TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ VÕ NGUYỄN HỒNG NGÂN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ DƯA ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH HÉO RŨ DO NẤM Fusarium oxysporum TRÊN DƯA LEO Cucumis sativus L...
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VÕ NGUYỄN HỒNG NGÂN
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP HỌ
BẦU BÍ DƯA ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
HÉO RŨ DO NẤM Fusarium oxysporum
TRÊN DƯA LEO ( Cucumis sativus L.)
VỤ THU ĐÔNG 2012
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Cần Thơ, 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP HỌ
BẦU BÍ DƯA ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
HÉO RŨ DO NẤM Fusarium oxysporum
TRÊN DƯA LEO ( Cucumis sativus L.)
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-oOo-
Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học cây trồng với đề tài:
BẦU BÍ DƯA ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
HÉO RŨ DO NẤM Fusarium oxysporum
TRÊN DƯA LEO ( Cucumis sativus L.)
VỤ THU ĐÔNG 2012
Do sinh viên Võ Nguyễn Hồng Ngân thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Cán bộ hướng dẫn
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG
-oOo-
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học cây trồng với đề tài:
BẦU BÍ DƯA ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH
HÉO RŨ DO NẤM Fusarium oxysporum
TRÊN DƯA LEO ( Cucumis sativus L.)
VỤ THU ĐÔNG 2012
Do sinh viên Võ Nguyễn Hồng Ngân thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:
………
… ………
Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức:
… ………
Cần Thơ, ngày…, tháng, … năm 2014
Trang 5TIỂU SỬ CÁ NHÂN
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ và tên: Võ Nguyễn Hồng Ngân Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 12/06/1993 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: thị xã Vĩnh Long, Vĩnh Long
Họ tên cha: Võ Hoài Hiệp Sinh năm: 1966
Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Mịnh Sinh năm: 1969
Quê quán: ấp Sơn Đông, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1 Tiểu học
Thời gian đào tạo: 1999 đến năm 2004
Trường: tiểu học Thanh Đức C
Địa chỉ: xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
2 Trung học cơ sở
Thời gian đào tạo: 2004 đến năm 2008
Trường: Trung học cơ sở Thanh Đức B
Địa chỉ: xã Thanh Mỹ I, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
3 Trung học phổ thông
Thời gian đào tạo: 2008 đến năm 2011
Trường: THPT Lưu Văn Liệt
Địa chỉ: phường 1, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
4 Đại học
Thời gian đào tạo: 2011 đến năm 2014
Trường: Đại học Cần Thơ
Địa chỉ: đường 3-2, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Ngày… tháng… năm 2014 Người khai
Võ Nguyễn Hồng Ngân
Trang 6LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- PGS.TS Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này
- ThS Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn
- Cố vấn học tập cô Bùi Thị Cẩm Hường đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học
- TS Nguyễn Thị Thu Nga, ThS Đoàn Thị Kiều Tiên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài
- Quý thầy, cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học
Xin chân thành cảm ơn!
- Anh Phan Ngọc Nhí, chị Lý Hương Thanh lớp Cao học Trồng Trọt khóa
18 đã giúp tôi hoàn thành số liệu và chỉnh sửa luận văn
- Chị Tiên, anh Phương, bạn Công, Lộc, Liên, Minh, Tân và các bạn lớp Khoa học cây trồng K37 đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Thân gửi về!
Các bạn lớp Khoa học cây trồng K37 những lời chúc sức khỏe và thành
đạt trong tương lai
Võ Nguyễn Hồng Ngân
VÕ NGUYỄN HỒNG NGÂN 2014 “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ
bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo (Cucumis sativus L.) vụ Thu Đông 2012” Luận văn tốt nghiệp
Trang 7Đại học ngành Khoa học cây trồng, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Ba và ThS Võ Thị Bích Thủy
TÓM LƯỢC
Đề tài được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch khoa Nông Nghiệp
và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 9-11/2012 nhằm mục tiêu tìm ra gốc ghép giúp dưa leo tăng khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm
Fusarium oxysporum trong điều kiện chủng bệnh nhân tạo Thí nghiệm được bố
trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức với 4 lần lặp lại Sáu nghiệm thức là dưa leo ghép trên 5 loại gốc và dưa leo không ghép làm đối chứng (1) Đối chứng-không ghép, (2) Ghép gốc bầu địa phương, (3) Ghép gốc bầu Nhật, (4) Ghép gốc mướp, (5) Ghép gốc bí đỏ và (6) Ghép gốc bình bát dây Kết quả thí nghiệm cho thấy giai đoạn 20 ngày sau khi lây bệnh, 40% số cây dưa leo không ghép làm đối chứng xuất hiện bệnh với cấp bệnh là 1,7 và tăng dần đến giai đoạn 35 ngày sau khi lây bệnh thì 100% cây nhiễm bệnh (cấp bệnh 3,6 cao nhất so dưa leo ghép trên 5 loại gốc họ bầu bí dưa) Trong khi đó, các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép đến giai đoạn 25 ngày sau khi lây bệnh thì mới xuất hiện triệu chứng bệnh với cấp bệnh không đáng kể Giai đoạn 35 ngày sau khi lây bệnh các nghiệm thức ghép bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ
và bình bát dây có tỷ lệ bệnh dao động từ 5,00-48,33% (cấp bệnh từ 1,15-2,45) Năm loại gốc ghép họ dưa bầu bí được sử dụng trong thí nghiệm có khả năng
kháng rất tốt với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum
Trang 8MỤC LỤC
Mở đầu 1
Chương 1 Lược khảo tài liệu 2
1.1 Khái quát về dưa leo 2
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng 2
1.1.2 Đặc tính thực vật dưa leo 2
1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh dưa leo 3
1.1.4 Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum 4
1.1.5 Tình hình sản xuất dưa leo hiện nay 6
1.2 Khái quát về một số gốc ghép trên dưa leo 6
1.2.1 Gốc bầu 6
1.2.2 Gốc mướp 7
1.2.3 Gốc bí đỏ 7
1.2.4 Gốc bình bát dây 8
1.3 Cơ sở khoa học của việc ghép cây 8
1.3.1 Khái niệm ghép 8
1.3.2 Cơ chế hình thành cây ghép 8
1.3.3 Lợi ích của việc ghép cây 10
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về gốc ghép trên cây họ dưa bầu bí ……10
Chương 2 Phương tiện và phương pháp 12
2.1 Phương tiện 12
2.1.1 Địa điểm và thời gian 12
2.1.2 Vật liệu 12
2.2 Phương pháp 12
2.2.1 Bố trí thí nghiệm 12
2.2.2 Tiến hành thí nghiệm 13
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 16
2.3 Phân tích số liệu 17
Chương 3 Kết quả và thảo luận 18
3.1 Ghi nhận tổng quát 18
3.2 Tỷ lệ sống sau khi ghép 18
3.3 Chỉ tiêu bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo 19
3.3.1 Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo 19
3.3.2 Tỷ lệ cây bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo 20
3.4 Tình hình sinh trưởng 20
3.4.1 Chiều dài thân chính 20
3.4.2 Số lá trên thân chính 21
3.4.3 Đường kính gốc ghép 22
3.4.4 Đường kính ngọn ghép 23
3.4.5 Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép 23
3.5 Thành phần năng suất 24
3.5.1 Số trái trên cây 24
3.5.2 Trọng lượng trái trên cây 25
Chương 4 Kết luận và đề nghị 27
4.1 Kết luận 27
Trang 94.2 Đề nghị 27
Tài liệu tham khảo 28
Trang 10DANH SÁCH BẢNG
3.1 Tỷ lệ (%) sống sau khi ghép 10 ngày của dưa leo ở các
3.2 Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo
trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát 19
3.3 Tỷ lệ (%) cây nhiễm bệnh héo rũ do nấm Fusarium
oxysporum của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau
qua các giai đoạn khảo sát 20 3.4 Chiều dài (cm) thân chính của dưa leo trên các loại gốc ghép
khác nhau qua các giai đoạn khảo sát 21
3.5 Số lá trên thân chính của dưa leo trên các loại gốc ghép khác
nhau qua các giai đoạn khảo sát 22 3.6 Đường kính (mm) gốc dưa leo trên các loại gốc ghép khác
nhau qua các giai đoạn khảo sát 22
3.7 Đường kính (mm) ngọn dưa leo trên các loại gốc ghép khác
nhau qua các giai đoạn khảo sát 23 3.8 Tỷ số đường kính gốc/ngọn ghép của dưa leo trên các loại
gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát 24
Trang 11DANH SÁCH HÌNH
2.1 Thao tác ghép dưa leo trên gốc bầu (a) Gốc bầu ở độ tuổi
8NKSG; (b) Loại bỏ lá thật của gốc bầu; (c) Gốc bầu sau khi
loại bỏ lá thật; (d) Dùng ghim ghép ghim vào đỉnh bầu
(30-450); (e) Dùng lưỡi lam cắt xéo ngọn (30-450); (f) Rút ghim
ghép đồng thời gắn ngọn dưa và gốc bầu; (g) Ấn ngọn dưa
dính vào gốc bầu; (h) Cây ghép hoàn chỉnh
14 2.2 Thao tác ghép trên gốc mướp (a) Gốc mướp 15 NSKG, (b)
Loại bỏ lá thật gốc bầu, (c) Dùng ống cao su chuyên dùng
gắn vào thân mướp, (d) Ngọn ghép dưa leo 4 NSKG, (e)
Gắn ngọn dưa vào gốc ghép mướp, (f) Cây ghép hoàn chỉnh
15 2.3 Một số loại cây ghép hoàn chỉnh (a) Đối chứng-không
ghép, (b) Dưa leo ghép gốc bầu, (d) Dưa leo ghép gốc
mướp, (d) Dưa leo ghép gốc bí đỏ, (e) Dưa leo ghép gốc
bình bát dây
15 3.1 Cấp bệnh của dưa leo (a) Dưa leo khỏe mạnh (cấp 1), (b)
Một số lá hoại tử nhẹ, lá hơi héo (cấp 2), (c) Lá bị hoại tử
nặng, rụng lá (cấp 3), (d) Cây chết hoàn toàn (cấp 4)
