Chuẩn bị cây con không ghép

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus l.) vụ đông xuân 20122013 (Trang 25)

Dưa leo sau khi ngâm hạt trong nước 1 giờ, tiến hành gieo trong khay. Khi cây con ra lá thật (7 ngày sau khi gieo) thì phun thuốc ngừa sâu, bệnh sau đó đem ra trồng.

2.2.2.3 Chuẩn bị mầm bệnh

Phân lập mầm bệnh theo quy trình của Burgess et al. (2009). - Chọn mẫu thân cây bệnh dài 4 cm, cách mặt đất ít nhất 20 cm.

- Rửa thân cây trong nước sạch và khử trùng bề mặt bằng cồn 700 trong 1 phút.

- Để khô trên giấy thấm đã khử trùng.

- Dùng dụng cụ vô trùng cắt ngang thân thành từng mẫu cấy dày khoảng 1-2 mm.

- Cấy mẫu cấy lên môi trường phân lập WA (water agar), mỗi tảng nấm sẽ được phát triển từ một mẫu cấy sau 2-3 ngày.

- Chọn một tảng nấm phát triển tốt để nuôi cấy trong môi trường PDA (Potato dextrose agar) tạo dòng thuần và làm nguồn bệnh chủng cho thí nghiệm.

- Nuôi dòng thuần và nhân mật số nấm bệnh trong môi trương PDA. Sau

6-7 ngày thì tiến hành tách bào tử nấm trong nước cất thanh trùng để tạo dung (a) (c) (d) (e) Hình 2.1 Một số loại gốc ghép và ngọn ghép dùng trong thí nghiệm. (a) ngọn ghép dưa leo TN123 ở 4

NSKG; (b) cây dưa leo ở 7 NSKG; (c) gốc bầu ở 9 NSKG; (d) gốc mướp ở 15 NSKG; (e) gốc bí đỏ ở 9 NSKG; (f) gốc bình bát dây ở 30 NSKG.

(f)

dịch huyền phù chứa bào tử nấm bệnh, sau đó đếm mật số bào tử dưới kính hiển vi và tiến hành lây bệnh.

Hình 2.2: Nuôi cấy tạo nguồn nấm bệnh chủng cho cây ghép trong thí nghiệm. (a) nuôi cấy nấm trong môi trường PDA; (b) tách bào tử nấm đã được 7 ngày sau khi cấy trong nước cất thanh trùng; (c) lọc dung dịch huyền phù chứa bào tử nấm để chủng cho cây ghép

2.2.2.4 Trồng cây và lây bệnh

Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện nhà lưới, trồng cây vào chậu nhựa chứa đất thanh trùng (13 NSKGh). Khi cây được 10 NSKT (23 NSKGh) thì tiến hành lây bệnh. Lây bệnh nhân tạo bằng phương pháp tưới dung dịch huyền phù nấm bệnh vào mỗi gốc cây, với lượng 10 ml dung dịch huyền phù có mật số bào tử nấm Fusarium oxysporum là 5.105 bào tử/ml. Mỗi chậu nhựa là một lặp lại trồng 5 cây, mỗi nghiệm thức gồm 9 chậu nhựa tương đương 9 lần lặp lại. Tổng số cây dùng trong thí nghiệm là 270 cây.

Hình 2.3: Các bước lây bệnh dưa leo. (a) rút 10 ml dung dịch huyền phù có mật số 5.105 bào tử nấm Fusarium oxysporum/ml; (b), (c) tưới đều dung dịch vào mỗi gốc cây. (b) (a) (a) (b) (c)

2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi

* Tỷ lệ cây sống sau khi ghép: đếm toàn bộ số cây sống trên các nghiệm thức ghép ở các giai đoạn 3, 6 và 9 (NSKGh) rồi tính tỷ lệ (%) cây sống ở mỗi nghiệm thức.

* Chỉ tiêu bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum

Ghi nhận chỉ tiêu vào các ngày sau khi lây bệnh (NSKLB): chỉ tiêu được theo dõi mỗi 2 ngày/lần kể từ khi lây bệnh đến cuối vụ.

- Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum: đánh giá bệnh theo 4 cấp dựa trên thang đánh giá của Tziros et al. (2007) gồm:

+ Cấp 1: cây khỏe mạnh

+ Cấp 2: các lá bên dưới bị hoại tử nhẹ, cây hơi héo

+ Cấp 3: các lá bên dưới bị hoại tử và rụng, các lá bên trên bị vàng + Cấp 4: cây chết

- Tỷ lệ cây bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum: đếm toàn bộ cây bị

nhiễm bệnh rồi tính tỷ lệ cây bệnh trên tổng số cây ở mỗi nghiệm thức.

* Chỉ tiêu tăng trưởng: quan sát tất cả cây của các nghiệm thức vào các ngày sau khi trồng (NSKT): 14, 24, 34 và 44.

- Chiều dài (cm) thân chính: dùng thước dây đo từ vị trí sát mặt đất đến

đỉnh sinh trưởng của thân chính.

- Số lá trên thân chính: đếm từ lá thật đầu tiên đến lá ngọn cuối cùng (những lá có chiều dài phiến >= 2 cm trên thân chính).

- Đường kính (mm) gốc ghép:dùng thước kẹp đo dưới vị trí ghép 2 mm. - Đường kính (mm) ngọn ghép: dùng thước kẹp đo trên vị trí ghép 2 mm. - Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép: dùng thước kẹp đo ở vị trí sát

dưới và trên mắc ghép rồi tính tỷ số.

* Chỉ tiêu về thành phần năng suất

- Số trái trên cây: đếm toàn bộ trái trên các nghiệm thức ở tất cả các lần thu hoạch, quy ra số trái trung bình trên cây.

- Trọng lượng trái trên cây (g): cân toàn bộ trái trên cây các nghiệm thức ở

tất cả các lần thu hoạch, quy ra trọng lượng trái trung bình trên cây của các nghiệm thức.

2.3 Phân tích số liệu

- Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel.

- Xử lý thống kê số liệu thí nghiệm bằng phần mềm SPSS 16.0, phân tích

phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức và dùng kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% để so sánh các số trung bình.

CHƯƠNG 3KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát

Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch, Đại học Cần

Thơ có mái che ni lông, vách lưới nên hạn chế sâu bệnh hại và điều kiện bất

thường từ môi trường bên ngoài. Cây dưa leo trồng trong chậu với giá thể được

thanh trùng, đồng nhất ở các nghiệm thức, tạo điều kiện thuận lợi để cây sinh

trưởng và phát triển tốt nhất với hệ thống tưới nhỏ giọt và hệ thống phun sương

tự động để hạ nhiệt độ trong nhà lưới vào buổi trưa. Nhìn chung, nghiệm thức đối chứng-không ghép xuất hiện bệnh khá sớm (14 NSKLB), các nghiệm thức sử

dụng gốc ghép giúp cho cây dưa leo sinh trưởng khá tốt và đồng đều, đồng thời cũng cho kết quả chống chịu tốt với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum.

3.2 Tỷ lệ sống sau khi ghép

Tỷ lệ sống sau khi ghép của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.1). Nhìn chung, nghiệm thức ghép gốc mướp có tỷ lệ sống sau khi ghép cao nhất qua các giai

đoạn khảo sát (92,86% ở 9 NSKGh), nghiệm thức ghép gốc bí đỏ luôn cho tỷ lệ

sống thấp nhất (69,38% ở 9 NSKGh). Như vậy, tỷ lệ sống sau khi ghép của các nghiệm thức gốc ghép trong thí nghiệm khá cao trên 83%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Ba (2010) tỷ lệ sống của cây con dưa hấu ghép lớn

hơn 80% là đạt. Bên cạnh khả năng chống chịu, khả năng thích ứng với ngọn ghép thì tỷ lệ sống sau khi ghép cao cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển chọn gốc ghép.

Bảng 3.1 Tỷ lệ (%) sống sau khi ghép của dưa leo ở các nghiệm thức khác nhau

qua các giai đoạn khảo sát.

Tỷ lệ (%) sống sau khi ghép ở các giai đoạn NSKGh Nghiệm thức

3 6 9

Ghép gốc bầu địa phương 98,81a 85,71 b 78,57 bc

Ghép gốc bầu Nhật 95,24a 89,29ab 83,33ab

Ghép gốc mướp 95,54a 93,75a 92,86a

Ghép gốc bí đỏ 79,36 b 72,45 c 69,38 c

Ghép gốc bình bát dây 92,86a 85,71 b 83,33ab

Mức ý nghĩa * ** **

CV. (%) 12,36 7,83 10,47

Ghi chú : Số liệu đã được chuyển đổi sang (X±0,5)1/2 để tính thống kê . Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; *: khác biệt mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKGh: ngày sau khi ghép.

