1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí

79 630 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 690 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ một vị trí quan trọng trong sựnghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt sau khi có sự chuyển đổi kinh tếtừ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa(năm 1986) Sau Đại hội VI, thành phần kinh tế tư nhân bắt đầu được quan tâmđúng mức Khẳng định kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế quan trọngtrong nền kinh tế thị trường có sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, đóng gópquan trọng vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước Các hộ kinhdoanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân được thành lập tăng lên nhanh chóng,chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Các doanh nghiệp này có vốn đầutư ít nhưng lại sử dụng một lượng lao động rất lớn Theo thống kê hiện nay cácDNV&N chiếm tới 95% trong tổng số các doanh nghiệp trong cả nước, đónggóp vào 30% GDP, thu hút 70% lao động làm việc trong lĩnh vực phi nôngnghiệp, địa bàn hoạt rộng khắp trên cả nước Cùng với sự phát triển của cácDNV&N, có một thực tế các doanh nghiệp này đang rất thiếu vốn để có thể mởrộng sản xuất kinh doanh Các DNV&N sử dụng nguồn vốn tự có hay huy độngtừ người thân không đáp ứng được yêu cầu về thời gian và số lượng Phát hànhTrái phiếu, Tín phiếu doanh nghiệp cũng không phải là một giải pháp tốt khi chiphí phát hành tương đối tốn kém, thời gian dài và một vướng mắc lớn nhất là đasố các DNNVV rất khó phát hành đủ lượng vốn cần thiết theo kế hoạch dongười mua thiếu thông tin về doanh nghiệp phát hành Do đó, để loại hình doanhnghiệp này hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích cho nền kinh tế, bên cạnh nỗlực của bản thân các doanh nghiệp để khắc phục những yếu điểm nội tại, cần cósự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, của hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tíndụng khác.

Thực tế cho thấy việc tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng của các doanhnghiệpvừa và nhỏ là không đơn giản Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp

Trang 2

nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là mối quantâm đặc biệt của các NHTM, trong đó không loại trừ NHTMCP Dầu khí – GPBank Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chấtlượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầukhí” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

*Khoá luận hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngânhàng và chất lượng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏtrong nền kinh tế thị trường Từ đó thấy rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa củaviệc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa vànhỏ.

* Đánh giá thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiNHTMCP dầu khí, những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục.

* Từ thực tế, đưa ra một số kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượngtín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP dầu khí.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận là hoạt động tín dụngngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí

* Phạm vi nghiên cứu: những vấn dề liên quan tới cơ chế, định hướngchính sách cho hoạt động tín dụng, các giải pháp, quy trình cho vay tạiNHTMCP Dầu khí trong thời gian từ 2007 – 2009.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong khoá luận có sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu kếthợp lịch sử với logic, phương pháp hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích, tổnghợp… và minh hoạbằng các bảng, biểu số liệu được thu thập qua nhiều năm.

5 Kết cấu của đề tài.

Trang 3

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được kết cấu thành 3 chươngnhư sau:

Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí

Đề tài khoá luận này là một lĩnh vực rộng và phức tạp Do trình độ lý luậncũng như thực tiễn còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy,em mong nhận được sự tham gia góp ý của các thầy cô giáo, các anh chịtại NHTMCP Dầu khí để bổ sung và hoàn thiện khoá luận của em được hoànchỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚIDOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1 Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ.

nhau Theo định nghĩa của Luật các tổ chức tín dụng (2003) thì: “Tín dụng là

một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền haytài sản cho bên kia sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời bênnhận tiền hay tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thỏa thuận”

Căn cứ vào chủ thể tham gia quan hệ tín dụng, các hình thái tín dụng baogồm: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng Nhà nước và tín dụngdoanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện đại,tín dụng Ngân hàng ngàycàng phát triển mạnh mẽ và đóng góp vai trò ngày càng quan trọng vào sự pháttriển của nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản(tiền hoặc hàng hoá) giữa

bên cho vay (Ngân hàng) và bên đi vay(cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thểkhác), trong đó Ngân hàng chuyển quyền sử dụng cho bên đi vay trong mộtkhoảng thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trảvốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Trang 5

Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà ngân hàng đóng vai trò trunggianhuy động vốn từ các chủ thể có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay đốivới các chủ thể có nhu cầu về vốn Vì thế, tín dụng ngân hàng là hình thức tíndụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó luôn đáp ứng nhu cầu về vốn chonền kinh tế một cách linh hoạt đầy đủ và kịp thời.

1.1.1.2 Đặc điểm của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừavà nhỏ.

Một là: Quan hệ tín dụng được thiết lập trên cơ sở lòng tin Các DNV&N

tin rằng sau một khoảng thời gian nhất định, phương án và dự án kinh doanh củahọ sẽ có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận đảm bảo nguồn trả nợ cho ngân hàng CácNgân hàng cũng tin tưởng rằng sau khoảng thời gian đã thoả thuận trong HĐTD,khách hàng sẽ hoàn trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi vay Như vậy cơ sởlòng tin này được hình thành thông qua uy tín của DNV&N, giá trị tài sản đảmbảo, tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, uy tín củangười bảo lãnh…

Hai là: Tín dụng ngân hàng mang tính thời hạn Thời hạn của một khoản

vay phụ thuộc vào đặc điểm luân chuyển vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, tính chất nguồn vốn của ngân hàng.

Ba là: Tín dụng ngân hàng mang tính hoàn trả Giá trị hoàn trả thông

thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay Điều đó có nghĩa là, doanh nghiệp vayvốn phải hoàn trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc Lãi cho vay chính là chi phí choviệc sử dụng vốn của DNV&N trong một khoảng thời gian nhất định.

Bốn là: Tín dụng ngân hàng đối với DNV&N mang tính rủi ro cao Khả

năng thu hồi nợ của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sản xuất kinhdoanh của DNV&N Trong khi đó môi trường kinh doanh của doanh nghiệpthường xuyên biến động, chịu tác động của nhiều nhân tố: lạm phát, sự biếnđộng tỷ giá, lãi suất thị trường…

Trang 6

1.1.1.3 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ.

a Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu, tậptrung vào sản xuất và khai thác tối đa tiềm năng của DNV&N.

Trong nền kinh tế thị trường hiếm có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng vốntự có của mình để sản xuất kinh doanh Vì như vậy sẽ gây lãng phí, hạn chế khảnăng mở rộng sản xuất cũng như làm tăng giá vốn của doanh nghiệp Thôngthường ngoài vốn tự có, doanh nghiệp thường sử dụng vốn đi vay từ ngân hàng.Tuy nhiên nếu sử dụng vốn vay quá lớn sẽ làm tăng chi phí trả lãi, giảm lợinhuận cho doanh nghiệp Do vậy các DNV&N cần thiết phải xây dựng một cơcấu vốn tối ưu với số lượng nợ vay hợp lý Điều này không những làm giảm bớtrủi ro mất vốn cho doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuậntại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.

b Tín dụng ngân hàng thực hiện quá trình huy động các nguồn vốnnhàn rỗi đưa vào đầu tư,đáp ứng nhu cầu vốn để dảm bảo cho hoạt động củadoanh nghiệp được liên tục, thuận lợi và góp phần tái sản xuất mở rộng nềnkinh tế

Thông qua quá trình tập trung và phân phối vốn, NHTM với tư cách làtrung gian tài chính, tiến hành huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tấtcả các thành phần kinh tế và trong dân cư để cho vay đối với nền kinh tế Nhờnguồn vốn mà ngân hàng cho vay, doanh nghiệp không những đảm bảo cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn mà còn mở rộng sản xuất, cải tiếnkĩ thuật, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Từ đó các doanhnghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh quá trình tái sảnxuất mở rộng Như vậy tín dụng ngân hàng không chỉ còn là nguồn vốn bổ sungđể bù đắp nhu cầu vốn tạm thời mà đã dần trở thành nguồn vốn chủ yếu, quantrọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNV&N hiện nay.