19 3.2 Số trái trên cây (trái/cây) của dưa leo trên các loại gốc ghép
25 3.3 Trọng lượng (g) trái trên cây của dưa leo trên các loại gốc
Trang 12DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NN & SHƯD Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng
Trang 13MỞ ĐẦU
Cây dưa leo (Cucumis sativus L.) có chứa hàm lượng vitamin và khoáng
chất khá cao, có thời gian sinh trưởng ngắn, dễ trồng và cho giá trị kinh tế cao nên được trồng phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long Nhưng việc canh tác liên tục đã tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh héo rũ đã và đang gây thiệt hại nặng nề Benson and Peet (2006) đã áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh như luân canh với cây trồng khác họ, vệ sinh đồng ruộng, nấm đối kháng, trị bằng thuốc hóa học và kể cả dùng Methyl bromide xử lý đất canh tác cũng không mang lại hiệu quả cao Triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở những lá bên dưới, sau đó lan dần lên lá non với triệu chúng lá hơi vàng từ rìa dẫn đến khô và chết héo
cả cây sau 3-5 ngày Ghép dưa là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể
trồng dưa liên tục nhiều vụ trong năm mà không lo bị bệnh héo do nấm Fusarium
oxyporum, ngoài đặc tính kháng bệnh thì cây ghép còn có khả năng chịu úng,
chịu hạn và chịu phèn tốt do bộ rễ của cây làm gốc ghép được tuyển chọn từ
những loại cây hoang dại (Trần Thị Ba và ctv., 2010) Do đó cần tìm ra loại gốc ghép có thể giúp dưa leo tăng khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium
oxyporum Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí
dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa
leo (Cucumis sativus L.) vụ Thu Đông 2012” được thực hiện nhằm mục tiêu tìm
ra loại gốc ghép giúp dưa leo tăng khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium
oxysporum trong điều kiện lây bệnh nhân tạo trong nhà lưới
Trang 14CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Khái quát về dưa leo
1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng
Tên khoa học là Cucumis sativus L., tên tiếng Anh là Cucumber, thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae) Có nguồn gốc từ Ấn Độ giữa vịnh Bengal và dãy Hymalayas cách nay hơn 3.000 năm Theo Mai Thị Phương Anh và ctv (1996)
thì dưa leo được khoa học xác nhận có nguồn gốc ở Việt Nam, tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm nay
Dưa leo chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao nên rất được ưa chuộng ở các nước có khẩu phần ăn
giàu năng lượng (Bose et al., 2002, trích dẫn bởi Cao Thị Làn, 2011) Theo Đông
y, dưa leo có vị ngọt, tính hàn, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, chữa phù thũng (Đường Hồng Dật, 2002)
1.1.2 Đặc tính thực vật dưa leo
* Hệ rễ
Hệ rễ dưa leo ưa ẩm, chịu khô hạn và ngập úng kém, yếu hơn rễ của các cây
bí ngô, dưa hấu và dưa thơm Hệ rễ phân bố ở tầng đất 0-30 cm nhưng hầu hết tập trung ở tầng đất 15-20 cm (Tạ Thu Cúc, 2005) Nếu cây bị hạn hoặc úng, nồng độ dinh dưỡng cao, hệ rễ sẽ bị khô đen và thối sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận trên mặt đất làm thân, lá nhỏ, sinh trưởng kém
tăng chậm Theo Trần Khắc Thi và ctv (2008) đường kính gốc quyết định khả
năng hấp thu dinh dưỡng của cây, đường kính gốc lớn cây hút được nhiều dinh dưỡng và có khả năng dẫn đến năng suất cao và phẩm chất tốt hơn
* Lá
Dưa leo có lá thật và 2 lá mầm mọc đối xứng nhau qua trục thân Hai lá mầm hình trứng của dưa leo là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá và dự đoán tình
hình sinh trưởng của cây (Tạ Thu Cúc, 2005) Theo Trần Thị Ba và ctv (1999) số
lá trên thân chính nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quang hợp
Trang 15tạo vật chất nuôi trái, ảnh hưởng đến năng suất dưa leo Sự ra lá và phát triển về mặt diện tích lá thật ở thời kì cây con rất chậm Sau đó tăng dần và đạt cao nhất khi có trái và giảm đi khi giai đoạn già cỗi
* Hoa
Hoa vàng, đường kính 2-3 cm Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001) hoa
dưa leo đơn tính đồng chu hay biệt chu, đôi khi cũng có hoa lưỡng tính Theo
Trần Thị Ba và ctv (1999) có giống trên cây có 3 loại hoa và cũng có giống trên
cây có 1 loại hoa Hoa ra tương đối sớm, thường bắt đầu ở nách lá thứ 4-5 trên thân chính, sau đó ra liên tục trên thân chính và các thân nhánh (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007) Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay nằm
