có (Early Cutoff) và kiểm tra cắt kì muộn (Late Cutoff) đối với số dưbên Nợ
Trang 13 Tính giá: Tất cả các khoản phải trả được ghi nhận đúng giá trị.
Quyền và nghĩa vụ: Các khoản phải trả thể hiện nghĩa vụ thanh toán của đơnvị
Phân loại và trình bày: Các khoản phải trả được phân loại và trình bày trênBCTC (bao gồm cả các thuyết minh) một cách đúng đắn và phù hợp với cácchuẩn mực kế toán
Trong các mục tiêu kiểm toán trên, Deloitte đặc biệt chú ý tới mục tiêu đầy
đủ và tính giá bởi khoản mục Phải trả người bán là khoản mục chủ yếu có số dư bên
Có nên được giả định là thường bị khai thấp hơn thực tế (Understatement) nên cácthủ tục sẽ được thiết kế theo hướng kiểm tra này (trái ngược lại, các TK có số dưbên Nợ hoặc phát sinh bên Nợ được giả định thường bị khai tăng so với thực tế).Việc xem xét tất cả các nghĩa vụ liên quan đã được ghi nhận đầy đủ hay chưa và cáckhoản phải trả người bán có bị ghi thấp hơn giá trị thật hoặc bị bỏ sót hay khôngthường là hai vấn đề quan tâm chính của KTV
1.2.2 Các nguồn thông tin, tài liệu hỗ trợ kiểm toán khoản mục phải trả người bán
Để có thể tiến hành kiểm toán khoản mục Phải trả người bán, KTV phải dựavào các thông tin và tài liệu sau:
- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến quản lý các khoản phảitrả người bán và quản lí, theo dõi nhà cung cấp
- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho việc ghi nhận phát sinh/thanh toán mộtkhoản phải trả người bán như: các hợp đồng mua bán, biên bản thanh lí hợp đồng,các chứng từ giao nhận hàng hóa, biên bản nghiệm thu kết quả việc thực hiện dịch
vụ, hóa đơn, các chứng từ thanh toán có liên quan (phiếu chi, giấy báo nợ, phiếuthu, giấy báo có,…), các thỏa thuận bằng văn bản về việc bù trừ công nợ,…
- Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: Sổ chitiết các tài khoản phải trả người bán, các sổ nhật kí chung, bảng kê chứng từ
- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản phải trả ngườibán: báo cáo chi tiết số dư công nợ phải trả theo từng đối tượng, bảng theo dõi số dưphải trả người bán bằng ngoại tệ, bảng kê hóa đơn chưa thanh toán,…
Đặc biệt, các thông tin, tài liệu từ các phòng ban khác độc lập với phòng kếtoán là một nguồn vô cùng quan trọng khi kiểm toán khoản mục Phải trả người bán.Thông tin thu thập từ nguồn độc lập này có thể giúp KTV phát hiện ra các sai sótcủa kế toán trong việc ghi nhận các khoản phải trả người bán như khoản phải trảchưa được ghi nhận do hóa đơn vẫn nằm ở các bộ phận khác chưa đưa về cho kếtoán hạch toán
Trang 141.3 Quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện
1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn đầu tiên của cuộc kiểm toán là Lập kế hoạch kiểm toán Theo cáctài liệu hướng dẫn của Deloitte, giai đoạn này sẽ bao gồm các thủ tục sau :
Thu thập các thông tin chung về khách hàng để có được sự hiểu biết về
lĩnh vực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, đặc điểm và số liệungành cũng như các nhân tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của khách hàng
từ đó giúp KTV hiểu rõ hơn về hoạt động của các chu trình, những vấn đề có thểphát sinh trong việc đạt mục tiêu đề ra, làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu kiểmtoán và đánh giá ban đầu về rủi ro xảy ra các sai phạm trọng yếu Điều này rất quantrọng tới phương pháp kiểm toán của Deloitte nói chung vì phương pháp kiểm toáncủa Deloitte có đặc điểm nổi bật là kiểm toán dựa trên cơ sở rủi ro và kiểm toánkhoản mục phải trả người bán nói riêng vì đặc điểm kinh doanh, môi trường kinhdoanh cũng như mục tiêu của cụ thể của khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới mốiquan hệ với nhà cung cấp do đó ảnh hưởng trực tiếp tới khoản mục phải trả ngườibán cần kiểm toán Công việc cụ thể thường được KTV thực hiện thông qua quansát, phỏng vấn các cá nhân liên quan, tra cứu thông tin trên mạng Internet,… nhằmthu thập các thông tin:
- Các nhân tố tác động bên ngoài có liên quan đến ngành kinh doanh, các quyđịnh pháp luật có liên quan và các nguyên tắc kế toán làm cơ sở cho việc lập BCTC;
- Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm :
Hoạt động của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức, chủ sở hữu
Các loại hình đầu tư mà doanh nghiệp đang thực hiện và kế hoạch đầu
tư trong tương lai, bao gồm cả các khoản đầu tư vào các chủ thể cómục đích đặc biệt
Cách doanh nghiệp tổ chức và gây dựng nguồn tài trợ cho hoạt độngcủa mình, từ đó có thể nắm được cách phân loại cách giao dịch, số dưtài khoản và thuyết minh trên BCTC
- Các chính sách kế toán được lựa chọn và áp dụng, bao gồm cả lí do chonhững thay đổi chính sách kế toán Từ đó đánh giá các chính sách kế toán đó có phùhợp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thống nhất với các nguyên tắc kếtoán được áp dụng khi lập BCTC cũng như các chính sách kế toán của các ngành cóliên quan
- Mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp
- Các biện pháp đo lường và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
Trang 15Kết thúc quá trình thu thập các thông tin chung về khách hàng, KTV phảitổng hợp lại các rủi ro xác định được Ở bước này, KTV chủ yếu đưa ra các đánhgiá dựa trên xét đoán nghề nghiệp về rủi ro tiềm tàng, đặc biệt là gian lận Nếu cóphát hiện rủi ro cần xác định ảnh hưởng của nó đến BCTC và rủi ro đó có phải rủi
ro đáng kể (Significant Risk) hay không
Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục phải trả người bán
Theo hướng dẫn quy trình kiểm toán của Deloitte, việc tìm hiểu hệ thốngKSNB thông thường sẽ được thực hiện đối với một số chu trình chính của doanhnghiệp bao gồm Chu trình chi tiêu (Expenditure - hay còn gọi là Mua hàng - Thanhtoán), Chu trình TSCĐ (Fixed Asset), Chu trình hàng tồn kho (Inventory), Chu trìnhtiền lương (Payroll) và Chu trình doanh thu (Revenue) KSNB đối với các khoảnphải trả người bán nằm trong chu trình chi tiêu, do đó KTV phụ trách kiểm toánkhoản mục phải trả người bán và các khoản mục chi phí sẽ có trách nhiệm tìm hiểuquy trình kinh doanh và các yếu tố của hệ thống KSNB của khách hàng liên quan.Đặc biệt, giai đoạn này yêu cầu KTV phải nắm rõ quy trình kế toán của khách hàng,những người có trách nhiệm trong quy trình đó và mô tả lại
