1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh bến nhứt

84 184 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 409,25 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGÔ HOÀNG HỚN MSSV: 4104598 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BẾN NHỨT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN TUẤN KIỆT 11-2013 ii LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Tuấn Kiệt trong suốt quá trình thực hiện bài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc, các cô chú, anh chị đang công tác tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Nhứt đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực tập tại Ngân hàng để có thể thuận lợi hoàn thành bài luận văn của mình. Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Ngô Hoàng Hớn iii TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 29 tháng 11 năm 2013 Người thực hiện Ngô Hoàng Hớn iv NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... .................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Bến Nhứt, ngày.....tháng.....năm..... v MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu.................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2 1.3.1 Không gian nghiên cứu............................................................................2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu...............................................................................2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................2 1.4 Lược khảo tài liệu.......................................................................................3 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....6 2.1 Phương pháp luận.......................................................................................6 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng.............................................................6 2.1.2 Tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.............................................................8 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng..........................................13 2.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................15 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................15 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...............................................................15 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT.........17 3.1 Quá trình hình thành và phát triển.............................................................17 3.2 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................17 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý.........................................................................17 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban..................................................18 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh...................................................................19 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ 2010 đến 2012..........19 3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng 2012, 2013........21 vi 3.4 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Ngân hàng. .23 3.4.1 Thuận lợi................................................................................................23 3.4.2 Khó khăn................................................................................................24 3.4.3 Phương hướng phát triển........................................................................24 Chương 4: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT.......................................................26 4.1 Phân tích tình hình nguồn vốn...................................................................26 4.1.1 Vốn huy động từ khách hàng.................................................................29 4.1.2 Vốn điều chuyển....................................................................................30 4.2 Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.................................30 4.2.1 Doanh số cho vay...................................................................................34 4.2.2 Doanh số thu nợ.....................................................................................36 4.2.3 Dư nợ cho vay........................................................................................40 4.2.4 Tình hình nợ xấu....................................................................................44 4.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh ........................................................................................................................48 4.3.1 Dư nợ hộ SXKD trên nguồn vốn............................................................48 4.3.2 Hệ số thu nợ...........................................................................................49 4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng.........................................................................50 4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ..................................................................51 4.3.5 So sánh một số chỉ tiêu tài chính với ngân hàng khác............................52 4.4 Phân tích nhu cầu vay vốn tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng ........................................................................................................................54 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT.......................................................66 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................68 6.1 Kết luận.....................................................................................................68 6.2 Kiến nghị...................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................69 PHỤ LỤC.......................................................................................................70 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Nhứt từ năm 2010 đến 2012..........................................................................................................19 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012, 2013......................................................................................................22 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 2012. . .27 Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt 6T 2012, 2013........28 Bảng 4.3: Tình hình tính dụng của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6T.201332 Bảng 4.4 : Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010 – 2012............................................................................33 Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012, 2013.................................................................................35 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ hộ SXKD theo thời hạn của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010 – 2012.....................................................................................37 Bảng 4.7: Doanh số thu nợ tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 6 tháng 2012, 2013.................................................................................39 Bảng 4.8: Dư nợ cho vay hộ SXKD theo thời hạn của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010 – 2012............................................................................................41 Bảng 4.9: Dư nợ cho vay hộ SXKD của Agribank 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ........................................................................................................................43 Bảng 4.10: Nợ xấu tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010 – 2012.............................................................................................................45 Bảng 4.11: Nợ xấu cho vay hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012, 2013................................................................................................................46 Bảng 4.12: Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6 tháng 2013......................................................................................................49 Bảng 4.13: Hệ số thu nợ của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013................................................................................................................50 Bảng 4.14: Vòng quay vốn tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6 tháng 2013....................................................................................51 viii Bảng 4.15: Tỷ lệ nợ nợ xấu tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.....................................................................52 Bảng 4.16: Một số chỉ tiêu tài chính của Agribank Bến Nhứt và Agribank Giồng Riềng trong 6T.2013............................................................................53 Bảng 4.17: Trình độ học vấn của các thành viên nông hộ xã Long Thạnh khảo sát năm 2013...................................................................................................55 Bảng 4.18: Ngành nghề SXKD của nông hộ xã Long thạnh khảo sát năm 2013 ........................................................................................................................57 Bảng 4.19: Tình hình chăn nuôi của nông hộ xã Long Thạnh thời điểm 10/2012...........................................................................................................59 Bảng 4.20: Mục đích vay vốn chính thức của nông hộ xã Long Thạnh trong thời gian tới.....................................................................................................63 Bảng 4.21: Mức vốn vay chính thức của nông hộ xã Long Thạnh trong thời gian tới............................................................................................................64 Bảng 4.22: Nơi định vay của nông hộ xã Long Thạnh trong thời gian tới......64 ix DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Quy trình cho vay hộ sản xuất trực tiếp tại Agribank Bến Nhứt.....12 Hình 2.2: Quy trình cho hộ sản xuất vay thông qua tổ chức trung gian tại Agribank Bến Nhứt.........................................................................................13 Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Agribank Bến Nhứt..................17 Hình 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 2012....26 Hình 4.2: Tổng hợp diện tích đất sản xuất của nông hộ tại xã Long Thạnh....57 Hình 4.3: Diện tích gieo sạ lúa ở xã Long Thạnh năm 2012...........................58 Hình 4.4: Thu nhập của nông hộ xã Long Thạnh............................................61 Hình 4.5: Vay vốn ngoài ngân hàng của nông hộ xã Long Thạnh..................62 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội SXKD : Sản xuất kinh doanh xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hòa mình vào mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank đã không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí của mình là một trong những ngân hàng hàng đầu về chất lượng và uy tín trong ngành. Và nhất là Agribank luôn cho thấy vai trò chủ lực của mình trong việc đầu tư cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Là một chi nhánh của hệ thống Agribank, những năm qua Agribank chi nhánh Bến Nhứt đã hoạt động tích cực, phấn đấu thực hiện mục tiêu, sứ mệnh chung của toàn hệ thống đó là tập trung nguồn vốn phát triển nông nghiệp nông thôn từ đó góp phần cải thiện đời sống vật chất, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tạo dần bộ mặt nông thôn cho xã Long Thạnh – một xã nông nghiệp của huyện Giồng Riềng cũng như các vùng lân cận thuộc địa bàn tỉnh Kiên Giang thông qua việc cấp tín dụng mà chủ yếu là cấp vốn cho hộ sản xuất kinh doanh (hộ SXKD) để những hộ dân đầu tư, mở rộng qua mô sản xuất nông nghiệp. Đây là một trong những công cụ hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp thúc đẩy chuyển dich cơ cấu cây trồng vật nuôi ở khu vực nông thôn. Trong những năm qua hoạt động tín dụng hộ SXKD ngày càng phát triển và đóng vay trò quan trọng trong hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng với doanh số cho vay mỗi năm ngày càng tăng và đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng do đó Ngân hàng luôn chú trọng đẩy mạnh cho vay. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng hộ SXKD còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và việc mở rộng cho vay gặp nhiều khó khăn do việc sản xuất nông nghiệp của các hộ dân còn bấp bênh chịu tác động nhiều bởi yếu tố về thời tiết, giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra và đặc biệt là tình hình dịch bệnh hại phát triển mạnh trong thời gian qua. Do đó, ta thấy việc nghiên cứu đánh giá tình hình tín dụng hộ SXKD nhằm đưa ra những chính sách góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng quy mô tín dụng nhằm giúp người dân phát triển sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, việc tìm hiểu nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất kinh doanh giúp Ngân hàng am hiểu nhiều hơn về nhu cầu của các hộ dân để có thể chủ động được nguồn vốn và đưa ra những chính sách phát triển trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu cũng như nâng cao khả năng tiếp cận vốn của hộ dân. Chính vì những lí do đó nên em chọn đề tài “Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp 1 và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Nhứt” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Bến Nhứt giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để từ đó tìm ra những thuận lợi cũng như khó khăn, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho Ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Phân tích các chỉ tiêu đánh hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Đánh giá nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt trong tương lai. - Đề xuất một số giải pháp giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô tín dụng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt, số liệu sơ cấp thu thập tại xã Long Thạnh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu - Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được thu thập tại Ngân hàng trong thời gian thực tập từ 8/2013 đến 11/2013. - Số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 10 năm 2013. - Thời gian thực hiện đề tài từ 12/8/2013 đến 28/11/2013. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng trong thời gian từ 2010 đến 2012 và 2 6 tháng đầu năm 2013. Ngoài ra đề tài còn phân tích nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt trong tương lai. 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Phước Duy (2012) nghiên cứu “Tình hình tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT thôn chi nhánh huyện Kế Sách”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán tại phòng tín dụng và phòng kế toán ngân quỹ của Ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để đánh giá tình hình tính dụng của Ngân hàng. Kết quả nguyên cứu cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển tốt, tuy nhiên hoạt động giám sát, thu nợ còn gặp một số khó khăn. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp như xây dựng mô hình cho vay theo nhóm liên kết đối với hộ sản xuất, tăng số lượng cán bộ tín dụng để giải quyết khó khăn trên. Vũ Văn Chung (2012) “Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán tại phòng tín dụng và phòng kế toán ngân quỹ của Ngân hàng của Ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối, thống kê mô tả và sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các khoản cho vay của Ngân hàng có chất lượng khá tốt, tuy nhiên điều kiện sản xuất của hộ sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên đây là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả trong hoạt động tín dụng. Nghiên cứu cũng cho thấy nguồn vốn huy động không thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngân hàng còn phải phụ thuộc vào vốn điều chuyển. Từ đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp như Ngân hàng có thể phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn, tiến hành tổ chức đánh giá phân loại khách hàng để có thể cấp lượng vốn vay phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Phan Đình Khôi (2012), nghiên cứu “Tín dụng chính thức và không chính thức ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận”. Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để điều tra (thông qua bảng câu hỏi) các hộ gia đình từ 13 xã ở ĐBSCL. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp ước lượng Tobit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay không chính thức; sử dụng mô hình hồi quy Probit để xác định khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức; sử dụng mô hình hồi quy Heckman để xác 3 định số tiền vay trong chương trình tín dụng chính thức của các hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng số tiền vay không chính thức ảnh hưởng bởi các yếu tố bao gồm sở hữu đất đai, mục đích cho vay không chính thức, thời hạn cho vay không chính thức và đường liên xã; các nhân tố làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức bao gồm làm việc hành chính ở địa phương, thành viên tổ vay vốn và sổ hộ nghèo, số tiền vay không chính thức; số tiền vay từ chương trình tín dụng chính thức được giải thích bởi các yếu tố như tuổi tác và nghề nghiệp của chủ hộ, mức thu nhập, chi phí y tế, mục đích vay và lãi suất ưu đãi. Nguyễn Quốc Nghi (2011), nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng chính thức của nông hộ ở làng hoa Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp”. Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để điều tra (thông qua bảng câu hỏi) nông hộ tại làng hoa Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích hồi quy logistic để xác định các nhân tố ảnh hưởng đế cầu tín dụng chính thức của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ là số lao động tham gia sản xuất, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, tham gia hội đoàn thể địa phương, diện tích đất sản xuất và vay vốn phi chính thức. Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), nghiên cứu “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”. Tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên để điều tra (thông qua bảng câu hỏi) hộ nông dân ở các huyện cận thành Hà Nội. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng phân tích bằng mô hình hồi quy hai bước của Heckman để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cũng như lượng vốn tín dụng chính thức được vay của nông hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ bao gồm độ tuổi và địa vị của chủ hộ, hộ hộ đã vay được tín dụng không chính thức và thủ tục vay vốn tín dụng chính thức; các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng chính thức mà hộ được vay cũng được xác định gồm có trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất sử dụng, thu nhập bình quân, tài sản thế chấp, mục đích vay vốn. Qua lược khảo tài liệu cho thấy nghiên cứu trước đây của các tác giả Nguyễn Phước Duy, Vũ Văn Chung đã sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ bảng báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán từ các phòng ban của ngân hàng, bên cạnh đó các tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối, sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích. Do vậy nghiên cứu này đã kế 4 thừa những phương pháp của các tác giả trên để tiến hành phân tích tình hình tín dụng hộ SXKD, đánh giá hoạt động tín dụng hộ SXKD tại Agribank Bến Nhứt. Ngoài ra nghiên cứu của các tác giả Phan Đình Khôi, Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung đã sử dụng phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi. Bên cạnh đó sau khi nghiên cứu các tác giả này đã đưa ra những kết quả nghiên cứu của mình đó là xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhu cầu tín dụng và lượng vốn tín dụng chính thức được vay của các hộ. Do vậy nghiên cứu này đã kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, kết hợp với phương pháp thu thập số liệu sơ cấp bằng bảng câu hỏi để đánh giá khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nhu cầu tín dụng và lượng vốn tín dụng được vay của các nông hộ ở xã Long Thạnh. 5 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện duới hình thái tiền tệ, hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định (Thái Văn Đại, 2012). Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong ba đặc điểm đó thì sẽ không là phạm trù tín dụng: - Có sự chuyển giao quyền sử dụng một giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. - Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị tăng thêm gọi là lợi tức (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010). 2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng - Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. - Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng (Thái Văn Đại, 2012). 2.1.1.3 Điều kiện tín dụng Theo quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo của NHNo & PTNT Việt Nam ngày 15/06/2010 về việc ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam gồm các khoản sau: - Có năng lực pháp luật, hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: + Có vốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Mức vốn tự có: 6 • Đối với vay ngắn hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trong tổng nhu cầu vốn vay. • Đối với vay trung hạn: khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trong tổng nhu cầu vốn vay. + Sản xuất kinh doanh có hiệu quả: Có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án khả thi khác khắc phục lỗ và đảm bảo trong thời hạn cam kết. Đối với các khách hàng vay vốn nhu cầu đời sống, phải có nguồn thu ổn định trả nợ ngân hàng. + Không có nợ khó đòi hoặc nợ quá 06 tháng tại NHNo & PTNT Việt Nam. - Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, hoặc phương án phục vụ đời sống khả thi. - Thực hiện các quy định về bảo hiểm tiền vay theo quy định của chính phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam. 2.1.1.4 Vốn huy động a)Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn Tài khoản được khách hàng mở ra nhằm mục đích hưởng lãi, do đó thể hiện tính ổn định về thời gian tại ngân hàng và đòi hỏi một mức lãi cao cho người mở tài khoản. Đây là bộ phận nguồn vốn có thời hạn gửi ổn định, giúp cho ngân hàng có thể tận dụng tối đa vào cho vay và thực hiện các khoản đầu tư khác mà không cần phải dự trữ lại quá nhiều. b)Tiền gửi không kỳ hạn Tài khoản mà ngân hàng mở cho các tổ chức kinh tế để thực hiện giao dịch thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh. Bộ phận nguồn vốn này được khách hàng gửi vào và rút ra thường xuyên nên không ổn định, nên được ngân hàng áp dụng mức lãi suất rất thấp. Để có được nguồn vốn dồi dào, ngân hàng cần phải mở rộng đối tượng sử dụng tài khoản, một mặt ngân hàng có thể tranh thủ nguồn vốn giá phí rẻ, mặt khác đảm bảo tính ổn định tổng thể của các loại nguồn vốn (Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010). c)Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển là nguồn vốn được chuyển giữa các ngân hàng chi nhánh cùng hệ thống với nhau hoặc với ngân hàng hội sở. Ngân hàng có thể vay vốn từ ngân hàng hội sở hoặc các ngân hàng chi nhánh cùng hệ thống để bù đắp nguồn vốn kinh doanh còn thiếu. Hoặc trong 7 trường hợp ngân hàng không tìm được khách hàng tốt để cho vay trong khi nguồn vốn huy động từ dân cư dồi dào hay ngân hàng tạm thời thừa vốn trong ngắn hạn thì có thể điều chuyển vốn cho các ngân hàng chi nhánh khác cùng hệ thống hoặc cho ngân hàng hội sở. Thông thường thì lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất vốn huy động nhằm tạo động lực tự chủ nguồn vốn và kích thích hoạt động huy động vốn của các ngân hàng chi nhánh. 2.1.2 Tín dụng hộ sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Khái niệm tín dụng hộ sản xuất kinh doanh Hộ sản xuất kinh doanh là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp) và là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô hộ gia đình do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh. Tín dụng hộ sản xuất kinh doanh là các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho nông dân, hộ sản xuất để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chi phí về cây trồng và vật nuôi như: chi phí cây giống, con giống, thức ăn, phân bón, nhu cầu về cải tạo vườn tạp, xây dựng chuồng trại…. Ngân hàng có thể cấp tín dụng cho hộ sản xuất kinh doanh thông qua các kênh sau: - Cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn trực tiếp: Khách hàng muốn vay vốn phải liên hệ trực tiếp với Ngân hàng cho vay để làm các thủ tục xin vay, xét duyệt, thẩm định trực tiếp từ cán bộ tín dụng để cho vay. - Cho hộ gia đình, cá nhân vay trực tiếp thông qua tổ vay vốn: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn tự thành lập tổ vay vốn, cùng cư trú tại xóm, ấp, được vay không có bảo đảm bằng tài sản. Tổ trưởng đại diện tổ đề nghị Ngân hàng xét cho vay đồng thời ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng kèm danh sách nhận nợ có ký nhận của các tổ viên. - Cho hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp nhà nước: Được thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp Nhà nước đã giao khoán. Doanh nghiệp vay trực tiếp để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán và có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng. 8 2.1.2.2 Đặc điểm tín dụng hộ sản xuất kinh doanh a) Tính thời vụ Mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến thời điểm cho vay và thu nợ. Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con giống là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay, chu kỳ dài hay ngắn phụ thuộc vào giống cây, con và quy trình sản xuất. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật về công nghệ sinh học cho phép lai tạo nhiều giống mới có năng suất, sản lượng cao và thời gian trưởng thành ngắn hơn. b) Môi trường tự nhiên Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng. Vì đối với khách hàng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, nguồn trả nợ vay Ngân hàng chủ yếu là tiền bán nông sản và các sản phẩm chế biến có liên quan đến nông sản. Cho nên, sản lượng nông sản thu về sẽ là yếu tố quyết định trong việc xác định khả năng trả nợ cho khách hàng. Sự ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên như: thời tiết, khí hậu, đất, nước, sâu hại, dịch bệnh,… ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng nông sản của người dân. Bên cạnh đó, yếu tố tự nhiên cũng tác động đến chất lượng nông sản làm giảm giá nông sản thu hoạch, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng vay. c) Chi phí tổ chức cho vay cao - Chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, thẩm định, theo dõi khách hàng, kiểm tra món vay (việc sử dụng vốn vay) và chi phí phòng ngừa rủi ro. - Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay đối với hộ nông dân thường chi phí nghiệp vụ cho một đồng vốn vay thường cao do qui mô từng món vay là nhỏ, lẻ. - Số lượng khách hàng vay vốn đông, phân bố rộng khắp, nên việc mở rộng cho vay thường liên quan đến mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ. - Do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao cho nên chi phí dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. - Khách hàng vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp là hộ nông dân, phần lớn các hộ gia đình sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, cho nên đặc điểm của hộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến tổ chức cho vay và áp dụng các phương thức, kỹ thuật cho vay thích hợp. Vì vậy, cho vay nông nghiệp đồng nghĩa với cho vay hộ nông dân. 2.1.2.3 Một số hình thức cho vay hộ sản xuất kinh doanh 9 • Cho vay lưu vụ - Cho vay lưu vụ chỉ áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân ở vùng chuyên canh trồng lúa và ở các vùng xen canh trồng lúa với các cây trồng ngắn hạn khác. - Điều kiện vay vốn: Ngân hàng xét cho vay lưu vụ khi hộ gia đình cá nhân có đủ điều kiện sau: + Phải có 2 vụ liền kề + Dự án, phương án đang vay có hiệu quả + Trả đủ số lãi còn nợ của hợp đồng trước. - Mức cho vay tối đa bằng dư nợ tối đa của hợp đồng tín dụng trước. - Thời hạn lưu vụ không quá thời hạn của một vụ kế tiếp. • Cho vay theo hạn mức: - Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, khách hàng vay có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần. • Cho vay từng lần: - Phương thức cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên hoặc theo thời vụ, cho vay vốn lưu động, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời, cho vay bắc cầu, cho vay hỗ trợ triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, cho vay tiêu dùng trong dân cư (thời gian cho vay dưới 12 tháng ) 2.1.2.4 Hồ sơ vay vốn Tùy theo từng loại khách hàng, phương thức cho vay, hồ sơ vay vốn có thể phân làm ba loại chính: Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn. Bộ hồ sơ vay vốn đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác gồm: a) Hồ sơ pháp lý 10 - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Giấy ủy quyền (nếu có) cho người đại diện giao dịch với NH No & PTNT nơi cho vay. - Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác). b) Hồ sơ vay vốn 1. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản: - Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn. 2. Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ các hộ gia đình được quy định tại điểm 1 trên): - Giấy đề nghị vay vốn - Dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống. 3. Ngoài các hồ sơ được quy định tại điểm 1 và 2 đối với: - Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua tổ vay vốn phải có thêm: Biên bản thành lập tổ vay vốn kèm theo danh sách thành viên. - Hộ gia đình, cá nhân vay thông qua doanh nghiệp phải có thêm: Hợp đồng làm dịch vụ vay vốn của doanh nghiệp hoặc hợp đồng cung ứng vật tư tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đối với hộ cá nhân, gia đình nhận khoán. 4. Khách hàng là người hưởng lương, muốn vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống phải có giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập ổn định (xác nhận của cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan quản lý chi trả thu nhập…), NH No & PTNT nơi cho vay có thể thỏa thuận (bằng văn bản) với người vay vốn và các cơ quan quản lý trên về việc người vay ủy quyền cho cơ quan, đơn vị trích thu nhập của mình trả nợ cho NHNo nơi vay. 2.1.1.3 Quy trình tín dụng Tùy vào mục đích vay và đối tượng vay, quy trình vay vốn tại ngân hàng cũng phân thành nhiều loại. Sau đây là quy trình cho vay hộ sản xuất tại Agribank Bến Nhứt: - Khách hàng vay vốn trực tiếp: 11 (5) Hộ SXKD Phòng kế toán (1) (4) Cán bộ tín dụng (2) Trưởng phòng kinh doanh (3) Giám đốc Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt Hình 2.1: Quy trình cho vay trực tiếp hộ sản xuất tại Agribank Bến Nhứt (1) Cán bộ tín dụng (CBTD) tiếp nhận hồ sơ vay vốn trực tiếp từ khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng loại hồ sơ sau đó báo cáo với trưởng phòng kinh doanh. Trưởng phòng kinh doanh phân công cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định. (2) Trưởng phòng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ thẩm định trình Giám đốc duyệt. (3) Giám đốc nhận hồ sơ từ phòng kinh doanh, kiểm tra các yếu tố pháp lý của hồ sơ và căn cứ vào ý kiến của Trưởng phòng kinh doanh cùng tờ tường trình cho vay đồng thời đối chiếu với khả năng nguồn vốn của Ngân hàng và ra quyết định duyệt cho vay hay không cho vay và thông báo cho phòng kinh doanh. (4) Nếu không cho vay thì phòng kinh doanh báo cho khách hàng biết, còn nếu cho vay thì Ban Giám đốc sẽ chuyển hồ sơ sang phòng kế toán, Ngân hàng nông nghiệp cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (nếu có). (5) Phòng kế toán nhận được hồ sơ duyệt sẽ tiến hành hạch toán, thanh toán hoặc chuyển qua kho quỹ để giải ngân cho khách hàng. - Khách hàng vay thông qua các tổ chức trung gian: 12 (2) Tổ vay vốn Ngân hàng (4) (1) (5) (3) Hộ SXKD Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt Hình 2.2: Quy trình cho vay hộ sản xuất thông qua tổ chức trung gian tại Agribank Bến Nhứt (1) Hộ sản xuất là thành viên của tổ vay vốn gửi giấy đề nghị vay vốn và các giấy tờ khác có liên quan cho tổ trưởng tổ vay vốn. Tổ trưởng nhận hồ sơ của tổ viên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, tiến hành lập danh sách các tổ viên đủ điều kiện vay vốn, đề nghị Ngân hàng xét cho vay. (2) Tổ vay vốn gửi danh sách kèm hồ sơ vay vốn cho Ngân hàng. (3) Ngân hàng kiểm tra các hồ sơ được gửi đến, cử cán bộ tín dụng thẩm định các điều kiện vay vốn sau đó tiến hành xét duyệt. (4) Ngân hàng gửi hồ sơ đã được duyệt cho vay về tổ vay vốn để thông báo cho hộ sản xuất biết. (5) Tổ trưởng cùng cán bộ tín dụng tiến hành giải ngân cho từng hộ sản xuất đồng thời đôn đốc việc sử dụng vốn có mục đích, thu nợ, thu lãi khi đến hạn. 2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.3.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay - Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định. - Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn trong một thời điểm nhất định. - Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho vay gồm các khoản cho vay chưa đến hạn thu nợ và các khoản đến hạn nhưng chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ 13 2.1.3.2 Nợ xấu Nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng, nợ xấu gồm các khoản cho vay không thu hồi được vốn và/hoặc lãi đúng hạn theo quy định của NHNN về phân loại nợ. 2.1.3.3 Dư nợ hộ SXKD trên vốn huy động Tỷ lệ dư nợ hộ SXKD trên vốn huy động thể hiện khả năng đáp ứng của vốn huy động cho hoạt động cấp tín dụng hộ SXKD của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này quá cao tức là nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng, ngân hàng phải sử dụng nhiều nguồn vốn điều chuyển. Ngược lại, ngân hàng đã tự chủ được nguồn vốn, sử dụng ít hơn nguồn vốn điều chuyển. Dư nợ cho vay - Dư nợ trên vốn huy động = x 100 (%) (2.1) Vốn huy động 2.1.3.4 Hệ số thu nợ hộ SXKD Chỉ số này đánh giá công tác thu nợ của ngân hàng. Chỉ số này càng cao phản ánh hoạt động thu nợ tín dụng hộ SXKD của ngân hàng càng hiệu quả, đồng thời thể hiện ý thức trả nợ của nông hộ cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Doanh số thu nợ - Hệ số thu nợ = x 100 (%) (2.2) Doanh số cho vay 2.1.3.5 Vòng quay vốn tín dụng hộ SXKD Chỉ tiêu này phản ảnh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cao hay thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm. Thường thì vòng quay vốn tín dụng càng cao thì càng hiệu quả, chứng tỏ rằng đồng vốn đã hoạt động với tốc độ cao để sinh lời. Doanh số thu nợ - Vòng quay vốn tín dụng = (2.3) Dư nợ bình quân Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ - Dư nợ bình quân = (2.4) 14 2 2.1.3.6 Tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD trên tổng dư nợ hộ SXKD Chỉ số này phản ánh chất lượng tín dụng hộ SXKD của ngân hàng, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng hộ SXKD của ngân hàng càng cao chứng tỏ ngân hàng đã làm rất tốt trong công tác kiểm tra, kiểm soát, thu hồi nợ. Ngược lại, chỉ số này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng hộ SXKD của ngân hàng càng thấp, dẫn đến tổn thất, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Nợ xấu - Tỷ lệ nợ xấu = x 100 (%) (2.5) Tổng dư nợ 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Nhứt trong quá trình thực tập tại đây. - Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp cá nhân bằng bảng câu hỏi. Cỡ mẫu quan sát càng lớn thì độ chính xác càng cao. Do hạn chế về thời gian, kinh phí và nguồn nhân lực nên tác giả chọn 101 mẫu quan sát. Phương pháp chọn mẫu: Tác giả sẽ chọn ngẫu nhiên từ các nông hộ xã Long Thạnh để thu thập mẫu. Cách chọn mẫu này đảm bảo tính ngẫu nhiên của các quan sát. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: dùng để so sánh số liệu năm trước với năm tính của các chỉ tiêu để xem có biến động và tìm ra nguyên nhân biến động. Phương pháp so sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa năm tính và năm trước đó: ∆X = X1 – X0 Trong đó: * ∆X: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu 15 (2.6) * X1: chỉ tiêu năm sau * X0: chỉ tiêu năm trước - Phương pháp so sánh bằng số tương đối: dùng để làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng giữa các năm và tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆Y = [(Y1 – Y0)/Y0] x 100% Trong đó: * ∆Y: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế * Y1: chỉ tiêu năm sau * Y0: chỉ tiêu năm trước 16 (2.7) CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Nhứt là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập vào tháng 8 năm 1999, hoạt động theo quy chế tổ chức hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, có trụ sở chính tại xã Long Thạnh huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang đây là một trong những trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội của huyện Giồng Riềng. Hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn trong dân cư và các tổ chức kinh tế, tập trung mở rộng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn xã và một số vùng lân cận. Với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của từng thành viên trong Ngân hàng đã giúp cho Ngân hàng có thể đứng vững, cũng cố lòng tin cho khách hàng, đặc biệt là bà con nông dân, và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành ngân hàng. Phương châm của Ngân hàng “AGRIBANK mang phồn thịnh đến khách hàng”, xem khách hàng là thượng đế thông qua cách phục vụ chu đáo, ân cần, niềm nở, nhanh chóng, chính xác, an toàn luôn đảm bảo chữ tín. Đây là một phương hướng mới phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường và đó chính là điều làm nên sự thành công của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bến Nhứt hiện nay. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Agribank Bến Nhứt Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Nhứt – Kiên Giang hiện có 13 cán bộ công nhân viên, trong đó bao gồm: 17 - Ban giám đốc: 02 người - Phòng kinh doanh (tín dụng): 06 người - Phòng kế toán – ngân quỹ: 05 người 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban - Ban Giám Đốc: điều hành trực tiếp toàn bộ hệ thống Ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình, đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện đạt hiệu quả. - Phòng tín dụng: + Nắm bắt định hướng phát triển kinh tế khu vực, phương hướng phát triển kinh tế trên địa bàn huy để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. + Có trách nhiệm trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình ban Giám đốc ký các hợp đồng tín dụng. + Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. + Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ cho vay. - Phòng kế toán – ngân quỹ: + Trực tiếp thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người uỷ quyền. + Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước. + Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày. + Cuối mỗi ngày, khoá sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót. + Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn. + Cung cấp dịch vụ uỷ thác chi trả kiều hối cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. + Thực hiện mở tài khoản tiền gởi thanh toán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. + Mua bán các loại ngoại tệ. 18 + Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union. 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Trong những năm qua, Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò là công cụ chủ động, tiên phong trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng đời sống cho người dân trên địa bàn xã. Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết đã luôn nỗ lực không ngừng để khẳng định vị thế của Ngân hàng là doanh nghiệp uy tín, là đối tác tin cậy của người dân. Từ đó, kết quả kinh doanh của Ngân hàng đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng tín dụng cũng như lợi nhuận đạt được. 3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến 2012 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ 2010 đến 2012 là khá khả quan, thu nhập và chi phí của Ngân hàng có sự biến động, lợi nhận tăng đều qua các năm. Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Nhứt từ năm 2010 đến 2012 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Thu nhập 13.645 23.126 25.642 9.481 69,5 2.516 10,9 - Thu nhập lãi 12.687 22.079 24.945 9.392 74,0 2.906 13,2 958 1.047 657 89 9,3 (390) (37,2) Chi phí 11.934 20.247 21.788 8.313 69,7 1.541 7,6 - Chi phí lãi 10.878 18.765 19.920 7.887 72,5 1.155 6,2 - Chi phí ngoài lãi 1.056 1.482 1.868 426 40,3 386 26,0 Lợi nhuận trước thuế 1.711 2.879 3.854 1.168 68,3 975 33,9 - Thu nhập ngoài lãi Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt Cụ thể tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng như sau: - Về doanh thu: Năm 2011 doanh thu của Ngân hàng tăng đáng kể so với năm 2010 đạt 23.126 triệu đồng tăng 69,5% so với năm trước. Trong khi năm 19 2012 doanh thu tăng 10,9% so với 2011, nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của thu nhập lãi của Ngân hàng, cụ thể: Năm 2011, thu nhập lãi chiếm đến 95,5% tổng thu nhập, đạt 22.079 triệu đồng tăng 74,0% so với năm 2010. Nguyên nhân là năm 2011 tình hình lạm phát tăng cao đẩy lãi suất cho vay tăng, có lúc lãi suất một số món vay lên đến 18%/năm trong khi năm trước lãi suất chỉ xoay quanh mốc 11%/năm, cộng với mức tăng trưởng tín dụng 30,2% đã làm cho thu nhập lãi tăng cao. Trong khi đó thu nhập nhập ngoài lãi chủ yếu thu từ phí dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 4,5% trong tổng thu nhập đạt 1.047 triệu đồng tăng 9,3% so với 2010 do Ngân hàng hoạt động ở vùng nông thôn nên nhu cầu về dịch vụ ngân hàng thấp, Ngân hàng ít đầu tư về công nghệ để phát triển dịch vụ ngân hàng. Từ sự tăng lên của hai khoản thu nhập này đã làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng tăng 69,5% so với năm 2010. Năm 2012, lãi suất cho vay từng bước được hạ xuống và đồng loạt hạ lãi suất các khoản vay cũ về tối đa là 15%/năm theo chỉ thị của NHNN nhằm ổn định kinh tế vĩ mô do vậy dù tăng trưởng tín dụng trên 20% nhưng thu nhập lãi của ngân hàng chỉ tăng 13,2% so với 2011 đạt 24.945 triệu đồng chiếm 97,4% tổng thu nhập. Trong khi thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ đạt 657 triệu đồng và giảm 37,2% so với năm trước do kinh tế địa phương gặp khó khăn nên nhu cầu dịch vụ ngân hàng của người dân giảm. Từ những yếu tố đó đã làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng tăng 10,9% so với năm trước. - Về chi phí: Chi phí của Ngân hàng tăng qua 3 năm, tăng mạnh vào năm 2011 với tổng chi phí của Ngân hàng là 20.247 triệu đồng tăng 69,7% so với năm trước. Năm 2012 chi phí của ngân hàng tăng chậm lại với mức tăng 7,6% so với 2011. Chi phí lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Ngân hàng nên sự tăng lên đáng kể của chi phí này dẫn đến sự thay đổi lớn tổng chi phí của Ngân hàng, sự thay đổi này chủ yếu do tác động của mô trường kinh tế vĩ mô. Cụ thể: Năm 2011, lạm phát tăng cao, tình hình thanh khoản của các ngân hàng căng thẳng dẫn đến sự cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng càng gay gắt đã khiến lãi suất huy động tăng cao, lãi suất huy động có lúc lên đến 16%/năm từ đầu năm, trong khi vào giữa năm trước lãi suất chỉ mới có dấu hiệu tăng ở mức 10%/năm. Do đó dù mức tăng trưởng huy động chỉ tăng gần 30% nhưng chi phí lãi tăng đến 72,5% so với năm 2010, đạt 18.765 triệu đồng. Chi phí ngoài lãi của Ngân hàng đạt 1.482 triệu đồng tăng 40,3% so với năm trước, chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí do chi phí cho 20 hoạt động dịch vụ ít, trong năm Ngân hàng cũng có nhiều chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh huy động vốn khiến chi phí này trong năm tăng. Vậy do sự tăng lên chi phí lãi do lãi suất tăng mạnh và do quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng tăng nên làm cho tổng chi phí của Ngân hàng năm 2011 tăng 69,7% so với năm 2010. Năm 2012, do việc áp dụng mức trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN, qua nhiều lần hạ lãi suất thì đến cuối năm lãi suất huy động chỉ còn 8%/năm do đó dù vốn huy động của Ngân hàng tăng 17,7% nhưng chi phí lãi của Ngân hàng chỉ tăng 6,2% so với năm trước, đạt 19.920 triệu đồng. Cùng với sự phát triển, quy mô của Ngân hàng ngày tăng do đó chi phí hoạt động của Ngân hàng cũng tăng, nhất là chi phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, chi phí duy trì và nâng cấp cơ sở vật chất, năm 2012 chi phí ngoài lãi là 1.868 triệu đồng, tăng 26,0% so với năm 2011. Từ những yếu tố trên làm cho tổng chi phí Ngân hàng tăng 7,6% so với năm trước. - Về lợi nhuận: Qua 3 năm ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng và chủ yếu lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng trong khi thu từ các hoạt động khác không đáng kể. Năm 2011, lợi nhuận của Ngân hàng tăng đáng kể, đạt 2.879 triệu đồng tăng 68,3% so với năm trước nguyên nhân là do hoạt động cho vay tăng trưởng cao và khoảng cách lãi suất cho vay và huy động khá rộng làm tăng lợi nhuận trong hoạt động tín dụng. Trong khi năm 2012 lãi suất giảm, lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng tốt, đạt 3.854 triệu đồng tăng 33,9% so với năm 2011. Trong các năm qua quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng cũng như chất lượng các khoản tín dụng được Ngân hàng chú trọng nâng cao do đó làm cho thu nhập từ lãi tăng đều qua các năm và tăng nhanh hơn chi phí lãi nên đã tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng còn ở mức khiêm tốn chủ yếu do tiềm năng phát triển của mãng này trên địa bàn thấp. 3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung có giảm so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu và chi phí của Ngân hàng điều giảm chủ yếu do sự thay đổi của thu nhập lãi và chi phí lãi của Ngân hàng. 21 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012, 2013 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6T-2012 Chênh lệch 6T-2013 6T-2013/6T-2012 Số tiền Tỷlệ(%) Thu nhập 13.890 11.788 (2.102) (15,1) - Thu nhập lãi 13.509 10.962 (2.547) (18,9) 381 842 461 121,0 10.976 8.901 (2.075) (18,9) - Chi phí lãi 9.871 7.408 (2.463) (25,0) - Chi phí ngoài lãi 1.105 1.493 388 35,1 Lợi nhuận trước thuế 2.914 2.887 (27) (0,9) - Thu nhập ngoài lãi Chi phí Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt - Doanh thu: 6 tháng 2013 thu nhập của Ngân hàng đạt 11.788 triệu đồng, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do chính phủ muốn kích thích đầu tư sản xuất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế sau giai đoạn suy thoái nên tiếp tục giảm trần lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay khác nhau, trong khi hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa đạt kết quả cao, tăng trưởng tín dụng trong kỳ chỉ 9,6% so với kỳ trước do đó đã là cho nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu nhập lãi giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10.962 triệu đồng. Trong khi đó thu nhập từ các hoạt động khác của Ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 7,1%, tăng 121% so với 6 tháng 2012. Sự tăng lên đáng kể này là do nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng của người dân đã tăng trở lại so với sự sụt giảm năm 2012 khi tình hình kinh tế ổn định hơn, Ngân hàng cũng đã chú trọng nhiều hơn đến mãng dịch vụ khi mà tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm, đó như là một hướng đi nhằm cải thiện thu nhập cho Ngân hàng. - Chi phí: tổng chi phí của Ngân hàng 6 tháng năm 2013 là 8.901 triệu đồng, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Vì Ngân hàng đã áp dụng quy định về trần lãi suất huy động của NHNN, theo đó mức trần lãi suất huy động đã tiếp tục giảm dần tùy theo từng loại thời hạn gửi do đó đã làm cho loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn của Ngân hàng là chi phí lãi giảm 25,0% so với cùng kỳ năm trước, dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng trưởng nhẹ. Trong khi đó, chi phí hoạt động của Ngân hàng là 1.493 triệu đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 16,7% trong tổng chi phí. Chi 22 phí này tăng lên là chủ yếu nhằm chi cho hoạt động dịch vụ cũng như hoạt động tín dụng tăng lên của Ngân hàng. Do lượng giảm chi phí lãi lớn hơn lượng tăng lên của chi phí ngoài lãi nên đã làm cho tổng chi phí của Ngân hàng giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước. - Lợi nhuận: lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2.887 triệu đồng, giảm nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong kỳ cả thu nhập và chi phí của Ngân hàng điều giảm chủ yếu do chính sách về lãi suất của NHNN làm giảm thu nhập lãi và chi phí lãi của ngân hàng và lượng giảm của hai yếu tố này tương đương nhau. Từ những kết quả đó đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng chênh lệch không nhiều so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể giảm 0,9% tương đương 27 triệu đồng. Từ những phân tích trên ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2010 đến 6T-2013 chịu tác động nhiều bởi chính sách điều hành của NHNN cụ thể là chính sách về lãi suất, do hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, thu nhập lãi và chi phí lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập và chi phí của Ngân hàng. Trong khi đó hoạt động dịch vụ của Ngân hàng vẫn chưa phát triển chủ yếu do địa bàn của Ngân hàng là xã nông nghiệp nên tiềm năng về dịch vụ là không cao. Trong 3 năm qua tình hình kinh tế của cả nước nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng có nhiều chuyển biến xấu và có chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi nhưng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn tiến chuyển tốt, lợi nhuận từ 2010 đến 2012 tăng đều, tuy trong 6 tháng đầu năm có giảm nhẹ nhưng tình hình đến cuối năm vẫn khả quan. Đạt được kết quả đó là do những năm qua uy tín, chất lượng và thương hiệu của Ngân hàng ngày càng được nâng cao trên địa bàn, lượng khách hàng của Ngân hàng càng được tăng lên, quy mô tín dụng luôn tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của mình. 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1 Thuận lợi - Ngân hàng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của Ngân hàng cấp trên cũng như được sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự hộ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội…Trong việc truyền tải vốn tín dụng phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế nhất là nông dân ở nông thôn để có hướng đầu tư đúng và đạt hiệu quả. 23 - Tiềm năng kinh tế nông nghiệp đã tồn tại và phát triển qua nhiều năm, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã tồn tại và phát triển tương đối vững chắc, sự hổ trợ quan tâm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp. - Hệ thống văn bản được phát huy rõ ràng. Đặc biệt Ngân hàng còn thực hiện chủ trương là nhân viên tín dụng sẽ là hồ sơ vay vốn cho khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng. - Ngân hàng cấp trên đã trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng, đồng thời với kỹ năng ứng dụng tin học vào hoạt động Ngân hàng trong vấn đề hạch toán, giúp giao dịch với khách hàng nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tạo được niềm tin cho khách hàng. - Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, đoàn kết và có nhiều kinh nghiệm, nắm vững điều lệ tín dụng trong quá trình cho vay và quy trình nghiệp vụ được vận hành khá chặc chẽ. 3.4.2 Khó khăn Đi cùng với những thuận lợi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Nhứt – Kiên Giang cũng tồn tại một số khó khăn: - Agribank chi nhánh Bến Nhứt thuộc ấp Bến Nhứt, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là huyện vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn nghèo, độc canh cây lúa, trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm. Nên nguồn vốn huy động tại địa phương gặp nhiều khó khăn. - Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư tín dụng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc thu hồi vốn còn gặp nhiều khó khăn. - Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu người dân, chưa có sự liên kết trong sản xuất, chưa tìm được đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông dân lo ngại nên hạn chế đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. 3.4.3 Phương hướng phát triển Với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”. Do đó toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng luôn nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tổ chức các khóa huấn luyện nghiệp vụ trong nội bộ Ngân hàng để nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ công nhân viên, nghiên cứu cải tiến lề lối tác phong làm việc để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 24 Chiến lược phát triển của Ngân hàng trong tương lai là: - Giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng nông nghiệp, nông thôn. - Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên vốn cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn. - Tiếp tục đổi mới và phát triển ứng dụng công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, đủ sức cạnh tranh và hội nhập. - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và tiếp tục nâng tầm hoạt động tiếp thị, phát triển thương hiệu theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại. 25 CHƯƠNG 4 TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN Một trong những chức năng quan trọng của ngân hàng là phân phối lại tài nguyên, luân chuyển vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Do đó, để thực hiện được chức năng đó thì nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ở cấp chi nhánh thì nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động từ khách hàng và vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên cùng hệ thống. Trong những năm qua quy mô nguồn vốn của Ngân hàng không ngừng tăng đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng. Cụ thể tình hình nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng liên tục qua các năm với mức vốn năm 2010 là 99.862 triệu đồng đến cuối tháng 6 2013 tổng nguồn vốn của Ngân hàng là 164.440 triệu đồng. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn huy động từ khách hàng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn điều chuyển trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Đơn vị: triệu đồng 152.720 1 6 0 .0 0 0 1 4 0 .0 0 0 129.758 1 2 0 .0 0 0 1 0 0 .0 0 0 99.862 1 0 1 .8 6 7 8 0 .0 0 0 6 0 .0 0 0 1 1 7 .2 7 9 8 0 .2 7 9 4 0 .0 0 0 2 0 .0 0 0 1 9 .5 8 3 2 7 .8 9 1 3 5 .4 4 1 2010 2011 2012 0 V ố n h u y đ ộ n g k h á c hV ốh nà nđgiề u c h u y ể n Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt Hình 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 2012 26 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 2012 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Vốn huy động khách hàng 19.583 - Tiền gửi tiết kiệm 15.256 22.749 + Tiền gửi CKH 12.906 + Tiền gửi KKH Chênh lệch Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 8.308 42,4 7.550 27,1 31.479 7.493 49,1 8.730 38,4 19.884 29.507 6.978 54,1 9.623 48,4 2.350 2.865 1.972 515 21,9 (893) (31,2) - Tiền gửi của tổ chức 4.327 5.142 3.962 815 18,8 (1.180) (22,9) + Tiền gửi KKH 4.327 51.42 3.962 815 18,8 (1.180) (22,9) Vốn điều chuyển 80.279 99.862 Tổng nguồn vốn 19,6 80,4 100 27.891 101.867 129.758 21,5 78,5 100 35.441 117.279 152.720 23,2 76,8 100 21.588 26,9 15.412 15,1 29.896 29,9 22.962 17,7 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012, 2013 27 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 6T-2012 Tỷ trọng (%) 6T-2013 Tỷ trọng Tỷ lệ tiền 6.362 (%) 28,3 - Tiền gửi tiết kiệm 21.034 27.455 6.421 30,5 + Tiền gửi CKH 20.238 25.266 5.028 24,8 + Tiền gửi KKH 796 2.189 1.393 175,0 - Tiền gửi của tổ chức 1.465 1.406 (59) (4,0) + Tiền gửi KKH 1.465 1.406 (59) (4,0) Vốn điều chuyển 126.059 148.558 9.520 7,6 15.882 10,7 135.579 164.440 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt 28 82,4 Số 22.499 84,9 100 28.861 (%) 6T-2013/6T2012 Vốn huy động khách hàng Tổng nguồn vốn 15,1 Chênh lệch 17,6 100 4.1.1 Vốn huy động khách hàng Nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ thiết yếu, luôn đi song hàng với nghiệp vụ cấp tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Những năm qua Agribank Bến Nhứt luôn chú trọng quan tâm đến hoạt động huy động vốn khách hàng để có thể chủ động sử dụng nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng của mình. Tuy vấp phải sự cạnh tranh huy động gay gắt với các ngân hàng khác trên địa bàn. Song với uy tín, bề dày hoạt động cùng với nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng nên công tác huy động vốn vẫn phát triển qua các năm với lượng vốn huy động được ngày càng tăng. Năm 2010 nguồn vốn huy động đạt 19.583 triệu đồng thì đến 6T.2013 nguồn vốn này tăng lên 28.861 triệu đồng. Trong đó, cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, trong khi vốn huy động từ tổ chức chỉ chiếm một phần nhỏ. - Tiền gửi tiết kiệm: Đối với loại tiền gửi này mục đích của khách hàng là nhằm để sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi của mình do đó khách hàng chủ yếu là gửi có kỳ hạn, trong khi tiền gửi không kỳ hạn ít hơn do ở nông thôn nên nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng không lớn. Qua các năm, tiền gửi tiết kiệm không ngừng tăng và chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2011 vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 22.749 triệu đồng tăng 49,1% so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 81,5% trong vốn huy động, năm 2012 đạt 31.479 triệu đồng tăng 38,4% so với năm trước, chiếm 88,9% vốn huy động của Ngân hàng, 6 tháng đầu năm 2013 tiền gửi tiết kiệm đạt 27.455 triệu đồng tăng 30,5%, chiếm tỷ trọng 95,1% nguồn vốn huy động. Từ kết quả này cho ta thấy các chính sách về lãi suất, các hình thức huy động tiền gửi ngày càng có hiệu quả. Điều này còn cho thấy tình hình kinh tế trên địa bàn có nhiều chuyển biến tốt, người dân có tích lũy gửi tiền tiết kiệm. - Tiền gửi của tổ chức: chủ yếu là tiền gửi của một số doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn nhằm mục đích thanh toán trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do địa bàn là xã nông nghiệp, số lượng doanh nghiệp ít chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ nên lượng vốn thu hút từ doanh nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động tại ngân hàng. Cũng như tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp trong cả nước các doanh nghiệp trên địa bàn những năm qua hoạt động kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn nên lượng tiền mà các doanh nghiệp gửi Ngân hàng để giao dịch thanh toán có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Năm 2011 lượng tiền huy động của tổ chức là 5.142 triệu đồng tăng 18,8% so với năm 2010 chiếm 18,5% tổng vốn huy động của Ngân hàng nhưng đến năm 2012 tiền gửi của tổ chức giảm 22,9% so với năm 2011, đạt 3.962 triệu đồng chiếm 11,1% vốn huy động ,đến 6 tháng năm 29 2013 là 1.406 triệu đồng tiếp tục giảm 4,0% so với cùng kỳ 6 tháng 2012 và chỉ chiếm 4,9% nguồn vốn huy động của Ngân hàng. 4.1.2 Vốn điều chuyển Cùng với vốn huy động thì vốn điều chuyển cũng là một bộ phận quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong những năm qua với nhu cầu vốn tín dụng ngày tăng trong khi nguồn vốn huy động từ dân cư không đủ đáp ứng nhu cầu này thì lượng vốn điều chuyển mà Ngân hàng sử dụng ngày càng tăng. Năm 2011, vốn điều chuyển của Ngân hàng là 101.867 triệu đồng tăng 26,9% so với năm 2010. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng cũng như hoạt động của Ngân hàng trong khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nên lượng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên tiếp tục tăng 15,1% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng là 135.579 triệu đồng tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2012. Từ những kết quả trên cho ta thấy trong khi tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm đảm bảo cho hoạt động liên tục của Ngân hàng thì nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn huy động từ dân cư chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ mặt dù nguồn vốn này có sự tăng trưởng trong thời gian qua, đây là nguồn vốn có giá rẻ hơn vốn điều chuyển, hơn nữa ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên do Ngân hàng hoạt động ở vùng nông thôn, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống còn khó khăn nên hoạt động huy động vốn dân cư không đạt kết quả cao, hầu như không có tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, của kho bạc. Hơn nữa do ở cấp chi nhánh nhỏ nên Ngân hàng không có chức năng phát hành giấy tờ có giá nên nguồn vốn huy động rất hạn chế. Do đó để đáp ứng đủ nguồn vốn kinh doanh thì Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển, mặt dù nguồn vốn này không phải lúc nào cũng sẳng có đáp ứng đủ nhu cầu vốn của Ngân hàng và Ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn này phải chịu mức phí cao hơn vốn huy động từ dân cư do đó làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Cụ thể trong các năm từ 2010 đến 6 tháng 2013 nguồn vốn điều chuyển chiếm trung bình khoảng 80% trong nguồn vốn của Ngân hàng. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH Hòa vào mục tiêu, sứ mệnh chung của toàn hệ thống, những năm qua Agribank Bến Nhứt đã không ngừng phấn đấu khẳng định vay trò chủ đạo của mình trong việc cấp tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà đối tượng cụ thể là những nông hộ trực tiếp tham gia hoạt động SXKD. Với những 30 chính sách ưu đãi nhằm phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng như nâng cao đời sống cho những hộ dân ở khu vực nông nghiệp nông thôn như việc tạo điều kiện tiếp cận tín dụng chính thức như chính sách ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn cho nông hộ. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tái đầu tư nguồn vốn giúp nông hộ phát triển kinh tế ở địa phương. Vì vậy trong những năm qua hoạt động tín dụng hộ SXKD luôn đóng vay trò quan trọng trong hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Cùng với hoạt động cho vay ngày càng phát triển thì doanh số cho vay đối với nông hộ cũng tăng trưởng đều qua các năm từ 2010 đến 6T.2013 và chiếm tỷ trọng lớn từ 92% trở lên trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng các năm qua. Cùng với đó hoạt động thu nợ tín dụng đối với hộ SXKD đóng vai trò quyết định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, với truyền thống là cấp tín dụng cho các hộ SXKD trong nông nghiệp nên Ngân hàng có kinh nghiệm và những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các nông hộ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ vì vậy hoạt động thu nợ đạt được nhiều kết quả, số nợ thu được từ tín dụng hộ SXKD luôn chiếm từ 92% tổng doanh số thu nợ qua các năm. Qua đó ta thấy được vay trò chủ đạo của hoạt động tín dụng hộ SXKD đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, điều này còn cho thấy Ngân hàng đã tận dụng nguồn lực của mình nhằm đầu tư phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Do đó Ngân hàng luôn có những chính sách nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với nông hộ nên những năm qua tín dụng hộ SXKD có sự tăng trưởng khá tốt đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng tín dụng chung khi dư nợ cho vay hộ SXKD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Hoạt động cho vay hộ SXKD có vay trò qua trọng đối với Ngân hàng nên việc kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng hộ SXKD được Ngân hàng quan tâm hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu tín dụng hộ SXKD luôn kiểm soát ở mức thấp. Hoạt động cấp tín dụng đối với hộ SXKD trong nông nghiệp là hoạt động là hoạt động chủ đạo của Ngân hàng do đó sự biến động trong hoạt động này từ những yếu tố khác nhau trong các năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Vì vậy, ta sẽ xác định sự biến động này qua việc phân tích các yếu tố về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu trong hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng, hơn nữa việc sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ SXKD cũng rất cần thiết. Từ đó, ta có thể đưa ra những hạn chế trong hoạt động tín dụng hộ SXKD và đề xuất các giải pháp giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. 31 Bảng 4.3: Tình hình tính dụng của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6T.2013 Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng (%) Tỷ trọng 2011 (%) 118.04 2 100 164.346 112.57 0 95 154.110 Tổ chức, khác 5.472 5 10.236 - Doanh số thu nợ 99.365 100 136.394 96.007 97 127.152 3.358 3 9.242 96.958 100 124.883 89.290 92 116.221 7.668 8 601 Hộ SXKD Tổ chức, khác - Doanh số cho vay Hộ SXKD Hộ SXKD Tổ chức, khác - Dư nợ Hộ SXKD Tổ chức, khác - Nợ xấu 2012 Tỷ trọng (%) 6T.2013 Tỷ trọng (%) 100 185.643 100 108.026 100 94 171.41 6 92 102.797 95 6 14.227 8 5.229 5 100 160.371 100 98.170 100 93 147.96 1 92 92.926 95 7 12.410 8 5.244 5 100 150.182 100 160.038 100 93 139.70 8 93 149.079 93 8.662 7 10.474 7 10.959 7 100 425 100 1.802 100 1.376 100 446 74 425 100 841 47 880 64 155 26 0 0 961 53 496 36 32 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt 33 4.2.1 Doanh số cho vay 4.2.1.1 Doanh số cho vay giai đoạn 2010 – 2012 Hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng ngày càng phát triển với doanh số cho vay tăng tưởng qua các năm. Ta thấy Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho các nông hộ tái đầu tư và mở rộng quy mô SXKD. Bảng 4.4 : Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: triệu đồng Năm Thời hạn Tỷ 2010 trọng Chênh lệch Tỷ 2011 (%) trọng Tỷ 2012 (%) 2011/2010 2012/2011 trọng Số Tỷlệ Số Tỷlệ (%) tiền (%) tiền (%) 42.958 31,3 22.266 16,2 (29,2) Ngắn hạn 94.172 83,7 137.130 89,0 159.39 6 Trung hạn 18.398 16,3 16.980 11,0 12.020 7,0 (1.418) (8,3) (4.960) Tổng 112.57 0 100 154.110 100 171.41 6 100 27,0 93,0 41.540 17.306 11,2 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay hộ SXKD của Ngân hàng tăng qua 3 năm, đạt được kết quả đó là do sự cố gắng của cán bộ Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, cải thiện bớt các thủ tục cho vay, công tác phục vụ của ngân hàng ngày càng tốt hơn, đáp ứng ngày càng sâu rộng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các hộ dân trên địa bàn. Năm 2010 doanh số cho vay của Ngân hàng là 112.570 triệu đồng đến năm 2011 doanh số cho vay tăng trưởng tốt ở mức 27,0% so với năm 2010 trong khi năm 2012 doanh số cho vay đối với hộ SXKD tăng 11,2% so với năm 2011. Trong tổng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và không ngừng tăng trong khi doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm trong 3 năm 2010-2012. - Doanh số cho vay ngắn hạn: Những năm qua tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng có mức tăng trưởng tốt đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ dân và doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay đối với hộ SXKD. Nguyên nhân là do đặt điểm sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp mang tính thời vụ nên nhu cầu về vốn cũng phụ thuộc nhiều 33 vào thời gian sinh trưởng của các loại cây trồng, vật nuôi theo mùa vụ trong năm. Năm 2010 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 83,7% trong tổng doanh số cho vay hộ SXKD, đạt doanh số là 94.172 triệu đồng, nguồn vốn này chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua vật tư nông nghiệp, con giống, cây giống, trang trải chi cải tạo đất, nâng cấp ao, chuồng để nông hộ có thể đầu tư tái sản xuất cho mùa vụ của mình. Trong những năm qua thì Ngân hàng cũng chú trọng cho vay ngắn hạn vì các khoản vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, nguồn thu nợ khách hàng cũng được đảm bảo hơn do Ngân hàng có thể dễ thấy được việc sử dụng vốn của khách hàng cũng như công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả và đảm bảo thu hồi vốn, có lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng hay không. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 137.130 triệu đồng chiếm 89,0% doanh số cho vay hộ SXKD của Ngân hàng, trong năm này do giá cả các mặt hàng nông sản như lúa gạo, heo, gia cầm… đều tăng cao do đó nhu cầu về nguồn vốn tín dụng để tái sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tăng nên hoạt động cho vay ngắn hạn có bước tăng trưởng đáng kể cụ thể tăng 42.958 triệu đồng với tỷ lệ tăng 31,3% so với năm 2010. Trong đó cho vay ngắn hạn trong chăn nuôi ngày càng tăng và chiếm một phần lớn doanh số cho vay ngắn hạn do đó đã góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ dân trong tình hình diện tích đất sản xuất ngày càng ít do dân số của xã ngày càng đông. Ngân hàng cũng tích cực cho vay trong lĩnh vực kinh doanh cho những hộ mua bán tạm trữ nông sản chủ yếu là 2 loại lương thực chủ lực của xã gồm lúa và khoai nên đã giúp nông hộ ổn định đầu ra cho sản phẩm. Năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 159.396 triệu đồng, tăng 16,2%, chiếm tỷ trọng 93,0% doanh số cho vay. Với tỷ trọng cho vay ngắn hạn ngày cang lớn từ đó cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn ngày càng giữ vay trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Doanh số cho vay trung hạn: Ngân hàng cấp vốn trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để chuyển đổi, mở rộng sản xuất kinh doanh của các hộ dân như xây mới, tu bổ chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá… cũng như mua sắm thiết bị máy móc cơ giới trong nông nghiệp. Trong 3 năm qua doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay hộ SXKD của Ngân hàng và có xu hướng giảm trong các năm qua. Năm 2010 doanh số cho vay trung hạn là 18.398 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,3% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân doanh số cho vay trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ là do sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở địa phương vẫn còn chậm, sự liên kết giữa khâu chăn nuôi và tiêu thụ còn kém nên hoạt động chăn nuôi chưa phát triển mạnh, người dân còn khá dè dặt để vay vốn đầu tư chăn nuôi. Trong khi đó nhu cầu tín dụng trung hạn của hộ dân để đầu tư máy móc 34 thiết bị phụ trợ nông nghiệp như máy gặt đập liên hợp, máy tách hạt, máy xấy nông sản…còn thấp do các dịch vụ này lợi nhuận thấp không dư trả lãi ngân hàng. Năm 2011 mặt dù doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhưng cho vay trung hạn lại giảm 8,3%, đạt doanh số 16.980 triệu đồng chiếm 11,0% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, do những năm qua Ngân hàng đã xiết chặt việc cấp tín dụng trung hạn, tăng cường công tác kiểm tra thẩm định chỉ cho vay đối với những dự án thực sự khả thi và theo dõi chặt chẽ khoản vay nên lượng vốn giải ngân của Ngân hàng trong cho vay trung hạn giảm. Do đó trong năm 2012 doanh số cho vay trung hạn tiếp tục giảm 4.960 triệu đồng, đạt 12.020 triệu đồng, tức giảm tương đương 29,2% so với năm 2011. Lý do việc Ngân hàng giảm lượng cho vay trung hạn là do những khoản vay này chứa nhiều rủi ro như vốn vay lớn, thời gian thu hồi dài cũng như khó đánh giá được hiệu quả của khoản đầu tư trong tương lai. 4.2.1.2 Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Hoạt động cho vay hộ SXKD trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt nhiều kết quả tốt, trong khi 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay đạt 95.608 triệu đồng thì cùng kỳ năm nay doanh số đạt 102.797 triệu đồng tăng 7,5%. Qua đó ta thấy hoạt động SXKD của các nông hộ ngày càng tốt, có nhiều khởi sắc hơn so với năm trước nên nhu cầu vay vốn của các nông hộ đối với Ngân hàng ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tái đầu tư và mở rộng sản xuất, nhưng do kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nên nhu cầu vốn chưa thực sự tăng mạnh. Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012, 2013 Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Năm Thời hạn 6T 2012 Tỷ trọng (%) 6T 2012/6T 2012 6T 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 87.811 91,8 98.056 95,4 10.245 11,7 Trung hạn 7.797 8,2 4.741 4,6 (3.056) (39,2) Tổng 95.608 100 102.797 100 7.189 7,5 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt - Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các nông hộ thì nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu phù hợp với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của từng loại cây trồng vật nuôi và Ngân hàng ngày 35 càng chú trọng cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nông hộ. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 95,4% so với mức 91,8% cùng kỳ năm 2012 với mức tăng trưởng 11,7%, đạt doanh số 98.056 triệu đồng. Từ đó ta thấy Ngân hàng ngày đã đáp ứng khá tốt, kịp thời nhu cầu vốn của các hộ dân đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mùa vụ mới trong 6 tháng đầu năm nay. - Doanh số cho vay trung hạn: Tiếp tục xu hướng hạn chế cho vay trung hạn nên doanh số cho vay trung hạn tiếp tục xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay hộ SXKD của Ngân hàng hơn nữa do khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn trung hạn của các hộ dân giảm do thiếu tài sản đảm bảo để được vay vốn lớn hơn cũng như không có phương án sản xuất hiệu quả cao, chắc chắn. Do đó trong khi 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay trung hạn đạt 7.797 triệu đồng chiếm 8,2% tổng dư nợ thì đến cùng kỳ năm 2013 doanh số cho vay trung hạn sụt giảm 39,2% tương ứng giảm 3.056 triệu đồng và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay hộ SXKD tương đương 4,6%. 4.2.2 Doanh số thu nợ 4.2.2.1 Doanh số thu nợ giai đoạn 2010 – 2012 Bên cạnh công tác cho vay thì thu nợ cũng là một nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy tăng vòng vay vốn tín dụng, hạn chế nợ tồn đọng quá hạn qua đó làm tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Vì vậy, thời gian qua Ngân hàng luôn không ngừng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, áp dụng các biện pháp như theo dõi việc sử dụng vốn vay, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng thời hạn, điều chỉnh và cơ cấu lại thời hạn trả nợ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trả nợ đúng hạn. Do đó, cùng với sự tăng trưởng tín dụng thì công tác thu hồi nợ cũng đạt được những kết quả khả quan. Doanh số thu nợ năm 2010 đạt 96.007 triệu đồng và liên tục tăng trong 2 năm sau đó, năm 2011 khi danh số cho vay tăng trưởng tốt thì doanh số thu nợ cũng tăng khá cao, trong khi đó năm 2012 doanh số thu nợ có mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2011. Trong doanh số thu nợ hộ SXKD thì doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong khi doanh số thu nợ tín dụng trung hạn có tỷ trọng thấp hơn. 36 Bảng 4.6: Doanh số thu nợ hộ SXKD theo thời hạn của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010 – 2012. Đơn vị: triệu đồng Năm Thời hạn 2010 Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ 2011 (%) Tỷ trọng 2012 (%) 2011/2010 2012/2011 trọng Số Tỷlệ Số Tỷlệ (%) tiền (%) tiền (%) 33.783 Ngắn hạn 77.327 80,5 111.11 0 87,4 132.20 6 89,4 43,7 21.096 19,0 Trung hạn 18.680 19,5 16.042 12,6 15.755 10,6 (2.638) (14,1) (287) (1,8) Tổng 96.007 100 127.15 2 100 147.96 1 100 20.809 16,4 31.145 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt 37 32,4 - Doanh số thu nợ ngắn hạn: trong những năm qua với sự tăng trưởng cho vay ngắn hạn thì tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng cũng khá tốt với doanh số ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ hộ SXKD. Năm 2010 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 77.327 triệu đồng chiếm 80,5% doanh số thu nợ. Cho vay ngắn hạn có thời hạn ngắn từ 12 tháng trở lại nên việc thu hồi vốn rất nhanh, khi đồng vốn xoay vòng nhanh Ngân hàng tiếp tục cho vay, làm doanh số cho vay tăng từ đó doanh số thu nợ không ngừng tăng theo. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng 43,7% và chiếm tỷ trọng 87,4% trong tổng doanh số thu nợ tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng. Do đặc điểm của hộ SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp nên chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, thời gian hoàn vốn nhanh do đó Ngân hàng có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát quá trình hoạt động của khách hàng cũng như các loại giống cây trồng vật nuôi mà các hộ dân sản xuất chủ yếu là các cây trồng vật nuôi truyền thống gắn liền với đặt điểm nông nghiệp của xã như canh tác lúa, khoai, mía và chăn nuôi heo, gia cầm với kinh nghiệm sản xuất lâu năm cùng với sự tư vấn kỹ thuật của các ngành chức năng nên hoạt động sản xuất đạt hiệu quả, ít dịch hại do đó đảm bảo thu hồi vốn trả nợ ngân hàng, dù hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng vật nuôi này chưa thực sự cao như các loại giống động thực vật khác. Từ những yếu tố đó làm cho hoạt động thu nợ của Ngân hàng gặp nhiều thuận lợi, ít rủi ro hơn. Năm 2012 doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng có sự tăng trưởng, đạt 132.206 triệu đồng, tăng 19,0% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 89,4% trong tổng doanh số thu nợ của Ngân hàng. Chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong doanh số thu nợ qua đó ta thấy hoạt động thu nợ ngắn hạn là hoạt động trọng yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng và được Ngân hàng quan tâm chặt chẽ. - Doanh số thu nợ trung hạn: hoạt động cho vay trung hạn đối với hộ SXKD thời gian qua được Ngân hàng thắc chặt và doanh số cho vay theo loại thời hạn này cũng giảm dần, chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng doanh số cho vay hộ SXKD, do đó doanh số thu nợ trung hạn cũng giảm qua các năm. Năm 2010 hoạt động thu nợ trung hạn của Ngân hàng đạt doanh số 18.680 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 19,5% trong tổng doanh số thu nợ tín dụng hộ SXKD. Do đặt điểm của tín dụng trung hạn thường có thời gian thu hồi vốn dài và nguồn vốn cho vay lớn nên rủi ro về việc khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả, không đúng mục đích cũng như việc biến động về giá cả nguyên liệu đầu vào và đầu ra và những biến cố khác trong quá trình sản xuất kinh doanh nên có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi được vốn trả nợ cho Ngân hàng. Do đó Ngân hàng luôn theo dõi chặt chẽ việc sử dụng vốn cũng 38 như quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ nhằm có những chính sách thích hợp để tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ đúng hạn. Năm 2011 doanh số thu nợ trung hạn của Ngân hàng đạt 16.042 triệu đồng, giảm 14,1% tương đương 2.638 triệu đồng so với năm 2010, trong năm này hoạt động thu nợ trung hạn của Ngân hàng có nhiều thuận lợi do tình hình sản xuất của các hộ chăn nuôi (chiến phần lớn trong doanh số cho vay trung hạn của Ngân hàng) có kết quả tốt, lợi nhuận tăng nên đã trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Tuy nhiên do doanh số cho vay trung hạn có xu hướng giảm nên lượng vốn thu hồi lại cũng giảm nên đã làm cho tỷ trọng doanh số thu nợ của Ngân hàng ngày giảm, năm 2011 chỉ còn chiếm 12,6% trong tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2012 doanh số thu nợ trung hạn tiếp tục xu hướng giảm, đạt doanh số 15.755 triệu đồng giảm 1,8% so với năm 2011, giảm cùng xu hướng với lượng cho vay của Ngân hàng. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Song song với hoạt động cho vay không ngừng phát triển thì hoạt động thu nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng đạt được nhiều kết quả. Trong 6 tháng 2013 doanh số thu nợ của Ngân hàng đạt 92.926 triệu đồng tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2012. Bảng 4.7: Doanh số thu nợ tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 6 tháng 2012, 2013 Đơn vị: triệu đồng Chênh lệch Năm 6T 2012/6T 2012 Thời hạn Tỷ trọng (%) 6T 2012 6T 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 69.538 89,0 86.362 92,9 16.824 24,2 Trung hạn 8.613 11,0 6.564 7,1 (2.049) (23,8) Tổng 78.151 100 92.926 100 14.775 18,9 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt - Doanh số thu nợ ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn là hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong doanh số cho vay hộ SXKD do đó hoạt động thu nợ ngắn hạn cũng được đẩy mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn tiếp tục tăng trưởng đạt 86.362 triệu đồng chiếm 92,9% tổng doanh số thu nợ, với mức tăng 24,2% so với 39 cùng kỳ năm 2012. Điều đó cho thấy công tác thu hồi nợ có nhiều thuận lợi, các hộ dân làm ăn có hiệu quả, trả nợ đầy đủ chi Ngân hàng. - Doanh số thu nợ trung hạn: Việc nhu cầu vay vốn trung hạn không nhiều cũng như Ngân hàng siết chặt cho vay trung hạn với doanh số và tỷ trọng cho vay luôn giảm nên thu nợ trung hạn chỉ chiếm phần nhỏ trong hoạt động thu nợ của Ngân hàng. Do đó, doanh số thu nợ của Ngân hàng tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 cụ thể doanh số thu nợ giảm 23,8% so với cùng kỳ 2011, chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ tổng doanh số thu nợ với 7,1%. Hoạt động thu nợ trung hạn trong 6 tháng 2013 cũng gặp khó khăn do một số khoản vốn vay được các hộ đầu tư, kinh doanh không thuận lợi do giá cả chi phí tăng dẫn đến lỗ không thanh toán được nợ cho Ngân hàng vì vậy cũng làm doanh số thu nợ giảm. 4.2.3 Dư nợ cho vay 4.2.3.1 Dư nợ cho vay giai đoạn 2010 – 2012 Hoạt động cho vay hộ SXKD của Ngân hàng trong các năm qua luôn phát triển không ngừng góp phần phát triển sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho các hộ dân trong hoạt động nông nghiệp ở nông thôn. Năm 2010 dư nợ cho vay hộ SXKD của Ngân hàng đạt 89.290 triệu đồng và không ngừng tăng qua các năm. Dư nợ cho vay năm 2011 tăng trưởng tốt với mức tăng 30,2%. Trong những năm qua với những chính sách của Chính Phủ nhằm phát triển nông nghiệp nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn bằng các chính sách giúp các hộ dân có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức để đầu tư phát triển sản xuất do đó nhu cầu vốn của người dân đối với Ngân hàng ngày càng tăng lên. Hơn nữa do Ngân hàng đã thực hiện tốt nhiều giải pháp hữu hiệu như các chính sách ưu đãi khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, công tác tiếp thị đã làm cho hoạt động của Ngân hàng từng bước đi lên vững chắc. Năm 2012 dư nợ cho vay hộ SXKD tăng 20,2% với lượng tăng tương ứng 23.487 triệu đồng so với năm 2011. Dư nợ tăng qua các năm còn cho thấy các chính sách tín dụng của Ngân hàng ngày càng hiệu quả, khả năng cạnh tranh ngày càng nâng cao thu hút được nhiều khách hàng. 40 Bảng 4.8: Dư nợ cho vay hộ SXKD theo thời hạn của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: triệu đồng Năm Tỷ Thời hạn 2010 trọng Chênh lệch Tỷ 2011 (%) trọng Tỷ 2012 (%) trọng (%) 2011/2010 2012/2011 Số Tỷlệ Số Tỷlệ tiền (%) tiền (%) Ngắn hạn 72.568 81,3 98.485 84,7 125.754 90,0 25.917 35,7 27.269 27,7 Trung hạn 16.722 18,7 17.736 15,3 13.954 10,0 1.014 6,1 (3.782) (21,3) Tổng 89.290 100 116.221 100 139.708 100 26.931 30,2 23.487 20,2 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt 41 - Dư nợ ngắn hạn: Trong các năm qua trọng tâm của Ngân hàng là cấp tín dụng ngắn hạn cho các hộ dân đầu tư sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động thu nợ đạt được nhiều kết quả tốt do các nông hộ đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn có hiệu quả do đó tình hình dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ hộ SXKD của Ngân hàng. Năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đạt 72.568 triệu đồng chiếm 81,3% tổng dư nợ. Đến năm 2011 dư nợ ngắn hạn tăng trưởng 35,7%, đạt 98.485 triệu đồng, với tỷ trọng 84,7% tổng dư nợ hộ SXKD. Tín dụng ngắn hạn phù hợp với hoạt động sản xuất theo mùa vụ trong nông nghiệp, với việc đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời giúp các hộ dân có thể canh tác đúng thời điểm, cũng như có điều kiện áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tín dụng ngắn hạn cũng giúp các hộ kinh doanh các dịch vụ nông nghiệp bổ sung nguồn vốn lưu động trong quá trình hoạt động như lượng vốn dùng để thu mua tạm trữ lúa gạo, mua nhiên liệu thu hoạch, phơi xấy nông sản… nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh được liên tục và hiệu quả, từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ dân đạt được nhiều lợi nhuận, mở rộng quy mô và đảm bảo nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng nên dư nợ tăng qua các năm. Tiếp tục xu hướng tăng trưởng, dư nợ năm 2012 đạt 125.754 triệu đồng, tăng trưởng 27,7% so với năm 2011, với lượng tăng tương ứng 27.269 triệu đồng. Sự tăng trưởng của tín dụng hộ SXKD còn do những chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các hộ nông dân đặt biệt là chính sách về lãi suất với lãi suất cho vay trong hoạt động nông nghiệp thấp hơn từ 2 – 3%/năm cho từng khoản vay cụ thể so với cho vay các lĩnh vực khác. - Dư nợ trung hạn: dư nợ tín dụng trung hạn hộ SXKD của Ngân hàng trong những năm qua luôn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2010 dư nợ trung hạn đạt 16.722 triệu đồng chiếm tỷ trọng 18,7%. Với xu hướng siết cho vay trung hạn do đó năm 2011 dư nợ trung hạn chỉ tăng trưởng 6,1% tức tăng 1.014 triệu đồng, đạt 17.736 triệu đồng, nhưng tốc độ tăng của dư nợ trung hạn chậm hơn dư nợ ngắn hạn nên tỷ trọng dư nợ trung hạn giảm chỉ chiếm 15,3% trong tổng dư nợ và tiếp tục có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp ở địa phương còn chậm, người dân còn thiếu kinh nghiệm trong việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi nên còn e dè vay vốn trung hạn đầu tư chuyển đổi cây trồng vật nuôi mới nên nhu cầu vốn tín dụng không cao cũng như các khoản cho vay trung hạn còn nhiều rủi ro nên Ngân hàng cũng không đẩy mạnh cho vay. Năm 2012 doanh số cho vay trung hạn tiếp tục xu hướng giảm trong khi hoạt động thu nợ cũng không đạt kết quả tốt nên Ngân hàng ít chịu cho vay do dó dư nợ trung hạn giảm 21,3% so với năm 2011, đạt 13.954 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 10,0% trong 42 tổng dư nợ. Một nguyên nhân nữa khiến tín dụng trung hạn của Ngân hàng không tăng trưởng là do việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn còn nhỏ lẻ, diện tích đất sản xuất trung bình của mỗi hộ gia đình không lớn trong khi đất là tài sản đảm bảo chủ yếu để vay ngân hàng của các hộ dân do đó các hộ không đủ tài sản đảm bảo để vay vốn lớn để đầu tư sản xuất kinh doanh. 4.2.3.2 Dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng ngày càng phát triển cùng với hoạt động cho vay và thu nợ đạt kết quả tốt do đó lượng dư nợ cũng tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ cho vay hộ SXKD của Ngân hàng là 149.079 triệu đồng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2012. Do kinh tế còn khó khăn nên nhu cầu vay vốn vẫn chưa nhiều, tăng trưởng tín dụng chưa thực sự cao. Bảng 4.9: Dư nợ cho vay hộ SXKD của Agribank 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Đơn vị: triệu đồng Thời hạn Chênh lệch Năm 6T 2012 Tỷ trọng (%) 6T 2012/6T 2012 6T 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 118.674 87,3 136.924 91,8 18.250 15,4 Trunghạn 17.286 12,7 12.155 8,2 (5.131) (29,7) Tổng 135.960 100 149.079 100 13.119 9,6 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt - Dư nợ cho vay ngắn hạn: Trong 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đạt 136.924 triệu đồng chiếm 91,8% dư nợ hộ SXKD, tăng trưởng 15,4% so với cùng kỳ năm 2012. Từ đó ta thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn phát triển qua đó Ngân hàng đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của các hộ dân trong 6 tháng đầu năm, hơn nữa các hộ đã đầu tư sản xuất hiệu quả trả nợ đúng hạn đầu đủ và tiếp tục vay thêm vốn mở rộng sản xuất. - Dư nợ cho vay trung hạn: quy mô dư nợ tín dụng trung hạn của Ngân hàng giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 do các năm qua các nguồn vốn vay trung hạn đầu tư sản xuất kinh doanh của các hộ không thực sự hiệu quả, khả năng tiếp cận nguồn vốn trung hạn cũng không lớn, cũng như hoạt động thu nợ của Ngân hàng khó khăn nên lượng vốn cho vay trung hạn của Ngân hàng không nhiều và giảm dần nên trong 6 tháng 2013 tỷ trọng dư nợ cho vay trung 43 hạn chỉ chiếm lượng nhỏ là 8,2% trong dư nợ hộ SXKD, đạt 12.155 triệu đồng, giảm 29,7% so với cùng kỳ 2012. 4.2.4 Tình hình nợ xấu 4.2.4.1 Tình hình nợ xấu giai đoạn 2010 - 2012 Trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp thì sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra, sự phát triển của các loại dịch bệnh, diễn biến của thời tiết có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn vốn, lợi nhuận cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng của các hộ nông nghiệp do đó các yếu tố này có ảnh hưởng nhiều đến tình hình nợ xấu của Ngân hàng. Điều đó góp phần dẫn đến nợ xấu hộ SXKD có sự tăng giảm không đồng đều. Do cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn dư nợ nên lượng nợ xấu phát sinh trong cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỉ trọng lớn hơn trung hạn trong tổng lượng nợ xấu của Ngân hàng. Năm 2010 nợ xấu tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng là 446 triệu đồng, chiếm 0,5% tổng dư nợ hộ SXKD. Đến năm 2011 nợ xấu của ngân hàng giảm nhẹ 4,8% so với 2010. Trong khi năm 2012 nợ xấu tăng mạnh 98,1% tương đương tăng 416 triệu đồng so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 0,6% trong dư nợ hộ SXKD của Ngân hàng. Nguyên nhân sự tăng lên này chủ yếu là do sự thay đổi đáng kể trong lượng nợ xấu trung hạn. Tình hình cụ thể nợ xấu ngắn hạn và trung hạn của Ngân hàng như sau: - Nợ xấu tín dụng ngắn hạn: trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng tín dụng ngắn hạn thì nợ xấu trong các khoản cho vay này cũng có sự tăng lên. Tuy nhiên hoạt động thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng đạt được nhiều kết quả tốt cũng như việc kiểm duyệt các khoản cho vay, kiểm soát sử dụng vốn sau khi giải ngân được thực hiện đầy đủ nên tỷ lệ nợ xấu các khoản cho vay ngắn hạn trong tín dụng hộ SXKD luôn ở mức thấp. Cụ thể, năm 2010 số nợ xấu là 360 triệu đồng, chiếm 0,40% tổng dư nợ hộ SXKD, năm 2011 nợ xấu cho vay ngắn hạn là 425 triệu đồng, tăng 65 triệu đồng tương đương tăng 18,0% so với năm 2010, tuy nhiên tốc độ tăng này thấp hơn sự tăng trưởng của tín dụng nên tỷ trọng nợ xấu này trong dư nợ giảm chứ không tăng, chỉ là 0,37% trong dư nợ. Trong năm 2012 tình hình sản xuất của các hộ dân khó khăn hơn năm 2011 do giá cả có nhiều biến động, nhiều dịch hại trên cây trồng vật nuôi phát triển dù ở mức độ nhỏ nhưng ảnh hưởng không ít đến các hộ dân còn thiếu kinh nghiệm không ứng phó kịp thời do đó làm giảm năng xuất, không thu hồi được vốn và mất khả năng trả nợ ngân hàng nên nợ xấu năm 2012 tăng lên đáng kể với số nợ xấu là 603 triệu đồng, tăng 42,0% tương đương tăng 178 triệu đồng tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu tín dụng ngắn hạn trong tổng dư nợ hộ SXKD vẫn kiểm soát ở mức 0,43%. 