1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang

91 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ____________ DƢƠNG PHƢƠNG TÚ TRINH MSSV: 4104565 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Tháng 11- Năm 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ____________ DƢƠNG PHƢƠNG TÚ TRINH MSSV: 4104565 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ GẠO TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ThS. BÙI LÊ THÁI HẠNH Tháng 11- Năm 2013 LỜI CẢM TẠ  Để hoàn thành đề tài luận văn này, Tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quí thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. Trƣớc tiên, Tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Cần Thơ cũng nhƣ quí thầy cô ở khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, quí thầy cô trong bộ môn Tài chính- Ngân hàng và các cô, chú, anh, chị, tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báo cho Tôi trong khoảng thời gian Tôi tham gia khóa học và thời gian tôi thực tập tại chi nhánh. Để không phụ lòng mong mỏi đó, Tôi xin hứa sẽ vận dụng những kiến thức, bài học, kinh nghiệm đó để rèn luyện bản thân, áp dụng vào công việc sau này, cố gắng phấn đấu trở thành một ngƣời công dân có ích cho xã hội, cho đất nƣớc. Tiếp theo, Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất của mình đến cô Bùi Lê Thái Hạnh, ngƣời đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và khả năng nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế, nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, Tôi kính mong đƣợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quí thầy cô ở trƣờng để luận văn này đƣợc hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, Tôi xin kính chúc Ban Giám hiệu, quí thầy, cô trƣờng Đại học Cần Thơ, đƣợc dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi xin chân thành cám ơn! Ngày 20 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện DƢƠNG PHƢƠNG TÚ TRINH LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 20 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện DƢƠNG PHƢƠNG TÚ TRINH MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. . 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ . 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... .2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... . 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... .2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. .2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... .2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................. .2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ ..2 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... .3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... .3 2.1.1 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ....................................................... ..3 2.1.2 Chất lƣợng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng .9 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ............................................... . 9 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 12 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 12 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................... 13 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ GẠO ................................ 15 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .......................................... 15 3.1.1 Khái quát về NHNo & PTNT Việt Nam ............................................... 15 3.1.2 Lịch sử và sự hình thành của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo ........... 16 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo .................. 16 3.2.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................... 16 3.2.2 Chức năng của từng bộ phận ................................................................. 16 3.2.3 Tình hình nhân sự .................................................................................. 18 3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................................................. 20 3.4 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI……………………………………………………………………24 3.4.1 Kế hoạc phát triển của ngân hàng đến năm 2013…………………........24 3.4.2 Kế hoạch kinh doanh ………………………………………………......25 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .......................................................................... 27 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ........................................ 27 4.1.1 Sơ lƣợc về nguồn vốn của ngân hàng .................................................... 27 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng .................................. 30 4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ..................................... 33 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM ..................... 40 4.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn…………………………………………….40 4.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn…………………………………………….. 48 4.3.3 Dƣ nợ ngắn hạn……………………………………………………...…54 4.3.4 Nợ xấu ngắn hạn……………………………………….……………….60 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ....................... 67 4.4.1 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn ......................................................... 68 4.4.2 Hệ số thu nợ ngắn hạn ............................................................................ 68 4.4.3 Nợ xấu ngắn hạn trên dƣ nợ ngắn hạn………………………………….68 4.4.4 Dự phòng rủi ro tín dụng……………………………………………….69 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO .............................. 70 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN………………………………..71 5.1.1 Thuận lợi ................................................................................................. 71 5.1.2 Khó khăn ................................................................................................. 72 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG………………………………………………………………..73 5.2.1 Các giải pháp nghiệp vụ ........................................................................ 73 5.2.2 Các giải pháp khác .................................................................................. 77 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 79 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 79 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 79 6.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng cấp trên .................................................... 80 6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng ............................................................ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Trình độ nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo…19 Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………………...21 Bảng 4.1: Bảng cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………………...29 Bảng 4.2: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chợ Gạo qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.....................................................34 Bảng 4.3: Cơ cấu tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chợ Gạo qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013...........................................35 Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013…….44 Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………47 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013…….50 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………53 Bảng 4.8: Dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………56 Bảng 4.9: Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………59 Bảng 4.10: Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………………………………………………………..63 Bảng 4.11: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………66 Bảng 4.12: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng…………………………….67 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Quy trình cho vay của ngân hàng……………..……………………7 Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý……………………………………16 Hình 4.1: Hình thể hiện doanh số cho vay của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm năm 2013…………………..36 Hình 4.2: Hình thể hiện doanh số thu nợ của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm năm 2013………………………..37 Hình 4.3: Hình thể hiện dƣ nợ của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm năm 2013……………………………….….38 Hình 4.4: Hình thể hiện nợ xấu của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm năm 2013…………………………………..39 Hình 4.5: Hình thể hiện tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………………………………..….42 Hình 4.6: Hình thể hiện tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………………………………………………….46 Hình 4.7: Hình thể hiện tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………………………………………………………..49 Hình 4.8: Hình thể hiện tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………………………………………………………….…51 Hình 4.9: Hình thể hiện tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………………………………………………………………….55 Hình 4.10: Hình thể hiện tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………………………………………………………57 Hình 4.11: Hình thể hiện tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………………………………………………………..61 Hình 4.12: Hình thể hiện tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………………………………………………………………….64 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATM: HĐTD : HĐDV: NHNN: NHTM: NHNo & PTNT: NLNN TM – DV 6T: Automatic Teller Machine Hoạt động tín dụng Hoạt động dịch vụ Ngân hàng Nhà nƣớc Ngân hàng thƣơng mại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nông lâm ngƣ nghiệp Thƣơng mại – dịch vụ 6 tháng CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Xuất phát từ một nƣớc nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế khá cao trong khu vực và trên thế giới. Thời gian gần đây, kinh tế thế giới gặp phải một số khó khăn nhất định, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng dƣờng nhƣ đang rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Trong khuôn khổ chung của nền kinh tế thế giới thì Việt Nam cũng không tránh khỏi các rủi ro và rõ ràng đã có sự khủng hoảng trong hệ thống kinh tế tài chính nƣớc nhà. Tín dụng là một trong những hoạt động không thể không đề cập khi chúng ta nói đến ngân hàng. Công tác tín dụng tại ngân hàng tốt và có chất lƣợng thì ngân hàng sẽ hoạt động có hiệu quả. Trong đó, tín dụng ngắn hạn là một hoạt động chiếm tỷ trọng lớn và mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Chính vì vậy, chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại một ngân hàng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nó. Trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam đang gặp khủng hoảng nặng nề ở lĩnh vực tài chính thì tín dụng ngắn hạn lại đáng đƣợc chúng ta quan tâm và xem xét hơn bất cứ khi nào vì các doanh nghiệp và cá nhân cần có nguồn vốn bổ sung cho những thiếu hụt tạm thời để khôi phục và tiếp tục hoạt động và kinh doanh. Phân tích để tìm ra các nguyên nhân làm hạn chế chất lƣợng tín dụng ngắn hạn và từ đó khắc phục các khó khăn để đề ra biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Gạo nằm trên địa phận tỉnh Tiền Giang, là một trong những ngân hàng có lịch sử phát triển lâu dài, gắn bó mật thiết với tình hình kinh tế của địa phƣơng và khu vực. Trƣớc tình hình kinh tế có nhiều biến động nhƣ đã đề cập, ngân hàng đã không ngừng nỗ lực phấn đấu để giữ vững vị trí trong ngành, góp phần hỗ trợ, giúp đỡ ngƣời dân cải thiện và phát triển kinh tế. Đây là ngân hàng có vai trò rất quan trọng đối trong việc hỗ trợ ngƣời dân ổn định và phát triển kinh tế. Từ những lí do trên, thấy đƣợc tầm quan trọng của tín dụng ngắn hạn và chất lƣợng tín dụng ngắn hạn trong hoạt động ngân hàng, tôi chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang” để làm đề tài nghiên cứu. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, qua đó phân tích những kết quả đã đạt đƣợc và những hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Từ tình hình thực tế và nguồn số liệu thu thập đƣợc tại NHNo&PTNT huyện Chợ Gạo, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những mục tiêu sau đây: Mục tiêu 1: Tìm hiểu khái quát về tình hình nguồn vốn của ngân hàng. Mục tiêu 2: Khái quát chung về tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng . Mục tiêu 3: Phân tích cụ thể tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu nhƣ doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu để thấy rõ hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Mục tiêu 4: Đƣa ra một số giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng dựa vào những phân tích trên. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện tại NHNo&PTNT huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Địa chỉ tại số 84, Ô 2, Khu 1, thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài là 3 tháng từ 8.2013 đến 11.2013 Số liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang để tìm ra những nguyên nhân và hạn chế nhằm đƣa ra giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng . 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LUẬN 2.1.1 Các cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Tín dụng ngân hàng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện với hình thức cho vay mƣợn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng đƣợc hiểu theo những định nghĩa sau (Thái Văn Đại, 2012, Tr.36): - Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế biểu diễn trƣớc hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. - Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - ngƣời đi vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tƣơng lai của bên kia (thụ trái – ngƣời cho vay) Nhƣ vậy, “tín dụng” đƣợc diễn đạt bằng những lời lẽ khác nhau, nhƣng chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động cho vay và đi vay và quan hệ này đƣợc ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành. 2.1.1.2 Tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm giúp các khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân tăng cƣờng vốn lƣu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu bởi vì nguồn vốn chiếm tối đa của ngân hàng là khoản tiền gửi ngắn hạn của khách hàng (Thái Văn Đại, 2012, Tr.60). 2.1.1.3 Nguyên tắc cho vay Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra hai nguyên tắc sau (Thái Văn Đại, 2012, Tr.36): Nguyên tắc 1: Tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 3 2.1.1.4 Điều kiện cho vay Điều kiện cấp tín dụng là những yêu cầu của ngân hàng đối với ngƣời vay để làm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không cho vay. Các khách hàng muốn đƣợc ngân hàng cho vay vốn ngân hàng phải có điều kiện cơ bản sau đây (Thái Văn Đại, 2012, Tr.40): - Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam + Pháp nhân phải có pháp luật dân sự. + Cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật hành vi dân sự. + Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. + Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nƣớc mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân là công dân, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ Luật Dân Sự của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản luật của Việt Nam quy định hoặc điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia quy định. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. - Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Các điều kiện cho vay có thể đƣợc từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc vào môi trƣờng kinh doanh … 2.1.1.5 Đối tượng cấp tín dụng của ngân hàng Những nhu cầu đƣợc ngân hàng cho vay hay còn gọi là đối tƣợng cho vay là những chi phí vốn cần thiết để cấu thành tài sản cố định, tài sản lƣu 4 động hay các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nào đó (Thái Văn Đại, 2012, Tr.41). Ngân hàng cho vay các nhu cầu sau: - Giá trị vật tƣ, hàng hóa, máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tƣ phát triển. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chƣa bàn giao và đƣa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tƣ tài sản cố định mà khoản lãi đƣợc tính trong giá trị tài sản cố định đó. Những nhu cầu không được cho vay: Tại khoản 2 điều 9 quyết định 1627 ngày 31/12/2001 của NHNN có quy định nhƣ sau: - Tổ chức tín dụng không đƣợc cho vay các nhu cầu vốn sau đây: + Để mua sắm các tái sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhƣợng, chuyển đổi; + Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; + Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. - Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa thấy qui định riêng của NHNN tại văn bản nào cả. Ngƣời đi vay có thể vay cho nhiều nhu cầu khác nhau tại cùng một thời điểm ở một hay nhiều ngân hàng. Trong một số trƣờng hợp một nhu cầu của một ngƣời có thể đƣợc nhiều ngân hàng cho vay dƣới hình thức đồng tài trợ (cho vay hợp vốn). 2.1.1.6 Thời hạn cho vay Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian mà ngƣời vay đƣợc quyền sử dụng vốn vay. Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi ngƣời vay rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ (Thái Văn Đại, 2012, Tr.42). 2.1.1.7 Các biện pháp bảo đảm tín dụng 5 Đảm bảo tín dụng đƣợc xem là phƣơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác (từ phát mãi đảm bảo tín dụng) để hoàn trả nợ vay khi ngƣời đi vay đến hạn không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng (Thái Văn Đại, 2012, Tr.49). Khi đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng chƣa mang lại nguồn thu chắc chắn, ngân hàng buộc phải dùng đến những đảm bảo tín dụng. Đó là các giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hay bão lãnh bên thứ ba (Thái Văn Đại, 2012, Tr.55). Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là việc một bên (là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sƣ đối với bên kia (là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp (Thái Văn Đại, 2012, Tr.51). Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao quyền sở hữu tài sản của mình cho bên kia (là bên nhận cầm cố) để thực hiện nghĩa vụ dân sự (Thái Văn Đại, 2012, Tr.55). Bão lãnh vay vốn ngân hàng là một hợp đồng, qua đó, bên thứ 3 – ngƣời bảo lãnh cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho ngƣời đi vay trong trƣờng hợp ngƣời đi vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng (Thái Văn Đại, 2012, Tr.58). Ngoài ra, còn có các hình thức đảm bảo khác nhƣ là đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tín chấp… 2.1.1.8 Quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, qui định của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bƣớc đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nhằm giảm tối thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi. Việc xây dựng quy trình tín dụng một cách hợp lý sẽ có tác dụng: Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. 