Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus l.) vụ đông xuân 20122013 (Trang 28)

- Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel.

- Xử lý thống kê số liệu thí nghiệm bằng phần mềm SPSS 16.0, phân tích

phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức và dùng kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% để so sánh các số trung bình.

CHƯƠNG 3KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát

Thí nghiệm được thực hiện tại nhà lưới nghiên cứu rau sạch, Đại học Cần

Thơ có mái che ni lông, vách lưới nên hạn chế sâu bệnh hại và điều kiện bất

thường từ môi trường bên ngoài. Cây dưa leo trồng trong chậu với giá thể được

thanh trùng, đồng nhất ở các nghiệm thức, tạo điều kiện thuận lợi để cây sinh

trưởng và phát triển tốt nhất với hệ thống tưới nhỏ giọt và hệ thống phun sương

tự động để hạ nhiệt độ trong nhà lưới vào buổi trưa. Nhìn chung, nghiệm thức đối chứng-không ghép xuất hiện bệnh khá sớm (14 NSKLB), các nghiệm thức sử

dụng gốc ghép giúp cho cây dưa leo sinh trưởng khá tốt và đồng đều, đồng thời cũng cho kết quả chống chịu tốt với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum.

3.2 Tỷ lệ sống sau khi ghép

Tỷ lệ sống sau khi ghép của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.1). Nhìn chung, nghiệm thức ghép gốc mướp có tỷ lệ sống sau khi ghép cao nhất qua các giai

đoạn khảo sát (92,86% ở 9 NSKGh), nghiệm thức ghép gốc bí đỏ luôn cho tỷ lệ

sống thấp nhất (69,38% ở 9 NSKGh). Như vậy, tỷ lệ sống sau khi ghép của các nghiệm thức gốc ghép trong thí nghiệm khá cao trên 83%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Ba (2010) tỷ lệ sống của cây con dưa hấu ghép lớn

hơn 80% là đạt. Bên cạnh khả năng chống chịu, khả năng thích ứng với ngọn ghép thì tỷ lệ sống sau khi ghép cao cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc tuyển chọn gốc ghép.

Bảng 3.1 Tỷ lệ (%) sống sau khi ghép của dưa leo ở các nghiệm thức khác nhau

qua các giai đoạn khảo sát.

Tỷ lệ (%) sống sau khi ghép ở các giai đoạn NSKGh Nghiệm thức

3 6 9

Ghép gốc bầu địa phương 98,81a 85,71 b 78,57 bc

Ghép gốc bầu Nhật 95,24a 89,29ab 83,33ab

Ghép gốc mướp 95,54a 93,75a 92,86a

Ghép gốc bí đỏ 79,36 b 72,45 c 69,38 c

Ghép gốc bình bát dây 92,86a 85,71 b 83,33ab

Mức ý nghĩa * ** **

CV. (%) 12,36 7,83 10,47

Ghi chú : Số liệu đã được chuyển đổi sang (X±0,5)1/2 để tính thống kê . Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; *: khác biệt mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKGh: ngày sau khi ghép.

3.3 Chỉ tiêu bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo 3.3.1 Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo 3.3.1 Cấp bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo

Cấp bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua

phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.2). Nghiệm thức đối chứng-không ghép luôn cho cấp bệnh cao hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép vào các giai đoạn khảo sát. Ở giai đoạn 18 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép cho cấp bệnh là 2,29 và tăng dần đến giai đoạn 34 NSKLB thì

đạt cấp cao nhất (cấp 4-cây chết hoàn toàn). Trong khi đó, các nghiệm thức có sử

dụng gốc ghép ở giai đoạn 18 và 22 NSKLB thì hoàn toàn chưa xuất hiện bệnh,

đến giai đoạn 26 NSKLB về sau có xuất hiện bệnh với cấp bệnh khác biệt không có ý nghĩa thống kê qua các giai đoạn khảo sát (đến giai đoạn 34 NSKLB với cấp bệnh tối đa là 1,12 ở nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật và 1,07 ở gốc ghép bí đỏ, bình bát dây), nghiệm thức ghép gốc mướp và bầu địa phương là hoàn toàn

không bị nhiễm bệnh với cấp bệnh là 1 (cây hoàn toàn khỏe mạnh). Kết quả này cho thấy các loại gốc ghép được sử dụng trong thí nghiệm có khả năng giúp dưa

leo chống chịu tốt đối với bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum. Theo Phạm Hồng Cúc (2002) thì ghép là biện pháp hữu hiệu và kinh tế nhất để có thể trồng

dưa hấu liên tục qua nhiều vụ mà cây dưa không bị bệnh héo do nấm Fusarium oxysporum. Theo Oda (1999) việc ghép cây đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc hạn chế thiệt hại do lưu tồn mầm bệnh trong đất trên các đối tượng cây rau.