44 Bảng 4.10: Nợ xấu tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: triệu đồng Năm 2010 Chênh lệch 2011 Số tiền Nợ xấu/dư nợ (%) 89.290 Tổng nợ xấu hộ SXKD 2012 Số tiền Nợ xấu/dư nợ (%) x 116.22 1 446 0,50 Nợ xấu ngắn hạn 360 Nợ xấu trung hạn 86 Chỉ tiêu Tổng dư nợ hộ SXKD 2011/2010 Số tiền Nợ xấu/dư nợ (%) Số tiền x 139.70 8 x 26.931 425 0,37 841 0,60 0,40 425 0,37 603 0,10 0 0,00 238 Số tiền Tỷ lệ (%) 30,2 23.487 20,2 (21) (4,8) 416 98,1 0,43 65 18,0 178 42,0 0,17 (86) (100,0) 238 - Nguồn:Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt 45 Tỷ lệ (%) 2012/2011 - Nợ xấu tín dụng trung hạn: cùng với việc Ngân hàng kiểm soát chặt chẽ cũng như thắc chặt việc cho vay trung hạn tín dụng hộ SXKD nên các khoản nợ xấu phát sinh trong tín dụng trung hạn cũng không lớn và có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm phụ thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ dân. Năm 2010 nợ xấu trung hạn của Ngân hàng chỉ là 86 triệu đồng chiếm 0,10% tổng dư nợ hộ SXKD, đạt được kết quả đó là do công tác đôn đốc thu hồi nợ đạt kết quả tốt, kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ dân đạt hiệu quả. Năm 2011 tình hình giá cả các loại nông sản tăng cao, điều kiện sản xuất có nhiều thuận lợi kéo theo các hoạt động phụ trợ khác trong nông nghiệp cũng hoạt động tốt do đó các khoản đầu tư trung hạn có thể thu hồi vốn, đạt được lợi nhuận trả nợ Ngân hàng đầy đủ nên chất lượng tín dụng trung hạn của Ngân hàng trong năm là rất tốt khi không có khoản nợ xấu nào phát sinh. Đến năm 2012 chất lượng tín dụng trung hạn của Ngân hàng sụt giảm khi lượng nợ xấu trung hạn tăng 238 triệu đồng, điều này đã làm cho tổng lượng nợ xấu của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do tình hình của một số hoạt động sản xuất kinh doanh được đầu tư bằng nguồn vốn trung hạn của Ngân hàng không đạt hiệu quả mà chủ yếu là nguồn vốn đầu tư vào xây dựng chuồng trại chăn nuôi chiếm phần lớn tín dụng trung hạn đã không thu hồi được vốn do một số trại nuôi bị dịch bệnh dẫn đến mất vốn, lỗ lã không trả được nợ cho Ngân hàng. 4.2.4.2 Tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Bảng 4.11: Nợ xấu cho vay hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012, 2013 Đơn vị: triệu đồng Năm 6T-2012 Chỉ tiêu Số tiền Tổng dư nợ hộ SXKD Tổng nợ xấu hộ SXKD Nợ xấu ngắn hạn Nợ xấu trung hạn 135.960 713 523 190 Chênh lệch 6T-2013 Nợ xấu/dư nợ (%) x 0,52 0,38 0,14 Số tiền 149.079 880 542 338 Nợ xấu/dư nợ (%) x 0,59 0,36 0,23 6T-2012/6T-2013 Số tiền 13.119 167 19 147 Tỷ lệ (%) 9,6 23,4 3,7 77,5 Nguồn; Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt Trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình nợ xấu cho vay hộ SXKD của Ngân hàng có sự tăng lên so với cùng kỳ năm trước tuy nhiên tỷ trọng nợ xấu 46 trong tổng dư nợ hộ SXKD của Ngân hàng vẫn giữ ở mức thấp cho thấy chất lượng tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng là rất tốt. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 số nợ xấu của Ngân hàng là 713 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,52% tổng dư nợ cho vay hộ SXKD trong khi cùng kỳ năm nay lượng nợ xấu tăng với số nợ xấu là 880 triệu đồng tăng 167 triệu đồng tương ứng mức tăng 23,4% tỷ trọng trong dư nợ tăng lên 0,59%. - Nợ xấu tín dụng ngắn hạn: nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2013 chất lượng các khoản cho vay ngắn hạn là khá tốt. Trong 6 tháng qua hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tiếp tục phát triển tốt lượng vốn cho vay tăng so với cùng kỳ song song đó thì lượng nợ xấu của Ngân hàng cũng tăng tuy nhiên mức tăng không đáng kể. Cụ thể ta thấy số nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 là 542 triệu đồng, chỉ tăng 19 triệu đồng tức tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2012. Dù lượng nợ xấu có tăng so với cùng kỳ tuy nhiên chất lượng tín dụng ngắn hạn có phần tăng lên do tỷ lệ tăng của nợ xấu thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay hộ SXKD 6 tháng năm 2013 là 0,36% trong khi cùng kỳ năm 2012 là 0,38%. Điều đó cho thấy hoạt động thu nợ của Ngân hàng đạt kết quả tốt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ dân có nhiều thuận lợi, có thiện chí trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng. - Nợ xấu tín dụng trung hạn: Chất lượng các khoản tín dụng trung hạn của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 có phần sụt giảm, lượng nợ xấu tăng lên mặc dù dư nợ tín dụng phân theo loại thời hạn này tăng trưởng âm trong 6 tháng qua cũng như việc Ngân hàng nhận thấy các khoản cho vay này chứa nhiều rủi ro nên đã kiểm soát rất chặt chẽ và hạn chế cho vay. Trong khi 6 tháng đầu năm 2012 số nợ xấu cho vay trung hạn là 190 triệu đồng chiếm 0,14% tổng dư nợ cho vay hộ SXKD nhưng đến cùng kỳ năm 2013 số nợ xấu tăng 77,5% tương đươg 147 triệu đồng so với 6 tháng 2012 và lượng nợ xấu này chiếm tỷ trọng 0,23% dư nợ. Tỷ trọng này tuy nhỏ nhưng cho thấy một số hộ đã sử dụng nguồn vốn vay chưa hiệu quả, trong hoạt động sản xuất kinh doanh có thể xảy ra nhiều vấn đề, nhiều yếu tố bất lợi không thể lường trước được trong tương lai dài hạn cũng như Ngân hàng cũng khó theo dõi xát xao các khoản vay trong thời gian giàn trải. 4.3 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH 47 Một số chỉ tiêu tài chính sẽ trình bày sau đây giúp chúng ta có thể đánh giá, nhìn lại xem liệu chất lượng các khoản tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt thời gian qua có thực sự tốt không, hoạt động tín dụng của Ngân hàng hiện có chiều hướng như thế nào, để từ đó chúng ta có thể có những chính sách giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, việc so sánh một số chỉ tiêu tài chính của Agribank Bến Nhứt với ngân hàng khác có ý nghĩa quan trọng nhằm cho chúng ta thấy được các chính sách, cách thức hoạt động của Agribank Bến Nhứt hiện có phát huy tốt hiệu quả của nó không. Để thuận tiện cho việc so sánh này thì ngân hàng dùng để so sánh phải có cùng một số đặc điểm về môi trường hoạt động với Agribank Bến Nhứt như địa bàn hoạt động là vùng nông thôn, dân cư chủ yếu sản xuất nông nghiệp và không có nhiều sự khác biệt về một số chỉ số kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên khác. Từ các tiêu chuẩn đó tác giả xét thấy Agribank Giồng Riềng là ngân hàng lý tưởng cho việc so sánh này. Mặc dù Agribank Giồng Riềng có quy mô tín dụng lớn hơn Agribank Bến Nhứt nên việc so sánh tuyệt đối là khập khiển tuy nhiên so sánh về các số tương đối vẫn mang nhiều ý nghĩa. 4.3.1 Dư nợ hộ SXKD trên nguồn vốn Chúng ta luôn biết rằng một trong những đặc trưng cơ bản trong tín chất hoạt động của ngân hàng đó là trung gian tài chính, là cầu nối giữa những nơi thừa vốn và nơi thiếu vốn tức là trong hoạt động của mình thì nguồn vốn huy động từ khách hàng là chủ yếu và vô cùng quan trọng để đáp ứng hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế của ngân hàng. Tuy nhiên ở cấp chi nhánh và hoạt động ở vùng nông thôn, người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp và đời sống còn nhiều chật vật do đó hoạt động huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động trên địa bàn không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế của người dân. Vì vậy, dư nợ hộ SXKD của Ngân hàng lớn hơn gấp nhiều lần vốn huy động của dân cư. Cụ thể trong năm 2010 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động là 4,6 lần và 2 năm sau đó tình hình có phần cải thiện, tăng trưởng vốn huy động tăng nhanh hơn dư nợ nên tỷ lệ này có phần giảm xuống lần lượt là 4,2 và 3,9 lần, tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2013 lượng vốn huy động giảm do đó tỷ lệ dư nợ hộ SXKD trên vốn huy động dân cư lên đến 5,2 lần. Từ việc nguồn vốn huy động trên địa bàn không đủ cung ứng cho hoạt động cho vay của Ngân hàng vì vậy Ngân hàng phần nhiều vẫn dựa vào nguồn vốn điều chuyển mà vốn điều chuyển thì không phải lúc nào cũng sẳng có để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu của Ngân hàng do đó Ngân hàng khó chủ động được nguồn vốn và có thể bỏ qua 48 việc cho vay đối với những khách hàng tốt. Hơn nữa thường thì vốn điều chuyển có chi phí cao hơn vốn huy động khách hàng nên việc sử dụng nhiều nguồn vốn này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Bảng 4.12: Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6 tháng 2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Dư nợ hộ SXKD Vốn huy động khách hàng Tổng nguồn vốn 2010 2011 2012 6T2013 89.290 116.22 1 139.70 8 149.079 19.583 27.891 35.441 28.861 99.862 129.75 8 152.72 0 164.440 4,6 4,2 3,9 5,2 89,4 90,6 91,5 91,7 Dư nợ/vốn HĐ khách hàng (lần) Dư nợ/tổng nguồn vốn (%) Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Bến Nhứt Khi xét về mức độ tập trung nguồn lực của Ngân hàng đầu tư cho hoạt động tín dụng hộ SXKD như thế nào thì chúng ta có thể sử dụng một chỉ số tài chính đó là tỷ lệ tổng lượng dư nợ cho vay hộ SXKD trên tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nguồn vốn cho vay đối với hộ SXKD trong nông nghiệp là rất lớn và tăng đều qua các giai đoạn từ 2010 đến 6 tháng 2013 với tỷ lệ trên dưới 90%, từ đó ta thấy Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu, phương hướng cũng như đặc trưng trong hoạt động kinh doanh của mình là “Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn”, việc tận dụng tốt nguồn lực vào nông nghiệp của Ngân hàng góp phần quan trọng trong việc đổi mới, phát triển kinh tế cho các hộ dân. Bên cạnh đó, với đặc điểm của tín dụng hộ SXKD là số lượng các món vay của nông hộ lớn trong khi lượng vốn vay trong một món thường nhỏ nên việc cấp tín dụng đối với các hộ SXKD còn giúp Ngân hàng phân tán được rủi ro nhất là trong lúc tình hình kinh tế chung của cả nước đang khó khăn và chưa có nhiều dấu hiệu hồi phục việc cho vay những lĩnh vực khác tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. 4.3.2 Hệ số thu nợ hộ SXKD Chỉ số này phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng, nó cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn vay của Ngân hàng trong sản xuất của các hộ như thế nào. Chỉ số này phụ thuộc vào doanh số thu nợ và doanh số cho vay của Ngân hàng. Qua các năm hoạt động thu nợ của Ngân hàng đạt được nhiều kết 49 quả tốt, các chính sách trong việc giám sát cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ dân đạt nhiều kết quả tốt do họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất truyền thống lâu năm kết hợp với việc luôn cập nhật những tiến bộ kỹ thuật qua các buổi tập huấn của cán bộ nông nghiệp, các phương tiện truyền thông, tình hình dịch bệnh hại cũng không phát triển nhiều do đó các hộ dân ít gặp rủi ro, thu hồi được vốn trả nợ đúng hạn. Vì vậy dù doanh số cho vay hộ SXKD tăng trưởng liên tục qua các năm thì hoạt động thu nợ vẫn bắt kịp sự tăng trưởng đó với tỷ lệ doanh số thu nợ trên dư nợ cao và khá ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2010 hệ số thu nợ hộ SXKD là 85,3%, trong 6 tháng đầu năm 2013 hệ số này tăng lên 90,4%. Bảng 4.13: Hệ số thu nợ của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2013 Doanh số thu nợ 96.007 127.152 147.961 92.926 Doanh số cho vay 112.570 154.110 171.416 102.797 85,3 82,5 86,3 90,4 Hệ số thu nợ Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Bến Nhứt 4.3.3 Vòng quay vốn tín dụng Đây là một chỉ tiêu tài chính quan trọng giúp chúng ta có thể đo lường tốc độ luân chuyển nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng hiện như thế nào, khi lượng vốn tín dụng được quay vòng nhanh thì cho ta thấy ngân hàng đã tận dụng hiệu quả hiệu suất nguồn vốn tín dụng làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng và ngược lại việc sử dụng vốn của ngân hàng chưa thật sự hiệu quả. Để nâng cao hiệu suất của nguồn vốn của mình thì một mặt Ngân hàng phải nâng cao khả năng cho vay như phải luôn tìm kiếm, đánh giá khách hàng tốt, thời gian giải quyết thủ tục vay, giải ngân nhanh chóng nhằm giảm lượng vốn tín dụng tồn đọng ở Ngân hàng chưa được sử dụng trong khi vẫn trả lãi huy động, góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các hộ dân. Mặt khác, Ngân hàng phải đẩy mạnh hoạt động thu hồi nợ bằng các biện pháp kiểm soát việc sử dụng vốn vay cũng như đôn đốc các hộ dân trả nợ đúng hạn nhằm hạn chế lượng vốn tồn đọng trong các món vay quá hạn không hiệu quả để nhanh chóng thu hồi vốn tiếp tục cấp vốn cho hoạt động cho vay. Bảng 4.14: Vòng quay vốn tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6 tháng 2013 50 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Doanh số thu nợ 96..007 127.152 147.961 92.926 Dư nợ bình quân 83.902 102.756 127.965 144.394 1,1 1,2 1,2 0,6 Vòng quay vốn (vòng) 6T2013 Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Bến Nhứt Những năm qua hai hoạt động song song này đã được Ngân hàng thực hiện khá tốt. Trong khi hoạt động cho vay ngày càng phát triển, lượng vốn hiện tại luôn không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn hầu như trải đều quanh năm của các hộ dân nên Ngân hàng sử dụng ngày một nhiều hơn vốn điều chuyển từ cấp trên do đó ta thấy lượng vốn ứ đọng, rảnh rỗi trong Ngân hàng là không nhiều mà đã được Ngân hàng tận dụng tốt để cho vay sinh lời. Bên cạnh đó, hoạt động thu nợ của Ngân hàng đạt được nhiều kết quả tốt biểu hiện qua hệ số thu nợ như đã phân tích từ đó lượng vốn thu hồi về đúng hạn, tạo nguồn tiếp tục cấp vốn cho vay để bắt đầu vòng tín dụng mới. Qua việc không để nguồn vốn bị ứ đọng cũng như thu hồi nợ nhanh chóng cho thấy nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được luân chuyển liên tục tuy nhiên đặc điểm các khoản cho vay hộ SXKD của Ngân hàng phần lớn thường có thời hạn 12 tháng do đó chu kỳ luân chuyển của nguồn vốn trung bình chỉ khoản 1 vòng. Cụ thể trong các năm từ 2010 đến 2012 vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng không lớn chỉ từ 1,1 đến 1,2 vòng còn trong 6 tháng 2013 thì cũng đạt một nữa chỉ tiêu năm 2012 với 0,6 vòng. 4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh chất lượng các khoản cho vay của Ngân hàng. Trong hoạt động cho vay đối với hộ SXKD các năm qua thì tỷ lệ này khá nhỏ phản ánh chất lượng của các khoản tín dụng này là rất tốt. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu tín dụng hộ SXKD là 0,5%, năm 2011 chất lượng tín dụng hộ SXKD tốt hơn 2010 với tỷ lệ nợ xấu chỉ 0,37%, còn trong năm 2012 và 6 tháng 2013 tỷ lệ này tăng lên không nhiều vẫn kiểm soát ở mức thấp lần lượt là 0,6% và 0,59%. Trong khi những năm vừa qua chất lượng tín dụng các khoản cho vay một số ngành nghề lĩnh vực như bất động sản, thương mại dịch vụ… của các ngân hàng đang ở mức báo động thì các khoản cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp của Ngân hàng thời gian qua có chất lượng tốt. Đạt được kết quả đó cho thấy công tác thẩm định hồ sơ, giám sát các khoản vay của Ngân hàng đạt kết quả tốt. 51 Bảng 4.15: Tỷ lệ nợ nợ xấu tín dụng hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị: % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T2013 0,5 0,37 0,6 0,59 Tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD/tổng nợ xấu 74,2 100,0 46,7 64,0 Tỷ lệ dư nợ hộ SXKD/ tổng dư nợ 92,1 93,1 93,0 93,2 Tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD/ dư nợ hộ SXKD Nguồn: Phòng kinh doanh của Agribank Bến Nhứt Do đặc điểm, phương hướng hoạt động của Ngân hàng mà tỷ trọng dư nợ cho vay hộ SXKD nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng với hơn 90%, khi so sánh tỷ trọng này với tỷ trọng nợ xấu tín dụng hộ SXKD trong tổng nợ xấu của Ngân hàng thì nhìn chung ngoại trừ năm 2011 thì chúng ta có thể thấy tỷ trọng nợ xấu hộ SXKD trong tổng số nợ xấu thấp hơn tỷ trọng dư nợ hộ SXKD trong tổng dư nợ. Cụ thể năm 2010 tỷ trọng nợ xấu của hộ SXKD trong tổng nợ xấu chỉ 74,2%, còn năm 2011 tuy chiếm tất cả 100% trong tổng nợ xấu do các món cho vay lĩnh vực khác không phát sinh nợ xấu nhưng chất lượng tín dụng hộ SXKD vẫn rất tốt, với tỷ lệ nợ xấu giảm so với năm trước, đến năm 2012 lượng nợ xấu hộ SXKD chỉ chiếm 46,7% tổng lượng nợ xấu và 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng tỷ trọng nợ này là 64,0% trong tổng nợ xấu của Ngân hàng. Qua đó cho thấy trong tổng thể thì chất lượng tín dụng hộ SXKD nông nghiệp của Ngân hàng tốt hơn chất lượng các món vay trong lĩnh vực khác. Điều này một mặt thể hiện kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của Ngân hàng trong việc quản lý rủi ro trong cho vay hộ SXKD nông nghiệp, mặt khác cho thấy việc kiểm soát nợ xấu trong cho vay các lĩnh vực khác của ngân hàng chưa hiệu quả cao. 4.3.5 So sánh một số chỉ tiêu tài chính với ngân hàng khác Để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng ta cũng có thể xem xét một số chỉ số tài chính của Ngân hàng với ngân hàng khác mà cụ thể ở đây là Agribank Giồng Riềng nhằm từ đó có thể cho ta thấy ngân hàng nào đang tốt hơn. Bảng 4.17: Một số chỉ tiêu tài chính của Agribank Bến Nhứt và Agribank Giồng Riềng trong 6T.2013 Chỉ tiêu 52 Agribank Agribank Bến Nhứt Giồng Riềng Dư nợ/vốn huy động khách hàng (lần) 5,2 3,1 Dư nợ/tổng nguồn vốn (%) 91,7 96,3 Vòng quay vốn (vòng) 0,64 0,70 Tỷ lệ nợ xấu hộ SXKD/ dư nợ hộ SXKD (%) 0,59 0,04 Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt và Agribank Giồng Riềng Nhìn chung khả năng huy độn vốn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho hoạt động cho vay hộ SXKD của Agribank Bến Nhứt có phần kém hơn Agribank Giồng Riềng khi chỉ số dư nợ trên vốn huy động khách hàng của Agribank Bến Nhứt lớn hơn. Điều này cho ta thấy Agribank Bến Nhứt tự chủ nguồn vốn yếu hơn, phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển hơn so với Agribank Giồng Riềng. Nguyên nhân là do khả năng huy động vốn của Agribank Giồng Riềng tốt hơn khi ngân hàng này có nghiệp vụ huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá để cải thiện nguồn vốn thiếu hụt và có thêm nguồn tiền gửi từ kho bạc trong khi Agribank Bến Nhứt thì không. Với chỉ số dư nợ trên vốn huy động khách hàng của cả hai ngân hàng là khá cao do đó nguồn vốn huy động của các ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn để cho vay. Xét về mức độ sử dụng nguồn vốn đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông thôn ta thấy cả hai ngân hàng đã dành phần lớn nguồn vốn của mình cho hoạt động cấp tín dụng cho các nông hộ đầu tư SXKD với việc sử dụng hơn 90% nguồn vốn để cho vay hộ SXKD. Tuy nhiên mức độ tâp trung cho vay đối với nông hộ của Agribank Giồng Riềng có phần nhiều hơn khi tỷ lệ nguồn vốn đầu tư cho vay nông hộ lớn Agribank Bến Nhứt, điều này còn cho thấy hoạt động cho vay đối với các lĩnh vực khác của Agribank Giồng Riềng hạn chế hơn so với Agribank Bến Nhứt. Cả hai ngân hàng đã sử dụng phần lớn nguồn vốn của mình để cho vay đối với hộ SXKD, tuy nhiên để xem xét ngân hàng nào đang có hoạt động tín dụng hộ SXKD tốt hơn ta xem xét tốc độ quay vòng vốn và tỷ lệ nợ xấu tín dụng hộ SXKD của hai ngân hàng. Xét về tốc độ quay vòng vốn cho vay hộ SXKD ta thấy Agribank Bến Nhứt có số vòng quay vốn thấp hơn Agribank Giồng Riềng, tuy nhiên sự khác biệt là không lớn. Có số vòng quay vốn lớn hơn cho thấy hoạt động thẩm định, kiểm soát cho vay, thu nợ của Agribank Giồng Riềng có phần tốt hơn so với Agribank Bến Nhứt từ đó đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn để tiếp tục cho vay. Qua đó, chất lượng các khoản tín dụng hộ SXKD của Agribank Giồng Riềng cũng có phần tốt hơn khi tỉ lệ nợ xấu được giữ ở mức thấp hơn. Tuy nhiên, nhìn chung cả hai ngân hàng đều có chất lượng tín dụng hộ SXKD là tốt khi số nợ xấu phát sinh chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. 