đơn độc, hoa đực mọc thành cụm 5-7 hoa (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001) Hoa
được thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng trừ những hoa lưỡng tính
* Trái
Trái non có dạng hình trứng, thon, hình trụ (Trần Khắc Thi và ctv., 2008),
màu xanh đậm hoặc xanh nhạt, có hay không có hoa văn (sọc, vệt, chấm) Theo
Tạ Thu Cúc (2005) sau khi thu hái trái chuyển sang màu vàng nhanh Đây là nhược điểm lớn của giống Trái tăng trưởng rất nhanh tùy theo giống, có thể thu trái từ 8-10 ngày sau khi hoa nở
1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh dưa leo
* Nhiệt độ
Thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng là 300C vào ban ngày và 18-210C vào ban đêm (Nguyễn Xuân Giao, 2012) Nhiệt độ cao hơn sẽ làm cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ 35-400C cây sẽ chết (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Nhiệt độ thấp kéo dài số lượng
độc tố sẽ tăng lên làm chết các tế bào Nhiệt độ thích hợp cho sự nảy mầm của hạt phấn là 17-240C, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với ngưỡng này đều làm giảm sức sống của hạt phấn Đó cũng chính là nguyên nhân gây giảm năng suất
của giống (Trần Khắc Thi và ctv., 2008)
* Ánh sáng
Dưa leo là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, cây thích hợp cho sinh trưởng và phát dục ở thời gian chiếu sáng từ 10-12 giờ/ngày, cường độ ánh sáng trong khoảng 15.000-17.000 lux (Trần Khắc Thi, 1999) Dưa leo bị che sẽ rụng hoa trái nhiều, dễ bị sâu bệnh (Trần Khắc Thi và Nguyễn Văn Thắng, 1999) Thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ cao sẽ thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, hoa cái xuất hiện muộn hơn Ánh sáng thiếu và yếu cây sinh trưởng và phát triển kém, năng suất thấp và chất lượng giảm (Tạ Thu Cúc, 2005)
Trang 16* Ẩm độ và nước
Dưa leo là cây chịu úng kém (Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng, 2005) Tuy nhiên, do có lá to, diện tích lá lớn thoát nhiều hơi nước đồng thời trái chứa nhiều nước nên cần lượng nước rất lớn đặc biệt trong giai đoạn ra trái và thu hoạch (Bùi Huyền Trang, 2013) Đặc biệt thiếu nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả bị đắng (Tạ Thu Cúc, 2005) Dưa leo ở các giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về lượng nước cũng khác nhau: thời kỳ hạt nẩy mầm yêu cầu lượng
nước bằng 50% trọng lượng hạt (Trần Thị Ba và ctv., 1999) Thời kỳ thân lá sinh
trưởng mạnh đến ra hoa kết trái cần ẩm độ đất khoảng 70-80%, thời kì ra trái rộ
và thu hoạch trái yêu cầu ẩm độ cao khoảng 80-90% (Trần Khắc Thi và ctv.,
2008) Tuy nhiên ẩm độ không khí cao giúp cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh
* Dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo khá cao nhưng cây rất mẫn cảm với nồng
độ phân cao (Cao Thị Làn, 2011), đồng thời dưa leo cũng phản ứng rõ với hiện tượng thiếu dinh dưỡng Theo Nguyễn Thị Nguyệt (2012) dưa leo sử dụng phân kali nhiều nhất, kế đến là phân đạm và lân Đạm thúc đẩy quá trình sinh trưởng
và tạo trái của cây dưa leo Phân lân kích thích sự sinh trưởng của rễ, nhánh phụ, hoa, trái và hạt Phân kali ảnh hưởng đến kích thước trái và chất lượng trái Đủ kali có tác dụng làm giảm số lượng trái dị dạng Ngoài ra cần tăng cường bón
phân hữu cơ vì theo nghiên cứu của Trần Khắc Thi và ctv (2008) phân hữu cơ
đặc biệt là phân chuồng làm tăng năng suất dưa leo đáng kể.Theo tài liệu khuyến nông của Trung tâm khuyến nông quốc gia, lượng phân bón dành cho 1 ha dưa là 20-30 tấn phân chuồng hoai mục, 120 kg N, 90 kg P2O5 và 120 kg K2O (Cao Thị Làn, 2011)
1.1.4 Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum
Trên dưa leo có một số loại sâu bệnh hại như: bọ trĩ môi giới truyền bệnh khảm, bệnh mốc sương do nấm, bệnh khảm do virus, bệnh héo rũ do nấm
Fusarium oxysporum Trong đó bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum là
một trong những bệnh hại chính trên dưa leo, có khả năng lây lan cao và ảnh hưởng lớn đến năng suất nhất là khi cây dưa đang ra hoa và nuôi quả non vì cây
bị chết hoàn toàn mà không thể trồng dặm thay thế
* Nấm Fusarium oxysporum
Fusarium oxysporum là một loại nấm hoại sinh hoạt động trong đất với mật độ
lớn (Stephen A Ferreira and Andre K Gonsalves, 1993) Khả năng hoại sinh của
nó cho phép nó tồn tại trong đất từ vụ này sang vụ sau trên xác bã thực vật hay
những chất hữu cơ Nấm Fusarium oxysporum chủ yếu lây lan trên một khoảng