Bảng 3.2 Cấp bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKLB: ngày sau khi lây bệnh.

Cấp bệnh qua các giai đoạn NSKLB Nghiệm thức

18 22 26 30 34

Đối chứng-không ghép 2,29 b 3,17 b 3,42 b 3,76 b 4,00 b Ghép gốc bầu địa phương 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a Ghép gốc bầu Nhật 1,00a 1,00a 1,06a 1,12a 1,12a Ghép gốc mướp 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a 1,00a Ghép gốc bí đỏ 1,00a 1,00a 1,02a 1,04a 1,07a Ghép gốc bình bát dây 1,00a 1,00a 1,00a 1,07a 1,07a Mức ý nghĩa ** ** ** ** ** CV. (%) 19,56 13,95 12,97 11,35 9,85

3.3.2 Tỷ lệ cây bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum của dưa leo

Tương tự chỉ tiêu về cấp bệnh héo rũ, tỷ lệ cây bệnh héo rũ của dưa leo

giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai

đoạn khảo sát (Bảng 3.3). Tỷ lệ bệnh ở nghiệm thức đối chứng-không ghép luôn

cao hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép. Ở giai đoạn 18 và 22 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép có 65,56% và 82,22% cây bị nhiễm bệnh cao

hơn các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép với tỷ lệ bệnh là 0%. Ở giai đoạn 34 NSKLB, nghiệm thức đối chứng-không ghép có tỷ lệ cây bệnh là 100% cao hơn

nhiều so với các nghiệm thức có sử dụng gốc ghép với tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh

không đáng kể dao động từ 0-4,44% (Hình 3.3). Kết quả này cho thấy các loại gốc ghép được chọn thực hiện thí nghiệm đều giúp cho dưa leo tăng khả năng

kháng bệnh tốt hơn nhiều so với đối chứng-không ghép. Kết quả tương tự trên

dưa hấu cũng được tìm thấy trong nghiên cứu Lê Văn Mắc (2007) khi nghiên cứu về khả năng kháng bệnh héo rũ trên dưa hấu do nấm Fusarium oxysporum cũng

cho thấy: dưa hấu ghép trên các loại gốc ghép bầu Nhật, bầu địa phương, bí đỏ

Nhật có tỷ lệ nhiễm bệnh (2,78-5,56%) ít hơn so với nghiệm thức đối chứng- không ghép (25%).

Bảng 3.3 Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bệnh của dưa leo ghép ở các nghiệm thức khác

nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Tỷ lệ (%) cây bị nhiễm bênh qua các giai đoạn NSKLB Nghiệm thức

18 22 26 30 34

Đối chứng-không ghép 65,56 b 82,22 b 88,89 b 97,78 b 100,00 b Ghép gốc bầu địa phương 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a Ghép gốc bầu Nhật 0,00a 0,00a 2,22a 4,44a 4,44a Ghép gốc mướp 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a 0,00a Ghép gốc bí đỏ 0,00a 0,00a 2,22a 2,22a 2,22a Ghép gốc bình bát dây 0,00a 0,00a 0,00a 2,22a 2,22a Mức ý nghĩa ** ** ** ** **

CV. (%) 52,33 41,84 50,81 43,46 37,60

Ghi chú : Số liệu đã được chuyển đổi sang Arcsin (X±0,5)1/2 để tính thống kê. Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%

Hình 3.1 Các nghiệm thức dưa leo ghép ở giai đoạn 30 ngày sau khi lây bệnh. (a)

đối chứng-không ghép; (b) dưa leo ghép gốc bầu địa phương; (c) dưa leo ghép

gốc bầu Nhật; (d) dưa leo ghép gốc mướp; (e) dưa leo ghép gốc bí đỏ; (f) dưa leo

ghép gốc bình bát dây.

