ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜ

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 34)

GIAN TỚI

3.4.1 Kế hoạch phát triển của ngân hàng đến năm 2013

Cùng với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, theo tinh thần vận động phát triển, theo chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo cũng không ngừng nỗ lực vƣơn lên khẳng định vai trò và vị thế của mình. Trong thời gian tới, cùng với các khó khăn và thuận lợi nhất định, Ngân hàng sẽ đề ra một số chỉ tiêu cơ bản để phấn đấu phát triển, theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội.

25

Các chỉ tiêu chủ yếu phấn đấu thực hiện năm 2013: -Nguồn vốn huy động tăng 15% so với năm 2012 -Tổng dƣ nợ thông thƣờng tăng 10% so với năm 2012

-Dƣ nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 25% tổng dƣ nợ thông thƣờng -Kế hoạch thu hồi nợ XLRR: thu 100% kế hoạch Tỉnh giao.

- Bảo đảm thu nhập đủ bù đắp chi phí bao gồm cả trích lập quỹ rủi ro và đạt mức tiền lƣơng theo cơ chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam quy định.

3.4.2 Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển và thành công của bất kì một doanh nghiệp nào. Nắm bắt đâu là cơ hội và thách thức của chính mình, từ đó đƣa ra các kế hoạch hợp lí sẽ giúp doanh nghiệp phát triển và ngày càng giữ vững vị thế của mình trong nền kinh tế. Đặc biệt là khi nền kinh tế trong nƣớc và thế giới đang gặp khó khăn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì việc hoạch định các chỉ tiêu và kế hoạch cho tƣơng lai của một ngân hàng, một tổ chức tài chính là điều cực kì quan trọng để giúp ngân hàng có thể đứng vững trên thị trƣờng.

3.4.2.1 Mục tiêu

Phát triển hiệu quả- an toàn- bền vững.

Giữ vững vị trí quan trọng trong hệ thống Ngân Hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và vị trí dẫn đầu trong hệ thống các ngân hàng ở khu vực huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ của ngân hàng sẽ đƣợc chú trọng để nâng cao chất lƣợng cán bộ, nhân viên, đáp ứng đƣợc yêu cầu kinh doanh của ngân hàng.

Tiếp tục quan tâm đến nhân viên, cán bộ của ngân hàng bằng việc tăng các mức lƣơng tƣơng xứng với năng lực và sức lao động đã bỏ ra.

3.4.2.2 Định hướng hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, chính vì thế, các chính sách liên quan đến việc định hƣớng phát triển và mở rộng hoạt động tín dụng trong tƣơng lai có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng và có tác động đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Thời gian sắp tới, ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò chủ lực của mình trong hoạt động tín dụng tại địa phƣơng thông qua các định hƣớng:

26

Phân công cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phù hợp với kinh nghiệm cũng nhƣ mối quan hệ của cán bộ tín dụng với địa phƣơng phụ trách.

Phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi tình hình tín dụng tại từng địa bàn, để có sự hỗ trợ trực tiếp và kịp thời với cán bộ tín dụng, đồng thời đánh giá năng lực cũng nhƣ nỗ lực của từng cán bộ tín dụng để xét thi đua, khen thƣởng.

Chuyển hƣớng đầu tƣ ƣu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả, tiếp tục lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn và kinh tế hộ là địa bàn chính làm nền tảng để phát triển kinh doanh, coi chất lƣợng tín dụng là sự nghiệp tồn tại và phát triển của Ngân hàng.

Nâng cao chất lƣợng tín dụng trên cơ sở chủ động, kiểm tra phân tích, phân loại đƣợc khách hàng và phân loại nợ, từ đó có chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng.

Chủ động thực hiện quản lý đƣợc các nhóm nợ từ đó phân loại nhóm nợ kịp thời, trích lập dự phòng rùi ro, đồng thời tổ chức thu hồi nợ sau khi đã xử lý rủi ro một cách triệt để.

Củng cố tổ chức hoạt động của Ban quản lý, đồng thời mở rộng quan hệ với các đoàn thể tại địa phƣơng. Thông qua đó để mở rộng phạm vi và quy mô tiếp cận đến nông dân, nắm bắt nhu cầu tín dung thực tế của nông dân.

Chủ động tiếp cận với khách hàng thuộc năm loại hình Doanh nghiệp để từ đó mở rộng tín dụng và giới thiệu các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng, nhằm hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2013.

27

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010-2012VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2010-2012VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.1.1 Sơ lƣợc về nguồn vốn của ngân hàng

Vốn là yếu tố đầu vào cơ bản và rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình tiến hành và duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với một Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) việc kinh doanh dựa trên việc huy động tiền gửi từ khách hàng rồi cho vay và sử dụng các dịch vụ khác để có thêm thu nhập thì nguồn vốn càng trở nên quan trọng. Do đó, vốn một trong những tiêu chí để đánh giá quy mô, tình hình hoạt động của ngân hàng. Qua 3 năm 210-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Chợ Gạo đã chú trọng đến công tác huy động vốn và thƣờng xuyên đạt đƣợc kết quả cao trong việc đảm bảo nguồn vốn ổn định cho hoạt động của ngân hàng.