6 Dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chánh sao cho phù hợp với những quy định của luật pháp và đảm bảo mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Có thể nói quy trình tín dụng là một văn bản bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thƣờng đƣợc in thành văn bản, hoặc sổ tay nhằm hƣớng dẫn việc thực hiện thống nhất nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng, nhờ đó các nhân viên ngân hàng biết đƣợc trách nhiệm phải thực hiện ở vị trí của mình, mối quan hệ với các đồng nghiệp khác hoặc hiểu rõ hơn vai trò của mình trong toàn bộ quy trình, từ đó có thái độ đúng trong công việc. Quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Sau đây là quy trình tín dụng cụ thể hiện tại tại NHNo & PTNT chi nhánh Huyện Chợ Gạo: PHÕNG NGÂN QUỸ KHÁCH HÀNG 1 2 7 6a 6b CÁN BỘ TÍN DỤNG PHÕNG KẾ TOÁN 3 TRƢỞNG PHÕNG TÍN DỤNG 6 4 5 PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Nguồn: Phòng tín dụng Hình 2.1 Quy trình cho vay của ngân hàng (1) Khách hàng đến liên hệ xin vay và trình giấy tờ chứng minh có tài sản thế chấp cho cán bộ tín dụng. (2) Cán bộ tín dụng xem xét thấy đủ điều kiện theo yêu cầu, cán bộ tín dụng hẹn ngày xuống kiểm tra, đánh giá việc khai báo của họ có đúng sự thật 7 không, rồi mới phát đơn xin vay cho khách hàng, cùng với giấy ủy quyền, khế ƣớc vay tiền… và hƣớng dẫn khách hàng lập theo đúng quy định. (3) Sau khi thẩm định dự án kiểm soát yếu tố hợp pháp, hợp lý của ngƣời xin vay, đề nghị mức vay, thông báo lãi suất cho khách hàng sau đó chuyển cho trƣởng phòng tín dụng. (4) Trƣởng phòng tín dụng căn cứ vào tình hình thẩm định của cán bộ phụ trách để quyết định mức cho vay, xem xét lại hồ sơ một lần nữa rồi chuyển cho Phó Giám đốc phụ trách tín dụng. (5) Phó Giám đốc phụ trách tín dụng xem xét nếu thấy đủ khả năng cho vay và nằm trong quyền quyết định của mình thì ký duyệt, nếu nằm ngoài khả năng thì chuyển hồ sơ cho Giám đốc ký duyệt. (6) Giám đốc xem xét tính pháp lý của hồ sơ căn cứ vào đề nghị của trƣởng phòng, Phó Giám đốc cân nhắc với nguồn vốn của ngân hàng để quyết định cho vay sau đó chuyển hồ sơ cho cán bộ tín dụng. (6a) Cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng đến phòng ngân quỹ để nhận tiền. (6b) Đồng thời cán bộ tín dụng nhận hồ sơ từ Giám đốc chuyển đến phòng kế toán để phòng kế toán ghi vào chứng từ, sổ sách kế toán. (7) Kế toán viên phụ trách tín dụng sau khi nhận đƣợc hồ sơ đã duyệt có trách nhiệm lƣu trữ hồ sơ vay vốn và mở tài khoản cho vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo yêu cầu của khách hàng rồi sau đó chuyển giấy báo số tiền cần vay sang phòng ngân quỹ. (8) Phòng ngân quỹ sau khi nhận giấy báo chi của phòng kế toán chuyển sang, phòng ngân quỹ có trách nhiệm chi tiền mặt cho khách hàng. 2.1.2. Chất lƣợng tín dụng và sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng Chất lƣợng tín dụng tại một ngân hàng phải đƣợc xem xét ở hai phía là ngân hàng và khách hàng. - Đối với ngân hàng: Chất lƣợng tín dụng của một ngân hàng là chất lƣợng của việc cho vay, đầu tƣ hay bảo lãnh mang lại tỷ suất lợi nhuận cao và ổn định, là khả năng thu hồi nợ khi đáo hạn. - Đối với khách hàng: chất lƣợng tín dụng đƣợc thể hiện ở hiệu quả của việc vay vốn. Ngân hàng nên xem xét đến việc hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, việc gia tăng lợi nhuận và tính hình tài chính ổn định của khách hàng. 8 Hoạt động tín dụng ở ngân hàng có một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế bởi vì lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ - một lĩnh vực rất nhạy cảm và rủi ro cao. Chính vì thế chất lƣợng tín dụng sẽ có vai trò rất quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và trạng thái của nên kinh tế. Khi có một rủi ro nào xảy ra thì toàn bộ nền kinh tế sẽ hứng chịu một số ảnh hƣởng nhất định, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ do vốn thiếu hụt, ảnh hƣởng đến sự sống còn của một doanh nghiệp, một ngân hàng hay toàn bộ nền kinh tế chính vì thế, việc tìm ra các giải pháp an toàn hiệu quả cho công tác tín dụng là một điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay (Bùi Đức Trình, 2008, Tr.17). 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.3.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chƣa thu hồi. 2.1.3.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về đƣợc trong một thời gian nhất định 2.1.3.3 Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu đƣợc vào thời điểm nhất định. Để xác định đƣợc dƣ nợ ngân hàng sẽ so sánh hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu hồi nợ. 2.1.3.4 Nợ xấu Nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐNHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu đƣợc xác định nhƣ sau (Thái Văn Đại, 2012, Tr.87): Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; 9 Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chuyển kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chuyển lần đầu); Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quy định; Các khoản nợ đƣợc miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; quá hạn từ 90 ngày trở Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; 10 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 . 2.1.3.5 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng cũng nhƣ khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Công thức tính (Thái Văn Đại, 2012, tr.139): Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = (2.1) Doanh số cho vay 2.1.3.6 Nợ xấu trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này cũng đo lƣờng chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lƣợng tín dụng của ngân hàng này cao (Thái Văn Đại, 2012, Tr.139): Công thức tính: Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ = Tổng dƣ nợ *100% (2.2) (2.2) 2.1.3.7 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Công thức tính (Thái Văn Đại, 2012, tr. 139): Doanh số thu nợ : Vòng quay vốn tín dụng (lần) = (2.3) Dƣ nợ bình quân Trong đó dƣ nợ bình quân đƣợc tính nhƣ sau: 11 Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ (2.4) Dƣ nợ bình quân = 2 2.1.3.8 Dự phòng rủi ro tín dụng Ngày 22 tháng 04 năm 2005 NH nhà nƣớc ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH. Việc trích dự phòng này là nhằm bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng, và đƣợc tính theo dƣ nợ gốc của khách hàng và đƣợc hoạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Quyết định 493 yêu cầu trích lập hai loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là loại dự phòng đƣợc trích lập trên cở sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay các tổ chức tín dụng đang thực hiện và đƣợc quy định rõ trong Quyết định 493. Ngoài ra còn dự phòng chung cho tất cả các khoản nợ của mình bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Đối với dự phòng cụ thể, tỷ lệ trích với các nhóm nợ 1,2,3,4 và 5 lần lƣợt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Công thức tính dự phòng nhƣ sau: (2.5) R: số tiền dự phòng phải trích A: giá trị khoản nợ C: giá trị tài sản đảm bảo (nhân với tỉ lệ phần trăm đã đƣợc quy định trong quyết định 493) r : tỷ lệ trích lập dự phòng * Hệ số dự phòng rủi ro Dự phòng RRTD đƣợc trích lập (2.6) Hệ số dự phòng RRTD = Tổng dƣ nợ Là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Các khoản dự phòng rủi ro đƣợc trích lập dựa trên các nhóm nợ. Nhóm nợ càng cao thì thì số phải trích dự phòng rủi ro càng nhiều, nếu trích nhiều thì sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập của ngân hàng, thậm chí có thể lỗ. Vì vậy, chỉ số này càng cao thì chất lƣợng nợ của ngân hàng càng xấu. 12 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu đƣợc sử dụng là nguồn số liệu thứ cấp có sẵn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Huyện Chợ Gạo, là số liệu mà ngân hàng dùng để báo cáo nội bộ trong hệ thống ngân hàng bao gồm các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ cho vay, nợ quá hạn, nợ xấu, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Số liệu thu thập qua báo cáo thƣờng niên, báo chí, tạp chí ngân hàng những tƣ liệu tín dụng ngân hàng, các giáo trình bài giảng đƣợc học. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh Là phƣơng pháp dùng số liệu qua ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để so sánh với nhau, năm sau so với năm trƣớc, kỳ sau so với kỳ trƣớc để cho thấy sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự biến động, đánh giá những mặt tích cực cần phát huy đồng thời làm cơ sở tìm ra phƣơng hƣớng khắc phục khó khăn.  Phương pháp so sánh số tuyệt đối Phƣơng pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 - yo (2.7) Trong đó: yo : chỉ tiêu năm trƣớc (kỳ trƣớc). y1 : chỉ tiêu năm sau (kỳ sau). ∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau với số liệu năm trƣớc, kỳ sau với kỳ trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không, mức độ biến động nhƣ thế nào và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.  Phương pháp so sánh bằng số tương đối 13 Phƣơng pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1 ∆y = * 100 - 100% (2.8) yo Trong đó: yo : chỉ tiêu năm trƣớc (kỳ trƣớc). y1 : chỉ tiêu năm sau (kỳ sau). ∆y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 2.2.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ Là phƣơng pháp sử dụng các số liệu quy ra tỷ lệ phần trăm để so sánh. Các tỷ lệ đƣợc sử dụng trong luận văn này là kết quả của phép chia các chỉ tiêu cụ thể nhƣ là doanh số cho vay ngắn hạn trên tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ trên tổng doanh số thu nợ, dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dƣ nợ và nợ xấu ngắn hạn trên tổng nợ xấu của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. Đây là phƣơng pháp dùng để đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu cho vay, thu nợ và dƣ nợ cũng nhƣ nợ xấu ngân hàng để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. 14 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ GẠO 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, tên gọi viết tắt là AGRIBANK, Tổ chức tiền thân: Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam thành lập ngày 26/03/1988 theo nghị định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) vốn điều lệ: 2.200 tỷ đồng. Tên giao dịch: VBARD Ngân hàng Nông nghiệp là Doanh nghiệp Nhà nƣớc dạng đặc biệt, tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nƣớc, có tƣ cách pháp nhân, có thời hạn hoạt động 99 năm, trụ sở chính tại Hà Nội, có nguồn tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. Ngân hàng Nông nghiệp do Hội đồng Quản trị quản lý và Tổng Giám Đốc điều hành, thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nƣớc và ngoài nƣớc. Đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế xã hội, ủy thác tín dụng, đầu tƣ cho chính phủ, các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, trƣớc hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp có số lƣợng khách hàng, bạn hàng lớn nhất thị trƣờng Việt Nam gồm hơn 7 triệu hộ sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp, 1.300 Doanh nghiệp Nhà nƣớc, 8.000 tổ chức kinh tế hợp tác, 3.000 công ty cổ phần; quan hệ với 22 Ngân hàng nƣớc ngoài, 20 chi nhánh Ngân hàng ở nƣớc ngoài. Trong kinh doanh đối ngoại, Ngân hàng Nông nghiệp cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế, giải ngân cho các dự án ủy thác đầu tƣ của các tổ chức tài chính quốc tế và nƣớc ngoài. Tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh và tái bảo lãnh, mua bán ngoại tệ kiều hối và thanh toán môi giới. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng đầu tiên kể từ năm 1993 đến nay đƣợc kiểm toán quốc tế và đƣợc xác nhận là tổ chức Ngân hàng lành mạnh, đủ tin cậy. 15 3.1.2 Lịch sử và sự hình thành của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đƣợc thành lập do sự chuyển đổi cơ chế từ một chi nhánh NH Nhà Nƣớc cấp huyện chuyển thành một chi nhánh NH thƣơng mại huyện, đổi tên lần thứ nhất thành chi nhánh NH phát triển nông nghiệp và đổi tên lần thứ hai thành chi nhánh NHNo & PTNT, là một chi nhánh trực thuộc chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang, thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động kinh doanh chủ yếu là huy động vốn và cho vay, trong đó hơn 90% là cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo có một chi nhánh khu vực ở Bến Tranh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân ở các xã miền trên đến giao dịch với NH và cũng là mục tiêu đi sâu đi sát vào cuộc sống của ngƣời dân, giúp ngƣời dân vƣợt qua khỏi cảnh đói nghèo. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ GẠO 3.2.1 Sơ đồ tổ chức Phòng giao dịch Bến Tranh Ban giám đốc Phòng TC hành chánh - Nhân sự Phòng Tín dụng Phòng kế toán - Ngân quỹ Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 3.2.2 Chức năng của từng bộ phận * Ban Giám Đốc: trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của NH, tiếp nhận các chỉ thị nghị quyết của cấp trên và phổ biến lại cán bộ công nhân viên NH. 16 + Giám Đốc: là nhà quản trị có thẩm quyền cao nhất, là ngƣời có những quyết định với tình hình nhân sự và hoạt động kinh doanh của NH. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với NH cấp trên. + Phó Giám Đốc: gồm có 2 phó Giám Đốc, 1 phó Giám Đốc phụ trách Phòng Tín dụng, 1 phụ trách Phòng kế toán ngân quỹ. Các Phó Giám Đốc có trách nhiệm tham mƣu cho Giám Đốc về hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ điều hành mọi công việc theo uỷ quyền của Giám Đốc. * Phòng tổ chức hành chánh - nhân sự: có những chức năng cơ bản sau: + Xây dựng các qui chế, qui định + Bố trí sắp xếp lao động tại chi nhánh + Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lƣơng, tiền thƣởng theo chế độ khoán tài chính, quản lí quỹ lƣơng dự phòng + Tham mƣu sắp xếp mạng lƣới kinh doanh tại chi nhánh * Phòng Tín dụng: thực hiện các công việc sau: + Thống kê, phân tích thông tin số liệu, đề xuất các chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ mang tính khả thi hiệu quả. + Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay theo sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc + Tổng hợp phân tích thông tin kinh tế, quản lí danh mục khách hàng, báo cáo chuyên đề + Xây dựng các mô hình, dự án mẫu, thẩm định các dự án đầu tƣ, lựa chọn các dự án đầu tƣ tối ƣu nhất + Thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro + Thực hiện kế hoạch kinh doanh tháng, quý * Phòng kế toán - ngân quỹ: + Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ kí gởi tài sản, các chứng từ có giá + Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ chuyển nợ quá hạn... + Thu thập, tổng hợp, xử lí cung cấp và lƣu trữ thông tin tại chi nhánh + Thực hiện giải ngân nợ, kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lí và hồ sơ vay vốn trƣớc khi giải ngân + Quản lí an toàn kho quỹ, thực hiện các qui định, qui chế về nghiệp vụ thu phát tiền, bảo quản vận chuyển tiền 17 + Kiểm tra, xem xét lại hồ sơ trƣớc khi giải ngân * Phòng Giao dịch Bến Tranh: - Phòng Giao dịch Bến Tranh trực thuộc sự quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. Do những đặc thù điểm về địa hình của huyện nên chi nhánh Phòng Giao dịch Bến Tranh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn và có thể huy động nguồn vốn nhà rỗi trong dân cƣ ở khu vực 7 xã vùng trên của huyện Chợ Gạo. - Phòng Giao dịch Bến Tranh có các chức năng: + Huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân tại địa phƣơng để cho vay theo đúng chế độ của ngành và định hƣớng phát triển kinh tế huyện + Thực hiện giải ngân, thu nợ trong địa bàn quản lí + Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp trên. 3.2.3 Tình hình nhân sự Nhân sự là một nguồn lực quan trọng, là tài sản có giá trị nhất của bất kì một doanh nghiệp nào. Nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn cao vừa có kinh nghiệm làm việc tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhất là trong giai đoạn hội nhập nhƣ hiện nay. Quản lý nguồn nhân lực một cách có hiệu quả thật sự là một trong những thách thức lớn của bất kỳ một tổ chức nào. Đối với ngân hàng, một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền thì quản lý nguồn nhân lực còn khó khăn hơn bởi lẽ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất nhạy cảm và liên quan nhiều đến trách nhiệm cũng nhƣ là đạo đức của cán bộ và nhân viên ngân hàng. Vì thế, quản lí tốt nguồn tài sản này sẽ giúp cho doanh nghiệp có đƣợc các thuận lợi nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng đƣợc tiến hành một cách liên tục, thƣờng xuyên và có hiệu quả. Trong những năm qua, tình hình nhân sự tại chi nhánh khá ổn định, không có sự biến động lớn nào trong cơ cấu nhân sự gây ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, chất lƣợng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao và luôn đƣợc quan tâm một cách đặc biệt thông qua các chƣơng trình huấn luyện, đào tạo kĩ năng và nghiệp vụ thƣờng xuyên, định kỳ hàng tháng do ngân hàng tổ chức. Đến thời điểm hiện tại, tính luôn cả phòng giao dịch Bến Tranh thì tổng số cán bộ nhân viên toàn chi nhánh là 43 ngƣời, với cơ cấu trình độ khác nhau đƣợc biểu hiện cụ thể và chi tiết qua bảng số liệu sau: 18 Bảng 3.1: Trình độ nhân viên chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo Chỉ tiêu Số nhân viên ( ngƣời) 1. Trình độ văn hóa Tỷ trọng (%) 43 100 Cao học 2 4,65 Đại học 31 72,10 Trung học 4 9,30 Khác 6 14,95 2. Trình độ tin học 43 100 Chứng chỉ A 12 27,90 Chứng chỉ B 31 72,10 3. Trình độ ngoại ngữ 43 100 Chứng chỉ A 10 23,25 Chứng chỉ B 31 72,10 Chứng chỉ C 2 4,65 Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Chi Nhánh NHNo & PTNT Chợ Gạo Việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn, đúng năng lực, đúng ngƣời đúng việc là khâu vô cùng quan trọng ở mọi cơ quan ban ngành đoàn thể. Đó là một trong những bƣớc đi quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế, việc này thƣờng là do giám đốc mới có quyền quyết định và tuyển chọn cũng nhƣ đề bạt ngƣời có năng lực, uy tín đảm nhiệm các vị trí trong ngân hàng. Ban Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Gạo cũng đã hết sức quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ, tin học chuyên ngành. Từ đó tạo sự cân bằng và đồng đều về chuyên môn nâng cao chất lƣợng công tác từng cán bộ nhân viên ở ngân hàng. Việc đào tạo nâng cao trình độ đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và thành quả kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra, ngân hàng thƣờng xuyên có các buổi họp nội bộ vào buổi chiều thứ 5 mỗi tuần để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các khó khăn vƣớng mắc, các phát sinh mới để kịp thời giải quyết theo hƣớng đúng đắn nhất theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên và nguyện vọng cũng nhƣ sự nhất trí của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng. 19 3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM Đóng vai trò là nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngành ngân hàng đã không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình mà càng thể hiện rõ hơn “mạch máu nuôi sống cả nền kinh tế”. Cũng nhƣ bất kì một tổ chức kinh tế nào khác, ngân hàng thƣơng mại chủ yếu kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Kết quả hoạt động kinh doanh là căn cứ để đánh giá chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Hay nói chính xác thì lợi nhuận của một doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Đối với ngân hàng - một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt, với sản phẩm chủ yếu là tiền tệ và các dịch vụ liên quan đến tiền tệ thì lợi nhuận chính là yếu tố giúp ngân hàng phát triển, nâng cao uy tín, vị thế trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đƣợc quan tâm xem xét hàng đầu khi muốn đánh giá về chất lƣợng hoạt động của ngân hàng đó. