Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh bến nhứt (Trang 45 - 48)

4.2.1.1 Doanh số cho vay giai đoạn 2010 – 2012

Hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng ngày càng phát triển với doanh số cho vay tăng tưởng qua các năm. Ta thấy Ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho các nông hộ tái đầu tư và mở rộng quy mô SXKD.

Bảng 4.4 : Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Bến Nhứt giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷlệ (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 94.172 83,7 137.130 89,0 159.39 6 93,0 42.958 31,3 22.266 16,2 Trung hạn 18.398 16,3 16.980 11,0 12.020 7,0 (1.418) (8,3) (4.960) (29,2) Tổng 112.57 0 100 154.110 100 171.41 6 100 41.540 27,0 17.306 11,2

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay hộ SXKD của Ngân hàng tăng qua 3 năm, đạt được kết quả đó là do sự cố gắng của cán bộ Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, cải thiện bớt các thủ tục cho vay, công tác phục vụ của ngân hàng ngày càng tốt hơn, đáp ứng ngày càng sâu rộng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các hộ dân trên địa bàn. Năm 2010 doanh số cho vay của Ngân hàng là 112.570 triệu đồng đến năm 2011 doanh số cho vay tăng trưởng tốt ở mức 27,0% so với năm 2010 trong khi năm 2012 doanh số cho vay đối với hộ SXKD tăng 11,2% so với năm 2011. Trong tổng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và không ngừng tăng trong khi doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm trong 3 năm 2010-2012.

- Doanh số cho vay ngắn hạn: Những năm qua tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng có mức tăng trưởng tốt đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ dân và doanh số cho vay ngắn hạn ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay đối với hộ SXKD. Nguyên nhân là do đặt điểm sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp mang tính thời vụ nên nhu cầu về vốn cũng phụ thuộc nhiều

vào thời gian sinh trưởng của các loại cây trồng, vật nuôi theo mùa vụ trong năm. Năm 2010 tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm 83,7% trong tổng doanh số cho vay hộ SXKD, đạt doanh số là 94.172 triệu đồng, nguồn vốn này chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua vật tư nông nghiệp, con giống, cây giống, trang trải chi cải tạo đất, nâng cấp ao, chuồng để nông hộ có thể đầu tư tái sản xuất cho mùa vụ của mình. Trong những năm qua thì Ngân hàng cũng chú trọng cho vay ngắn hạn vì các khoản vay ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh, nguồn thu nợ khách hàng cũng được đảm bảo hơn do Ngân hàng có thể dễ thấy được việc sử dụng vốn của khách hàng cũng như công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả và đảm bảo thu hồi vốn, có lợi nhuận để trả nợ cho ngân hàng hay không. Năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 137.130 triệu đồng chiếm 89,0% doanh số cho vay hộ SXKD của Ngân hàng, trong năm này do giá cả các mặt hàng nông sản như lúa gạo, heo, gia cầm… đều tăng cao do đó nhu cầu về nguồn vốn tín dụng để tái sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tăng nên hoạt động cho vay ngắn hạn có bước tăng trưởng đáng kể cụ thể tăng 42.958 triệu đồng với tỷ lệ tăng 31,3% so với năm 2010. Trong đó cho vay ngắn hạn trong chăn nuôi ngày càng tăng và chiếm một phần lớn doanh số cho vay ngắn hạn do đó đã góp phần phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ dân trong tình hình diện tích đất sản xuất ngày càng ít do dân số của xã ngày càng đông. Ngân hàng cũng tích cực cho vay trong lĩnh vực kinh doanh cho những hộ mua bán tạm trữ nông sản chủ yếu là 2 loại lương thực chủ lực của xã gồm lúa và khoai nên đã giúp nông hộ ổn định đầu ra cho sản phẩm. Năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 159.396 triệu đồng, tăng 16,2%, chiếm tỷ trọng 93,0% doanh số cho vay. Với tỷ trọng cho vay ngắn hạn ngày cang lớn từ đó cho thấy hoạt động cho vay ngắn hạn ngày càng giữ vay trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Doanh số cho vay trung hạn: Ngân hàng cấp vốn trung hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để chuyển đổi, mở rộng sản xuất kinh doanh của các hộ dân như xây mới, tu bổ chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, đào ao nuôi cá… cũng như mua sắm thiết bị máy móc cơ giới trong nông nghiệp. Trong 3 năm qua doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh số cho vay hộ SXKD của Ngân hàng và có xu hướng giảm trong các năm qua. Năm 2010 doanh số cho vay trung hạn là 18.398 triệu đồng chiếm tỷ trọng 16,3% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân doanh số cho vay trung hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ là do sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở địa phương vẫn còn chậm, sự liên kết giữa khâu chăn nuôi và tiêu thụ còn kém nên hoạt động chăn nuôi chưa phát triển mạnh, người dân còn khá dè dặt để vay vốn đầu tư chăn nuôi. Trong khi đó nhu cầu tín dụng trung hạn của hộ dân để đầu tư máy móc

