1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu và Phát triển Thái Bình

45 482 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 400 KB

Nội dung

Thông qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế này tại BIDV CN Thái Bình.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi Tôi đã xây dựngchuyên đề này trên cơ sở những số liệu trung thực có nguồn gốc rõ ràng, đượclấy từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Bình./

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Bình

Bảng 01 Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 02 Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn

Bảng 03 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo quy mô doanh nghiệp

Bảng 04 Số lượng DNV&N có quan hệ vay vốn

Biểu đồ 01 Tỷ trọng về số lượng DNV&N với tổng số DN có quan hệ vay vốn Biểu đồ 02 Tốc độ tăng trưởng số lượng DNV&N

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU

Tín dụng là chức năng quan trọng nhất của các tổ chức trung gian tàichính là dịch vụ sinh lời chủ yếu, đồng thời cũng là lĩnh vực chưa đựng nhiềurủi ro nhất của các NHTM và các định chế tài chính khác

Trang 4

Trong bối cảnh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá ngàycàng tăng, hoạt động tín dụng cần phải được phát triển sao cho phù hợp nhằmđáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng trong xã hội Nhưng vấn đề làphải đảm bảo chất lượng tín dụng như thế nào để NHTM hoạt động an toàn,hiệu quả và phát triển bền vững.

Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ tạo điều kiện cho NHTM làm tốt chứcnăng trung gian tín dụng trong nền kinh tế và sẽ là cầu nối giữa phần tiết kiệm

và đầu tư Từ đó góp phần điều hoà nguồn vốn trong xã hội, phân bố các nguồnvốn cho đầu tư một cách hợp lý, giảm lãng phí ở những nơi thừa vốn trong xãhội, giảm khó khăn ở những nơi thiếu vốn, tạo quan hệ tốt giữa cung và cầuvốn, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hoá và tiền tệ

Như chúng ta đã biết, tín dụng cũng là một trong những công cụ để Đảng

và Nhà nước thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển kinh tế Do vậy,chất lượng tín dụng sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất xã hội, giúp đầu tưđúng hướng để khai thác khả năng tiềm tàng về tài nguyên lao động, đảm bảocho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, cáckhu vực trong cả nước Ngoài ra, tín dụng có chất lượng còn góp phần kiềmchế lạm phát, ổn định tiền tệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước

Tín dụng có chất lượng sẽ góp phần tăng chất lượng sản xuất kinh doanh

và tạo một thị trường tài chính lành mạnh Chất lượng tín dụng được đảm bảocũng có nghĩa là NH đang trên đà phát triển tốt, nhờ vậy mà có điều kiện đápứng yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của khách hàng

Trong điều kiện nền kinh tế mở kéo theo sự cạnh tranh gay gắt của các tổchức tín dụng trên thị trường, nếu NHTM nâng cao được chất lượng tín dụngthì cũng chính là đã tạo được lòng tin ở khách hàng của mình Trong nền kinh

tế thị trường, khách hàng được coi là “thượng đế” nên họ có quyền lựa chọnbất kỳ một NH nào đó làm đối tác Hay nói cách khác, khách hàng tìm đến NHnào mà ở đó thực sự tạo điều kiện và giúp đỡ họ thực hiện việc kinh doanh đạthiệu quả thông qua quan hệ tín dụng và các dịch vụ khác Hơn nữa, về phía NH

Trang 5

sẽ có cơ hội tăng số lượng khách hàng, thu hút được thêm nhiều nguồn vốn, tạođiều kiện mở rộng tín dụng.

Nâng cao chất lượng tín dụng, tình hình tài chính của NHTM được cảithiện, tạo ra những thế mạnh trong quá trình cạnh tranh, giúp cho NH tránh vàhạn chế được những rủi ro, những tổn thất to lớn có thể xảy ra, góp phần làmlành mạnh hoá các quan hệ tín dụng và tạo điều kiện để mở rộng các quan hệtín dụng Chất lượng tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát triển của từngNHTM nói riêng và toàn bộ hệ thống NH nói chung

Qua những vấn đề được phân tích ở trên ta thấy rõ sự cần thiết kháchquan của việc củng cố tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng của cácNHTM