Trình tự thực hiện tìm hiểu hệ thống KSNB đối với chu trình chi tiêu sẽ bắtđầu từ việc thu thập các thông tin (như những người phụ trách, các hoạt động đượcthực hiện) liên quan đến 4 giai đoạn sau :
- Mua hàng (Purchasing)
- Xử lí các khoản chi và nợ phải trả (Processing expenses and accountpayable)
- Thanh toán (Processing disbursements)
- Lưu trữ chứng từ (Maintaining Supplier Master file)
Sau khi đã đạt được hiểu biết về các hoạt động kiểm soát này, trong giaiđoạn thực hiện kiểm toán, KTV sẽ tiến hành kiểm tra thiết kế và vận hành (Design
& Implementation Testing - D&I testing) bằng các kĩ thuật như phỏng vấn, quansát, kiểm tra các chứng từ liên quan,… để thu thập bằng chứng để kết luận về sựphù hợp và hiệu lực của các hoạt động kiểm soát này Tiếp đó sau khi đã xác định
hệ thống kiểm soát được thiết kế phù hợp và được vận hành trong thực tế, KTV sẽtiến hành kiểm tra walkthrough
Cũng như giai đoạn thu thập thông tin về khách hàng, kết quả của giai đoạnnày KTV phải đưa ra các kết luận về rủi ro, nhưng khác với giai đoạn trước ở đây làcác rủi ro kiểm soát Từ đó, KTV sẽ đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống KSNBcủa khách hàng đối với chu trình chi tiêu nói chung và khoản mục Phải trả ngườibán nói riêng, để quyết định có mở rộng các thử nghiệm cơ bản hay không
Ngoài các thủ tục để tìm hiểu các hoạt động kiểm soát nêu trên, quy trìnhkiểm toán của Deloitte còn hướng dẫn các thủ tục để tìm hiểu các cấu phần khác
Trang 16của hệ thống KSNB khác như hệ thống thông tin (IT Environment), môi trườngkiểm soát (Control Environment), hệ thống đánh giá rủi ro (Risk AssessmentProcess) và hoạt động giám sát (Monitoring of Controls) Các thủ tục để tìm hiểucác cấu phần này được thực hiện chung chứ không tách riêng từng chu trình haykhoản mục như đối với cấu phần hoạt động kiểm soát, do đó, với phạm vi chuyên
đề kiểm toán tài chính, người viết sẽ không trích dẫn các giấy tờ làm việc tìm hiểucác cấu phần này trong chương II
Phân tích sơ bộ BCTC
KTV thực hiện xác định chênh lệch biến động của các khoản mục, tỷ suất tàichính năm kiểm toán so với năm trước đó (cả về giá trị tuyệt đối và biến động tươngđối), tìm kiếm nguyên nhân giải thích những chênh lệch trọng yếu từ đó khoanhvùng rủi ro, chỉ ra các vấn đề đòi hỏi các KTV phụ trách từng khoản mục (trong đó
có khoản mục phải trả) cần đi sâu tìm hiểu và tiến hành các phân tích sâu hơn cùngcác thủ tục kiểm tra chi tiết (thực hiện ở các giai đoạn sau của cuộc kiểm toán)
Xác định các mức trọng yếu
Thông qua những phân tích sơ bộ trên, KTV hiểu được bản chất hoạt độngcủa khách hàng từ đó hỗ trợ cho quyết định các loại giao dịch chủ yếu, mối quan hệgiữa các yếu tố, khoản mục ở giai đoạn sau; thực hiện xác định các mức trọng yếu:
- Mức trọng yếu tổng thể (Materiality - M) : là mức sai sót có thể chấp nhận
được xét trên tổng thể BCTC Công thức :
M = Tiêu chí (Benchmark) x Tỷ lệ %
Tiêu chí (Benchmark) làm căn cứ xác định mức trọng yếu tổng thể rất đadạng, có thể là tổng doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, tổng chi phí,vốn chủ sở hữu, giá trị tài sản ròng… Chỉ được chọn 1 tiêu chí để xác định mứctrọng yếu tổng thể Việc lựa chọn chỉ tiêu nào tùy thuộc vào đánh giá của KTV vàđặc điểm của từng khách hàng Ví dụ, đối với một doanh nghiệp đã hoạt động ổnđịnh có doanh thu, lợi nhuận thì có thể chọn tiêu chí tổng doanh thu hoặc lợi nhuậntrước thuế ; còn đối với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động chưa có doanh thu,lợi nhuận thì không thể chọn 2 tiêu chí này mà có thể chọn vốn chủ sở hữu hoặctổng giá trị tài sản ròng ; hay đối với ngân hàng thì không thể chọn tiêu chí VCSH
vì VCSH của ngân hàng chỉ chiếm 8%-9% tổng nguồn vốn dẫn đến M quá nhỏkhiến số mẫu phải kiểm tra sẽ tăng lên Thêm vào đó, sau khi đã lựa chọn được tiêuchí phù hợp phải lựa chọn một tỉ lệ % phù hợp theo quy định của Deloitte, ví dụ nếuchọn tiêu chí lợi nhuận trước thuế thì tỷ lệ sẽ giao động từ 5-10% tùy thuộc đánh giárủi ro có sai sót trọng yếu
- Mức trọng yếu thực hiện (Performance Materiality - PM) : là mức sai sót
có thể chấp nhận đối với một khoản mục Công thức :
PM = M x Tỷ lệ %
Tỷ lệ % để tính PM thông thường sẽ nằm trong khoảng 50-75%
Trang 17- Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (Clearly trivial misstatements threshold - CTT/CTM) : là mức sai sót có thể chấp nhận được đối với
Xác định các khoản mục trọng yếu sẽ được kiểm toán
Cũng như đa số các công ty kiểm toán hiện nay, Deloitte thực hiện kiểm toántheo khoản mục chứ không kiểm toán theo chu trình Do đó, với số lượng khoảnmục nhiều chỉ có những khoản mục được xác định là trọng yếu mới được lựa chọn(Scope in), các khoản mục còn lại sẽ không thực hiện các thủ tục kiểm toán (Scopeout) Việc đánh giá này dựa trên các thông tin thu thập được từ các giai đoạn nêutrên về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, kết hợp với kết quả soát xét BCTC hoặckiểm toán 6 tháng, 9 tháng (nếu có), đồng thời cũng phải xét đến các yếu tố khácnhư độ lớn của khoản mục, bản chất khoản mục, mức độ biến động so với kì trước,
có sự tham gia của các bên liên quan…) Thông thường khoản mục phải trả ngườibán luôn được xác định là khoản mục có tính trọng yếu cần được kiểm toán
Đánh giá rủi ro và xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục Phải trả người bán
Sau khi một khoản mục được xác định là khoản mục trọng yếu cần đượckiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ xây dựng chương trình kiểm toán (ModelAudit Program - MAP) cho khoản mục đó MAP sẽ đưa ra các rủi ro có thể có đốivới khoản mục Phải trả người bán tương ứng với các cơ sở dẫn liệu có liên quan (đãnêu ở phần trên) và các thủ tục kiểm tra chi tiết để xác định cơ sở dẫn liệu đó có bị
vi phạm hay không Các KTV hoặc trợ lí KTV được giao kiểm toán phần hành đó
sẽ căn cứ vào MAP để thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết và điền kết quả thựchiện vào MAP sau khi hoàn thành các thủ tục
1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
a) Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Dựa trên những hiểu biết có được về hệ thống KSNB của khách hàng tronggiai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV sẽ xác định những rủi ro có thể có, khoảnmục bị ảnh hưởng, cơ sở dẫn liệu bị vi phạm, hoạt động kiểm soát tương ứng củakhách hàng với rủi ro đó là gì và từ đó thiết kế và thực hiện thủ tục kiểm tra thiết kế
và vận hành nhằm xác định hoạt động kiểm soát đó của khách hàng đã được thiết kếphù hợp và có được vận hành không Một số rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống
Trang 18KSNB liên quan đến khoản mục phải trả người bán như:
• Rủi ro về hệ thống kế toán không cập nhật được thông tin về mua hàng
• Rủi ro trong việc hạch toán giá trị mua vào
• Rủi ro ghi nhận trùng lặp các nghiệp vụ mua hàng từ nhà cung cấp
• Rủi ro trong cập nhật thông tin liên quan đến tỷ giá
• Rủi ro về chưa ghi sổ với hàng hóa đã nhận được
Để thực hiện thủ tục kiểm tra thiết kế và vận hành, KTV cũng tiến hành chọnmẫu dựa trên xét đoán nghề nghiệp (thông thường KTV sẽ chỉ chọn 1 mẫu) Bêncạnh đó, KTV còn tiến hành thử nghiệm Walk-through (thử nghiệm xuyên suốt).Mục đích của thử nghiệm này là nhằm khẳng định những hiểu biết ban đầu củaKTV về quy trình nghiệp vụ, thiết kế và hiệu quả của hệ thống KSNB nhằm ngănchặn những sai sót có thể xảy ra Đồng thời thông qua thực hiện thử nghiệm xuyênsuốt, KTV có thể xác định các khả năng sai sót của quy trình những sai sót này cóthể ảnh hưởng trọng yếu đến những cơ sở dẫn liệu của BCTC liên quan đến nhữngkhoản mục có tính trọng yếu cao Cũng từ đó mà KTV khẳng định khả năng dựavào hệ thống KSNB để thực hiện cuộc kiểm toán
Với mỗi chu trình, KTV chọn một nghiệp vụ và tiến hành “walking” từ đầucho đến cuối chu trình Khi tiến hành thử nghiệm xuyên suốt, KTV sẽ phỏng vấncác nhân viên của khách hàng liên quan đến các chốt kiểm soát trong quy trình ghinhận các khoản phải trả người bán KTV đặc biệt phải chú ý đến các trường hợpngoại lệ bởi các trường hợp ngoại lệ thường chứa đựng khả năng gian lận và sai sót.Nói chung, đối với quy trình ghi nhận khoản mục phải trả người bán, KTV khi tiếnhành thử nghiệm walk-through cần chú ý đến các vấn đề như sau:
• Sự phân công phân nhiệm của các nhân viên tham gia quy trình từ lúc nảysinh nhu cầu mua tới lúc ghi nhận khoản phải trả người bán
• Các sai sót gặp phải và cách xử lý sai sót, của khách hàng
• Khi có sự thay đổi trong chu trình nghiệp vụ cần đánh giá bản chất của sựthay đổi
• Những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình tiến hành thử nghiệm through ở đơn vị khách hàng
walk-Tóm lại, hai thủ tục kiểm tra thiết kế và vận hành và kiểm tra walkthroughchủ yếu nhằm giúp KTV khẳng định được những hiểu biết ban đầu về hệ thốngKSNB của khách hàng, chứ chưa thể đạt được sự tin tưởng vào hệ thống KSNB đó(Not rely on controls) Nếu KTV cho rằng hệ thống thông tin của khách hàng cótính tự động cao, ít có rủi ro và số liệu khách hàng cung cấp là có thể tin tưởng đượcthì khi lập kế hoạch kiểm toán phải xác định việc thực hiện thủ tục kiểm tra tínhhiệu quả của việc vận hành hệ thống KSNB (Operating Effectiveness - OE test)
Trang 19nhằm thu thập bằng chứng cho việc tin tưởng vào hệ thống KSNB và số liệu củakhách hàng, từ đó giảm quy mô của các thử nghiệm cơ bản Số mẫu cần chọn đểthực hiện OE test phụ thuộc vào mức độ thường xuyên của các giao dịch (tối đa là
25 mẫu) Tuy nhiên, trong thực tế rất hiếm có khách hàng nào có hệ thống KSNB
đủ tốt để đảm bảo KTV có thể tin tưởng được, hơn nữa cũng là để tăng tính thậntrọng nên trong đa số các cuộc kiểm toán, KTV Deloitte luôn xác định sẽ không tintưởng vào hệ thống KSNB và không thực hiện OE test
b) Thực hiện thử nghiệm cơ bản
Thực hiện thủ tục phân tích
• KTV đối chiếu sổ cái và sổ chi tiết phải trả người bán
• KTV xem xét các khoản bất thường trong sổ chi tiết Khi thực hiện thủ tụcnày, KTV thường chú ý tới các nhà cung cấp có số dư bên Nợ và các nghiệp vụ phátsinh lớn bất thường
KTV cũng có thể tính ra số ngày vòng quay phải trả người bán, tìm hiểunguyên nhân biến động để thấy được tình hình thanh toán khái quát của công ty
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Kiểm tra tính đúng kỳ (Cut-off test):
Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào bản chất của giao dịch và hệ thốngthông tin của khách hàng, các giao dịch có thể được xử lí một cách tự động dựa trênmột hệ thống thông tin đáng tin cậy và không có rủi ro về tính đúng kì Trongnhững trường hợp như vậy, các thủ tục kiểm toán chỉ cần thu thập các bằng chứngđầy đủ và thích hợp chứng minh cho tính đúng kì mà không cần thực hiện thêm cácthủ tục khác Tuy nhiên, các trường hợp như vậy khá hiếm và hầu hết trong cáccuộc kiểm toán đều phải thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kì
KTV sẽ lựa chọn một khoảng thời gian (thường là vài ngày) ngay trước vàsau ngày khóa sổ để thực hiện thủ tục kiểm tra tính đúng kì Số ngày được lựa chọndựa trên đặc điểm của hệ thống thông tin kế toán tại khách hàng và khoảng thờigian giữa từ khi giao dịch phát sinh đến khi nó được ghi sổ
Do TK 331 có thể có cả số dư bên Nợ và số dư bên Có nên cần thực hiện cả
2 thủ tục kiểm tra tính đúng kì là thủ tục kiểm tra cắt kì sớm (Early Cutoff) cho số
dư bên Có và thủ tục kiểm tra cắt kì muộn (Late Cutoff) cho số dư bên Nợ Theohướng dẫn của Deloitte, các bước để thực hiện thủ tục kiểm tra cắt kì sớm của cáckhoản phải trả người bán bao gồm:
- Lựa chọn các hóa đơn mua hàng được ghi nhận trong vòng xx ngày (sốngày đã được lựa chọn ở trên) kể từ sau ngày kết thúc kì kế toán Thông thườngKTV sẽ chọn các hóa đơn có giá trị lớn để kiểm tra
Trang 20- Kiểm tra tới các chứng từ, tài liệu làm căn cứ cho việc ghi nhận nhằm xácminh khoản phải trả người bán đó đã được ghi nhận đúng kì chưa.