Trang 7

c Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạoáp lực buộc các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

Bản chất của tín dụng ngân hàng không phải là hình thức cấp phát vốn màphải hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận Do vậy có thể trả hạncho ngân hàng và toạ lập được uy tín trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng,doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quả Như vậy, tín dụng ngân hàng cũng làmột yếu tố kích thích doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảotạo ra tỷ suất lợi nhuận lớn hơn lãi suất ngân hàng để có thể trả được nợ vay Vềphía ngân hàng, để đảm bảo an toàn tránh rủi ro không thu hồi được vốn, ngânhàng chỉ cho vay đối với doanh nghiệp có uy tín, có phương án sản xuất kinhdoanh khả thi hiệu quả Muốn vậy doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ thị trường,định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời thúc đẩy đổimới công nghệ, cải tiến sản phẩm để rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng nhanh vòngquay vốn để nâng cao vị thế trên thị trường, tạo lập uy tín đối với ngân hàng.Trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, ngân hàng thường xuyên kiểmtra, giám sát việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải sửdụng vốn vay đúng mục đích để đem lại hiệu quả cao nhất Bên cạnh đó, vai tròtư vấn của cán bộ tín dụng giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn để tiếnhành hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả

d.Tín dụng ngân hàng kích thích tính năng động linh hoạt của cácdoanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNV&N trên thịtrường.

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tácđộng mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan: quy luật giá trị, quy luậtcung cầu, quy luật cạnh tranh… Khi nhu cầu của thị trường ngày càng cao, đểcó thể đứng vững trên thị trường các DNV&N phải chủ động ứng dụng nhữngthành tựu mới, đổi mới công nghệ, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, nâng caochất lượng lao động, tìm kiếm thị trường mới, mở rộng quy mô sản xuất một

Trang 8

cách thích hợp…Để thực hiện những hoạt động này, đòi hỏi một khối lượng lớnvề vốn, có thể vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp Giải quyết khókhăn này, doanh nghiệp đã tìm tới sự hỗ trợ của ngân hàng Nguồn vốn tín dụngngân hàng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sảnxuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo chỗđứng vững chắc trong cạnh tranh.

e Tín dụng ngân hàng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần tạonên một cơ cấu kinh tế hợp lý và là công cụ tài trợ lực cho các ngành kinh tếmũi nhọn và các ngành kinh tế kém phát triển.

Tín dụng ngân hàng là một công cụ hữu hiệu cho việc thay đổi cơ cấu sảnxuất kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp, điều hoà lượng cung cầu về vốn trongnền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng việc di chuyển vốn từngành này sang ngành khác Các nhà sản xuất kinh doanh sẽ dễ dàng chuyển từnhững ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao, tạo điều kiện choviệc bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế nhằm hình thành nên mộtcơ cấu kinh tế hợp lý Đối với những ngành kinh tế mũi nhọn hoặc những ngànhkinh tế kém phát triển, Ngân hàng sẽ thực hiện những chính sách ưu đãi về lãisuất, giúp các ngành nghề hay khu vực đó dễ dàng tiếp cận được vốn vay Ngânhàng, thông qua đó làm đòn bẩy để các ngành đó phát triển.

f Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trìnhmở rộng quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa các nước trong khu vựcvà trên thế giới mở rộng, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu Đầu tư vốn ranước ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đã và đang là hai lĩnh vựchợp tác kinh tế phổ biến nhất giữa các nước Ngân hàng với tư cách là tổ chứckinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động cho vay, bảo lãnh trở thành người cungcấp vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Đồng thời nguồn tín dụngbên ngoài cũng góp phần phát triển nền kinh tế đất nước Từ đó Ngân hàng sẽ

Trang 9

trở thành đòn bẩy thúc đẩy quá trình mở rộng và giao lưu kinh tế quốc tế, làphương tiện nối liền nền kinh tế các nước.

1.1.2 Các hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn vay đa dạng, phong phú và khảnăng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đòi hỏi tín dụngngân hàng phải có nhiều phương thức cho vay phù hợp Có thể xem xét một sốhình thức tín dụng chủ yếu sau:

a Cho vay từng lần:

Hình thức tín dụng này được thực hiện cho vay những khách hàng khôngcó nhu cầu vay vốn bổ sung thường xuyên hoặc khách hàng có quan hệ lần đầuvà có giá trị khoản vay nhỏ Mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng thực hiện cácthủ tục vay vốn, ký kết, giải ngân, thu nợ theo từng HĐTD Việc rút vốn vay cóthể được thực hiện một lần hay nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn vaythực tế của khách hàng nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không được vượtquá số tiền trong HĐTD Thời hạn cho vay của phương thức này được xác địnhphù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng Vớihình thức này, ngân hàng có thể kiểm soát, quản lý việc sử dụng vốn vay củakhách hàng.

b Cho vay theo hạn mức tín dụng.

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thờigian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng (thường là một năm).Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụngđối với khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sảnxuất kinh doanh luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từnglần và có uy tín với ngân hàng Theo phương thức này khách hàng được cấpmột hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định Ngân hàngvà khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầuvay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tài sản đảm bảo, khả năng

Trang 10

nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duytrì trong thời hạn nhất định không theo chu kỳ sản xuất kinh doanh HĐTD hạnmức chỉ hết hiệu lực khi khách hàng trả hết vốn, lãi vay và các chi phí khác (nếucó) của tất cả khế ước nhận nợ phát sinh từ HĐTD hạn mức.

c Cho vay theo dự án đầu tư.

Đây là hình thức cho vay đối với những khách hàng co nhu cầu vay đểthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự ánphục vụ đời sống Tổng nhu cầu vốn được tài trợ cho tài sản cố định và nhu cầuvốn lưu động của dự án Ngân hàng cho vay cùng với khách hàng kí HĐTD vàthoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân địnhcác kì hạn trả nợ Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ,không được vượt quá thời gian hoạt động của dự án Trong thời hạn rút vốn quyđịnh trong HĐTD, khách hàng có thể rút vốn nhiều lần phù hợp với tiến độ thựchiện dự án nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không vượt quá số tiền chovay đã thoả thuận.

d Cho vay hợp vốn.

Phương thức này áp dụng khi số tiền cho vay tối đa của một ngân hàngđối với một khách hàng chỉ đáp ưng được một phần nhu cầu vay vốn của kháchhàng để thực hiện dự án đầu tư phát triển kinh doanh Hình thức này cũng đượcsử dụng khi ngân hàng muốn phân tán rủi ro khi cho vay một dự án lớn Khi đócác ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn sẽ cùng kí vào hợp đồng đồng tài trợđể xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi ngân hàng trong toàn bộ quá trình chovay Trong phương thức này, sẽ có một ngân hàng đầu mối đứng ra ký khế ướccho vay mỗi lần giải ngân và thu nợ khách hàng.

e Cho vay trả góp.

Là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi)cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay,mỗi kỳ trả một phần gốc và lãi vay Phương thức này thường được áp dụng đốivới những khoản vay có giá trị lớn, người đi vay có nguồn thu nhập định kỳ,

Trang 11

nhưng không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay Khách hàng thườngcó nhu cầu vay vốn để mua sắm tài sản tiêu dùng sinh hoạt, chi trả chi phí dulịch… hoặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất Đối với phương thức này, lãi suất chovay có thể tính theo lãi suất trả góp hoặc tính theo dư nợ vốn gốc thực tế.

f Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.

Phương thức này áp dụng đối với khách hàng cần dự phòng nguồn vốn tíndụng trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo khả năng chủ động vềtài chính khi thực hiện dự án đầu tư Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, kháchhàng và ngân hàng ký HĐTD hạn mức dự phòng, trong đó ngân hàng cam kếtsẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng dự phòngtrong một khoảng thời gian nhất định và khách hàng phải trả phí cho hạn mứctín dụng dự phòng Trong thời hạn rút vốn, nếu khách hàng có nhu cầu rút vốnthì phải ký khế ước nhận nợ và gửi kèm bản sao các tài liệu chứng minh mụcđích sử dụng vốn vay phù hợp với HĐTD hạn mức đã ký Tổng số lần rút vốnkhông được vượt quá hạn mức tín dụng dự phòng và thời hạn cho vay trongtừng khế ước nhận nợ không được vượt quá thời hạn cho vay quy định trongHĐTD hạn mức dự phòng.

g Cho vay theo hạn mức thấu chi.