Từ thực tế ở Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Bình, vàsau thời gian học tập nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận, tôi chọn đề

tài: "Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu và Phát triển Thái Bình" để làm chuyên đề nghiên

cứu của mình

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương:

Chương I: Các vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chương II: Thực trạng chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Bình

Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Bình

Thông qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanhnghiệp vừa và nhỏ để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụngđối với thành phần kinh tế này tại BIDV CN Thái Bình Từ đó, tôi mong muốngóp một phần nhỏ bé của bản thân mình vào việc nâng cao chất lượng, hiệuquả trong hoạt động tín dụng, phòng ngừa và hạn chế những rủi ro do nguyênnhân chủ quan Xét về khía cạnh nào đó, tôi hy vọng BIDV CN Thái Bình nói

Trang 6

riêng và hệ thống NH nói chung luôn luôn phát triển an toàn, hiệu quả và bềnvững, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước theo địnhhướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là doanh nghiệp vừa và nhỏtại BIDV CN Thái Bình, thời gian trong phạm vi 03 năm, từ năm 2006 đến30/6/2008

Do khả năng và trình độ của bản thân có hạn, nên chắc rằng đề tài này sẽkhông thể tránh khỏi có những khiếm khuyết nhất định, vì thế tôi rất mongmuốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo và đặc biệt là cácthầy, cô trong bộ môn hướng dẫn để đề tài được hoàn chỉnh, mang tính thựctiễn và khả thi cao hơn./

CHƯƠNG I CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Trang 7

1.1 Hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp Vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của của Doanh nghiệp Vừa và nhỏ

1.1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp Vừa và nhỏ

DNV&N là những DN có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động haydoanh thu DNV&N có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là

DN siêu nhỏ (micro), DN nhỏ và DN vừa Theo tiêu chí của Nhóm NH Thếgiới, DN siêu nhỏ là DN có số lượng lao động dưới 10 người, DN nhỏ có sốlượng lao động từ 10 đến dưới 50 người, còn DN vừa có từ 50 đến 300 laođộng Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định DN nhỏ và vừa ởnước mình Ở , không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các DN có số vốn đăng

ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300người được coi là Doanh nghiệp Vừa và nhỏ (không có tiêu chí xác định cụ thểđâu là DN siêu nhỏ, đâu là nhỏ, và đâu là vừa)

1.1.1.2 Vai trò, đặc điểm của Doanh nghiệp Vừa và nhỏ

Trong nền kinh tế, chúng ta thường nói tới "Doanh nghiệp" và đượcchúng ta hiểu một cách thông thường là những đơn vị kinh tế được thành lậpbởi một cá nhân hay bởi các tổ chức, được nhà nước cho hoạt động nhằm thựchiện hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực nhất định vì mục đích côngích hay lợi nhuận Sự vận động của nền kinh tế nhất thiết phải có một yếu tốquan trọng đó là DN, không có hoạt động của các DN thì nền kinh tế không thểlưu thông và hoạt động

DNV&N có vai trò lớn trong sự tăng trưởng kinh tế của rất nhiều quốcgia, kể cả các nước phát triển và đang phát triển Trong bối cảnh đang chuyểnđổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới,DNV&N đã và đang đóng vai trò quan trọng về nhiều mặt: Đảm bảo nền tảng

ổn định và bền vững của nền kinh tế; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tưphát triển; đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu của các ngành kinh tế quốc dân;cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm cho một bộ phận đông đảo dân cư;

Trang 8

góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống và thu hẹp khoảng cáchphát triển giữa các vùng đất nước

Các hoạt động của các DNV&N đã và đang góp một phần không nhỏvào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Các DN này đã tạo ra một mạnglưới liên kết giữa các thành phần kinh tế với nhau, thúc đẩy và lưu thông cácnguồn lực sẵn có trong xã hội như: vốn, nhân lực

Rõ ràng sự thành công của những cải cách trước đây trong thập niên 80phần lớn nhờ vào sự đáp ứng mạnh mẽ từ phía cung của các hộ gia đình nôngnghiệp: việc bãi bỏ hình thức nông nghiệp tập thể đã nhanh chóng biến từ chỗthiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới Trongnhững năm gần đây, các DNV&N một lần nữa lại trở thành trung tâm củanhững tranh luận về phát triển Lần này, sự thảo luận chủ yếu liên quan đến vấn