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt đồng nghĩa với việc ngân hàng hoạt động có chất lƣợng, đạt đƣợc mục tiêu, định hƣớng đƣợc các bƣớc đi trong tƣơng lai và có khả năng đứng vững trong một môi trƣờng kinh doanh đầy cạnh tranh nhƣ hiện nay. Trong bối cảnh của nền kinh tế với những khó khăn nhất định trong thời gian qua, có nhiều trở ngại nhƣ kinh tế biến động, lãi suất thay đổi liên tục, thiên tai, dịch bệnh và nhiều yếu tố khó khăn khách quan khác là là các áp lực và thách thức lớn đối với từng doanh nghiệp, từng ngân hàng. Đóng giữ một vai trò chủ lực trong việc cung ứng và tạo điều kiện cho ngƣời dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, ổn định và thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Chợ Gạo đã không ngừng nỗ lực vƣơn lên để giữ vững vị trí quan trọng trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Sự nỗ lực đó đã giúp ngân hàng đạt đƣợc một số kết quả nhất định mà biểu hiện đầu tiên là kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhƣ sau: 20 Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 6T 6T /2012 /2013 Số tiền 2012/2011 % Số tiền 6T/2013/6T/2012 % Số tiền % I. THU NHẬP 64.291 87.376 91.689 47.441 49.662 23.085 35,91 4.313 4,94 2.221 4,68 1. Thu lãi từ HĐTD 62.995 86.382 90.564 46.960 49.021 23.387 37,13 4.182 4,84 2.061 4,39 Thu lãi tiền gửi 695 1.032 1.228 728 1.578 337 48,49 196 18,99 850 117 Thu lãi tiền vay 62.300 85.350 89.336 46.232 47.443 23.050 37,00 3.986 4,67 1.211 2,62 262 374 463 226 234 112 42,75 89 23,80 8 3,54 3. Thu khác 1.034 620 662 255 407 -414 -40,04 42 6,77 152 59,61 II. CHI PHÍ 56.196 75.263 77.106 41.154 41.941 19.067 33,93 1.843 2,45 787 1,91 1.Chi lãi HĐTD 46.757 65.007 63.976 36.040 35.259 18.250 39,03 -1.031 -1,59 -0.781 -2,18 Chi lãi tiền gửi 34.359 58.876 61.892 34.900 34.515 24.517 71,36 3.016 5,12 -0.385 -1,10 Chi lãi tiền vay 12.106 5.662 660 426 205 -6.444 -53,23 -5.002 -88,34 -221 -51,88 Chi lãi GTCG 292 469 1.424 714 539 177 60,62 955 203,62 -175 -24,51 2. Chi HĐDV 425 530 403 714 654 105 24,71 -127 -23,96 -60 -8,40 3. Chi khác 9.014 9.726 12.727 4.400 6.144 712 7,90 3.001 30,86 1.744 39,64 III. LỢI NHUẬN 8.095 12.113 14.583 6.287 7.721 4.018 49,64 2.470 20,39 1.434 22,81 2. Thu từ HĐDV Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 21 * Thu nhập Thu nhập của ngân hàng có nhiều dấu hiệu khả quan và diễn biến tốt trong giai đoạn từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Từ bảng tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta có thể thấy, qua 3 năm, thu nhập của ngân hàng tăng liên tục. Cụ thể, nếu nhƣ năm 2010, tổng thu nhập của ngân hàng chỉ dừng lại ở con số 64.291 triệu đồng thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên thành 87.376 triệu đồng, tăng 23.085 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2010. Và bƣớc sang năm 2012, kinh tế bắt đầu gặp một số khó khăn, tốc độ tăng trƣởng thu nhập của ngân hàng bắt đầu giảm lại. Tuy nhiên, thu nhập vẫn đảm bảo đƣợc điều kiện tăng cao hơn năm trƣớc, cụ thể là thu nhập của ngân hàng đã tăng lên đến 91.689 triệu đồng, tăng 4.313 triệu đồng, hay 4,94% so với năm 2011. Bƣớc sang 2 quý đầu năm 2013, kết quả thu nhập của ngân hàng vẫn khả quan khi mà thu nhập ngân hàng tăng 2.221 triệu đồng, tăng 4,68% so với cũng kỳ năm trƣớc (6 tháng đầu năm 2012 ngân hàng thu nhập 47.441 triệu đồng) Nguyên nhân của việc gia tăng này là do các khoản thu từ lãi HĐTD, HĐDV và các khoản thu khác đều tăng. Đặc biệt, lãi từ HĐTD chiếm tỷ trọng lớn nên việc thu nhập từ nguồn lãi này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng trƣởng thu nhập của ngân hàng. Trong HĐTD, thu lãi từ tiền vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và có sự gia tăng qua các năm, các kỳ. Từ năm 2010 đến 2011, lãi từ tiền vay tăng 23.050 triệu đồng, đạt 37%. và năm 2012 lãi tiền vay tăng 13.986 triệu đồng, tăng 4,67% so với năm 2011. Bên cạnh lãi từ tiền vay thì khoản thu từ lãi tiền gửi cũng tăng liên tục qua 3 năm, với tốc độ là 18,99% trong năm 2012 so với 2011 và 48,49% năm 2011 so với 2010, đạt 117% giữa 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Thu nhập từ lãi tiền vay của ngân hàng tăng qua 3 năm và so với 6 tháng đầu năm 2012, thu lãi tiền vay cũng tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Xu hƣớng tăng trƣởng thu nhập đó là do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, vì đặc điểm vị trí cũng nhƣ tính chất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là gắn liền với nông thôn và nông nghiệp nên hoạt động cho vay và thu lãi tiền vay gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phƣơng cũng nhƣ công tác tín dụng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, năm 2011, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế vĩ mô, cùng với các chính sách tín dụng nông thôn, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và sau nghị định 41/2010 - NĐCP năm 2010 càng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của khách hàng. Sang năm 2012, lạm phát giảm từ ngƣỡng 20% của năm 2011 về mức dƣới 22 7%, ngân hàng tranh thủ mọi nguồn lợi sẵn có về dịch vụ và uy tín, góp phần ổn định hoạt động kinh doanh nên nhìn chung, thu nhập vẫn cao hơn so với năm 2011, tuy nhiên, xét về tốc độ tăng thì thu nhập của năm này ở mức thấp so với năm 2011. Lí do cơ bản là vì trong một năm với tình hình kinh tế có nhiều biến động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những biến động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ít nhiều ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời dân khi quyết định chọn lựa ngân hàng để vay vốn và gửi tiền. Bên cạnh đó, việc cầu Chợ Gạo cũ - con đƣờng trực tiếp thuận lợi cho các doanh nghiệp và ngƣời dân tiếp cận tín dụng tại ngân hàng bị phá bỏ để cầu Chợ Gạo mới đƣợc lƣu thông nên đã gây khó khăn cho việc đi lại và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình và các doanh nghiệp bên phía gần kề với ngân hàng và bên kia cầu Chợ Gạo cũ. Mặc dù, thu nhập 6 tháng năm 2013 có tăng so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣng tốc độ tăng trƣởng còn khá thấp so với mức tăng trƣởng cả năm 2012 so với năm 2011 bởi vì các yếu tố về thời vụ và tập quán kinh doanh, sản xuất ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng nhƣ là vào các tháng cuối năm thì ngƣời dân sẽ thu hoạch vụ mùa và trả lãi tiền vay. * Chi phí Ở bất kì một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào, chi phí hoạt động luôn đƣợc chú trọng xem xét và cân nhắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vì chi phí có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh. Cũng nhƣ thu nhập, chi phí của ngân hàng tăng đều qua 3 năm. Cụ thể, năm 2011 chi phí là 75.263 triệu đồng, tăng lên 19.067 triệu đồng, tốc độ tăng là 33,93% so với 2010. Sang năm 2012, chi phí là 77.106 triệu đồng, tăng 1.843 triệu đồng tốc độ tăng trƣởng chi phí trong năm này có phần sụt giảm theo tình hình chung của toàn ngành ngân hàng, tăng gấp 2,45% so với năm 2011. Chi phí tăng là điều tất nhiên khi mà vốn huy động và các chi phí thu hồi và dự phòng rủi ro ngày càng tăng để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng cũng nhƣ tuân thủ theo quy định về việc trích lập dự phòng. Ngoài ra, so với 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí 6 tháng đầu năm 2013 tăng 787 triệu đồng, hay tăng 1,91%. Mức chi phí này chỉ tăng nhẹ và tốc độ tăng này thấp hơn so với tốc độ tăng chi phí của năm 2012 so với năm 2011 và 2011 so với 2010. Bởi vì tình hình cắt giảm chi phí không cần thiết đƣợc phát động và thực hiện nghiêm túc và hiệu quả ở hầu hết các ngân hàng cho nên đã làm cho tốc độ tăng của chi phí tại ngân hàng có sự dao động tăng nhẹ trong thời gian gần đây. Đây là một trong những dấu hiệu dấu hiệu tốt lành cho hoạt động kinh doanh và quản trị tại ngân hàng. 23 * Lợi nhuận Lợi nhuận luôn là mục đích cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Chợ Gạo, mục đích đó đã đƣợc thực hiện tốt. Biểu hiện của nó là lợi nhuận tăng liên tục trong thời gian qua. Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, và 6 tháng đầu năm 2013, do tốc độ tăng trƣởng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng trƣởng của chi phí nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng đều. Cụ thể là năm 2011, lợi nhuận đạt 12.113 triệu đồng, tăng thêm 4.018 triệu đồng, tốc độ tăng khá cao 49,64% so năm 2010. Sang năm 2012, lợi nhuận ngân hàng tăng 2.470 triệu đồng hay đạt 20,39% so với năm 2011. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, đây là một dấu hiệu khả quan trong giai đoạn nền kinh tế đối mặt với những biến động và khó khăn, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Nhìn lại kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 20102012 và 6 tháng đầu năm 2013, ta có thể khẳng định vị thế, uy tín cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của ngân hàng đang ngày càng nâng cao. Có đƣợc kết quả đó trong điều kiện nền kinh tế nhƣ hiện nay là cả một quá trình phấn đấu hết sức năng nỗ và nhiệt huyết của toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Nhiều biện pháp thu hút vốn cũng nhƣ cho vay có hiệu quả đã đƣợc thực hiện tại ngân hàng đã thật sự tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Bên cạnh đó, các hoạt động dịch vụ cũng đƣợc triển khai thực hiện ngày càng hiệu quả tại ngân hàng. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trƣởng thì giai đoạn qua, thu nhập của ngân hàng có phần sụt giảm, ngân hàng cần chú ý hơn về vấn đề này để có biện pháp đảm bảo tăng trƣởng thu nhập không những về số lƣợng mà còn dảm bảo về chất lƣợng. 3.4 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.4.1 Kế hoạch phát triển của ngân hàng đến năm 2013 Cùng với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, theo tinh thần vận động phát triển, theo chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo cũng không ngừng nỗ lực vƣơn lên khẳng định vai trò và vị thế của mình. Trong thời gian tới, cùng với các khó khăn và thuận lợi nhất định, Ngân hàng sẽ đề ra một số chỉ tiêu cơ bản để phấn đấu phát triển, theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội. 24 Các chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu thực hiện năm 2013: - Nguồn vốn huy động tăng 15% so với năm 2012 - Tổng dƣ nợ thông thƣờng tăng 10% so với năm 2012 - Dƣ nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 25% tổng dƣ nợ thông thƣờng - Kế hoạch thu hồi nợ XLRR: thu 100% kế hoạch Tỉnh giao. - Bảo đảm thu nhập đủ bù đắp chi phí bao gồm cả trích lập quỹ rủi ro và đạt mức tiền lƣơng theo cơ chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam quy định. 3.4.2 Kế hoạch kinh doanh Kế hoạch kinh doanh là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển và thành công của bất kì một doanh nghiệp nào. Nắm bắt đâu là cơ hội và thách thức của chính mình, từ đó đƣa ra các kế hoạch hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và ngày càng giữ vững vị thế của mình trong nền kinh tế. Đặc biệt là khi nền kinh tế trong nƣớc và thế giới đang gặp khó khăn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì việc hoạch định các chỉ tiêu và kế hoạch cho tƣơng lai của một ngân hàng, một tổ chức tài chính là điều cực kì quan trọng để giúp ngân hàng có thể đứng vững trên thị trƣờng. 3.4.2.1 Mục tiêu Phát triển hiệu quả- an toàn- bền vững. Giữ vững vị trí quan trọng trong hệ thống Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và vị trí dẫn đầu trong hệ thống các ngân hàng ở khu vực huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ của ngân hàng sẽ đƣợc chú trọng để nâng cao chất lƣợng cán bộ, nhân viên, đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh của ngân hàng. Tiếp tục quan tâm đến nhân viên, cán bộ của ngân hàng bằng việc tăng các mức lƣơng tƣơng xứng với năng lực và sức lao động đã bỏ ra. 3.4.2.2 Định hướng hoạt động tín dụng Tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, chính vì thế, các chính sách liên quan đến việc định hƣớng phát triển và mở rộng hoạt động tín dụng trong tƣơng lai có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng và có tác động đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Thời gian sắp tới, ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò chủ lực của mình trong hoạt động tín dụng tại địa phƣơng thông qua các định hƣớng: 25 Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phù hợp với kinh nghiệm cũng nhƣ mối quan hệ của cán bộ tín dụng với địa phƣơng phụ trách. Phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi tình hình tín dụng tại từng địa bàn, để có sự hỗ trợ trực tiếp và kịp thời với cán bộ tín dụng, đồng thời đánh giá năng lực cũng nhƣ nỗ lực của từng cán bộ tín dụng để xét thi đua, khen thƣởng. Chuyển hƣớng đầu tƣ ƣu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả, tiếp tục lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn và kinh tế hộ là địa bàn chính làm nền tảng để phát triển kinh doanh, coi chất lƣợng tín dụng là sự nghiệp tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Nâng cao chất lƣợng tín dụng trên cơ sở chủ động, kiểm tra phân tích, phân loại đƣợc khách hàng và phân loại nợ, từ đó có chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng. Chủ động thực hiện quản lý đƣợc các nhóm nợ từ đó phân loại nhóm nợ kịp thời, trích lập dự phòng rùi ro, đồng thời tổ chức thu hồi nợ sau khi đã xử lý rủi ro một cách triệt để. Củng cố tổ chức hoạt động của Ban quản lý, đồng thời mở rộng quan hệ với các đoàn thể tại địa phƣơng. Thông qua đó để mở rộng phạm vi và quy mô tiếp cận đến nông dân, nắm bắt nhu cầu tín dung thực tế của nông dân. Chủ động tiếp cận với khách hàng thuộc năm loại hình Doanh nghiệp để từ đó mở rộng tín dụng và giới thiệu các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng, nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2013. 26 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Sơ lƣợc về nguồn vốn của ngân hàng Vốn là yếu tố đầu vào cơ bản và rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình tiến hành và duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với một Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) việc kinh doanh dựa trên việc huy động tiền gửi từ khách hàng rồi cho vay và sử dụng các dịch vụ khác để có thêm thu nhập thì nguồn vốn càng trở nên quan trọng. Do đó, vốn một trong những tiêu chí để đánh giá quy mô, tình hình hoạt động của ngân hàng. Qua 3 năm 210-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Chợ Gạo đã chú trọng đến công tác huy động vốn và thƣờng xuyên đạt đƣợc kết quả cao trong việc đảm bảo nguồn vốn ổn định cho hoạt động của ngân hàng. Từ số liệu cụ thể ở bảng 4.1, ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trƣởng qua 3 năm, và đến thời điểm 6 tháng năm 2013, đảm bảo đƣợc hoạt động cho vay của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của ngƣời dân trên địa bàn trong quá trình mở rộng và phát triển nông thôn mới. Với quyết tâm cố gắng và phát triển quy mô cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã không ngừng cố gắng trong công tác huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân ở địa phƣơng. Ngoài ra, tranh thu sự hỗ trợ, giúp đỡ từ chính quyền địa phƣơng, các ban ngành, đoàn thể đã đóng góp các kết quả đáng kể cho công tác huy động vốn tại ngân hàng. Vốn huy động: Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trƣởng một cách khả quan qua 3 năm từ 2010 đến 2012. So với năm 2010, vốn huy động năm 2011 tăng lên khoảng 29,17% tức đạt 506.542 triệu đồng tăng 114.405 triệu đồng. Đến năm 2012, con số này tiếp tục tăng lên đến 669.919 triệu động, tăng 163.377 triệu đồng, hay tăng 32,25% so với năm trƣớc đó. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động tại ngân hàng đạt 605.114 triệu đồng, tăng 74.374 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 (528.74 triệu đồng), đạt tốc độ 14,07% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong suốt một thời gian dài trong quá trình xây dựng và phát triển, với năng lực và uy tín của mình, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đã không ngừng đề ra các biện pháp để thu 27 hút vốn từ nguồn tiền huy động đƣợc của ngƣời dân. Đó là lí do khiến cho nguồn vốn huy động tại ngân hàng này tăng liên tiếp trong những năm gần đây. Ngoài ra, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao cũng góp phần giúp ngƣời dân địa phƣơng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn thì bƣớc sang 2 quý đầu năm 2013, vốn huy động có tăng nhẹ hơn 2 quý đầu năm 2012 nhƣ đã phân tích, nguyên nhân là do lãi suất huy động từ năm 2012 bắt đầu có sự biến động giảm dần đến nay. Lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tƣớng chính phủ. Tiếp đó, đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12% một năm. Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc vừa quyết định đƣa trần lãi suất huy động - cho vay lần lƣợt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã đƣa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Chính sự sụt giảm của lãi suất nhƣ trên là nguyên nhân trực tiếp tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của ngƣời dân. Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển là một trong những bộ phận cấu thành nên nguồn vốn của ngân hàng, vốn điều chuyển cũng có vai trò khá quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn vốn cho công tác tín dụng tại ngân hàng khi ngân hàng thiếu vốn. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo, vốn điều chuyển của ngân hàng có sự chuyển biến tích cực qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010, vốn điều chuyển của ngân hàng là 76.370 triệu đồng. Do khả năng huy động vốn tốt và tự chủ đƣợc về nguồn vốn hoạt động của ngân hàng mình nên từ năm 2011 đến nay, ngân hàng không còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển của tỉnh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng giảm đƣợc một khoảng chi phí lớn đáng kể bởi vì vốn điều chuyển sẽ có chi phí cao hơn nguồn vốn mà ngân hàng tự huy động. Thời gian tới, ngân hàng cần tích cực duy trì tốt công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động ổn định trong nguồn vốn của ngân hàng mình. 28 Bảng 4.1: Bảng cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính : Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 Số tiền Vốn huy động 2012/2011 Số tiền % 6T/2013/6T/2012 Số tiền % % 392.146 506.542 669.919 528.740 603.114 114.396 29,17 163.377 32,25 74.374 14,07 - Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng - Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên 30.778 22.445 55.279 39.345 33.434 -8.333 -27,07 32.834 146,29 -5.911 -15,02 312.876 469.392 575.295 470.147 536.475 156.516 50,02 105.903 22,56 66.328 14,11 48.492 14.705 39.345 19.248 33.205 -33.787 -69,68 24.64 167,56 13.957 72,51 Vốn điều chuyển 76.360 0 0 0 0 -76.360 0 0 X 0 X Tổng nguồn vốn 468.506 506.542 669.920 528.740 603.114 38.036 8,12 163.378 32.25 74.374 14,07 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 29 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng 4.1.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi đƣợc huy động từ lƣợng tiền nhàn rỗi tạm thời của ngƣời dân khi họ chƣa xác định hoặc chƣa đến thời điểm sẽ sử dụng khoản tiền đó. Mục đích gửi tiền không kì hạn của khách hàng chủ yếu là để thanh toán. Căn cứ vào số liệu từ bảng 4.1, ta có thể thấy, lƣợng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng gửi vào ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các loại tiền gửi khác. Nguyên nhân do tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền không phải để dành hƣởng lãi suất tiết kiệm, mà là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu giao dịch trong thanh toán cho khách hàng nên lãi suất rất thấp. Năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn là 22.445 triệu đồng, giảm 8.333 triệu đồng so với năm 2010 ( năm 2010 là 30.778 triệu đồng). Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này chính là nguồn tiền gửi mà ngân hàng thu hút đƣợc trong năm phần lớn là tiền gửi của Kho Bạc, vào thời điểm đầu năm Kho Bạc gửi vào một lƣợng tiền khá lớn để đảm bảo thanh toán. Nhƣng đến cuối năm, Kho Bạc cần rút ra một số tiền lớn để chi lƣơng cho công nhân viên và chi ngân sách. Sang năm 2012, khoản tiền tiết kiệm không kỳ hạn này là 55.279 triệu đồng tăng lên 32.834 triệu đồng so với năm 2011, hay tăng 146,29% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do các công ty, doanh nghiệp mới chuyển đổi sang hình thức phát lƣơng cho công nhân, nhân viên qua thẻ ATM, nên tiền lƣơng chủ yếu ở hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, thuận tiện cho việc cất giữ và đảm bảo an toàn cho ngƣời dân. Ngoài ra, cũng trong năm này, ngân hàng triển khai phát hành và hƣớng dẫn sử dụng dịch vụ thẻ ATM cho nhiều đối tƣợng cán bộ, công nhân viên và học sinh, sinh viên sử dụng, làm tăng lên một lƣợng lớn tiền tiết kiệm không kỳ hạn gửi dƣới dạng thẻ ATM. So với 6 tháng đầu năm 2012, thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2013 giảm 5.911 triệu đồng, giảm 15,02%, con số này giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng thƣơng mại khác tăng cƣờng dịch vụ phát hành thẻ với nhiều ƣu đãi, thu hút tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng về phía họ. Đối với loại tiền gửi này, mặc dù tỷ trọng không cao nhƣng ngân hàng cũng nên tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút bởi vì đây là nguồn vốn giá rẻ, lãi suất thấp nên hạn chế đƣợc áp lực cho ngân hàng, giúp ngân hàng đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình, giảm một phần chi phí so với huy động vốn có kỳ hạn. 30 4.1.