Các bước thực hiện thủ tục kiểm tra cắt kì muộn đối với số dư bên Nợ của
TK 331:
- Kiểm tra các nghiệp vụ hàng mua trả lại phát sinh trong khoảng xx ngày (sốngày đã được lựa chọn ở trên) sau ngày khoá sổ Khẳng định rằng các khoản giảmtrừ nợ Phải trả đã được hạch toán đúng kỳ
- Lựa chọn một số nghiệp vụ ghi giảm Phải trả người bán do trả lại hàngđược ghi sổ trong khoảng xx ngày (số ngày đã được lựa chọn ở trên) trước ngàykhoá sổ Kiểm tra tới phiếu xuất hàng trả lại và xác định rằng các khoản này đượchạch toán đúng kỳ
- Soát xét các khoản ghi giảm công nợ phải trả được ghi sổ trong khoảng xxngày (số ngày đã được lựa chọn ở trên) trước ngày kết thúc năm Kiểm tra chứng từ
- Đánh giá kết quả kiểm tra
Kiểm tra các khoản nợ chưa được ghi nhận : Thủ tục này có thể chia thành 2thủ tục nhỏ hơn là: Kiểm tra các hóa đơn chưa thanh toán (Unpaid invoices) vàKiểm tra các khoản thanh toán sau ngày kết thúc kỳ kế toán (Subsequent payments):
- Đối với thủ tục kiểm tra các khoản thanh toán sau ngày kết thúc kì kết toán:Chọn một số nghiệp vụ thanh toán công nợ Phải trả người bán bằng tiền mặthay chuyển khoản sau ngày khóa sổ kế toán từ sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của
kỳ tiếp theo, thực hiện:
Kiểm tra các phiếu nhập kho, hoá đơn mua hàng, và các chứng từ bổtrợ khác
Xác định xem các khoản thanh toán đại diện cho một khoản công nợtại ngày kết thúc năm tài chính có được phản ánh trên bảng tổng hợp số dưphải trả hay không
- Đối với thủ tục kiểm tra các hóa đơn chưa thanh toán: Chọn các hoá đơnmua hàng chưa thanh toán, kiểm tra xem các hoá đơn này có chỉ ra 1 khoản công nợphải trả tại ngày kết thúc năm không và nếu có đã được phản ánh vào sổ kế toán
Kiểm tra số dư phải trả của các khách hàng được chọn (Test payables owed
to selected suppliers):
- Lựa chọn một số nhà cung cấp chính có thể có số dư công nợ phải trả tạingày cuối năm (Các nhà cung cấp này có thể được xác định qua phỏng vấn hay xemxét các chứng từ thanh toán công nợ từ những năm trước) Một nguyên tắc quantrọng khi chọn mẫu khoản phải trả để kiểm tra là không chỉ dựa vào các phươngpháp chọn mẫu thống kê (như phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ MUS) màcần kết hợp với phương pháp chọn mẫu phi thống kê là dựa trên xét đoán của KTV
Trang 21bới chọn mẫu thống kê chỉ kiểm tra được các mẫu đã có trên sổ trong khi các khoảncông nợ chưa được ghi nhận (unrecorded liabilities) luôn được quan tâm hàng đầukhi thực hiện kiểm toán khoản mục Phải trả người bán Do đó, KTV cần bổ sungmẫu chọn bằng cách chọn các nhà cung cấp chính nhưng không có biên bản đốichiếu công nợ cuối kì; các nhà cung cấp có số dư phải trả cuối kì nhỏ nhưng trong
kì có các giao dịch lớn; các nhà cung cấp có số dư biến động bất thường hoặc cóphát sinh Nợ TK 331 thường xuyên hoặc có giá trị lớn
- Thu thập các Biên bản đối chiếu công nợ hay các hoá đơn mua hàng đối vớicác nhà cung cấp được lựa chọn trên
- Nếu không có Biên bản đối chiếu công nợ, lập thư xác nhận công nợ vàthực hiện:
+ Gửi thư xác nhận dưới sự kiểm soát của KTV
+ Gửi lại lần 2 nếu không nhận được thư trả lời
+ Đối chiếu số được xác nhận với số ghi sổ của đơn vị Giải thích các chênhlệch
+ Đối với các thư xác nhận không nhận được thư trả lời, kiểm tra các nghiệp
vụ thanh toán sau ngày khóa sổ kế toán hoặc các hóa đơn mua hàng trong kỳ chưađược thanh toán và các phiếu nhập hàng Khẳng định rằng tất cả các khoản thanhtoán cho các khoản nợ tại ngày kết thúc năm đều đã được phản ánh là khoản phảitrả tại ngày khoá sổ
- Thu thập hay lập các bảng đối chiếu số liệu, giải thích chênh lệch giữa sốtrên thư xác nhận hay hóa đơn với số được hạch toán trên Bảng tổng hợp số dư Phảitrả tại ngày khoá sổ Kiểm tra các khoản chênh lệch này tới hóa đơn mua hàng,phiếu nhập, phiếu thanh toán nợ và các chứng từ có liên quan khác
- Đánh giá kết quả kiểm tra
Kiểm tra việc trình bày các khoản phải trả bằng ngoại tệ :
- Thu thập các bằng chứng xác định nhà cung cấp nước ngoài có các nghiệp
vụ mua bán bằng ngoại tệ Xác định các khoản phải trả đối với các nhà cung cấpnày Xác định các tỷ giá chuyển đổi được áp dụng và đối chiếu với tỉ giá chuyển đổitheo quy định hiện hành
- Đối chiếu các nghiệp vụ xử lý chênh lệch tỷ giá với sổ kế toán
- Kiểm tra việc đánh giá số dư có gốc ngoại tệ tại ngày khoá sổ, so sánh với
số tính toán lại của KTV
- Đánh giá kết quả kiểm tra
Các thủ tục kiểm tra tính đánh giá và trình bày:
Trang 22- Soát xét Bảng tổng hợp số dư công nợ phải trả người bán tại ngày khoá sổ
để xác định xem liệu có số dư nợ tài khoản phải trả bị bù trừ trong số dư phải trảcuối kỳ trình bày trên BCTC hay không
- Xác định xem có số dư khoản phải trả phi thương mại nào được phản ánhtrong số dư Phải trả người bán cuối kỳ không
- Xác định các khoản Phải trả tồn đọng lâu ngày, xem xét việc trình bày vàthuyết minh các khoản công nợ này của đơn vị
- Yêu cầu khách hàng cung cấp và xem xét các điều khoản cam kết trong cáchợp đồng mua hàng quan trọng cần trình bày trên BCTC
- Xem xét việc trình bày số dư phải trả với các bên liên quan:
+ Thu thập và xem xét các bằng chứng, nếu có để xác định các bênliên quan có quan hệ mua hàng trong năm Thu thập bảng tổng hợp số dư nợ Phảitrả với bên liên quan và khẳng định rằng mọi số dư phải trả với bên liên quan tạithời điểm khoá sổ đều được trình bày trên bảng tổng hợp số dư
+ Xác định rằng việc hạch toán các nghiệp vụ này là phù hợp với nộidung kinh tế của chúng
+ Đánh giá sự hợp lí của việc trình bày hoặc thuyết minh các khoảnphải trả với bên liên quan trên BCTC
+ Xem xét xem có phải gửi thư xác nhận số dư phải trả với các bênliên quan hay không
- Xem xét việc trình bày các giao ước mua hàng quan trọng
- Xem xét việc trình bày các khoản công nợ phải trả với thời gian lớn hơn 1năm
- Đánh giá kết quả kiểm tra
Cung cấp các ý kiến tư vấn cho khách hàng:
Xem xét các vấn đề sau để có thể đưa ra được ý kiến tư vấn đối với kháchhàng:
- Tối đa hoá các luồng tiền:
Thảo luận với các nhà cung cấp chính để có thể đạt được các điều kiện tíndụng ưu đãi hơn
Tận dụng tối đa các điều kiện tín dụng ưu đãi của nhà cung cấp
Lập kế hoạch nhận hàng thích hợp để có thể tận dụng được tối đa kì hạn tíndụng
Xử lí kịp thời các khoản hàng mua trả lại hoặc các khoản chiết khấu đượchưởng để có thể thu được tiền trả lại hoặc ghi giảm nợ phải trả trong thờigian nhanh nhất
Trang 23 Nhận hàng gửi bán
- Xác định các nhà cung cấp thực hiện cơ chế chiết khấu bán hàng nếu thanhtoán nhanh để có thể tận dụng được tối đa các khoản chiết khấu này
- Tìm kiếm nhiều nhà cung cấp thay thế đối với những mặt hàng chính, tránh
lệ thuộc vào một nhà cung cấp
1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành kiểmtra lại các công việc đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán đã thu thập, các vấn đề
