3.2.1 Sơ đồ tổ chức
Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 3.2.2 Chức năng của từng bộ phận
* Ban Giám Đốc: trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của NH, tiếp nhận các chỉ thị nghị quyết của cấp trên và phổ biến lại cán bộ công nhân viên NH.
Phòng giao dịch Bến Tranh Phòng Tín dụng Phòng TC hành chánh - Nhân sự Phòng kế toán - Ngân quỹ Ban giám đốc
17
+ Giám Đốc: là nhà quản trị có thẩm quyền cao nhất, là ngƣời có những quyết định với tình hình nhân sự và hoạt động kinh doanh của NH. Giám đốc chịu trách nhiệm trực tiếp với NH cấp trên.
+ Phó Giám Đốc: gồm có 2 phó Giám Đốc, 1 phó Giám Đốc phụ trách Phòng Tín dụng, 1 phụ trách Phòng kế toán ngân quỹ. Các Phó Giám Đốc có trách nhiệm tham mƣu cho Giám Đốc về hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ điều hành mọi công việc theo uỷ quyền của Giám Đốc.
* Phòng tổ chức hành chánh - nhân sự: có những chức năng cơ bản sau: + Xây dựng các qui chế, qui định
+ Bố trí sắp xếp lao động tại chi nhánh
+ Nghiên cứu, đề xuất thực hiện định mức lao động, tiền lƣơng, tiền thƣởng theo chế độ khoán tài chính, quản lí quỹ lƣơng dự phòng
+ Tham mƣu sắp xếp mạng lƣới kinh doanh tại chi nhánh
* Phòng Tín dụng: thực hiện các công việc sau:
+ Thống kê, phân tích thông tin số liệu, đề xuất các chiến lƣợc kinh doanh, kế hoạch đầu tƣ mang tính khả thi hiệu quả.
+ Thực hiện nghiệp vụ huy động vốn và cho vay theo sự chỉ đạo của Ban Giám Đốc
+ Tổng hợp phân tích thông tin kinh tế, quản lí danh mục khách hàng, báo cáo chuyên đề
+ Xây dựng các mô hình, dự án mẫu, thẩm định các dự án đầu tƣ, lựa chọn các dự án đầu tƣ tối ƣu nhất
+ Thu thập thông tin phòng ngừa rủi ro + Thực hiện kế hoạch kinh doanh tháng, quý
* Phòng kế toán - ngân quỹ:
+ Làm nhiệm vụ thu chi tiền mặt, dịch vụ kí gởi tài sản, các chứng từ có giá + Trực tiếp hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ chuyển nợ quá hạn... + Thu thập, tổng hợp, xử lí cung cấp và lƣu trữ thông tin tại chi nhánh + Thực hiện giải ngân nợ, kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lí và hồ sơ vay vốn trƣớc khi giải ngân
+ Quản lí an toàn kho quỹ, thực hiện các qui định, qui chế về nghiệp vụ thu phát tiền, bảo quản vận chuyển tiền
18
+ Kiểm tra, xem xét lại hồ sơ trƣớc khi giải ngân
* Phòng Giao dịch Bến Tranh:
- Phòng Giao dịch Bến Tranhtrực thuộc sự quản lý của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Chợ Gạo. Do những đặc thù điểm về địa hình của huyện nên chi nhánh Phòng Giao dịch Bến Tranh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn và có thể huy động nguồn vốn nhà rỗi trong dân cƣ ở khu vực 7 xã vùng trên của huyện Chợ Gạo.
- Phòng Giao dịch Bến Tranh có các chức năng:
+ Huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân tại địa phƣơng để cho vay theo đúng chế độ của ngành và định hƣớng phát triển kinh tế huyện
+ Thực hiện giải ngân, thu nợ trong địa bàn quản lí
+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cấp trên.