đề tạo việc làm

Vai trò của các DNV&N gần đây cũng đã được nhấn mạnh trong cộngđồng các nhà tài trợ Cùng với vai trò tạo việc làm của mình, có thể nói cácDNV&N cũng là nhân tố chính trong việc giảm nghèo, đặc biệt là tại khu vựcnông thôn Với việc giảm nghèo là mục tiêu phát triển chính yếu hiện được ưutiên của cộng đồng các nhà tài trợ, đang nhận được nhiều sự khích lệ trongchính sách thúc đẩy sự phát triển DNVVN của mình

Các DN trong quá trình hoạt động và sản xuất của mình đã cung cấphàng hoá, tạo ra sự lưu thông hàng hoá trong thị trường Tuy nhiên để đảm bảohoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả thì các DN phải có mộtchiến lược phát triển cụ thể trong quá trình kinh doanh của mình Ở cácDNV&N chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa thủ côngnghiệp (chiếm 40,6% DN của cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến(20,9%), xây dựng (13,2%) và các ngành còn lại như kinh doanh bất động sản,

tư vấn, khách sạn, nhà hàng (25,3%)

Có nhiều loại hình DN khác nhau, nếu phân loại DN theo hình thức sởhữu thì có DN tư nhân, DN nhà nước, DN liên doanh, DN cổ phần… Nếu phân

Trang 9

loại theo quy mô nguồn vốn thì có DN lớn và DNV&N Trong đề tài này, tôimuốn đề cập đến DNV&N vì đây là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong hệthống các DN và đây cũng là những DN đóng góp một vai trò không nhỏ trongnền kinh tế Nếu chúng ta có một định hướng đúng đắn đối với các DNV&Nthì sẽ có một sự thúc đẩy phát triển kinh tế to lớn, từ đó làm điểm tựa vữngchắc để đưa đất nước phát triển.

Hiện nay, các DNV&N tập trung chủ yếu ở thành thị ,chủ yếu ở cácthành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng vàcác tỉnh thuộc khu vức đồng bằng bắc bộ

Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số lượng DNV&N ngàycàng tăng mạnh Như tên gọi của mình, DNV&N mang những đặc điểm riêngrất khác biệt so với các DN lớn trên thị trường DNV&N mang nhưng đặctrưng cơ bản sau:

* Các DNV&N chiếm số lượng lớn trên thị trường, và tốc độ gia tăng cao

Theo luật DN quy định, việc thành lập DNV&N yêu cầu số vốn thành lập nhỏ,

vì vậy số lượng DNV&N chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Với ưuđiểm là vốn điều lệ thấp, điều này đã tạo một động lực to lớn cho các tổ chứckinh tế tư nhân đứng ra thành lập DN của mình Mặt khác, từ trước đó đã tồntại không ít các DN nhà nước có quy mô vốn nhỏ, lao động ít như các hợp tác

xã, các DN nhà nước mới thành lập hoặc được tách ra…Với đặc điểm là vốnpháp định nhỏ như vậy, số lượng các DNV&N đã chiếm phần lớn về số lượngtrong nền kinh tế và có tốc độ gia tăng cao

* Các DNV&N có quy mô vốn nhỏ, lao động ít

Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng nếu xét về quy mô vốn của cácDNV&N trong những năm gần đây thì lại rất thấp, mới ở mức trung bình trên 2

tỷ đồng/DN Theo quy định của Luật DN, DNV&N là các DN có số vốn phápđịnh không vượt quá 10 tỷ, có số lao động không vượt quá 300 lao động Với

số vốn nhỏ như vậy, các DN gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường,

Trang 10

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nhất là khó khăn trong việc cạnhtranh với các DN lớn sản xuất cùng một loại sản phẩm trong thị trường Nhất làkhi nền kinh tế có biến động lớn, ví dụ biến động về đầu vào, DNV&N khó cókhả năng chống đỡ và dễ dẫn đến bị phá sản Đồng thời, với số lao động ít, cácDNV&N sẽ gặp nhiều cản trở trong quá trình sản xuất kinh doanh và mở rộngsản xuất kinh doanh Nhất là với tình trạng ít lao động, DNV&N sẽ khó cóđược các lao động với tay nghề cao Với số lao động ít như vậy, sẽ khó mở cáclớp đào tạo nâng cao tay nghề nghiệp vụ cho các nhân viên Mặt khác đa sốngười lao động, nhất là người lao động có tay nghề nghiệp vụ, trình độ chuyênmôn giỏi, khi tìm kiếm việc làm đều có xu hướng muốn vào các DN lớn trênthị trường, điều này khiến các DNV&N gặp khó khăn trong quá trình tuyểndụng lao động và phải đầu tư nhiều hơn cho công tác marketing tuyển dụng laođộng.

