Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục phải trả người bán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Trang 69)

- Bỏ sót các khoản điều chỉnh giảm công nợ phải trả

6/ Tin tưởng vào số liệu của khách hàng cung cấp

3.1.1. Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục phải trả người bán tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

3.1. Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quytrình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam trình kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Nhìn chung, quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nói chung và vận dụng vào kiểm toán khoản mục phải trả nói riêng được đánh giá là hiệu quả và có nhiều ưu điểm so với các công ty kiểm toán khác. Để đạt được kỳ vọng về chất lượng kiểm toán, Công ty đã không ngừng hoàn thiện quy trình của mình, hướng tới hội nhập với quy trình kiểm toán của Deloitte toàn cầu với việc tận dụng triệt để sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm hỗ trợ như AS2, Analytic, …Tuy nhiên, sự hỗ trợ về mặt công nghệ thông tin này vẫn bộc lộ một vài sự hạn chế. Bên cạnh đó, sự vận dụng quy trình kiểm toán vào thực tế từng khách hàng như thế nào lại cần tới sự sáng tạo, kinh nghiệm và ý thức của KTV. Điều này một mặt tạo nên sự linh hoạt trong từng cuộc kiểm toán, một mặt tạo nên trở ngại khi có những quy định bắt buộc mà KTV khó có thể thay đổi cho hợp lý. Do vậy, thực tế vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục phải trả trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện có nhiều ưu điểm nhưng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.

3.1.1. Những ưu điểm trong kiểm toán khoản mục phải trả người bán tại Công tyTNHH Deloitte Việt Nam TNHH Deloitte Việt Nam

Giai đoạn lập kế hoạch

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán. Giai đoạn này tạo ra tiền đề về pháp lý, phương tiện, con người cho cuộc kiểm toán. Giai đoạn này được chuẩn bị tốt và thích hợp sẽ giúp cho KTV xác định được các vấn đề trọng tâm cần tập trung chú ý, những điểm nút quan trọng kiểm toán, những rủi ro có thể xuất hiện, những vấn đề cần được nhận biết, để tránh sai sót và hoàn tất công việc được hiệu quả, nhanh chóng đúng như cam kết. Giai đoạn này cũng giúp cho KTV có kế hoạch sử dụng các trợ lý kiểm toán một cách có hiệu quả, phối hợp ăn ý giữa những tài liệu của các chuyên gia hoặc của các KTV khác.

Tại Deloitte, các cuộc kiểm toán luôn được chuẩn bị và lập kế hoạch chi tiết đảm bảo tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như chuẩn mực kiểm toán quốc tế. Công việc lập kế hoạch kiểm toán được Deloitte thực hiện tốt với các ưu điểm nổi bật:

Thứ nhất, Deloitte đã thiết kế được chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục một cách khoa học đồng thời có sự gắn kết chặt chẽ giữa các phần. Các thủ tục được thiết kế xuyên suốt nhưng đảm bảo không chồng chéo. Trong kiểm toán khoản mục phải trả người bán, các thủ tục được thiết kế cụ thể, phân biệt rõ với phần hành khác. Ví dụ, các khoản phải trả công nhân viên sẽ được xem xét riêng, tránh nhầm lẫn với phải trả người bán, đồng thời cũng không chồng chéo với các khoản phải trả, phải thu với các bên liên quan. Việc này giúp cho việc thực hiện kiểm toán tiết kiệm được thời gian và chi phí mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Chương trình kiểm toán mẫu chỉ mang tính chất hướng dẫn. Để chương trình kiểm toán phải trả người bán mẫu trở nên khả thi cho từng cuộc kiểm toán thì KTV phải có sự linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn và thiết kế các thủ tục phù hợp. Để làm được điều đó, KTV phải nắm rõ các đặc điểm của khách hàng cũng như rủi ro có thể xảy ra đối với phần hành. Việc tìm hiểu khách hàng và xác định rủi ro được thực hiện theo các quy định nghiêm ngặt với các hướng dẫn được chuẩn hóa.

Thứ hai, Deloitte Việt Nam đã tiến hành xây dựng được hệ thống câu hỏi đánh giá (dưới dạng bảng hỏi) hệ thống KSNB khá chi tiết. Trên thực tế, từng chu trình, từng khoản mục đã được thiết kế sẵn Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB. Đặc biệt, Deloitte Việt Nam đã tuân thủ một cách nghiêm ngặt việc thu thập hiểu biết các quy trình nghiệp vụ quan trọng. Đây là công việc rất cần thiết bởi nó sẽ cho KTV định hướng làm việc, chỉ ra các khả năng sai sót. Việc tiến hành thử nghiệm xuyên suốt (walk-through) sẽ khẳng định lại những hiểu biết này và đồng thời xem xét hoạt động của hệ thống KSNB. Với chu trình ghi nhận khoản phải trả, mẫu giấy tờ làm việc được chuẩn hóa như đã đề cập tại chương 2. Dựa vào đặc điểm thực tế của từng khách hàng, KTV sẽ có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, sử dụng phù hợp các thử nghiệm kiểm soát sao cho việc đánh giá hệ thống KSNB đạt được mục tiêu đã đề ra nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về chi phí.

