Các kiến nghị và giải pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Trang 74)

- Bỏ sót các khoản điều chỉnh giảm công nợ phải trả

3.2.2.Các kiến nghị và giải pháp

6/ Tin tưởng vào số liệu của khách hàng cung cấp

3.2.2.Các kiến nghị và giải pháp

Sau quá trình thực tập tại Deloitte, được tham gia vào các cuộc kiểm toán, tự mình trải nghiệm những vấn đề còn tồn tại nêu trên khi tiến hành kiểm toán khoản mục phải trả người bán, em xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị sau để hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục này:

 KTV cần chú trọng hơn việc thu thập thông tin chung về khách hàng để hiểu khách hàng một cách sâu sắc hơn, xác định tốt các rủi ro có thể có đối với BCTC. Nên kết hợp việc sử dụng các mô hình phân tích cao cấp trong việc tìm hiểu khách hàng.

Tại đoạn A3 hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kiểm toán VSA 520 có nêu: “A3. Kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện các

thủ tục phân tích, từ việc so sánh đơn giản đến các phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử dụng các kỹ thuật thống kê tiên tiến.”. Chính vì vậy, ngoài các thủ tục phân tích

phổ biến, KTV có thể sử dụng một số loại hình phân tích khác như phân tích thống kê, phân tích theo mô hình Dupont, phân tích 5 lực lượng cạnh tranh (mô hình Five Forces), phân tích môi trường chung (theo mô hình PEST)…Sở dĩ cần phải sử dụng đến các kỹ thuật phân tích phức tạp vì các thủ tục phân tích cơ bản tuy đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí nhưng chỉ được thực hiện chủ yếu trên Báo cáo tài chính, khả năng kế hợp với việc phân tích các thông tin phi tài chính lại chưa cao. Do vậy trong nhiều trường hợp kiểm toán viên cần phải sử dụng các thủ tục phân tích phức tạp hơn vì các kỹ thuật phân tích phức tạp có thể gắn kết các thông tin phi tài chính với thông tin tài chính và thông tin hoạt động. Bên cạnh đó kỹ thuật phân tích phức tạp có thể gắn kết được nhiều dữ liệu với nhau hơn và đem lại kết quả có ý nghĩa hơn.

Tuy nhiên, công việc phân tích tỉ mỉ như vậy có thể tốn nhiều thời gian nên KTV cần bố trí để thực hiện trước khi đến khách hàng.

 Các thử nghiệm kiểm soát cần được quan tâm hơn và khuyến khích, tư vấn cho khách hàng cải thiện hệ thống KSNB.

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số VSA 315 đã quy định KTV có trách nhiệm trong việc xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ. Chuẩn mực cũng đã đưa ra những hướng dẫn về các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, các hoạt động kiểm soát nội bộ có liên quan đến cuộc kiểm toán và những rủi ro mà nếu chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản sẽ

KTV phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát là cần thiết. Cần nhấn mạnh lại rằng, hướng dẫn và quy trình kiểm toán của Deloitte đã được thiết kế hoàn toàn phù hợp và tuân thủ chuẩn mực này nhưng trong thực tế thực hiện các KTV đang có xu hướng xem nhẹ các thử nghiệm kiểm soát và thiên về thực hiện nhiều thử nghiệm cơ bản. Việc thực hiện các thử nghiệm cơ bản với số lượng lớn trong đa số trường hợp sẽ giúp tiết kiệm thời gian làm thử nghiệm kiểm soát và có tỉ lệ cao phát hiện ra vấn đề sai phạm ngay (nếu có). Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, đặc biệt là với khách hàng năm đầu tiên, thì thực hiện thử nghiệm cơ bản với số lượng lớn là rất khó khăn vì có thể phải kiểm tra tới những chứng từ, tài liệu của nhiều năm trước, khách hàng không sẵn lòng tìm lại ngay. Vì vậy, để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản đối với một số khách hàng mà qua đánh giá ban đầu cho thấy hệ thống KSNB có thể tin tưởng được, KTV cần nghiêm chỉnh thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng về tính hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng của hệ thống KSNB. Điều này có thể được thực hiện bằng cách mở rộng chọn mẫu các giao dịch (số mẫu tùy thuộc mức độ thường xuyên của nghiệp vụ) để kiểm tra các thủ tục kiểm soát, các chốt kiểm soát đi kèm có vận hành đạt hiệu quả không, có sai sót nào xảy ra không. Từ đó, KTV mới đi đến đánh giá mức độ mở rộng thử nghiệm cơ bản.

