Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh bến nhứt (Trang 30)

Trong những năm qua, Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò là công cụ chủ động, tiên phong trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng đời sống cho người dân trên địa bàn xã. Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên của Ngân hàng giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết đã luôn nỗ lực không ngừng để khẳng định vị thế của Ngân hàng là doanh nghiệp uy tín, là đối tác tin cậy của người dân. Từ đó, kết quả kinh doanh của Ngân hàng đạt được nhiều thành tựu về tăng trưởng tín dụng cũng như lợi nhuận đạt được.

3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến 2012

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ 2010 đến 2012 là khá khả quan, thu nhập và chi phí của Ngân hàng có sự biến động, lợi nhận tăng đều qua các năm.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Nhứt từ năm 2010 đến 2012 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Thu nhập 13.645 23.126 25.642 9.481 69,5 2.516 10,9 - Thu nhập lãi 12.687 22.079 24.945 9.392 74,0 2.906 13,2

- Thu nhập ngoài lãi 958 1.047 657 89 9,3 (390) (37,2)

Chi phí 11.934 20.247 21.788 8.313 69,7 1.541 7,6

- Chi phí lãi 10.878 18.765 19.920 7.887 72,5 1.155 6,2

- Chi phí ngoài lãi 1.056 1.482 1.868 426 40,3 386 26,0

Lợi nhuận trước thuế 1.711 2.879 3.854 1.168 68,3 975 33,9

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt

Cụ thể tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng như sau:

- Về doanh thu: Năm 2011 doanh thu của Ngân hàng tăng đáng kể so với

2012 doanh thu tăng 10,9% so với 2011, nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của thu nhập lãi của Ngân hàng, cụ thể:

Năm 2011, thu nhập lãi chiếm đến 95,5% tổng thu nhập, đạt 22.079 triệu đồng tăng 74,0% so với năm 2010. Nguyên nhân là năm 2011 tình hình lạm phát tăng cao đẩy lãi suất cho vay tăng, có lúc lãi suất một số món vay lên đến 18%/năm trong khi năm trước lãi suất chỉ xoay quanh mốc 11%/năm, cộng với mức tăng trưởng tín dụng 30,2% đã làm cho thu nhập lãi tăng cao. Trong khi đó thu nhập nhập ngoài lãi chủ yếu thu từ phí dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 4,5% trong tổng thu nhập đạt 1.047 triệu đồng tăng 9,3% so với 2010 do Ngân hàng hoạt động ở vùng nông thôn nên nhu cầu về dịch vụ ngân hàng thấp, Ngân hàng ít đầu tư về công nghệ để phát triển dịch vụ ngân hàng. Từ sự tăng lên của hai khoản thu nhập này đã làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng tăng 69,5% so với năm 2010.

Năm 2012, lãi suất cho vay từng bước được hạ xuống và đồng loạt hạ lãi suất các khoản vay cũ về tối đa là 15%/năm theo chỉ thị của NHNN nhằm ổn định kinh tế vĩ mô do vậy dù tăng trưởng tín dụng trên 20% nhưng thu nhập lãi của ngân hàng chỉ tăng 13,2% so với 2011 đạt 24.945 triệu đồng chiếm 97,4% tổng thu nhập. Trong khi thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ đạt 657 triệu đồng và giảm 37,2% so với năm trước do kinh tế địa phương gặp khó khăn nên nhu cầu dịch vụ ngân hàng của người dân giảm. Từ những yếu tố đó đã làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng tăng 10,9% so với năm trước.

- Về chi phí: Chi phí của Ngân hàng tăng qua 3 năm, tăng mạnh vào năm

2011 với tổng chi phí của Ngân hàng là 20.247 triệu đồng tăng 69,7% so với năm trước. Năm 2012 chi phí của ngân hàng tăng chậm lại với mức tăng 7,6% so với 2011. Chi phí lãi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của Ngân hàng nên sự tăng lên đáng kể của chi phí này dẫn đến sự thay đổi lớn tổng chi phí của Ngân hàng, sự thay đổi này chủ yếu do tác động của mô trường kinh tế vĩ mô. Cụ thể:

Năm 2011, lạm phát tăng cao, tình hình thanh khoản của các ngân hàng căng thẳng dẫn đến sự cạnh tranh huy động vốn giữa các ngân hàng càng gay gắt đã khiến lãi suất huy động tăng cao, lãi suất huy động có lúc lên đến 16%/năm từ đầu năm, trong khi vào giữa năm trước lãi suất chỉ mới có dấu hiệu tăng ở mức 10%/năm. Do đó dù mức tăng trưởng huy động chỉ tăng gần 30% nhưng chi phí lãi tăng đến 72,5% so với năm 2010, đạt 18.765 triệu đồng. Chi phí ngoài lãi của Ngân hàng đạt 1.482 triệu đồng tăng 40,3% so với năm trước, chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí do chi phí cho

hoạt động dịch vụ ít, trong năm Ngân hàng cũng có nhiều chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh huy động vốn khiến chi phí này trong năm tăng. Vậy do sự tăng lên chi phí lãi do lãi suất tăng mạnh và do quy mô hoạt động của Ngân hàng ngày càng tăng nên làm cho tổng chi phí của Ngân hàng năm 2011 tăng 69,7% so với năm 2010.

Năm 2012, do việc áp dụng mức trần lãi suất huy động theo quy định của NHNN, qua nhiều lần hạ lãi suất thì đến cuối năm lãi suất huy động chỉ còn 8%/năm do đó dù vốn huy động của Ngân hàng tăng 17,7% nhưng chi phí lãi của Ngân hàng chỉ tăng 6,2% so với năm trước, đạt 19.920 triệu đồng. Cùng với sự phát triển, quy mô của Ngân hàng ngày tăng do đó chi phí hoạt động của Ngân hàng cũng tăng, nhất là chi phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên, chi phí duy trì và nâng cấp cơ sở vật chất, năm 2012 chi phí ngoài lãi là 1.868 triệu đồng, tăng 26,0% so với năm 2011. Từ những yếu tố trên làm cho tổng chi phí Ngân hàng tăng 7,6% so với năm trước.

- Về lợi nhuận: Qua 3 năm ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng

và chủ yếu lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng trong khi thu từ các hoạt động khác không đáng kể. Năm 2011, lợi nhuận của Ngân hàng tăng đáng kể, đạt 2.879 triệu đồng tăng 68,3% so với năm trước nguyên nhân là do hoạt động cho vay tăng trưởng cao và khoảng cách lãi suất cho vay và huy động khá rộng làm tăng lợi nhuận trong hoạt động tín dụng. Trong khi năm 2012 lãi suất giảm, lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng tốt, đạt 3.854 triệu đồng tăng 33,9% so với năm 2011. Trong các năm qua quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng cũng như chất lượng các khoản tín dụng được Ngân hàng chú trọng nâng cao do đó làm cho thu nhập từ lãi tăng đều qua các năm và tăng nhanh hơn chi phí lãi nên đã tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Tuy nhiên lợi nhuận thu được từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng còn ở mức khiêm tốn chủ yếu do tiềm năng phát triển của mãng này trên địa bàn thấp.

3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Kết quả kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 nhìn chung có giảm so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu và chi phí của Ngân hàng điều giảm chủ yếu do sự thay đổi của thu nhập lãi và chi phí lãi của Ngân hàng.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Nhứt 6 tháng 2012, 2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6T-2012 6T-2013 6T-2013/6T-2012 Số tiền Tỷlệ(%) Thu nhập 13.890 11.788 (2.102) (15,1) - Thu nhập lãi 13.509 10.962 (2.547) (18,9)

- Thu nhập ngoài lãi 381 842 461 121,0

Chi phí 10.976 8.901 (2.075) (18,9)

- Chi phí lãi 9.871 7.408 (2.463) (25,0)

- Chi phí ngoài lãi 1.105 1.493 388 35,1

Lợi nhuận trước thuế 2.914 2.887 (27) (0,9)

Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Bến Nhứt

- Doanh thu: 6 tháng 2013 thu nhập của Ngân hàng đạt 11.788 triệu đồng, giảm 15,1% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do chính phủ muốn kích thích đầu tư sản xuất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế sau giai đoạn suy thoái nên tiếp tục giảm trần lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay khác nhau, trong khi hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa đạt kết quả cao, tăng trưởng tín dụng trong kỳ chỉ 9,6% so với kỳ trước do đó đã là cho nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng là thu nhập lãi giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 10.962 triệu đồng. Trong khi đó thu nhập từ các hoạt động khác của Ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là 7,1%, tăng 121% so với 6 tháng 2012. Sự tăng lên đáng kể này là do nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng của người dân đã tăng trở lại so với sự sụt giảm năm 2012 khi tình hình kinh tế ổn định hơn, Ngân hàng cũng đã chú trọng nhiều hơn đến mãng dịch vụ khi mà tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm, đó như là một hướng đi nhằm cải thiện thu nhập cho Ngân hàng.

