Tình hình sinh trưởng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus l.) vụ đông xuân 20122013 (Trang 32)

3.4.1 Chiều dài thân chính

Chiều dài thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa

qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.4). Nhìn chung, giai

đoạn 14 và 24 NSKT chiều dài thân chính ở nghiệm thức đối chứng-không ghép cao nhất (33,38 và 83,32 cm tương ứng) và các nghiệm thức ghép gốc bầu địa

phương, bầu Nhật, mướp và bình bát dây cho chiều dài thân chính thấp nhất. Giai

đoạn 34 và 44 NSKT, chiều dài thân chính ở nghiệm thức ghép gốc mướp (109,31, 116,60 cm) và gốc ghép bí đỏ (110,32, 119,71 cm) cao nhất, gốc ghép bình bát dây ngắn nhất với chiều dài thân chính 87,12 cm ở giai đoạn 44 NSKT.

Như vậy gốc ghép có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính của dưa leo ở giai đoạn

đầu (14 NSKT), điều này có thể giải thích là do ở giai đoạn này chưa có sự tương

thích hoàn toàn của gốc ghép và ngọn ghép nên khả năng cung cấp dưỡng chất

(a) (b) (c)

(f) (e)

qua lại còn hạn chế dẫn đến tình trạng ngọn ghép không nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường. Nhưng ở giai đoạn 24 NSKT về sau, khi có sự thích nghi hoàn toàn của gốc ghép và ngọn ghép thì cây

sinh trưởng và phát triển một cách bình thường giống như không ghép ngoại trừ

nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật và bình bát dây. Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999) chiều dài thân cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Mặt khác, trong điều kiện lây bệnh nhân tạo đã

ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của dưa leo, nghiệm thức đối chứng- không ghép có thể do sự ảnh hưởng bởi nấm Fusarium oxysporum nên sinh trưởng kém hơn.

Bảng 3.4 Chiều dài (cm) cây dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng.

3.4.2 Số lá trên thân chính

Tương tự như chiều dài thân chính, số lá trên thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát(Bảng 3.5). Nhìn chung, số lá trên thân chính ở nghiệm thức ghép gốc mướp và ghép gốc bí đỏ luôn nhiều nhất qua các giai đoạn khảo sát (tương ứng 18,63, 19,11 lá ở 44 NSKT), nghiệm thức bầu Nhật luôn ít nhất. Kết quả này (Bảng 3.5) cũng được giải thích tương tự như sự khác biệt về chiều dài thân chính. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) số lá trên thân chính nhiều hay ít có ý nghĩa quan

trọng trong quá trình quang hợp tạo vật chất nuôi trái, ảnh hưởng đến năng suất

dưa leo.

Chiều dài (cm) cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT Nghiệm thức

14 24 34 44 Đôi chứng-không ghép 33,38a 83,32a 89,43 bc -

Ghép gốc bầu địa phương 19,02 c 77,78a 95,20 b 101,93 b Ghép gốc bầu Nhật 18,11 c 65,05 b 83,38 c 92,52 bc Ghép gốc mướp 20,98 bc 81,76a 109,31a 116,60a Ghép gốc bí đỏ 24,41 b 85,25a 110,32a 119,71a Ghép gốc bình bát dây 18,33 c 63,78 b 85,47 bc 87,12 c

Mức ý nghĩa ** ** ** **

Bảng 3.5 Số lá/cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai

đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng

3.4.3 Đường kính gốc ghép

Đường kính gốc ghép dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua

phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát(Bảng 3.6).Đường kính gốc ghép ở

nghiệm thức ghép gốc bình bát dây luôn đạt giá trị cao nhất qua các giai đoạn khảo sát (10,54 mm ở giai đoạn 44 NSKT), nghiệm thức ghép gốc mướp luôn có

đường kính gốc thấp nhất qua các giai đoạn khảo sát (5,34 mm ở 44 NSKT).

Đường kính gốc là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây bởi vì đây chính là con đường chủ yếu vận chuyển nước và chất dinh dưỡng từ đất vào cây. Theo Trần Khắc Thi (2008), đường kính gốc quyết định khả năng hấp

thu dinh dưỡng của cây, đường kính gốc lớn cây hút được nhiều dinh dưỡng và có khả năng dẫn đến năng suất cao và phẩm chất tốt hơn.