Trang 17cách ngắn có thể do nước tưới và thiết bị nông nghiệp bị nhiễm Đôi khi nấm có thể gây nhiễm trên trái và hạt giống nhưng sự lây lan trên hạt giống là rất hiếm (Agrios, 1988, trích dẫn bởi Stephen Ferreira và Andre Gonsalves, 1993) Các bào tử nấm có thể được lan truyền nhờ gió
* Triệu chứng
Ban đầu, cây thường có hiện tượng rũ vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều hay sáng sớm Nhưng sau vài ngày, phần lớn cây dưa leo bị vàng lá, rũ xuống Các lá dưới bị vàng trước sau đó lan lên các lá trên và không có khả năng hồi phục Triệu chứng để phân biệt với các bệnh héo khác là héo từng phần, héo một bên lá, nhánh cây trước khi héo toàn thân và cây chết Theo Hà Viết Cường (2008) đặc điểm triệu chứng có giá trị chẩn đoán là khi chẻ dọc thân ở phần phía dưới gốc thấy mach xylem bị biến màu nâu đậm hoặc nâu đỏ Sự biến màu có thể lan lên phần mạch dẫn phía trên, thậm chí tới cả cuống lá Cây bị bệnh ban ngày héo, ban đêm phục hồi, cây sinh trưởng phát triển kém, sau 1-2 tuần cây sẽ chết hoàn toàn Khi trời ẩm, cây bị bệnh lâu, trên mặt vết bệnh có lớp nấm màu hồng nhạt Diễn biến quá trình bệnh lý khá nhanh Theo Trần Văn Lâm (2006) bệnh phát triển mạnh trong điều kiện khí hậu ấm áp, trên đất chua và thiếu đạm, lân Bệnh phát triển ở nơi có thời tiết ấm, trên đất cát và đất chua, nấm tồn tại trong đất dưới dạng bào tử hậu vài năm, nhiệt độ thích hợp là 280C Bệnh phát sinh phát triển vào tháng 4, 5 gây hại cà chua vụ đông xuân và xuân hè; bệnh xuất hiện ở tháng 9, 10 gây hại cà chua vụ đông sớm
chết héo do nấm Fusarium tấn công Tương tự, theo nghiên cứu của Sanjun Gu
(2009) ghép rau có thể kháng bệnh mà đặc biệt là mầm bệnh trong đất như: héo
do nấm Fusarium, héo do vi khuẩn và tuyến trùng rễ trên dưa leo, dưa hấu, cà
chua
Trang 181.1.5 Tình hình sản xuất dưa leo hiện nay
* Thế giới
Từ năm 2007-2011 diện tích trồng dưa leo của thế giới có khuynh hướng tăng dần, cao nhất tính đến thời điểm được thống kê theo Faostat là năm 2011 với tổng diện tích trồng dưa leo trên thế giới là khoảng 2,07 triệu ha Tương tự, năng suất dưa leo trên thế giới cũng có khuynh hướng tăng dần Năng suất dưa leo đạt cao nhất là năm 2011 cao hơn gấp 1,14 lần so với năm 2007 Điều này cho thấy hiện nay với việc phát triển của khoa học kỹ thuật, cũng như có nhiều nghiên cứu ứng dụng trên loại cây trồng này nên đã góp phần cải thiện năng suất dưa leo đáng kể
* Trong nước
Dưa leo được trồng tập trung chủ yếu ở Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng,
Hà Nam, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội và một số tỉnh Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005) Ở Đồng bằng sông Cửu Long dưa leo được trồng rất phổ biến, đặc biệt là vùng rau Sóc Trăng, An
Giang (Trần Thị Ba và ctv., 1999)
Năm 2009, tổng diện tích dưa leo của nước ta đạt 31.570 ha với năng suất bình quân đạt 182,8 tạ/ha, cao hơn so với năng suất trung bình của toàn thế giới (Tổng cục Thống kê, 2010 trích dẫn của Ngô Thị Hạnh, 2011) Ở các vùng trồng dưa leo tập trung như Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hà Nam đạt năng suất trên 230 tạ/ha, lớn hơn nhiều so với năng suất bình quân của cả nước Những địa phương
có diện tích trồng dưa leo tập trung càng lớn thì năng suất càng cao và ngược lại (Ngô Thị Hạnh, 2011)
1.2 Khái quát về một số gốc ghép trên dưa leo
1.2.1 Gốc bầu
Bầu (Lagenaria Sicerria (Molina) Stand) là cây hằng niên, thân leo quấn,
tua cuốn phân nhánh Thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi canh tác cần bấm ngọn, làm giàn Bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt Bầu ưa nhiệt độ cao từ 20-300C và cường độ ánh
sáng mạnh (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001)
Ở nước ta, bầu Sao thường được chọn làm gốc ghép vì khả năng tăng trưởng mạnh, thích nghi rộng rãi với điều kiện thời tiết, đất đai và để giống dễ
dàng (Trần Thị Ba và ctv., 1999).Theo Phạm Hồng Cúc (2002), giống bầu Sao
địa phương thường được sử dụng rộng rãi trong việc làm gốc ghép trên cây dưa hấu để chống lại bệnh héo rũ trong đất Ngoài ra hiện nay còn có giống bầu khác cũng được sử dụng phổ biến trong ghép dưa là bầu Nhật, đây là giống bầu
Trang 19chuyên dùng làm gốc ghép của Nhật, đã được thương mại hóa do công ty
Kurume cung cấp Có đặc tính kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum,
dễ đậu trái, tăng năng suất hơn dưa trồng không ghép mà vẫn giữ nguyên chất lượng (Trần Thị Ba, 2010)
