Dự phòng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 79)

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

4.4.4Dự phòng rủi ro tín dụng

Thực hiện theo quy định của NHNN, và nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì việc trích lập dự phòng đƣợc ngân hàng thực hiện nghiêm túc, kể từ năm 2010 (tức 5 năm từ khi ban hành Quyết định 493), các ngân hàng phải trích đủ số dự phòng chung này. Tại NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo, tình hình hoạt động tín dụng khá tốt khi mà biểu hiện của dự phòng rủi ro tín dụng có những chuyển biến khá tốt. Từ năm 2010, trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng bắt đầu có nhiều biến động theo tình hình kinh tế dẫn đến hệ số dự phòng rủi ro cũng biến động theo. Năm 2010, hệ số này là 0,29%, đến năm 2011, dự phòng rủi ro tín dụng giảm còn 0,05%. Nguyên nhân là do khoản trích lập ở năm trƣớc đã đủ đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Đến năm 2012, trích lập dự phòng tăng trở lại và hệ số này cũng tăng theo, đạt 0,28%. Nhƣ chúng ta đã biết, nợ xấu năm 2012 tăng đột biến trong toàn ngành cũng nhƣ quy định nghiêm ngặt của NHNN về việc trích lập đầy đủ dự phòng nên đó là những lí do khiến cho dự phòng rủi ro tín dụng trong năm này tăng cao so với năm 2011. Tình hình 6 tháng năm 2013 nợ xấu vẫn tiếp tục tăng trƣởng, hệ số này tiếp tục tăng so với cũng kỳ năm trƣớc. Trong thời gian tới, ngân hàng cũng phải tiếp tục thực hiện trích lập dự phòng theo đúng quy định. Tuy nhiên, ngân hàng cần chú trọng quan tâm hơn trong quyết định cho vay đối với từng đối tƣợng khách hàng cụ thể để hạn chế xuất hiện nợ quá hạn nhằm giảm hệ số này xuống mức thấp nhất có thể.

70

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

5.1.1 Thuận lợi

Những năm qua, tình hình kinh tế, chính trị tại địa bàn huyện Chợ Gạo khá ổn định và phát triển bễn vững. Có thể nói, ngày nay ngƣời nông dân Chợ Gạo rất nhạy bén với cách làm ăn mới, thƣờng xuyên cập nhật thông tin giá cả thị trƣờng để định hƣớng cho phƣơng cách sản xuất của mình, làm thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, tránh rủi ro, hiệu quả thấp. Cụ thể nhƣ cây dừa trên đất Chợ Gạo trong những qua do giá cả giảm, cây nhãn tiêu bị dịch bệnh chổi rồng hoành hành, ngƣời dân nhận thấy đầu tƣ không có lợi nên tập trung chuyển hƣớng sang loại cây ăn trái khác hiệu quả hơn nhƣ thanh long, ca cao chẳng hạn. Nhƣ đã nêu trên, thực tế cho thấy cây thanh long mang lại hiệu quả thiết thực cho ngƣời dân nơi đây, hơn nữa đặc sản thanh long ở Tiền Giang chủ yếu tập trung nhiều nhất là địa bàn Chợ Gạo, loại cây rất thích hợp với vùng đất này, thêm vào đó ngƣời nông dân Chợ Gạo có kinh nghiệm với loại đặc sản độc đáo này, họ biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là kỹ thuật xông đèn cho ra hoa trái vụ, giá thành cao, đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng hiện nay. Huyện Chợ Gạo có Hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An để ổn định "đầu ra" và giúp cho nhà vƣờn nơi đây tập trung đầu tƣ sản xuất theo quy mô lớn và hiện nay, với nhãn hiệu "thanh long Chợ Gạo" không chỉ cung cấp cho thị trƣờng trong nƣớc mà còn vƣơn xa ra thị trƣờng nƣớc ngoài, nhất là các thị trƣờng khó tính nhất nhƣ Châu Âu và Mỹ.

