Tiến hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus l.) vụ thu đông 2012 (Trang 25)

* Chuẩn bị cây con ghép:

Gốc ghép

Hạt bình bát dây: được ngâm bằng nước ấm trong 4 giờ, ủ đến khi hạt nảy mầm (3-4 ngày sau khi ngâm hạt) sau đó đem trồng vào ly (gồm đất, tro trấu và

phân dơi). Chuẩn bị ngọn ghép khi cây được 30 ngày.

Hạt bầu địa phương, bầu Nhật, mướp và bí đỏ: được ngâm 2 giờ trong nước

ấm (450C-500C) và được ủ ấm trong khăn bàn lông 2 ngày, hạt bầu nhú mầm thì gieo vào ly nhựa đã chuẩn bị sẵn đặt nơi có nhiều ánh nắng để cây con lên đều và khỏe mạnh. Khi cây bầu có hai lá mầm vừa mở ra (5 ngày) thì chuẩn bị ngọn ghép. Bầu, bí ghép 9 ngày sau khi gieo và mướp ghép 15 ngày sau khi gieo.

Ngọn ghép: dùng cát sạch rải lên rổ nhựa một lớp dày khoảng 3 cm (sao cho mặt cát bằng phẳng), phun nước cho đủ ẩm. Sau đó rải đều hột dưa leo đã ngâm ủ lên bề mặt cát và dùng cát lắp lên hột dưa leo một lớp khoảng 1 cm. Bắt đầu ghép khi cây dưa vừa rơi vỏ hạt (4 ngày sau khi ngâm ủ hạt).

Kỹ thuật ghép: gốc bầu Nhật, bầu địa phương và bí đỏ dùng phương pháp

ghép ghim theo Trần Thị Ba (2010).

- Loại bỏ lá thật (lá nhám) đầu tiên của cây bầu bằng lưỡi lam chỉ chừa hai lá mầm.

- Dùng que ghim ghim vào đỉnh cây bầu ở vị trí gần lá mầm, xéo gốc khoảng 300-400 xuyên qua đỉnh cây bầu, giữ que ghim tại đỉnh.

- Dùng lưỡi lam cắt bỏ phần gốc thân dưa leo một góc 300-400 sát dưới lá mầm.

- Rút que ghim trên đỉnh bầu, đặt ngay ngọn dưa leo lên gốc ghép sao cho mặt cắt áp sát vào thân và hai tử diệp của ngọn dưa leo vuông gốc với hai lá mầm của gốc ghép, thao tác tương tự cho loại gốc ghép bí đỏ.

Bình bát dây và gốc mướp: dùng phương pháp ghép nối ống cao su theo Trần Thị Ba (2010).

Gốc ghép và ngọn ghép được cắt xéo khoảng 450 (vị trí cắt là ở trên hai lá mầm đối với gốc ghép), dùng ống ghép cao su chuyên dụng cố định mặt tiếp xúc giữa gốc ghép và ngọn ghép (chú ý: hai mặt cắt phải tiếp xúc với nhau, mặt tiếp xúc càng lớn càng tốt).

Lưu ý: dựa trên thời gian ghép mà mỗi loại gốc ghép được gieo ở nhiều giai

đoạn khác nhau để đảm bảo các nghiệm thức được ghép trong cùng 1 ngày.

Chăm sóc sau ghép

Để cây ghép vào chỗ mát và kín gió 2-3 ngày, dùng bình phun sương để

và vài giờ trong ngày thứ 5, 6, đến ngày thứ 7 thì cho ra nắng hoàn toàn. Khi cây ghép có lá thật thì đem trồng (13 NSKGh).

* Chuẩn bị cây con không ghép

Dưa leo sau khi ngâm hạt trong nước 1 giờ, tiến hành gieo trong khay. Khi cây con ra lá thật (7 ngày sau khi gieo) thì phun thuốc ngừa sâu, bệnh sau đó đem

ra trồng.

Hình 2.1 Thao tác ghép dưa leo trên gốc bầu. (a) Gốc bầu ở độ tuổi 8NKSG; (b) loại bỏ lá thật của gốc bầu; (c) Gốc bầu sau khi loại bỏ lá thật; (d)

Dùng ghim ghép ghim vào đỉnh bầu (30-450); (e) Dùng lưỡi lam cắt xéo ngọn (30-450); (f) Rút ghim ghép đồng thời gắn ngọn dưa và gốc bầu; (g) Ấn ngọn dưa dính vào gốc bầu; (h) Cây ghép hoàn chỉnh.

(a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h)

Hình 2.3 Một số loại cây ghép hoàn chỉnh. (a) Đối chứng-không ghép, (b)

Dưa leo ghép gốc bầu, (c) Dưa leo ghép gốc mướp, (d) Dưa leo

ghép gốc bí đỏ, (e) Dưa leo ghép gốc bình bát dây.

(b) (c)

(c) (e)

(a)

(a) (b) (c)

(d) (e) (f)

Hình 2.2 Thao tác ghép trên gốc mướp. (a) Gốc mướp 15 NSKG, (b) Loại bỏ

lá thật gốc mướp, (c) Dùng ống cao su chuyên dùng gắn vào thân

mướp, (d) Ngọn ghép dưa leo 4 NSKG, (e) Gắn ngọn dưa vào gốc

* Chuẩn bị mầm bệnh

Phân lập mầm bệnh theo quy trình trong “Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở

Việt Nam” của Burgess et al. (2009).

- Chọn mẫu thân cây bệnh dài 4 cm, cách mặt đất ít nhất 20 cm.

- Rửa thân cây trong nước sạch và khử trùng bề mặt bằng cồn 700 trong 1 phút.

- Để khô trên giấy thấm đã khử trùng.

- Dùng dụng cụ vô trùng cắt ngang thân thành từng mẫu cấy dày khoảng 1-2 mm.

- Cấy mẫu cấy lên môi trường phân lập WA (water agar), mỗi tảng nấm sẽ được phát triển từ một mẫu cấy sau 2-3 ngày.

- Chọn một tảng nấm phát triển tốt để nuôi cấy trong môi trường PDA (Potato dextrose agar) tạo dòng thuần và làm nguồn bệnh cho thí nghiệm.

- Nuôi dòng thuần và nhân mật số nấm bệnh trong môi trương PDA. Sau

6-7 ngày thì tiến hành tách bào tử nấm trong nước cất thanh trùng để tạo dung dịch huyền phù chứa bào tử nấm bệnh, sau đó đếm mật số bào tử dưới kính hiển vi và tiến hành lây bệnh.

* Trồng cây và lây bệnh

Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện nhà lưới, trồng cây vào chậu nhựa (chiều cao 15 cm, đường kính miệng chậu 20 cm, đường kính đáy chậu 14,5 cm) chứa đất thanh trùng (13 ngày sau khi ghép). Khi cây được 10 ngày sau khi trồng (23 ngày sau khi ghép) thì tiến hành lây bệnh. Lây bệnh nhân tạo bằng phương pháp tưới dung dịch huyền phù nấm bệnh vào mỗi gốc cây, với lượng 10 ml dung dịch huyền phù có mật số bào tử nấm Fusarium oxysporum là 5.105 bào tử/ml. Mỗi chậu nhựa là một lặp lại trồng 5 cây, mỗi nghiệm thức gồm 4 chậu nhựa

tương đương 4 lần lặp lại. Tổng số cây dùng trong thí nghiệm là 120 cây (6 NT x 4 LL x 5).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus l.) vụ thu đông 2012 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)