Trong hình thức cho vay thấu chi, theo đó ngân hàng cho phép khách hàngchi vượt số tiền hiện có trên tài khoản thanh toán của mình đến một giới hạnnhất định và trong một khoảng thời gian cho phép Hầu hết các NHTM áp dụnghình thức tín dụng này đối với các khách hàng quen thuộc, độ tin cậy cao,thường xuyên có số dư tiền gửi thanh toán lớn, nhu cầu thanh toán thườngxuyên Đây là một hình thức tín dụng linh hoạt tạo thuận lợi cho khách hàngtrong thanh toán, còn các ngân hàng được mở rộng, tăng cường khả năng thu hútđược nhiều hơn khách hàng đến với ngân hàng, tăng nguồn thu từ dịch vụ thanhtoán

Trang 12

h Các hình thức cho vay khác.

Ngoài các hình thức cho vay trên, tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa ngânhàng và doanh nghiệp, còn có các phương thức cho vay khác như chiết khấu,cho thuê tài chính, cho vay dưới hình thức bảo lãnh…

1.1.3 Quy trình tín dụng ngân hàng đối với DNV&N.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro vànâng cao doanh lợi, mỗi ngân hàng cần thiết phải thiết lập một quy trình tíndụng hợp lý Có thể nói quy trình tín dụng là quy phạm nghiệp vụ bắt buộc trongnội bộ ngân hàng Một khoản tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phảiđược thực hiện theo một quy trình sau:

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi hồ sơ vay vốn tới ngân

hàng Hồ sơ vay vốn bao gồm:* Giấy đề nghị vay vốn.

* Các tài liệu chứng minh năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự nhưgiấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động…

* Hồ sơ tài sản đảm bảo khoản cho vay.* Các tài liệu khác nếu có.

Bước 2: Ngân hàng tiến hành thẩm định khoản vay.

Dựa trên cơ sở hồ sơ vay vốn của khách hàng và các nguồn thông tin thuthập được, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định để ra quyết định cho vay Nộidung phân tích tín dụng bao gồm:

Trang 13

* Năng lực pháp lý của doanh nghiệp: giấy phép thành lập đăng ký kinhdoanh, cơ cấu tổ chức…

* Uy tín của doanh nghiệp: ngành nghề kinh doanh, phẩm chất đạo đức,năng lực của người lãnh đạo, văn hoá doanh nghiệp…

* Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua việc phân tích báo cáotài chính, các hệ số tài chính cơ bản…

* Đánh giá năng lực kinh doanh về thị trường, sản phẩm, các nguồn lựccủa doanh nghiệp, năng lực quản lý…

* Phân tích môi trường kinh doanh.

* Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh về mục tiêu của dự án đầutư, thị trường tiêu thụ, hiệu quả kinh tế, tính khả thi…

* Phân tích bảo đảm tiền vay của khách hàng.

Bước 3: Quyết định cho vay.

Từ việc phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng đưa raquyết định và thông báo chấp nhận hay từ chối cho vay đối với khách hàng Nếuquyết định cho vay, ngân hàng và khách hàng ký kết HĐTD Trong HĐTD baogồm các nội dung chủ yếu sau:

 Điều kiện vay vốn.

 Các cam kết khác được hai bên thoả thuận.

Bước 4: Giải ngân.

Cơ sở để ngân hàng thực hiện giải ngân là kế hoạch sử dụng vốn tín dụngđã cam kết trong HĐTD Việc giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận động củatín dụng gắn liền với vận động của hàng hoá Tức là việc phát tiền vay phải có

Trang 14

hàng hoá đối ứng, phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng Một khoảntín dụng có thể được giải ngân một lần toàn bộ số tiền vay hoặc giải ngân thànhnhiều đợt, với nhiều phương thức giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Bước 5: Giám sát và thu nợ đối với khoản vay.

Ngân hàng có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vayvốn, sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và đảmbảo tín dụng của khách hàng, việc tuân thủ các nguyên tắc, các cam kết cho vay.Quá trình kiểm tra giám sát của ngân hàng giúp ngăn ngừa các hành vi vi phạmcủa khách hàng, hạn chế rủi ro đạo đức nhằm đảm bảo an toàn tín dụng Đồngthời phát hiện kịp thời những biểu hiện vi phạm để có biện pháp xử lý kịp thời.Ngân hàng có trách nhiệm theo dõi lịch trả nợ của khách hàng đã cam kết trongHĐTD, tiến hành thu hồi các khoản nợ cả gốc và lãi khi đáo hạn Trong trườnghợp do điều kiện khách quan mà khách hàng không thể trả nợ đầy đủ và đúnghạn, ngân hàng có thể xét gia hạn nợ để khách hàng vượt qua khó khăn và trả nợcho ngân hàng.

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Khi khoản nợ đã được hoàn trả đầy đủ thì ngân hàng tiến hành thanh lýhợp đồng, giao lại tài sản thế chấp cho khách hàng (thanh lý tín dụng mặcnhiên) Đối với các khoản nợ quá hạn, không có khả năng thu hồi, ngân hàngdựa vào cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp để xử lý như phát mại tàisản thế chấp, trích quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp…(thanh lý tín dụng bắt buộc).

1.2 Chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNV&N.

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng.1.2.1.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng.

Chất lượng tín dụng ngân hàng là một chỉ têu tổng hợp phản ánh chế độthích nghi của ngân hàng đối với sự phát triển của môi trường bên ngoài, thểhiện sức mạnh của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh và phát triển Hay nóicác khác, nó là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của khách hàng có lựa chọn, đảm bảo

Trang 15

sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởngxã hội.

Như vậy, chất lượng tín dụng được nhìn nhận dưới các góc độ kinh tếkhác nhau: từ phía khách hàng, từ phía ngân hàng và từ phía nền kinh tế.

- Đối với Ngân hàng:

Chất lượng tín dụng thể hiện ở pham vi,mức độ giới hạn tín dụng phảiphù hợp với thực lực theo hướng tích cực của bản thân ngân hàng và phải đảmbảo được sự cạnh tranh trên thị trường, tuân thủ nguyên tắc hoàn trả đúng hạn vàcó lãi, hạn chế thấp nhất khả năng rủi ro có thể xảy ra.

Chất lượng tín dụng thể hiện ở các chỉ tiêu về lợi nhuận cao, dư nợ ngàycàng tăng trưởng nhưng vẫn đảm bảo an toàn, tỉ lệ nợ quá hạn thấp, đảm bảo cơcấu nguồn vốn tín dụng hợp lý Để đạt được chất lượng tín dụng tốt, cần có sự tổchức và quản lý đồng bộ trong mỗi ngân hàng Xác định đúng đối tượng cho vayphù hợp với khả năng, quy mô ngân hàng, thực hiện tốt quy trình cho vay từkhâu thẩm định các điều kiện vay vốn, kiểm tra giám sát tình hình tài chính, mụcđích sử dụng vốn vay… Để đảm bảo món vay được hoàn trả đầy đủ và đúnghạn, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

- Đối với khách hàng:

Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp là để tiến hành hoạt động sản xuấtkinh doanh, đầu tư, mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượngsản phẩm… Từ đó tạo ra lợi nhuận, trả nợ ngân hàng, tăng tích luỹ cho doanhnghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Như vậy, chất lượng tín dụng chính là sự dáp ứng kịp thời các nhu cầuhợp lý của doanh nghiệp với lãi suất và kì hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuậnlợi, thu hút được khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo đúng nguyên tắc tín dụng.Việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp sẽ làm lành mạnhtài chính doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanhnghiệp, góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

- Đối với sự phát triển kinh tế xã hội:

Trang 16

chất lượng tín dụng được đánh giá qua khả năng phục vụ sản xuất và lưuthông hàng hoá, thúc đẩy quá trìng tích tụ và tập trung sản xuất, hỗ trợ hoạt độngsản xuất kinh doanh, giải quyết công ăn việc làm, thu hút và tranh thủ tối đa cácnguồn vốn trong nước và nước ngoài để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tếxã hội Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúcđẩy tăng trưởng kinh tế.

