1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus l.) vụ đông xuân 20122013

52 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 3,02 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG ĐOÀN VĂN CÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ DƯA ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH HÉO RŨ DO NẤM Fusarium oxysporum TRÊN DƯA LEO (Cucumis sativus L.) VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ DƯA ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH HÉO RŨ DO NẤM Fusarium oxysporum TRÊN DƯA LEO (Cucumis sativus L.) VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN THỊ BA ThS. VÕ THỊ BÍCH THỦY Sinh viên thực hiện: ĐOÀN VĂN CÔNG MSSV: 3113037 Lớp: Khoa học cây trồng K37 Cần Thơ, 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG -oOo- Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học cây trồng với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ DƯA ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH HÉO RŨ DO NẤM Fusarium oxysporum TRÊN DƯA LEO (Cucumis sativus L.) VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013 Do sinh viên Đoàn Văn Công thực hiện. Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 Cán bộ hướng dẫn i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG -oOo- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học cây trồng với đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GỐC GHÉP HỌ BẦU BÍ DƯA ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH HÉO RŨ DO NẤM Fusarium oxysporum TRÊN DƯA LEO (Cucumis sativus L.) VỤ ĐÔNG XUÂN 2012-2013 Do sinh viên Đoàn Văn Công thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng. Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:………………………………. .. …………………………………………………………………………………… …...………………………………………………………………………………. Luận văn tốt nghiệp được đánh giá ở mức: …...……………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…, tháng, … năm 2014 Thành viên Hội đồng ………………………. …………………….. ………………………… DUYỆT KHOA Trưởng khoa Nông nghiệp & SHƯD ii TIỂU SỬ CÁ NHÂN I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Đoàn Văn Công Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 25/8/1993 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Mỹ Tú, Sóc Trăng Họ tên cha: Đoàn Văn Minh Sinh năm: 1969 Họ tên mẹ: Đinh Thị Tiếm Sinh năm: 1975 Quê quán: Xã Hồ Đắc Kiện, Huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP 1. Tiểu học Thời gian đào tạo: 1999 đến năm 2004 Trường: Tiểu học Long Tuyền Địa chỉ: Phường Long Tuyền, Quận Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ 2. Trung học cơ sở Thời gian đào tạo: 2004 đến năm 2008 Trường: Trung học cơ sở Long Tuyền Địa chỉ: Phường Long Tuyền, Quận Bình Thuỷ, TP. Cần Thơ 3. Trung học phổ thông Thời gian đào tạo: 2008 đến năm 2011 Trường: Trung học phổ thông Nguyễn Việt Hồng Địa chỉ: Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ 4. Đại học Thời gian đào tạo: 2011 đến nay Trường: Đại học Cần Thơ Địa chỉ: Đường 3-2, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ Ngày… tháng… năm 2014 Người khai Đoàn Văn Công iii LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Cha mẹ đã hết lòng nuôi nấng, dạy dỗ con khôn lớn nên người. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến - PGS.TS. Trần Thị Ba đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, góp ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này. - ThS. Võ Thị Bích Thủy đã đóng góp những ý kiến xác thực góp phần hoàn chỉnh luận văn. - Cố vấn học tập cô Bùi Thị Cẩm Hường đã quan tâm và dìu dắt lớp tôi hoàn thành tốt khóa học. - Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn! - Anh Phan Ngọc Nhí, Chị Lý Hương Thanh lớp Cao học Trồng Trọt khóa 18 đã quan tâm giúp đỡ suốt quá trình thực hiện và báo cáo kết quả luận văn. Thân gửi về! Các bạn lớp Khoa học cây trồng khóa 37 những lời chúc sức khỏe và thành đạt trong tương lai. Đoàn Văn Công iv ĐOÀN VĂN CÔNG. 2014. “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo vụ đông xuân 2012-2013”. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Khoa học cây trồng, Khoa Nông Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Ba và ThS. Võ Thị Bích Thủy. TÓM LƯỢC Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo được ghép trên 5 loại gốc ghép họ bầu bí gồm bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ và bình bát dây. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức với 9 lần lặp lại. Sáu nghiệm thức là dưa leo ghép trên 5 loại gốc và dưa leo không ghép làm đối chứng (1) đối chứng- không ghép, (2) ghép gốc bầu địa phương, (3) ghép gốc bầu Nhật, (4) ghép gốc mướp, (5) ghép gốc bí đỏ, (6) ghép gốc bình bát dây. Kết quả cho thấy dưa leo ghép trên 5 loại gốc ghép khác nhau như bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ và bình bát dây đều cho kết quả kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng-không ghép. Tỷ lệ cây nhiễm bệnh dao động từ 0-4,4%, trong khi đó nghiệm thức đối chứng-không ghép là 100% và cây chết hoàn toàn ở 34 ngày sau khi lây bệnh. Trọng lượng trái trên cây của các nghiệm thức sử dụng gốc ghép (dao động từ 56,15-93,58 g/cây) cao hơn đối chứng-không ghép (19,22 g/cây). v MỤC LỤC Mở đầu…………………………………………………………………………...1 Chương 1 Lược khảo tài liệu……………….…………………………...……...2 1.1 Khái quát về ngọn ghép và gốc ghép…………………………………………2 1.1.1 Ngọn ghép dưa leo......................................................................................2 1.1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng………...…..…………………………...2 1.1.1.2 Đặc điểm thực vât học……………...……………..……………..……….2 1.1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh………...........……………..………………3 1.1.2 Gốc ghép bầu..............................................................................................4 1.1.3 Gốc ghép mướp ..........................................................................................5 1.1.4 Gốc ghép bí đỏ ...........................................................................................5 1.1.5 Gốc ghép bình bát dây ................................................................................5 1.2 Nấm Fusarium oxysporum và bệnh héo rũ do nấm trên cây họ bầu bí dưa.....6 1.2.1 Triệu chứng bệnh do nấm ...........................................................................6 1.2.2 Phân lập nấm ..............................................................................................6 1.2.3 Phòng trừ bệnh do nấm...............................................................................7 1.3 Cơ sở khoa học của việc ghép cây .................................................................7 1.3.1 Khái niệm về ghép cây ...............................................................................7 1.3.2 Cơ chế hình thành cây ghép ........................................................................7 1.3.3 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép ...................................................8 1.3.4 Yêu cầu của giống làm gốc ghép ................................................................8 1.3.5 Ưu điểm và hạn chế của việc ghép cây .......................................................9 1.3.5.1 Ưu điểm…………………………………………………………..………9 1.3.5.2 Hạn chế…………………………………………………………...………9 1.4 Một số kết quả nghiên cứu về gốc ghép trên cây họ bầu bí dưa....................10 Chương 2 Phương tiện và phương pháp………..……………………………11 2.1 Phương tiện .................................................................................................11 2.1.1 Thời gian và địa điểm ...............................................................................11 2.1.2 Vật liệu.....................................................................................................11 2.2 Phương pháp ...............................................................................................11 2.2.1 Bố trí thí nghiệm.......................................................................................11 2.2.2 Tiến hành thí nghiệm................................................................................12 2.2.2.1 Chuẩn bị cây con ghép……………................…..