Số lá trên cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT Nghiệm thức

14 24 34 44

Đối chứng không ghép 5,13a 10,34ab 13,14 d - Ghép gốc bầu địa phương 4,71a 10,24 b 13,75 cd 16,29 b Ghép gốc bầu Nhật 3,92 b 8,98 c 11,93 e 15,70 b

Ghép gốc mướp 5,16a 10,87ab 15,45ab 18,63a

Ghép gốc bí đỏ 5,30a 11,30a 15,73a 19,11a

Ghép gốc bình bát dây 4,73a 9,96 b 14,38 bc 15,29 b

Mức ý nghĩa ** ** ** **

Bảng 3.6 Đường kính (mm) gốc của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng.

3.4.4 Đường kính ngọn ghép

Đường kính ngọn ghép dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa

qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.7). Ở giai đoạn 14

NSKT đường kính ngọn ghép gốc bí đỏ (7,53 mm) và bình bát dây (7,09 mm) đạt giá trị cao nhất, ghép gốc bầu Nhật là thấp nhất (6,10 mm). Giai đoạn 44 NSKT

đường kính ngọn ghép bình bát dây cao nhất (10,31 mm, gốc ghép bầu Nhật có

đường kính ngọn ghép thấp nhất (8,11 mm). Như vậy gốc ghép có làm ảnh

hưởng đến đường kính ngọn dưa leo. Theo Lâm Ngọc Phương (2006) thì gốc ghép và ngọn ghép có thể ảnh hưởng với nhau theo nhiều cách, gốc ghép ảnh

hưởng đến sự sinh trưởng của ngọn ghép, ngược lại ngọn ghép cũng ảnh hưởng

đến gốc ghép, ngọn ghép cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bộ rễ của gốc ghép.

Đường kính (mm) gốc ghép của cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT

Nghiệm thức

14 24 34 44

Đối chứng-không ghép 6,74 b 7,44 b 8,20 b - Ghép gốc bầu địa phương 6,60 b 7,33 b 7,74 bc 7,89 b Ghép gốc bầu Nhật 6,24 b 7,01 b 7,39 c 7,76 b Ghép gốc mướp 3,04 d 3,97 c 4,73 d 5,34 c Ghép gốc bí đỏ 5,50 c 6,77 b 7,45 bc 7,79 b Ghép gốc bình bát dây 7,88a 9,20a 9,71a 10,54a

Mức ý nghĩa ** ** ** **

Bảng 3.7 Đường kính (mm) ngọn ghép của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng.

3.4.5 Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép

Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép dưa leo của các nghiệm thức ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.8). Gốc ghép bình bát dây cho tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép luôn cao nhất qua các giai đoạn khảo sát (1,03 ở 44 NSKT), gốc ghép mướp luôn thấp nhất (0,55 ở 44 NSKT). Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép của các nghiệm thức ghép có xu hướng tiếndần về 1. Điều này cho thấy sự phát triển của ngọn

đang dần tương đương với gốc ghép qua các giai đoạn. Theo Phạm Văn Côn

(2007) khi tỷ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép gần tiến về 1 thì cây ghép phát triển gần như bình thường là do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương

thế sinh trưởng của gốc ghép.

Đường kính (mm) ngọn ghép của cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT

Nghiệm thức

14 24 34 44

Ghép gốc bầu địa phương 6,70 b 7,88 c 8,57 b 8,79 c Ghép gốc bầu Nhật 6,10 c 7,56 c 7,96 c 8,11 d

Ghép gốc mướp 6,99 b 9,12a 9,44a 9,74ab

Ghép gốc bí đỏ 7,53a 8,83ab 9,19a 9,42 bc

Ghép gốc bình bát dây 7,09ab 8,45 b 8,68 b 10,31a

Mức ý nghĩa ** ** ** **

Bảng 3.8 Tỷ số gốc ghép/ngọn ghép của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng.