Từ số liệu cụ thể ở bảng 4.1, ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trƣởng qua 3 năm, và đến thời điểm 6 tháng năm 2013, đảm bảo đƣợc hoạt động cho vay của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của ngƣời dân trên địa bàn trong quá trình mở rộng và phát triển nông thôn mới. Với quyết tâm cố gắng và phát triển quy mô cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, toàn thể cán bộ, nhân viên của ngân hàng đã không ngừng cố gắng trong công tác huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân ở địa phƣơng. Ngoài ra, tranh thu sự hỗ trợ, giúp đỡ từ chính quyền địa phƣơng, các ban ngành, đoàn thể đã đóng góp các kết quả đáng kể cho công tác huy động vốn tại ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn huy động: Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng trƣởng một

cách khả quan qua 3 năm từ 2010 đến 2012. So với năm 2010, vốn huy động năm 2011 tăng lên khoảng 29,17% tức đạt 506.542 triệu đồng tăng 114.405 triệu đồng. Đến năm 2012, con số này tiếp tục tăng lên đến 669.919 triệu động, tăng 163.377 triệu đồng, hay tăng 32,25% so với năm trƣớc đó. Trong vòng 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động tại ngân hàng đạt 605.114 triệu đồng, tăng 74.374 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 (528.74 triệu đồng), đạt tốc độ 14,07% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong suốt một thời gian dài trong quá trình xây dựng và phát triển, với năng lực và uy tín của mình, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đã không ngừng đề ra các biện pháp để thu

28

hút vốn từ nguồn tiền huy động đƣợc của ngƣời dân. Đó là lí do khiến cho nguồn vốn huy động tại ngân hàng này tăng liên tiếp trong những năm gần đây. Ngoài ra, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao cũng góp phần giúp ngƣời dân địa phƣơng gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên, về tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn thì bƣớc sang 2 quý đầu năm 2013, vốn huy động có tăng nhẹ hơn 2 quý đầu năm 2012 nhƣ đã phân tích, nguyên nhân là do lãi suất huy động từ năm 2012 bắt đầu có sự biến động giảm dần đến nay. Lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tƣớng chính phủ. Tiếp đó, đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12% một năm. Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc vừa quyết định đƣa trần lãi suất huy động - cho vay lần lƣợt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) đã đƣa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Chính sự sụt giảm của lãi suất nhƣ trên là nguyên nhân trực tiếp tác động đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của ngƣời dân.

Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển là một trong những bộ phận cấu

thành nên nguồn vốn của ngân hàng, vốn điều chuyển cũng có vai trò khá quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn vốn cho công tác tín dụng tại ngân hàng khi ngân hàng thiếu vốn.

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo, vốn điều chuyển của ngân hàng có sự chuyển biến tích cực qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010, vốn điều chuyển của ngân hàng là 76.370 triệu đồng. Do khả năng huy động vốn tốt và tự chủ đƣợc về nguồn vốn hoạt động của ngân hàng mình nên từ năm 2011 đến nay, ngân hàng không còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển của tỉnh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng giảm đƣợc một khoảng chi phí lớn đáng kể bởi vì vốn điều chuyển sẽ có chi phí cao hơn nguồn vốn mà ngân hàng tự huy động. Thời gian tới, ngân hàng cần tích cực duy trì tốt công tác huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động ổn định trong nguồn vốn của ngân hàng mình.

29

Bảng 4.1: Bảng cơ cấu nguồn vốn của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính : Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T/2013/6T/2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Vốn huy động 392.146 506.542 669.919 528.740 603.114 114.396 29,17 163.377 32,25 74.374 14,07

- Tiền gửi không

kỳ hạn 30.778 22.445 55.279 39.345 33.434 -8.333 -27,07 32.834 146,29 -5.911 -15,02 - Tiền gửi kỳ hạn dƣới 12 tháng 312.876 469.392 575.295 470.147 536.475 156.516 50,02 105.903 22,56 66.328 14,11 - Tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên 48.492 14.705 39.345 19.248 33.205 -33.787 -69,68 24.64 167,56 13.957 72,51 Vốn điều chuyển 76.360 0 0 0 0 -76.360 0 0 X 0 X Tổng nguồn vốn 468.506 506.542 669.920 528.740 603.114 38.036 8,12 163.378 32.25 74.374 14,07

30

4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng

4.1.2.1 Tiền gửi không kỳ hạn:

Là khoản tiền gửi đƣợc huy động từ lƣợng tiền nhàn rỗi tạm thời của ngƣời dân khi họ chƣa xác định hoặc chƣa đến thời điểm sẽ sử dụng khoản tiền đó. Mục đích gửi tiền không kì hạn của khách hàng chủ yếu là để thanh toán. Căn cứ vào số liệu từ bảng 4.1, ta có thể thấy, lƣợng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng gửi vào ngân hàng luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với các loại tiền gửi khác. Nguyên nhân do tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền không phải để dành hƣởng lãi suất tiết kiệm, mà là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu giao dịch trong thanh toán cho khách hàng nên lãi suất rất thấp.