3.4 Tình hình sinh trưởng dưa leo 3.4.1 Chiều dài thân chính 3.4.1 Chiều dài thân chính

Chiều dài thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa

qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.4). Nhìn chung, giai

đoạn 14 và 24 NSKT chiều dài thân chính ở nghiệm thức đối chứng-không ghép cao nhất (33,38 và 83,32 cm tương ứng) và các nghiệm thức ghép gốc bầu địa

phương, bầu Nhật, mướp và bình bát dây cho chiều dài thân chính thấp nhất. Giai

đoạn 34 và 44 NSKT, chiều dài thân chính ở nghiệm thức ghép gốc mướp (109,31, 116,60 cm) và gốc ghép bí đỏ (110,32, 119,71 cm) cao nhất, gốc ghép bình bát dây ngắn nhất với chiều dài thân chính 87,12 cm ở giai đoạn 44 NSKT.

Như vậy gốc ghép có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính của dưa leo ở giai đoạn

đầu (14 NSKT), điều này có thể giải thích là do ở giai đoạn này chưa có sự tương

thích hoàn toàn của gốc ghép và ngọn ghép nên khả năng cung cấp dưỡng chất

(a) (b) (c)

(f) (e)

qua lại còn hạn chế dẫn đến tình trạng ngọn ghép không nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường. Nhưng ở giai đoạn 24 NSKT về sau, khi có sự thích nghi hoàn toàn của gốc ghép và ngọn ghép thì cây

sinh trưởng và phát triển một cách bình thường giống như không ghép ngoại trừ

nghiệm thức ghép gốc bầu Nhật và bình bát dây. Theo Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi (1999) chiều dài thân cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Mặt khác, trong điều kiện lây bệnh nhân tạo đã

ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của dưa leo, nghiệm thức đối chứng- không ghép có thể do sự ảnh hưởng bởi nấm Fusarium oxysporum nên sinh trưởng kém hơn.

Bảng 3.4 Chiều dài (cm) cây dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng.

3.4.2 Số lá trên thân chính

Tương tự như chiều dài thân chính, số lá trên thân chính của dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát(Bảng 3.5). Nhìn chung, số lá trên thân chính ở nghiệm thức ghép gốc mướp và ghép gốc bí đỏ luôn nhiều nhất qua các giai đoạn khảo sát (tương ứng 18,63, 19,11 lá ở 44 NSKT), nghiệm thức bầu Nhật luôn ít nhất. Kết quả này (Bảng 3.5) cũng được giải thích tương tự như sự khác biệt về chiều dài thân chính. Theo Trần Thị Ba và ctv. (1999) số lá trên thân chính nhiều hay ít có ý nghĩa quan

trọng trong quá trình quang hợp tạo vật chất nuôi trái, ảnh hưởng đến năng suất

dưa leo.

Chiều dài (cm) cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT Nghiệm thức

14 24 34 44 Đôi chứng-không ghép 33,38a 83,32a 89,43 bc -

Ghép gốc bầu địa phương 19,02 c 77,78a 95,20 b 101,93 b Ghép gốc bầu Nhật 18,11 c 65,05 b 83,38 c 92,52 bc Ghép gốc mướp 20,98 bc 81,76a 109,31a 116,60a Ghép gốc bí đỏ 24,41 b 85,25a 110,32a 119,71a Ghép gốc bình bát dây 18,33 c 63,78 b 85,47 bc 87,12 c

Mức ý nghĩa ** ** ** **

Bảng 3.5 Số lá/cây của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai

đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng

3.4.3 Đường kính gốc ghép

Đường kính gốc ghép dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa qua

phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát(Bảng 3.6).Đường kính gốc ghép ở

nghiệm thức ghép gốc bình bát dây luôn đạt giá trị cao nhất qua các giai đoạn khảo sát (10,54 mm ở giai đoạn 44 NSKT), nghiệm thức ghép gốc mướp luôn có

đường kính gốc thấp nhất qua các giai đoạn khảo sát (5,34 mm ở 44 NSKT).

Đường kính gốc là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình hình sinh trưởng của cây bởi vì đây chính là con đường chủ yếu vận chuyển nước và chất dinh dưỡng từ đất vào cây. Theo Trần Khắc Thi (2008), đường kính gốc quyết định khả năng hấp

thu dinh dưỡng của cây, đường kính gốc lớn cây hút được nhiều dinh dưỡng và có khả năng dẫn đến năng suất cao và phẩm chất tốt hơn.