 Nâng cao tính thận trọng và xét đoán nghề nghiệp khi chọn mẫu các số dư phải trả người bán để kiểm tra.

Như đã phân tích ở chương I, khoản mục phải trả người bán là một trong những khoản mục có số dư bên Có nên khi chọn mẫu để kiểm tra số dư cuối kì cần lưu ý không phải chỉ chọn những số dư lớn. Hướng dẫn của Deloitte về các cách chọn mẫu để kiểm tra số dư cuối kì khoản mục phải trả người bán đã rất chi tiết nhưng trong từng khách hàng cụ thể, KTV cần căn cứ vào những hiểu biết về khách hàng, nhà cung cấp, bên liên quan, hệ thống KSNB,… để đưa ra cách chọn phù hợp, không bỏ qua quá nhiều những số dư đáng nghi ngờ nhưng cũng không làm thừa công việc. Các KTV ít kinh nghiệm cần tích cực trao đổi với trưởng nhóm hoặc cấp trên để có hướng dẫn kịp thời, chính xác về cách chọn mẫu.

KẾT LUẬN

Thông tin tài chính là một trong những nguồn thông tin quan trọng, chủ yếu làm cơ sở ra quyết định của rất nhiều đối tượng khác nhau. Hoạt động kiểm toán với khả năng mang lại một giá trị đảm bảo cho chất lượng các thông tin trên BCTC mà doanh nghiệp cung cấp, được đánh giá là “Vị quan tòa công minh trong quá khứ, người dẫn dắt trong hiện tại và là cố vấn sáng suốt trong tương lai”. Muốn vậy, hoạt động kiểm toán tự mình phải thực sự bảo đảm chất lượng, đưa ra các ý kiến dựa trên những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và hiệu lực; nhất là trong môi trường cạnh tranh, khi mà các hãng kiểm toán luôn phải đối mặt với vấn đề chất lượng công việc, áp lực thời gian và giá phí kiểm toán. Điều đó đòi hỏi KTV cần có sự lựa chọn những thủ tục kiểm toán thích hợp nhằm thu thập đúng, đủ và hiệu quả các bằng chứng hỗ trợ việc đưa ra kết luận kiểm toán.

Khoản mục phải trả là một khoản mục quan trọng trong quy trình kiểm toán BCTC. Đặc biệt với Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, khoản mục này luôn được chú ý đặc biệt với hướng dẫn thủ tục áp dụng đầy đủ và được thực hiện bởi những KTV giàu kinh nghiệm nhất. Trong thời gian thực tập vừa qua, với sự giúp đỡ bảo ban của các anh chị trong nhóm kiểm toán, được làm và thực hành trợ giúp kiểm toán khoản mục, em càng nhận thấy vai trò quan trọng của nó. Vì khoản mục được thiết kế các thủ tục một cách chặt chẽ nên hiểu chương trình kiểm toán khoản mục phải trả cũng giúp em có cái nhìn toàn diện hơn về quy trình kiểm toán nói chung.

Với những kinh nghiệm ít ỏi được tích lũy, cùng những quan sát và nghiên cứu nghiêm túc, em đã thực hiện Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, trong đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa vận dụng quy trình kiểm toán vào kiểm toán khoản mục phải trả trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên, với thời gian và kiến thức còn hạn chế, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, em rất mong nhận được những góp ý và nhận xét từ thày cô, các anh chị KTV và bạn đọc để Chuyên đề thêm hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (Trang 74)