* Đa số các DNV&N là các DN ngoài quốc doanh

Các DNV&N chủ yếu là các DN tư nhân (chiếm khoảng 80%) do đặcđiểm về quy mô vốn và số lượng lao động nhỏ Điều này tạo khó khăn cho việcquản lý các DNV&N Nhất là đối với các DN tư nhân hoạt động linh hoạtnhưng kém hiệu quả Các DN tư nhân thường khi thành lập và trong quá trìnhhoạt động chưa có một tầm nhìn chiến lược hoạt động cho DN của mình Vàtrong khi vận hành sản xuất kinh doanh, khi că một biến cố xảy ra thì không cókinh nghiệm chống đỡ hoặc không đủ khả năng chống đỡ, dẫn đến thua lỗ hoặcnặng hơn là phá sản Việc quản lý các DN tư nhân cũng rất khó khăn Nhiều

DN còn cố tình làm ăn phi pháp, cố tình trốn thuế và không thực hiện đúng chế

độ kế toán thống kê Để quản lý tốt các DNV&N, đòi hỏi một sự theo dõi sátsao và thực sự có hiệu quả Như vậy có thể mới kiểm soát được hoạt động củaloại hình DN này

* Kinh nghiệm hoạt động còn chưa nhiều

Không kể các DN nhà nước vừa và nhỏ đã thành lập lâu đời và hoạtđộng ổn định, đa số các DNV&N đều là các DN tư nhân được thành lập trong

Trang 11

hoặc sau thời kỳ mở cửa nền kinh tế hoặc là các DN Nhà nước vừa được tách

ra Với những DNV&N thành lập khá lâu mà hoạt động sản xuất kinh doanhtốt, có hiệu quả, họ sẽ dần dần mở rộng nguồn vốn của mình và đứng vào hàngngũ những DN lớn Như vậy, kinh nghiệm hoạt động của loại hình DN nàychưa nhiều Với số vốn ít và bề dày kinh nghiệm hạn chế, các DNV&N gặpkhó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chống đỡ vớinhững thay đổi trong quá trình hoạt động của mình

* Trình độ công nghệ và phương pháp quản lý lạc hậu

Đây là vấn đề nổi cộm đối với tổng thể các DN của nước ta do đặc điểmnền kinh tế chưa thực sự phát triển Ở DN hiện nay, một thực trạng phổ biếntrong các DNV&N là hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 10-15 nămtrong ngành điện tử, 15 năm đối với ngành cơ khí, 70% công nghệ ngành dệtmay đã sử dụng được 15 năm Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng nămcủa chỉ ở mức 5-7% so với 20% của thế giới Công nghệ lạc hậu làm tăng chiphí tiêu hao 1,5 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới Thực trạng nàydẫn đến tăng chi phí đầu vào, cao hơn từ 30 - 50% so với các nước ASEAN,đồng thời dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao và năng suất thấp

Nhiều DNV&N rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗtrợ kinh doanh Một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế vềtrình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý DN,một phần là do đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹthuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường

Vì thế, nhiều quyết định kinh doanh được đưa ra chỉ dựa vào kinhnghiệm và phán đoán cảm tính, đây là điểm yếu nhất các DNV&N của trước

áp lực cạnh tranh quốc tế

* Các DNV&N hoạt động linh hoạt, năng động

Trong nền kinh tế, các DNV&N là những thành phần hoạt động linh hoạtnhất Với mỗi thay đổi nhỏ nhất của nền kinh tế, các DNV&N đều chịu tácđộng và phải điều chỉnh hoạt động của mình để phù hợp với mỗi biến đổi đó

Trang 12

Với tính năng động như vậy, các DNV&N đã đạt được hiệu quả trong hoạtđộng của mình và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế Sự đa dạng về loạihình hoạt động, phương thức quản lý, sản phẩm của các DNV&N giúp cho họđứng vững được trong thị trường.