53 4.4 PHÂN TÍCH NHU CẦU VAY VỐN TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG Long Thạnh là một xã nông nghiệp thuộc huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang với diện tích đất tự nhiên là 4.422 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 89,7% diện tích với 3.968 ha. Từ những chính sách xây dựng nông thôn mới của Nhà nước với các khoản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội cho địa phương thì trong vài năm trở lại đây bộ mặt nông thôn của xã ngày càng đổi mới, giao thông ngày càng thuận tiện hơn với cầu đường được nâng cấp khai thông, chợ mới được quy hoạch xây dựng lại thay thế cho các chợ tự phát trước đây nhờ vậy quá trình lưu thông, trao đổi hàng hàng hóa được thúc đẩy, những vựa mối lớn có thể đến tận nơi thu mua nông sản từ đó tạo điều kiện cho các hộ dân có thể phát triển sản xuất. Quá trình thay đổi phương thức sản xuất, tư duy sản xuất của người dân cũng được đẩy nhanh, các hộ dân tiếp thu và áp dụng ngày càng nhiều từ những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất mới được nghiên cứu trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại, không bị tuột lại quá xa so với các vùng, khu vực khác thì các hộ nông dân không chỉ cần có tư duy sản xuất, trình độ kỹ thuật mà vốn cũng là một yếu tố vô cùng thiết yếu để các hộ nông dân có thể đổi mới, phát triển sản xuất. Trong đó, nguồn vốn tín dụng chính thức luôn giữ vay trò chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, lượng vốn tín dụng chính thức được vay của các nông hộ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như nhu cầu vay vốn để đầu tư SXKD của nông hộ còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau. Theo nghiên cứu của Phan Đình Khôi (2012, trang 32) thì độ tuổi của chủ hộ của các gia đình SXKD trong nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn cũng như nhu cầu vay vốn tín dụng chính thức của họ. Qua quá trình khảo sát trên địa bàn xã cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là 51 tuổi. Với độ tuổi của chủ hộ càng cao thì khả năng tiếp cận vốn của các hộ sẽ cao hơn vì càng lớn tuổi thì chủ hộ sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất và có phương án đầu tư hiệu quả hơn, tích lũy nhiều tài sản hơn so với những chủ hộ trẻ hơn từ đó những chủ hộ có tuổi đời càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của họ cao hơn nhưng đối với những chủ hộ có độ tuổi quá cao sức khỏe yếu thì nhu cầu vay vốn cũng giảm cũng như khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cũng thấp hơn do việc quan ngại về sự minh mẫn, sức khỏe của họ nên ngân hàng ít chịu cho vay. Ngoài độ tuổi của chủ hộ thì theo tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2011, trang 53) cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ và trình độ học vấn cao nhất trong 54 những thành viên trong gia đình có tham gia lao động SXKD nông nghiệp cũng ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu tiếp cận nguồn vốn chính thức của các nông hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ cũng là nhân tố tỷ lệ thuận đến lượng vốn mà các hộ được vay theo như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010). Nếu chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì họ có tư duy hơn, hiểu rõ hơn những điều khoản trong hợp đồng tín dụng, các điều kiện, thủ tục vay vốn ngân hàng từ đó khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của họ cao hơn. Hơn nữa trình độ học vấn của các thành viên tham gia SXKD nông nghiệp trong gia đình cũng quan trọng, nếu các thành viên khác có trình độ cao hơn chủ hộ thì có thể tư vấn, trợ giúp cho chủ hộ trong quá trình làm thủ tục vay vốn cũng như đưa ra ý tưởng, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả qua đó làm tăng nhu cầu vay vốn và khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức. Từ kết quả khảo cho thấy trình độ học vấn của đa số chủ hộ là cấp 2 với 50,5%, kế đến số chủ hộ có trình độ cấp 1 trở xuống là 36,6%, còn trình độ cấp 3 chỉ 12,9% và không có chủ hộ nào có trình độ cao hơn nữa. Qua đó ta thấy tỷ lệ các chủ hộ có trình độ học vấn thấp vẫn còn lớn do đó việc tiếp cận tín dụng chính thức của họ gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là trong thủ tục vay vốn. Bảng 4.17: Trình độ học vấn của các thành viên nông hộ xã Long Thạnh khảo sát năm 2013 Đơn vị: % Trình độ Cao nhất trong các thành viên Chủ hộ Cấp 1 trở xuống 36,6 17,8 Cấp 2 50,5 47,5 Cấp 3 12,9 32,7 Trung cấp 0 0 Cao đẳng, đại học 0 2,0 100,0 100,0 Tổng Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh Trong khi đó, trình độ học vấn cao nhất trong các thành viên trong gia đình có tham gia lao động SXKD nông nghiệp có phần cao hơn so với trình độ chủ hộ. Số hộ có thành viên lao động nông nghiệp có trình độ cấp 3 là 32,7%, còn trình độ cấp 1 trở xuống là 17,8%. Suốt nhiều năm qua hoạt động giáo dục đào tạo luôn được chính quyền các cấp quan tâm phát triển và đạt được nhiều thành tựu do đó thế hệ sau có trình độ học vấn ngày càng cao so với thế hệ trước, lực lượng lao động nông nghiệp tại địa phương cũng từ đó ngày càng có hiểu biết, tư duy hơn, các thành viên khác trong hộ có thể tư vấn, đưa ra lời 55 khuyên giúp chủ hộ trong quá trình SXKD cũng như tiếp cận tín dụng chính thức. Tuy nhiên số lao động nông nghiệp có trình độ cao vẫn còn thấp do sản xuất nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp chưa hấp dẫn lao động trình độ cao gắn bó. Những hộ có các thành viên lao động nông nghiệp có trình độ thấp của xã còn cao mà phần nhiều là các hộ dân tộc khơ-me do đời sống khó khăn, trở ngại về ngôn ngữ nên việc chú trọng học tập của các hộ này không cao. Ngoài các yếu tố trên thì các yếu tố như diện tích đất sản xuất, ngành nghề SXKD, tiến bộ kỹ thuật trong SXKD cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức cũng như lượng vốn được vay của nông hộ (Phan Đình Khôi, 2012; Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), diện tích đất sản xuất cũng làm tăng nhu cầu vay vốn chính thức của các hộ (Nguyễn Quốc Nghi, 2011). Đối với diện tích đất thì đó là tài sản đảm bảo chủ yếu của các hộ khi đi vay vốn ngân hàng, là yếu tố quan trọng để ngân hàng dựa vào đó mà thẩm định, quyết định cho vay và cho vay với lượng vốn là bao nhiêu là phù hợp để giá trị của nó có thể bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó, những hộ có số đất lớn hơn thì có nhiều lợi thế hơn, vay được lượng vốn lớn hơn so với các hộ ít đất. Diện tích đất sản xuất lớn thì lượng vốn đầu tư vào để sản xuất cũng lớn hơn, hơn nữa những hộ có diện tích đất lớn thì có thể vay được vốn ngân hàng dễ hơn, nhiều hơn từ đó làm phát sinh nhu cầu vay vốn của các hộ ngoài việc đầu tư sản xuất thì hộ có thể phát triển kinh doanh dịch vụ khác. Qua khảo sát trên địa bàn thì trung bình mỗi hộ có 11,5 công đất (1 công = 1000 m2) để SXKD. Tuy nhiên diện tích đất sản xuất của mỗi hộ là không đồng đều mà có sự chênh lệch lớn. 20 công trở lên; 18,8% dưới 5 công; 22,8% 15 đến dưới 20 công; 9,9% 5 đến dưới 10 công; 22,8% 10 đến dưới 15 công; 25,7% Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh 56 Hình 4.2: Tổng hợp diện tích đất sản xuất của nông hộ tại xã Long Thạnh Hộ có diện tích đất nhỏ nhất chỉ 0,5 công trong khi hộ có diện tích lớn nhất thì gấp gần 100 lần với 53 công. Cụ thể số hộ có diện tích dưới 5 công là 22,8% còn số hộ có từ 20 công trở lên cũng nhiều với 18,8%. Qua đó ta thấy số hộ có diện tích nhỏ cũng tương đối nhiều, các hộ này khi đi vay sẽ gặp nhiều khó khăn và số vốn được vay với số lượng ít do đó những hộ có công việc SXKD hiệu quả cũng khó vay được nhiều vốn ngân hàng để triển khai và mở rộng. Hơn nữa với xu hướng dân số ngày càng tăng trưởng thì diện tích đất sản xuất trung bình của mỗi hộ trong tương lai sẽ giảm do đó những hộ dựa vào đất sản xuất làm tài sản thế chấp để vay vốn sẽ gặp nhiều trở ngại, các ngân hàng sẽ khó cho vay hơn nếu chỉ dựa vào tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để quyết định cho lượng vốn cho vay. Đối với ngành nghề SXKD thì với đặc trưng là một xã nông nghiệp nên người dân trên địa bàn xã chủ yếu sống bằng nghề nông với số hộ nông dân tham gia sản xuất và hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp chiếm đa số. Qua khảo sát cho thấy các hộ tham gia nhiều ngành nghề khác nhau như trồng lúa, chăn nuôi, mua bán nông sản và một số dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khác. Do đặc điểm tự nhiên và truyền thống lâu đời mà cây lúa là loại cây trồng nhiều nhất, số hộ xem trồng lúa là hoạt động mang lại thu nhập chính trong sản xuất nông nghiệp của mình chiếm 82,2% kế đến là chăn nuôi với 49,5% số hộ, trồng rau màu và cây ăn trái có 9,9% số hộ. Ngoài sản xuất thì kinh doanh một số dịch vụ phụ trợ trong nông nghiệp cũng có 20,8% hộ tham gia. Bảng 4.18: Ngành nghề SXKD của nông hộ xã Long Thạnh khảo sát năm 2013 Đơn vị: % Ngành nghề Tỷ lệ Trồng lúa 82,2 Chăn nuôi 49,5 Trồng rau màu, cây ăn trái Kinh doanh 9,9 20,8 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh Trong hoạt động SXKD thì các hộ đã không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật để có thể tăng năng suất, đối phó với dịch bệnh hại, cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Vì vậy qua khảo sát cho thấy số hộ có áp dụng những 57 tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động SXKD của mình là khá cao, có đến 70,3% số hộ. Tuy nhiên, tùy theo từng ngành nghề khác nhau mà những ngành nghề có những đặc điểm khác nhau, mức độ ứng dụng kỹ thuật mới là khác nhau, cũng như nhu cầu nguồn vốn đầu tư của các ngành nghề này là không giống nhau. + Đối với trồng lúa thì luôn được sự quan tâm sâu sắc của các ban ngành khuyến nông của địa phương vì đây là loại cây trồng chủ yếu của xã do đó trong từng giai đoạn canh tác của mùa vụ thì các hộ nông dân luôn được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới giúp các hộ sản xuất hiệu quả và thu hồi được vốn. Từ đó, hoạt động sản xuất lúa ngày càng phát triển với tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn trong cả năm 2012 là 6.806 ha trong đó phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như thời tiết, nguồn nước, đất đai mà số vụ gieo trồng của các hộ trong năm là từ 2 đến 3 vụ với tổng diện tích các vụ là khác nhau. Vụ Đông Xuân và Hè Thu được xem là 2 vụ lúa chính trong năm khi có diện tích gieo trồng lớn nhất còn vụ Thu Đông được gieo trồng ít hơn. Do đó, nhu cầu nguồn vốn đầu tư sản xuất lúa của toàn xã tăng cao vào hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Đơn vị: ha 3.000 2.745 2.877 2.500 2.000 1.500 1.184 1.000 500 0 Đông Xuân Hè Thu Thu Đông Nguồn: Phòng thống kê xã Long Thạnh Hình 4.3: Diện tích gieo sạ lúa ở xã Long Thạnh năm 2012 58 + Do dân số dân số của xã ngày càng tăng, diện tích đất sản xuất trung bình trên mỗi hộ ngày càng ít thì chăn nuôi đã góp phần tăng nguồn thu nhập cho các hộ nông dân. Trong chăn nuôi thì các hộ chủ yếu là nuôi heo, gà, vịt và trâu và trong thời gian gần đây nuôi lươn cũng mới phát triển. Bảng 4.19:Tình hình chăn nuôi của nông hộ xã Long Thạnh thời điểm 10/2012 Vật nuôi Số lượng Heo 5.741 con Trâu 175 con Gà 32.560 con Vịt 68.231 con Diện tích nuôi cá 62 ha Nguồn: Phòng thống kê xã Long Thạnh Việc chăn nuôi heo, gà của các hộ chỉ mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ do đó số lượng tổng đàn heo, gà từng thời kỳ có sự biến động, phụ thuộc vào giá bán cũng như giá cả thức ăn đầu vào. Vì vậy, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư không giống nhau tại mỗi thời điểm. Còn đối với vịt thì chủ yếu các hộ chỉ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng vào mùa nước nổi sau khi thu hạch lúa nhằm giảm chi phí thức ăn do đó lượng vốn cần thiết để đầu tư nuôi vịt chủ yếu là mua con giống và chi phí thức ăn ở giai đoạn đầu. Bên cạnh một số vật nuôi truyền thống thì một số hộ cũng đã nuôi thử nghiệm một số loài mới trong đó nuôi lươn bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhưng số lượng nuôi hiện vẫn còn khiêm tốn, đối với heo rừng, nhím và baba cũng có nhiều hộ nuôi tuy nhiên do không tìm được thị trường đầu ra nên các hộ không dám mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng phát triển. Về nhu cầu nguồn vốn tín dụng để đầu tư những kỹ thuật mới cho chăn nuôi là không nhiều mà chủ yếu là nhu cầu về nguồn vốn để xây dựng chuồng trại kiên cố hơn. Vì ở quy mô hộ gia đình, lợi nhuận không lớn nên trong chăn nuôi các hộ không đầu tư được các hệ thống xử lý chất thải, nước thải do đó nguy cơ dịch bệnh không kiểm soát được điển hình là năm 2012 nhiều hộ chăn nuôi gà, heo bị dịch bệnh, không thu hồi được vốn, mất khả năng trả nợ vay ngân hàng. + Trong trồng cây lâu năm và rau màu thì dừa, khóm và khoai là ba loại chủ yếu. Tuy nhiên diện tích trồng của các loại cây trồng này có diện tích nhỏ và đang dần thu hẹp do hiệu quả kinh tế thấp hoặc thiếu thị trường tiêu thụ. Còn mía được trồng trở lại với diện tích tuy nhỏ như đang tăng do nhà mía đường trên địa bàn đã hoạt động lại, nhu cầu mía nguyên liệu tăng. Nhưng nhiều hộ đang gặp khó khăn do thiếu vốn đầu tư. 59 + Đối với những hộ kinh doanh các dịch vụ phụ trợ nông nghiệp cũng đang dần có sự thay đổi, các hộ kinh doanh sử dụng ngày càng nhiều hơn những công nghệ, kỹ thuật mới nhất là khâu thu hoạch và sơ chế nông sản để có thể cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng hơn đáp ứng yêu cầu của thị trường. Từ đó, nhu cầu nguồn vốn tín dụng của các hộ kinh doanh cho quá trình chuyển đổi công nghệ là rất lớn. Thu nhập cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn tín dụng chính thức được vay của nông hộ (Phan Đình Khôi, 2012; Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung, 2010). Tuy nhiên thu nhập lại là yếu tố có ảnh hưởng nghịch chiều với nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ (Nguyễn Quốc Nghi, 2011). Thật vậy, những hộ có thu nhập cao cho thấy họ có công việc SXKD hiệu quả, khả năng trả nợ tốt vì vậy ngân hàng sẽ thích cho vay hơn là đối với những hộ có thu nhập thấp. Tuy vậy những hộ có thu nhập thấp mới là những hộ có xu hướng vay nhiều hơn do họ muốn cải thiện thu nhập nên rất cần vốn để mở rộng sản xuất. Do Long Thạnh là xã nông nghiệp, việc SXKD của các nông hộ còn nhỏ lẻ, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao do đó thu nhập trung bình của các hộ không lớn và tỷ lệ hộ có thu nhập thấp còn cao. Cụ thể qua khảo sát cho thấy thu nhập bình quân của mỗi hộ là 4,6 triệu đồng/tháng, nhóm những hộ có thu nhập dưới 2 triệu đồng/tháng là 27,7%, những hộ có thu nhập từ 2 đến dưới 4 triệu đồng/tháng cũng chiếm đến 33,7%. Trong SXKD của nông hộ chủ yếu là sử dụng lao động của gia đình do đó chi phí lao động trong gia đình đã không trừ khỏi thu nhập vì vậy ta thấy với trung bình mỗi hộ có hơn 2 lao động SXKD trong nông nghiệp nhưng thu nhập trung bình của mỗi hộ như vậy là còn khá thấp. 8 triệu trở lên; 14,9% dưới 2 triệu; 27,7% 6 đến dưới 8 triệu; 6,9% 4 đến dưới 6 triệu; 16,8% 2 đến dưới 4 triệu; 33,7% Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh 60 Hình 4.4: Thu nhập của nông hộ xã Long Thạnh Nhìn chung thu nhập của nông hộ còn thấp là do hoạt động sản xuất còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên làm tăng chi phí sản xuất. Hơn nữa do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và không có sự liên kết trong sản xuất giữ các hộ và với nơi tiêu thụ nên sản phẩm sản xuất ra không đồng bộ, thiếu tính cạnh tranh, thường bị ép giá và tình trạng “được mùa mất giá” cũng thường tái diễn khiến thu nhập của các nông hộ càng bấp bênh. Như đã nêu thì thu nhập càng thấp thì các nông hộ sẽ vay được ít vốn ngân hàng hơn. Bên cạnh đó khi thu nhập thấp, tích lũy không đủ trang trải cuộc sống nên thiếu vốn đầu tư nên nhu cầu nguồn vốn giá rẻ như vốn vay ngân hàng luôn cần thiết để các nông hộ phát triển SXKD. Do đó, khi nguồn vốn tín dụng chính thức vay được không đủ để đầu tư SXKD thì buộc các hộ phải tìm đến nguồn vốn phi chính thức để đáp ứng nhu cầu của mình. Qua khảo sát thực tế trên địa bàn cho thấy có đến 78,2% số hộ có vay mượn (gồm cả mua thiếu có tính lãi) ngoài ngân hàng, trong đó các hộ vay mượn ở cửa hàng vật tư nông nghiệp là chủ yếu. Các cửa hàng vật tư nông nghiệp ở nông thôn thường bán chịu các yếu tố đầu vào trong sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc…đồng thời cũng cho các nông hộ vay mượn để tiêu dùng cấp bách với lãi suất ở mỗi cửa hàng là khá giống nhau, ở mức trung bình là 3%/tháng. Ngoài ra nhiều hộ cũng có vay mượn người thân, bạn bè với lãi suất từ 3% đến 5%/tháng và những người cho vay nặng lãi với lãi suất từ 4% đến 10%/tháng. Với trung bình mỗi hộ vay mượn ngoài ngân hàng là 13,75 triệu đồng và lãi suất cao hơn nhiều so với vay ngân hàng tuy nhiên nhiều hộ vẫn chấp nhận do nhiều nguyên nhân. 80% 76,2% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Vay ở cửa hàng vật tư nông nghiệp 7,9% 5,0% Vay người quen Vay nặng lãi Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh Hình 4.5: Vay vốn ngoài ngân hàng của nông hộ xã Long Thạnh 61 Ngoài những nguyên nhân đã phân tích làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, lượng vốn tín dụng chính thức được vay như trình độ học vấn còn thấp, không đủ tài sản thế chấp, thu nhập không ổn định đã làm nhiều hộ khó tiếp cận nguồn vốn chính thức giá rẻ hơn mà phải tìm đến tín dụng phi chính thức thì nguyên nhân nữa là nguồn tín dụng phi chính thức còn có những ưu điểm như thủ tục đơn giản, nhanh chóng, không cần tài sản thế chấp, có thể giải quyết các nhu cầu đột xuất, thời gian trả nợ linh hoạt và số tiền mỗi lần vay nhỏ. Rõ ràng điều này các tổ chức tín dụng chính thức không sẳng sàng đáp ứng vì chi phí cho vay cao và rủi rủi rất lớn. Hơn nữa ngân hàng cũng rất e dè trong cho vay nông nghiệp nên chỉ cho vay với hạn mức thấp trong khi giá trị tài sản lớn và tín thanh khoản khá cao. Nguyên nhân vì trong sản xuất của các nông hộ thì không ổn định đầu ra, thiếu sự liên kết trong khâu tiêu thụ và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khá rủi ro do các yếu tố như đã nêu đó là trong sản xuất thì chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt, dịch hại….mà các nông hộ lại không mua các loại bảo hiểm liên quan. Số liệu khảo sát cho thấy có đến 98,2% số nông hộ không mua các loại bảo hiểm trong SXKD trong số đó hầu hết các nông hộ không mua bảo hiểm nông nghiệp mà chỉ có số ít hộ mua bảo hiểm cho hoạt động mua bán nông sản. Do đó khi có tổn thất xảy ra thì các nông hộ vay vốn ngân hàng sẽ không thể hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng vì đa phần thì thu nhập của nông hộ đến từ SXKD nông nghiệp. Một số nguyên nhân điển hình làm cho bảo hiểm trong nông nghiệp không tiếp cận được với nông hộ là do các nông hộ còn ngại phí cao, không rõ quyền lợi, không tin tưởng sẽ được bồi thường nếu tổn thất xảy ra cũng như các công ty bảo hiểm khó xác định mức bồi thường, các quy định về bảo hiểm còn hạn chế nên dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp kém phát triển. Từ những yếu tố đó cản trở nông hộ vay được lượng vốn ngân hàng cần thiết đủ đáp ứng nhu cầu SXKD nên các nông hộ còn phụ thuộc nhiều vào nguồn tín dụng phi chính thức. Số hộ vay vốn phi chính thức nhiều cũng là yếu tố cho thấy nhu cầu vay vốn tín dụng chính thức cao (Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung, 2010) vì các nông hộ muốn vay vốn lãi suất thấp để trả các khoản vay không chính thức có lãi suất cao hơn. Tuy những đánh giá trên cho thấy nhu cầu vay vốn chính thức của nông hộ là rất lớn nhưng qua khảo sát thực tế khi đã xem xét đối chiếu các điều kiện vay vốn thì chỉ có 34,7% số hộ có dự định vay vốn trong thời gian sắp tới. Nguyên nhân căn bản là do không đủ tài sản thế chấp và theo nhiều ý kiến thu thập của nhiều hộ dân tộc Khơ-me là do không biết viết tiếng Việt nên không thể làm thủ tục vay theo yêu cầu của ngân hàng. 62 Trong số 37,4% số hộ có dự định vay vốn thì các hộ do nhiều mục đích khác nhau mà lượng vốn vay cũng có sự khác biệt lớn và vay ở những ngân hàng khác nhau. Bảng 4.20: Mục đích vay vốn chính thức của nông hộ xã Long Thạnh trong thời gian tới Mục đích vay % Vay tiêu dùng Vay sản xuất nông nghiệp Vay kinh doanh 8,6 68,6 28,6 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh Trong đó phần lớn các hộ vay để đầu tư SXKD trong khi số hộ vay vốn để tiêu dùng chỉ chiếm phần nhỏ. Trong đó nhu cầu vay trung bình của mỗi hộ là 37,6 triệu đồng. Hộ có dự định vay thấp nhất là 5 triệu đồng trong khi hộ muốn vay cao nhất là 300 triệu đồng. Phần lớn những hộ có nhu cầu vay lớn là những hộ vay nhằm mục đích kinh doanh như mua bán nông sản và mua sắm máy móc phụ trợ sản xuất nông nghiệp. Bảng 4.21: Mức vốn vay chính thức của nông hộ xã Long Thạnh trong thời gian tới Mức vay Dưới 10 triệu đồng % 22,9 Từ 10 đến dưới 20 triệu đồng 25,7 Từ 20 đến dưới 30 triệu đồng 11,4 Từ 30 đến dưới 40 triệu đồng 14,3 Từ 40 triệu đồng trở lên 25,7 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh Qua khảo sát cho thấy có đến 68,6% số hộ có dự định chọn Ngân hàng Nông nghiệp Bến Nhứt là nơi để vay vốn cho mình. Nguyên nhân là do Ngân hàng luôn xem nông hộ là nhóm khách hàng chủ yếu của mình, luôn có những chính sách ưu đãi trong cho vay nông nghiệp và dành nguồn vốn lớn để cho vay do đó Ngân hàng chiếm ưu thế trong cho vay nông nghiệp, có sức cạnh tranh thu hút được nhiều khách hàng là nông hộ đến vay so với những ngân hàng thương mại khác. Từ đó cho thấy được vay trò chủ đạo của Ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho nông nghiệp nông thôn. Bảng 4.22: Nơi định vay của nông hộ xã Long Thạnh trong thời gian tới 63 Ngân hàng định vay Ngân hàng Nông Nghiệp Bến Nhứt Ngân hàng chính sách xã hội Ngân hàng khác % 68,6 8,6 28,6 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh Từ những kết quả trên ta có thể tóm lại rằng các nông hộ xã Long Thạnh phần lớn SXKD những ngành nghề truyền thống là trồng lúa, nhiều hộ còn chăn nuôi và kinh doanh một số dịch vụ khác. Trong SXKD thì các hộ có kinh nghiệm sản xuất đồng thời áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nhưng nhìn chung thu nhập của nông hộ còn thấp, thiếu vốn đầu tư do đó nhu cầu nguồn vốn để mở rộng phát triển SXKD, cải thiện thu nhập là rất cao. Tuy nhiên còn nhiều yếu tố làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, lượng vốn tín dụng chính thức được vay của nông hộ như trình độ học vấn, diện tích đất sản xuất của nông hộ và sự kém phát triển của bảo hiểm nông nghiệp. Vì vậy, các nông hộ buộc phải tìm đến các hình thức tín dụng phi chính thức khác để đáp ứng nhu cầu vốn của mình. CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT Từ những kết quả phân tích quá trình hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng chúng ta tóm lược lại một số tồn tại cũng như nguyên nhân của nó trong công tác cho vay của Ngân hàng và các biện pháp nhằm mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng cần được đưa ra và nghiên cứu phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế của Ngân hàng. (1) Nguồn vốn huy động được rất thấp, doanh thu từ hoạt động dịch vụ không nhiều và chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu của Ngân hàng. Nguyên nhân là do địa bàn của Ngân hàng là xã nông nghiệp, nhìn chung người dân còn nghèo, chỉ độc canh cây lúa nên hoạt động huy động vốn và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng còn khó khăn, hơn nữa là do nghiệp vụ phát hành thẻ ATM của Ngân hàng chưa được chú trọng phát triển. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần mở rộng nghiệp vụ này bằng cách mở các đợt phát hành thẻ ATM tại các điểm trường phổ thông với đối tượng chủ yếu là các học sinh vì đây là đối tượng có nhu cầu sử dụng thẻ rất lớn, mặt khác Ngân hàng cũng nên chú trọng đến nhóm đối tượng là giáo viên và cán bộ viên chức. Tuy việc thu phí từ việc phát hành thẻ là không nhiều nhưng nguồn thu tiềm năng từ các dịch vụ phát sinh như chuyển tiền, nạp tiền 64 là khá lớn. Việc phát triển số lượng thẻ ATM cũng giúp cải thiện được nguồn vốn huy động không kỳ hạn cho Ngân hàng. (2) Công tác kiểm tra giám sát các khoản vay, đôn đốc khách hàng trả nợ của Ngân hàng thường tốn nhiều công sức do đặc điểm các khoản cho vay đối với nông hộ chủ yếu là các món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay rất nhiều. Giải pháp nhằm giảm tải công việc này cho Ngân hàng đó là Ngân hàng có thể liên kết với NHCSXH nhằm khai thác nguồn lực các tổ tín dụng của NHCSXH đang hoạt động hiệu quả và đã phát triển rộng khắp các tổ, ấp ở địa phương. Đội ngũ này có thể hỗ trợ Ngân hàng trong việc kiểm tra mục đích sử dụng vốn, thu lãi và đôn đốc các nông hộ trả nợ, họ cũng có thể giúp phổ biến các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng. Từ đó giúp Ngân hàng có thể nâng cao khả năng và hiệu quả hoạt động của mình. (3) Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy các nông hộ có nhu cầu vay vốn rất lớn nhưng do thiếu tài sản thế chấp, không có được hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên khó tiếp cận được nguồn vốn Ngân hàng hoặc chỉ được Ngân hàng cho vay ở hạn mức thấp do đó không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư của nông hộ vì vậy điều này cũng làm hạn chế khả năng mở rộng quy mô tín dụng của Ngân hàng. Do đó, để mở rộng cho vay và hạn chế rủi ro thì Ngân hàng cần chú trọng liên kết với các doanh nghiệp nhà nước là các công ty thu mua, chế biến nông sản đặc biệt là công ty mía đường để thông qua đó Ngân hàng có thể cho vay trực tiếp đối với những hộ được doanh nghiệp giao khoán, ký hợp đồng bao tiêu hoặc cho vay gián tiếp bằng cách cho các doanh nghiệp vay vốn trực tiếp sau đó để họ truyền tải vốn cho các nông hộ liên kết với họ. (4) Trên địa bàn có nhiều xóm ấp đông đồng bào dân tộc Khơ-me trình độ dân trí còn thấp, thiếu hiểu biết về các hình thức vay vốn ngân hàng nên tỷ lệ hộ vay vốn ngoài ngân hàng rất lớn. Vì vậy, Ngân hàng nên liên kết với chính quyền địa phương nhằm mở các buổi tư vấn, phổ biến về các sản phẩm tín dụng, điều kiện và thủ tục vay vốn nhằm giúp các hộ có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng giá rẻ thay vì vay vốn ngoài ngân hàng như trước đây. (5) Những năm qua hoạt động quảng bá hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của người dân về Ngân hàng chưa được quan tâm nhiều. Do đó, Ngân hàng có thể chú trọng, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tổ chức tài trợ các chương trình, tặng quà cho các học sinh trong các điểm trường trên địa bàn xã mỗi dịp lễ tết, xét tặng học bổng bằng cách tổ chức những cuộc thi trong trường 65 học, cũng như tổ chức các cuộc thi kiến thức nông nghiệp cho những nông dân vì những hoạt động này thu hút sự chú ý lớn của đông đảo phụ huynh của học sinh, người dân trên địa bàn (6) Trong giao dịch thu lãi hoặc thu cả gốc và lãi của Ngân hàng thì nội dung trong Chứng từ giao dịch trả cho khách hàng chưa phù hợp với trình độ khách hàng và trong đó chỉ ghi số tiền gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn mà không nêu rõ cách tính lãi từ đó nhiều kết quả tính toán của khách hàng không khớp với Ngân hàng dẫn đến khiếu nại, ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng và buộc các các bộ tín dụng phải giải thích, phân tích lại cho khách hàng. Để tránh tình trạng này thì ngoài Chứng từ giao dịch Ngân hàng cần bổ sung thêm bảng kê tính lãi khách hàng, trong đó ghi rõ cách tính lãi trong hạn, lãi quá hạn như thế nào, Ngân hàng áp dụng khoản mục nào, điểm nào trong hợp đồng tín dụng đã ký kết để tính lãi. 66 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Với vay trò chủ đạo trong hoạt động cấp vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà đối tượng chủ yếu là các nông hộ đang tham gia hoạt động SXKD trong nông nghiệp Ngân hàng đã có những chính sách tín dụng phù hợp, có khả năng cạnh tranh thu hút được nhiều khách hàng là nông hộ đến vay vốn từ đó quy mô tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng ngày càng phát triển. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng là rất tốt khi tỷ lệ nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức thấp. Đối với nông hộ thì nhu cầu vay vốn chính thức là rất cao tuy nhiên còn nhiều yếu tố khiến họ khó vay được vốn ngân hàng hoặc chỉ vay được lượng vốn nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư SXKD như yếu tố về tài sản thế chấp, bảo hiểm nông nghiệp. Có một tín hiệu tốt là có đến 68,6% số nông hộ dự định sắp tới sẽ chọn Agribank Bến Nhứt để vay vốn. Điều này cho thấy ưu thế, khả năng cạnh tranh của Ngân hàng rất tốt. Tuy nhiên qua quá trình phân tích ta thấy trong hoạt động của Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế. Do đó một số giải pháp đã được đưa ra nhằm giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. 6.2 KIẾN NGHỊ Trong hoạt động SXKD trong nông nghiệp chịu nhiều yếu tố rủi ro nhưng phần lớn các nông hộ chưa tiếp cận được với bảo hiểm nông nghiệp do nhiều nguyên nhân, từ đó các ngân hàng chỉ cho các nông hộ vay ở hạn mức thấp trong khi giá trị tài sản thế chấp khá lớn do ngại rủi ro. Vì vậy, Chính phủ cần sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp, hơn nữa sau khi thí điểm mô hình bảo hiểm nông nghiệp mới đã đạt được nhiều kết quả tốt do đó cần nhanh chóng triển khai, thúc đẩy phát triển, bước đầu có thể hỗ trợ một phần phí bảo hiểm để các nông hộ có thể tiếp cận, quen dần với loại hình bảo hiểm này. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Văn Chung, 2012. Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại NH NN & PTNT huyện Hòn Đất- Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 2. Nguyễn Phước Duy, 2012. Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất tại NH NN & PTNT huyện Kế Sách. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 3. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 4. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần Thơ. 5. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị kinh doanh ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 6. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tín dụng chính thức của nông hộ ở làng hoa Sa Đéc. Tạp chí Ngân hàng, số 10, trang 50 – 53. 7. Phan Đình Khôi, 2012. Tín dụng chính thức và không chính thức ở ĐBSCL: hiệu ứng tương tác và khả năng tiếp cận. Kỷ yếu khoa học, trang 44 – 65 8. Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010. Tạp chí khoa học và phát triển 2010, tập 8, số 1, trang 170 – 177. 68 PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI KHẢO XÁC NHU CẦU TÍN DỤNG CỦA HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐỐI VỚI AGRIBANK BẾN NHỨT Xin chào anh/chị, tôi là Ngô Hoàng Hớn – sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Hiện tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Agribank chi nhánh Bến Nhứt”, nay tôi lập bảng câu hỏi này để khảo xác ý kiến của quý anh/chị về nhu cầu vay vốn tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt. Rất mong anh/chị vui lòng dành khoảng 15 phút để hoàn thành các câu hỏi có liên quan dưới đây. Rất cám ơn sự cộng tác của anh/chị, hãy yên tâm rằng những câu trả lời của anh/chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Xin Chân Thành Cảm Ơn! PHẦN QUẢN LÝ Tên chủ hộ:................................................. Địa chỉ:....................................................... Số ĐT:........................................................ Ngày phỏng vấn:......................................... PHẦN SÀNG LỌC Câu 1: Tính chất hộ gia đình anh/chị là hộ sản xuất nông nghiệp hoặc làm các dịch vụ phụ trợ sản xuất nông nghiệp? a. Có Tiếp tục b. Không Ngưng PHẦN THÔNG TIN CỦA HỘ Câu 2: Xin cho biết tuổi của chủ hộ? …………….. Câu 3: Trình độ học vấn của của chủ hộ: a. [...]... của hộ dân Chính vì những lí do đó nên em chọn đề tài Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp 1 và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Nhứt để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của đề tài này là phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông. .. hoạt động tín dụng hộ sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng trong thời gian từ 2010 đến 2012 và 2 6 tháng đầu năm 2013 Ngoài ra đề tài còn phân tích nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt trong tương lai 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Phước Duy (2012) nghiên cứu Tình hình tín dụng hộ sản xuất tại NHNo & PTNT thôn chi nhánh huyện... các ngân hàng chi nhánh khác cùng hệ thống hoặc cho ngân hàng hội sở Thông thường thì lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất vốn huy động nhằm tạo động lực tự chủ nguồn vốn và kích thích hoạt động huy động vốn của các ngân hàng chi nhánh 2.1.2 Tín dụng hộ sản xuất kinh doanh 2.1.2.1 Khái niệm tín dụng hộ sản xuất kinh doanh Hộ sản xuất kinh doanh là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất. .. xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp) và là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô hộ gia đình do cá nhân làm chủ hộ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh Tín dụng hộ sản xuất kinh doanh là các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho nông dân, hộ sản. .. hộ sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đánh giá nhu cầu vay vốn tín dụng của hộ sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt trong tương lai - Đề xuất một số giải pháp giúp Ngân hàng nâng cao hiệu quả và mở rộng quy mô tín dụng 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt, ... Nông Thôn chi nhánh Bến Nhứt giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để từ đó tìm ra những thuận lợi cũng như khó khăn, nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Agribank chi nhánh Bến Nhứt giai đoạn 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích các chỉ tiêu đánh hoạt động tín dụng hộ. .. phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế ∆Y = [(Y1 – Y0)/Y0] x 100% Trong đó: * ∆Y: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế * Y1: chỉ tiêu năm sau * Y0: chỉ tiêu năm trước 16 (2.7) CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH BẾN NHỨT 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Nhứt là chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp. .. đối với hộ sản xuất, tăng số lượng cán bộ tín dụng để giải quyết khó khăn trên Vũ Văn Chung (2012) Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán tại phòng tín dụng và phòng kế toán ngân quỹ của Ngân hàng của Ngân hàng Bên... thông qua doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp nhà nước: Được thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán của các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp Nhà nước đã giao khoán Doanh nghiệp vay trực tiếp để chuyển tải vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán và có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng 8 2.1.2.2 Đặc điểm tín dụng hộ sản xuất kinh doanh a) Tính thời vụ Mùa, vụ trong sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng... VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội SXKD : Sản xuất kinh doanh xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hòa mình vào mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Agribank đã không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định được vị trí của mình là một trong những ngân hàng hàng đầu về

Ngày đăng: 12/10/2015, 18:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w