Số lá trên cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT Nghiệm thức

14 24 34 44

Đối chứng không ghép 5,13a 10,34ab 13,14 d - Ghép gốc bầu địa phương 4,71a 10,24 b 13,75 cd 16,29 b Ghép gốc bầu Nhật 3,92 b 8,98 c 11,93 e 15,70 b

Ghép gốc mướp 5,16a 10,87ab 15,45ab 18,63a

Ghép gốc bí đỏ 5,30a 11,30a 15,73a 19,11a

Ghép gốc bình bát dây 4,73a 9,96 b 14,38 bc 15,29 b

Mức ý nghĩa ** ** ** **

Bảng 3.6 Đường kính (mm) gốc của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng.

3.4.4 Đường kính ngọn ghép

Đường kính ngọn ghép dưa leo ở các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa

qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.7). Ở giai đoạn 14

NSKT đường kính ngọn ghép gốc bí đỏ (7,53 mm) và bình bát dây (7,09 mm) đạt giá trị cao nhất, ghép gốc bầu Nhật là thấp nhất (6,10 mm). Giai đoạn 44 NSKT

đường kính ngọn ghép bình bát dây cao nhất (10,31 mm, gốc ghép bầu Nhật có

đường kính ngọn ghép thấp nhất (8,11 mm). Như vậy gốc ghép có làm ảnh

hưởng đến đường kính ngọn dưa leo. Theo Lâm Ngọc Phương (2006) thì gốc ghép và ngọn ghép có thể ảnh hưởng với nhau theo nhiều cách, gốc ghép ảnh

hưởng đến sự sinh trưởng của ngọn ghép, ngược lại ngọn ghép cũng ảnh hưởng

đến gốc ghép, ngọn ghép cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bộ rễ của gốc ghép.

Đường kính (mm) gốc ghép của cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT

Nghiệm thức

14 24 34 44

Đối chứng-không ghép 6,74 b 7,44 b 8,20 b - Ghép gốc bầu địa phương 6,60 b 7,33 b 7,74 bc 7,89 b Ghép gốc bầu Nhật 6,24 b 7,01 b 7,39 c 7,76 b Ghép gốc mướp 3,04 d 3,97 c 4,73 d 5,34 c Ghép gốc bí đỏ 5,50 c 6,77 b 7,45 bc 7,79 b Ghép gốc bình bát dây 7,88a 9,20a 9,71a 10,54a

Mức ý nghĩa ** ** ** **

Bảng 3.7 Đường kính (mm) ngọn ghép của dưa leo trên các loại gốc ghép khác nhau qua các giai đoạn khảo sát.

Ghi chú : Các số trung bình trong cùng một cột theo sau bởi một hoặc những chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% bằng phép thử Duncan; **: khác biệt mức ý nghĩa 1%. NSKT: ngày sau khi trồng.

3.4.5 Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép

Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép dưa leo của các nghiệm thức ghép khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê qua các giai đoạn khảo sát (Bảng 3.8). Gốc ghép bình bát dây cho tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép luôn cao nhất qua các giai đoạn khảo sát (1,03 ở 44 NSKT), gốc ghép mướp luôn thấp nhất (0,55 ở 44 NSKT). Tỷ số đường kính gốc ghép/ngọn ghép của các nghiệm thức ghép có xu hướng tiếndần về 1. Điều này cho thấy sự phát triển của ngọn

đang dần tương đương với gốc ghép qua các giai đoạn. Theo Phạm Văn Côn

(2007) khi tỷ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép gần tiến về 1 thì cây ghép phát triển gần như bình thường là do thế sinh trưởng của ngọn ghép tương đương

thế sinh trưởng của gốc ghép.

Đường kính (mm) ngọn ghép của cây dưa leo qua các giai đoạn NSKT

Nghiệm thức

14 24 34 44

Ghép gốc bầu địa phương 6,70 b 7,88 c 8,57 b 8,79 c Ghép gốc bầu Nhật 6,10 c 7,56 c 7,96 c 8,11 d

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các loại gốc ghép họ bầu bí dưa đến khả năng kháng bệnh héo rũ do nấm fusarium oxysporum trên dưa leo (cucumis sativus l.) vụ đông xuân 20122013 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)