3.2.3 Tình hình nhân sự
Nhân sự là một nguồn lực quan trọng, là tài sản có giá trị nhất của bất kì một doanh nghiệp nào. Nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn cao vừa có kinh nghiệm làm việc tốt sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhất là trong giai đoạn hội nhập nhƣ hiện nay. Quản lý nguồn nhân lực một cách có hiệu quả thật sự là một trong những thách thức lớn của bất kỳ một tổ chức nào. Đối với ngân hàng, một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh sản phẩm dịch vụ liên quan đến tiền thì quản lý nguồn nhân lực còn khó khăn hơn bởi lẽ các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất nhạy cảm và liên quan nhiều đến trách nhiệm cũng nhƣ là đạo đức của cán bộ và nhân viên ngân hàng. Vì thế, quản lí tốt nguồn tài sản này sẽ giúp cho doanh nghiệp có đƣợc các thuận lợi nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng đƣợc tiến hành một cách liên tục, thƣờng xuyên và có hiệu quả. Trong những năm qua, tình hình nhân sự tại chi nhánh khá ổn định, không có sự biến động lớn nào trong cơ cấu nhân sự gây ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, chất lƣợng nguồn nhân lực ngày càng nâng cao và luôn đƣợc quan tâm một cách đặc biệt thông qua các chƣơng trình huấn luyện, đào tạo kĩ năng và nghiệp vụ thƣờng xuyên, định kỳ hàng tháng do ngân hàng tổ chức.
Đến thời điểm hiện tại, tính luôn cả phòng giao dịch Bến Tranh thì tổng số cán bộ nhân viên toàn chi nhánh là 43 ngƣời, với cơ cấu trình độ khác nhau đƣợc biểu hiện cụ thể và chi tiết qua bảng số liệu sau:
19 Bảng 3.1: Trình độ nhân viên
chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Chi Nhánh NHNo & PTNT Chợ Gạo
Việc tuyển chọn và đề bạt cán bộ đúng tiêu chuẩn, đúng năng lực, đúng ngƣời đúng việc là khâu vô cùng quan trọng ở mọi cơ quan ban ngành đoàn thể. Đó là một trong những bƣớc đi quan trọng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế, việc này thƣờng là do giám đốc mới có quyền quyết định và tuyển chọn cũng nhƣ đề bạt ngƣời có năng lực, uy tín đảm nhiệm các vị trí trong ngân hàng. Ban Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Gạo cũng đã hết sức quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ về nghiệp vụ, tin học chuyên ngành. Từ đó tạo sự cân bằng và đồng đều về chuyên môn nâng cao chất lƣợng công tác từng cán bộ nhân viên ở ngân hàng. Việc đào tạo nâng cao trình độ đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và thành quả kinh doanh của đơn vị.
Ngoài ra, ngân hàng thƣờng xuyên có các buổi họp nội bộ vào buổi chiều thứ 5 mỗi tuần để chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các khó khăn vƣớng mắc, các phát sinh mới để kịp thời giải quyết theo hƣớng đúng đắn nhất theo tinh thần chỉ đạo của cấp trên và nguyện vọng cũng nhƣ sự nhất trí của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng.
Chỉ tiêu Số nhân viên ( ngƣời) Tỷ trọng (%)
1. Trình độ văn hóa 43 100 Cao học 2 4,65 Đại học 31 72,10 Trung học 4 9,30 Khác 6 14,95 2. Trình độ tin học 43 100 Chứng chỉ A 12 27,90 Chứng chỉ B 31 72,10 3. Trình độ ngoại ngữ 43 100 Chứng chỉ A 10 23,25 Chứng chỉ B 31 72,10 Chứng chỉ C 2 4,65
20
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN CHỢ GẠO QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM
Đóng vai trò là nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế, ngành ngân hàng đã không chỉ nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình mà càng thể hiện rõ hơn “mạch máu nuôi sống cả nền kinh tế”. Cũng nhƣ bất kì một tổ chức kinh tế nào khác, ngân hàng thƣơng mại chủ yếu kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Kết quả hoạt động kinh doanh là căn cứ để đánh giá chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Hay nói chính xác thì lợi nhuận của một doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Đối với ngân hàng - một doanh nghiệp kinh doanh đặc biệt, với sản phẩm chủ yếu là tiền tệ và các dịch vụ liên quan đến tiền tệ thì lợi nhuận chính là yếu tố giúp ngân hàng phát triển, nâng cao uy tín, vị thế trong nền kinh tế. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đƣợc quan tâm xem xét hàng đầu khi muốn đánh giá về chất lƣợng hoạt động của ngân hàng đó. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tốt đồng nghĩa với việc ngân hàng hoạt động có chất lƣợng, đạt đƣợc mục tiêu, định hƣớng đƣợc các bƣớc đi trong tƣơng lai và có khả năng đứng vững trong một môi trƣờng kinh doanh đầy cạnh tranh nhƣ hiện nay.