Năm 2011, tiền gửi không kỳ hạn là 22.445 triệu đồng, giảm 8.333 triệu đồng so với năm 2010 ( năm 2010 là 30.778 triệu đồng). Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này chính là nguồn tiền gửi mà ngân hàng thu hút đƣợc trong năm phần lớn là tiền gửi của Kho Bạc, vào thời điểm đầu năm Kho Bạc gửi vào một lƣợng tiền khá lớn để đảm bảo thanh toán. Nhƣng đến cuối năm, Kho Bạc cần rút ra một số tiền lớn để chi lƣơng cho công nhân viên và chi ngân sách. Sang năm 2012, khoản tiền tiết kiệm không kỳ hạn này là 55.279 triệu đồng tăng lên 32.834 triệu đồng so với năm 2011, hay tăng 146,29% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do các công ty, doanh nghiệp mới chuyển đổi sang hình thức phát lƣơng cho công nhân, nhân viên qua thẻ ATM, nên tiền lƣơng chủ yếu ở hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, thuận tiện cho việc cất giữ và đảm bảo an toàn cho ngƣời dân. Ngoài ra, cũng trong năm này, ngân hàng triển khai phát hành và hƣớng dẫn sử dụng dịch vụ thẻ ATM cho nhiều đối tƣợng cán bộ, công nhân viên và học sinh, sinh viên sử dụng, làm tăng lên một lƣợng lớn tiền tiết kiệm không kỳ hạn gửi dƣới dạng thẻ ATM. So với 6 tháng đầu năm 2012, thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2013 giảm 5.911 triệu đồng, giảm 15,02%, con số này giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng thƣơng mại khác tăng cƣờng dịch vụ phát hành thẻ với nhiều ƣu đãi, thu hút tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng về phía họ.

Đối với loại tiền gửi này, mặc dù tỷ trọng không cao nhƣng ngân hàng cũng nên tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút bởi vì đây là nguồn vốn giá rẻ, lãi suất thấp nên hạn chế đƣợc áp lực cho ngân hàng, giúp ngân hàng đạt đƣợc hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của mình, giảm một phần chi phí so với huy động vốn có kỳ hạn.

31

4.1.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn:

Là khoảng tiền có ý nghĩa quan trọng trong nguồn vốn của ngân hàng vì thời điểm trả lãi cho khách hàng đƣợc xác định cụ thể, giúp ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc sử dụng khoản tiền này vào các mục đích kinh doanh sinh lợi, mang đến thu nhập cho ngân hàng.

Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng:

Do khách hàng chủ yếu ở vùng nông thôn, các kênh đầu tƣ về chứng khoán hay vàng có nhiều biến động và rủi ro cao, cũng nhƣ khả năng tiếp cận đến các lĩnh vực đó còn hạn chế nên ngƣời dân đa số chọn gửi tiết kiệm ngân hàng để lãnh lãi.

Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng của ngân hàng tăng cao hơn so với năm 2010 khá nhiều, đạt 469.392 triệu đồng tăng 156.516 triệu đồng, tăng gấp 50,02% so với năm 2010 (312.876 triệu đồng). Nguyên nhân của việc gia tăng này là do năm 2011, có rất nhiều các chƣơng trình khuyến khích gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng … đã có tác động tích cực đến hoạt động gửi tiền tiết kiệm của ngƣời dân địa phƣơng. Đến năm 2012, lãi suất ngân hàng có sự điều chỉnh nhiều lần theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, theo đó, 6 lần điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay làm cho tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dƣới 12 tháng trong năm này tăng ít hơn tốc độ tăng của năm 2011, tăng 105.903 triệu đồng, đạt 575.295 triệu đồng, tốc độ tăng là 22,56% . Sang năm 2013, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm, tình hình gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn dƣới 12 tháng chỉ tăng nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012, đạt 335.475 triệu đồng, tăng 66.328 triệu đồng, tốc độ 14,11 % so với cũng kỳ năm trƣớc. Ngoài ra, ta có thể thấy rõ là 6 tháng đầu năm 2012, tiền tiết kiệm kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn hơn tổng tiền gửi tiết kiệm loại này ở toàn năm 2012. Nguyên nhân của vấn đề này là do lãi suất tiền gửi của ngân hàng giảm mạnh dần vào khoảng từ giữa năm 2012 trần lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh,

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 34)