Cách đây 53 năm, ngày 25/4/1957 Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 177/TTg thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính, hoạt động chuyên trách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp có vị trí quan trọng trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật trên con đường tiến lên CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.
Ngày 07/08/1957 Bộ trưởng Bộ Tài chính ra Quyết định số 22TC/TT thành lập Phòng Kiến thiết cơ bản trực thuộc Ty Tài chính Thái Bình - Tổ chức đầu tiên, là tiền thân của Ngân hàng Kiến thiết Thái Bình những năm sau này.
Ngày 25/06/1965 Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Thái Bình được thành lập trực thuộc Ngân hàng Kiến thiết Việt nam.
Ngày 24/06/1981 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 259/CP chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, thành lập Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam. Quyết định số 75/NH/QĐ ngày 17/07/1981 của Tổng giám đốc (nay là Thống đốc) Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thái Bình được thành lập và hoạt động theo mô hình tổ chức mới từ 01/01/1982.
Do yêu cầu đổi mới kinh tế đất nước, đổi mới hoạt động Ngân hàng và thực hiện Pháp lệnh Ngân hàng, HTX tín dụng và Công ty Tài chính . Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 401/CT chuyển Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Thái Bình tiếp tục tồn tại và được đổi tên thành Chi nhánh BIDV Thái Bình trực thuộc BIDV Việt Nam.
Chi nhánh BIDV Thái Bình có:
- Tên giao dịch tiếng Anh: Bank for Investment and Development of Vietnam.
- Trụ sở hoạt động chính: Số 80B- đường Lý Thường Kiệt - thành phố Thái Bình- tỉnh Thái Bình.
Trong 53 năm qua Chi nhánh BIDV Thái Bình luôn tồn tại và phát triển. Từ năm 1957 đến năm 1994 với trách nhiệm Nhà nước giao cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản, cho vay đầu tư theo KHNN, trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, đồng vốn qua BIDV Thái Bình luôn giữ vững kỷ cương phép nước, vốn đầu tư xây dựng cơ bản mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, đã đưa hàng ngàn công trình lớn nhỏ vào sản xuất, sử dụng.
Bằng kết quả của công tác đầu tư xây dựng cơ bản hàng trăm công trình đê, kè, cống năm sau nối tiếp năm trước đã được tu bổ nâng cấp, chủ động phòng chống lũ bão, bảo vệ mùa màng trong điều kiện một tỉnh có 4 mặt sông, biển bao quanh, hàng trăm trạm bơm cỡ lớn cùng với hàng ngàn Km kênh mương quy hoạch hoàn chỉnh thuỷ nông đã chủ động tưới tiêu chấm dứt cảnh chiêm khê, mùa úng góp phần trở thành một tỉnh đạt năng suất lúa 5 tấn thóc đầu tiên trong khói bom ác liệt của cuộc chiến tranh cứu nước năm xưa và cứ thế đi lên ghi thêm những kỷ lục mới 12 tấn/ha.
Khi bước vào thời kỳ đổi mới, sau khi có Pháp lệnh Ngân hàng từ năm 1990 đến 1994, Chính phủ giao cho BIDV Thái Bình thử nghiệm một cơ chế mới: Thực hiện tín dụng bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước chuyển sang đầu tư ưu đãi đối với các công trình SXKD, tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, có thu hồi vốn. Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ này, Chi nhánh BIDV Thái Bình đã hoàn thành trọng trách Nhà nước giao cho.
* Về tổng tài sản
Đến 31/3/2008 thực hiện: 516 tỷ đồng, tăng vượt bậc so với thời điểm thành lập 30/9/2006 đạt 208%. So với định hướng sau 03 năm đạt 115%, so với cuối năm 2007 tăng 11%.
* Về huy động vốn
Xác định nguồn vốn là một yếu tố quan trọng cho công việc mở rộng hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận cho. Chính vì vậy ngay từ khi nâng cấp lên cấp I,
đã xin BIDV cho phép thành lập 01 phòng giao dịch ở cụm công nghiệp Tiền hải, để mở rộng huy động vốn cho vay và phát triển dịch vụ (được BIDV chấp thuận tháng 3/2007 phòng giao dịch Quang trung đã được khai trương và đi vào hoạt động)
Tính đến 31/3/2008 đã thực hiện được: 384 tỷ đồng, không tính tiền gửi của KBNN, tăng so với 30/9/2006 là 179% chiếm 20% thị phần huy động vốn trên địa bàn thành phố Thái Bình. Tuy nhiên trên địa bàn Thái Bình chỉ chiếm 3% nên việc huy động vốn cũng hạn chế.