Trong bối cảnh của nền kinh tế với những khó khăn nhất định trong thời gian qua, có nhiều trở ngại nhƣ kinh tế biến động, lãi suất thay đổi liên tục, thiên tai, dịch bệnh và nhiều yếu tố khó khăn khách quan khác là là các áp lực và thách thức lớn đối với từng doanh nghiệp, từng ngân hàng. Đóng giữ một vai trò chủ lực trong việc cung ứng và tạo điều kiện cho ngƣời dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, ổn định và thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Chợ Gạo đã không ngừng nỗ lực vƣơn lên để giữ vững vị trí quan trọng trong ngành ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Sự nỗ lực đó đã giúp ngân hàng đạt đƣợc một số kết quả nhất định mà biểu hiện đầu tiên là kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Gạo qua bảng số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhƣ sau:
21
Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T /2012 6T /2013 2011/2010 2012/2011 6T/2013/6T/2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I. THU NHẬP 64.291 87.376 91.689 47.441 49.662 23.085 35,91 4.313 4,94 2.221 4,68
1. Thu lãi từ HĐTD 62.995 86.382 90.564 46.960 49.021 23.387 37,13 4.182 4,84 2.061 4,39
Thu lãi tiền gửi 695 1.032 1.228 728 1.578 337 48,49 196 18,99 850 117
Thu lãi tiền vay 62.300 85.350 89.336 46.232 47.443 23.050 37,00 3.986 4,67 1.211 2,62
2. Thu từ HĐDV 262 374 463 226 234 112 42,75 89 23,80 8 3,54
3. Thu khác 1.034 620 662 255 407 -414 -40,04 42 6,77 152 59,61
II. CHI PHÍ 56.196 75.263 77.106 41.154 41.941 19.067 33,93 1.843 2,45 787 1,91
1.Chi lãi HĐTD 46.757 65.007 63.976 36.040 35.259 18.250 39,03 -1.031 -1,59 -0.781 -2,18
Chi lãi tiền gửi 34.359 58.876 61.892 34.900 34.515 24.517 71,36 3.016 5,12 -0.385 -1,10
Chi lãi tiền vay 12.106 5.662 660 426 205 -6.444 -53,23 -5.002 -88,34 -221 -51,88
Chi lãi GTCG 292 469 1.424 714 539 177 60,62 955 203,62 -175 -24,51
2. Chi HĐDV 425 530 403 714 654 105 24,71 -127 -23,96 -60 -8,40
3. Chi khác 9.014 9.726 12.727 4.400 6.144 712 7,90 3.001 30,86 1.744 39,64
III. LỢI NHUẬN 8.095 12.113 14.583 6.287 7.721 4.018 49,64 2.470 20,39 1.434 22,81
22
* Thu nhập
Thu nhập của ngân hàng có nhiều dấu hiệu khả quan và diễn biến tốt trong giai đoạn từ 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Từ bảng tổng hợp về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta có thể thấy, qua 3 năm, thu nhập của ngân hàng tăng liên tục. Cụ thể, nếu nhƣ năm 2010, tổng thu nhập của ngân hàng chỉ dừng lại ở con số 64.291 triệu đồng thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên thành 87.376 triệu đồng, tăng 23.085 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2010. Và bƣớc sang năm 2012, kinh tế bắt đầu gặp một số khó khăn, tốc độ tăng trƣởng thu nhập của ngân hàng bắt đầu giảm lại. Tuy nhiên, thu nhập vẫn đảm bảo đƣợc điều kiện tăng cao hơn năm trƣớc, cụ thể là thu nhập của ngân hàng đã tăng lên đến 91.689triệu đồng, tăng 4.313 triệu đồng, hay 4,94% so với năm 2011. Bƣớc sang 2 quý đầu năm 2013, kết quả thu nhập của ngân hàng vẫn khả quan khi mà thu nhập ngân hàng tăng 2.221 triệu đồng, tăng 4,68% so với cũng kỳ năm trƣớc (6 tháng đầu năm 2012 ngân hàng thu nhập 47.441 triệu đồng)
Nguyên nhân của việc gia tăng này là do các khoản thu từ lãi HĐTD, HĐDV và các khoản thu khác đều tăng. Đặc biệt, lãi từ HĐTD chiếm tỷ trọng lớn nên việc thu nhập từ nguồn lãi này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng trƣởng thu nhập của ngân hàng. Trong HĐTD, thu lãi từ tiền vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và có sự gia tăng qua các năm, các kỳ.