Thứ ba, việc thiết kế chiến lược kiểm toán được thực hiện trên nên tảng vững chắc là sự hiểu biết sâu sắc về khoản mục phải trả.Với lợi thế của một hãng kiểm toán lớn, với cơ sở vật chất hiện đại và hệ thống thông tin đa dạng, được cập nhật liên tục – một hỗ trợ thuận lợi cho việc thu thập dữ liệu, phục vụ phân tích, đánh giá tình hình tài chính, phi tài chính của khách hàng nói chung và đặc điểm chu trình mua hàng - thanh toán nói riêng. Ngay từ bước đầu tiên của giai đoạn này, KTV đã tìm hiểu kỹ càng quy trình mua hàng – thanh toán của khách hàng, quy trình luân chuyển và xử lý chứng từ; từ đó tìm ra những khả năng có thể xảy ra sai phạm với khoản mục phải trả người bán. Đặc biệt, trong quá trình tìm hiểu, KTV đặc biệt chú ý đến việc ứng dụng của công nghệ thông tin trong doanh nghiệp. Với sự phát triển của môi trường công nghệ hiện nay, việc tận dụng tiến bộ trong công nghệ để xử lý

số liệu sẽ giúp làm giảm khả năng sai phạm và nếu KTV nắm được điều này, cuộc kiểm toán sẽ có định hướng hơn, giảm thiểu các thủ tục và chi phí không cần thiết.

Thứ tư, công tác đánh giá trọng yếu của Deloitte Việt Nam thực sự nổi bật so với các công ty hiện có trên thị trường. Hầu hết các công ty kiểm toán khác không có quy trình đánh giá trọng yếu cụ thể mà dựa trên kinh nghiệm xét đoán chủ quan của KTV. Thật vậy, ngay từ giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc thu thập và phân tích thông tin tổng quan về khách hàng đã cung cấp những thông tin quan trọng nhằm đánh giá các rủi ro kinh doanh; quá trình phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp nhận định rủi ro tiềm tàng của các khoản mục trên BCTC. Việc đưa ra các mô hình ước lượng dựa trên quy mô, đặc trưng và các đặc điểm về doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản giúp cho việc thiết lập mức trọng yếu trở nên khách quan và đáng tin cậy hơn. Từ đó, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thực hiện các thủ tục phân tích chi tiết và các thủ tục kiểm tra chi tiết sâu hơn tập trung vào các khoản mục đó nhằm bảo đảm các cơ sở dẫn liệu. Ngoài ra, việc đánh giá rủi ro kết hợp giúp KTV đánh giá toàn diện ảnh hưởng của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của hiệu lực của hệ thống KSNB, từ đó, công việc thiết kế các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản được thực hiện hiệu quả hơn.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Dựa trên kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán chi tiết đã lập, KTV của Deloitte Việt Nam đã thực hiện kiểm toán một cách toàn diện các BCTC của khách hàng. Với khoản mục phải trả, việc vận dụng linh hoạt các phương pháp kỹ thuật kiểm toán và tuân thủ chương trình kiểm toán do Deloitte đặt ra thực sự đã đảm bảo các thủ tục kiểm toán là đầy đủ và đáng tin cậy, công tác kiểm toán đã đạt mức hợp lý cần thiết.

Thứ nhất, việc thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả của KTV công ty TNHH Deloitte Việt Nam được vận dụng rất linh hoạt. Tùy theo đánh giá về hệ thống KSNB của khách hàng mà KTV lựa chọn cách thức tiếp cận cuộc kiểm toán hiệu quả. Nếu khách hàng có hệ thống KSNB hiệu quả, KTV có thể sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống KSNB để giảm bớt số lượng thử nghiệm chi tiết. Đối với các khách hàng mà KTV không dự kiến dựa vào hệ thống KSNB thì sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận dựa vào thử nghiệm cơ bản. Khi đó, cuộc kiểm toán sẽ không tiến hành thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện luôn vào thử nghiệm cơ bản với việc tăng quy mô mẫu chọn. Các thử nghiệm cơ bản như kiểm tra sổ tiền gửi, tìm kiếm các khoản phải trả chưa được ghi nhận, gửi thư xác nhận... được thực hiện xuyên suốt, trọn vẹn, bao quát được tất cả rủi ro liên quan đến khoản mục phải trả người bán.

Thứ hai, Deloitte Việt Nam có kỹ thuật thu thập bằng chứng đa dạng, đảm bảo các bằng chứng thu được đủ giá trị để củng cố ý kiến kiểm toán và khẳng định các công việc kiểm toán đã được thực hiện. Liên quan đến khoản mục phải trả, KTV công ty thường áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau tùy theo mục đích của thử nghiệm như kiểm tra chứng từ, quan sát, phỏng vấn khi tìm hiểu quy trình và thực hiện walk-through; đánh giá lại các khoản phải trả có gốc ngoại tệ; gửi thư xác nhận số dư tới các nhà cung cấp...Điều quan trọng là KTV luôn xác định được các mục tiêu kiểm toán cần chú ý trước khi tiến hành các thủ tục kiểm toán để tập trung nguồn lực và đạt hiệu quả công việc.

Thứ ba, trong kiểm toán khoản mục phải trả nói riêng và kiểm toán các

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w