………………………12 2.2.2.2 Chuẩn bị cây con không ghép...................................................................13 2.2.2.3 Chuẩn bị mầm bệnh............................................................................... ..13 2.2.2.4 Trồng cây và lây bệnh...............................................................................14 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi.. .....................................................................................15 2.3 Phân tích số liệu ..........................................................................................16 Chương 3 Kết quả thảo luận………………………..…………………………17 vi 3.1 Ghi nhận tổng quát ......................................................................................17 3.2 Tỷ lệ sống sau khi ghép ...............................................................................17 3.3 Chỉ tiêu bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo ...................18 3.3.1 Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo ......................18 3.3.2 Tỷ lệ cây bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo ..............18 3.4 Tình hình sinh trưởng ..................................................................................20 3.4.1 Chiều dài thân chính .................................................................................20 3.4.2 Số lá trên thân chính .................................................................................21 3.4.3 Đường kính gốc ghép ...............................................................................22 3.4.4 Đường kính ngọn ghép .............................................................................23 3.4.5 Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép .....................................................24 3.5 Thành phần năng suất ..................................................................................25 3.5.1 Số trái trên cây..........................................................................................25 3.5.2 Trọng lượng trái trên cây ..........................................................................26 Chương 4 Kết luận và đề nghị………………...………………………………28 4.1 Kết luận.......................................................................................................28 4.2 Đề nghị........................................................................................................28 Tài liệu tham khảo………….…………………………………………………....29 vii DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 3.1 Tỷ lệ (%) sống sau khi ghép của dưa leo ở các nghiệm thức qua các giai đoạn khảo sát. 17 3.2 Cấp bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. 17 3.3 Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. 19 3.4 Chiều dài (cm) cây dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. 21 3.5 Số lá/cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. 22 3.6 Đường kính (mm) gốc của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. 23 3.7 Đường kính (mm) ngọn ghép của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát 24 3.8 Tỉ số gốc/ngọn ghép của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát 25 viii DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 2.1 Một số loại gốc ghép và ngọn ghép dùng trong thí nghiệm. a) ngọn ghép dưa leo TN123 ở 4 NSKG; b) cây dưa leo ở 7 NSKG; c) gốc bầu ở 9 NSKG; d) gốc mướp ở 15 NSKG; e) gốc bí đỏ ở 9 NSKG; f) gốc bình bát dây ở 30 NSKG. 13 2.2 Nuôi cấy tạo nguồn nấm bệnh chủng cho cây ghép trong thí nghiệm. (a) Nuôi cấy nấm trong môi trường PDA; (b) Tách bào tử nấm trong nước cất thanh trùng; (c) Lọc dung dịch huyền phù chứa bào tử nấm để lây bệnh cho cây ghép 14 2.3 Các bước lây bệnh. (a) Rút 10 ml dung dịch huyền phù có mật số 5.105 bào tử nấm Fusairum oxysporum/ml; (b) (c) Tưới đều dung dịch vào mỗi gốc cây 14 3.1 Các nghiệm thức dưa leo ghép ở giai đoạn 30 ngày sau khi lây bệnh. (a) đối chứng không ghép; (b) dưa leo ghép gốc bầu địa phương; (c) dưa leo ghép gốc bầu Nhật; (d) dưa leo ghép gốc mướp; (e) dưa leo ghép gốc bí đỏ; (f) dưa leo ghép gốc bình bát dây. 20 3.2 Số trái/ cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau. 3.3 Trọng lượng (g) trái/ cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác. ix 26 27 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ĐHCT Đại học Cần Thơ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NN & SHƯD Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng NSKGh Ngày sau khi ghép NSKG Ngày sau khi gieo NSKLB Ngày sau khi lây bệnh NSKT Ngày sau khi trồng PDA Potato dextrose agar x MỞ ĐẦU Cây dưa leo là loại cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 55-60 ngày), trồng được quanh năm, rất phù hợp với chế độ luân canh trên nền đất lúa và mang lại hiệu quả kinh tế gấp 2-4 lần lúa nên nông dân nhiều vùng ở ĐBSCL đã chuyển hẳn từ cây lúa sang chuyên canh cây dưa leo (Trần Thị Ba, 2010). Tuy nhiên, hiện nay những vùng chuyên canh dưa leo đang gặp nhiều khó khăn mà thiệt hại nặng nề nhất là bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây hại trong đất. Nấm bệnh lưu tồn lâu trong đất dưới dạng bào tử nên có thể gây hại qua nhiều vụ (Phạm Văn Kim, 2000), bệnh thường gây chết cây lúc vừa cho trái do đó gây tổn thất lớn cho sản xuất của nông dân (Tô Ngọc Dung, 2007) và rất khó phòng trị bằng thuốc hóa học (Burgess và ctv., 2009). Ở nước ta trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu và ứng dụng gốc ghép trong sản xuất rau phát triển khá mạnh mẽ đồng thời đã đạt được nhiều thành công khi đưa dưa hấu và cà chua ghép vào thực tế sản xuất. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu về gốc ghép trên dưa leo ở nước ta thì còn nhiều hạn chế, đặc biệt rất cần thiết trong điều kiện canh tác hiện nay khi bệnh héo rũ đã và đang gây thiệt hại nặng nề trên các vùng chuyên canh dưa leo. Vấn đề đặt ra là cần tìm được loại gốc ghép giúp dưa leo tăng khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum thông qua đó nhằm giúp nông dân canh tác dưa leo có thể giảm thiểu thiệt hại do bệnh héo rũ gây ra. Chính vì thế đề tài “Ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo vụ Đông Xuân 2012-2013” được thực hiện nhằm tìm ra loại gốc ghép giúp dưa leo tăng khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trong điều kiện có lây bệnh nhân tạo trồng trong nhà lưới. 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Khái quát về ngọn ghép và gốc ghép 1.1.1 Ngọn ghép dưa leo 1.1.1.1 Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng Nguồn gốc: dưa leo có tên khoa học là Cucumis sativus L., thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae). Dưa leo có nguồn gốc từ Tây Ấn Độ. Cũng có ý kiến cho rằng dưa leo có nguồn gốc từ Nam Á và được trồng vào khoảng 3000 năm trước (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Mai Thị Phương Anh và ctv. (1996) thì nguồn gốc dưa leo có 2 nhóm: nhóm thứ nhất bắt nguồn từ Việt Nam và tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm nay, nhóm thứ hai bắt nguồn từ Ấn Độ hơn 2000 năm trước. Giá trị dinh dưỡng: dưa leo chứa lượng dinh dưỡng và năng lượng thấp nhưng có hàm lượng vitamin và chất khoáng cao nên rất được ưa chuộng ở các nước có khẩu phần ăn giàu năng lượng (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Các thành phần có trong 100 g trái tươi gồm 95% nước, 16% calo, 3% gluxit, 0,8% protit, 0,7% xenlulose, 23 mg calcium, 27 mg phosphorus, 1 mg sắt, 0,03 mg vitamin B1, 5 mg vitamin C, 0,04 mg vitamin B2 và 1 g caroten (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005). Rễ và lá cũng được sử dụng trị sưng đau, chữa ngộ độc. Ngoài ra dưa leo là một sản phẩm có thể hỗ trợ giảm cân, là mỹ phẩm từ thiên nhiên và có khả năng xuất khẩu dưới dạng dưa muối hoặc ngâm giấm (Dương Quang Diệu, 1984). 1.1.1.2 Đặc điểm thực vật học * Hệ rễ Theo Tạ Thu Cúc (2005) do dưa leo có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới ẩm ướt nên hệ rễ ưa ẩm, chịu khô hạn và ngập úng kém, bộ rễ yếu hơn rễ của các cây bí ngô, dưa hấu và dưa thơm; rễ dưa leo chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30-40 cm, có thể ăn dưới tầng đất 1 m, rễ nhánh và rễ phụ phát triển tùy theo điều kiện đất đai, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Ba và ctv. (1999). Do bộ rễ cây dưa leo yếu nên đất trồng cần cày bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại (Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005). * Thân Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) dưa leo có thân tròn hay góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống. Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999) chiều cao thân phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Đường kính gốc thân lớn có thể hút nước và dinh dưỡng mạnh, góp phần gia tăng năng suất và phẩm chất trái. Đối với những giống trung bình và giống muộn 2 đường kính đạt gần 1 cm là cây sinh trưởng tốt (Tạ Thu Cúc, 2005). Theo Trần Khắc Thi (2008), đường kính gốc quyết định khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, đường kính gốc lớn cây hút được nhiều dinh dưỡng và có khả năng dẫn đến năng suất cao và phẩm chất tốt hơn. * Lá Lá thật dưa leo là lá đơn, chia thùy nhọn hoặc chân vịt. Lá to mọc cách trên thân và có cuốn lá dài 5-15 cm. Lá trên cùng một cây cũng có kích thước và hình dạng thay đổi (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) số lá trên thân chính nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quang hợp tạo vật chất nuôi trái, ảnh hưởng đến năng suất dưa leo. Sự ra lá và phát triển về mặt diện tích lá thật ở thời kì cây con rất chậm. Sau đó tăng dần và đạt cao nhất khi có trái và giảm đi khi giai đoạn già cỗi. * Hoa Dưa leo có hoa đơn tính đồng chu hay biệt chu. Hoa cái mọc thành đôi hoặc riêng biệt ở nách lá, hoa đực mọc thành cụm từ 5-6 hoa. Có giống trên cây có 3 loại hoa và cũng có giống trên cây có 1 loại hoa (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Hoa dưa leo thường có màu vàng, đường kính từ 2-3 cm. Hoa được thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng trừ những hoa lưỡng tính. * Trái Trái dưa leo là loại giả quả hay "pepo". Hình dạng, kích thước và màu sắc trái phụ thuộc vào yếu tố giống. Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) trái lúc còn non có gai xù xì, khi trái lớn gai từ từ mất đi, trái non được bao phủ bởi 1 lớp lông dày giống như các bộ phận khác của cây, khi đám lông ở nơi nào mất đi sẽ làm cho trái ở nơi đó cong lại. 1.1.1.3 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh * Nhiệt độ Dưa leo thuộc nhóm cây ưa nhiệt, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng là 300C vào ban ngày và 18-210C vào ban đêm (Nguyễn Xuân Giao, 2012). Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) nhiệt độ cao hơn sẽ làm cây ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài nhiệt độ 35-400C cây sẽ chết, ngược lại, dưa leo chịu nhiệt độ thấp rất yếu kém, nhiệt độ thấp hạt không nảy mầm, cây con kém phát triển và có thể làm chết héo cây con do rễ cây không hút được nước từ đất. 3 * Ánh sáng Cây dưa leo ưa nắng, cường độ ánh sáng mạnh, bị che sẽ rụng hoa trái nhiều, dễ bị sâu bệnh (Nguyễn Văn Thắng và ctv., 1999). Thời gian chiếu sáng từ 10-12 giờ/ngày, cường độ ánh sáng trong khoảng 15.000-17.000 lux thích hợp cho sinh trưởng và phát dục của cây (Trần Khắc Thi, 1999). * Nước và ẩm độ Trái dưa leo chứa tới 95% nước nên yêu cầu về ẩm độ của cây rất lớn. Mặt khác, do bộ lá lớn, hệ số thoát nước cao nên cây dưa leo là cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu bí dưa. Độ ẩm đất thích hợp cho dưa leo là 85-95%, độ ẩm không khí 90-95%. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) dưa leo chịu hạn rất yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy lượng cucurbitaxina là chất gây đắng trong trái. * Đất và dinh dưỡng Do bộ rễ kém phát triển, sức hấp thụ của rễ lại yếu nên dưa leo yêu cầu nghiêm khắc về đất trồng hơn các cây khác trong họ bầu bí dưa. Dưa leo thích đất đai màu mỡ, giàu chất hữu cơ, tơi xốp, độ pH từ 5,5-6,8 và tốt nhất là 6-6,5. Dưa leo trồng trên đất thịt nhẹ, đất pha cát thường cho năng suất cao, chất lượng quả tốt. 1.1.2 Gốc ghép bầu Bầu địa phương hay còn gọi là bầu Sao (Bottel gourd), có tên khoa học là Lagenaria Sicerria (Molina Stand), thuộc họ bầu bí dưa Cucurbitaceae có nguồn gốc Châu Phi và Ấn Độ, ngày nay được trồng rộng rãi ở các nước vùng nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Bầu thích nghi với nhiệt độ cao từ 20-300C và cường độ ánh sáng mạnh (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001). Bầu là cây hằng niên, thân leo quấn, tua cuốn phân nhánh. Thân lá phát triển mạnh và có tính sinh nhánh lớn do đó khi canh tác cần phải bấm ngọn, làm giàn. Bộ rễ rất phát triển, ăn lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt. Bầu Sao thường rất dễ trồng, cho sản lượng lớn do thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và đất đai (Thái Hà và Đặng Mai, 2011). Ngoài ra hiện nay còn có giống bầu khác cũng được sử dụng phổ biến trong ghép dưa là bầu Nhật, đây là giống bầu chuyên dùng làm gốc ghép của Nhật, đã được thương mại hóa do công ty Kurume cung cấp. Có đặc tính kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum, dễ đậu trái, tăng năng suất hơn dưa trồng không ghép mà vẫn giữ nguyên chất lượng (Trần Thị Ba, 2010). 4 1.1.3 Gốc ghép mướp Mướp hay mướp hương, mướp gối, có tên khoa học là Luffa aegyptiaca hay Luffa cylindrical (tên cũ), là một loại thuộc chi mướp (Luffa), tên tiếng anh là Smooth Luffa. Đây là loài cây bản địa của Bắc Phi. Mướp là cây thân thảo dạng dây leo, có nhiều tua cuốn, phân cành mạnh. Lá mọc so le, dạng tim, có 5-7 thùy có răng nhỏ, xung quanh, bề mặt có lông nhám, rễ chùm rất phát triển, ăn rộng gần mặt đất (Võ Văn Chi, 2005). Mướp có thời gian sinh trưởng (6-7 tháng) dài hơn bầu (chỉ 3-4 tháng). Mướp là cây rau của mùa hè, ưa khí hậu nóng ẩm, ánh sáng nhiều, khả năng chịu hạn tốt. Mướp trồng được trên nhiều loại đất, nhiều mùn, giữ ẩm nhưng thoát nước. Do diện tích thân lá lớn nên cây mướp sử dụng nhiều nước và nhiều chất dinh dưỡng, nhu cầu đạm, lân, kali nói chung đều cao. Nhiều nông dân trồng mướp ở ĐBSCL đều nhận xét cây mướp có khả năng chịu úng (khi trồng trên nền đất lúa trong mùa mưa) tốt hơn gốc bầu bí. Vì vậy, gốc mướp có nhiều triển vọng để sử dụng làm gốc ghép (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007) 1.1.4 Gốc ghép bí đỏ Bí đỏ (Cucurbita pepo) còn gọi là bí ngô, bí rợ, thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae). Bí đỏ là cây thân thảo, sống hàng năm. Thân bò hoặc leo, dài 45 m, có nhiều tua cuốn, phân nhánh mạnh. Các đốt thân có khả năng ra rễ bất định. Hệ thống rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu và rễ phụ lan rộng nên khả năng chịu hạn tốt (Mai Thị Phương Anh và ctv., 1996). Bí đỏ có thể trồng quanh năm, tuy nhiên vào mùa mưa cây dễ bị bệnh, thối hoa và rụng. Thời vụ gieo hạt thích hợp là tháng 11-1 năm sau, thu hoạch tháng 1-3. Cũng có thể gieo tháng 5-6, thu tháng 8-9 (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Một trái bí đỏ cho rất nhiều hạt, hạt dễ nảy mầm nên khả năng nhân giống cao. Người ta thường lấy hạt của những trái chín già, rửa sạch rồi phơi khô và bảo quản đến khi gieo (Đỗ Huy Bích, 2004). 1.1.5 Gốc ghép bình bát dây Bình bát dây (Coccinia cordifolia (L.) Cogn.) thuộc họ bí (Cucurbitaceae), tên khác là rau mảnh bát, hoa bát, dây mảnh bát, dưa dại,.. Bình bát dây có dạng dây leo đa niên, cây sinh trưởng nhanh và có thể dài đến vài mét (Csurhes Steve, 2008). Lá mọc xen kẽ trên thân. Hoa lớn, màu trắng có hình ngôi sao. Trái có màu đỏ, hình trứng hoặc elip, dài 25-60 mm, đường kính từ 15-35 mm, cuống trái dài từ 10-40 mm, không có lông. Khi chín có màu 5 đỏ và chứa nhiều hạt, hạt màu vàng nâu từ 6-7 mm. Hạt không có miên trạng và thường nảy mầm trong vòng 2-4 tuần ở 200C. Theo Võ Văn Chi (2005), lá non và trái của bình bát dây dùng làm rau ăn, rễ và củ sắc uống để trục giun sán, và dùng thân dây nấu nước tắm trị ghẻ. 1.2 Nấm Fusarium oxysporum và bệnh héo rũ do nấm trên cây họ bầu bí dưa 1.2.1 Triệu chứng bệnh do nấm Bệnh phát hiện đầu tiên vào năm 1894 ở Georgia và nam Carolina. Bệnh thường gặp ở tất cả giai đoạn của cây dưa. Cây dưa bị héo chết, thường có hiện tượng rũ vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều hay sáng sớm. Triệu chứng héo xuất hiện đầu tiên ở các lá bên dưới và sau đó lan dần lên các lá non bên trên với những biểu hiện vàng ở hai mép lá sau đó lan dần ra toàn lá dẫn đến lá bị khô. Ở những cây nhiễm bệnh biểu hiện cây kém phát triển còi cọc, các lá vàng úa khô và rụng. Bệnh làm mạch gỗ hoá nâu, nghẽn mạch làm giảm quá trình vận chuyển nước của cây làm cho cây héo dần và chết. Cây héo và vàng lá dấu hiệu đặc trưng của bệnh (Anitha and Rabeeth, 2009). Theo Phạm Văn Kim (2000) triệu chứng sọc nâu dọc theo mạch dẫn ở rễ hoặc cổ rễ là do enzyme của mầm bệnh phá huỷ vách của mạch gỗ, đồng thời oxy hoá các hợp chất phenol (do tế bào ký chủ tiết ra). Sự oxy hoá cho ra các phân tử màu, các phân tử này xâm nhập và làm nâu mạch gỗ của cây ký chủ. Theo Tziros et al. (2007) cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum được đánh giá theo 4 cấp gồm: + Cấp 1: cây khỏe mạnh + Cấp 2: các lá bên dưới bị hoại tử nhẹ, cây hơi héo + Cấp 3: các lá bên dưới bị hoại tử và rụng, các lá bên trên bị vàng + Cấp 4: cây chết 1.2.2. Phân lập nấm Phân lập mầm bệnh theo quy trình của Burgess et al. (2009). - Chọn mẫu thân cây bệnh dài 4 cm, cách mặt đất ít nhất 20 cm. - Rửa thân cây trong nước sạch và khử trùng bề mặt bằng cồn 700 trong 1 phút. - Để khô trên giấy thấm đã khử trùng. - Dùng dụng cụ vô trùng cắt ngang thân thành từng mẫu cấy dày khoảng 1-2 mm. - Cấy mẫu cấy lên môi trường phân lập WA (water agar), mỗi tảng nấm sẽ được phát triển từ một mẫu cấy sau 2-3 ngày. 6 - Chọn một tảng nấm phát triển tốt để nuôi cấy trong môi trường PDA (Potato dextrose agar) tạo dòng thuần và làm nguồn bệnh chủng cho thí nghiệm. - Nuôi dòng thuần và nhân mật số nấm bệnh trong môi trương PDA. Sau 6-7 ngày thì tiến hành tách bào tử nấm trong nước cất thanh trùng để tạo dung dịch huyền phù chứa bào tử nấm bệnh, sau đó đếm mật số bào tử dưới kính hiển vi và tiến hành chủng bệnh. 1.2.3 Phòng trừ bệnh do nấm Theo Burgess et al. (2009), bệnh héo do nấm Fusarium rất khó phòng trị do hậu bào tử tồn tại qua thời gian dài trong đất. Thu gom và thiêu huỷ xác bã thực vật trên đồng ruộng sau khi thu hoạch để hạn chế sự lưu tồn của nấm bệnh, khử hạt giống trước khi gieo (Trần Văn Hai, 2005). Luân canh các cây trồng có khả năng kháng bệnh ít nhất 2 năm trước khi trồng lại các cây trồng mẫn cảm có thể giúp làm giảm nguồn bệnh (Vũ Triệu Mẫn và Lê Lương Tề, 1998). Sử dụng gốc ghép là một trong những kỹ thuật canh tác phổ biến hiện nay, thông qua việc sử dụng khả năng chống chịu tốt của gốc ghép để bảo vệ cây trồng trước những điều kiện bất lợi của môi trường trong đó có bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum (Miguel, 2002). Kỹ thuật sử dụng gốc ghép đã được áp dụng thành công và mang lại hiệu quả cao trong việc kháng một số mầm bệnh trong đất trên các loại rau ăn trái (Trần Thị Ba, 2010). 1.3 Cơ sở khoa học của việc ghép cây 1.3.1 Khái niệm về ghép cây Theo Lâm Ngọc Phương và Lê Minh Lý (2012) ghép cây là sự kết hợp một bộ phận của cây này với với một bộ phận của cây khác, tạo thành một tổ hợp ghép, cùng sinh trưởng và phát triển như là một cây thống nhất để tạo nên một cây mới giữ được đặc tính của cây giống ban đầu. 1.3.2 Cơ chế hình thành cây ghép Ghép là 1 phương pháp kỹ thuật bằng cách áp sát phần tượng tầng của gốc ghép và ngọn ghép (Phạm Văn Côn, 2007). Sau khi ghép có sự đáp ứng của vết thương thành lập cầu callus và cuối cùng chữa lành vết thương (Nguyễn Bảo Toàn và ctv., 2007). Tế bào của gốc ghép và ngọn ghép hình thành một cơ thể sống cộng sinh thống nhất, chất dinh dưỡng từ gốc ghép có thể chuyển lên ngọn ghép và ngược lại những dưỡng chất từ ngọn ghép cũng có thể chuyển về cho gốc ghép (sự vận chuyển qua lại), khả năng tiếp hợp của gốc ghép và ngọn ghép tùy thuộc vào sự tiếp hợp giữa chúng và mối liên hệ di truyền giữa chúng quyết định. 7 1.3.3 Mối quan hệ giữa gốc ghép và ngọn ghép Theo Phạm Văn Côn (2007) thông thường sức tiếp hợp giữa gốc ghép và ngọn ghép được đánh giá bằng tỷ số tiếp hợp (T): là tỷ số của đường kính gốc ghép trên đường kính ngọn ghép. T=1: cây ghép sinh trưởng, phát triển bình thường là do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép, vị trí ghép cân đối, màu sắc và độ nứt của vỏ ngọn ghép và gốc ghép tương đương nhau, nhiều khi không nhận rõ vị trí giáp ranh giữa ngọn ghép và gốc ghép. T>1: người ta thường gọi là hiện tượng chân voi, cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường. Tuy nhiên T càng gần 1 thì càng tốt hơn T xa 1. Thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn của gốc ghép, biểu hiện cây ghép hơi cằn cõi, chậm lớn, lá hơi vàng, phần gốc ghép vỏ nứt nhiều hơn phần cành ghép. T= 2 cm trên thân chính). - Đường kính (mm) gốc ghép: dùng thước kẹp đo dưới vị trí ghép 2 mm. - Đường kính (mm) ngọn ghép: dùng thước kẹp đo trên vị trí ghép 2 mm. - Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép: dùng thước kẹp đo ở vị trí sát dưới và trên mắc ghép rồi tính tỷ số. * Chỉ tiêu về thành phần năng suất - Số trái trên cây: đếm toàn bộ trái trên các nghiệm thức ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra số trái trung bình trên cây. - Trọng lượng trái trên cây (g): cân toàn bộ trái trên cây các nghiệm thức ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra trọng lượng trái trung bình trên cây của các nghiệm thức. 15 2.3 Phân tích số liệu - Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel. - Xử lý thống kê số liệu thí nghiệm bằng phần mềm SPSS 16.0, phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức và dùng kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% để so sánh các số trung bình. 16 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch, Đại học Cần Thơ có mái che ni lông, vách lưới nên hạn chế sâu bệnh hại và điều kiện bất thường từ môi trường bên ngoài. Cây dưa leo trồng trong chậu với giá thể được thanh trùng, đồng nhất ở các nghiệm thức, tạo điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất với hệ thống tưới nhỏ giọt và hệ thống phun sương tự động để hạ nhiệt độ trong nhà lưới vào buổi trưa. Nhìn chung, nghiệm thức đối chứng-không ghép xuất hiện bệnh khá sớm (14 NSKLB), các nghiệm thức sử dụng gốc ghép giúp cho cây dưa leo sinh trưởng khá tốt và đồng đều, đồng thời cũng cho kết quả chống chịu tốt với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum. 3.2 Tỷ lệ sống sau khi ghép Tỷ lệ sống sau khi ghép của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.1). Nhìn chung, nghiệm thức ghép gốc mướp có tỷ lệ sống sau khi ghép cao nhất qua các giai đoạn khảo sát (92,86% ở 9 NSKGh), nghiệm thức ghép gốc bí đỏ luôn cho tỷ lệ sống thấp nhất (69,38% ở 9 NSKGh). Như vậy, tỷ lệ sống sau khi ghép của các nghiệm thức gốc ghép trong thí nghiệm khá cao trên 83%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Ba (2010) tỷ lệ sống của cây con dưa hấu ghép lớn hơn 80% là đạt. Bên cạnh khả năng chống chịu, khả năng thích ứng với ngọn ghép thì tỷ lệ sống sau khi ghép cao cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển chọn gốc ghép. Bảng 3.1 Tỷ lệ (%) sống sau khi ghép của dưa leo ở các nghiệm thức khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. Nghiệm thức Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV. (%) Tỷ lệ (%) sống sau khi ghép ở các giai đoạn NSKGh 3 6 9 98,81a 85,71 b 78,57 bc 95,24a 89,29ab 83,33ab 95,54a 93,75a 92,86a 79,36 b 72,45 c 69,38 c 92,86a 85,71 b 83,33ab * ** ** 12,36 7,83 10,47 Ghi chú : Số liệu đã được chuyển đổi sang (X±0,5)1/2 để tính thống kê . Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; *: khác biệt mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKGh: ngày sau khi ghép. 17 3.3 Chỉ tiêu bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo 3.3.1 Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo Cấp bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.2). Nghiệm thức đối chứng-không ghép luôn cho cấp bệnh cao hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép vào các giai đoạn khảo sát. Ở giai đoạn 18 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép cho cấp bệnh là 2,29 và tăng dần đến giai đoạn 34 NSKLB thì đạt cấp cao nhất (cấp 4-cây chết hoàn toàn). Trong khi đó, các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép ở giai đoạn 18 và 22 NSKLB thì hoàn toàn chưa xuất hiện bệnh, đến giai đoạn 26 NSKLB về sau có xuất hiện bệnh với cấp bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua các giai đoạn khảo sát (đến giai đoạn 34 NSKLB với cấp bệnh tối đa là 1,12 ở nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật và 1,07 ở gốc ghép bí đỏ, bình bát dây), nghiệm thức ghép gốc mướp và bầu địa phương là hoàn toàn không bị nhiễm bệnh với cấp bệnh là 1 (cây hoàn toàn khỏe mạnh). Kết quả này cho thấy các loại gốc ghép được sử dụng trong thí nghiệm có khả năng giúp dưa leo chống chịu tốt đối với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum. Theo Phạm Hồng Cúc (2002) thì ghép là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng dưa hấu liên tục qua nhiều vụ mà cây dưa không bị bệnh héo do nấm Fusarium oxysporum. Theo Oda (1999) việc ghép cây đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc hạn chế thiệt hại do lưu tồn mầm bệnh trong đất trên các đối tượng cây rau. Bảng 3.2 Cấp bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. Nghiệm thức Đối chứng-không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV. (%) Cấp bệnh qua các giai đoạn NSKLB 18 22 26 30 2,29 b 3,17 b 3,42 b 3,76 b 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,06a 1,12a 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,02a 1,04a 1,00a 1,00a 1,00a 1,07a ** ** ** ** 19,56 13,95 12,97 11,35 34 4,00 b 1,00a 1,12a 1,00a 1,07a 1,07a ** 9,85 Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKLB: ngày sau khi lây bệnh. 18 3.3.2 Tỷ lệ cây bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo Tương tự chỉ tiêu về cấp bệnh héo rũ, tỷ lệ cây bệnh héo rũ của dưa leo giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.3). Tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng-không ghép luôn cao hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép. Ở giai đoạn 18 và 22 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép có 65,56% và 82,22% cây bị nhiễm bệnh cao hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép với tỷ lệ bệnh là 0%. Ở giai đoạn 34 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép có tỷ lệ cây bệnh là 100% cao hơn nhiều so với các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép với tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh không đáng kể dao động từ 0-4,44% (Hình 3.3). Kết quả này cho thấy các loại gốc ghép được chọn thực hiện thí nghiệm đều giúp cho dưa leo tăng khả năng kháng bệnh tốt hơn nhiều so với đối chứng-không ghép. Kết quả tương tự trên dưa hấu cũng được tìm thấy trong nghiên cứu Lê Văn Mắc (2007) khi nghiên cứu về khả năng kháng bệnh héo rũ trên dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum cũng cho thấy: dưa hấu ghép trên các loại gốc ghép bầu Nhật, bầu địa phương, bí đỏ Nhật có tỷ lệ nhiễm bệnh (2,78-5,56%) ít hơn so với nghiệm thức đối chứngkhông ghép (25%). Bảng 3.3 Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. Nghiệm thức Đối chứng-không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV. (%) Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bênh qua các giai đoạn NSKLB 18 22 26 30 34 65,56 b 82,22 b 88,89 b 97,78 b 100,00 b 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 2,22a 4,44a 4,44a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 2,22a 2,22a 2,22a 0,00a 0,00a 0,00a 2,22a 2,22a ** ** ** ** ** 52,33 41,84 50,81 43,46 37,60 Ghi chú : Số liệu đã được chuyển đổi sang Arcsin (X±0,5)1/2 để tính thống kê. Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKLB: ngày sau khi lây bệnh. 19 (a) (d) (c) (b) (e) (f) Hình 3.1 Các nghiệm thức dưa leo ghép ở giai đoạn 30 ngày sau khi lây bệnh. (a) đối chứng-không ghép; (b) dưa leo ghép gốc bầu địa phương; (c) dưa leo ghép gốc bầu Nhật; (d) dưa leo ghép gốc mướp; (e) dưa leo ghép gốc bí đỏ; (f) dưa leo ghép gốc bình bát dây. 3.4 Tình hình sinh trưởng dưa leo 3.4.1 Chiều dài thân chính Chiều dài thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.4). Nhìn chung, giai đoạn 14 và 24 NSKT chiều dài thân chính ở nghiệm thức đối chứng-không ghép cao nhất (33,38 và 83,32 cm tương ứng) và các nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương, bầu Nhật, mướp và bình bát dây cho chiều dài thân chính thấp nhất. Giai đoạn 34 và 44 NSKT, chiều dài thân chính ở nghiệm thức ghép gốc mướp (109,31, 116,60 cm) và gốc ghép bí đỏ (110,32, 119,71 cm) cao nhất, gốc ghép bình bát dây ngắn nhất với chiều dài thân chính 87,12 cm ở giai đoạn 44 NSKT. Như vậy gốc ghép có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính của dưa leo ở giai đoạn đầu (14 NSKT), điều này có thể giải thích là do ở giai đoạn này chưa có sự tương thích hoàn toàn của gốc ghép và ngọn ghép nên khả năng cung cấp dưỡng chất 20 qua lại còn hạn chế dẫn đến tình trạng ngọn ghép không nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường. Nhưng ở giai đoạn 24 NSKT về sau, khi có sự thích nghi hoàn toàn của gốc ghép và ngọn ghép thì cây sinh trưởng và phát triển một cách bình thường giống như không ghép ngoại trừ nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật và bình bát dây. Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999) chiều dài thân cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Mặt khác, trong điều kiện lây bệnh nhân tạo đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của dưa leo, nghiệm thức đối chứngkhông ghép có thể do sự ảnh hưởng bởi nấm Fusarium oxysporum nên sinh trưởng kém hơn. Bảng 3.4 Chiều dài (cm) cây dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. Nghiệm thức Đôi chứng-không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV. (%) Chiều dài (cm) cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT 14 24 34 44 33,38a 83,32a 89,43 bc 19,02 c 77,78a 95,20 b 101,93 b 18,11 c 65,05 b 83,38 c 92,52 bc 20,98 bc 81,76a 109,31a 116,60a 24,41 b 85,25a 110,32a 119,71a 18,33 c 63,78 b 85,47 bc 87,12 c ** ** ** ** 21,43 13,78 10,29 11,57 Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng. 3.4.2 Số lá trên thân chính Tương tự như chiều dài thân chính, số lá trên thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.5). Nhìn chung, số lá trên thân chính ở nghiệm thức ghép gốc mướp và ghép gốc bí đỏ luôn nhiều nhất qua các giai đoạn khảo sát (tương ứng 18,63, 19,11 lá ở 44 NSKT), nghiệm thức bầu Nhật luôn ít nhất. Kết quả này (Bảng 3.5) cũng được giải thích tương tự như sự khác biệt về chiều dài thân chính. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) số lá trên thân chính nhiều hay ít có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quang hợp tạo vật chất nuôi trái, ảnh hưởng đến năng suất dưa leo. 21 Bảng 3.5 Số lá/cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. Nghiệm thức Đối chứng không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV. (%) Số lá trên cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT 14 24 34 44 5,13a 10,34ab 13,14 d 4,71a 10,24 b 13,75 cd 16,29 b 3,92 b 8,98 c 11,93 e 15,70 b 5,16a 10,87ab 15,45ab 18,63a 5,30a 11,30a 15,73a 19,11a 4,73a 9,96 b 14,38 bc 15,29 b ** ** ** ** 15,40 9,61 8,50 8,67 Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng 3.4.3 Đường kính gốc ghép Đường kính gốc ghép dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.6). Đường kính gốc ghép ở nghiệm thức ghép gốc bình bát dây luôn đạt giá trị cao nhất qua các giai đoạn khảo sát (10,54 mm ở giai đoạn 44 NSKT), nghiệm thức ghép gốc mướp luôn có đường kính gốc thấp nhất qua các giai đoạn khảo sát (5,34 mm ở 44 NSKT). Đường kính gốc là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây bởi vì đây chính là con đường chủ yếu vận chuyển nước và chất dinh dưỡng từ đất vào cây. Theo Trần Khắc Thi (2008), đường kính gốc quyết định khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, đường kính gốc lớn cây hút được nhiều dinh dưỡng và có khả năng dẫn đến năng suất cao và phẩm chất tốt hơn. 22 Bảng 3.6 Đường kính (mm) gốc của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. Nghiệm thức Đối chứng-không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV. (%) Đường kính (mm) gốc ghép của cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT 14 24 34 44 6,74 b 7,44 b 8,20 b 6,60 b 7,33 b 7,74 bc 7,89 b 6,24 b 7,01 b 7,39 c 7,76 b 3,04 d 3,97 c 4,73 d 5,34 c 5,50 c 6,77 b 7,45 bc 7,79 b 7,88a 9,20a 9,71a 10,54a ** ** ** ** 9,92 11,42 9,70 11,27 Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng. 3.4.4 Đường kính ngọn ghép Đường kính ngọn ghép dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.7). Ở giai đoạn 14 NSKT đường kính ngọn ghép gốc bí đỏ (7,53 mm) và bình bát dây (7,09 mm) đạt giá trị cao nhất, ghép gốc bầu Nhật là thấp nhất (6,10 mm). Giai đoạn 44 NSKT đường kính ngọn ghép bình bát dây cao nhất (10,31 mm, gốc ghép bầu Nhật có đường kính ngọn ghép thấp nhất (8,11 mm). Như vậy gốc ghép có làm ảnh hưởng đến đường kính ngọn dưa leo. Theo Lâm Ngọc Phương (2006) thì gốc ghép và ngọn ghép có thể ảnh hưởng với nhau theo nhiều cách, gốc ghép ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của ngọn ghép, ngược lại ngọn ghép cũng ảnh hưởng đến gốc ghép, ngọn ghép cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bộ rễ của gốc ghép. 23 Bảng 3.7 Đường kính (mm) ngọn ghép của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. Nghiệm thức Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV. (%) Đường kính (mm) ngọn ghép của cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT 14 24 34 44 6,70 b 7,88 c 8,57 b 8,79 c 6,10 c 7,56 c 7,96 c 8,11 d 6,99 b 9,12a 9,44a 9,74ab 7,53a 8,83ab 9,19a 9,42 bc 7,09ab 8,45 b 8,68 b 10,31a ** ** ** ** 7,04 6,14 5,87 5,92 Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng. 3.4.5 Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép dưa leo của các nghiệm thức ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.8). Gốc ghép bình bát dây cho tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép luôn cao nhất qua các giai đoạn khảo sát (1,03 ở 44 NSKT), gốc ghép mướp luôn thấp nhất (0,55 ở 44 NSKT). Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép của các nghiệm thức ghép có xu hướng tiến dần về 1. Điều này cho thấy sự phát triển của ngọn đang dần tương đương với gốc ghép qua các giai đoạn. Theo Phạm Văn Côn (2007) khi tỷ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép gần tiến về 1 thì cây ghép phát triển gần như bình thường là do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương thế sinh trưởng của gốc ghép. 24 Bảng 3.8 Tỷ số gốc ghép/ngọn ghép của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát. Nghiệm thức Ghép gốc Bầu địa phương Ghép gốc Bầu Nhật Ghép gốc Mướp Ghép gốc Bí đỏ Ghép gốc Bình bát dây Mức ý nghĩa CV. (%) Tỷ số gốc ghép/ngọn ghép của cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT 14 24 34 44 0,99 b 0,93 b 0,90 bc 0,90 b 1,03ab 0,93 b 0,93 b 0,96ab 0,44 d 0,44 d 0,50 d 0,55 d 0,73 c 0,76 c 0,81 c 0,83 c 1,12a 1,10a 1,12a 1,03a ** ** ** ** 12,16 13,66 12,24 11,71 Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng. 3.5 Thành phần năng suất dưa leo 3.5.1 Số trái trên cây Số trái trên cây của dưa leo trên các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.2 và Phụ bảng 2.1). Các nghiệm thức dưa leo ghép gốc bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ, bình bát dây đều cho số trái trên cây cao và tương đương nhau dao động từ 1,33-1,76 trái/cây, nghiệm thức đối chứngkhông ghép có số trái trên cây thấp nhất với 0,49 trái/cây. Như vậy gốc ghép có ảnh hưởng đến số trái trên cây. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Marsic and Osvald (2004) khi trồng dưa leo trong nhà kính, cây ghép cho số trái trên cây nhiều hơn cây không ghép. Mặc khác, trong điều kiện lây bệnh trực tiếp đã ảnh hưởng tới nghiệm thức đối chứng-không ghép cho số trái trên cây ít nhất. 25 2.00 Số trái trên cây (trái/cây) 1,76a 1,53a 1.50 1,49a 1,33a 1,36a 1.00 0.50 0,49b 0.00 Đối chứng Ghép gốc bầu Ghép gốc bầu không ghép địa phương Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí Ghép gốc đỏ bình bát dây Nghiệm thức Hình 3.2: Số trái trên cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau. 3.5.2 Trọng lượng trái trên cây Tương tự như chỉ tiêu số trái trên cây, trọng lượng trái trên cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.2 và Phụ bảng 2.1). Các nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bình bát dây cho trọng lượng trái trên cây (dao động từ 79,20-93,58 g/cây) là cao nhất, nghiệm thức đối chứng-không ghép (19,22 g/cây) là thấp nhất. Như vậy gốc ghép có làm ảnh hưởng đến trọng lượng trái trên cây trong điều kiện chủng bệnh nhân tạo. Nghiệm thức đối chứng-không ghép bị ảnh hưởng nặng nề bởi nấm Fusarium oxysporum nên trọng lượng trái trên cây thấp nhất là điều hợp lý. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Lee et al. (2010) lợi ích của việc sử dụng gốc ghép dưa bầu bí làm tăng năng suất trong điều kiện có sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh trong đất. 26 100 93,58a 91,27a 82,09a 79,20a Trọng lượng trái trên cây (g) 75 56,15b 50 25 19,22c 0 Đối chứng Ghép gốc bầu Ghép gốc bầu không ghép địa phương Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí Ghép gốc đỏ bình bát dây Nghiệm thức Hình 3.3: Trọng lượng (g) trái trên cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau 27 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận Trồng dưa leo trong nhà lưới khi có lây bệnh nhân tạo: - Dưa leo ghép trên 5 loại gốc ghép khác nhau là bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ và bình bát dây đều cho kết quả giúp dưa leo kháng tốt với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum, tỷ lệ cây nhiễm bệnh dao động từ 0-4,4,%. Trọng lượng trái trên cây (dao động từ 56,15-93,58 g/cây) cao hơn gấp 2,92-4,87 lần so với nghiệm thức đối chứng-không ghép. - Dưa leo không ghép (đối chứng-không ghép) tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 100% và cây chết hoàn toàn ở 44 NSKT. Trọng lượng trái trên cây (19,22 g/cây) thấp nhất so với các nghiệm thức khác. 4.2 Đề nghị - Có thể sử dụng gốc ghép bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ và bình bát dây để trồng dưa leo TN123 trong điều kiện nhà lưới, đất có nhiễm bệnh. - Cần thử thêm khả năng chống chịu của các loại gốc ghép với bệnh héo rũ trên dưa leo do nấm Fusarium oxysporum trong những vùng chuyên canh có mầm bệnh gây hại trong đất để có thể ứng dụng các loại gốc ghép này vào sản xuất thực tế. 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO Anitha, A. and M. Rabeeth, 2009. Control of Fusarium Wilt of tomato by bioforumlation of Streptomyces grieus in greenhouse condition. African Journal of Basic & Applied Sciences 1 (1-2): 9-14. Burgess, L. W ., T. E. Knight, L. Tesoriero và Phan Thuý Hiền, 2009. Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam. ACIAR: Canberra. Chuyên khảo ACIAR số 129a. 210 trang. Csurhes Steve, 2008. Pest plant risk assessment Ivy gourd Coccinia grandis. Biosecurity Queensland Dương Quang Diệu, 1984. Hướng dẫn bón phân trồng cây nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhà xuất bản Hà Nội. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vĩ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập và Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Heidari, A.A., A. Kashi, Z. Saffari and S. Kalatejari, 2011. Effect of different Cucurbita rootstocks on survival rate, yield and quality of greenhouse cucumber cv. Khassib. Horticulture Department; Islamic Azad University, Science and Research Branch. Tehran. Iran. Lâm Ngọc Phương, 2006. Nhân giống vô tính cây dưa hấu tam bội (Citrullus vulgaris Schrad). Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp. Đại học Cần Thơ. Lâm Ngọc Phương và Lê Minh Lý, 2012. Giáo trình nhân giống vô tính thực vật. NXB Đại học Cần Thơ. 125 trang. Lê Thị Thủy, 2000. Nghiên cứu ứng dụng của phương pháp ghép trong sản xuất cà chua trái vụ. Luận án Thạc sĩ. Hà Nội. Lê Văn Mắc, 2007. Điều tra hiện trạng canh tác dưa hấu tại tỉnh Bạc Liêu và khảo sát một số đặc tính nông học, phản ứng của gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum vụ Đông Xuân 2006-2007 tại khoa NN & SHƯD. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. Lee, J. M., C. Kubota and S.J. Tsao, 2010. Current status of vegetable grafting: Diffusion, grafting techniques, automation. Science Horticulturae, 2010. V(127) Iss. 2, P93-105. Marsic, N.K. and J. Osvald, 2004. The influence of grafting on yield of two tomato cultivars (Lycopersicon esculentum Mill.) grown in a plastic house. 29 Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi, 1996. Rau và trồng rau, Giáo trình cao học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiêp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 254 trang. Miguel A. 2002. Use of grafted cucurbits in the mediterranean region as an alternative to methyl bromide. Instituto Valenciano de. Investigaciones Agrarias (IVIA). Moncada (Valencia) Spain. Nguyễn Anh Vinh, 2008. Ảnh hưởng của các gốc ghép lên năng suất và phẩm chất trái cà chua Red Crown 250 tại Hậu Giang, luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Bảo Toàn và Lê Văn Hòa, 2007. Giáo trình sinh lý thực vật. khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007. Trồng, chăm sóc và phòng trị sâu bệnh rau ăn quả (cà chua, dưa leo, khổ qua, mướp, bí xanh, bí đỏ), NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 102 trang. Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999. Sổ tay người trồng rau, NXb Nông nghiệp. 199 trang. Nguyễn Xuân Giao, 2012. Kỹ thuật sản xuất rau sạch - rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP (tập 2). NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 120 trang. Nina Kacjan Marsic and Marijana Jakse, 2010. Growth and yield of grafted cucumber (Cucumis sativus L.) on different soille substrates, Journal of Food, Agriculture & Environment Vol.8 (2): 654-658. Oda, 1999. New grafting method for fruitbearing vegetables in Japan. Japan Agricultural Reseach Quarterly 29: 187-194 Phạm Hồng Cúc, 2002. Kỹ thuật trồng dưa hấu. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. 35 trang. Phạm Hồng Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Ba, 2001. Kỹ thuật trồng rau, NXb Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 123 trang. Phạm Văn Côn. 2007. Kỹ thuật ghép cây rau - hoa - quả. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 115 trang. Phạm Văn Kim, 2000. Các nguyên lý về bệnh hại cây trồng. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Tạ Thu Cúc, 2005. Giáo trình Kỹ thuật trồng rau. NXB Hà Nội. 305 trang. 30 Thái Hà và Đặng Mai, 2011. Kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây họ bầu bí. NXB Hồng Đức. Hà Nội. 95 trang. Trần Khắc Thi, 1999. Kỹ thuật trồng rau sạch. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 111 trang. Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan, 2005. Kỹ thuật trồng rau sạch-rau an toàn và chế biến rau xuất khẩu. Nhà xuất bản Thanh Hóa. Trần Khắc Thi, Nguyễn Thu Hiền, Ngô Thị Hạnh, Phạm Mỹ Linh và Dương Kim Thoa, 2008. Rau ăn quả (trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao). NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 221 trang. Trần Thế Tục, 1998. Giáo trình Cây ăn quả. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 268 trang. Trần Thị Ba, 2010. Kỹ thuật sản xuất rau sạch. NXB Đại học Cần Thơ. 140 trang. Trần Thị Ba, Trần Thị Kim Ba và Phạm Hồng Cúc, 1999. Giáo trình trồng rau. Tài liệu lưu hành nội bộ. Khoa Nông nghiệp. Trường Đại học Cần Thơ. Trần Thị Hồng Thơi, 2007. Trắc nghiệm một số gốc tháp bầu lên sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống dưa hấu Thành Long. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Trần Văn Hai, 2005. Rau an toàn. Kỹ thuật trồng, sâu bệnh hại và biện pháp phòng trị. Giáo trình giảng dạy điện tử. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường Đại học Cần Thơ. Tziros, G.T., A.L. Lagopodi and K.Tzavella-Klonari, 2007. Reduction of Fusarium wilt in watermelon by Pseudomonas chlororaphis PCL1391 and Pseudomonas fluorescens WCS365. Phytopathologia Mediterranea 46:320-323. Võ Văn Chi, 2005. Cây rau, trái đậu dùng để ăn và trị bệnh. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. 396 trang. Vũ Triệu Mẫn, Lê Lương Tề, 1998. Giáo trình bệnh cây công nghiệ. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. 31 PHỤ CHƯƠNG 1 Phụ bảng 1.1 Số trái trên cây và trọng lượng (g) trái trên cây của dưa leo ghép trên các loại gốc ghép khác nhau. Nghiệm thức Đối chứng- không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV. (%) Tổng số trái trên cây (trái) 0,49 b 1,53a 1,49a 1,76a 1,33a 1,36a ** 37,06 Trọng lượng trái trên cây (g) 19,22 c 93,58a 82,09a 91,27a 56,15 b 79,20a ** 33,52 Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. PHỤ CHƯƠNG 2 CÁC BẢNG PHÂN TÍCH ANOVA Phụ bảng 2.1: Tỷ lệ sống sau khi ghép (%) của dưa leo ghép giai đoạn 3 NSKGh. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 12,36 Độ tự do 4 31 35 Tổng bình phương 1565,11 4031,18 5596,29 Trung bình bình phương 391,28 130,04 Ftính 3,01* Phụ bảng 2.2: Tỷ lệ sống sau khi ghép (%) của dưa leo ghép giai đoạn 6 NSKGh. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 7,83 Độ tự do 4 31 35 Tổng bình phương 1823,25 1389,68 3212,93 Trung bình bình phương 455,81 44,83 Ftính 10,17** Phụ bảng 2.3: Tỷ lệ sống sau khi ghép (%) của dưa leo ghép giai đoạn 9 NSKGh. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 10,47 Độ tự do 4 31 35 Tổng bình phương 2153,48 2283,71 4437,19 Trung bình bình phương 538,37 73,67 Ftính 7,31** Phụ bảng 2.4: Cấp bệnh của dưa leo ghép giai đoạn 18 NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 19,56 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 12,35 2,70 15,05 Trung bình bình phương 2,47 0,06 Ftính 43,92** Phụ bảng 2.5: Cấp bệnh của dưa leo ghép giai đoạn 22 NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 13,95 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 35,39 1,74 37,13 Trung bình bình phương 7,08 0,04 Ftính 195,75** Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; *: khác biệt mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. Phụ bảng 2.6: Cấp bệnh của dưa leo ghép giai đoạn 26 NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 12,97 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 43,46 1,57 45,03 Trung bình bình phương 8,69 0,03 Ftính 265,19** Phụ bảng 2.7: Cấp bệnh của dưa leo ghép giai đoạn 30 NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 11,35 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 55,13 1,40 56,53 Trung bình bình phương 11,03 0,03 Ftính 378,03** Phụ bảng 2.8: Cấp bệnh của dưa leo ghép giai đoạn 34 NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 9,85 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 65,32 1,12 66,44 Trung bình bình phương 13,06 0,02 Ftính 562,09** Phụ bảng 2.9: Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh (%) của dưa leo ghép giai đoạn 18 NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 52,33 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 22254,17 1410,37 23664,54 Trung bình bình phương 4450,83 29,38 Ftính 151,478** Phụ bảng 2.10: Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh (%) của dưa leo ghép giai đoạn 22 NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 41,84 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 33030,69 1279,67 34310,36 Trung bình bình phương 6606,14 26,66 Ftính 247,79** Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1% Phụ bảng 2.11: Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh (%) của dưa leo ghép giai đoạn 26NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 50,81 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 39407,41 2595,76 42003,17 Trung bình bình phương 78881,48 54,08 Ftính 145,74** Phụ bảng 2.12: Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh (%) của dưa leo ghép giai đoạn 30 NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 43,46 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 51099,94 2700,47 53800,41 Trung bình bình phương 10219,99 56,26 Ftính 181,66** Phụ bảng 2.13: Tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh (%) của dưa leo ghép giai đoạn 34 NSKLB. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 37,60 Độ tự do 5 48 53 Tổng bình phương 54631,56 2131,95 56763,51 Trung bình bình phương 10926,31 44,42 Ftính 246,00** Phụ bảng 2.14: Chiều dài thân chính (cm) của dưa leo ghép giai đoạn 14 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 21,43 Độ tự do 5 47 52 Tổng bình phương 1571,844 1078,528 2650,371 Trung bình bình phương 314,369 22,947 Ftính 13,700** Phụ bảng 2.15: Chiều dài thân chính (cm) của dưa leo ghép giai đoạn 24 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 13,78 Độ tự do 5 47 52 Tổng bình phương 3918,220 5155,119 9073,340 Trung bình bình phương 783,644 109,683 Ftính 7,145** Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. Phụ bảng 2.16: Chiều dài thân chính (cm) của dưa leo ghép giai đoạn 34 NSKT . Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 10,29 Độ tự do 5 47 52 Tổng bình phương 6251,683 4496,832 10748,515 Trung bình bình phương 1250,337 95,677 Ftính 13,068** Phụ bảng 2.17: Chiều dài thân chính (cm) của dưa leo ghép giai đoạn 44 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 11,57 Độ tự do 4 39 43 Tổng bình phương 7171.090 5557.957 12729.047 Trung bình bình phương 1792.772 142.512 Ftính 12.580** Phụ bảng 2.18: Số lá trên thân chính (lá) của dưa leo ghép giai đoạn 14 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 15,40 Độ tự do 5 47 52 Tổng bình phương 11,168 25,867 37,035 Trung bình bình phương 2,234 0,550 Ftính 4,058** Phụ bảng 2.19: Số lá trên thân chính (lá) của dưa leo ghép giai đoạn 24 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 9,61 Độ tự do 5 47 52 Tổng bình phương 27,654 45,709 73,363 Trung bình bình phương 5,531 0,973 Ftính 5,687** Phụ bảng 2.20: Số lá trên thân chính (lá) của dưa leo ghép giai đoạn 34 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 8,50 Độ tự do 5 47 52 Tổng bình phương 89,548 66,906 156,453 Trung bình bình phương 17,910 1,424 Ftính 12,581** Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. Phụ bảng 2.21: Số lá trên thân chính (lá) của dưa leo ghép giai đoạn 44 NSKT. Nguồn biến động Tổng bình phương 105.434 84.232 189.666 Độ tự do Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 8,67 4 39 43 Trung bình bình phương 26.358 2.160 Ftính 12.204 ** Phụ bảng 2.22: Đường kính gốc (mm) của dưa leo ghép qua thời điểm 14 NSKT. Nguồn biến động Độ tự do Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV. (%) = 9,92 5 47 52 Tổng bình phương 121,39 16,70 138,08 Trung bình bình phương 24,28 0,36 Ftính 68,346** Phụ bảng 2.23: Đường kính gốc (cm) của dưa leo ghép qua thời điểm 24 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV. (%) =11,41 Độ tự do 5 47 52 Tổng bình phương 129,40 29,67 159,07 Trung bình bình phương 25,88 0,63 Ftính 41,003** Phụ bảng 2.24: Đường kính gốc (mm) của dưa leo ghép qua thời điểm 34 NSKT. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phương Trung bình bình phương Nghiệm thức Sai số 5 45 117,09 23,88 Tổng cộng 50 140,97 23,42 0,53 Ftính 44,130** CV. (%) = 9,70 Phụ bảng 2.25: Đường kính gốc (mm) của dưa leo ghép qua thời điểm 44 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Độ tự do 4 39 43 Tổng bình phương 121,93 30,65 152,57 Trung bình bình phương 30,48 0,79 Ftính 38,790** CV. (%) = 11,27 Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. Phụ bảng 2.26: Đường kính ngọn (mm) của dưa leo ghép qua thời điểm 14 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV. (%) = 7,04 Tổng bình phương 9,68 9,12 18,80 Độ tự do 4 39 43 Trung bình bình phương 2,42 0,23 Ftính 10,343** Phụ bảng 2.27: Đường kính ngọn (mm) của dưa leo ghép qua thời điểm 24 NSKT. Nguồn biến động 4 Tổng bình phương 14,74 Trung bình bình phương 3,68 Sai số 39 10,25 0,26 Tổng cộng CV. (%) = 6,14 43 24,99 Độ tự do Nghiệm thức Ftính 14,015** Phụ bảng 2.28: Đường kính ngọn (mm) của dưa leo ghép qua thời điểm 34 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 4 39 Tổng bình phương 11,70 10,31 43 22,01 Độ tự do Trung bình bình phương 2,92 0,26 Ftính 11,062** CV. (%) = 5,87 Phụ bảng 2.29: Đường kính ngọn (mm) của dưa leo ghép qua thời điểm 44 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng CV. (%) = 5,92 Tổng bình Trung bình bình phương phương 4 26,06 6,52 39 11,75 0,30 43 37,81 Độ tự do Ftính 21,63** Phụ bảng 2.30: Tỷ số đường kính gốc/ngọn ghép của dưa leo ghép giai đoạn 14 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 12,16 Độ tự do 4 39 43 Tổng bình phương 2,757 0,411 3,167 Trung bình bình phương 0,689 0,011 Ftính 65,462** Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. Phụ bảng 2.31: Tỷ số đường kính gốc/ngọn ghép của dưa leo ghép giai đoạn 24 NSKT . Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng Độ tự do 4 39 43 Tổng bình Trung bình bình phương phương 2,269 0,567 0,512 0,013 2,781 Ftính 43,226** CV. (%) = 13,66 Phụ bảng 2.32: Tỷ số đường kính gốc /ngọn ghép của dưa leo ghép giai đoạn 34 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương 4 1,882 0,471 39 43 0,448 2,330 0,011 Ftính 40,983** CV. (%) = 12,24 Phụ bảng 2.33: Tỷ số đường kính gốc/ngọn ghép của dưa leo ghép giai đoạn 44 NSKT. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 11,71 Độ tự do 4 39 43 Tổng bình Trung bình bình phương phương 1,236 0,309 0,393 0,010 1,629 Ftính 30,665** Phụ bảng 2.34: Số trái trên cây (trái) của dưa leo ghép trên các loại gốc ghép. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng Độ tự do 5 47 52 Tổng bình Trung bình bình phương phương 8,601 1,720 11,337 0,241 19,938 Ftính 7,131** CV. (%) = 37,06 Phụ bảng 2.35: Trọng lượng trái trên cây (g/) của dưa leo ghép trên các loại gốc ghép. Nguồn biến động Nghiệm thức Sai sô Tổng cộng CV. (%) = 33,52 Độ tự do 5 47 52 Tổng bình Trung bình bình phương phương 35876,535 7175,307 26261,980 558,766 62138,515 Ftính 12,841** Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. [...]... loại gốc ghép giúp dưa leo tăng khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum thông qua đó nhằm giúp nông dân canh tác dưa leo có thể giảm thiểu thiệt hại do bệnh héo rũ gây ra Chính vì thế đề tài Ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên dưa leo vụ Đông Xuân 2012-2013” được thực hiện nhằm tìm ra loại gốc ghép giúp dưa leo tăng khả. .. trên 5 loại gốc ghép và đối chứng-không ghép: 1 Dưa leo không ghép (Đối chứng-không ghép) 2 Dưa leo ghép bầu địa phương (Ghép gốc bầu địa phương) 3 Dưa leo ghép bầu Nhật (Ghép gốc bầu Nhật) 4 Dưa leo ghép gốc mướp (Ghép gốc mướp) 5 Dưa leo ghép gốc bí đỏ (Ghép gốc bí đỏ) 6 Dưa leo ghép gốc bình bát dây (Ghép gốc bình bát dây) 11 2.2.2 Tiến hành thí nghiệm 2.2.2.1 Chuẩn bị cây con ghép * Gốc ghép Hạt bình... vậy gốc ghép có làm ảnh hưởng đến đường kính ngọn dưa leo Theo Lâm Ngọc Phương (2006) thì gốc ghép và ngọn ghép có thể ảnh hưởng với nhau theo nhiều cách, gốc ghép ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của ngọn ghép, ngược lại ngọn ghép cũng ảnh hưởng đến gốc ghép, ngọn ghép cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bộ rễ của gốc ghép 23 Bảng 3.7 Đường kính (mm) ngọn ghép của dưa leo trên các loại gốc ghép. .. nghiên cứu về khả năng kháng bệnh héo rũ trên dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum cũng cho thấy: dưa hấu ghép trên các loại gốc ghép bầu Nhật, bầu địa phương, bí đỏ Nhật có tỷ lệ nhiễm bệnh (2,78-5,56%) ít hơn so với nghiệm thức đối chứng-không ghép (25%) Trần Thị Hồng Thơi (2007) khi nghiên cứu về khả năng chống chịu của một số loại gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum gây... khi lây bệnh 19 (a) (d) (c) (b) (e) (f) Hình 3.1 Các nghiệm thức dưa leo ghép ở giai đoạn 30 ngày sau khi lây bệnh (a) đối chứng-không ghép; (b) dưa leo ghép gốc bầu địa phương; (c) dưa leo ghép gốc bầu Nhật; (d) dưa leo ghép gốc mướp; (e) dưa leo ghép gốc bí đỏ; (f) dưa leo ghép gốc bình bát dây 3.4 Tình hình sinh trưởng dưa leo 3.4.1 Chiều dài thân chính Chiều dài thân chính của dưa leo ở các nghiệm... dưỡng của cây, đường kính gốc lớn cây hút được nhiều dinh dưỡng và có khả năng dẫn đến năng suất cao và phẩm chất tốt hơn 22 Bảng 3.6 Đường kính (mm) gốc của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Đối chứng-không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV (%) Đường kính (mm) gốc ghép của cây dưa. .. cũng cho thấy: dưa hấu ghép trên các loại gốc ghép bầu Nhật, bầu địa phương, bí đỏ Nhật có tỷ lệ nhiễm bệnh (2,78-5,56%) ít hơn so với nghiệm thức đối chứngkhông ghép (25%) Bảng 3.3 Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác nhau qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Đối chứng-không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát... trọng trong quá trình quang hợp tạo vật chất nuôi trái, ảnh hưởng đến năng suất dưa leo 21 Bảng 3.5 Số lá/cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Đối chứng không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV (%) Số lá trên cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT 14 24 34 44 5,13a 10,34ab 13,14 d... nghiệm thức đối chứngkhông ghép có thể do sự ảnh hưởng bởi nấm Fusarium oxysporum nên sinh trưởng kém hơn Bảng 3.4 Chiều dài (cm) cây dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát Nghiệm thức Đôi chứng-không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Mức ý nghĩa CV (%) Chiều dài (cm) cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT 14 24... tử nấm để lây bệnh cho cây ghép 14 2.3 Các bước lây bệnh (a) Rút 10 ml dung dịch huyền phù có mật số 5.105 bào tử nấm Fusairum oxysporum/ ml; (b) (c) Tưới đều dung dịch vào mỗi gốc cây 14 3.1 Các nghiệm thức dưa leo ghép ở giai đoạn 30 ngày sau khi lây bệnh (a) đối chứng không ghép; (b) dưa leo ghép gốc bầu địa phương; (c) dưa leo ghép gốc bầu Nhật; (d) dưa leo ghép gốc mướp; (e) dưa leo ghép gốc bí

Ngày đăng: 12/10/2015, 22:50

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w