1.1.2 Hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp Vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

Tín dụng là quan hệ vay mượn, gồm cả đi vay và cho vay Tuy nhiên tíndụng khi gắn với chủ thể là NH thì tín dụng NH nghĩa là NH cho vay

Tín dụng được xem xét là một chức năng cơ bản của NH, vì vậy trên cở

sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của NH thì tín dụng có thể dược hiểu nhưsau :

Tín dụng là một quan hệ về tài sản (tiền hoặc tài sản) giữa bên cho vay(Ngân hàng) và bên đi vay (Doanh nghiệp Vừa và nhỏ), trong đó bên cho vaychuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theothoả thuận, đồng thời bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc

và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của NH, chiếm tỷ trọng cao nhấttrong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất Ở các nước trên thế giới thì hoạtđộng tín dụng chiếm 50-60% lợi nhuận, còn ở thì chiếm tới 60-70% Songsong với hoạt động huy động vốn, tín dụng tạo ra nguồn lợi nhuận chính duy trìhoạt động của NH Hoạt động tín dụng NH được dựa trên quyết định của thốngđốc NH nhà nước số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 vềviệc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với DN Theo đó quan

hệ tín dụng giữa Doanh nghiệp và NH có thể hiểu như sau:

- Doanh nghiệp phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với thời gian xác định.Các khoản tín dụng của NH chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của

DN cùng khách hàng và các khoản vay mượn khác Bản thân NH cũng cótrách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho các khoản mượn nói trên NH thu lợinhuận là nhờ thu chênh lệch lãi suất cho vay và đi vay, đồng thời sử dụng

Trang 13

vốn vay để thực hiện hoạt động khác như đầu tư, tài trợ… Như vậy, để duytrì sự tồn tại và phát triển của mình, NH phải yêu cầu DN thực hiện đúngcam kết này.

- Doanh nghiệp phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thoả thuậnvới NH, không trái với quy định của pháp luật và các quy định khác của NHcấp trên Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho các NH, và mỗi NHđều có mục đích và phạm vi hoạt động riêng Do vậy, khi cho cấp tín dụngtrong phạm vi hoạt động của mình, NH yêu cầu DN phải sử dụng vốn đúngmục đích như đã thoả thuận với NH

- NH tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả Phương án hoạt động của DNđảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi của NH Mặt khác, để đảm bảo đòiđược nợ, các NH thường yêu cầu tài sản đảm bảo với mỗi khoản vay

Các hoạt động tín dụng đối với DNV&N của Ngân hàng thương mại

Hoạt động tín dụng NH được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau

NH tiến hành phân loại tín dụng để dễ quản lý các khoản tín dụng và nhằm đadạng hoá tín dụng nhằm thoả mãn nhu cầu của DN Phân loại tín dụng để NHquyết định lãi suất cho vay, cũng như loại hình cho vay thích hợp với mỗi loạitín dụng khác nhau

Việc xác định phương thức cho vay có một ý nghĩa rất quan trọng củaquá trình cấp tín dụng choĐNN Nếu xác định đúng phương thức cho vay chotừng DN từ đú sẽ tạo ra yếu tố tích cực giúp cho DN thuận lợi trong quá trìnhgiao dịch và chủ động về tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh và thuậnlợi để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, khuyến khích được DN vềquan hệ vay vốn với NH, Ngân hàng chủ động trong việc cân đối giữa nguồnvốn và sử dụng vốn Nếu xác định sai phương thức cho vay sẽ dẫn đến NHkhông kiểm soát chặt chẽ được số vốn cho vay làm tăng rủi ro tín dụng, khôngkhuyến khích được DN vay vốn

Hiện nay các NH thường áp dụng các phương thức cho vay sau

* Cho vay thấu chi

Trang 14

Cho vay thấu chi là nghiệp vu cho vay qua đó NH cho phép người vayđược chi trội tren số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhấtđịnh và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mứcthấu chi.

