Tương tự chỉ tiêu về cấp bệnh héo rũ, tỷ lệ cây bệnh héo rũ của dưa leo
giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai
đoạn khảo sát (Bảng 3.3). Tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng-không ghép luôn
cao hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép. Ở giai đoạn 18 và 22 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép có 65,56% và 82,22% cây bị nhiễm bệnh cao
hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép với tỷ lệ bệnh là 0%. Ở giai đoạn 34 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép có tỷ lệ cây bệnh là 100% cao hơn
nhiều so với các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép với tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh
không đáng kể dao động từ 0-4,44% (Hình 3.3). Kết quả này cho thấy các loại gốc ghép được chọn thực hiện thí nghiệm đều giúp cho dưa leo tăng khả năng
kháng bệnh tốt hơn nhiều so với đối chứng-không ghép. Kết quả tương tự trên
dưa hấu cũng được tìm thấy trong nghiên cứu Lê Văn Mắc (2007) khi nghiên cứu về khả năng kháng bệnh héo rũ trên dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum cũng
cho thấy: dưa hấu ghép trên các loại gốc ghép bầu Nhật, bầu địa phương, bí đỏ
Nhật có tỷ lệ nhiễm bệnh (2,78-5,56%) ít hơn so với nghiệm thức đối chứng- không ghép (25%).
Bảng 3.3 Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác
nhau qua các giai đoạn khảo sát.
Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bênh qua các giai đoạn NSKLB Nghiệm thức
18 22 26 30 34
Đối chứng-không ghép 65,56 b 82,22 b 88,89 b 97,78 b 100,00 b Ghép gốc bầu địa phương 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a Ghép gốc bầu Nhật 0,00a 0,00a 2,22a 4,44a 4,44a Ghép gốc mướp 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a Ghép gốc bí đỏ 0,00a 0,00a 2,22a 2,22a 2,22a Ghép gốc bình bát dây 0,00a 0,00a 0,00a 2,22a 2,22a Mức ý nghĩa ** ** ** ** **
CV. (%) 52,33 41,84 50,81 43,46 37,60
Ghi chú : Số liệu đã được chuyển đổi sang Arcsin (X±0,5)1/2 để tính thống kê. Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Hình 3.1 Các nghiệm thức dưa leo ghép ở giai đoạn 30 ngày sau khi lây bệnh. (a)
đối chứng-không ghép; (b) dưa leo ghép gốc bầu địa phương; (c) dưa leo ghép
gốc bầu Nhật; (d) dưa leo ghép gốc mướp; (e) dưa leo ghép gốc bí đỏ; (f) dưa leo
ghép gốc bình bát dây.