3.3 Chỉ tiêu bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo 3.3.1 Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo 3.3.1 Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo

Cấp bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua

phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.2). Nghiệm thức đối chứng-không ghép luôn cho cấp bệnh cao hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép vào các giai đoạn khảo sát. Ở giai đoạn 18 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép cho cấp bệnh là 2,29 và tăng dần đến giai đoạn 34 NSKLB thì

đạt cấp cao nhất (cấp 4-cây chết hoàn toàn). Trong khi đó, các nghiệm thức có sử

dụng gốc ghép ở giai đoạn 18 và 22 NSKLB thì hoàn toàn chưa xuất hiện bệnh,

đến giai đoạn 26 NSKLB về sau có xuất hiện bệnh với cấp bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua các giai đoạn khảo sát (đến giai đoạn 34 NSKLB với cấp bệnh tối đa là 1,12 ở nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật và 1,07 ở gốc ghép bí đỏ, bình bát dây), nghiệm thức ghép gốc mướp và bầu địa phương là hoàn toàn

không bị nhiễm bệnh với cấp bệnh là 1 (cây hoàn toàn khỏe mạnh). Kết quả này cho thấy các loại gốc ghép được sử dụng trong thí nghiệm có khả năng giúp dưa

leo chống chịu tốt đối với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum. Theo Phạm Hồng Cúc (2002) thì ghép là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng

dưa hấu liên tục qua nhiều vụ mà cây dưa không bị bệnh héo do nấm Fusarium oxysporum. Theo Oda (1999) việc ghép cây đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc hạn chế thiệt hại do lưu tồn mầm bệnh trong đất trên các đối tượng cây rau.

Bảng 3.2 Cấp bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKLB: ngày sau khi lây bệnh.

Cấp bệnh qua các giai đoạn NSKLB Nghiệm thức

18 22 26 30 34

Đối chứng-không ghép 2,29 b 3,17 b 3,42 b 3,76 b 4,00 b Ghép gốc bầu địa phương 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a Ghép gốc bầu Nhật 1,00a 1,00a 1,06a 1,12a 1,12a Ghép gốc mướp 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a Ghép gốc bí đỏ 1,00a 1,00a 1,02a 1,04a 1,07a Ghép gốc bình bát dây 1,00a 1,00a 1,00a 1,07a 1,07a Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** CV. (%) 19,56 13,95 12,97 11,35 9,85

3.3.2 Tỷ lệ cây bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo

Tương tự chỉ tiêu về cấp bệnh héo rũ, tỷ lệ cây bệnh héo rũ của dưa leo

giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai

đoạn khảo sát (Bảng 3.3). Tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng-không ghép luôn

cao hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép. Ở giai đoạn 18 và 22 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép có 65,56% và 82,22% cây bị nhiễm bệnh cao

hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép với tỷ lệ bệnh là 0%. Ở giai đoạn 34 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép có tỷ lệ cây bệnh là 100% cao hơn

nhiều so với các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép với tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh

không đáng kể dao động từ 0-4,44% (Hình 3.3). Kết quả này cho thấy các loại gốc ghép được chọn thực hiện thí nghiệm đều giúp cho dưa leo tăng khả năng

kháng bệnh tốt hơn nhiều so với đối chứng-không ghép. Kết quả tương tự trên

dưa hấu cũng được tìm thấy trong nghiên cứu Lê Văn Mắc (2007) khi nghiên cứu về khả năng kháng bệnh héo rũ trên dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum cũng

cho thấy: dưa hấu ghép trên các loại gốc ghép bầu Nhật, bầu địa phương, bí đỏ

Nhật có tỷ lệ nhiễm bệnh (2,78-5,56%) ít hơn so với nghiệm thức đối chứng- không ghép (25%).