Là ngân hàng có lịch sử phát triển ổn định và lâu dài tại địa phƣơng, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo đã luôn giữ vai trò chủ chốt trong các ngân hàng ở địa bàn hỗ trợ ngƣời dân địa phƣơng trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của địa phƣơng, đƣợc sự tín nhiệm và yêu mến của đa số ngƣời dân và các tổ chức có nhu cầu vay vốn trên địa bàn.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm và trình độ tốt, luôn tận tụy giúp đỡ, hỗ trợ cho khách hàng tiếp cận với nguồn vốn vay tại ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nƣớc quản lý lãi suất từ áp dụng lãi suất cơ bản sang lãi suất trần; mặt bằng lãi suất giữa các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tƣơng

71

đối ngang bằng nhau, tạo điều kiện cho NHNo thu hút đƣợc lƣợng tiền gửi khá lớn từ các đối tƣợng khách hàng trên địa bàn.

Mặc dù phải chống chọi với thiên tai và dịch bệnh, nhƣng nhờ chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà Nƣớc cùng với nỗ lực của toàn dân mà dịch bệnh đƣợc khống chế, hậu quả đƣợc khắc phục kịp thời nhƣ dịch heo tai xanh, cúm gia cầm, dịch bệnh trên cây thanh long, cây lúa và hoa màu tại địa phƣơng…

Công viên Chợ Gạo đƣợc tu sửa và xây dựng thêm nhiều trò chơi và các dịch vụ khác đã tác động tích cực đến hoạt động thƣơng mại – dịch vụ tại địa phƣơng. Đây là nhóm ngành cần đƣợc quan tâm hỗ trợ tích cực về vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế tại địa phƣơng.

5.1.2 Khó khăn

Càng ngày có nhiều các ngân hàng thƣơng mại khác đƣợc thành lập, đƣa ra nhiều chƣơng trình thu hút tiền gửi, các chƣơng trình rút thăm trúng thƣởng, phí dịch vụ thấp, cạnh tranh gay gắt với ngân hàng.

Kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn còn phụ thuộc nhiều vào biến động giá cả cũng nhƣ thiên tai, dịch bệnh nên khó kiểm soát một cách chặt chẽ theo ý muốn.

Nguồn vốn huy động tăng trƣởng chậm vì là huyện thuần nông, thu nhập nông dân chƣa cao, tập quán gửi tiền tiết kiệm chƣa sâu rộng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế. Vì là một ngân hàng chi nhánh nằm ở vùng nông thôn nên dƣờng nhƣ công tác trang bị máy móc còn nhiều hạn chế và chƣa đƣợc quan tâm thật sự.

Việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm do đất có nhiều thửa và liên quan đến đất ở.

Ngƣời dân hoang mang khi lãi suất ngân hàng thƣờng xuyên thay đổi, cộng thêm những diễn biến phức tạp của giá vàng làm cho khách hàng đắn đo trong việc lựa chọn kênh đầu tƣ gửi tiền tiết kiệm hay mua vàng dự trữ.

Vẫn còn nhiều trƣờng hợp khách hàng đến hạn chƣa trả đƣợc nợ, mục đích sử dụng vốn vay chƣa thật sự hiệu quả và theo đúng nhƣ hợp đồng tín dụng làm cho nợ xấu của ngân hàng đang tăng trong thời gian gần đây.

Khách hàng chƣa đa dạng, nhiều nhóm khách hàng tiềm năng vẫn chƣa đƣợc ngân hàng tiếp cận để quan hệ tín dụng.

72

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

Từ tình hình thực tế tại ngân hàng, các vấn đề khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng ngắn hạn nói riêng, tôi xin đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng.

5.2.1 Các giải pháp nghiệp vụ

Mở rộng tín dụng gắn liền với nâng cao chất lượng tín dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng

* Mở rộng tín dụng gắn liền với chất lƣợng tín dụng:

Xây dựng hệ thống thông tin theo nhóm khách hàng, phục vụ cho công tác quản lý và theo dõi khách hàng, từ đó kịp thời liên hệ với khách hàng khi cần thiết. Tích cực chú trọng tới công tác quản trị rủi ro, phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh, quan tâm, đánh giá đúng tình hình quá khứ và định hƣớng phát triển của khách hàng trong tƣơng lai, từ đó rà soát dƣ nợ tín dụng cũ và định hƣớng tín dụng cho thời gian tới.