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn: Là khoảng tiền có ý nghĩa quan trọng trong nguồn vốn của ngân hàng vì thời điểm trả lãi cho khách hàng đƣợc xác định cụ thể, giúp ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc sử dụng khoản tiền này vào các mục đích kinh doanh sinh lợi, mang đến thu nhập cho ngân hàng. Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng: Do khách hàng chủ yếu ở vùng nông thôn, các kênh đầu tƣ về chứng khoán hay vàng có nhiều biến động và rủi ro cao, cũng nhƣ khả năng tiếp cận đến các lĩnh vực đó còn hạn chế nên ngƣời dân đa số chọn gửi tiết kiệm ngân hàng để lãnh lãi. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng của ngân hàng tăng cao hơn so với năm 2010 khá nhiều, đạt 469.392 triệu đồng tăng 156.516 triệu đồng, tăng gấp 50,02% so với năm 2010 (312.876 triệu đồng). Nguyên nhân của việc gia tăng này là do năm 2011, có rất nhiều các chƣơng trình khuyến khích gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng … đã có tác động tích cực đến hoạt động gửi tiền tiết kiệm của ngƣời dân địa phƣơng. Đến năm 2012, lãi suất ngân hàng có sự điều chỉnh nhiều lần theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, theo đó, 6 lần điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay làm cho tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dƣới 12 tháng trong năm này tăng ít hơn tốc độ tăng của năm 2011, tăng 105.903 triệu đồng, đạt 575.295 triệu đồng, tốc độ tăng là 22,56% . Sang năm 2013, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm, tình hình gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn dƣới 12 tháng chỉ tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012, đạt 335.475 triệu đồng, tăng 66.328 triệu đồng, tốc độ 14,11 % so với cũng kỳ năm trƣớc. Ngoài ra, ta có thể thấy rõ là 6 tháng đầu năm 2012, tiền tiết kiệm kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn tổng tiền gửi tiết kiệm loại này ở toàn năm 2012. Nguyên nhân của vấn đề này là do lãi suất tiền gửi của ngân hàng giảm mạnh dần vào khoảng từ giữa năm 2012 trần lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh, từ 11% chỉ còn 9%/năm (áp dụng vào ngày 11/6/2012). Với tình hình kinh tế nhiều biến động và khó khăn nhƣ hiện nay, việc NHNN ban hành các chính sách thắt chặt tiền tệ, hạ trần lãi suất …đã gây không ít khó khăn trong việc huy động vốn của ngân hàng. Chính vì những khó khăn của nền kinh tế về chính sách lãi huy động tiền gửi nhƣ trên, ngân hàng sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong giai đoạn tới để thu hút vốn từ khách hàng vì biến động lãi suất sẽ còn tiếp tục xảy ra trong thời gian tới, ảnh hƣởng đến tâm lý và nguyện vọng gửi tiền của ngƣời dân. 31 Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên: Qua bảng số liệu, ta thấy tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trở lên của ngân hàng có sự biến động nhƣ sau: Năm 2010, tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 48.492 triệu đồng, đến năm 2011, do tác động của lạm phát ở ngƣỡng 20%, ngƣời dân lo ngại về yếu tố sinh lời khi gửi tiền tiết kiệm nhƣ thế này nên họ đã hạn chế gửi tiền tiết kiệm dài hạn, vì thế tiền gửi loại này đạt 14.705 triệu đồng, giảm 33.787 triệu đồng giảm với tốc độ khá cao là 69,68 % so với năm 2010. Năm 2012, lạm phát đã giảm đến mức đáng kể so với năm 2011, lƣợng vốn huy động bằng tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên của ngân hàng tăng mạnh trở lại, ngƣời dân kỳ vọng một mức tiền lãi thỏa đáng trong tƣơng lai. Bên cạnh đó, theo thông tƣ 19/2012/TT-NHNN đƣợc ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Vì thế, tiền tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trở lên vào năm 2012 tăng 24.64 triệu đồng, đạt tố độ tăng trƣởng 167,56% so với năm 2011 và đạt 39.345 triệu đồng. Bƣớc sang năm mới 2013, tình hình lại diễn biến khả quan khi mà tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trở lên của ngân hàng đạt 33.205 triệu đồng¸ tăng 13.957 triệu đồng hay tăng 72,51% so với cũng kỳ năm trƣớc. Đây là một dấu hiệu tích cực thể hiện sự thành công của ngân hàng trong công tác huy động vốn với điều kiện quy định về lãi suất thấp và nền kinh tế khó khăn nhƣ giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, Ngân hàng đã ngày càng mở rộng quan hệ với các khách hàng lớn tại địa phƣơng, khuyến khích họ gửi tiền tiết kiệm dài hạn với mức lãi suất ƣu đãi tạo thế cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác trên địa bàn. 4.2 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Nhìn lại kết quả hoạt động của ngân hàng trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, rõ ràng ta thấy có sự phát triển khả quan trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ và nợ xấu cũng có sự biến động khá tích cực trong 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Hoạt động tín dụng luôn giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong những năm qua, NHNNo & PTNH huyện Chợ Gạo luôn thƣờng xuyên duy trì tốt mối quan hệ tín dụng với các khách hàng thân thiết, và hơn nữa, toàn thể cán bộ và nhân viên của ngân hàng cũng đã chủ động tìm kiếm thêm các khách hàng có uy tín trên địa bàn nhằm mở rộng hoạt động tín dụng nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 32 Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo luôn đóng vai trò là chỗ dựa vững chắc cho các hộ nông dân và các khách hàng có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh. Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tuy có nhiều khó khăn trong hoạt động do nhiều yếu tốt khách quan khó kiểm soát nhƣ sự biến động của thời tiết, dịch bệnh, lạm phát… nhƣng các cán bộ ngân hàng đã cố gắng hết mình để hoàn thành nhiệm vụ mà ngân hàng Tỉnh giao và góp phần tạo sự phát triển ổn định nền kinh tế huyện nhà. Để thấy rõ điều đó ta đi sơ lƣợc phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua việc phân tích khái quát các chỉ tiêu dƣới đây: Doanh số cho vay: Một trong những chỉ tiêu quan trọng để phân tích tình hình tín dụng tại một ngân hàng chính là doanh số cho vay. Doanh số cho vay chính là tổng số tiền mà ngân hàng giải ngân dƣới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trƣởng doanh số cho vay phản ánh sự tăng trƣởng quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục trong thời gian qua và trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với doanh số cho vay trung – dài hạn. Cụ thể, năm 2010, doanh số cho vay của ngân hàng đạt 585.078 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 86,54%, doanh số cho vay trung - dài hạn chiếm 13,46%. Đến năm 2011, doanh số cho vay của ngân hàng lên đến 647.506 triệu đồng, tăng 62.428 triệu đồng, tức là tăng 10,67% so với năm 2010, trong đó, ngắn hạn chiếm 88,47 %, trung và dài hạn chiếm 12,53%. Sang đến năm 2012, doanh số cho vay đạt 793.280 triệu đồng, ngắn hạn chiếm 88,51%, trung - dài hạn chiếm 11,49%, tăng 145.774 triệu đồng, tức là 22,51% so với năm 2011, tốc độ tăng trƣởng của doanh số cho vay khá ổn định khi mà đến 6 tháng năm 2013, doanh số cho vay đã đạt 446.072 triệu đồng, ngắn hạn chiếm 87,35%, còn lại là trung - dài hạn, tăng 76.545 triệu đồng, đạt tốc độ 20,71% so với cùng kỳ năm trƣớc. Dƣới đây là bảng số liệu về tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013: 33 Bảng 4.2: Tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chợ Gạo qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung- dài hạn Doanh số thu nợ Ngắn hạn Trung- dài hạn Dƣ nợ Ngắn hạn Trung- dài hạn Nợ xấu Ngắn hạn Trung- dài hạn 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 585.078 506.310 78.768 517.321 444.029 73.292 459.816 316.554 143.262 3.743 1.499 647.506 572.868 74.638 622.830 545.008 77.822 484.492 344.414 140.078 3.262 1.373 793.280 702.135 91.145 708.911 628.732 80.179 568.861 417.817 151.044 4.146 1.534 369.527 321.135 48.392 350.186 308.146 42.040 503.833 357.403 146.430 3.612 1.327 446.072 389.649 56.423 412.890 369.791 43.099 602.043 437.675 164.368 4.318 1.954 2.244 1.889 2.612 2.285 2.364 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 62.428 66.558 -4.130 105.509 100.979 4.530 24.676 27.860 -3.184 -481 -126 -355 145.774 129.267 16.507 86.081 83.724 2.357 84.370 73.403 10.967 884 161 723 10,67 13,15 -5.24 20,40 22,74 6,18 5,37 8,80 -2,22 -12,85 -8,41 -15,82 22,51 22,56 22,12 13,82 15,36 3,03 17,41 21,31 7,83 27,10 11,73 38,27 6T2013/6T2012 Số tiền % 76.545 68.514 8.031 62.704 61.645 1.059 98.210 80.272 17.938 706 627 79 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 34 20,71 21,33 16,60 17,91 20,01 2,52 19,49 22,45 12,25 19,55 47,25 3,46 Bảng 4.3: Cơ cấu tình hình hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Chợ Gạo qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số cho vay Ngắn hạn Trung- dài hạn Doanh số thu nợ Ngắn hạn Trung- dài hạn Dƣ nợ Ngắn hạn Trung- dài hạn Nợ xấu Ngắn hạn Trung- dài hạn 2010 585.078 506.31 78.768 517.321 444.029 73.292 459.816 316.554 143.262 3.743 1.499 2.244 % 100 86,54 13,46 100 85,83 14,17 100 68,84 31,16 100 40,05 59,95 2011 647.506 572.868 74.638 622.830 545.008 77.822 484.492 344.414 140.078 3.262 1.373 1.889 % 100 88,47 12,53 100 87,51 12,49 100 71,09 28,91 100 42,09 57,91 2012 793.280 702.135 91.145 708.911 628.732 80.179 568.861 417.817 151.044 4.146 1.534 2.612 % 100 88,51 11,49 100 88,69 11,31 100 73,45 36,15 100 37,00 63,00 6T/2012 369.527 321.135 48.392 350.186 308.146 42.040 503.833 357.403 146.430 3.612 1.327 2.285 % 100 86,90 13,10 100 87,99 12,01 100 70,94 29,06 100 36,74 63,26 6T/2013 % 446.072 389.649 56.423 412.890 369.791 43.099 602.043 437.675 164.368 4.318 1.954 100 87,35 12,65 100 89,56 10,44 100 72,70 27,30 100 45,25 54,75 2.364 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 35 Từ bảng số liệu trên, ta thấy, doanh số cho vay của ngân hàng tăng dần qua các năm chứng tỏ ngày càng có nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Đây là một tín hiệu tốt đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải quan tâm hơn nữa đến công tác nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, không chỉ mở rộng hoạt động cho vay mà còn phải nâng cao chất lƣợng tín dụng. Ngoài ra, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay, đạt trên 86% doanh số cho vay. Do đặc thù trong hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo, khách hàng đi vay chỉ là khách hàng nhỏ lẻ, nhu cầu vay vốn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thời gian vay vốn ngắn hạn đủ cho một chu kì kinh doanh hoặc bù đắp thiếu hụt tạm thời trong nhu cầu vốn. Ngoài trồng lúa và cây ăn quả, ngƣời dân còn chăn nuôi gia súc gia cầm, bên cạnh chăn nuôi heo truyền thống, nông dân đã biết đến những con giống khác nhƣ: bò thịt, bò nái, dê...đạt giá trị kinh tế cao. Vay vốn trung và dài hạn chủ yếu là các trƣờng hợp vay nuôi bò, dịch vụ karaoke và xây dựng các khu nhà trọ cung cấp dịch vụ cho học sinh ở các trƣờng ở khu vực thị trấn Chợ Gạo thuê để tiện cho việc học tập và sinh hoạt (vì nhiều học sinh đến từ các xã vùng sâu, vùng xa có nhu cầu ở trọ cho thuận tiện trong quá trình học tập và sinh hoạt)... Triệu đồng 900 800 700 585.078 600 500 400 300 200 100 0 2010 793.28 647.506 446.072 369.527 2011 2012 Doanh số cho vay 6T/2012 6T/2013 Năm Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.1 Hình thể hiện doanh số cho vay củaNHNo & PTNT huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 36 Doanh số thu nợ: Cùng với năng lực tài chính ổn định cũng nhƣ thiện chí trả nợ của khách hàng, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định là các yếu tố chủ yếu tác động đến doanh số thu nợ của ngân hàng. Bằng nhiều biện pháp chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ tinh thần cố gắng nỗ lực trong công tác thu hồi các khoản nợ của từng cán bộ, nhân viên ngân hàng thì tình hình doanh số thu nợ của ngân hàng trong thời gian qua có chuyển biến khả quan, tăng liên tục từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010, doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 517.321 triệu đồng, một năm sau đó, tức là vào năm 2011, con số này đã tăng lên với tốc độ 20,25%, tăng 104.71 triệu đồng, đạt 622.03 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 708.911 triệu đồng, tăng 86.881 triệu đồng, đạt tốc độ 13,97% so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013, công tác thu hồi nợ đƣợc chú trọng hơn trong điều kiện kinh tế gặp khó khăn với vấn đề nợ xấu xảy ra ở hầu hết các ngân hàng, áp lực giải quyết nợ xấu và thu hồi nợ theo tinh thần chỉ thị của Đảng và Nhà Nƣớc, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên đáng kể. Cụ thể, so với cũng kỳ năm trƣớc thì 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 412.890 triệu đồng, tăng 62.704 triệu đồng, tốc độ tăng 17,91% (doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 là 350.186 triệu đồng). Bên cạnh đó, doanh số thu nợ ngắn hạn ở từng năm cũng luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với doanh số thu nợ trung - dài hạn. Doanh số thu nợ tăng trƣởng khá bền vững qua các năm, các kỳ. Đây thực sự là một kết quả đáng ghi nhận trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng, dự báo một sự chuyển biến khả quan trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Triệu đồng 800 700 600 517.321 500 400 300 200 100 0 2010 708.911 622.83 350.186 2011 2012 Năm 6T/2012 412.89 Doanh số thu nợ 6T/2013 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.2 Hình thể hiện doanh số thu nợ của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 37 Dư nợ: Dƣ nợ là kết quả của diễn biến quá trình cho vay và thu hồi nợ. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, tổng dƣ nợ của ngân hàng đạt 568.862 triệu đồng (trong đó ngắn hạn là 73,45 %), tăng triệu đồng so với năm 2011, trong khi dƣ nợ năm 2011 đạt 484.492 triệu đồng (ngắn hạn chiếm 71,09%), tăng 18.12 đồng, tăng 24.68% so với năm 2010 (ngắn hạn 68,84%). Tình hình dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 602.044 triệu đồng (72,70% là dƣ nợ ngắn hạn) tăng nhiều hơn dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2012 98.210 triệu đồng, tốc độ 19,49%. Nếu nhƣ doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng thì dƣ nợ chính là chỉ tiêu phản ánh thực trạng tín dụng tại ngân hàng đó. Giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tình hình dƣ nợ luôn tăng trƣởng liên tục, dƣ nợ tăng trƣởng nhƣ vậy là đảm bảo cho tăng trƣởng tín dụng bền vững theo tiêu chí của ngân hàng. Và dƣ nợ chủ yếu cũng là dƣ nợ ngắn hạn, nên trong tƣơng lai, có thể sẽ nhanh chóng thu hồi về để tiếp tục sử dụng cho hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. Triệu đồng 700 600 459.816 500 400 300 200 100 0 2010 602.044 568.861 503.833 484.492 Dƣ nợ 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Năm Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.3 Hình thể hiện dƣ nợ của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Nợ xấu: Nếu nhƣ các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ phần lớn là tập trung vào ngắn hạn thì nợ xấu trung - dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ xấu ngắn hạn. Trong khuôn khổ chung của nền kinh tế, thời gian qua, nợ xấu của ngân hàng cũng có nhiều biến động và hiện đang tăng dần. Cụ thể là sau những ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, những cải cách nhằm chấn chỉnh và cải thiện nền kinh tế vào năm 2009, năm 2010, nợ xấu ngân hàng giảm còn 3.747 triệu đồng, sang năm 2011, ngân hàng tiếp tục từng bƣớc cố gắng khắc phục nợ xấu, con số này giảm còn 3.262 triệu đồng, giảm 481 triệu đồng hay giảm 12,85% so với năm 2010. Bƣớc 38 sang năm 2012, kinh tế gặp khó khăn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, nợ xấu của ngân hàng tăng khá nhiều, đạt đến số 4.146 triệu đồng, tăng 884 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013, nợ xấu của toàn bộ hệ thống Agribank tiếp tục tăng và NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo cũng không nằm ngoài khuôn khổ đó, chỉ tính đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu tại chi nhánh đạt 4.318 triệu đồng, tăng 706 triệu đồng so với cũng kỳ năm trƣớc. Tăng 172 triệu đồng so với nợ xấu năm 2012. Nợ xấu ngày càng tăng là dấu hiệu đáng lo ngại trong công tác tín dụng tại ngân hàng. Nhƣ đã đề cập ở trên, điều khác biệt nhất trong cơ cấu hoạt động tín dụng theo thời hạn cho vay chính là tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng phần lớn lại tập trung vào nợ xấu trung - dài hạn trong khi các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, hay dƣ nợ đều tập trung vào ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là do các khoản vay trung và dài hạn đƣợc sử dụng trong một thời gian dài, trải qua nhiều biến động, có thể gặp nhiều rủi ro hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy, các khoản vay trung và dài hạn khó kiểm soát hơn so với các khoản vay ngắn hạn, nợ xấu cũng từ đó mà nhiều hơn ở nhóm này. Trƣớc tình hình nợ xấu tăng qua các năm, giải quyết nợ xấu luôn đƣợc ngân hàng quan tâm xem xét. Quá trình thu hồi và giải quyết nợ xấu cũng trải qua nhiều khó khăn, vì vậy toàn thể cán bộ và nhân viên tại ngân hàng cần tập trung nỗ lực hơn nữa trong công tác này, góp phần cải thiện tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Triệu đồng 5 4 3 2 1 0 3.743 4.146 3.262 4.318 3.612 Nợ xấu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Năm Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.4 Hình thể hiện nợ xấu của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 39 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Là một trong những chỗ dựa vững chắc, hỗ trợ cho ngƣời dân ở địa phƣơng tiếp cận với cơ hội về nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngƣởi dân thực hiện đƣợc nguyện vọng chính đáng của mình trong nhu cầu về vốn để đáp ứng đầy đủ và kịp thời các phƣơng án sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng. Từ bảng số liệu 4.2 và 4.3, ta có thể thấy là hoạt đông tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Trong 3 năm từ 2010 đến 2012, các chỉ tiêu về doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn, dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng liên tục, và nợ xấu ngắn hạn có sự chuyển biến đáng quan tâm. Để hiểu rõ chi tiết hơn về tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng, chúng ta sẽ cùng đi vào phân tích từng chỉ tiêu cụ thể. 4.