Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 86)

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

5.2.2 Các giải pháp khác

Thu thập thông tin, phục vụ công tác thẩm định

Hiện nay, do nguồn khách hàng ngày càng dồi dào và hoạt động trên nhiều lĩnh vực cũng nhƣ các xã trong huyện cũng không hẳn nằm kề gần ngân hàng cho nên mọi thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định vẫn còn nhiều khó khăn nhất định. Bên cạnh đó, nhiều thông tin hiện nay chƣa phản ánh trung thực tình trạng hiện tại của khách hàng. Cán bộ tín dụng chủ yếu chỉ dựa vào nguồn thông tin sau khi phỏng vấn khách hàng và cảm tính chủ quan hay theo kinh nghiệm của bản thân nên đôi khi còn sai sót hoặc nắm chƣa đầy đủ thông tin, điều này rất nguy hiểm cho công tác thẩm định cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng phải tranh thủ mọi nguồn thông tin đáng tin cậy mà mình thu thập đƣợc từ những mối quan hệ xung quanh khách hàng nhằm đƣa ra các kết luận chính xác nhất cho những thông tin của khách hàng, hỗ trợ cho công tác thẩm định.

Xem xét về tài sản đảm bảo

Bất kỳ khoản vay nào cũng phải có đảm bảo tín dụng hoặc hình thức này, hoặc hình thức khác. Vì thế, hầu hết các bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng đều có các bản hợp đồng thế chấp (cầm cố) tài sản hay hợp đồng bão lãnh. Điều quan trọng là cán bộ tín dụng phải định đúng giá trị thực của tài sản đảm bảo và biến động giá cả của tài sản trong tƣơng lai để đề xuất số tiền cho vay phù hợp để có thể hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tài sản đảm bảo.

Cần thiết lập một bộ phận chuyên biệt trong công tác đánh giá tài sản, bộ phận này phải độc lập với bộ phận cho vay, đảm bảo tính trung thực khách quan đối với những khoản vay có đảm bảo. Bộ phận này sẽ thực hiện các công việc phù hợp với chuyên môn của mình một cách có hiệu quả: định kỳ sẽ theo dõi, khảo sát giá trị thực tế của quyền sử dụng đất ở từng nơi, từng vùng, từng con đƣờng theo giá trị thực tế của thị trƣờng, và đặc biệt có thể thu thập các thông tin tác động đến giá trị tài sản đảm bảo tại ngân hàng. Ngoài ra, họ có thể liên hệ với các ban ngành, Đoàn thể, Sở Tài Nguyên, Sở xây dựng…để

77

nắm kịp các thông tin liên quan đến quy hoạch, hƣớng phát triển của từng địa bàn để đề ra hƣớng cho vay trong thời gian sắp tới.

Giải pháp về nhân sự, đào tạo cán bộ

Con ngƣời là nguồn lực quan trọng nhất trong một tổ chức bất kỳ, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức, một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặc dù các lớp huấn luyện và đào tạo hay nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng vẫn còn nhiều thiếu sót vì vậy, ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong công tác huấn luyện cán bộ tại chi nhánh của mình:

+ Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ mới cho từng cán bộ nhân viên ngân hàng. Đặc biệt là cán bộ, nhân viên ở bộ phận tín dụng, những ngƣời có liên quan trực tiếp đến công tác tín dụng của ngân hàng.

+ Chi nhánh cần phải thƣờng xuyên giáo dục cho cán bộ nhân viên ngân hàng văn hóa doanh nghiệp “ trung thực, kỷ cƣơng, chất lƣợng, sáng tạo, hiệu quả”. Mỗi cá nhân trong ngân hàng cần phải đƣợc trang bị đầy đủ các kiến thức về pháp luật, chính trị để có thể tự tin ứng phó với các tình huống xảy ra trong quá trình công tác và làm việc của mình.

+ Cần xem khách hàng là thƣợng đế, cho dù tại ngân hàng, khách hàng chủ yếu đến vay vốn, nhƣng cán bộ, nhân viên ngân hàng cũng nên chú ý thái độ phục vụ đối với khách hàng của mình, với quan điềm không xem họ là ngƣời vay tiền của mình mà xem họ là khách hàng của mình.

+ Tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ thƣờng xuyên và đinh kỳ. Công tác kiểm tra phải hết sức trung thực, trên tinh thần xây dựng lẫn nhau, quy định rõ ràng nhiệm vụ cũng nhƣ trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên, tránh trƣờng hợp bỏ sót các sai phạm của từng cán bộ, nhân viên.

+ Triển khai, tổ chức phong trào thi đua trong ngân hàng để tuyên dƣơng cán bộ, nhân viên có thành tích tốt theo từng tháng, từng quý, tạo động lực làm việc và nâng cao chất lƣợng hoạt động của ngân hàng.

Nâng cao sự phối hợp với cơ quan quản lý Nhà Nước

Các cơ quan chính quyền địa phƣơng có ảnh hƣởng đến công tác tín dụng của ngân hàng thông qua việc ban hành và chỉ đạo các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng, chính vì vây, ngân hàng cần quan tâm hơn trong việc thiết lập mối quan hệ với các cơ quan trên nhằm tạo đƣợc cơ hội thuận lợi cho hoạt động của mình.

78

Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của các cơ quan quản lý và chính quyền địa phƣơng, ngân hàng cần tăng cƣờng đoàn kết phối hợp thực hiện công tác với các ban ngành nhƣ: UBND huyện, phòng kế hoạch đầu tƣ, trạm khuyến nông, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, các tổ chức đoàn, công đoàn trong huyện. Sự hợp tác này có tác dụng giúp cho ngân hàng kịp thời nắm bắt đuợc nhu cầu vay vốn của khách hàng để nhanh chóng đƣa đồng vốn của mình vào đầu tƣ những ngành lĩnh vực kinh tế cần thiết trong xã hội. Hơn nữa, ngân hàng có thể hỗ trợ về kỹ thuật trình độ công nghệ, tham gia góp ý, tƣ vấn cho khách hàng trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình nhằm hƣớng khách hàng đến mục tiêu chung là phát triển kinh tế địa phƣơng, song song với phát triển kinh tế gia đình.

79

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Tín dụng ngắn hạn là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM, vì vậy nâng cao chất lƣợng tín dụng trở thành một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong suốt thời gian qua, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo luôn là ngân hàng có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, đứng vững trên thị trƣờng. Biểu hiện của nó là việc tăng trƣởng tín dụng bền vững qua các năm và lợi nhuận cũng tăng trƣởng từng năm. Tín dụng ngắn hạn lại càng đóng vai trò chủ lực hơn trong hoạt động của ngân hàng vì chủ yếu quan hệ tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo là quan hệ tín dụng ngắn hạn, khách hàng có nhu cầu vay vốn kỳ hạn ngắn, vừa phù hợp với đặc điểm kinh doanh, vừa thuận lợi và an toàn để đạt lợi nhuận.

Sau quá trình tìm hiểu, phân tích và đánh giá về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNNo & PTNT huyện Chợ Gạo. Ta có thể đƣa ra một số nhận xét chung là tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng khá tốt. Tăng trƣởng tín dụng bền vững., đảm bảo mức dƣ nợ năm sau cao hơn năm trƣớc, kỳ sau cao hơn kỳ trƣớc. Tuy nhiên, tình hình nợ xấu của ngân hàng đang tiếp tục tăng trƣởng qua các năm là một trong những yếu tố ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng.

Những năm gần đây, kinh tế gặp nhiều khó khăn, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo vẫn luôn thực hiện tốt vai trò chủ chốt của mình trong việc, hỗ trợ vay vốn tại địa phƣơng. Có đƣợc kết quả trên là cả một quá trình phấn đấu nỗ lực của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngân hàng và sự hợp tác cũng nhƣ sự tín nhiệm của khách hàng. Tuy nhiên, hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm với tình hình kinh tế xã hội nhƣ hiện nay, ngân hàng không tránh khỏi các rủi ro liên quan đến ngành. Chính vì thế, toàn thể cán bộ, nhân viên ngân hàng nói riêng và toàn thể ngƣời dân, chính quyền địa phƣơng cần nỗ lực phấn đấu, hỗ trợ điều kiện tốt nhất giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro và tổn thất có thể xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với Ngân hàng cấp trên

Ngân hàng cấp trên phải thƣờng xuyên quan tâm đến các ngân hàng chi nhánh thông qua nhiều biện pháp khác nhau:

80

- Hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết các quy định, văn bản theo tinh thần chỉ đạo của NHNN giúp cho NH dễ dàng nắm bắt thông tin và thực hiện đúng, tránh lệch lạc so với quy định .