đã phát hiện, các giấy tờ làm việc
Công việc của KTV lúc này gồm tổng hợp các phát hiện và các bút toán điềuchỉnh để lên Bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm toán, tổng hợp các thông tin hỗ trợviệc phát hành thư quản lý, đưa ra ý kiến kiểm toán
Tổng hợp các phát hiện, các bút toán điều chỉnh để lên Bảng tổng hợp cácchênh lệch kiểm toán
Bảng tổng hợp các chênh lệch kiểm toán là cơ sở đánh giá ảnh hưởng của saiphạm lên BCTC và đưa ra ý kiến kiểm toán
Tổng hợp các thông tin hỗ trợ việc phát hành thư quản lý
Đưa ra ý kiến kiểm toán
KTV căn cứ vào kết quả kiểm toán khoản mục phải trả người bán và cácphần hành khác để đưa ra ý kiến về BCTC của khách hàng
Trang 24CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TRONG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH
DELOITTE VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về khách hàng kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
Đối tượng khách hàng kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam rất
đa dạng cả về loại hình lẫn ngành nghề kinh doanh Nếu chia theo các loại hìnhdoanh nghiệp thì Deloitte có các khách hàng là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp100% vốn nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH; còn nếu phân chia theongành nghề kinh doanh thì bao gồm các doanh nghiệp hàng tiêu dùng, năng lượng,dịch vụ tài chính, sức khỏe, sản xuất, bất động sản, truyền thông Tùy nhiên, việcvận dụng quy trình kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTCchỉ có sự khác biệt đáng kể khi kiểm toán khách hàng năm đầu tiên và khách hàngthường xuyên đã kiểm toán các năm trước Do đó, người viết sẽ lựa chọn hai kháchhàng sau của Deloitte dựa trên tiêu chí này để tiến hành nghiên cứu quy trình kiểmtoán khoản mục phải trả người bán trong kiểm toán BCTC do Deloitte thực hiện:
- Công ty TNHH ABC: là một công ty con của tập đoàn KD, Hàn Quốc;thành lập năm 2010, là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, chuyên sảnxuất linh kiện điện tử Sản phẩm chủ yếu của Công ty là bề mặt phím của điện thoại
di động Khách hàng chủ yếu của công ty là SAMSUNG Đây là năm đầu tiênDeloitte thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng ABC Công ty cungcấp dịch vụ kiểm toán năm trước cho ABC là PricewaterhouseCoopers (PWC).Nhóm kiểm toán của Deloitte gồm có:
Bà TTTN - Phó Tổng giám đốc kiểm toán (Partner)
Ông TT - Chủ nhiệm kiểm toán (Giám đốc kiểm toán - Manager)
Bà TTN - Trưởng nhóm kiểm toán (KTV có thâm niên cấp 2 - AuditSenior 2)
Ông NTL - KTV có thâm niên cấp 1 (Audit Senior 1)
Ông LXT - Trợ lí KTV năm 1
Bà NNU - Trợ lí KTV năm 1
- Công ty cổ phần XYZ: là một công ty trong lĩnh vực xây dựng, đã niêm yếttrên sàn HNX Đây là năm thứ 5 liên tiếp Deloitte thực hiện cung cấp dịch vụ kiểmtoán cho khách hàng XYZ Nhóm kiểm toán gồm có:
Ông DCD - Phó Tổng giám đốc kiểm toán
Ông HN - Chủ nhiệm kiểm toán (Phó Tổng giám đốc)
Ông TQH - Trưởng nhóm kiểm toán (Giám đốc kiểm toán)
Ông TTD - KTV có thâm niên cấp 2
Trang 25 Bà CTH - Trợ lí KTV năm 2
Ông NHD - Trợ lí KTV năm 1
Quy trình kiểm toán bắt đầu từ khi Deloitte tiếp nhận một khách hàng Đây
là giai đoạn trước khi bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán thường được thực hiện bởigiám đốc kiểm toán và/hoặc chủ nhiệm kiểm toán Ở giai đoạn này, KTV và công tykiểm toán sẽ phải có sự liên lạc, trao đổi với khách hàng và các thủ tục đánh giá sẽđược thực hiện để quyết định liệu có chấp nhận khách hàng này hay không Theohướng dẫn của Deloitte, các thủ tục đánh giá này sẽ bao gồm 4 bước:
- Đánh giá rủi ro hợp đồng kiểm toán: ở bước này KTV sẽ phải kết hợp giữatrả lời các câu hỏi theo mẫu có sẵn của Deloitte và đánh giá các nhân tố sau: đặctrưng về quản trị và tính liêm chính; cơ cấu tổ chức và quản trị; tính chất ngànhnghề kinh doanh; môi trường kinh doanh; kết quả tài chính; các mối quan hệ kinhdoanh và bên liên quan; kiến thức và kinh nghiệm sẵn có; rủi ro gian lận
- Chấp nhận và tiếp tục mối quan hệ với khách hàng và hợp đồng kiểm toán:các thủ tục ở bước này yêu cầu KTV phải đánh giá việc thực hiện hợp đồng kiểmtoán liệu có gây ra các xung đột lợi ích hay vi phạm các quy tắc đạo đức, tính độclập được quy định trong chính sách của Deloitte (Deloitte Policies Manual) haykhông Sau khi thực hiện tất cả các thủ tục ở bước 1 và bước 2 và tập hợp vào mộtbản đánh giá (Deloitte Risk Management System - DRMS), cần có sự phê duyệtchấp thuận của 2 Phó Tổng giám đốc thì khách hàng mới được tiếp nhận Nếu trongbước 1, rủi ro được đánh giá ở mức “Cao hơn trung bình” hoặc “Rất cao” (rủi rohợp đồng được Deloitte chia làm 3 mức là Trung bình, Cao hơn trung bình và Rấtcao) thì cần có sự phê duyệt của Phó Tổng giám đốc phụ trách rủi ro của Công ty(Risk Leader)
- Thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán: sau khi có sự phêchuẩn tiếp nhận khách hàng, 2 bên sẽ tiến hành thỏa thuận các điều khoản cụ thể và
kí kết hợp đồng Nếu là khách hàng cũ đã kí kết hợp đồng và kiểm toán các nămtrước thì xem xét việc thay đổi điều khoản của hợp đồng (nếu cần)
- Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: bước này nhằm xác định nhân sựphù hợp cho hợp đồng kiểm toán kể từ cấp Phó Tổng giám đốc cho đến trợ lí kiểmtoán theo chính sách của Deloitte Ví dụ đối với cấp Phó Tổng giám đốc phụ tráchhợp đồng kiểm toán cần đảm bảo không được phụ trách một khách hàng là doanhnghiệp có lợi ích công chúng quá 7 năm liên tiếp Ngoài ra, việc cân nhắc có cần sựtham gia của chuyên gia hoặc hệ thống công nghệ thông tin đặc biệt cũng được xácđịnh ở bước này
Việc thực hiện 4 bước nêu trên là bắt buộc đối với cả khách hàng năm đầulẫn khách hàng thường xuyên Tuy nhiên, đối với khách hàng năm đầu công việc sẽnhiều hơn do phải thu thập thông tin của khách hàng từ đầu, còn đối với khách hàng
Trang 26Dựa trên việc thảo luận về khách hàng với kiểm toán viên tiền nhiệm và việc soát xét báo cáo tài chính cuối năm, chúng tôi không có sự nghi ngờ về tính liêm chính của ban quản trị KD là một tập đoàn lớn tại Hàn Quốc (nhà cung cấp của Samsung) và ABC là công ty con chuyên sản xuất bàn phím điện thoại Chúng tôi cũng đã thực hiện việc kiểm tra lí lịch của các thành viên ban quản trị và không phát hiện vấn đề tiêu cực nào.
thường xuyên chỉ cần tận dụng các thông tin từ năm trước và cập nhật các thay đổi
trong năm hiện hành (nếu có)
Biểu 2.1 Trích giấy tờ làm việc 1210 - Đánh giá rủi ro hợp đồng và kí kết hợp
đồng kiểm toán - Khách hàng ABC
Trang 27Kết quả tài chínhTrong năm 2014, doanh thu của Công ty tăng đáng kể so với năm trước Lí do dẫn đến mức tăng này là sự tăng trưởng về quy mô của Samsung Công ty đã đầu tư nhiều nhà máy hơn và hy vọng những nhà máy mới này sẽ đáp ứng được nhu cầu của Samsung và thị trường.
Mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quanPhỏng vấn Ông KDC (Giám đốc tài chính) và Bà TTY (Giám sát viên các vấn đề tài chính) Công ty ABC là công ty con của công ty TNHH KD Hàn Quốc ABC chuyên sản xuất các linh kiện điện tử và sản phẩm điện tử Không có vấn đề đáng kể nào liên quan tới các mối quan hệ kinh doanh của Công ty và các bên liên quan
7 Có lí do nào để tin rằng chúng ta không có đủ hiểu biết rõ ràng về bản chất của các giao dịch đáng kể và các mối quan hệ kinh doanh giữa công ty và các chủ thể khác, đặc biệt khi các chủ thể khác xuất hiện như một bên thứ 3 độc lập nhưng thực tế là các bên liên quan?
Kiến thức và kinh nghiệm sẵn cóĐây là năm đầu tiên chúng tôi kiểm toán ABC Tuy nhiên, dựa trên những kinh nghiệm trong ngành công nghiệp này cũng như các trao đổi với KTV tiền nhiệm, rủi ro đối với khách hàng này được đánh giá ở mức Trung bình
Rủi ro gian lận
Điều tra Ông PKW (Tổng giám đốc), Ông KDC (Giám đốc tài chính), Bà TTY (Giám sát viên các vấn đề tài chính) Dựa trên những điều tra gian lận của ban quản trị cũng như thảo luận với các giám đốc kiểm toán khác liên quan đến khách hàng này, không có vấn đề nào được xác định liên quan tới gian lận Tuy nhiên, để thận trọng chúng tôi giả định có rủi ro gian lận liên quan tới:
- Kiểm soát của ban quản trị
- Ghi nhận doanh thu
Môi trường kinh doanhCông ty cung cấp các bộ phận của điện thoại di động cho Samsung Việt Nam và phần lớn được sản xuất tại nhà máy tại Việt Nam Không có sự thay đổi trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam Khả năng hoạt động liên tục của Công ty phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường điện thoại di động đối với thương hiệu Samsung
Trang 28Xác định rủi ro:
trọng yếu do gian lận? (Có/ Không)
Phân loại rủi ro Phạm vi ảnh
hưởng
Có rủi ro liên quan tới việc ghi nhận doanh thu do phát hành khống hóa đơn
Có Rủi ro đáng kể Khoản mục doanh
thu
Công ty được điều hành bởi Tổng giám đốc Vì vậy chúng tôi giả định có rủi ro liên quan tới lạm quyền kiểm soát của ban quản trị
Có Rủi ro đáng kể Tổng thể báo cáo
tài chính
Đánh giá tổng thể rủi ro hợp đồng kiểm toán:
Rủi ro hợp đồng kiểm toán được đánh giá ở mức Trung bình
Chấp nhận và tiếp tục mối quan hệ với khách hàng và hợp đồng kiểm toán
Đây là hợp đồng kiểm toán năm đầu tiên?
Hợp đồng kiểm toán năm đầuThực hiện bởi:
1 Chúng tôi đã liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm
N/A
2 Chúng tôi đảm bảo rằng các thủ tục thích hợp liên quan đến việc chấp nhận và tiếp tục mối quan hệ với khách hàng và hợp đồng này đã được thực hiện
3 Chúng tôi đã đánh giá tính tuân thủ đối với các chuẩn mực về đạo đức và tính độc lập theo chính sách của Deloitte tại đoạn 3310 và 3320
DRMS
DRMS/Form 006
9. Có lí do nào để tin rằng tồn tại rủi ro gian lận do gian dối khi báo cáo tình hình tài chính hoặc chiếm đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu?
Trang 29Kết luận về xung đột lợi ích Không có xung đột lợi ích được xác định Kết luận về chuẩn mực đạo đức Chúng tôi đã tuân thủ chuẩn mực đạo đức
áp dụng đối với hợp đồng kiểm toán này
Kết luận về tính độc lập Chúng tôi đã tuân thủ các yêu cầu về tính
độc lập áp dụng đối với hợp đồng này
Kết luận về việc chấp nhận và tiếp tục mối quan hệ với khách hàng và hợp đồng kiểm toán
Các thủ tục thích hợp liên quan đến việc chấp nhận và tiếp tục mối quan hệ với khách hàng và hợp đồng này đã được thực hiện và hợp đồng được chấp nhận
Deloitte chấp nhận cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng này Hợp đồng kiểm toán được kí giữa Deloitte và khách hàng được trình bày ở giấy tờ làm việc 1310-M
Thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
(bước này chủ yếu do chủ nhiệm kiểm toán kí tên vào các bước đã thực hiện theo hướng dẫn của Deloitte cho việc kí kết hợp đồng nên người viết không trích dẫn)
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
(như đã trình bày ở trên)
2.2 Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1 Khách hàng kiểm toán năm đầu - Công ty TNHH ABC
Thu thập các thông tin chung về khách hàng
Trước hết, KTV cần thu thập các thông tin chung về khách hàng, bao gồm cả
các thông tin tài chính và phi tài chính
Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, vì vậy, việc thu thập
thông tin về khách hàng là công việc hết sức quan trọng và đòi hỏi nhiều thời gian,
nhân lực Các thông tin được thu thập bao gồm các thông tin chung liên quan đến
các đặc điểm cơ bản về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, các
chính sách kinh doanh nói chung, chính sách kế toán áp dụng nói riêng, đặc điểm
thị trường, bối cảnh ngành, tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới hoạt động
của đơn vị… tới các thông tin chi tiết về hoạt động của đơn vị (đặc điểm hệ thống
sản phẩm sản xuất, khách hàng, nhu cầu thị trường ước tính, bộ máy nhân sự, các
ngân hàng mà ABC mở tài khoản…), từ đó nhận diện các rủi ro có thể xảy ra
Các thông tin thu thập để đạt được sự hiểu biết ban đầu về khách hàng ABC
phục vụ kiểm toán BCTC năm 2014 được trình bày ở Biểu 2.2
Trang 30Biểu 2.2 Trích giấy tờ làm việc 1410 - Hiểu biết về doanh nghiệp và môi
trường hoạt động
1410 Hiểu biết về doanh nghiệp và môi trường hoạt động
CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG TỚI DOANH NGHIỆP
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh và xu hướng
Hoạt động của Công ty là sản xuất bàn phím và phụ kiện điện thoại.Samsung là khách hàng chính của Công ty, trung bình mỗi năm tiêu thụ khoảng65%-70% Do thị trường điện thoại di động trong 9 tháng đầu năm 2014 tăngtrưởng nhưng xu hướng tăng trưởng không ổn định và cạnh tranh giữa các hãng vàcải tiến trong kĩ thuật và mẫu mã Do đó, doanh thu của Công ty chịu ảnh hưởngmạnh từ thị trường di động và đơn đặt hàng của Samsung
Môi trường kinh doanh chung
ABC thường xuyên nhập khẩu NVL và máy móc thiết bị, do đó biến động tỉ giá cóảnh hưởng đến hoạt động của Công ty
Pháp luật và các quy định có liên quan
Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy định phápluật có liên quan
Các nhân tố khác
Không có
CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG TÁC ĐỘNG TỚI DOANH NGHIỆP
Hoạt động kinh doanh
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất bàn phím điện thoại và các linh kiện, phụkiện điện thoại khác
Chủ sở hữu và cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH ABC là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập tạiViệt Nam với thời gian hoạt động là 46 năm theo Giấy chứng nhận đầu tư số (…)1ngày … tháng … năm 2010 do ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp, và các giấychứng nhận điều chỉnh
Chủ sở hữu của Công ty là Công ty KD - một Công ty được thành lập tại HànQuốc Sơ đồ tổ chức Công ty xem tại wp <1411>
Các bên liên quan
Bao gồm: Công ty mẹ KD Korea Bên giao dịch chủ yếu: Samsung Việt Nam
Các khoản đầu tư và hoạt động đầu tư
Không
1[] Kí hiệu này biểu hiện một số thông tin bị lược bỏ để tuân thủ quy tắc bảo mật của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam hoặc không hỗ trợ cho kiểm toán khoản mục phải trả người bán.