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn Doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Nguyên nhân là do một phần không nhỏ nguồn vốn cho vay của ngân hàng là từ nguồn vốn huy động ngắn hạn. Hơn nữa, nhu cầu vay vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất theo vụ mùa của ngƣời dân (1 vụ lúa 3 tháng, 1 vụ nuôi heo kết hợp với sản xuất từ 6-7 tháng) nên ngƣời dân chỉ cần vay trong thời hạn ngắn để đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của mình. Ngoài ra, đối với các khoản vay phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì nhu cầu các món vay nhỏ chỉ đề đáp ứng các thiếu hụt tạm thời, bổ sung các máy móc thiết bị nhƣ máy cày, máy xới,… nên ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn để hạn chế các rủi ro có thể gặp phải trong tƣơng lai so với cho vay thời hạn dài và bản thân khách hàng cũng mong muốn nhanh chóng trả nợ với lãi suất thấp hơn so với vay dài hạn. Qua 3 năm từ 2010 đến 2012, doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục, doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trƣớc. Cụ thể là năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng là 506.310 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đã đạt 572.868 triệu đồng, tăng 66.558 triệu đồng tức là tăng với tốc độ 13,15% so với năm 2010. Năm 2012, ngân hàng cho vay ngắn hạn đƣợc 702.135 triệu đồng, tăng 129.267 triệu đồng, đạt 22,56% so với năm 2011. Cũng nhƣ tình hình cho vay chung, tình hình cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 có chuyển biến tích cực khi mà doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 389.649 triệu đồng, tăng 68.514 triệu đồng, hay tăng 21,33 % so với 6 tháng đầu năm 2012 (321.135 triệu 40 đồng). Để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là việc chú trọng quan tâm đến khu vực nông thôn, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn ra đời theo Nghị Định 41/2010/NĐ-CP đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của ngƣời dân ở vùng nông thôn với quy định về việc cho vay không đảm bảo, vay tối đa đến 50 triệu đồng đối với đối tƣợng là cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp. Bên cạnh đó, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng ngày càng tăng là do sự đóng góp của việc quy định về hạ lãi suất cho vay của Chính Phủ từ các đợt giảm lãi suất trong năm 2012 nhƣ đã đề cập ở phần nguồn vốn huy động, ngoài ra thủ tục vay vốn ngày càng đƣợc đơn giản hóa, và sự hƣớng dẫn giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ nhân viên ngân hàng, phù hợp với khả năng tiếp cận của khách hàng vùng nông nghiệp cũng đã góp phần tăng trƣởng doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh. Nhƣ đã phân tích, tình hình cho vay ngắn hạn có những chuyển biến tích cực mà biểu hiện đầu tiên là doanh số cho vay ngắn hạn có sự gia tăng qua các năm với tốc độ tăng trƣởng khá ổn định. Đó là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nói riêng. Thông thƣờng, các ngân hàng sẽ phân chia theo nhiều góc độ khác nhau để theo dõi cụ thể tình hình cho vay tại ngân hàng mình. Sau đây là hai hƣớng để phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng, đó là phân tích theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế. Dù ở góc độ nào thì sau khi phân tích, tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng sẽ đƣợc hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động, những kết quả đạt đƣợc và các hạn chế cần khắc phục tại ngân hàng trong thời gian tới. 4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế Địa bàn Chợ Gạo chỉ có khoảng gần 100 doanh nghiệp, cộng thêm đặc thù hoạt động chủ yếu của ngƣời dân chỉ cần vốn kinh doanh và sản xuất trong khoảng thời gian ngắn nên hoạt động cho vay ngắn hạn phần lớn là tập trung cho vay khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Từ bảng số liệu tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của ngân hàng, ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn hộ gia đình và cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng, chiếm trên 90% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Xét đến giá trị, doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình và cá nhân tăng liên tục trong những năm qua. Cụ thể, năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn hộ gia đình và cá nhân đạt 484.670 triệu đồng, năm 2011 là 535.915 triệu đồng và sang năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này tiếp tục tăng trƣởng và đạt 665.372 triệu đồng, Vào 41 khoảng thời điểm 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn hộ gia đình và cá nhân tại ngân hàng cũng lớn hơn so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong khi đó, doanh số cho vay đối với doanh nghiệp chỉ đạt một giá trị khá nhỏ tại ngân hàng. Cụ thể, vào năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiệp chỉ đạt 21.640 triệu đồng, năm 2011, con số này có tăng cao hơn và đạt 36.953 triệu đồng, vào năm 2012, kinh tế xuống dốc, hoạt động của các doanh nghiệp đều trì trệ và kém hiệu quả, các doanh nghiệp hạn chế đi vay hơn và năng lực tài chính của doanh nghiệp cũng bị suy giảm, điều này làm cho doanh số cho vay ngắn hạn doanh nghiêp giảm nhẹ và còn 36.763 triệu đồng. Năm 2013, tình hình kinh tế có một số chuyển biến tốt đẹp, việc tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp làm cho nhu cầu vay vốn ngắn hạn cũng tăng cao. Từ đó, để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời trong nhu cầu vốn của mình, các doanh nghiệp tăng cƣờng vay vốn, cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 đạt 19.382 triệu đồng¸ tăng 2.083 triệu đồng so với cũng kỳ năm trƣớc. Ngoài ra, lãi suất cho vay giảm theo quy định của Chính Phủ và Ngân Hàng Nhà Nƣớc cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc tăng doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng cho vay thì rõ ràng doanh số cho vay ngắn hạn nhóm khách hàng doanh nghiệp có sự sụt giảm khi mà 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn nhóm khách h àng này chỉ chiếm 4,97%, giảm 0,27% so với cùng kỳ năm trƣớc, tuy nhiên sự sụt giảm này không đáng kể. 4,27 6,45 5,24 5,39 4,97 95,73 93,55 94,76 94,61 95,03 6T/2012 6T/2013 100% 90% 80% 70% 60% 50% Doanh nghiệp Hộ gia đình, cá nhân 40% 30% 20% 10% 0% 2010 2011 2012 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.5 Hình tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 42 Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là từ năm 2012, kinh tế biến động ở hầu hết các ngành nghề. Sản xuất, kinh doanh ngày càng gặp nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh cũng nhƣ các yếu tố từ môi trƣờng vi mô và vĩ mô khác đã tác động đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của ngƣời dân trên địa bàn, từ đó, gây ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tất nhiên, khi mà một nền kinh tế có nhiều khó khăn thì khách hàng vay vốn tại ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên, với chính sách hỗ trợ hoạt động tín dụng nông thôn và các quy định trong nghị định 41 năm 2010 đã hỗ trợ tích cực cho ngƣời dân vay vốn tại ngân hàng. Ngoài ra, do nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh tăng và ngƣời dân đƣợc tiếp cận nhiều hơn các phƣơng pháp tiên tiến trong quá trình nuôi trồng của mình nên mạnh dạn vay vốn để đáp ứng nhu cầu của mình nhƣ trồng thanh long cho ra hoa trái vụ theo tiêu chuẩn VietGAP, chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp với trồng lúa và cây hoa màu. Các hộ gia đình và cá nhân cần cù chăn chỉ trong hoạt động nuôi trồng, nhiều sản phẩm nông nghiệp đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới. Dễ thấy rõ là đặc điểm NHNo chủ yếu tiếp cận với khách hàng cá nhân và hộ gia đình vì đây là các đối tƣợng có nhu cầu vốn ngắn hạn cao để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Bên cạnh đó, cho vay doanh nghiệp khá hạn chế và chiếm tỷ trọng thấp tại ngân hàng vì đặc thù là NHNo nên thƣờng các khách hàng doanh nghiệp ít định hƣớng vay vốn tại ngân hàng mà hƣớng đến vay ở các ngân hàng thƣơng mại khác. Tuy nhiên, thành phần kinh tế này là nhóm khách hàng tiềm năng, và đƣợc đánh giá là có thể mang lại nguồn thu nhập ổn định cho ngân hàng, ít rủi ro hơn so với đối tƣợng còn lại. Nắm đƣợc các đặc điểm này, ngân hàng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, đặc biệt là đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cần có nhiều biện pháp chủ động hơn trong công tác tín dụng nhằm thu hút, lôi kéo họ mạnh dạn vay vốn ở ngân hàng mình. 43 Bảng 4.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Doanh số cho vay ngắn hạn 506.310 572.868 702.135 321.135 389.649 66.558 13,15 129.267 22,56 68.514 21,33 Hộ gia đình, cá nhân 484.670 535.915 665.372 303.836 370.267 51.245 10,57 129.457 24,16 66.431 21,86 21.640 36.953 36.763 17.299 19.382 15.313 70,60 -0.19 -0,51 2.083 12,04 Doanh nghiệp Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 44 4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế Hoạt động kinh tế chủ yếu ở địa bàn huyện Chợ Gạo là nông nghiệp. Ngân hàng ngày càng chú ý đến các ngành nghề đang phát triển và có xu hƣớng phát triển tại địa phƣơng để hỗ trợ vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành thuận lợi và có hiệu quả tại . Chính vì thế, doanh số cho vay ngắn hạn phục vụ nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành. Giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ngắn hạn tại NHNo & PTNT Chợ Gạo luôn chiếm tỷ trọng cao và đạt một số giá trị nhất định. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp chiếm một tỷ trọng cao vƣợt bậc so với nhóm ngành thƣơng mại - dịch vụ và nhóm ngành khác (chiếm khoảng 90%) và có xu hƣớng tăng liên tục qua các năm, còn lại, lĩnh vực thƣơng mại - dịch vụ và ngành khác chỉ chiếm một giá trị khá nhỏ trong tổng giá trị cho vay ngắn hạn tại ngân hàng. Năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn nhóm ngành nông nghiệp đạt 485.805 triệu đồng, ngành thƣơng mại - dịch vụ đạt 15.505 triệu đồng, ngành khác đạt 5.000 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn theo nhóm ngành nông nghiệp và thƣơng mại - dịch vụ và ngành khác đều tăng, lần lƣợt đạt các giá trị là 526.118 triệu đồng, 40.500 triệu đồng và 6.250 triệu đồng. Sang năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tiếp tục tăng trƣởng ở cả các nhóm ngành. Ngành nông nghiệp đạt 653.195 triệu đồng trong khi thƣơng mại dịch vụ đạt 42.102 triệu đồng và ngành khác đạt 6.838 triệu đồng. So với 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp cũng tăng, đạt 345.166 triệu đồng , nhóm ngành thƣơng mại - dịch vụ đạt 37.340 triệu đồng, ngành khác 7.113 triệu đồng. Thời gian qua, bên cạnh nông nghiệp, hoạt động thƣơng mại - dịch vụ và công nghiệp, xây dựng cũng có những sự chuyển biến tại địa phƣơng mà biểu hiện của nó là việc mở rộng xây dựng và phát triển nông thôn mới cũng nhƣ giai đoạn mở cửa hội nhập nên nhìn chung, doanh số cho vay trong lĩnh vực này cũng tăng liên tục qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2012, huyện Chợ Gạo đang xây mới và đƣa vào sử dụng chợ Điền Mỹ, chợ Bến Tranh và đang thực hiện dự án tái định cƣ Lƣơng Hòa Lạc. Điều này làm cho hoạt động hệ thống các chợ trên địa bàn huyện thêm bƣớc nhộn nhịp, khởi sắc. Hƣớng phát triển của huyện đối với ngành này là đầu tƣ xây dựng và nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ, coi trọng phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp và nông thôn, nhanh chóng tạo ra các yếu tố bên trong vững mạnh, tranh thủ lợi thế từ bên ngoài thúc đẩy phát triển nhanh thƣơng mại và dịch vụ, đầu tƣ một số cơ sở văn hóa, lịch sử, sinh thái nhƣ Óc Eo, đền thờ Thủ Khoa Huân,...nhằm kết nối tuyến du lịch của tỉnh, đồng thời mở rộng hơn các hoạt 45 động, thƣơng mại, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ đô thị, dịch vụ tài chính ngân hàng,... Xét về cơ cấu cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế thì ta thấy là doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao, luôn đạt tỷ trọng khoảng 90% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Huyện Chợ Gạo có đặc điểm kinh doanh nông nghiệp nhƣ trồng lúa, trồng cây ăn quả và chăn nuôi. Với bản tính cần cù chịu khó và sáng tạo trong hoạt động sản xuất nông nghiệp mà thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp của Huyện đã có thƣơng hiệu trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Chính vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp tăng liên tục qua các năm và có sự tăng trƣởng ổn định khi mà doanh số cho vay ngắn hạn trong ngành kinh tế này đạt giá trị tăng dần qua từng năm, từng kỳ. Tuy nhiên, lĩnh vực thƣơng mại – dịch vụ hiện tại là một nhóm ngành có triển vọng phát triển trong tƣơng lai tại địa bàn, biểu hiện của nó là doanh số cho vay của nhóm ngành này cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, ngƣời dân mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ buôn bán các mặt hàng phù hợp với tình hình phát triển của địa bàn nhƣ vật liệu xây dựng, thức ăn gia súc, cửa hàng thuốc thú y… Ngoài ra, nhóm ngành khác bao gồm công nghiệp, xây dựng và thủy sản tuy chiếm tỷ trọng thấp nhƣng vẫn tăng trƣởng liên tục qua các năm. Chính vì vậy¸ ngân hàng cần quan tâm, xem xét đến việc khyến khích cho vay thƣơng mại – dịch vụ và nhóm ngành khác thay vì tập trung cho vay phục vụ nông nghiệp nhƣ hiện nay. 0,99 100% 90% 1,09 0,97 1,25 3,06 7,07 6,00 7,88 95,95 91,84 93,03 90,88 1,83 9,59 80% 70% 60% 50% Khác 88,58 TM-DV Nông nghiệp 40% 30% 20% 10% 0% 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.6 Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 46 Bảng 4.5: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Doanh số cho vay ngắn hạn 506.310 572.868 702.135 321.135 389.649 66.558 13,15 129.267 22,56 68.514 21,33 Nông nghiệp 485.805 526.118 653.195 291.836 345.166 40.313 8,30 127.077 24,15 53.33 18,27 15.505 40.500 42.102 25.290 37.370 24.995 161,21 1.602 3,96 12.080 47,77 5.000 6.250 6.838 4.009 7.113 1.250 25,00 588 9,408 3.104 77,43 TM-DV Khác Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 47 4.3.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn Chất lƣợng của hoạt động tín dụng ngắn hạn không chỉ dừng lại ở chỗ cho vay đƣợc bao nhiêu mà việc thu nợ về đúng hạn lại là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động tín dụng. Trong suốt quá trình hoạt động, các biện pháp thu hồi nợ luôn đƣợc cán bộ nhân viên ngân hàng quan tâm, chú trọng và đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác thu hồi nợ. Giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng liên tục. Cụ thể là, năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 444.029 triệu đồng, sang năm 2011, ngân hàng thu nợ đƣợc 545.008 triệu đồng, tăng 100.979 triệu đồng, đạt tốc độ 22,74% so với năm 2010. Bƣớc sang năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng hơn năm 2011 83.724 triệu đồng, đạt 628.732 triệu đồng, tăng 83.724 triệu đồng, tốc độ 15,36% so với năm 2011. Và năm 2013, trong vòng 6 tháng đầu năm, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng đạt 369.791 triệu đồng, tăng 61.645 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc, tốc độ 20,05% (6 tháng đầu năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng là 308.146 triệu đồng). Doanh số thu nợ phản ánh mức độ phát triển của nền kinh tế, tình hình ổn định của nền kinh tế và kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Doanh số thu nợ tăng cùng với doanh số cho vay, điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý thức trả nợ của ngƣời dân là tƣơng đối cao. Đồng thời nó phản ảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngƣời dân có hiệu quả, khả năng tài chính tốt nên ngƣời dân trả nợ cho ngân hàng cũng tốt hơn. Điều đặc biệt là không chỉ trả đúng hạn nhƣ trong hợp đồng tín dụng, một số khách hàng còn có khả năng trả nợ trƣớc hạn. 4.3.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Từ bảng số liệu 4.6 về doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế và hình 4.7 về tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế, ta có thể thấy rõ doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có sự phân biệt rõ nét giữa thành phần kinh tế gia đình, hộ cá nhân và doanh nghiệp. Doanh số thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp chỉ dao động trong khoảng 5%, còn lại là doanh số thu nợ ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân. Năm 2010, ngân hàng thu đƣợc 424.423 triệu đồng nợ ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân, doanh số thu nợ ngắn hạn doanh nghiệp đạt 19.696 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2011, doanh số thu nợ hộ gia đình và cá nhân đạt 508.740 triệu đồng, doanh số thu nợ doanh nghiệp đạt 36.268 triệu đồng. Đến năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân đạt 48 592.236 triệu đồng và doanh nghiệp đat 36.496 triệu đồng. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân tăng so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 353.146 triệu đồng (6 tháng đầu năm 2012 là 290.775 triệu đồng). Trong khi đó, doanh số thu nợ doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ năm trƣớc, chỉ còn 16.645 triệu đồng (6 tháng đầu năm 2012 là 17.371 triệu đồng). Doanh số thu nợ tăng phản ánh thiện chí trả nợ của khách hàng ngày càng tăng và đồng thời thể hiện sự phát triển ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng. Sự phân hóa rõ nét trong doanh số thu nợ tại ngân hàng giữa các thành phần kinh tế cũng giúp cho ngân hàng có định hƣớng rõ hơn trong việc xác định mở rộng hoạt động cho vay đối với từng nhóm khách hàng cụ thể. Tại địa bàn huyện nhà, vì phần lớn các khoản vay là tập trung đối với đối tƣợng khách hàng là cá nhân và hộ gia đình nên hiển nhiên doanh số thu nợ cũng sẽ tập trung vào nhóm khách hàng này thay vì đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh số thu nợ nhóm khách hàng hộ gia đình và cá nhân nhiều là do số lƣợng các khoản vay của đối tƣợng khách hàng này này nhiều trong khi doanh số thu nợ nhóm khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu từ các khoản vay có giá trị cao. 100% 4,42 6,65 5,80 5,64 4,50 95,58 93,35 94,20 94,36 95,50 6T/2012 6T/2013 80% 60% Doanh nghiệp Hộ gia đình, cá nhân 40% 20% 0% 2010 2011 2012 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.7 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 49 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số ngắn hạn thu nợ Hộ gia đình, cá nhân Doanh nghiệp 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % 444.029 545.008 628.732 308.146 369.791 100.979 22,74 83.724 15,36 61.645 20,01 424.423 508.740 592.236 290.775 353.146 84.317 19,87 83.496 16,41 62.371 21,45 19.606 36.268 36.496 17.371 16.645 16.662 84,98 0.228 0,63 -0.726 -4,18 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 50 4.3.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế Nhƣ đã phân tích, doanh số thu nợ nói chung và doanh số thu nợ ngắn hạn nói riêng phản ánh tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Để góp phần phục vụ tốt cho sản xuất phát triển, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, trong năm qua huyện đã đầu tƣ có hiệu quả về công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, chẳng hạn nhƣ việc ứng dụng công nghệ sau khi thu hoạch tiếp tục mở rộng thêm. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi luôn đƣợc kiểm tra, duy tu, mở rộng các kênh mƣơng khai thông dòng chảy phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất. Hệ thống giao thông nông thôn không ngừng phát triển, phần lớn các tuyến đƣờng trong huyện đã trải nhựa hoặc xi-măng, tạo thuận lợi cho việc đi lại của ngƣời dân trong huyện cũng nhƣ vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Chính vì những lí do đó, kinh tế của địa bàn huyện nhà ngày càng phát triển, bà con sản xuất, kinh doanh đạt lợi nhuận, trả tiền vay vốn ngân hàng nhanh chóng. 0,96 100% 8,85 1,33 1,13 7,24 5,48 91,42 93,39 1,69 1,62 7,26 6,56 91,12 91,75 80% 60% Khác 90,19 TM-DV Nông nghiệp 40% 20% 0% 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.8 Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Tình hình thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế cũng có những biến động tƣơng tự nhƣ tình hình thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế. Cụ thể là nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao so với đối tƣợng còn lại. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do nhóm ngành này vay vốn tại ngân hàng với một tỷ trọng cao nhất. Năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn nhóm ngành nông 51 nghiệp là 400.465 triệu đồng trong khi nhóm thƣơng mại - dịch vụ chỉ đạt 39.299 triệu đồng và ngành khác là 4.265 triệu đồng. Đến năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp đạt 498.273 triệu đồng còn nhóm ngành thƣơng mại - dịch vụ có doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 39.480 triệu đồng, ngành khác đạt 7.255 triệu đồng. Sang năm 2012, theo xu hƣớng phát triển tƣơng tự nhƣ năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn nhóm ngành nông nghiệp tiếp tục tăng trƣởng và đạt giá trị 587.144 triệu đồng trong khi nhóm ngành thƣơng mại - dịch vụ và ngành khác thì ngƣợc lại, doanh số thu nợ ngắn hạn vào năm 2012 của nhóm ngành này lại sụt giảm so với năm 2011, chỉ đạt 34.465 triệu đồng, ngành khác đạt 7.123 triệu đồng. Tiếp theo, 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ ngắn hạn cả 3 nhóm ngành đều tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, doanh số thu nợ ngắn hạn nhóm ngành nông nghiệp đạt 339.275 triệu đồng và nhóm ngành thƣơng nghiệp - dịch vụ đạt 24.259triệu đồng và ngành khác đạt 6257 triệu đồng. Tuy doanh số thu nợ ngắn hạn của các nhóm ngành tăng giảm không ổn định, nhƣng xu hƣớng chung là đang tăng dần qua các năm. Xu hƣớng tăng trƣởng này có ý nghĩa khá quan trọng trong công tác thu hồi nợ tại ngân hàng, góp phần giúp ngân hàng định hƣớng hoạt động cho vay. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng trƣởng là do công tác theo dõi, giám sát và đôn đốc trả nợ của cán bộ tín dụng thực hiện tốt theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên. Ngoài ra, việc chủ động theo dõi và giám sát nợ, chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng của cán bộ tín dụng góp phần hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng. Chính vì thế, ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong công tác thu hồi nợ thông qua việc thƣờng xuyên theo dõi và giám sát các khoản vay. Bên cạnh những lý do trên, đạo đức của ngƣời đi vay hay thiện chí trả nợ của khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ tại ngân hàng, do đó, ngay từ khâu phỏng vấn, tìm hiểu khách hàng, cán bộ tín dụng cần cân nhắc và thu thập thêm nhiều thông tin liên quan đến khách hàng để đƣa ra quyết định cho vay một cách khách quan và khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ sau này. 52 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh số ngắn hạn thu Nông nghiệp TM-DV Khác nợ 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % 444.029 545.008 628.732 308.146 369.791 100.979 22,74 83.724 15,36 61.645 20,01 400.465 498.273 587.144 280.775 339.275 97.808 24,42 88.871 17,84 58.5 20,84 39.299 39.480 34.465 22.371 24.259 181 0,46 -5.015 -12,70 1.888 8,44 4.265 7.255 7.123 5.000 6.257 1.990 70,11 -132 -1,82 1.257 25,14 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 53 4.3.3 Dƣ nợ ngắn hạn Hoạt động cho vay ngắn hạn luôn giữ vị trí quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chính vì vậy, chỉ tiêu dƣ nợ ngắn hạn đánh giá đƣợc phần nào tình hình tín dụng tại một ngân hàng. Với phƣơng châm tăng trƣởng tín dụng vững chắc, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, NHNo&PTNT huyện Chợ Gạo đã từng bƣớc tiếp cận thị trƣờng, từ đó xác định cho mình hƣớng đầu tƣ phù hợp với trình độ cán bộ, khả năng quản lý… NHNo & PTNT huyện Chơ Gạo có mức dƣ nợ ngắn hạn tăng liên tục trong thời gian qua. Vào năm 2010, với mức dƣ nợ ngắn hạn tại ngân hàn chỉ là 36.554 triệu đồng, sang năm 2011, mức dƣ nợ ngắn hạn đã tăng lên đến 344.414 triệu đồng, tăng hơn 27.860 triệu đồng so với năm 2010, đạt tốc độ 8,8%. Đến năm 2012, dƣ nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng cao so với năm 2011, tăng 73.403 triệu đồng, đạt 417.817 triệu đồng. Sang năm 2013, chỉ xét riêng 6 tháng đầu năm thì dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng đã là 437.675 triệu đồng, con số này lớn hơn dƣ nợ ngắn hạn cùng kỳ năm trƣớc 80.272 triệu đồng, tăng với tốc độ 22,45%. Đây là dấu hiệu khá tốt cho công tác tín dụng tại ngân hàng, tín dụng ngắn hạn tăng trƣởng một cách bền vững. Nguồn khách hàng ngày càng dồi dào từ các công ty, xí nghiệp mới thành lập trên địa bàn tạo điệu kiện cho dƣ nợ tăng trƣởng bền vững trong thời gian qua và trong tƣơng lai. Mặt khác, do ngân hàng đƣa vào sử dụng hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng IPCAS trong hoạt động nâng cao tiếp cận công nghệ tin học khiến cho công tác quản lý trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, tạo đƣợc niềm tin nơi khách hàng về một môi trƣờng ngân hàng hoạt động có hiệu quả, năng động, hiện đại. 4.3.3.1 Dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế Từ năm 2010 đến nay, dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng liên tục. Xét theo thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân và doanh nghiệp thì tình hình dƣ nợ có những chuyển biến nhƣ sau: Năm 2010, dƣ nợ ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân đạt 307.475 triệu đồng, dƣ nợ doanh nghiệp đạt 9.079 triệu đồng. Năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn hộ gia đình, cá nhân tăng lên đến 334.650 triệu đồng trong khi dƣ nợ ngắn hạn doanh nghiệp đtạ 9.764 triệu đồng. Sang năm 2012, cơ cấu tình hình dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng theo thành phần kinh tế cũng không có sự khác biệt nhiều, thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng cao cách biệt, trong khi nhóm thành phần kinh tế này tăng và đạt giá trị dƣ nợ ngắn hạn là 411.786 triệu đồng thì dƣ nợ ngắn hạn của doanh nghiệp giảm chỉ còn 9.292 triệu đồng. Vào 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế nhƣ sau: hộ gia đình, cá nhân đạt 424.907 triệu đồng và doanh nghiệp đạt 12.768 triệu đồng. 54 Vì là đối tƣợng khách hàng chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo nên hộ gia đình, cá nhân là đối tƣợng cần đƣợc quan tâm nhiều trong công tác đẩy mạnh việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn. Hoạt động sản xuất nông nghiệp của nhóm khách hàng này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên các khoản vay này mang tính rủi ro cao, vì vậy cán bộ ngân hàng phải cẩn thận trong khâu thẩm định tính khả thi của dự án khi cho vay vốn và khâu giám sát quá trình thực hiện dự án cũng cần đƣợc quan tâm theo dõi chặt chẽ, đúng thủ tục và trình tự. Ngoài ra, nhóm khách hàng doanh nghiệp tuy chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế nhƣng đây là nhóm khách hàng có nhiều tiềm năng phát triển trong tƣơng lai. Thời gian gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp đƣợc thành lập trên địa bàn huyện và hoạt động có hiệu quả nhƣ là các doanh nghiệp kinh doanh vật tƣ xây dựng và doanh nghiệp xe gắn máy, doanh nghiệp xăng dầu, thức ăn gia súc... Hơn nữa, các khoản vay của nhóm khách hàng doanh nghiệp là các khoản vay lớn, thiện chí trả nợ của nhóm khách hàng này cao nên ngân hàng cũng cần quan tâm đúng lúc, kịp thời, tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích cho vay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho cả hai bên ngân hàng và khách hàng. 2,87 2,83 2,40 2,60 2,92 97,13 97,17 97,60 97,40 97,08 100% 80% 60% Doanh nghiệp Hộ gia đình, cá nhân 40% 20% 0% 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.9 Tỷ trọng dƣ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 55 Bảng 4.8: Dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Dƣ nợ ngắn hạn Hộ gia đình, cá nhân Doanh nghiệp 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 316.554 344.414 417.817 357.403 437.675 27.860 8,80 73.403 21.31 80.272 22,45 307.475 334.650 407.786 348.111 424.907 27.175 8,84 73.136 21,85 76.796 22,06 9.079 9.764 10.031 9.292 12.768 0.685 7,54 0.267 2,73 3.476 37,41 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 56 4.3.3.2 Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế Nhìn chung, tình hình dƣ nợ ngắn hạn của ngân hàng cũng tuân theo quy luật tăng trƣởng liên tục nhƣ là doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Nghĩa là năm sau tăng cao hơn năm trƣớc và kỳ sau cao hơn kỳ trƣớc. Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế cũng nằm trong quy luật tăng trƣởng đó. Xét về tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế thì rõ ràng có sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm ngành. Cụ thể, tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn nhóm ngành nông nghiệp luôn chiếm một giá trị cao trong tổng dƣ nợ ngắn hạn, chiếm trên 90%. Sự chênh lệch này xuất phát từ đặc điểm cho vay của ngân hàng chủ yếu là phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xét về giá trị dƣ nợ ngắn hạn của từng nhóm ngành kinh tế thì cũng có nhiều biến động khá tích cực. Qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế có những chuyển biến nhƣ sau: Năm 2010, dƣ nợ ngắn hạn lĩnh vực nông nghiệp đạt 289.367 triệu đồng, thƣơng mại dịch vụ chiếm 20.185 triệu đồng, ngành khác đạt 7.002 triệu đồng. Sang năm 2011, dƣ nợ ngắn hạn nông nghiệp tăng 27.845 triệu đồng đạt 317.212 triệu đồng trong khi ngành thƣơng mại - dịch vụ tăng 1.020 triệu đồng, đạt 271.205 triệu đồng, ngành khác giảm -1.005 triệu đồng, đạt 5.997 triệu đồng. Tiếp đến, vào năm 2012, dƣ nợ ngắn hạn nông nghiệp tiếp tục tăng và đạt 587.144 triệu đồng, nhóm ngành thƣơng mại - dịch vụ cũng tăng lên so với năm 2011 và đạt 21.205 triệu đồng, trong khi nhóm ngành khác giảm nhẹ so với năm 2011, đạt 5.712 triệu đồng. 2,21 100% 1,74 1,37 1,40 1,50 6,38 6,16 6,90 6,75 9,59 91,41 92,10 91,73 92,69 91,20 80% 60% Khác 40% TM – DV Nông nghiệp 20% 0% 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.10 Tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 57 Để duy trì một mức dƣ nợ tăng trƣởng đều qua các năm là một vấn đề quan trọng trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo, dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tăng trƣởng là kết quả của quá trình hoạt động tích cực của ngân hàng, đảm bảo đƣợc tăng trƣởng tín dụng bền vững qua các năm, phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng khả quan trong các nhóm ngành kinh tế chủ lực tại địa phƣơng. So với 6 tháng đầu năm 2012 và thời điểm cuối năm 2012 thì dƣ nợ ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng ở cả ba nhóm ngành trên, dƣ nợ ngắn hạn ngành nông nghiệp đạt 399.155 triệu đồng trong khi dƣ nợ ngắn hạn nhóm ngành thƣơng mại – dịch vụ chỉ đạt đƣợc giá trị 28.842 triệu đồng, ngành khác đạt 5.712 triệu đồng. Trong quy chế cho vay tại ngân hàng, theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, có quy định về việc cho vay có đảm bảo và không đảm bảo nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn nên đã góp phần tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng nói chung hay dƣ nợ tín dụng ngắn hạn nói riêng. Từ đó ta có thể thấy rằng các chính sách về tín dụng đƣợc ban hành có ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Dƣ nợ nhóm ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao so với các nhóm ngành còn lại là do đặc điểm kinh doanh của ngƣời dân tại địa phƣơng chủ yếu gắn liền với nông nghiệp. Ngoài ra, ngày càng có nhiều phƣơng pháp sản xuất chăn nuôi hiệu quả đƣợc áp dụng rộng rãi trên địa bàn nên đã khyến khích ngƣời dân mạnh dạn đầu tƣ vay vốn. Vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp ở huyện thông thƣờng là vay để mua phân bón, thuốc trừ sâu, vay mua đèn cho thanh long ra hoa trái vụ và vay để chăn nuôi heo…Ngoài ra, trong giai đoạn này, các hoạt động nông nghiệp nhƣ trồng cây ăn quả, nuôi heo thịt và gà công nghiệp… ngày càng mở rộng về giá trị cũng nhƣ quy mô cũng là nguyên nhân dẫn đến việc dƣ nợ ngắn hạn tại ngân hàng tăng. … Các nhóm ngành còn lại có tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn thấp và tăng giảm không ổn định so với dƣ nợ ngắn hạn ngành nông nghiêp. Trong xu hƣớng phát triển hiện tại, dƣ nợ ngắn hạn tăng trƣởng ổn định qua các năm, các kỳ là dấu hiệu khả quan trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần tiếp tục duy trì việc tăng trƣởng tín dụng ngắn hạn bền vững trong thời gian tới, đảm bảo đủ chỉ tiêu dƣ nợ tín dụng đối với từng cán bộ tín dụng, từng ngành, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng nói chung và chất lƣợng tín dụng ngắn hạn nói riêng. Để đạt đƣợc những kết quả tích cực nhƣ trên không phải là vấn đề của một cá nhân nào mà đó là trách nhiệm và quyết tâm cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên tại ngân hàng. 58 Bảng 4.9: Dƣ nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Dƣ nợ ngắn hạn Nông nghiệp TM – DV Khác 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 316.554 344.414 417.817 357.403 437.675 27.860 8,80 73.403 21,31 80.272 22,45 289.367 317.212 383.263 331.273 399.155 27.845 9,62 64.051 20,19 67.882 20,49 20.185 21.205 28.842 24.124 41.953 1.020 5,05 7.637 36,02 17.829 73,91 7.002 5.997 5.712 5.006 6.568 -1.005 -14,35 -285 -4,75 1.562 31,20 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 59 4.3.4 Nợ xấu ngắn hạn Trong những năm vừa qua, nợ xấu là cụm từ đƣợc nhắc đến nhiều nhất trong hầu hết các bài báo, các bản tin tài chính của Việt Nam. Đây là một vấn đề đƣợc quan tâm phân tích để ra các giải pháp và phƣơng hƣớng xử lý. Tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo, đặc thù cho vay nông nghiệp với hoạt động tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn cho nên nợ xấu của ngân hàng chủ yếu cũng là nợ xấu ngắn hạn. Qua một thời gian dài trong quá trình hình thành và phát triển, ngân hàng đã có những đóng góp tích cực cho địa phƣơng trong việc cung cấp vốn cho ngƣời dân phục vụ sản xuẩ và đời sống. Tuy nhiên khó khăn của ngân hàng gặp phải là khi đến hạn trả nợ thì ngƣời dân vì một số lý do nào đó mà trễ hẹn hoặc chƣa trả đƣợc nợ để ngân hàng phải gánh vác phần nợ xấu đó. Ở thời điểm năm 2010, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng là 1.499 triệu đồng, sang năm 2011, nợ xấu ngắn hạn lại có phần sụt giảm so với năm 2010, đạt 1.373 triệu đồng, giảm 126 triệu đồng. Tuy nhiên, sang năm 2012, mọi khó khăn lại dồn về phía ngành ngân hàng khi mà nợ xấu ngắn hạn lại tăng lên đáng kể. Cụ thể, nợ xấu ngắn hạn năm 2012 tăng 161 triệu đồng so với năm 2011, đạt tới 1.534 triệu đồng, tăng với tốc độ 11,73 %. Bằng nhiều biện pháp cụ thể đến năm 2013 nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng đã có sự giảm xuống. Tuy nhiên, sự sụt giảm này chỉ dừng lại ở mức thấp, 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu còn 1.254 triệu đồng, giảm 73 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc, tuy nhiên tốc độ giảm còn khá thấp chỉ đạt 5,5 %. Nợ xấu và các vấn đề liên quan tới nợ xấu luôn là tâm điểm chú ý trong thời gian qua đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế nhƣ hiện nay, chƣa thể ngay lập tức khắc phục và giải quyết triệt để, tận gốc nợ xấu, nhƣng trƣớc mắt, với tốc độ tăng trƣởng giảm dần của nợ xấu tại ngân hàng thì chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng rằng vấn đề nợ xấu sẽ đƣợc giải quyết ổn thỏa trong tƣơng lai bằng các nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm xử lý của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngân hàng. Tình hình chung của nền kinh tế phải đối mặt với vấn đề nợ xấu đã quá quen thuộc từ những năm gần đây. Nhắc đến nợ xấu, các chuyên gia kinh tế cũng không khỏi bàng hoàng, đó là thực trạng chung của toàn bộ nền kinh tế trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Để hiểu sâu hơn về thự tạng nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng, chúng ta sẽ phân tích cụ thể nợ xấu trong từng lĩnh vực, từng ngành hàng. Sau đây là phần phân tích tình hình nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng theo thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế. 60 4.3.4.1 Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế Một nền kinh tế mà tín dụng đóng băng thì không thể tăng trƣởng đƣợc. Vì vậy yêu cầu cấp bách hiện tại là giải quyết nợ xấu. Phải biết nợ xấu nó là bao nhiêu, nợ xấu nằm ở đâu, ở lĩnh vực nào, ngân hàng nào, doanh nghiệp nào. Và trên cơ sở đó phải có phƣơng án giải quyết thích hợp thì mới hi vọng nền kinh tế thoát khỏi các khó khăn trong vấn đề này đƣợc. Điều đặc biệt trong cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế tại ngân hàng là không có nợ xấu ở nhóm khách hàng doanh nghiệp. Giai đoạn 2010- 2012, hàng lọat các doanh nghiệp Việt Nam phá sản, kinh tế trì trệ, rất nhiều doanh nghiệp mắc nợ ngân hàng và các khoản nợ đó đã chuyển thành nợ xấu. Tuy nhiên, tại địa bàn huyện nhà, kinh tế vẫn khá ổn định khi mà thêm nhiều doanh nghiệp mọc lên và hoạt động ngày càng sầm uất ở khu vực thị trấn Chợ Gạo cũng nhƣ các xã lân cận. Các doanh nghiệp đƣợc thành lập, tập trung mua bán nhiều sản phẩm thiết yếu, có giá trị phục vụ cho đời sống tại địa phƣơng nhƣ kinh doanh cửa hàng xe máy, thức ăn gia súc, công ty phân bón…Bên cạnh đó, họ luôn tranh thủ nguồn vốn vay từ ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ làm đòn bẩy tài chính về Thuế. Nợ xấu ngắn hạn nhóm thành phần gia đình và hộ cá nhân biến động nhƣ hình dƣới đây. 0 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 100 0 0 0 0 100 100 100 100 Doanh nghiệp Hộ gia đình, cá nhân 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.11 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 61 Tƣơng tự nhƣ đã phân tích chung về nợ xấu ngắn hạn, nợ xấu nhóm thành phần kinh tế hộ gia đình và cá nhân chiếm tỷ trọng 100% trong cơ cấu nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng. Nhóm khách hàng doanh nghiệp không có nợ xấu tồn tại. Có thể giải thích nguyên nhân không tồn tại nợ xấu nhóm khách hàng doanh nghiệp là do công tác thẩm định hồ sơ vay vốn và việc thu thập thông tin hỗ trợ công tác cho vay của cán bộ tín dụng đối với các doanh nghiệp đƣợc thực hiện hiệu quả. Nợ xấu ngắn hạn nhóm khách hàng hộ gia đình, cá nhân tăng qua các năm là một dấu hiệu xấu trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng, phản ánh chất lƣợng tín dụng đi xuống. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nợ xấu ngày càng tăng nhƣ vậy, trong đó, năng lực kinh doanh, sản xuất của khách hàng, môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng thiên nhiên tác động, mục đích sử dụng vốn vay không đúng nhƣ trong hợp đồng tín dụng. Đặc biệt, điều này phản ánh công tác kiểm tra, giám sát, thẩm định hay quyết định cho vay của cán bộ tín dụng đối với nhóm khách hàng này vẫn chƣa thật sự đạt hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng cần tìm ra phƣơng hƣớng giúp cho các bƣớc trong quy trình tín dụng cần đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc chặt chẽ và khách quan hơn nữa, đặc biệt là đối với đối tƣợng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trogn thành phần kinh tế là hộ gia đình và cá nhân. Sự chênh lệch trong tỷ trọng nợ xấu giữa hai nhóm thành phần kinh tế này góp phần phản ánh chất lƣợng tín dụng đối với thành phần kinh tế, giúp ngân hàng có những định hƣớng rõ ràng hơn trong công tác cho vay và thu hồi nợ. Chuyển hƣớng tập trung cho vay vào một nhóm đối tƣợng hộ gia đình, cá nhân bằng việc tăng cƣờng cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp để tạo sự cân đối hơn trong hoạt động cho vay ngắn hạn cũng nhƣ giảm thiểu những rủi ro liên quan đến nợ xấu. Tuy nhiên, trong bất cứ quyết định cho vay đối với đối tƣợng khách hàng nào, ngân hàng cũng cần tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng và các thủ tục cần thiết trƣớc khi quyết định cho vay nhằm đề phòng và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. 