Bảng 3.3 Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác

nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bênh qua các giai đoạn NSKLB Nghiệm thức

18 22 26 30 34

Đối chứng-không ghép 65,56 b 82,22 b 88,89 b 97,78 b 100,00 b Ghép gốc bầu địa phương 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a Ghép gốc bầu Nhật 0,00a 0,00a 2,22a 4,44a 4,44a Ghép gốc mướp 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a Ghép gốc bí đỏ 0,00a 0,00a 2,22a 2,22a 2,22a Ghép gốc bình bát dây 0,00a 0,00a 0,00a 2,22a 2,22a Mức ý nghĩa ** ** ** ** **

CV. (%) 52,33 41,84 50,81 43,46 37,60

Ghi chú : Số liệu đã được chuyển đổi sang Arcsin (X±0,5)1/2 để tính thống kê. Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Hình 3.1 Các nghiệm thức dưa leo ghép ở giai đoạn 30 ngày sau khi lây bệnh. (a)

đối chứng-không ghép; (b) dưa leo ghép gốc bầu địa phương; (c) dưa leo ghép

gốc bầu Nhật; (d) dưa leo ghép gốc mướp; (e) dưa leo ghép gốc bí đỏ; (f) dưa leo

ghép gốc bình bát dây.

3.4 Tình hình sinh trưởng dưa leo 3.4.1 Chiều dài thân chính 3.4.1 Chiều dài thân chính

Chiều dài thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa

qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.4). Nhìn chung, giai

đoạn 14 và 24 NSKT chiều dài thân chính ở nghiệm thức đối chứng-không ghép cao nhất (33,38 và 83,32 cm tương ứng) và các nghiệm thức ghép gốc bầu địa

phương, bầu Nhật, mướp và bình bát dây cho chiều dài thân chính thấp nhất. Giai

đoạn 34 và 44 NSKT, chiều dài thân chính ở nghiệm thức ghép gốc mướp (109,31, 116,60 cm) và gốc ghép bí đỏ (110,32, 119,71 cm) cao nhất, gốc ghép bình bát dây ngắn nhất với chiều dài thân chính 87,12 cm ở giai đoạn 44 NSKT.

Như vậy gốc ghép có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính của dưa leo ở giai đoạn

đầu (14 NSKT), điều này có thể giải thích là do ở giai đoạn này chưa có sự tương

thích hoàn toàn của gốc ghép và ngọn ghép nên khả năng cung cấp dưỡng chất

(a) (b) (c)

(f) (e)

qua lại còn hạn chế dẫn đến tình trạng ngọn ghép không nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường. Nhưng ở giai đoạn 24 NSKT về sau, khi có sự thích nghi hoàn toàn của gốc ghép và ngọn ghép thì cây

sinh trưởng và phát triển một cách bình thường giống như không ghép ngoại trừ

nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật và bình bát dây. Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999) chiều dài thân cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Mặt khác, trong điều kiện lây bệnh nhân tạo đã

ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của dưa leo, nghiệm thức đối chứng- không ghép có thể do sự ảnh hưởng bởi nấm Fusarium oxysporum nên sinh trưởng kém hơn.

Bảng 3.4 Chiều dài (cm) cây dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng.

3.4.2 Số lá trên thân chính

Tương tự như chiều dài thân chính, số lá trên thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát(Bảng 3.5). Nhìn chung, số lá trên thân chính ở nghiệm thức ghép gốc mướp và ghép gốc bí đỏ luôn nhiều nhất qua các giai đoạn khảo sát (tương ứng 18,63, 19,11 lá ở 44 NSKT), nghiệm thức bầu Nhật luôn ít nhất. Kết quả này (Bảng 3.5) cũng được giải thích tương tự như sự khác biệt về chiều dài thân chính. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) số lá trên thân chính nhiều hay ít có ý nghĩa quan

trọng trong quá trình quang hợp tạo vật chất nuôi trái, ảnh hưởng đến năng suất

dưa leo.

Chiều dài (cm) cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT Nghiệm thức

14 24 34 44 Đôi chứng-không ghép 33,38a 83,32a 89,43 bc -

Ghép gốc bầu địa phương 19,02 c 77,78a 95,20 b 101,93 b Ghép gốc bầu Nhật 18,11 c 65,05 b 83,38 c 92,52 bc Ghép gốc mướp 20,98 bc 81,76a 109,31a 116,60a Ghép gốc bí đỏ 24,41 b 85,25a 110,32a 119,71a Ghép gốc bình bát dây 18,33 c 63,78 b 85,47 bc 87,12 c

Mức ý nghĩa ** ** ** **

Bảng 3.5 Số lá/cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai

đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus l.) vụ đông xuân 20122013 (Trang 25)