Trang 31Bộ máy tổ chức và nguồn tài trợ
- Sơ đồ tổ chức của Công ty xem wp <1411>
- Ngoài nguồn vốn góp của Công ty mẹ KD, Công ty thường phát sinh các khoảnvay ngắn hạn với Citibank và Công ty mẹ KD để bổ sung vốn cho hoạt động kinhdoanh
Mục tiêu, chiến lược và rủi ro kinh doanh có liên quan
Năm tài chính
Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc tại ngày 31/12
Các chính sách kế toán
Sau đây là các chính sách kế toán được Công ty áp dụng trong việc lập BCTC:
- Ước tính kế toán: Việc lập BCTC tuân theo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toándoanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan đến việc lập vàtrình bày BCTC, yêu cầu Ban giám đốc phải có những ước tính và giả định ảnhhưởng đến số liệu báo cáo về công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản công nợ
và tài sản tiềm tàng tại ngày lập BCTC cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu
và chi phí trong suốt năm tài chính Mặc dù các ước tính kế toán được lập bằng tất
cả sự hiểu biết của Ban giám đốc, số thực tế phát sinh có thể khác với các ước tính,giả định đặt ra
+ Đánh giá lại sau ghi nhận ban đầu
Hiện tại chưa có quy định đánh giá lại công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu
(…)
Trang 32- Ngoại tệ: Công ty áp dụng xử lí chênh lệch tỉ giá theo hướng dẫn của chuẩn mực
kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10) - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỉ giá hối đoái vàThông tư 179/2012/TT-BTC ngày 24/10/2012 quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lícác chênh lệch tỉ giá hối đoái trong doanh nghiệp Theo đó, các nghiệp vụ phát sinhbằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỉ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ Số dư cáckhoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày kết thúc niên độ kế toán được chuyểnđổi theo tỉ giá tại ngày này Chênh lệch tỉ giá phát sinh được hạch toán vào báo cáokết quả hoạt động kinh doanh Lãi chênh lệch tỉ giá do đánh giá lại số dư tại ngàykết thúc niên độ kế toán không được dùng để chia cho chủ sở hữu
(…)
Các yêu cầu báo cáo
Theo luật pháp và chế độ kế toán Việt Nam
- Phòng quản
lí chất lượng
- Mua hàng, kho
- R&D
- Lắp ráp, Injection
- In, sơn, cắt
- Khuôn
Bán hàng, Quản lí chất lượng
Quản lí kinh
doanh
Giám đốc
Trang 33Biểu 2.3 Trích giấy tờ làm việc 1411 - Sơ đồ tổ chức Công ty ABC
rủi ro
KSNB đối với khoản phải trả người bán thuộc chu trình chi tiêu và đượcDeloitte trình bày trong giấy tờ làm việc 1531 - Tìm hiểu chu trình chi tiêu Đối vớiCông ty ABC là khách hàng năm đầu, KTV thu thập thông tin về quy trình chi tiêu,mua sắm tài sản từ khi phát sinh nhu cầu cho đến khi thanh toán và lưu trữ chứng
từ, cũng như những phòng, ban, cá nhân có trách nhiệm tham gia trong quy trình đó.Chu trình được chia thành 4 bước:
- Mua hàng
- Quy trình hạch toán các khoản chi và phải trả người bán
- Thanh toán
- Lưu trữ tài liệu
Dựa trên các thông tin này KTV sẽ thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối vớichu trình chi tiêu Các thử nghiệm kiểm soát sẽ được trình bày trong giai đoạn thựchiện kiểm toán bao gồm thủ tục kiểm tra thiết kế và vận hành (D&I test) và thủ tụckiểm tra walkthrough
- Phòng quản
lí chất lượng
- Mua hàng, kho
- R&D
- Lắp ráp, Injection
- In, sơn, cắt
- Khuôn
Bán hàng, Quản lí chất lượng
Quản lí kinh
doanh
Giám đốc
Trang 34Biểu 2.4 Trích giấy tờ làm việc 1531 - Tìm hiểu chu trình chi tiêu
PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM
Bộ phận có nhu cầu mua sắm Lập giấy đề nghị và phiếu yêu cầu mua
hàng (đối với các mặt hàng là vănphòng phẩm, hàng tiêu dùng,…) vàthực hiện việc mua hàng sau khi đãđược phê duyệt đầy đủ
Trưởng bộ phận có nhu cầu mua sắm/
Bà TY - Kế toán trưởng Đối chiếu, kiểm tra việc ghi sổ các giao
dịch và lập BCTC
tiền và quỹ; đối chiếu số dư tiền gửi vớingân hàng hàng tháng
trữ chứng từ
MUA HÀNG
Đối với các khoản chi mua sắm có giá trị nhỏ (dưới 5 triệu VNĐ), Công tyquy định chỉ cần có sự phê duyệt của trưởng bộ phận, phòng, ban có nhu cầu muasắm Sau khi thực hiện việc mua sắm, tất cả các chứng từ phải được sự phê duyệtcủa Ban giám đốc và được chuyển về cho phòng kế toán để lưu trữ và hạch toán.Với những giao dịch lớn, Ban quản trị sẽ trực tiếp tiến hành mua hàng, sau đó tất cả
các chứng từ sẽ được chuyển về cho kế toán để lưu và hạch toán [Control Activity
- EX1] <1531- A>
Ngay khi đề nghị mua sắm được duyệt, phiếu yêu cầu mua hàng (purchaseorder - PO) sẽ được lập Trưởng các bộ phận có nhu cầu mua sắm có trách nhiệmlập phiếu này và thực hiện việc mua sắm Hàng tháng, trưởng các bộ phận này sẽphải báo cáo tình hình các giao dịch mua sắm cho Ban quản trị nhằm mục đích quản
lí Mỗi PO sẽ được lập 2 bản và được phê duyệt cả 2, một bản gửi cho kế toán theodõi và một bản gửi cho nhà cung cấp Công ty không có quy định nào về việc kiểm
tra các PO chưa được thực hiện [Control Activity - EX 2] <1531-A>
Khi nhận được hàng: Ông TT có trách nhiệm giám sát, kiểm nhận và lưu kho,đảm bảo số lượng NVL nhập kho đúng với PO Các thông tin sẽ được thể hiện trênbiên bản giao nhận hàng hóa và Ông TT có trách nhiệm trông coi số NVL đó
Trang 35Biên bản giao nhận sẽ được lập thành 4 bản: 1 bản cho nhà cung cấp, 1 bảncho bộ phận mua hàng, 1 bản cho bộ phận có yêu cầu đặt mua và 1 bản cho kế toán.Khi biên bản bàn giao được chuyển tới cho bộ phận kế toán, Bà NM sẽ hạchtoán chi phí vào hệ thống.