Mướp ưa khí hậu nóng ẩm, ánh sáng nhiều, chịu hạn tốt, trồng được trên nhiều loại đất, nhiều mùn, giữ ẩm nhưng thoát nước Do diện tích thân lá lớn nên cây mướp sử dụng nhiều nước và nhiều chất dinh dưỡng Nhu cầu đạm, lân, kali nói chung đều cao Đặc biệt là đạm, nếu thiếu cây sẽ sinh trưởng kém hẳn, trái ít
và nhỏ, năng suất giảm rõ rệt Tuy nhiên nhiều đạm quá cây phát triển thân lá mạnh cũng ít trái Ảnh hưởng của chất vi lượng không lớn đối với loại cây trồng này (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007)
1.2.3 Gốc bí đỏ
Bí đỏ (Cucurbita pepo) là cây hằng niên, thân bò hoặc leo, dài 4-5 m, nhiều
tua cuốn và phân nhánh mạnh Các đốt thân có khả năng ra rễ bất định Hệ thống
rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ lan rộng nên khả năng chịu hạn tốt
(Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996)
Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 20-300C Yêu cầu ánh sáng và cường độ ánh sáng mạnh, thiếu ánh sáng sẽ ít ra hoa Điều kiện ngày dài và nhiệt độ cao thường ra nhiều hoa đực Khả năng chịu hạn khá nhưng nếu
bị khô hạn quá thì hoa và quả non cũng dễ bị rụng, chịu úng kém, ẩm độ cao cây
dễ bị bệnh Bí đỏ có thể trồng trên nhiều loại đất, từ đất sét nặng đến cát pha, nhưng cần thoát nước tốt Đất càng nhiều mùn càng tốt, pH thích hợp là 5,5-7,0
Bí đỏ cần nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo phát triển thân lá cho trái nhiều và chất lượng trái tốt Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, tuy nhiên nếu quá nhiều đạm cây phát triển thân lá mạnh thì ít ra hoa và dễ bị bệnh
Trang 20Bình bát dây (Coccinia grandis L.) thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae) Ở
nước ta, cây mọc hoang dại ở khắp nơi, có thể thu hái các bộ phận quanh năm Cây có dạng dây leo đa niên, tua cuốn đơn Rễ khỏe có củ nên cây sinh trưởng mạnh hơn các cây họ bầu bí khác Chiều dài thân chính có thể lên đến vài m và
có tốc độ tăng trưởng nhanh (khoảng 4 cm mỗi ngày) Bên cạnh rễ khỏe còn có thân cây mọng nước nên giúp cây chịu được khô hạn kéo dài (Võ Văn Chi, 1991) Từ những đặc điểm trên cho thấy gốc bình bát dây có nhiều triển vọng để
sử dụng làm gốc ghép Kết quả thí nghiệm của Nguyễn Thanh Thức (2011) cho thấy hầu hết các loại dưa bầu bí đều có khả năng tương thích tốt với gốc bình bát dây, trong đó dưa leo có tỷ lệ sống là 62,97%, tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép ở giai đoạn 15, 30 và 45 NSKT lần lượt là 0,72; 0,75 và 0,66 Dưa leo ghép trên gốc bình bát dây cũng cho năng suất trái khá cao là 3,9 kg/cây
1.3 Cơ sở khoa học của việc ghép cây
1.3.1 Khái niệm ghép
Ghép là một phương pháp nhân giống vô tính được thực hiện bằng cách đem gắn một phần của cây giống (gọi là cành ghép) sang một cây khác (gọi là gốc ghép), thông qua việc áp sát mô phân sinh ngang (tượng tầng) để tạo nên một cây mới (sống cộng sinh) giữ được những đặc tính di truyền của cây giống ban đầu và những đặc tính chống chịu quý của gốc ghép (Phạm Văn Côn, 2007)
1.3.2 Cơ chế hình thành cây ghép
Theo Trần Thế Tục (1998) trong quá trình ghép tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép tiếp xúc với nhau, nhờ sự hoạt động và tái sinh của tượng tầng mà gốc ghép và ngọn ghép gắn liền nhau Sau khi được gắn liền các mô mềm chỗ tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép do tượng tầng sinh ra phân hóa thành các hệ thống mạch dẫn do đó nhựa nguyên và nhựa luyện giữa gốc ghép và ngọn ghép lưu thông nhau được
Một vấn đề quan trọng trong ghép cây là làm sao chọn cành ghép và gốc ghép tương hợp nhau Để đạt kết quả của ghép cây phải để cho phần tượng tầng cành ghép tương ứng vị trí với tượng tầng gốc ghép thì kết quả mới bảo đảm Ngoài ra mặt cắt của cành ghép và gốc ghép phải áp khít nhau để tránh khô và
mô sớm lấy lại thời gian sinh trưởng nhanh nhất, vượt được trở ngại ngăn cách
Trang 21gốc và cành ghép (Nguyễn Duy Minh, 2009) Mối quan hệ gốc-ngọn được thể hiện ở sức tiếp hợp của chúng Theo Phạm Văn Côn (2007) sức tiếp hợp giữa gốc
và ngọn ghép được đánh giá bằng tỷ số tiếp hợp T: đường kính gốc ghép/đường kính ngọn ghép (T càng gần 1 thì càng tốt hơn là T càng xa 1) Trong đó:
- T = 1: cây ghép sinh trưởng phát triển bình thường do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép
- T > 1: hiện tượng chân voi, thế sinh trưởng của cành ghép yếu hơn gốc ghép Cây cằn cỗi, chậm lớn, lá vàng, gốc ghép nứt nhiều hơn cành ghép
- T < 1: hiện tượng chân hương (gốc nhỏ hơn thân), cành ghép nứt vỏ nhiều hơn và phình to hơn gốc ghép Cây ghép thường phát triển kém dần, tuổi thọ ngắn