Để được thấu chi, DN làm đơn xin NH hạn mức thấu chi và thời gianthấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho NH ) Trong quá trình hoạt động, DN

có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ… vượt số dư tiền gửi để chi trả (songtrong hạn mức thấu chi) Khi DN có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, NH sẽ thu

nợ gốc và lãi Số lãi mà DN phải trả là :

Số lãi phải trả = Lãi suất thấu chi x Thời gian thấu chi x Số tiền thấu chi.Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sửdụng hình thức này Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của DN không phù hợp

về thời gian và quy mô Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào

dự đoán ngân quỹ song không chính xác Do vậy, hình thức cho vay này tạođiều kiện thuận lợi cho DN trong quá trình thanh toán, chủ động, kịp thời.Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản,phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả DN lẫn cá nhân vài ngàytrong tháng, vài tháng trong năm, dùng để trả lương, chi các khoản phải nộp,mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với DN có độ tin cậycao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn

* Cho vay trực tiếp từng lần

Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của

NH đối với các DN không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện

để được cấp hạn mức thấu chi Một số DN sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụngthương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặcbiệt mới vay NH, tức là vốn từ NH chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất địnhcủa chu kỳ sản xuất kinh doanh

Mỗi lần vay, DN phải làm đơn và trình NH phương án sử dụng vốn vay

NH sẽ phân tích DN và ký hợp đồng cho vay, xác định mức cho vay, thời hạn

Trang 15

giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần Mỗi món vayđược tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.

Nhu cầu vay

-Mức cho vay= (Giá trị tài sản đảm bảo x Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản

đảm bảo)

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, NH sẽ thu gốc và lãi Trong quátrình DN sử dụng tiền vay, NH sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng,nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, NH sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển

nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản NH có thể kiểm soáttừng món vay tách biệt Tiền cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo

* Cho vay theo hạn mức

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó NH thoả thuận cấp cho DN hạn mứctín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối

đa tại thời điểm tính

Mỗi lần vay, DN chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp cácchứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay Sau khikiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, NH sẽ phát tiền cho DN

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những DN vay mượn thườngxuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.Trong nghiệp vụ này, NH không ấn định trước ngày trả nợ Khi DN có thunhập, NH sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho DN Tuy nhiên,

do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên NH khó kiểmsoát hiệu quả sử dụng từng lần vay NH chỉ có thể phát hiện vấn đề khi DN nộpbáo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút

Trang 16

* Cho vay luân chuyển

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển củahàng hoá DN khi mua hàng có thể thiếu vốn NH có thể cho vay để mua hàng

và sẽ thu nợ khi DN bán hàng Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải làm đơnxin vay luân chuyển NH và DN thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạnmức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ Hạn mức tíndụng có thể được thoả thuận trong 1năm hoặc vài năm Đây không phải là thờihạn hoàn trả mà là thời hạn NH xem xét lại mối quan hệ giữa NH và DN cũngnhư tình hình tài chính của DN

Việc cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá nên cả NH và DN đều phảinghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trongthời gian tới

Khi vay, DN chỉ cần gửi đến NH các chứng từ hoá đơn nhập hàng và sốtiền cần vay NH cho vay và trả tiền cho người bán Theo hình thức này, giá trịhàng hoá mua vào (có hoá đơn, hợp pháp, hợp lệ, đúng đối tượng) đều là đốitượng được NH cho vay; thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho NH.Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượngquan hệ nợ nần của người vay Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong khotrở thành vật đảm bảo cho khoản cho vay Cho vay luân chuyển thường được

áp dụng đối với các DN thương nghiệp hoặc DN sản xuất có chu kỳ tiêu thụngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với NH

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho DN Thủ tục cho vay chỉ cầnthực hiện 1 lần cho nhiều lần vay DN được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời , vìvậy việc thanh toán cho người cung ứng sẽ nhanh gọn

Nếu DN gặp khó khăn trong tiêu thụ thì NH sẽ gặp khó khăn trong việcthu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng

* Cho vay trả góp

Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó NH cho phép DN trả gốclàm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã theo thoả thuận Cho vay trả góp

Trang 17

thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản

cố định và tài sản lâu bền Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợpvới khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế cuả DA, hoặc

từ thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng)