62 Bảng 4.10: Nợ xấu ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Nợ xấu ngắn hạn Hộ gia đình, cá nhân Doanh nghiệp 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % 1.499 1.373 1.534 1.327 1.954 -0.126 -8,41 0.161 11,73 -0.073 -5,50 1.499 1.373 1.534 1.327 1.954 -0.126 -8,41 0.161 11,73 -0.073 -5,50 0 0 0 0 0 0 X 0 X 0 X Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 63 4.3.4.2 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế Nợ xấu hiện là vấn đề đáng quan tâm của toàn bộ nền kinh tế. Tƣơng tự nhƣ nợ xấu thành phần kinh tế, nợ xấu ngắn hạn chia theo ngành kinh tế cũng chỉ tập trung 100% vào nhóm đối tƣợng là ngành nông nghiệp. Hoàn toàn không tồn tại nợ xấu ngắn hạn tại nhóm ngành thƣơng mại - dịch vụ và nhóm ngành khác. Trong xu hƣớng nợ xấu ngày càng tăng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng nhƣ hiện nay, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo cũng có sự tăng trƣởng nợ xấu qua các năm, đặc biệt là từ năm 2012, nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng cũng từ đó tăng theo. Nợ xấu ngân hàng tăng là dấu hiệu đáng lo ngại trong công tác tín dụng tại ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm ngành thƣơng mại – dịch vụ và nhóm ngành khác ở địa phƣơng không tồn tại nợ xấu ngắn hạn là một dấu hiệu đáng mừng. Đây cũng là một yếu tố khả quan phản ánh rằng hoạt động thƣơng mại - dịch vụ và các ngành khác tại địa phƣơng có dấu hiệu phát triển tốt, công tác thẩm định của cán bộ tín dụng cho nhóm đối tƣợng khách hàng này thật sự đạt hiệu quả và có chất lƣợng. Nắm đƣợc đặc điểm này, ngân hàng cần điều chỉnh, tăng cƣờng, phân bố số tiền cho vay vào trong lĩnh vực mang lại lợi nhuận và an toàn cho bản thân ngân hàng mình. Hoạt động buôn bán và các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí và các công trình xây dựng tại địa bàn ngày càng phát triển và có hiệu quả nên nợ xấu ở các nhóm ngành này không xuất hiện. 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 100 100 100 100 100 2010 2011 2012 6T/2012 Khác TM-DV Nông nghiệp 6T/2013 Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Hình 4.12 Tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 64 Ngoài ra, lƣợng nợ xấu ngắn hạn còn tồn đọng ở năm trƣớc chƣa giải quyết và chuyển qua các kỳ sau đã tác động đến tình hình nợ xấu ngắn hạn của các năm tiếp đó. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng tăng trƣởng qua các năm mặc dù tình hình kinh tế - xã hội ở địa phƣơng có diễn biến tích cực. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh kém cũng tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, hoạt động nông nghiệp có chịu cảnh hƣởng từ nhiêu yếu tố khách quan lẫn chủ quan, trong đó các yếu tố khách quan thì không thể kiểm soát đƣợc. Cụ thể, thời gian qua, diễn biến thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi nhƣ dịch heo tai xanh, cúm gia cầm, bệnh chổi rồng trên cây nhãn, giá cả leo thang… đã gây ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh, sản xuất của khách hàng, từ đó, khả năng trả nợ của khách hàng bị hạn chế đi, ngƣời dân đến ngân hàng trình bày nguyên nhân không trả nợ và xin ngân hàng gia hạn thời gian trả nợ. Ngoài ra, do thiện chí trả nợ của ngƣời dân, đạo đức của ngƣời đi vay cũng nhƣ công tác thẩm định tại ngân hàng chƣa thật sƣ nghiêm ngặt đã tác động đến việc gia tăng nợ xấu nhƣ hiện nay, quá trình thu thập thông tin và tìm hiểu về hồ sơ của khách hàng còn sơ sài, chƣa thật sự khách quan khi mà chủ yếu cán bộ tín dụng chỉ dựa vào thông tin do chính khách hàng khai báo để làm căn cứ xác định cho vay. Nợ xấu ngắn hạn ngày càng tăng gây nhiều ảnh hƣởng xấu cho ngân hàng. Đầu tiên là tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì chi phí bỏ ra cho việc xử lý nợ xấu ngày càng tăng, hơn nữa, uy tín cũng nhƣ quá trình thi đua khen thƣởng của ngân hàng sẽ sụt giảm do nợ xấu không đƣợc giải quyết một cách hiệu quả. Nắm đƣợc tình hình diễn biến cũng nhƣ thực trạng của nợ xấu ngắn hạn nói riêng và nợ xấu nói chung sẽ giúp cho ngân hàng đề ra các biện pháp thiết thực hơn nhằm hạn chế tăng trƣởng nợ xấu và giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu trong một giai đoạn kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn nói riêng và chất lƣợng tín dụng của ngân hàng nói chung. 65 Bảng 4.11: Nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 Số tiền % 2012/2011 Số tiền % 6T2013/6T2012 Số tiền % Nợ xấu ngắn hạn 1.499 1.373 1.534 1.327 1.954 -0.126 -8,41 0.161 11,73 0.627 47,25 Nông nghiệp 1.499 1.373 1.534 1.327 1.954 -0.126 -8,41 0.161 11,73 0.627 47,25 TM-DV 0 0 0 0 0 0 X 0 X 0 X Khác 0 0 0 0 0 0 X 0 X 0 X Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 66 4.4 Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm Để đánh giá chính xác bất cứ một điều gì đều không phải là vấn đề đơn giản. Đối với các hoạt động kinh tế, các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng chủ yếu là vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, nợ xấu trên tổng dƣ nợ, dƣ phòng rủi ro tín dụng. Theo các nguồn tài liệu khác, phân tích các hệ số trên sẽ góp phần hiểu rõ hơn chất lƣợng hoạt động tín dụng tại một ngân hàng. Tuy nhiên chỉ là ở một khía cạnh nào đó, các chỉ số này chỉ có thể phản ánh đƣợc tình hình hoạt động tín dụng cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động này tại chính ngân hàng của mình. Bảng 4.12: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 1. Dƣ nợ Triệu đồng 459.816 484.492 568.862 473.833 602.043 Triệu đồng 1.337 235 1.612 179 419 Triệu đồng 506.310 572.868 702.135 321.135 389.649 Triệu đồng 444.029 545.008 628.732 308.146 369.791 Triệu đồng 316.554 344.414 417.817 357.403 437.675 Triệu đồng 285.296 330.848 374.151 341.781 425.971 Triệu đồng 1.499 1.373 1.534 1.327 1.954 Vòng 1,56 1,65 1,68 0,90 0,89 % 87,70 95,14 89,55 95,96 94,90 % 0,47 0,40 0,37 0,27 0,45 % 0,29 0,05 0,28 0,04 0,07 2. Dự phòng rủi ro tín dụng 3.Doanh số cho vay NH 4.Doanh số thu nợ NH 5. Dƣ nợ NH 6. Dƣ nợ NH bình quân 7. Nợ xấu NH 8. Vòng quay vốn tín dụng 9. Hệ số thu nợ 10.Nợ xấu NH/ Dƣ nợ NH 11. DPRR/Tổng dƣ nợ Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 67 4.4.1 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Từ bảng số liệu ta có thể thấy là vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có xu hƣớng tăng qua các năm. Đầu tiên là vào năm 2010, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là 1,56 vòng, sang năm 2011, con số này tăng lên thành 1,65 vòng, và đến năm 2012, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là 1,67 vòng. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng là 0,89 trong khi cũng kỳ năm trƣớc con số này là 0,90. Vòng quay vốn tín dụng tăng liên tục qua 3 năm là do công tác thu nợ của ngân hàng đƣợc thực hiện khá tốt. Tuy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng vào thời điểm hiện tại vẫn chƣa cao nhƣng vòng quay vốn tín dụng ngày càng tăng cho thấy thời gian thu hồi nợ vay ngày càng nhanh, đồng vốn quay vòng ngày càng tốt nên làm cho hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng cao. Đây là một kết quả khả quan trong mục tiêu thực hiện việc mở rộng hoạt động tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, là dấu hiệu tốt lành chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả, vốn luân chuyển nhanh. 4.4.2 Hệ số thu nợ ngắn hạn Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay chính là hệ số thu nợ. Hệ số này phản ánh khả năng thu hồi nợ tại ngân hàng. Trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng trƣởng không ổn định và biến động khá nhiều khi mà năm 2010, hệ số này là 87,70%, tăng vào năm 2011 với hệ số khá cao là 95,14%. Tuy nhiên đến năm 2012, tình hình kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, hoạt động của ngân hàng cũng gặp một số vấn đề nên khả năng thu hồi nợ bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, cụ thể là vào năm này, hệ số thu nợ giảm chỉ còn 89,55%. Trong khi vào khoảng 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thu nợ là 95,56% và 6 tháng đầu năm 2013, hệ số này giảm nhẹ còn 94,90%. Rõ ràng, những biến động của tình hình kinh tế, xã hội có tác động khá lớn đến tình hình thu nợ của ngân hàng nói chung hay hệ số thu nợ của ngân hàng nói riêng. 4.4.3 Nợ xấu ngắn hạn trên dƣ nợ ngắn hạn Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng phản ánh tình hình không thu đƣợc nợ của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên, hệ số này giảm dần qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Năm 2010, hệ số này là 0,47%, sang năm 2011 hệ số này giảm còn 0,40%, đến năm 2012, con số này tiếp tục giảm và chỉ còn 0,37%. Vì tình hình nợ xấu tăng dần nên đến năm 2013, nợ xấu ngắn hạn trên dƣ nợ ngắn hạn tăng lên so với 6 tháng đầu 68 năm 2012. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012, hệ số này là 0,27%, đến sang 6 tháng đầu năm 2013, hệ số này đạt 0,45%. Trên đây là dấu hiệu cảnh báo cho tình hình nợ xấu ngắn hạn tại ngân hàng. Xu hƣớng tăng hệ số nợ xấu ngắn hạn trên dƣ nợ ngắn hạn đồng nghĩa với việc nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong dƣ nợ ngắn hạn tại ngân hàng. Tuy nhiên, hệ số này vẫn ở mức độ chƣa đáng lo ngại. So với tỷ lệ nợ xấu toàn bộ hệ thống (khoảng 6%) thì con số này vẫn còn ở mức rất thấp. Ngoài ra, theo thông tƣ 13/2010/TT – NHNN, TCTD chấp hành đầy đủ các quy định khác về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng thì mức nợ xấu trên tổng dƣ nợ cho phép là 3% nên nhìn chung tình hình nợ xấu của chi nhánh khá ổn. Mặc dù vậy, xử lý và phòng ngừa nợ xấu vẫn cần ngân hàng thực hiện hiệu quả hơn nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cao cho ngân hàng. 4.4.4 Dự phòng rủi ro tín dụng Thực hiện theo quy định của NHNN, và nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì việc trích lập dự phòng đƣợc ngân hàng thực hiện nghiêm túc, kể từ năm 2010 (tức 5 năm từ khi ban hành Quyết định 493), các ngân hàng phải trích đủ số dự phòng chung này. Tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo, tình hình hoạt động tín dụng khá tốt khi mà biểu hiện của dự phòng rủi ro tín dụng có những chuyển biến khá tốt. Từ năm 2010, trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng bắt đầu có nhiều biến động theo tình hình kinh tế dẫn đến hệ số dự phòng rủi ro cũng biến động theo. Năm 2010, hệ số này là 0,29%, đến năm 2011, dự phòng rủi ro tín dụng giảm còn 0,05%. Nguyên nhân là do khoản trích lập ở năm trƣớc đã đủ đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Đến năm 2012, trích lập dự phòng tăng trở lại và hệ số này cũng tăng theo, đạt 0,28%. Nhƣ chúng ta đã biết, nợ xấu năm 2012 tăng đột biến trong toàn ngành cũng nhƣ quy định nghiêm ngặt của NHNN về việc trích lập đầy đủ dự phòng nên đó là những lí do khiến cho dự phòng rủi ro tín dụng trong năm này tăng cao so với năm 2011. Tình hình 6 tháng năm 2013 nợ xấu vẫn tiếp tục tăng trƣởng, hệ số này tiếp tục tăng so với cũng kỳ năm trƣớc. Trong thời gian tới, ngân hàng cũng phải tiếp tục thực hiện trích lập dự phòng theo đúng quy định. Tuy nhiên, ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn trong quyết định cho vay đối với từng đối tƣợng khách hàng cụ thể để hạn chế xuất hiện nợ quá hạn nhằm giảm hệ số này xuống mức thấp nhất có thể. 69 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 5.1.1 Thuận lợi Những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị tại địa bàn huyện Chợ Gạo khá ổn định và phát triển bễn vững. Có thể nói, ngày nay ngƣời nông dân Chợ Gạo rất nhạy bén với cách làm ăn mới, thƣờng xuyên cập nhật thông tin giá cả thị trƣờng để định hƣớng cho phƣơng cách sản xuất của mình, làm thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh rủi ro, hiệu quả thấp. Cụ thể nhƣ cây dừa trên đất Chợ Gạo trong những qua do giá cả giảm, cây nhãn tiêu bị dịch bệnh chổi rồng hoành hành, ngƣời dân nhận thấy đầu tƣ không có lợi nên tập trung chuyển hƣớng sang loại cây ăn trái khác hiệu quả hơn nhƣ thanh long, ca cao chẳng hạn. Nhƣ đã nêu trên, thực tế cho thấy cây thanh long mang lại hiệu quả thiết thực cho ngƣời dân nơi đây, hơn nữa đặc sản thanh long ở Tiền Giang chủ yếu tập trung nhiều nhất là địa bàn Chợ Gạo, loại cây rất thích hợp với vùng đất này, thêm vào đó ngƣời nông dân Chợ Gạo có kinh nghiệm với loại đặc sản độc đáo này, họ biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là kỹ thuật xông đèn cho ra hoa trái vụ, giá thành cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng hiện nay. Huyện Chợ Gạo có Hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An để ổn định "đầu ra" và giúp cho nhà vƣờn nơi đây tập trung đầu tƣ sản xuất theo quy mô lớn và hiện nay, với nhãn hiệu "thanh long Chợ Gạo" không chỉ cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc mà còn vƣơn xa ra thị trƣờng nƣớc ngoài, nhất là các thị trƣờng khó tính nhất nhƣ Châu Âu và Mỹ. Là ngân hàng có lịch sử phát triển ổn định và lâu dài tại địa phƣơng, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đã luôn giữ vai trò chủ chốt trong các ngân hàng ở địa bàn hỗ trợ ngƣời dân địa phƣơng trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của địa phƣơng, đƣợc sự tín nhiệm và yêu mến của đa số ngƣời dân và các tổ chức có nhu cầu vay vốn trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm và trình độ tốt, luôn tận tụy giúp đỡ, hỗ trợ cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn vay tại ngân hàng. Ngân hàng Nhà nƣớc quản lý lãi suất từ áp dụng lãi suất cơ bản sang lãi suất trần; mặt bằng lãi suất giữa các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tƣơng 70 đối ngang bằng nhau, tạo điều kiện cho NHNo thu hút đƣợc lƣợng tiền gửi khá lớn từ các đối tƣợng khách hàng trên địa bàn. Mặc dù phải chống chọi với thiên tai và dịch bệnh, nhƣng nhờ chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà Nƣớc cùng với nỗ lực của toàn dân mà dịch bệnh đƣợc khống chế, hậu quả đƣợc khắc phục kịp thời nhƣ dịch heo tai xanh, cúm gia cầm, dịch bệnh trên cây thanh long, cây lúa và hoa màu tại địa phƣơng… Công viên Chợ Gạo đƣợc tu sửa và xây dựng thêm nhiều trò chơi và các dịch vụ khác đã tác động tích cực đến hoạt động thƣơng mại – dịch vụ tại địa phƣơng. Đây là nhóm ngành cần đƣợc quan tâm hỗ trợ tích cực về vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tại địa phƣơng. 5.1.2 Khó khăn Càng ngày có nhiều các ngân hàng thƣơng mại khác đƣợc thành lập, đƣa ra nhiều chƣơng trình thu hút tiền gửi, các chƣơng trình rút thăm trúng thƣởng, phí dịch vụ thấp, cạnh tranh gay gắt với ngân hàng. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn còn phụ thuộc nhiều vào biến động giá cả cũng nhƣ thiên tai, dịch bệnh nên khó kiểm soát một cách chặt chẽ theo ý muốn. Nguồn vốn huy động tăng trƣởng chậm vì là huyện thuần nông, thu nhập nông dân chƣa cao, tập quán gửi tiền tiết kiệm chƣa sâu rộng. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế. Vì là một ngân hàng chi nhánh nằm ở vùng nông thôn nên dƣờng nhƣ công tác trang bị máy móc còn nhiều hạn chế và chƣa đƣợc quan tâm thật sự. Việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm do đất có nhiều thửa và liên quan đến đất ở. Ngƣời dân hoang mang khi lãi suất ngân hàng thƣờng xuyên thay đổi, cộng thêm những diễn biến phức tạp của giá vàng làm cho khách hàng đắn đo trong việc lựa chọn kênh đầu tƣ gửi tiền tiết kiệm hay mua vàng dự trữ. Vẫn còn nhiều trƣờng hợp khách hàng đến hạn chƣa trả đƣợc nợ, mục đích sử dụng vốn vay chƣa thật sự hiệu quả và theo đúng nhƣ hợp đồng tín dụng làm cho nợ xấu của ngân hàng đang tăng trong thời gian gần đây. Khách hàng chƣa đa dạng, nhiều nhóm khách hàng tiềm năng vẫn chƣa đƣợc ngân hàng tiếp cận để quan hệ tín dụng. 71 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG Từ tình hình thực tế tại ngân hàng, các vấn đề khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng, tôi xin đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. 5.2.1 Các giải pháp nghiệp vụ Mở rộng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng * Mở rộng tín dụng gắn liền với chất lƣợng tín dụng: Xây dựng hệ thống thông tin theo nhóm khách hàng, phục vụ cho công tác quản lý và theo dõi khách hàng, từ đó kịp thời liên hệ với khách hàng khi cần thiết. Tích cực chú trọng tới công tác quản trị rủi ro, phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, quan tâm, đánh giá đúng tình hình quá khứ và định hƣớng phát triển của khách hàng trong tƣơng lai, từ đó rà soát dƣ nợ tín dụng cũ và định hƣớng tín dụng cho thời gian tới. Rõ ràng nhóm khách hàng doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong khi nhóm khách hàng này không tồn tại nợ xấu hay nói cách khác tại địa phƣơng nhóm khách hàng này đƣợc đánh giá là rủi ro thấp khi quan hệ tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần tăng cƣờng cho vay khách hàng doanh nghiệp để phân tán rủi ro và mở rộng hoạt động tín dụng. Một số chi tiêu về đầu tư tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp: Thứ nhất là xem xét về khả năng tài chính: Các thông tin của doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng là chƣa đủ để kết luận về năng lực tài chính của họ ( chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu, lợi nhuận…) bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn chứng minh tình hình tài chính vững mạnh của mình khi đi vay. Chính vì thế, ngân hàng cần chú trọng xem xét các thông tin về lịch sử hình thành và phát triển, uy tín doanh nghiệp cũng nhƣ tình hình công nợ của doanh nghiệp đặc biệt là dƣ nợ tại các ngân hàng khác. Thứ hai là về mặt định tính: Việc điều tra thông tin theo các yếu tố định lƣợng còn khá khó khăn và chƣa đầy đủ để phản ánh các thông tin cần thết cho quyết định cho vay. Chính vì vậy, ngân hàng cần điều tra thêm các yếu tố định tính sau: 72 + Tố chất của ngƣời quản lý: đây là một chỉ tiêu quan trọng khi tiến hành điều tra thông tin của một doanh nghiệp. Thông qua cách ứng xử, giao tiếp hay lý lịch bản thân của ngƣời chủ doanh nghiệp ngân hàng có thể đƣa ra các phán xét về tình hình doanh nghiệp. + Uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng: thông qua các mối quan hệ xung quanh để xác định uy tín của doanh nghiệp. Họ là những bạn hàng, ngƣời dân địa phƣơng hay chính quyền địa phƣơng mà thông qua đó, các thông tin về uy tín của doanh nghiệp sẽ đƣợc thể hiện. + Tài sản hiện có của doanh nghiệp: ngoài tài sản đầu tƣ, doanh nghiệp còn có tài sản riêng, những tài sản này tốt hay xấu, nhiều hay ít có thể giúp ngƣời điều tra tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thứ ba là về mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mục đích sử dụng vốn thể hiện định hƣớng kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp giúp ngân hàng đƣa ra quyết định cho vay chính xác không. Doanh nghiệp cần trả lời đƣợc mục đích sử dụng số tiền vay, tại sao lại chọn mục đích đó, số tiền vay có thật sự đủ đáp ứng nhu cầu để thực hiện mục đích đó không. Xem xét xem dự án có khả thi không, có khả năng hoàn vốn không. Khi doanh nghiệp thỏa đƣợc cái điều kiện trên, ngân hàng cần tăng cƣờng các biện pháp nghiệp vụ của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn và giữ mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng thông qua các chƣơng trình khuyến mãi, và sử dụng các biện pháp marketing thu hút thêm các doanh nghiệp khác. * Mở rộng tín dụng gắn liền với phát triển dịch vụ: Hiện tại, so với các ngân hàng khác trên địa bàn thì sản phẩm dịch vụ của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo còn ít, chƣa đa dạng nên ít thu hút khách hàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng mình. Ngân hàng cần có các chính sách thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng mình thông qua các nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng tốt. Nắm chắc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và các chính sách tiếp thị của các ngân hàng khác trên địa bàn để từ đó hiểu rõ hơn về đặc điểm của khách hàng và đối thủ cạnh tranh trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng mình. 73 Thƣờng xuyên thăm hỏi khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài và uy tín với ngân hàng, giải đáp các thắc mắc liên quan đến quan hệ tín dụng giữa khách hàng với ngân hàng. Nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa rủi ro Quản trị rủi ro trong ngân hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng và có ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng, ngày càng có nhiều trƣờng hợp rủi ro liên quan đến tín dụng làm ảnh hƣởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để khắc phục vấn đề đó, cần thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro sau: Thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng ngừa rủi ro, đảm bảo tất cả các cán bộ thực hiện kinh doanh liên quan đến rủi ro đều nắm hiểu đƣợc các rủi ro có liên quan có thể xảy ra đề tăng cƣờng đề phòng rủi ro Nâng cao chất lƣợng khai thác và cung cấp thông tin, tạo kênh thông tin chính xác và hiệu quả, theo chiều lên xuống giữa các phòng ban * Dấu hiệu nhận biết phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro: + Dấu hiệu phi tài chính: Từ môi trƣờng kinh doanh: Ngày nay, kinh tế luôn đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, hội nhập và mở cửa là cơ hội cũng đồng thời là thách thức cho nền kinh tế nƣớc nhà. Các doanh nghiệp luôn đứng trƣớc những biến động về giá cả cũng nhƣ rủi ro về tỷ giá, ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ các nhân tố liên quan đến khách hàng: nội bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các dấu hiệu liên quan đến mất đoàn kết nội bộ, các vụ kiện giữa thành viên trong nội bộ công ty là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp hoạt động chƣa tốt. + Dấu hiệu cảnh báo tài chính: Thông qua các biểu hiện liên quan đến việc trả nợ và mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác mà ngân hàng nên xem xét lại tình hình hoạt động của doanh nghiệp: - Kéo dài thời gian thanh toán các khoản nợ. - Giá trị hàng tồn kho lớn, vòng quay hàng tồn kho giảm. - Thua lỗ triền miên, kéo dài qua nhiều năm. - Các ngân hàng khác tăng cƣờng đẩy mạnh thu hồi nợ trƣớc hạn. 74 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình cho vay Nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng phản ánh chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng ngày càng sụt giảm. Nguyên nhân trực tiếp liên quan đến vấn đề này là do công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay tại ngân hàng vẫn thật sự chƣa hiệu quả. Một trong những bƣớc quan trọng của quy trình tín dụng là công tác kiểm tra và giám sát. Kiểm tra và giám sát hiệu quả góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra tại ngân hàng. Chính vì thế, cán bộ tín dụng cần chú trọng hơn vào công tác kiểm tra, giám sát ngay từ khi khách hàng đi vay: Kiểm tra hồ sơ khách hàng: kiểm tra, rà soát thông tin, tính hợp lí, hợp lệ trong thông tin kê khai của khách hàng. Đặc biệt là tính pháp lý thẩm quyền của ngƣời ký hồ sơ vay vốn. Xét xem khách hàng có đủ điều kiện cho vay theo quy định hiện hành chƣa. Kiểm tra hồ sơ khoản vay: Kiểm tra sự phù hợp, tính đầy đủ thông tin của các khoản vay và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn tại ngân hàng. Kiểm tra tính xác thực và khả thi các số liệu kê khai về phƣơng án sản xuất, kinh doanh trong hồ sơ vay vốn. Kiểm tra hồ sơ tài sản đảm bảo: Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của tài sản đảm bảo. Giấy tờ đảm bảo chứng minh quyền sử dụng/ sở hữu tài sản phải làm bản chính. Kiểm tra hồ sơ giải quyết cho vay: Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của dự án. Kiểm tra điều kiện vay vốn và đảm bảo tiền vay theo quy định hiện hành. Kiểm tra việc đinh giá tài sản và thành phần tham gia định giá. Rà soát lại nội dung, hình thức, sự đầy đủ và tính hợp lệ của Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng Khi xảy ra rủi ro tín dụng, ngân hàng cần phải bình tĩnh tìm ra biện pháp giải quyết để đạt hiệu quả cao trong việc xử lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên áp dụng các biện pháp mềm mỏng thay vì các biện pháp cứng nhắc. Thay vì ráo riết đòi nợ, ngân hàng cần tìm cách giúp khách hàng có điều kiện trả nợ. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cả hai bên, ngân hàng đƣợc uy tín và niềm tin của khách hàng, khách hàng giải quyết đƣợc phần nợ ngân hàng, giảm áp lực trong cuộc sống. Chỉ khi nào khách hàng thật sự không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng mới tiến hành phát mãi tài sản. Quy tắc “tránh cho nhiều trứng vào cùng một rổ” chƣa đƣợc thực hiện tốt tại ngân hàng, hiện nay, dƣ nợ ngắn hạn chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng tại địa bàn, đó là lý do dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Vì vậy, 75 ngân hàng cần tránh cho vay tập trung vào một khách hàng, một vùng, một ngành nào đó mà cần phân bố đều để hạn chế rủi ro khi mà có thiên tai¸dịch bệnh tại vùng đó thì ngân hàng sẽ gặp khủng hoảng. Rủi ro tín dụng của ngân hàng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân khách quan là do thiên tai, dịch bệnh, các yếu tố khó kiểm soát, chính vì thế, ngân hàng cần tƣ vấn hỗ trợ cho khách hàng sản xuất kinh doanh để cùng nhau tồn tại và phát triển. 5.2.2 Các giải pháp khác Thu thập thông tin, phục vụ công tác thẩm định Hiện nay, do nguồn khách hàng ngày càng dồi dào và hoạt động trên nhiều lĩnh vực cũng nhƣ các xã trong huyện cũng không hẳn nằm kề gần ngân hàng cho nên mọi thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định vẫn còn nhiều khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, nhiều thông tin hiện nay chƣa phản ánh trung thực tình trạng hiện tại của khách hàng. Cán bộ tín dụng chủ yếu chỉ dựa vào nguồn thông tin sau khi phỏng vấn khách hàng và cảm tính chủ quan hay theo kinh nghiệm của bản thân nên đôi khi còn sai sót hoặc nắm chƣa đầy đủ thông tin, điều này rất nguy hiểm cho công tác thẩm định cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng phải tranh thủ mọi nguồn thông tin đáng tin cậy mà mình thu thập đƣợc từ những mối quan hệ xung quanh khách hàng nhằm đƣa ra các kết luận chính xác nhất cho những thông tin của khách hàng, hỗ trợ cho công tác thẩm định. Xem xét về tài sản đảm bảo Bất kỳ khoản vay nào cũng phải có đảm bảo tín dụng hoặc hình thức này, hoặc hình thức khác. Vì thế, hầu hết các bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng đều có các bản hợp đồng thế chấp (cầm cố) tài sản hay hợp đồng bão lãnh. Điều quan trọng là cán bộ tín dụng phải định đúng giá trị thực của tài sản đảm bảo và biến động giá cả của tài sản trong tƣơng lai để đề xuất số tiền cho vay phù hợp để có thể hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tài sản đảm bảo. Cần thiết lập một bộ phận chuyên biệt trong công tác đánh giá tài sản, bộ phận này phải độc lập với bộ phận cho vay, đảm bảo tính trung thực khách quan đối với những khoản vay có đảm bảo. Bộ phận này sẽ thực hiện các công việc phù hợp với chuyên môn của mình một cách có hiệu quả: định kỳ sẽ theo dõi, khảo sát giá trị thực tế của quyền sử dụng đất ở từng nơi, từng vùng, từng con đƣờng theo giá trị thực tế của thị trƣờng, và đặc biệt có thể thu thập các thông tin tác động đến giá trị tài sản đảm bảo tại ngân hàng. Ngoài ra, họ có thể liên hệ với các ban ngành, Đoàn thể, Sở Tài Nguyên, Sở xây dựng…để 76 nắm kịp các thông tin liên quan đến quy hoạch, hƣớng phát triển của từng địa bàn để đề ra hƣớng cho vay trong thời gian sắp tới. Giải pháp về nhân sự, đào tạo cán bộ Con ngƣời là nguồn lực quan trọng nhất trong một tổ chức bất kỳ, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù các lớp huấn luyện và đào tạo hay nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng vẫn còn nhiều thiếu sót vì vậy, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác huấn luyện cán bộ tại chi nhánh của mình: + Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ mới cho từng cán bộ nhân viên ngân hàng. Đặc biệt là cán bộ, nhân viên ở bộ phận tín dụng, những ngƣời có liên quan trực tiếp đến công tác tín dụng của ngân hàng. + Chi nhánh cần phải thƣờng xuyên giáo dục cho cán bộ nhân viên ngân hàng văn hóa doanh nghiệp “ trung thực, kỷ cƣơng, chất lƣợng, sáng tạo, hiệu quả”. Mỗi cá nhân trong ngân hàng cần phải đƣợc trang bị đầy đủ các kiến thức về pháp luật, chính trị để có thể tự tin ứng phó với các tình huống xảy ra trong quá trình công tác và làm việc của mình. + Cần xem khách hàng là thƣợng đế, cho dù tại ngân hàng, khách hàng chủ yếu đến vay vốn, nhƣng cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng nên chú ý thái độ phục vụ đối với khách hàng của mình, với quan điềm không xem họ là ngƣời vay tiền của mình mà xem họ là khách hàng của mình. + Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ thƣờng xuyên và đinh kỳ. Công tác kiểm tra phải hết sức trung thực, trên tinh thần xây dựng lẫn nhau, quy định rõ ràng nhiệm vụ cũng nhƣ trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên, tránh trƣờng hợp bỏ sót các sai phạm của từng cán bộ, nhân viên. + Triển khai, tổ chức phong trào thi đua trong ngân hàng để tuyên dƣơng cán bộ, nhân viên có thành tích tốt theo từng tháng, từng quý, tạo động lực làm việc và nâng cao chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Nâng cao sự phối hợp với cơ quan quản lý Nhà Nước Các cơ quan chính quyền địa phƣơng có ảnh hƣởng đến công tác tín dụng của ngân hàng thông qua việc ban hành và chỉ đạo các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng, chính vì vây, ngân hàng cần quan tâm hơn trong việc thiết lập mối quan hệ với các cơ quan trên nhằm tạo đƣợc cơ hội thuận lợi cho hoạt động của mình. 77 Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phƣơng, ngân hàng cần tăng cƣờng đoàn kết phối hợp thực hiện công tác với các ban ngành nhƣ: UBND huyện, phòng kế hoạch đầu tƣ, trạm khuyến nông, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, các tổ chức đoàn, công đoàn trong huyện. Sự hợp tác này có tác dụng giúp cho ngân hàng kịp thời nắm bắt đuợc nhu cầu vay vốn của khách hàng để nhanh chóng đƣa đồng vốn của mình vào đầu tƣ những ngành lĩnh vực kinh tế cần thiết trong xã hội. Hơn nữa, ngân hàng có thể hỗ trợ về kỹ thuật trình độ công nghệ, tham gia góp ý, tƣ vấn cho khách hàng trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình nhằm hƣớng khách hàng đến mục tiêu chung là phát triển kinh tế địa phƣơng, song song với phát triển kinh tế gia đình. 78 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Tín dụng ngắn hạn là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM, vì vậy nâng cao chất lƣợng tín dụng trở thành một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong suốt thời gian qua, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo luôn là ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, đứng vững trên thị trƣờng. Biểu hiện của nó là việc tăng trƣởng tín dụng bền vững qua các năm và lợi nhuận cũng tăng trƣởng từng năm. Tín dụng ngắn hạn lại càng đóng vai trò chủ lực hơn trong hoạt động của ngân hàng vì chủ yếu quan hệ tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo là quan hệ tín dụng ngắn hạn, khách hàng có nhu cầu vay vốn kỳ hạn ngắn, vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh, vừa thuận lợi và an toàn để đạt lợi nhuận. Sau quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNNo & PTNT huyện Chợ Gạo. Ta có thể đƣa ra một số nhận xét chung là tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng khá tốt. Tăng trƣởng tín dụng bền vững., đảm bảo mức dƣ nợ năm sau cao hơn năm trƣớc, kỳ sau cao hơn kỳ trƣớc. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu của ngân hàng đang tiếp tục tăng trƣởng qua các năm là một trong những yếu tố ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. Những năm gần đây, kinh tế gặp nhiều khó khăn, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo vẫn luôn thực hiện tốt vai trò chủ chốt của mình trong việc, hỗ trợ vay vốn tại địa phƣơng. Có đƣợc kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngân hàng và sự hợp tác cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm với tình hình kinh tế xã hội nhƣ hiện nay, ngân hàng không tránh khỏi các rủi ro liên quan đến ngành. Chính vì thế, toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng nói riêng và toàn thể ngƣời dân, chính quyền địa phƣơng cần nỗ lực phấn đấu, hỗ trợ điều kiện tốt nhất giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Ngân hàng cấp trên Ngân hàng cấp trên phải thƣờng xuyên quan tâm đến các ngân hàng chi nhánh thông qua nhiều biện pháp khác nhau: 79 - Hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết các quy định, văn bản theo tinh thần chỉ đạo của NHNN giúp cho NH dễ dàng nắm bắt thông tin và thực hiện đúng, tránh lệch lạc so với quy định . - Thƣờng xuyên tổ chức họp mặt, trao đổi kinh nghiệm và giao lƣu giữa các ngân hàng với nhau để tạo mối quan hệ tốt đẹp và phát triển - Lấy ý kiến thăm dò từ khách hàng thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện và chỉnh sửa phƣơng hƣớng hoạt động theo yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của khách hàng. 6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng Không một cá nhân, tổ chức nào có thể tiến hành hoạt động, sản xuất kinh doanh khi mà chính quyền địa phƣơng lơ là, không chú trọng đến công tác quản lý tại địa phƣơng đó. Chính vì vậy, chính quyền địa phƣơng có vai trò quan trọng, là cầu nối trong hoạt động tín dụng giữa ngân hàng và ngƣời dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng đóng góp hỗ trợ cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng nhƣng vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến giấy tờ và hồ sơ vay vốn cũng nhƣ xác nhận của chính quyền địa phƣơng còn nhiều khó khăn cho khách hàng. Hiện tại, nhƣ đã nói, công tác phê duyệt giấy tờ cho ngƣời dân vay vốn còn khá chậm, ảnh hƣởng đến công tác tín dụng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, các trƣờng hợp cần sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phƣơng nhƣ giải thể, phát mãi tài sản cần đƣợc đơn giản hóa các thủ tục để tranh thủ thời gian giải quyết. Vì vây, Tòa án cần nhanh chóng phát hành, xử lý các văn bản thi hành án trong trƣờng hợp cần phát mãi tài sản của khách hàng, vì sự chậm trễ của tòa án hoàn toàn có thể ảnh hƣởng đến giá trị tài sản và làm giảm tốc độ làm việc của ngân hàng cũng nhƣ lợi ích của hai bên ngân hàng và khách hàng, từ đó, làm giảm chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nói chung và chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, thủ tục đăng kí kinh doanh và xác nhận của Uỷ Ban, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng về tài sản thế chấp còn chậm chạp trong khi số lƣợng hồ sơ vay vốn thì nhiều có ảnh hƣởng đến tốc độ kinh doanh của các dự án đề ra, làm cho kết quả kinh doanh có thể không theo kế hoạch và tiến độ. Từ đó ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng và ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng vì mối quan hệ mật thiết trong hoạt động của hai bên. Vì vậy, các phòng ban nên cố gắng hỗ trợ đến mức tối đa, đảm bảo cho tốc độ thực hiện dự án đƣợc tiến hành nhanh chóng và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, (2012), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trƣờng Đại Học Cần Thơ. 2. Thái Văn Đại,Nguyễn Thanh Nguyệt, (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Đại Học Cần Thơ. 3. Trần Thị Mỹ Nhân, (2011), Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo. Luận văn Đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 4. Huỳnh Minh Thƣ, (2012), Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Gò Quao. Luận văn Đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 5. Bùi Đức Trình (2008), Nâng cao hiệu quả tín dụng tại cơ sở II – Ngân hàng Công thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. 6. Sổ tay tín dụng (2004), NHNo & PTNT Việt Nam. 7. Bảng cân đối chi tiết (2010), NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. 8. Bảng cân đối chi tiết (2011), NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. 9. Bảng cân đối chi tiết (2012), NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. 10. Bảng cân đối chi tiết (6 tháng đầu năm 2013), NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo 11.NHNo & PTNT Tiền Giang chi nhánh Chợ Gạo,(2010), Tài liệu các quy định liên quan đến công tác tín dụng đang áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam. 12. Trên trang Web: www.AGRIBANK.com.vn. 13. Trên trang Web: www.cafef.vn 14. Trên trang Web: www.24h.com.vn 81 [...]... và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang để làm đề tài nghiên cứu 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu về hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, qua đó phân tích những kết quả đã đạt đƣợc và những hạn chế trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng trong 3 năm 2010-2012 và. .. làm hạn chế chất lƣợng tín dụng ngắn hạn và từ đó khắc phục các khó khăn để đề ra biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn là vấn đề cấp thiết hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Gạo nằm trên địa phận tỉnh Tiền Giang, là một trong những ngân hàng có lịch sử phát triển lâu dài, gắn bó mật thiết với tình hình kinh tế của địa phƣơng và khu... Tiền Giang để tìm ra những nguyên nhân và hạn chế nhằm đƣa ra giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng 2 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LUẬN 2.1.1 Các cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Tín dụng ngân hàng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa Tín dụng. .. động tín dụng của ngân hàng 14 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ GẠO 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, tên gọi viết tắt là AGRIBANK, Tổ chức tiền thân: Ngân hàng Nông nghiệp. .. Gạo, tỉnh Tiền Giang Địa chỉ tại số 84, Ô 2, Khu 1, thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài là 3 tháng từ 8.2013 đến 11.2013 Số liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền. .. hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu nhƣ doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ xấu để thấy rõ hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Mục tiêu 4: Đƣa ra một số giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng dựa vào những phân tích trên 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện tại NHNo&PTNT huyện Chợ Gạo, ... thành chi nhánh NH phát triển nông nghiệp và đổi tên lần thứ hai thành chi nhánh NHNo & PTNT, là một chi nhánh trực thuộc chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Tiền Giang, thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động kinh doanh chủ yếu là huy động vốn và cho vay, trong đó hơn 90% là cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn NHNo... một ngân hàng, một tổ chức tài chính là điều cực kì quan trọng để giúp ngân hàng có thể đứng vững trên thị trƣờng 3.4.2.1 Mục tiêu Phát triển hiệu quả- an toàn- bền vững Giữ vững vị trí quan trọng trong hệ thống Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và vị trí dẫn đầu trong hệ thống các ngân hàng ở khu vực huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang Công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ của ngân hàng. .. ro và rõ ràng đã có sự khủng hoảng trong hệ thống kinh tế tài chính nƣớc nhà Tín dụng là một trong những hoạt động không thể không đề cập khi chúng ta nói đến ngân hàng Công tác tín dụng tại ngân hàng tốt và có chất lƣợng thì ngân hàng sẽ hoạt động có hiệu quả Trong đó, tín dụng ngắn hạn là một hoạt động chi m tỷ trọng lớn và mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng Chính vì vậy, chất lƣợng tín dụng ngắn. .. doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nƣớc và ngoài nƣớc Đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế xã hội, ủy thác tín dụng, đầu tƣ cho chính phủ, các chủ đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, trƣớc hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp và nông thôn Ngân hàng Nông nghiệp có số lƣợng khách hàng, bạn hàng lớn nhất thị trƣờng Việt Nam gồm hơn 7 triệu hộ sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp,

Ngày đăng: 12/10/2015, 18:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w