3.5 Thành phần năng suất dưa leo 3.5.1 Số trái trên cây 3.5.1 Số trái trên cây

Số trái trên cây của dưa leo trên các nghiệm thứckhác biệt có ý nghĩa qua

phân tích thống kê (Hình 3.2 và Phụ bảng 2.1). Các nghiệm thức dưa leo ghép

gốc bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ, bình bát dây đều cho số trái trên cây

cao và tương đương nhau dao động từ 1,33-1,76 trái/cây, nghiệm thức đối chứng- không ghép có số trái trên cây thấp nhất với 0,49 trái/cây. Như vậy gốc ghép có

ảnh hưởng đến số trái trên cây. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Marsic and Osvald (2004) khi trồng dưa leo trong nhà kính, cây ghép cho số trái trên cây nhiều hơn cây không ghép. Mặc khác, trong điều kiện lây bệnh trực tiếp đã ảnh

hưởng tới nghiệm thức đối chứng-không ghép cho số trái trên cây ít nhất.

Tỷ số gốc ghép/ngọn ghép của cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT

Nghiệm thức

14 24 34 44

Ghép gốc Bầu địa phương 0,99 b 0,93 b 0,90 bc 0,90 b Ghép gốc Bầu Nhật 1,03ab 0,93 b 0,93 b 0,96ab Ghép gốc Mướp 0,44 d 0,44 d 0,50 d 0,55 d

Ghép gốc Bí đỏ 0,73 c 0,76 c 0,81 c 0,83 c

Ghép gốc Bình bát dây 1,12a 1,10a 1,12a 1,03a

Mức ý nghĩa ** ** ** **

0,49b 1,53a 1,49a 1,76a 1,33a 1,36a 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 Đối chứng không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Nghiệm thức S ố t rá i tr ên c ây ( tr ái /c ây )

3.5.2 Trọng lượng trái trên cây

Tương tự như chỉ tiêu số trái trên cây, trọng lượng trái trên cây của dưa

leo trên các loại gốc ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê (Hình 3.2 và Phụ bảng 2.1). Các nghiệm thức ghép gốc bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bình bát dây cho trọng lượng trái trên cây (dao động từ 79,20-93,58 g/cây) là cao nhất, nghiệm thức đối chứng-không ghép (19,22 g/cây) là thấp nhất. Như vậy gốc ghép có làm ảnh hưởng đến trọng lượng trái trên cây trong điều kiện chủng bệnh nhân tạo. Nghiệm thức đối chứng-không ghép bị ảnh hưởng nặng nề bởi nấm

Fusarium oxysporum nên trọng lượng trái trên cây thấp nhất là điều hợp lý. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Lee et al. (2010) lợi ích của việc sử dụng gốc ghép dưa bầu bí làm tăng năng suất trong điều kiện có sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh trong đất.

Hình 3.2: Số trái trên cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau.

79,20a 56,15b 91,27a 82,09a 93,58a 19,22c 0 25 50 75 100 Đối chứng không ghép Ghép gốc bầu địa phương Ghép gốc bầu Nhật Ghép gốc mướp Ghép gốc bí đỏ Ghép gốc bình bát dây Nghiệm thức T rọ n g l ư ợ n g t rá i tr ê n c â y ( g )

Hình 3.3: Trọng lượng (g) trái trên cây của dưa leo trên

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

Trồng dưa leo trong nhà lưới khi có lây bệnh nhân tạo:

- Dưa leo ghép trên 5 loại gốc ghép khác nhau là bầu địa phương, bầu Nhật,

mướp, bí đỏ và bình bát dây đều cho kết quả giúp dưa leo kháng tốt với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum, tỷ lệ cây nhiễm bệnh dao động từ 0-4,4,%. Trọng lượng trái trên cây (dao động từ 56,15-93,58 g/cây) cao hơn gấp 2,92-4,87 lần so với nghiệm thức đối chứng-không ghép.

- Dưa leo không ghép (đối chứng-không ghép) tỷ lệ cây nhiễm bệnh là 100% và cây chết hoàn toàn ở 44 NSKT. Trọng lượng trái trên cây (19,22 g/cây) thấp nhất so với các nghiệm thức khác.