Qua việc đánh giá chất lượng tín dụng từ các góc độ khác nhau ta thấy,chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, vừa mang tính trừu tượng, vừamang tính cụ thể Vì nó không chỉ thể hiện qua các chỉ tiêu định tính như kếtquả kinh doanh, doanh số cho vay, tỉ lệ nợ xấu… mà còn thể hiện qua khả năngthu hút khách hàng , mức độ thoả mãn, tác động tới nền kinh tế… Hiểu đúngbản chất, phân tích, đánh giá đúng thực trạng về chất lượng tín dụng giúp chocác ngân hàng đưa ra được các giải pháp quản lý thích hợp, làm cho hệ thốngngân hàng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế vĩ mô, thúc đẩy hội nhậpkinh tế quốc tế.

1.2.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đốivới DNV&N.

Đối với DNV&N, nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển chấtlượng sản xuất kinh doanh và làm lành mạnh hoá tình hình tài chính Chất lượngtín dụng được đảm bảo nghĩa là dự án đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quảkinh tế theo đúng kế hoạch đề ra, nguồn vốn vay được sử dụng đúng mục đíchnên đạt hiệu quả cao nhất Do đó sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao, tiêuthụ nhanh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhờ đó làm tăng nhanh vòngquay vốn, doanh thu của doanh nghiệp không ngừng tăng lên, vừa đảm bảo chonguồn thu vững chắc để trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng vừa tạo ra nguồntích luỹ để tái sản xuất mở rộng Khi đó uy tín của doanh nghiệp được nâng cao,tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng Bởi vì uy tín là cơ sở để duytrì mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa doanh nghiệp với ngân hàng.

Trang 17

Đối với ngân hàng, chất lượng tín dụng được nâng cao là tiền đề cho việcđẩy mạnh phát triển quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các DNV&N Nâng caochất lượng tín dụng là nâng cao chất lượng thông tin tài chính của các DNV&Ntạo ra hệ thống thông tin trung thực, khách quan, minh bạch giúp ngân hàng racác quyết định chính xác.

Chất lượng tín dụng còn góp phần tăng cường các hoạt động dịch vị tưvấn của ngân hàng đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng các dự án sản xuấtkinh doanh, làm tăng tính khả thi và hiệu quả cho dự án đầu tư.

Việc nâng cao chất lượng tín dụng buộc ngân hàng phải không ngừnghoàn thiện quy trình tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trên cảhai mặt huy động vốn và cho vay Nhờ nâng cao chất lượng tín dụng, không chỉđảm bảo tính an toàn hiệu quả cho hoạt động tín dụng, phân tán rủi ro cho danhmục cho vay vì số lượng DNV&N lớn, quy mô khoản vay nhỏ, mà còn giúpngân hàng thu hút được nhiều khách hàng có uy tín, trung thành Đó là cơ sởđảm bảo khả năng thanh toán, tăng lợi nhuận, tạo thế mạnh cho ngân hàng trongcạnh tranh.

Đối với nền kinh tế, nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phầnthực hiện tốt mục tiêu chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy nền kinhtế tăng trưởng và phát triển Thông qua việc nâng cao chất lượng tín dụng giúpcác doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, từ đó góp phần tăng ngân sách nhà nước,giải quyết công ăn việc làm, giảm tệ nạn xã hội.

Qua những phân tích trên cho thấy, nâng cao chất lượng tín dụng là thựcsự cần thiết đối với cả DNV&N, ngân hàng và nền kinh tế Chất lượng tín dụngđược nâng cao không chỉ giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn về vốn,nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín tín dụng mà còn giúp ngânhàng đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng và tạo thuận lợi cho sự phát triểnbền vững của ngân hàng và nền kinh tế Như vậy, để có chất lượng tín dụng tốtcần thiết phải có sự nỗ lực từ hai phía: các DNV&N và ngân hàng.

Trang 18

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNV&N1.2.2.1 Các chỉ tiêu định tính

a Bảo đảm các nguyên tắc vay vốn.

Tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng, mang lại nhiềulợi nhuận cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất Để đảm bảo an toàn, hạn chế thấpnhất mức độ rủi ro, đối với bất kì một khoản tín dụng nào cần thiết phải xem xét,đánh giá trước hết việc đảm bảo các nguyên tắc cho vay.

Các nguyên tắc cơ bản của cho vay bao gồm:

Nguyên tắc 1: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong

Nguyên tắc 2: Hoàn trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn đã thoả thuận trong

HĐTD hay trong các khế ước nhận nợ.

Thời hạn cho vay của một khoản tín dụng là khoảng thời gian được tính từngày khoản vay được giải ngân khoản đầu tiên cho đến thời điểm khách hàng trảđược hết vốn gốc, lãi vay và các chi phí khác đã thỏa thuận trong HĐTD.

Căn cứ để ngân hàng xác định thời hạn cho vay đối với khách hàng là chukỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi của dự án đầu tư, khả năng trả nợ củakhách hàng và khả năng nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Xác định thời hạn cho vay hợp lý là rất quan trọng, quyết định tới khảnăng thu hồi vốn của ngân hàng Việc xác định thời hạn cho vay sẽ gắn tráchnhiệm của người vay vốn với khoản vay, tạo áp lực buộc họ phải sử dụng vốnvay tiết kiệm, có hiệu quả nhất trong thời hạn đó để có thể trả nợ cho ngân hàngđúng hạn Việc trả nợ đúng hạn của khách hàng giúp ngân hàng bảo toàn và pháttriển vốn, mở rộng quy mô tín dụng.

Nguyên tắc 3: Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của

Chính phủ, của Thống đốc NHNN đối với khách hàng.

b Quá trìng thẩm định tín dụng.

Đây là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất, quyết định tới chất lượng củakhoản vay và là khâu không thể thiếu trong quy trình tín dụng, là cơ sở để ra

Trang 19

quyết định cho vay Quá trình thẩm định tín dụng giúp ngân hàng hạn chế tìnhtrạng thông tin không cân xứng, đánh giá chính xác nhu cầu vay, mức độ rủi rocủa khách hàng vay Việc tuân thủ quy trình thẩm định và nội dung thẩm địnhcho vay là bắt buộc để một khoản vay đạt chất lượng.

c Các chỉ tiêu dịnh tính khác.

Đó là các chỉ tiêu về chính sách, định hướng cho hoạt động của ngânhàng, hệ thống trang thiết bị công nghệ, năng lực trình độ chuyên môn và đạođức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, uy tín của ngân hàng, độ thoả mãn củakhách hàng…

1.2.2.2 Các chỉ tiêu định lượng.

a Doanh số cho vay.

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàngtrong một khoảng thời gian nhất định Doanh số cho vay cao và tăng trưởng quacác năm phản ánh quy mô tín dụng ngày càng mở rộng, khả năng đáp ứng nhucầu vốn của ngân hàng càng cao Đồng thời, doanh số cho vay cao giúp ngânhàng tạo ra thu nhập lớn từ hoạt động tín dụng.

b Doanh số thu nợ.

Doanh số thu nợ phản ánh lượng vốn cho vay mà ngân hàng đã được hoàntrả trong một thời kỳ Doanh số thu nợ tăng trưởng qua các năm phản ánh chấtlượng của các khoản tín dụng được đảm bảo, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,có điều kiện thuận lợi để trả nợ ngân hàng đúng hạn.

c.Dư nợ tín dụng.

Dư nợ tín dụng đối với DNV&N là số tiền ngân hàng đang cho vay doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định Dư nợ cho vay được tính bằng số dư cuối kỳtrên bảng cân đối kế toán của ngân hàng Để đánh giá chất lượng tín dụng ngânhàng, cần xem xét mối quan hệ của chỉ tiêu này với độ an toàn của các khoảnvay.

Trang 20

d Tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng.

Số vòng quay vốn tín dụng=Doanh số thu nợ trong kỳ/doanh số bình quântrong kỳ

Tỷ lệ này càng lớn (>1) cho thấy vòng quay vốn tín dụng càng nhanh,tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Với một lượng vốn nhất địnhnhưng do tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng có điều kiệnmở rộng khả năng cho vay đối với khách hàng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vềvốn của doanh nghiệp Vòng quay vốn tín dụng lớn phản ánh doanh số thu nợtrong kỳ tăng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu giảm đáng kể, cho thấy chất lượng tíndụng ngày càng được nâng cao Tuy nhiên khi vòng quay vốn tín dụng tăng dodoanh số bình quân trong kỳ giảm, có thể là biểu hiện không tốt của tình trạng ứđọng vốn tín dụng Do đó cần xem xét mối quan hệ với các chỉ tiêu khác để cóđánh giá chính xác hơn.

e Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn.

