Nhìn chung cấp bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát, trừ giai đoạn 15 NSKLB (Bảng 3.2). Ở giai đoạn 20 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép cho cấp bệnh là 1,7 và tăng dần đến giai đoạn 35 NSKLB thì đạt 3,6 cao nhất so với các nghiệm thức còn lại. Trong khi đó, các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép
đến giai đoạn 20 NSKLB thì mới xuất hiện với cấp bệnh không đáng kể. Giai
đoạn 35 NSKLB nghiệm thức ghép bình bát dây hầu như không bị nhiễm bệnh với cấp bệnh là 1,15, các nghiệm thức ghép bầu địa phương, bầu Nhật, mướp và
bí đỏ có cấp bệnh dao động từ 1,60-2,45. Kết quả này cho thấy các loại gốc ghép
được sử dụng trong thí nghiệm có khả năng giúp dưa leo chống chịu khá tốt đối với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum. Điều này cũng phù hợp với nhận
định của Burgess et al. (2009) là một số bệnh héo do nấm Fusarium đã được phòng trừ thành công bằng phương pháp sử dụng gốc ghép có khả năng kháng
bệnh.
Bảng 3.2 Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.
Ghi chú: Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; *: Khác biệt ý nghĩa ở mức 5%; **: Khác biệt ý nghĩa ở mức 1%; ns: Không khác biệt; NSKLB: Ngày sau khi lây bệnh.
Cấp bệnh của dưa leo qua các giai đoạn NSKLB
Nghiệm thức 15 20 25 30 35
Đối chứng không ghép 1,15 1,70 b 3,40 c 3,45 c 3,60 d Ghép gốc bầu địa phương 1,00 1,15a 1,75ab 1,75ab 1,75abc Ghép gốc bầu Nhật 1,00 1,00a 2,25 b 2,45 b 2,45 c Ghép gốc mướp 1,10 1,00a 1,94 b 1,94ab 1,94 bc Ghép gốc bí đỏ 1,00 1,00a 1,55ab 1,60ab 1,60ab Ghép gốc bình bát dây 1,00 1,00a 1,15a 1,15a 1,15a
Mức ý nghĩa ns * ** ** **
CV. (%) 10,96 29,09 24,37 24,75 22,55
(a) (b) (c) (d)
Hình 3.1 Cấp bệnh của dưa leo. (a) Dưa leo khỏe mạnh (cấp 1), (b) Một số