Rõ ràng nhóm khách hàng doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng trong khi nhóm khách hàng này không tồn tại nợ xấu hay nói cách khác tại địa phƣơng nhóm khách hàng này đƣợc đánh giá là rủi ro thấp khi quan hệ tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần tăng cƣờng cho vay khách hàng doanh nghiệp để phân tán rủi ro và mở rộng hoạt động tín dụng.

Một số chi tiêu về đầu tư tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất là xem xét về khả năng tài chính: Các thông tin của doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng là chƣa đủ để kết luận về năng lực tài chính của họ ( chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu, lợi nhuận…) bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn chứng minh tình hình tài chính vững mạnh của mình khi đi vay. Chính vì thế, ngân hàng cần chú trọng xem xét các thông tin về lịch sử hình thành và phát triển, uy tín doanh nghiệp cũng nhƣ tình hình công nợ của doanh nghiệp đặc biệt là dƣ nợ tại các ngân hàng khác.

Thứ hai là về mặt định tính: Việc điều tra thông tin theo các yếu tố định lƣợng còn khá khó khăn và chƣa đầy đủ để phản ánh các thông tin cần thết cho quyết định cho vay. Chính vì vậy, ngân hàng cần điều tra thêm các yếu tố định tính sau:

73

+ Tố chất của ngƣời quản lý: đây là một chỉ tiêu quan trọng khi tiến hành điều tra thông tin của một doanh nghiệp. Thông qua cách ứng xử, giao tiếp hay lý lịch bản thân của ngƣời chủ doanh nghiệp ngân hàng có thể đƣa ra các phán xét về tình hình doanh nghiệp.

+ Uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng: thông qua các mối quan hệ xung quanh để xác định uy tín của doanh nghiệp. Họ là những bạn hàng, ngƣời dân địa phƣơng hay chính quyền địa phƣơng mà thông qua đó, các thông tin về uy tín của doanh nghiệp sẽ đƣợc thể hiện.

+ Tài sản hiện có của doanh nghiệp: ngoài tài sản đầu tƣ, doanh nghiệp còn có tài sản riêng, những tài sản này tốt hay xấu, nhiều hay ít có thể giúp ngƣời điều tra tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thứ ba là về mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mục đích sử dụng vốn thể hiện định hƣớng kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp giúp ngân hàng đƣa ra quyết định cho vay chính xác không. Doanh nghiệp cần trả lời đƣợc mục đích sử dụng số tiền vay, tại sao lại chọn mục đích đó, số tiền vay có thật sự đủ đáp ứng nhu cầu để thực hiện mục đích đó không. Xem xét xem dự án có khả thi không, có khả năng hoàn vốn không.

Khi doanh nghiệp thỏa đƣợc cái điều kiện trên, ngân hàng cần tăng cƣờng các biện pháp nghiệp vụ của mình trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn và giữ mối quan hệ tín dụng lâu dài với khách hàng thông qua các chƣơng trình khuyến mãi, và sử dụng các biện pháp marketing thu hút thêm các doanh nghiệp khác.

* Mở rộng tín dụng gắn liền với phát triển dịch vụ:

Hiện tại, so với các ngân hàng khác trên địa bàn thì sản phẩm dịch vụ của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo còn ít, chƣa đa dạng nên ít thu hút khách hàng tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng mình. Ngân hàng cần có các chính sách thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tại ngân hàng mình thông qua các nhóm khách hàng có quan hệ tín dụng tốt.

Nắm chắc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và các chính sách tiếp thị của các ngân hàng khác trên địa bàn để từ đó hiểu rõ hơn về đặc điểm của khách hàng và đối thủ cạnh tranh trong hoạt động phát triển sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng mình.

74

Thƣờng xuyên thăm hỏi khách hàng, đặc biệt là những khách hàng có quan hệ tín dụng lâu dài và uy tín với ngân hàng, giải đáp các thắc mắc liên quan đến quan hệ tín dụng giữa khách hàng với ngân hàng.

Nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa rủi ro

Quản trị rủi ro trong ngân hàng là một yếu tố cực kỳ quan trọng và có ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động tín dụng tại ngân hàng, ngày càng có nhiều trƣờng hợp rủi ro liên quan đến tín dụng làm ảnh hƣởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để khắc phục vấn đề đó, cần thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro sau:

Thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng ngừa rủi ro, đảm bảo tất cả các cán bộ thực hiện kinh doanh liên quan đến rủi ro đều nắm hiểu đƣợc các rủi ro có liên quan có thể xảy ra đề tăng cƣờng đề phòng rủi ro

Nâng cao chất lƣợng khai thác và cung cấp thông tin, tạo kênh thông tin chính xác và hiệu quả, theo chiều lên xuống giữa các phòng ban

* Dấu hiệu nhận biết phục vụ công tác phòng ngừa rủi ro: + Dấu hiệu phi tài chính:

Từ môi trƣờng kinh doanh: Ngày nay, kinh tế luôn đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, hội nhập và mở cửa là cơ hội cũng đồng thời là thách thức cho nền kinh tế nƣớc nhà. Các doanh nghiệp luôn đứng trƣớc những biến động về giá cả cũng nhƣ rủi ro về tỷ giá, ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ các nhân tố liên quan đến khách hàng: nội bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các dấu hiệu liên quan đến mất đoàn kết nội bộ, các vụ kiện giữa thành viên trong nội bộ công ty là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp hoạt động chƣa tốt.

+ Dấu hiệu cảnh báo tài chính:

Thông qua các biểu hiện liên quan đến việc trả nợ và mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác mà ngân hàng nên xem xét lại tình hình hoạt động của doanh nghiệp:

- Kéo dài thời gian thanh toán các khoản nợ.

- Giá trị hàng tồn kho lớn, vòng quay hàng tồn kho giảm. - Thua lỗ triền miên, kéo dài qua nhiều năm.

75

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình cho vay

Nợ xấu ngân hàng ngày càng tăng phản ánh chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng ngày càng sụt giảm. Nguyên nhân trực tiếp liên quan đến vấn đề này là do công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay tại ngân hàng vẫn thật sự chƣa hiệu quả.

Một trong những bƣớc quan trọng của quy trình tín dụng là công tác kiểm tra và giám sát. Kiểm tra và giám sát hiệu quả góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra tại ngân hàng. Chính vì thế, cán bộ tín dụng cần chú trọng hơn vào công tác kiểm tra, giám sát ngay từ khi khách hàng đi vay:

Kiểm tra hồ sơ khách hàng: kiểm tra, rà soát thông tin, tính hợp lí, hợp lệ trong thông tin kê khai của khách hàng. Đặc biệt là tính pháp lý thẩm quyền của ngƣời ký hồ sơ vay vốn. Xét xem khách hàng có đủ điều kiện cho vay theo quy định hiện hành chƣa.

Kiểm tra hồ sơ khoản vay: Kiểm tra sự phù hợp, tính đầy đủ thông tin của các khoản vay và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn tại ngân hàng. Kiểm tra tính xác thực và khả thi các số liệu kê khai về phƣơng án sản xuất, kinh doanh trong hồ sơ vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra hồ sơ tài sản đảm bảo: Kiểm tra sự đầy đủ và tính pháp lý của tài sản đảm bảo. Giấy tờ đảm bảo chứng minh quyền sử dụng/ sở hữu tài sản phải làm bản chính.

Kiểm tra hồ sơ giải quyết cho vay: Kiểm tra tính khả thi, hiệu quả, khả năng trả nợ của dự án. Kiểm tra điều kiện vay vốn và đảm bảo tiền vay theo quy định hiện hành. Kiểm tra việc đinh giá tài sản và thành phần tham gia định giá. Rà soát lại nội dung, hình thức, sự đầy đủ và tính hợp lệ của

Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện chợ gạo tỉnh tiền giang (Trang 79)