Tỷ lệ sống của cây con sau khi ghép phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của cây ghép trước khi ghép, tuổi cây ghép, thao tác ghép và điều kiện môi trường ghép Khi cây gốc ghép có 2-4 lá thật, đường kính thân khoảng 0,3 cm là đạt tiêu chuẩn ghép Thao tác ghép phải khéo léo, chính xác, dao ghép phải thật bén, nhát cắt phải phẳng, gọn, luôn giữ vệ sinh để thao tác ghép thành công, ngọn ghép tiếp hợp được với gốc ghép Cây ghép phải được chuyển ngay vào phòng bảo quản và điều chỉnh điều kiện phòng ở nhiệt độ 27-290C, độ ẩm không khí 90% (sao cho không có nước đọng trên lá), cường độ ánh sáng yếu (12,9 mol/m2/s), có máy phun sương mù, quạt điện thì tỷ lệ sống đạt 95% Thời gian bảo quản là 7-10 ngày Trong điều kiện phòng bảo quản đơn giản gồm nhà vòm che bằng nilon trắng, lưới đen phía trên (3-5 lớp) giảm cường độ ánh sáng, nền phòng được trải nilon để đựng nước tạo độ ẩm, giá đặt cây cần cao hơn mặt nước, tỷ lệ sống thường đạt 80% (Phạm Văn Côn, 2007)
Khi chọn giống làm gốc ghép cần chọn những giống sinh trưởng tốt có khả năng chống chịu với những điều kiện ngoại cảnh bất lợi (hạn, mặn, ngập, ) và sâu bệnh (nhất là đối với những bệnh do nấm, virus) Theo Phạm Văn Côn (2007), gốc càng khỏe, càng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương thì cây ghép sinh trưởng càng tốt, tuổi thọ càng dài Điều quan trọng là gốc ghép phải có khả năng tiếp hợp tốt với ngọn ghép Khả năng tiếp hợp này là
sự hòa hợp về nhiều mặt: hình thái giải phẫu, quan hệ sinh lý giữa gốc ghép và ngọn ghép làm cho chúng thúc đẩy nhau sinh trưởng và phát triển Theo Nguyễn Quốc Thái (2004) gốc ghép tốt sẽ làm gia tăng kích thước và phát triển ngọn ghép và ngược lại
Trang 221.3.3 Lợi ích của việc ghép cây
Theo Lê Trường Sinh (2006) cây ghép khi ra đồng khả năng kháng được các bệnh từ đất, bất lợi của môi trường cao hơn so với cây không ghép Dưa hấu ghép gốc bí đao có sức đề kháng về khô hạn lớn hơn so với dưa hấu ghép gốc
bầu (Sakata et al., 2007) Ghép khổ qua trên gốc mướp cải thiện khả năng ngập chịu lũ lụt (Liao and Lin, 1996) Bệnh héo Fusarium của cây khổ qua do nấm
Fusarium oxysporum gây ra, có thể kiểm soát bệnh này bằng cách ghép ngọn khổ
qua trên cây mướp (Yi-sheng Lin, 2004).) Ngoài ra, ghép có thể tăng cường khả năng chịu stress phi sinh học, tăng năng suất, hút nước và sử dụng chất dinh dưỡng nhiều hơn, kéo dài thời gian thu hoạch, cải thiện năng suất và chất lượng
(Hang et al., 2005) Theo Nguyễn Thạch Lel (2008) trồng dưa hấu ghép ngoài
đồng cho năng suất, độ ngọt, thời gian tồn trữ cao hơn dưa hấu không ghép
1.4 Một số kết quả nghiên cứu về gốc ghép trên cây họ dưa bầu bí
Theo Konishi et al (1994) ở Nhật Bản mục đích của việc ghép trên dưa leo gốc bí ngô Cucurbita moschata để tăng cường tính chống chịu với bệnh héo
Fusarium được sử dụng đầu tiên Sau này dưa leo còn được ghép trên gốc bầu Cucurbita ficiflolia để chống chịu với lạnh, theo đó dưa leo ghép trên gốc bí Cucurbita không chỉ chống chịu với bệnh héo Fusarium mà còn chống chịu được
với bệnh thối rễ do Phytopthora, chịu được cả nóng và lạnh Có cùng kết quả về hiệu quả của gốc ghép, Cansev et al (2010) khi nghiên cứu về tỷ lệ sống và khả
năng chống chịu của 3 giống dưa leo Maraton F1 và Assos F1 ghép trên 2 loại
gốc ghép P.360 (Cucurbita maxima x Cucurbita moschata) và Arican-97 (Cucurbita maxima Duch) Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ
sống sau khi ghép trên 2 loại gốc ghép (99,2% cho P.360 và 80,8% cho 97) Đồng thời khi thực hiện trồng dưa leo ghép và không ghép trong điều kiện
Arican-nhà kính bị ô nhiêm với tuyến trùng Meloidogyne incognita thì kết quả cho thấy
dưa leo ghép có năng suất cao 120-209% so với dưa leo không ghép Như vậy dưa leo ghép đã hạn chế được thiệt hại do mầm bệnh trong đất gây ra
Ở nước ta, một số tỉnh như Kiên Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, đã ghép
dưa hấu để phòng chống bệnh chết héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây ra
(Ngô Quang Vinh và Nguyễn Xuân Chinh, 2004)
Theo Trần Thị Hồng Thơi (2007) nghiên cứu về khả năng chống chịu của
một số loại gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum
gây ra Kết quả thí nghiệm cho thấy ở giai đoạn 35 NSKLB, tỷ lệ cây bệnh nhiều nhất là đối chứng (dưa hấu không ghép) 30,6% có khác biệt qua phân tích thống
kê ở mức ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép: bầu Nhật 1
Trang 23(5,6%), bầu Nhật 2 (5,6%), bầu Nhật 3 (5,6%), bầu địa phương (5,6%), bí đỏ Nhật (0,0%), bí đỏ địa phương (13,0%)