NH thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mứcnhất định NH sẽ thanh toán cho ngưòi bán lẻ về số hàng hoá mà DN đã muatrả góp Các cửa hàng bán lẻ nhận tiền ngay sau khi bán hàng từ phía NH vàlàm đại lý thu tiền cho NH, hoặc DN trả trực tiếp cho NH Đây là hình thức tíndụng tài trợ người mua (qua đó đến người bán) nhằm khuyến khích tiêu thụhàng hoá

Cho vay trả góp rủi ro cao do DN thường thế chấp bằng hàng hoá muatrả góp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay Nếungười vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của NHcũng bị ảnh hưởng Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãisuất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của NH

* Cho vay gián tiếp

Phần lớn cho vay của NH là cho vay trực tiếp Bên cạnh đó NH cũngphát triển các hình thức cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vay thông quacác tổ chức trung gian

NH cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội Nôngdân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ…Các tổ chức này thường liên kết cácthành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệquyền lợi cho mỗi thành viên Vì vậy, việc phát triển kinh tế, làm giàu, xoá đóigiảm nghèo luôn được các tổ chức này rất quan tâm

NH có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chứctrung gian, như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng rabảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh chomột thành viên vay Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặckhông đủ tài sản thế chấp

Trang 18

NH cũng có thể cho vay thông quá người bán lẻ các sản phẩm đầu vàocủa quá trình sản xuất Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sửdụng tiền sai mục đích.

Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, người vay phân tán, cách xa NH Trong trường hợp như vậy, cho vayqua trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay

Cho vay qua trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của NH Tuynhiên nó cũng bộc lộ các khiếm khuyết Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế củamình, để tăng lãi suất cho vay lại, hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên kháccho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bán hàng kém chất lượnghoặc với giá đắt cho người vay vốn

1.2 Chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp Vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm chất lượng tín dụng

Đối với các NHTM, cái được biểu hiện ra bên ngoài vừa cụ thể, vừa trừutượng của hoạt động tín dụng chính là chất lượng tín dụng Chỉ khi chất lượngtín dụng tốt tức là NH có nhiều khách hàng, uy tín NH được nâng cao tạo điềukiện thúc đẩy cho NH phát triển

Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng phùhợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NH

Như vậy khi xem xét chất lượng tín dụng của NH nói chung và đối vớiDNV&N nói riêng, cần tính đến ba nhân tố là NHTM, khách hàng, và nền kinhtế

Thứ nhất: Chất lượng hoạt động tín dụng xét từ giác độ NHTM

Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phảiphù hợp với khả năng, thực lực theo hướng tích cực của bản thân NH và phảiđảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả đúnghạn và có lãi Chất lượng hoạt động tín dụng phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuậnhợp lý và gia tăng, dư nợ ngày càng tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn đảm bảo

Trang 19

đúng quy định và hợp lý, đảm bảo cơ cấu nguồn vốn giữa ngắn hạn,trung vàdài hạn trong nền kinh tế.

Thứ hai: Chất lượng hoạt động xét từ giác độ khách hàng

Thông qua quan hệ lâu dài với khách hàng, sự am hiểu khách hàng sẽlàm cho NH hiểu rõ nhu cầu tín dụng của NH, đảm bảo thoả mãn nhu cầu hợp

lý về vốn cho họ Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, chất lượng là yêu cầuhàng đầu, vì vậy chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu hợp lý của kháchhàng, lãi suất hợp lý, thủ tục đơn giản không phiền hà, thu hút được kháchhàng nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng phù hợpvới tốc độ phát triển của xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của NH, gópphần làm lành mạnh tài chính khách hàng

Thứ ba: Chất lượng tín dụng xét từ giác độ nền kinh tế

Hoạt động tín dung trong những năm gần đây phản ánh rõ nét sự năngđộng của nền kinh tế khi chuyển sang cơ chế mới Nhiều khái niệm mới vớinhững nội dung mới để đạt được sự thống nhất, về nhận thức và tạo điều kiệnnâng cao chất lượng hoạt động tín dụng

Tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động,tăng thêm sản phẩm cho xã hội góp phần tăng trưởng kinh tế và khai thác khảnăng tiềm ẩn trong nền kinh tế, thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nước,tranh thủ vay vốn nước ngoài có lợi cho nền kinh tế phát triển

Từ những điều trên, ta có thể rút ra:

- Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thíchnghi của NHTM và sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sứcmạnh một NH trong quá trình cạnh tranh để tồn tại

- Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố: thu hút đượckhách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng,chi phí tổng thể về sản xuất, chi phí nghiệp vụ…

- Chất lượng tín dụng không tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quytrình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với

Trang 20

nhau vì một mục đích chung, do đó để đạt được chất lượng tín dụng cần có sựquản lý.