Hiệu suất sử dụng vốn=Tổng nguồn vốn cho vay/ tổng nguồn vốn huyđộng

Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng Chỉ tiêu nàycàng lớn cho thấy ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động đượcđể cho vay

f Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn=Tổng dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ

Nợ quá hạn là những khoản nợ mà thời gian tồn tại của nó vượt quá thờihạn cho vay theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng cộng với thời gianđã được gia hạn thêm (nếu khách hàng có yêu cầu) Hay nói cách khác, nợ quáhạn là những khoản cho vay đến hạn mà khách hàng không có khả năng hoàn trảsố tiền vay (cả gốc và lãi) đã thoả thuận trong HĐTD Khoản vay đó sẽ bịchuyển sang nợ quá hạn và phải chịu mức lãi suất quá hạn (cao hơn mức lãi suấtthông thường).

Trang 21

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao cho thấy rủi ro mất vốn, mất khả năng thanhtoán càng lớn, lợi nhuận của ngân hàng càng giảm mạnh Do vậy, đây là một chỉtiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng Để nâng cao chấtlượng tín dụng, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, cácngân hàng luôn nỗ lực giảm thiểu tỷ lệ này xuống mức thấp nhất có thể Theoquy định của NHNH Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lớn hơn 7%được xem là ngân hàng yếu kém, nhỏ hơn 5% thì được đánh giá là ngân hàng cóchất lượng tín dụng lành mạnh.

Nợ quá hạn được phân loại dựa trên các tiêu chí sau:* Theo thời gian:

+ Nợ quá hạn dưới 180 ngày

+Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày+Nợ quá hạn trên 360 ngày (nợ khó đòi) *Theo khả năng thu hồi nợ:

+ Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là những khoản vay mà doanh nghiệpkhông thể trả đúng hạn nhưng vẫn có khả năng trả nợ sau một khoảng thời giannhất định trong tương lai gần Trong trường hợp này, ngân hàng có thể tạo điềukiện cho doanh nghiệp trả nợ bằng cách gia hạn nợ.

+ Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi): là những khoản nợđã vượt quá thời hạn cho vay và thời hạn gia hạn của ngân hàng mà người vay ítcó khả năng trả được nợ Tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động tín dụng củangân hàng kếm hiệu quả, chất lượng tín dụng thấp Khi đó ngân hàng gặp rủi romất vốn do không có khả năng thu hồi được nợ.

g Chỉ tiêu về khả năng thu nợ.

Tỷ lệ thu nợ=Doanh số thu nợ/ Tổng dư nợ

Tỷ lệ này cang cao cho thấy ngân hàng đã đầu tư, cho vay đúng hướng,làm giảm đi những khoản nợ quá hạn, khó đòi, nên khả năng thu hồi nợ càngcao Do đó chất lượng của các khoản tín dụng càng cao.

Trang 22

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng đốivới DNV&N.

* Quy trình tín dụng.

Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàngtrong việc cấp tín dụng Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tựnhất định từ khi chuẩn bị hồ sơ, thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểmtra giám sát quá trình vay vốn cho đến khi thu hồi nợ, chấm dứt quan hệ tíndụng Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn,theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau, nhằmđảm bảo an toàn vốn tín dụng Do đó chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việcthực hiện một cách đúng đắn, phù hợp và linh hoạt các quy định ở từng bướctrong quy trình tín dụng.

* Hệ thống thông tin tín dụng.

Thông tin tín dụng là những thông tin về khách hàng (năng lực kinhdoanh, uy tín…), môi trường kinh doanh của khách hàng vay vốn… Thông tintín dụng có thể được thu thập từ nguồn lưu trữ tại chính ngân hàng (hồ sơ vay

Trang 23

vốn của khách hàng), từ trung tâm thông tin tín dụng, hay từ các phương tiệnthông tin đại chúng… Số lượng, chất lượng của các thông tin thu thập được cótính chất quyết định tới độ chính xác trong việc thẩm định khách hàng vay vốnđể đưa ra quyết định phù hợp Sự thiếu thông tin hay thông tin không trung thực,thiếu minh bạch là trở ngại lớn đối với ngân hàng trong việc đưa ra quyết địnhcho vay, làm tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng.

Do vậy để nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tới mức thấpnhất, ngân hàng cần thiết phải xây dựng một hệ thống thông tin chính xác, kịpthời và toàn diện Đó chính là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra những quyết địnhđúng đắn.

* Khả năng nguồn vốn của ngân hàng

Ngân hàng là tổ chức trung gian huy động các nguồn vốn tạm thời nhànrỗi để cho vay tới nền kinh tế Vốn huy động bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiềngửi tiết kiệm cuả dân cư, các thành phần kinh tế, tiền đi vay, vốn tự có của ngânhàng Do vậy nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng caochất lượng tín dụng Vốn huy động càng lớn và đa dạng, ngân hàng càng có khảnăng cho vay và mở rộng hoạt động tín dụng Mặt khác kỳ hạn của các khoảnhuy động vốn cũng ảnh hưởng rất lớn tới kỳ hạn, doanh số, lợi nhuận từ cáckhoản cho vay.

* Chất lượng nguồn nhân sự.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì hoạt động ngân hàng ngày càngtinh vi, phức tạp, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có đủ phẩm chất đạo đức và trìnhđộ chuyên môn để lĩnh hội, ứng dụng công nghệ hiện đại Chất lượng nhân sự làyếu tố quyết định chất lượng tín dụng vì cán bộ tín dụng là người tham gia trựctiếp vào mọi khâu của quy trình tín dụng Cán bộ tín dụng không có trình độchuyên môn, thiếu kinh nghiệm trong phân tích, đánh giá sẽ đưa ra những quyếtđịnh cho vay không chính xác, các khoản vay có vấn đề không được phát hiệnsớm do năng lực yếu kém của cán bộ tín dụng mang lại nhiều rủi ro cho ngânhàng Đồng thời, cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm, đạo đức kém, thông đồng

Trang 24

với khách hàng để cho vay những món vay không đảm bảo, gây ra những tổnthất lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của khoản vay.

Như vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần một đội ngũ cánbộ có trìng độ, năng lực phân tích, dự báo, có kỹ năng giao tiếp, chủ động trongcông việc, có kinh nghiệm, am hiểu và có kiến thức phong phú về thị trường, vềpháp luật, thường xuyên cập nhật thông tin để bắt kịp sự biến đổi và phát triểncủa nền kinh tế thị trường Mỗi cán bộ tín dụng phải thường xuyên bồi dưỡngđạo đức, tinh thần trách nhiệm đối với công việc Điều đó phụ thuộc vào chínhsách tuyển dụng và đào tạo về nhân sự của ngân hàng.

* Công tác tổ chức quản lý tại ngân hàng

Công tác tổ chức không chỉ tác động đến chất lượng tín dụng mà còn tácđộng đến mọi hoạt động của ngân hàng Sắp xếp công việc không hợp lý, khôngđúng chuyên môn sẽ không phát huy được khả năng của cán bộ tín dụng Tổchức thiếu khoa học tạo sự chồng chéo trong phối hợp công việc giữa các bộphận, ảnh hưởng tới thời gian ra quyết định đối với một khoản vay Cũng có thểtạo ra sự thiếu chặt chẽ giữa các khâu, sự thiếu trách nhiệm đối với công việc.Như vậy tất yếu ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Ngân hàng cần đặc biệt coi trọng vấn đề tổ chức Cần thiết phải xây dựngmột mô hình tổ chức khoa học, linh hoạt và cụ thể hoá nhằm đảm bảo cácnguyên tắc tín dụng, rút ngắn thời gian thẩm định nhưng vẫn hạn chế tới mức tốiđa các rủi ro trong quá trình thẩm định, vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng, vừaphục vụ khách hàng tốt hơn Từ đó chất lượng tín dụng sẽ được nâng cao.

* Kiểm soát nội bộ

Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi ngânhàng Công tác kiểm tra nội bộ càng thường xuyên, chặt chẽ càng đảm bảo hoạtđộng tín dụng thực hiện đúng pháp luật, đúng nguyên tắc và quy trình tín dụng.Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót

Trang 25

của cán bộ tín dụng để kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi để nâng caochất lượng tín dụng.