Gốc ghép không chỉ giúp cây trồng kháng lại một số mầm bệnh trong đất
mà còn có thể giúp cây trồng chống chịu trước những điều kiện bất lợi khác của môi trường và tăng năng suất Reid and Klotzbach (2010), khi nghiên cứu về gốc ghép trên dưa leo trong nhà kính cho thấy, số trái trên cây của dưa leo ghép cao hơn từ 4,5-6,1 trái trên cây và năng suất dưa leo ghép cao hơn từ 1,1-2,6 lần so với dưa leo không ghép Đồng thời cũng đưa ra kết luận gốc ghép giúp dưa leo chống chịu với điều kiện khí hậu lạnh tốt hơn so với dưa leo không ghép Kết quả nghiên cứu về sử dụng gốc ghép bầu địa phương, bầu Nhật 1 và Nhật 2 trên giống dưa hấu Thành Long của Hồ Phương Quyên (2008) cho năng suất và thành phần năng suất cao hơn so với đối chứng-không ghép (năng suất trái đối chứng không ghép 9,28 tấn/ha thấp hơn so với 3 gốc ghép (10,63-12,92 tấn/ha))
Kết quả nghiên cứu của Heidari et al (2011) khi thực hiện đề tài Ảnh
hưởng của của 5 loại gốc ghép họ dưa bầu bí đến tỷ lệ sống, năng suất và chất lượng dưa leo trong nhà kính cho thấy: tỷ lệ sống sau khi ghép của 5 loại gốc
ghép khác nhau (Azman, Ferro, RS841, C maxima and C moschata) có khác biệt ý nghĩa thống kê, tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức ghép gốc C maxima
Năng suất ở các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép đều tương đương hoặc cao hơn so với nghiệm thức đối chứng-không ghép Nghiệm thức dưa leo ghép trên
gốc RS841 và C moschata cho năng suất là cao nhất, khác biệt thống kê so với
đối chứng
Trang 24CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
2.1.1 Địa điềm và thời gian
* Địa điểm: nhà lưới nghiên cứu rau sạch, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng
- Gốc ghép: bầu địa phương (có bộ rễ phát triển, ăn rộng, tăng trưởng mạnh, thích nghi rộng), bầu Nhật (giống chuyên làm gốc ghép của Nhật, dễ đậu
trái, tăng năng suất và có đặc tính kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium
oxysporum), mướp (rễ chùm, rất phát triển, ăn rộng), bí đỏ (rễ phát triển mạnh,
ăn sâu, rộng, khả năng chịu hạn tốt), bình bát dây (rễ khỏe, có củ nên sinh trưởng mạnh)
* Đất và tro trấu (tỷ lệ 2:1), thanh trùng Autoclave ở 1210C, trong 15 phút
* Nấm Fusarium oxysporum: lấy mẫu cây bệnh ở vùng chuyên canh dưa leo tại
Giồng Riềng-Kiên Giang, phân lập và nuôi cấy tạo nguồn bệnh
* Phân bón: NPK 16-16-8-13S, phân trung lượng, phân hữu cơ
* Vật liệu khác: khay ươm, chậu nhựa (kích thước 15x20x14,5 cm), rổ nhựa, kim ghép, ống ghép, thước dây, thước kẹp…
2.2 Phương pháp
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức và 4 lặp lại Sáu nghiệm thức là đối chứng-không ghép và 5 loại gốc ghép:
1 Dưa leo không ghép (Đối chứng-không ghép)
2 Dưa leo ghép gốc bầu địa phương (Ghép gốc bầu địa phương)
3 Dưa leo ghép gốc bầu Nhật (Ghép gốc bầu Nhật)
4 Dưa leo ghép gốc mướp (Ghép gốc mướp)
5 Dưa leo ghép gốc bí đỏ (Ghép gốc bí đỏ)
6 Dưa leo ghép gốc bình bát dây (Ghép gốc bình bát dây)
Trang 25Hạt bầu địa phương, bầu Nhật, mướp và bí đỏ: được ngâm 2 giờ trong nước
ấm (450C-500C) và được ủ ấm trong khăn bàn lông 2 ngày, hạt bầu nhú mầm thì gieo vào ly nhựa đã chuẩn bị sẵn đặt nơi có nhiều ánh nắng để cây con lên đều và khỏe mạnh Khi cây bầu có hai lá mầm vừa mở ra (5 ngày) thì chuẩn bị ngọn ghép Bầu, bí ghép 9 ngày sau khi gieo và mướp ghép 15 ngày sau khi gieo
Ngọn ghép: dùng cát sạch rải lên rổ nhựa một lớp dày khoảng 3 cm (sao cho mặt cát bằng phẳng), phun nước cho đủ ẩm Sau đó rải đều hột dưa leo
đã ngâm ủ lên bề mặt cát và dùng cát lắp lên hột dưa leo một lớp khoảng 1
cm Bắt đầu ghép khi cây dưa vừa rơi vỏ hạt (4 ngày sau khi ngâm ủ hạt)
Kỹ thuật ghép: gốc bầu Nhật, bầu địa phương và bí đỏ dùng phương pháp ghép ghim theo Trần Thị Ba (2010)
- Loại bỏ lá thật (lá nhám) đầu tiên của cây bầu bằng lưỡi lam chỉ chừa hai
Bình bát dây và gốc mướp: dùng phương pháp ghép nối ống cao su theo Trần Thị Ba (2010)
Gốc ghép và ngọn ghép được cắt xéo khoảng 450 (vị trí cắt là ở trên hai lá mầm đối với gốc ghép), dùng ống ghép cao su chuyên dụng cố định mặt tiếp xúc
giữa gốc ghép và ngọn ghép (chú ý: hai mặt cắt phải tiếp xúc với nhau, mặt tiếp
xúc càng lớn càng tốt)
Lưu ý: dựa trên thời gian ghép mà mỗi loại gốc ghép được gieo ở nhiều giai
đoạn khác nhau để đảm bảo các nghiệm thức được ghép trong cùng 1 ngày
Chăm sóc sau ghép
Để cây ghép vào chỗ mát và kín gió 2-3 ngày, dùng bình phun sương để ngọn ghép không bị héo Vào ngày thứ 4 cho cây ra nắng nhẹ khoảng 20-30 phút