4.2 Đề nghị

- Có thể sử dụng gốc ghép bầu địa phương, bầu Nhật, mướp, bí đỏ và bình

bát dây để trồng dưa leo TN123 trong điều kiện nhà lưới, đất có nhiễm bệnh. - Cần thử thêm khả năng chống chịu của các loại gốc ghép với bệnh héo rũ trên dưa leo do nấm Fusarium oxysporum trong những vùng chuyên canh có mầm bệnh gây hại trong đất để có thể ứng dụng các loại gốc ghép này vào sản xuất thực tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anitha, A. and M. Rabeeth, 2009. Control of Fusarium Wilt of tomato by bioforumlation of Streptomyces grieus in greenhouse condition. African Journal of Basic & Applied Sciences 1 (1-2): 9-14.

Burgess, L. W ., T. E. Knight, L. Tesoriero và Phan Thuý Hiền, 2009. Cẩm nang chuẩn đoán bệnh cây ở Việt Nam. ACIAR: Canberra. Chuyên khảo ACIAR số 129a. 210 trang.

Csurhes Steve, 2008. Pest plant risk assessment Ivy gourd Coccinia grandis.

Biosecurity Queensland

Dương Quang Diệu, 1984. Hướng dẫn bón phân trồng cây nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhà xuất bản Hà Nội.

Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong,

Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vĩ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập và Trần Toàn (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Heidari, A.A., A. Kashi, Z. Saffari and S. Kalatejari, 2011. Effect of different

Cucurbita rootstocks on survival rate, yield and quality of greenhouse cucumber cv. Khassib. Horticulture Department; Islamic Azad University, Science and Research Branch. Tehran. Iran.

Lâm Ngọc Phương, 2006. Nhân giống vô tính cây dưa hấu tam bội (Citrullus vulgaris Schrad). Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp. Đại học Cần Thơ.

Lâm Ngọc Phương và Lê Minh Lý, 2012. Giáo trình nhân giống vô tính thực vật.

NXB Đại học Cần Thơ. 125 trang.

Lê Thị Thủy, 2000. Nghiên cứu ứng dụng của phương pháp ghép trong sản xuất cà chua trái vụ. Luận án Thạc sĩ. Hà Nội.

Lê Văn Mắc, 2007. Điều tra hiện trạng canh tác dưa hấu tại tỉnh Bạc Liêu và khảo sát một số đặc tính nông học, phản ứng của gốc ghép đối với bệnh héo rũ dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum vụ Đông Xuân 2006-2007 tại khoa NN & SHƯD. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Trồng Trọt, Khoa Nông nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.

Lee, J. M., C. Kubota and S.J. Tsao, 2010. Current status of vegetable grafting: Diffusion, grafting techniques, automation. Science Horticulturae, 2010. V(127) Iss. 2, P93-105.

Marsic, N.K. and J. Osvald, 2004. The influence of grafting on yield of two tomato cultivars (Lycopersicon esculentum Mill.) grown in a plastic house.

Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi, 1996. Rau và trồng rau, Giáo trình cao học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiêp Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 254 trang.

Miguel A. 2002. Use of grafted cucurbits in the mediterranean region as an alternative to methyl bromide. Instituto Valenciano de. Investigaciones Agrarias (IVIA). Moncada (Valencia) Spain.

Nguyễn Anh Vinh, 2008. Ảnh hưởng của các gốc ghép lên năng suất và phẩm chất trái cà chua Red Crown 250 tại Hậu Giang, luận văn tốt nghiệp Đại học, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Bảo Toàn và Lê Văn Hòa, 2007. Giáo trình sinh lý thực vật. khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007. Trồng, chăm sóc và phòng trị sâu bệnh rau ăn quả (cà chua, dưa leo, khổ qua, mướp, bí xanh, bí đỏ), NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 102 trang.

Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1999. Sổ tay người trồng rau, NXb Nông nghiệp. 199 trang.

Nguyễn Xuân Giao, 2012. Kỹ thuật sản xuất rau sạch - rau an toàn theo tiêu chuẩn VIETGAP (tập 2). NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 120 trang.

Nina Kacjan Marsic and Marijana Jakse, 2010. Growth and yield of grafted

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus l.) vụ đông xuân 20122013 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)