thiết bị phụ trợ nông nghiệp như máy gặt đập liên hợp, máy tách hạt, máy xấy nông sản…còn thấp do các dịch vụ này lợi nhuận thấp không dư trả lãi ngân hàng. Năm 2011 mặt dù doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhưng cho vay trung hạn lại giảm 8,3%, đạt doanh số 16.980 triệu đồng chiếm 11,0% trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, do những năm qua Ngân hàng đã xiết chặt việc cấp tín dụng trung hạn, tăng cường công tác kiểm tra thẩm định chỉ cho vay đối với những dự án thực sự khả thi và theo dõi chặt chẽ khoản vay nên lượng vốn giải ngân của Ngân hàng trong cho vay trung hạn giảm. Do đó trong năm 2012 doanh số cho vay trung hạn tiếp tục giảm 4.960 triệu đồng, đạt 12.020 triệu đồng, tức giảm tương đương 29,2% so với năm 2011. Lý do việc Ngân hàng giảm lượng cho vay trung hạn là do những khoản vay này chứa nhiều rủi ro như vốn vay lớn, thời gian thu hồi dài cũng như khó đánh giá được hiệu quả của khoản đầu tư trong tương lai.

4.2.1.2 Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Hoạt động cho vay hộ SXKD trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt nhiều kết quả tốt, trong khi 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay đạt 95.608 triệu đồng thì cùng kỳ năm nay doanh số đạt 102.797 triệu đồng tăng 7,5%. Qua đó ta thấy hoạt động SXKD của các nông hộ ngày càng tốt, có nhiều khởi sắc hơn so với năm trước nên nhu cầu vay vốn của các nông hộ đối với Ngân hàng ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tái đầu tư và mở rộng sản xuất, nhưng do kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nên nhu cầu vốn chưa thực sự tăng mạnh.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay hộ SXKD theo thời hạn vay của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012, 2013 Đơn vị: triệu đồng Thời hạn Năm Chênh lệch 6T 2012/6T 2012 6T 2012 Tỷ trọng (%) 6T 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷlệ (%) Ngắn hạn 87.811 91,8 98.056 95,4 10.245 11,7 Trung hạn 7.797 8,2 4.741 4,6 (3.056) (39,2) Tổng 95.608 100 102.797 100 7.189 7,5

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt

- Doanh số cho vay ngắn hạn: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của

các nông hộ thì nhu cầu nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu phù hợp với chu kỳ sinh trưởng, phát triển của từng loại cây trồng vật nuôi và Ngân hàng ngày

càng chú trọng cho vay ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn của các nông hộ. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 95,4% so với mức 91,8% cùng kỳ năm 2012 với mức tăng trưởng 11,7%, đạt doanh số 98.056 triệu đồng. Từ đó ta thấy Ngân hàng ngày đã đáp ứng khá tốt, kịp thời nhu cầu vốn của các hộ dân đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mùa vụ mới trong 6 tháng đầu năm nay.

- Doanh số cho vay trung hạn: Tiếp tục xu hướng hạn chế cho vay trung

hạn nên doanh số cho vay trung hạn tiếp tục xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay hộ SXKD của Ngân hàng hơn nữa do khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn trung hạn của các hộ dân giảm do thiếu tài sản đảm bảo để được vay vốn lớn hơn cũng như không có phương án sản xuất hiệu quả cao, chắc chắn. Do đó trong khi 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay trung hạn đạt 7.797 triệu đồng chiếm 8,2% tổng dư nợ thì đến cùng kỳ năm 2013 doanh số cho vay trung hạn sụt giảm 39,2% tương ứng giảm 3.056 triệu đồng và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay hộ SXKD tương đương 4,6%.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh bến nhứt (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)