Từ năm 2010 đến 2011, lãi từ tiền vay tăng 23.050 triệu đồng, đạt 37%. và năm 2012 lãi tiền vay tăng 13.986 triệu đồng, tăng 4,67% so với năm 2011. Bên cạnh lãi từ tiền vay thì khoản thu từ lãi tiền gửi cũng tăng liên tục qua 3 năm, với tốc độ là 18,99% trong năm 2012 so với 2011 và 48,49% năm 2011 so với 2010, đạt 117% giữa 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Thu nhập từ lãi tiền vay của ngân hàng tăng qua 3 năm và so với 6 tháng đầu năm 2012, thu lãi tiền vay cũng tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Xu hƣớng tăng trƣởng thu nhập đó là do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, vì đặc điểm vị trí cũng nhƣ tính chất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là gắn liền với nông thôn và nông nghiệp nên hoạt động cho vay và thu lãi tiền vay gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phƣơng cũng nhƣ công tác tín dụng tại ngân hàng. Bên cạnh đó, năm 2011, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu le lói phục hồi, NHNN điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế vĩ mô, cùng với các chính sách tín dụng nông thôn, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và sau nghị định 41/2010 - NĐCP năm 2010 càng tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn của khách hàng. Sang năm 2012, lạm phát giảm từ ngƣỡng 20% của năm 2011 về mức dƣới
23
7%, ngân hàng tranh thủ mọi nguồn lợi sẵn có về dịch vụ và uy tín, góp phần ổn định hoạt động kinh doanh nên nhìn chung, thu nhập vẫn cao hơn so với năm 2011, tuy nhiên, xét về tốc độ tăng thì thu nhập của năm này ở mức thấp so với năm 2011. Lí do cơ bản là vì trong một năm với tình hình kinh tế có nhiều biến động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những biến động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ít nhiều ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời dân khi quyết định chọn lựa ngân hàng để vay vốn và gửi tiền. Bên cạnh đó, việc cầu Chợ Gạo cũ - con đƣờng trực tiếp thuận lợi cho các doanh nghiệp và ngƣời dân tiếp cận tín dụng tại ngân hàng bị phá bỏ để cầu Chợ Gạo mới đƣợc lƣu thông nên đã gây khó khăn cho việc đi lại và ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình và các doanh nghiệp bên phía gần kề với ngân hàng và bên kia cầu Chợ Gạo cũ. Mặc dù, thu nhập 6 tháng năm 2013 có tăng so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣng tốc độ tăng trƣởng còn khá thấp so với mức tăng trƣởng cả năm 2012 so với năm 2011 bởi vì các yếu tố về thời vụ và tập quán kinh doanh, sản xuất ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng nhƣ là vào các tháng cuối năm thì ngƣời dân sẽ thu hoạch vụ mùa và trả lãi tiền vay.
* Chi phí
Ở bất kì một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào, chi phí hoạt