* Quản lý rủi ro tín dụng

Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩnrủi ro Rủi ro tín dụng là những tổn thất không mong muốn của ngân hàng khikhách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng hạn nợ gốc và lãi hoặc một phầngốc và lãi Đó là rủi ro ứ đọng vốn hoặc mất vốn do những khoản vay có chấtlượng kém Quản lý rủi ro tín dụng là các quy chế, chính sách, tiêu chuẩn vềquản lý tín dụng và lượng định rủi ro tín dụng có thể xảy ra để có biện phápkiểm soát, phòng ngừa Việc quản lý rủi ro tín dụng càng chặt chẽ thì chất lượngtín dụng càng cao Do vậy, mỗi ngân hàng cần xây dựng một hệ thống quản lýrủi ro chính xác, có hiệu quả để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

b Từ phía DNV&N.

* Năng lực và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào năng lực và kinh nghiệm quảnlý kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn Đây là yếu tố quyết định tính hiệu quảcủa việc sử dụng vốn vay, là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện cam kết thanhtoán nợ đúng hạn và đầy đủ cho ngân hàng.

Điều kiện đầu tiên để Ngân hàng xem xét cho vay đối với một doanhnghiệp là năng lực pháp lý Tính pháp lý của một doanh nghiệp được chứngminh bằng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, điều lệ hoạtđộng… Năng lực quản lý kinh doanh thể hiện ở khả năng quản lý điều hành vàtrình độ, kinh nghiệm của cán bộ quản lý, khả năng nghiên cứu, dự đoán sự biếnđộng của thị trường, trình độ chuyên môn và đạo đức của cán bộ ngân hàng…Năng lực kinh doanh yếu kém, thiếu năng động trong kinh doanh, không dựđoán được sự biến đổi của môi trường kinh doanh… sẽ làm cho phương án đầutư thiếu thực tế, không còn đem lại hiệu quả Từ đó ảnh hưởng tới khả năng

Trang 26

thanh toán nợ vay của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng Đặcbiêt, trình độ, kinh nghiệm của nhà quản lý quyết định rất lớn tới kết quả kinhdoanh, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

* Uy tín và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp vay vốn

Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, tín dụng là quan hệ được xác lập dựatrên cơ sở lòng tin Uy tín, đạo đức của doanh nghiệp vay vốn được hiểu là sựsẵn lòng trả nợ và mong muốn thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong HĐTD,được phản ánh thông qua lịch sử hoạt động tín dụng, ngành nghề kinh doanh,phẩm chất đạo đức của người đứng đầu, văn hoá trong doanh nghiệp Mối quanhệ giữa doanh nghiệp vay vốn với bạn hàng, nhà cung cấp, các tổ chức tín dụngkhác… Đây chính là nhân tố quyết định tới khả năng thu hồi nợ của ngân hàng,từ đó ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

* Tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ phụ thuộcrất lớn vào tình hình tài chính Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thểhiện qua các chỉ tiêu về vốn tự có, hệ số nợ, hệ số về khả năng thanh toán, cáchệ số sinh lời… Khả năng tài chính của doanh nghiệp càng mạnh chứng tỏ hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả, sử dụng và quản lý vốn vay một cách tối ưu Đâylà yếu tố quan trọng tạo uy tín và lòng tin cho ngân hàng về khả năng trả nợ củadoanh nghiệp vay vốn.

* Phương án sản xuất kinh doanh

Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào phương án sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp vay vốn Một phương án đầu tư khả thi, tạo ra mức sinh lờilớn cho doanh nghiệp, chứng tỏ việc sử dụng vốn vay có hiệu quả, chất lượngtín dụng được nâng cao Phương án kinh doanh khả thi và hiệu quả tạo ra lợinhuận giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng, đồng thời tạora một lượng vốn tích luỹ để tái đầu tư sản xuất mở rộng.

Trang 27

c Về tài sản đảm bảo

Đối với ngân hàng, tài sản đảm bảo là điều kiện bổ sung để khách hàngvay vốn Doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp củamình cầm cố, thế chấp để vay vốn ngân hàng Việc yêu cầu tài sản đảm bảo chokhoản vay nhằm gắn trách nhiệm vật chất của doanh nghiệp trong quá trình sửdụng vốn buộc họ phải có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích và cóhiệu quả Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trảnợ thì ngân hàng sẽ sử dụng tài sản đảm bảo như một nguồn thu nợ thứ hai,giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Từ đó tăng độ an toàn cho khoản vay, cải thiệnchất lượng tín dụng.

1.2.3.2 Các nhân tố khách quan.

a.Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh củatất cả các thành phần kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng Một môi trườngkinh tế phát triển lành mạnh, các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quảsẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và chất lượng tín dụng Ngược lại, trong nền kinhtế thường xuyên biến động, môi trường kinh doanh thay đổi sẽ gây khó khăn chodoanh nghiệp, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Chu kỳ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng.Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơnchất lượng tín dụng vì thế được nâng cao Nhưng trong thời kỳ suy thoái, hoạtđộng tín dụng gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực do sản xuất kinhdoanh bị thu hẹp, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Nhu cầu vốn tín dụng giảmtrong giai đoạn này và nếu vốn tín dụng đã được thực hiện thì khó có thể sửdụng có hiệu quả và trả nợ đúng hạn cho ngân hàng Trong giai đoạn này, nếungân hàng bỏ qua các nguyên tắc tín dụng để tăng doanh số cho vay thì lại cànglàm giảm chất lượng tín dụng.

Trang 28

Như vậy chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố về lạmphát, tỷ giá… của môi trường kinh tế Các ngân hàng cần làm tốt công tác dựbáo và linh hoạt, chủ động trước sự biến đổi của thị trường để đảm bảo chấtlượng của hoạt động tín dụng.

b.Môi trường pháp lý.

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế.Pháp luật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh diễn ra hợp pháp, thuận tiện, có hiệu quả cao và là cơ sở pháp lý đểgiải quyết tranh chấp Một môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất chặt chẽ vớisự tuân thủ một cách nghiêm túc của các bên tham gia quan hệ tín dụng sẽ làđiều kiện để đảm bảo chất lượng tín dụng.

c Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội ổn định là nhân tố quan trọng tạo lòng tincho các nhà đầu tư để thúc đẩy, mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.Từ đó phát sinh nhu cầu vay vốn ngân hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng Khichính trị không ổn định, môi trường kinh doanh không thuận lợi ảnh hưởngkhông tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp vay vốn, việc thuhồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn, chất lượng tín dụng cũng vì thế bị ảnhhưởng.

d Chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự chi phối bởi các chủ trương,chính sách của nhà nước Nhà nước sử dụng công cụ chính sách nhằm điều tiếtnền kinh tế vĩ mô Trong nền kinh tế lạm phát, để đảm bảo sự tăng trưởng bềnvững, Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt Các ngân hàng buộc phảithắt chặt tín dụng, hạn chế cho vay Các khoản tín dụng được xem xét, đánh giákĩ lưỡng hơn trước khi quyết định đầu tư, từ đó khả năng xảy ra rủi ro cho ngânhàng sẽ ít hơn, chất lượng tín dụng nhờ đó cũng tốt hơn.

Trang 29

e Môi trường tự nhiên.

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên nhưthiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong những ngành liên quan tớinông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuậnlợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, từ đó làm giảm chất lượng tín dụng củangân hàng Tuy nhiên đây là rủi ro bất khả kháng, ngân hàng vẫn có thể tiếp tụctài trợ để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo cơ hội cho ngân hàng thu hồiđược cả nợ gốc và nợ mới.

1.3 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với cácDNV&N ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

1.3.1 Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&Nở một số nước trên thế giới.

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản.

Vào thập kỉ 70 với sự phát triển thần kì của mình nước Nhật đã trở thànhmột nền kinh tế hàng đầu thế giới Trong đó, nhờ một phần quan trọng là NhậtBản đặc biệt quan tâm đến phát triển các DNV&N Chương trình "hiện đại hoá"các DNV&N trở thành một nhiệm vụ và Nhật Bản đã có hàng loạt các chínhsách về nhiều mặt được ban hành Nội dung chương trình "hiện đại hoá" cácDNV&N chủ yếu tập trung vào bốn lĩnh vực:

- Xúc tiến hiện đại hoá DNV&N.