* Về tín dụng
Dư nợ đến 31/3/2008 đạt: 498 tỷ đồng tăng so với 30/9/2006 là 600%, so với 31/12/2006 tăng 400%, so với 31/12/2007 tăng 124% chiếm 17% thị phần trên địa bàn trú đóng. Tuy nhiên chỉ chiếm 4% thị phần tỉnh Thái Bình.
* Chỉ tiêu KHKD về chất lượng, cơ cấu tín dụng đến 31/3/2008
Nợ xấu: 0 – Không có nợ xấu (TW giao <0.8%)
Tỷ lệ giảm lãi treo so với năm trước: 100% lãi treo =0 (TW giao 100%) Trích DPRR trong quý I/2008 là 1,55 tỷ đồng, số dư DPRR là 05 tỷ đồng
* Chỉ tiêu KHKD về hiệu quả
luôn chú trọng khâu điều hành nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh tài sản nợ, tài sản có và các hoạt động tại nguồn cho NH (chênh lệch lãi suất bình quân là 3,9% năm 2007). Năm 2007 chênh lệch thu chi đạt 11 tỷ đồng vượt kế hoạch giao và vượt so với năm 2006 là 139%. Đến thời điểm 31/3/2008 đã đạt:
+ Chênh lệch thu chi (trích trước DPRR): 08 tỷ đồng, đạt 48% KH 2008 + Thu nợ ngoại bảng (gồm cả gốc và lãi): 300 triệu đồng, đạt 150% kế hoạch 2008.
* Chỉ tiêu thu dịch vụ bảo hiểm BIC
Ban lãnh đạo xác định dịch vụ là khâu đột phá để phát triển đối với NH hiện đại, vì tiềm năng phát triển dịch vụ là rất lớn, hoạt động dịch vụ mang lại lợi nhuận cao và ít có rủi ro. Kết quả hoạt động dịch vụ mang lại không chỉ đơn
thuần là thu phí mà còn góp phần khuyếch trương hình ảnh, thương hiệu vị thế, uy tín của một NH, tăng sức mạnh cạnh tranh, tăng thị phần thị trường, tạo tiền đề để phát triển mạng lưới và kênh phân phối, trở thành hoạt động kinh doanh chính trong tương lai của NH.
Năm 2007 thu DVR 02 tỷ đồng đạt 167% kế hoạch. So với năm 2006 tăng trưởng 308%. Chủ động tiếp cận các khách hàng để triển khai các sản phẩm của BIC kết quả phí bảo hiểm thu được là 600 triệu đồng đạt 167% kế hoạch 2007.
Đến 31/3/2008 thu DV ròng là 1,33 tỷ đồng đath 38% kế hoạch 2008 Doanh thu khai thác phí bảo hiểm là 145 triệu đồng đạt 12% KH 2008
So với NH trên địa bàn, hoạt động dịch vụ của BIDV Thái Bình là hiện đại, thuận lợi và đa dạng, đáp ứng được đa số nhu cầu của hiện tại trên địa bàn thành phố và 06 huyện thị của tỉnh Thái Bình.
Tuy tiêu chí DV hơn hẳn các năm trước, nhưng tỷ trọng thu DV ròng/ lợi nhuận còn nhỏ, chỉ đạt 17%.
* Về công tác sử lý nợ xấu, lãi treo, thu nợ ngoại bảng
Khi thực hiện bàn giao từ cấp 2 cũ còn 08 khách hàng có dư nợ ngoại bảng, vẫn còn nợ xấu và lãi treo. Trong năm 2007 đã tập trung và kiên quyết sử lý triệt để nợ xấu, thu hết nợ xấu và lãi treo, không để phát sinh nợ xấu, lãi treo, kết quả là nợ xấu = 0, lãi treo = 0.
Năm 2007 thu nợ ngoại bảng 1 tỷ đồng đạt 200% kế hoạch. Đến 31/3/2008 được 300 triệu đạt 150% kế hoạch giao.