Walkthrough test:
Chọn một giao dịch trong tháng 8: phí quản lí cơ sở hạ tầng theo hợp đồng số 109/ HDCSHT-QV/110602, hóa đơn số 02275 ngày 2/8/2014 KTV không thấy có kế hoạch hay dự toán hoặc yêu cầu mua có sự phê duyệt của Công ty mẹ được kèm theo Có khả năng xảy ra rủi ro liên quan đến thẩm quyền phê duyệt, dẫn tới khoản mục chi phí bị khai tăng Tuy nhiên, ABC có hợp đồng với đầy đủ chữ kí duyệt và đóng dấu của ABC và công ty Kinh Bac Điều đó cho thấy Ban quản trị của ABC đã biết và chấp thuận cho khoản chi này.
Mặc dù không có đề nghị mua hàng (purchase request) và PO nhưng hợp đồng đã
kí là có hiệu lực và hoàn toàn phù hợp nên KTV xác định không có rủi ro về vượt thẩm quyền phê duyệt ở đây.
QUY TRÌNH HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN CHI VÀ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN
Hóa đơn và biên bản giao nhận sau khi được gửi đến Bà NM ở bộ phận kếtoán sẽ được kiểm tra và ghi sổ Bà NM cũng sẽ đối chiếu giữa phiếu nhập kho và
PO đã được duyệt trước khi ghi nhận một khoản chi phí hay phải trả người bán Saukhi kiểm tra các chứng từ đều hợp lệ, Bà NM sẽ ghi nhận vào hệ thống một khoảnchi phí hoặc phải trả người bán ABC ghi nhận một khoản phải trả người bán dựatrên thời điểm nhận được hàng (theo biên bản giao nhận) mà không dựa trên ngày
hóa đơn [Control Activity - EX 4] <1531-A>
Để có thể thanh toán cho người bán, Bà TY phải tiến hành kiểm tra và phê
duyệt các chứng từ, tài liệu kế toán liên quan [Control Activity - EX5] <1531-A>
Phỏng vấn Bà NM về việc đối chiếu các khoản nợ phải trả với các nhà cungcấp, được biết ABC không tiến hành đối chiếu công nợ phải trả với nhà cung cấp.Rủi ro có thể xảy ra các khoản công nợ và điều chỉnh công nợ bị ghi nhận sai hoặccác khoản thanh toán bị ghi sai
có liên quan
Trang 36Walkthrough test:
Ngày 22/1/2014 khi nhận được hóa đơn từ nhà cung cấp PwC, bà PH đã thanh toán qua ngân hàng Ủy nhiệm chi đã được lập và kí bởi bà PH và giám đốc Khi nhận được giấy báo có, bà PH đã ghi nhận khoản thanh toán vào hệ thống.
LƯU TRỮ TÀI LIỆU
Bộ phận mua hàng có trách nhiệm lưu giữ những chứng từ gốc Cuối tháng người phụ trách bộ phận mua hàng và bà NM sẽ đối chiếu và kiểm tra xem có sai lệch nào không Nếu có sai lệch, hai bên sẽ kiểm tra lại và tiến hành điều chỉnh
Sau khi phân tích sơ bộ các thông tin ban đầu về doanh nghiệp cũng như tìmhiểu về hệ thống KSNB, KTV tiến hành việc phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán
và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng
Việc phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh củakhách hàng sẽ giúp KTV phát hiện những biến động lớn đối với các chỉ tiêu trênbảng cân đối kế toán cũng như Báo cáo kết quả kinh doanh, xem xét tính bất thườngcủa các biến động này (bao gồm cả biến động được dự đoán nhưng không xảy ra vàbiến động diễn ra ngoài dự kiến) Khi xem xét những biến động bất thường này,KTV sẽ giới hạn phạm vi các vùng có rủi ro hoặc gian lận có thể xảy ra, xác địnhnhững điểm có thể giảm bớt sự quan tâm cũng như những khoản mục cần chú trọngtrong quá trình kiểm toán
Trong quá trình phân tích sơ bộ này, các KTV trong nhóm kiểm toán tiếnhành phỏng vấn ban giám đốc, kế toán viên và các phòng ban liên quan để thu thậpcác thông tin cần thiết phục vụ giải thích nguyên nhân biến động
Trang 38Biểu 2.5 Trích giấy tờ làm việc 1610 - Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán khách hàng ABC
Đánh giá khả năng hoạt động liên tục:
TSNH - Tổng nợ phải trả (316,554,536,523) (498,933,313,759)
TSNH - Tổng nợ phải trả bị âm lớn do năm 2013 và 2014, ABC có khoản vay ngắn hạn hơn 262 tỉ VND để tài trợ cho vốn lưu động Tuy nhiên, khoản vay này là vay từ công ty mẹ và công ty ABC luôn nhận được sự hỗ trợ từ công ty mẹ Hơn nữa, lợi nhuận trước thuế năm 2014 là hơn 170 tỉ VND nên không có dấu hiệu cho thấy ABC mất khả năng hoạt động liên tục
Trang 39Sau khi tính toán chênh lệch, KTV sẽ mở các ghi chú (Tickmark - T/m) đểgiải thích các biến động lớn Những biến động nhỏ sẽ được kí hiệu là IM(Immateriality - Không trọng yếu) Liên quan đến khoản phải trả người bán, năm
2014 có biến động tăng mạnh so với năm 2013, KTV mở ghi chú {o} để giải thích:
Các khoản phải trả tại 31/12/2014 tăng so với 31/12/2013 là do các khoản phải trả về nhập khẩu máy móc, thiết bị, NVL từ công ty mẹ tăng và phải trả các nhà cung cấp khác trong nước về mua linh kiện, phụ kiện Trong đó, phải trả tăng lên chủ yếu khoản phải trả cho Công ty mẹ, do Công ty nhập khẩu chủ yếu từ Cty mẹ.
Các khoản phải trả chủ yếu đến từ Công ty mẹ nên Công ty không chịu sức ép thanh toán cũng như có thể chủ động trong kế hoạch trả nợ để phù hơp với hoạt động sản xuất kinh doanh Các koản mua từ Công ty mẹ chủ yếu là Nhập khẩu, và thuế GTGT phát sinh trong khâu nhập khẩu được hoàn sau khi thoả mãn điều kiện
đã nộp tiền thuế GTGT ở khâu nhập khẩu vào ngân sách nhà nước Do đó, hạn chế rủi ro thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ do chậm thanh toán công nợ phải trả.
Qua các thông tin ban đầu về khách hàng ABC, cũng như các đánh giá sơ bộ
về rủi ro kiểm toán, KTV quyết định lựa chọn tiêu chí doanh thu làm căn cứ xácđịnh mức trọng yếu tổng thể Lí do KTV lựa chọn tiêu chí doanh thu là do ABCđược thành lập năm 2009 nhưng đã bắt đầu hoạt động từ năm 2010, khoản mụcdoanh thu là khoản mục chính phản ánh quy mô hoạt động kinh doanh của ABC
để kiểm toán theo luật định, do đó, để thận trọng KTV lựa chọn mức thấp hơn đểthực hiện 2 mục đích đồng thời
Trang 40 Đánh giá rủi ro và xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết cho khoản mục Phải trả người bán
Sau khi có những hiểu biết ban đầu về khách hàng và hệ thống KSNB củakhách hàng đối với khoản phải trả người bán, cũng như những phân tích sơ bộBCTC, đánh giá ban đầu về rủi ro có sai sót trọng yếu (rủi ro tiềm tàng và rủi rokiểm soát), KTV sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán đối với riêng khoản mục này.Với khách hàng là công ty ABC, KTV lập kế hoạch theo hướng tất cả các khoảnmục phải trả người bán đều có rủi ro có sai sót trọng yếu (tức cần được kiểm toán -Scope in) và không tin tưởng vào hệ thống KSNB Kế hoạch này sẽ là căn cứ đểthực hiện các thử nghiệm cơ bản ở giai đoạn thực hiện kiểm toán