- Thƣờng xuyên tổ chức họp mặt, trao đổi kinh nghiệm và giao lƣu giữa các ngân hàng với nhau để tạo mối quan hệ tốt đẹp và phát triển

- Lấy ý kiến thăm dò từ khách hàng thƣờng xuyên để kịp thời phát hiện và chỉnh sửa phƣơng hƣớng hoạt động theo yêu cầu và nguyện vọng chính đáng của khách hàng.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phƣơng

Không một cá nhân, tổ chức nào có thể tiến hành hoạt động, sản xuất kinh doanh khi mà chính quyền địa phƣơng lơ là, không chú trọng đến công tác quản lý tại địa phƣơng đó. Chính vì vậy, chính quyền địa phƣơng có vai trò quan trọng, là cầu nối trong hoạt động tín dụng giữa ngân hàng và ngƣời dân. Mặc dù đã có nhiều cố gắng đóng góp hỗ trợ cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng nhƣng vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến giấy tờ và hồ sơ vay vốn cũng nhƣ xác nhận của chính quyền địa phƣơng còn nhiều khó khăn cho khách hàng.

Hiện tại, nhƣ đã nói, công tác phê duyệt giấy tờ cho ngƣời dân vay vốn còn khá chậm, ảnh hƣởng đến công tác tín dụng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, các trƣờng hợp cần sự hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phƣơng nhƣ giải thể, phát mãi tài sản cần đƣợc đơn giản hóa các thủ tục để tranh thủ thời gian giải quyết. Vì vây, Tòa án cần nhanh chóng phát hành, xử lý các văn bản thi hành án trong trƣờng hợp cần phát mãi tài sản của khách hàng, vì sự chậm trễ của tòa án hoàn toàn có thể ảnh hƣởng đến giá trị tài sản và làm giảm tốc độ làm việc của ngân hàng cũng nhƣ lợi ích của hai bên ngân hàng và khách hàng, từ đó, làm giảm chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng nói chung và chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nói riêng.

Ngoài ra, thủ tục đăng kí kinh doanh và xác nhận của Uỷ Ban, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng về tài sản thế chấp còn chậm chạp trong khi số lƣợng hồ sơ vay vốn thì nhiều có ảnh hƣởng đến tốc độ kinh doanh của các dự án đề ra, làm cho kết quả kinh doanh có thể không theo kế hoạch và tiến độ. Từ đó ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng và ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng vì mối quan hệ mật thiết trong hoạt động của hai bên. Vì vậy, các phòng ban nên cố gắng hỗ trợ đến mức tối đa, đảm bảo cho tốc độ thực hiện dự án đƣợc tiến hành nhanh chóng và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.

81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, (2012), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trƣờng Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại,Nguyễn Thanh Nguyệt, (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Đại Học Cần Thơ.

3. Trần Thị Mỹ Nhân, (2011), Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo. Luận văn Đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 4. Huỳnh Minh Thƣ, (2012), Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Gò Quao. Luận văn Đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

5. Bùi Đức Trình (2008), Nâng cao hiệu quả tín dụng tại cơ sở II – Ngân hàng Công thương Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh.

6. Sổ tay tín dụng (2004), NHNo & PTNT Việt Nam.

7. Bảng cân đối chi tiết (2010), NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. 8. Bảng cân đối chi tiết (2011), NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. 9. Bảng cân đối chi tiết (2012), NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo.

10. Bảng cân đối chi tiết (6 tháng đầu năm 2013), NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo

11.NHNo & PTNT Tiền Giang chi nhánh Chợ Gạo,(2010), Tài liệu các quy định liên quan đến công tác tín dụng đang áp dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam.

12. Trên trang Web: www.AGRIBANK.com.vn. 13. Trên trang Web: www.cafef.vn

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)