Quản lý chất lượng về cơ bản là những hoạt động và kỹ thuật được sửdụng nhằm đạt được chất lượng tốt

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại

Có nhiều chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng TDNH, trong đó có cácchỉ tiêu cơ bản sau:

1.2.2.1 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM ởmột thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm Chỉ tiêunày được tính theo công thức (1.1) dưới đây:

Tỷ lệ nợ xấu

* Khái niệm nợ xấu:

Nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu nợ quá hạn thì chưa đánh giá chính xác về chất lượngtín dụng của các NH Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước “ V/v Ban hành quy định vềphân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạtđộng NH của TCTD” đã đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng của cácTCTD Theo Quyết định 493 thì nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo cách phânloại nợ dưới đây

Chỉ tiêu này phản ánh nợ xấu của một NH, tỷ lệ này càng thấp càng tốt Thực

tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên NH thường chấp nhận một

tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn Mức giới hạn này ở mỗi nước làkhác nhau, riêng ở hiện nay chấp nhận tỷ lệ là 5%

Trang 21

Theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 (có hiệu lựcngày 17/03/2005) của Thống đốc NHNN VN về việc sửa đổi, bổ sung một sốđiều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theoQuyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 Trong đó điều chỉnh

kỳ hạn nợ là việc NH chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vaytrong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận tại HĐTD; gia hạn nợ vay là việc

NH chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vayvượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trong HĐTD và chất lượng tín dụngđược thể hiện là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Việc phân loại nợ quá hạn theo Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN đã

có nhiều thay đổi nhưng việc phân loại nợ quá hạn vẫn còn dựa vào tiêu chíthời gian quá hạn của khoản vay chứ chưa tính đến tiêu chí rủi ro của khoảnvay nên chưa phản ảnh chính xác chất lượng của hoạt động tín dụng

Theo Quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước “V/v Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập

và sử dụngdự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của tổ chứctín dụng” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định vềphân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạtđộng NH của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005” thì dư nợ của các tổ chức tín dụng được chia làm 05nhóm, cụ thể:

Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thuhồi đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổchức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn vàthu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ của DN trả đầy

đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 01 năm đốivới các khoản nợ trung và dài hạn, 03 tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và

Trang 22

các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi đúnghạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại thì phân loại vào nợ nhóm 1 Trường hợpmột DN có nợ cơ cấu lại bao gồm nợ ngắn hạn và nợ trung, dài hạn thì chỉ xemxét đưa vào nợ nhóm 01 khi DN đã trả đầy đủ (nợ ngắn hạn và nợ trung, dàihạn) cả gốc và lãi số nợ đã được cơ cấu lại trong thời gian quy định trên, đồngthời các kỳ hạn tiếp theo được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãiđúng hạn đã được cơ cấu lại

Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) bao gồm

Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh

kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là DN, tổ chức thì tổ chức tín dụngphải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãiđúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu)

Nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm

Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại

có thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầuphân loại vào nhóm 2; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàngkhông đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm

Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạntrả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Cáckhoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạntrả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lạilần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợlần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợkhoanh, nợ chờ xử lý

Ngày đăng: 16/04/2013, 10:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 01:  Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại  Ngân hàng - Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại  Ngân hàng Đầu và Phát triển Thái Bình
Bảng 01 Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng (Trang 40)
Bảng 02: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại BIDV CN  Thái Bình - Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại  Ngân hàng Đầu và Phát triển Thái Bình
Bảng 02 Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tại BIDV CN Thái Bình (Trang 42)
Bảng 04:Số lượng DNV&N có quan hệ vay vốn tại BIDV CN Thái Bình - Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại  Ngân hàng Đầu và Phát triển Thái Bình
Bảng 04 Số lượng DNV&N có quan hệ vay vốn tại BIDV CN Thái Bình (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w