- Hiện đại hoá các thể chế quản lý DNV&N.- Các hoạt động tư vấn DNV&N.

- Các giải pháp tài chính cho DNV&N.

Trong đó dành một sự chú ý đặc biệt đối với sự hỗ trợ tài chính nhằm giúpcác DNV&N tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản

Trang 30

xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, khả năng bảo đảm tiền vaythấp

Các biện pháp hỗ trợ này đã được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tíndụng và các tổ chức tài chính tín dụng công cộng phục vụ DNV&N Hệ thốngnày giúp các DNV&N tiếp cận đươc với nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện chohọ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hộibảo lãnh tín dụng Ngoài ra còn có ba tổ chức tài chính công cộng là Công ti tàichính DNV&N, Công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng Shoko Chukin dochính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho cácDNV&N đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động để sản xuất kinhdoanh.

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Đài Loan.

Nền công nghiệp Đài Loan đươc đặc trưng bởi các DNV&N Tại đây, loạiDNV&N phải có từ 5 - 10 công nhân, vốn trung bình 1,6 triệu USD là rất phổbiến Chúng chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp, tạo ra khoảng 40% sảnlượng công nghiệp, hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ việc làm.Để đạt được thành tựu to lớn này, Đài Loan đã dành những nỗ lực trong việc xâydựng và thực thi các chính sách hỗ trợ công nghệ, nghiên cứu và phát triển,chính sách quản lí và đào tạo, và chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng.

Chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng cho DNV&N bao gồm:

- Khuyến khích các Ngân hàng cho DNV&N vay vốn Ngân hàng Trungương Đài Loan yêu cầu các Ngân hàng thương mại thành lập phòng tín dụng choDNV&N, tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp cận được vốn của Ngânhàng.

- Thành lập Quỹ phát triển cho DNV&N: các quỹ được thành lập như Quỹphát triển, Quỹ Sino-US, Quỹ phát triển DNV&N để cung cấp vốn cho DNV&N

Trang 31

qua hệ thống Ngân hàng, nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanhcác DNV&N.

- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng: Nguyên tắc hoat động của quỹ này làcùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng Từ đó, tạo lòng tin đối với các tổchức tín dụng khi cấp tín dụng cho các DNV&N Kể từ khi thành lập đến nay,quỹ đã bảo lãnh cho 1,5 triệu trường hợp với tổng số tiền tương đối lớn.

1.3.1.4 Kinh nghiệm của Liên bang Đức.

Đức là một quốc gia có số lượng DNV&N tương đối lớn Nó đóng mộtvai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo ra gần 50% GDP, chiếm hơn 1/2 doanhthu chịu thuế của các doanh nghiệp Để đạt được những thành tựu đó, Chính phủĐức đã áp dụng hàng loạt các chính sách và chương trình thúc đẩy DNV&Ntrong việc huy động vốn.

Công cụ chính để thực hiện các chính sách và chương trình này là thôngqua các khoản tín dụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước Các khoản tíndụng được ưu tiên phân bố cho các dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp, đổimới công nghệ, đầu tư vào những khu vực kém phát triển của đất nước.

Ở Đức còn phát triển các tổ chức bảo lãnh tín dụng nhằm giúp cácDNV&N giải quyết những khó khăn trong vấn đề bảo đảm tiền vay DNV&Nnhận được khoản vay từ Ngân hàng với sự bảo lãnh của các tổ chức bảo lãnh tíndụng Khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, các tổ chức này có trách nhiệm trảkhoản vay đó cho Ngân hàng Ngoài ra, các khoản vay này còn có thể đượcChính phủ bảo lãnh.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Qua phân tích kinh nghiệm một số nước trong việc nâng cao chất lượngtín dụng đối với DNV&N trên thế giới, đã cho ta những bài học quý giá về vấnđề phát triển DNV&N.

Trang 32

Thứ nhất, Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi

trường pháp lí ổn định, có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với sự phát triểnDNV&N Vì vậy, Chính phủ cần sớm thành lập các phòng, cơ quan chuyên phụtrách DNV&N để tạo điều kiện đưa ra các chương trình trợ giúp, điều phối, tưvấn phát triển DNV&N.

Thứ hai, các Ngân hàng cần có sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng với

các doanh nghiệp đủ mọi thành phần, đặc biệt là đối với các DNV&N Các Ngânhàng thương mại nên thành lập các kênh tài chính riêng cho các DNV&N.

Thứ ba, cần nhanh chóng triển khai mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng cho

các DNV&N Quỹ sẽ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay không đủ điều kiện vềthế chấp tài sản và cam kết trả nợ thay cho các DNV&N.

Thứ tư, Ngân hàng thương mại nên mở rộng hình thức tín dụng thuê mua.

Đây là biện pháp tài trợ vốn trung dài hạn cho các DNV&N rất hiệu quả Vớihình thức tín dụng này, Ngân hàng giảm bớt được rủi ro vì tránh được tình trạngđóng băng vốn.

Thứ năm, Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các DNV&N nhằm giúp các

doanh nghiệp này vay vốn trung và dài hạn bằng nguồn vốn của Nhà nước, hoặckết hợp với các tổ chức cá nhân khác Ngoài ra, Chính phủ cần có các biện phápnhằm tạo điều kiện về mặt tài chính cho các DNV&N như trợ cấp vốn khônghoàn lại, cho vay với lãi suất thấp cho các dự án ở vùng sâu, vùng xa, các trọngđiểm kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Trang 33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG VỚI CÁC DOANH NGHIỆPVỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU-GP BANK

2.1 Tổng quan về NHTMCP Dầu khí - GP Bank

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển NHTMCP Dầu khí - GP Bank

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu, tiền thân là ngân hàng TMCP nôngthôn Ninh Bình, được thành lập ngày 13 tháng 11 năm 1993 theo quyết định số216 ngày 13 tháng 11 năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngày 7/11/2005, ngân hàng chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từmột ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị, với tên gọi là ngân hàng TMCPToàn Cầu (GP bank) với vốn điều lệ đạt 135 tỷ đồng.

Ngày 8/11/2006, khai trương Gp-bank và công bố cổ đông chiến lượcPETRO VIET NAM.

Từ một tổ công tác Hà Nội chưa đầy 10 thành viên tháng 11/2005, đếnnay toàn ngân hàng có khoảng hơn 800 cán bộ nhân viên công tác tại hội sởchính và 9 chi nhánh cùng với 35 phòng giao dịch trên toàn quốc tại các tỉnh,thành phố kinh tế trọng điểm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Ninh Bình,Vũng Tàu, Đà Nẵng… Theo thời gian, GP-Bank đã khẳng định sự trưởng thànhvà tạo những ấn tượng tốt đẹp về sự có mặt của mình trên thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam.

GP-bank là một trong hai ngân hàng đầu tiên đã triển khai thành công phầnmền hệ thống ngân hàng lõi T24 ( Core Banking ) của hãng Temenos (Thụy Sỹ )nhằm cải tiến các dịch vụ trực tuyến, phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàngcũng như cải thiện chất lượng dịch vụ Hiện nay GP-bank đang triển khai nâng cấpphần mền ngân hàng lõi ( core banking ) T24 lên phiên bản R8 - phiên bản mớinhất, T24-R8 giúp cho ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trongkhi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh.

Trang 34

Là một ngân hàng mới, GP-bank có những thế mạnh cũng như lợi thế nhấtđịnh Với cơ cấu gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao, đội ngũnhân viên năng động, sáng tạo, kinh nghiệm, chuyên môn đào tạo tốt, GP-Bankhứa hẹn là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầy tiềm năng

Việt Nam.

Với cổ đông chiến lược là tập doàn Dầu khí Việt Nam – một trong nhữngtập đoàn hùng mạnh nhất Việt Nam, sứ mệnh của GP- Bank không chỉ là làm tốtvai trò ngân hàng của một tập đoàn hùng mạnh bao gồm nhiều tổng công ty màcòn phải hoàn thành vai trò của một tổ chức tín dụng trong hệ thống các NHTM

Trang 35

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu

Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu gồm có cácphòng sau:

BAN GIÁM ĐỐC

Khối kinh doanh

Khối

đầu tưnguồn Khối vốn

Trung tâm xủ lý giao

dịchKhối

hành chính sự

Phòng hành chính

Ban dự

án Phòng tín dụng

Phòng

đầu tư Phòng nguồn vốn

Phòng thanh

Phòng

kế toántái thẩm Phòng định

Phòng tài chính kế toán

Phòng thẻ

Phòng

IT Phòng GD khách

Phòng KS nội

bộPhòng

Phòng

nhân sự Phòng kế hoạchPhòng đào tạo

Trang 36

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Dầu khítoàn cầu.

Năm 2009, mặc dù tình hình kinh tế xã hội và thị trường tài chính tiền tệtrong và ngoài nước có những biến động phức tạp khó lường, gây nên nhữngkhó khăn và bất lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngânhàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) nói riêng, nhưng Ban lãnh đạo và cánbộ GP.Bank đã có nhiều cố gắng, đề ra chiến lược và định hướng đúng tronghoạt động kinh doanh, tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cho Ngân hàng hoạtđộng tốt, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, tạo điều kiện cho Ngân hàng pháttriển bền vững

Trong thời gian qua, với định hướng kinh doanh đúng đắn, hoạt động củaGP Bank đã đạt được những kết quả toàn diện: nguồn vốn huy động tăng trưởngđều và ổn định, tín dụng tăng trưởng ổn định, hoạt động kinh doanh tốt, hoạtđộng kinh doanh dịch vụ phát triển mạnh, không ngừng mở rộng mạng lưới chinhánh trên toàn quốc Với những kết quả đạt được, GP Bank đang hướng tới sựphát triển bền vững trong tương lai.

Trang 37

2.1.3.1 Tình hình huy động vốn.

Huy động vốn là cơ sở để ngân hàng xây dựng chiến lược kế hoạch kinhdoanh (sử dụng vốn) trong ngắn hạn, trung han và dài hạn Vì thế, huy động vốncó ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, GP Bank đã và đangđa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đưa ra lãi suất huy động hấp dẫn nhằmthu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng, tạo ra nguồn vốn ổn định từ dân cư.

Ta có thể thấy cụ thể tình hình huy động vốn của GP Bank qua bảng sau:BẢNG 2.1 : TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTMCP GP BANK

Tuyệt đối

%Tuyệt đối

1.Tổng nguồnvốn huy động

2702 1004084 1008215 1001382 51,15 4131 101,2Tiền gửi thanh

1250 30,61

2756 33,55

44555,28 1506 120,5Tiền gửi tiết

1897 70,21

2834 69,39

5459 66,45

93749,39 2625 92,632 Phân loại theo tính chất nguồn vốn

Tiền gửi cánhân cà cácTCKT

1712 63,91

2311 56,58

5239 63,77

59934,98 2928 126,7

Tiền gửi củaTCTD

1773 43,42

2976 36,23

79881,84 1203 67,853 Phân loại theo nội tệ, ngoại tệ

Tiền gửi nội tệ 1950 72,17

3128 76,59

6941 84,49

1178 60,41 3813 121,9Tiền gửi ngoại

1274 15,1 20427,71 31833,26

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP Bank 2007 – 2009 )

Trang 38

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy được nguồn vốn huy động của GP Bank tăngdần qua các năm.

Tính đến 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng ước đạt2.702 tỷ đồng Trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm 1.897 tỷ đồng, chiếm tỷtrọng 70,21% tổng nguồn vốn huy động Tiền gửi thanh toán 805 tỷ đồng chiếm29,79% trong tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2008, tổng nguồn huy động là 4084 tỷ đồng, tăng 51,15% so vớimức vốn huy động được cuối năm 2007 Trong đó, tiền gửi tiết kiệm đạt 2.834tỷ đồng, tăng 49,39% so với cuối năm 2007 Huy động từ tiền gửi thanh toán1250 tỷ đồng, tăng 55,28% so với năm 2007 Về cơ cấu nguồn vốn huy động,tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng 30,61%, tiền gửi tiết kiệm chiếm 69,39%trong tổng nguồn vốn huy động Như vậy so với năm 2007, nguồn vốn huy độngcủa ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh.

Tổng vốn huy động tại ngân hàng đến cuối năm 2009 đạt 8215 tỷ đồng,tăng 101,15% so với năm 2008 Trong đó tiền gửi thanh toán ước đạt 2756 tỷđồng, tăng 120,48% so với năm 2008 Tiền gửi tiết kiệm 5459 tỷ đồng, tăng92,63% so với năm 2008 Về cơ cấu vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi thanh toánlà 33,55%, tiền gửi tiết kiệm là 66,45% Từ những con số trên cho thấy GP Bankngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn, uy tín của ngân hàng cũngkhông ngừng tăng lên với khách hàng.

Qua bảng 2.1 ta nhận thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng khá mạnh quacác năm Tiền gửi cá nhân và các tổ chức kinh tế tăng trưởng khá đều và ổnđịnh Năm 2008, tiền gửi của khách hàng đạt 2311 tỷ đồng, tăng 34,98% so vớinăm 2007 Đến cuối năm 2009, tiền gửi của khách hàng đạt 5239 tỷ đồng, tăng126,7% Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn huy động được từ cáctổ chức tín dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn Cụ thể, năm 2008 tiền gửi của cácTCTD là 1773 tỷ đồng, chiếm 43,42% tổng nguồn vốn, tăng 81,84% so với năm2007 Đến cuối năm 2009, tiền gửi của các TCTD ước tính 2976 tỷ đồng, chiếm

Trang 39

36,23% tổng nguồn vốn, tăng 67,85% so với năm 2008 Việc tiền gửi của cácTCTD chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn và tăng trưởng khá mạnh cóảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bởi đây là mộtnguồn vốn có tính ổn định kém.

Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệmtăng nhanh chóng Đây được đánh giá là thành tích của ngân hàng trong việchuy động vốn Đồng thời với việc mặt bằng lãi suất gần đay có xu hướng tăngcùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM, cũng là nguyên nhân thu hútnguồn tiền gửi vào ngân hàng tăng nhanh.

Trong cơ cấu huy động vốn, nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn ngoại tệ.Nguyên nhân của hiện tượng này cũng là do tác động của nền kinh tế trongnhững năm qua khiến tỷ giá đồng USD biến động mạnh Việc duy trì tỷ lệ ngoạitệ thấp nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.1.3.2 Hoạt động cho vay.

Tín dụng là hoạt động kinh doanh mang lại nguồn thu chính cho ngânhàng Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững, ngân hàng luôn đặt ra mụctiêu mở rộng quy mô cho vay để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao củaDNV&N đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro tới mức thấpnhất.

Ngày đăng: 28/11/2012, 09:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn. - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn (Trang 37)
BẢNG 2.2. DƯ NỢ CHO VAY THEO KỲ HẠN - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí
BẢNG 2.2. DƯ NỢ CHO VAY THEO KỲ HẠN (Trang 40)
BẢNG 2.3. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA GP BANK - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí
BẢNG 2.3. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA GP BANK (Trang 43)
Bảng 2.4 cho thấy: Tổng doanh số cho vay của ngânhàng nói chung và doanh số cho vay đối với DNV&N nói riêng tăng qua các năm - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí
Bảng 2.4 cho thấy: Tổng doanh số cho vay của ngânhàng nói chung và doanh số cho vay đối với DNV&N nói riêng tăng qua các năm (Trang 47)
BẢNG 2.5: DOANH SỐ THU NỢ DNV&N PHÂN THEO KỲ HẠN - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí
BẢNG 2.5 DOANH SỐ THU NỢ DNV&N PHÂN THEO KỲ HẠN (Trang 49)
BẢNG 2. 6: DƯ NỢ DNV&N PHÂN THEO KỲ HẠN - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí
BẢNG 2. 6: DƯ NỢ DNV&N PHÂN THEO KỲ HẠN (Trang 50)
Bảng 2.6 cho thấy tổng dư nợ cho vay đối với DNV&N tăng đều qua các năm. Năm 2007, dư nợ DNV&N là 1473 tỷ - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí
Bảng 2.6 cho thấy tổng dư nợ cho vay đối với DNV&N tăng đều qua các năm. Năm 2007, dư nợ DNV&N là 1473 tỷ (Trang 50)
BẢNG 2.7: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu khí
BẢNG 2.7 VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w