- Chi phí: tổng chi phí của Ngân hàng 6 tháng năm 2013 là 8.901 triệu đồng, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước. Vì Ngân hàng đã áp dụng quy định về trần lãi suất huy động của NHNN, theo đó mức trần lãi suất huy động đã tiếp tục giảm dần tùy theo từng loại thời hạn gửi do đó đã làm cho loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn của Ngân hàng là chi phí lãi giảm 25,0% so với cùng kỳ năm trước, dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng trưởng nhẹ. Trong khi đó, chi phí hoạt động của Ngân hàng là 1.493 triệu đồng, tăng 35,1% so với cùng kỳ năm 2012, chiếm tỷ trọng 16,7% trong tổng chi phí. Chi

phí này tăng lên là chủ yếu nhằm chi cho hoạt động dịch vụ cũng như hoạt động tín dụng tăng lên của Ngân hàng. Do lượng giảm chi phí lãi lớn hơn lượng tăng lên của chi phí ngoài lãi nên đã làm cho tổng chi phí của Ngân hàng giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

- Lợi nhuận: lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2.887 triệu đồng, giảm nhẹ 0,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong kỳ cả thu nhập và chi phí của Ngân hàng điều giảm chủ yếu do chính sách về lãi suất của NHNN làm giảm thu nhập lãi và chi phí lãi của ngân hàng và lượng giảm của hai yếu tố này tương đương nhau. Từ những kết quả đó đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng chênh lệch không nhiều so với cùng kỳ năm 2012, cụ thể giảm 0,9% tương đương 27 triệu đồng.

Từ những phân tích trên ta thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2010 đến 6T-2013 chịu tác động nhiều bởi chính sách điều hành của NHNN cụ thể là chính sách về lãi suất, do hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, thu nhập lãi và chi phí lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập và chi phí của Ngân hàng. Trong khi đó hoạt động dịch vụ của Ngân hàng vẫn chưa phát triển chủ yếu do địa bàn của Ngân hàng là xã nông nghiệp nên tiềm năng về dịch vụ là không cao. Trong 3 năm qua tình hình kinh tế của cả nước nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng có nhiều chuyển biến xấu và có chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi nhưng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn tiến chuyển tốt, lợi nhuận từ 2010 đến 2012 tăng đều, tuy trong 6 tháng đầu năm có giảm nhẹ nhưng tình hình đến cuối năm vẫn khả quan. Đạt được kết quả đó là do những năm qua uy tín, chất lượng và thương hiệu của Ngân hàng ngày càng được nâng cao trên địa bàn, lượng khách hàng của Ngân hàng càng được tăng lên, quy mô tín dụng luôn tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng luôn chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh của mình.

3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

3.4.1 Thuận lợi

- Ngân hàng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của Ngân hàng cấp trên cũng như được sự chỉ đạo, lãnh đạo và quan tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, sự hộ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội…Trong việc truyền tải vốn tín dụng phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế nhất là nông dân ở nông thôn để có hướng đầu tư đúng và đạt hiệu quả.

- Tiềm năng kinh tế nông nghiệp đã tồn tại và phát triển qua nhiều năm, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã tồn tại và phát triển tương đối vững chắc, sự hổ trợ quan tâm thường xuyên của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp.

- Hệ thống văn bản được phát huy rõ ràng. Đặc biệt Ngân hàng còn thực hiện chủ trương là nhân viên tín dụng sẽ là hồ sơ vay vốn cho khách hàng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch tại Ngân hàng.

- Ngân hàng cấp trên đã trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng, đồng thời với kỹ năng ứng dụng tin học vào hoạt động Ngân hàng trong vấn đề hạch toán, giúp giao dịch với khách hàng nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tạo được niềm tin cho khách hàng.

- Có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, đoàn kết và có nhiều kinh nghiệm, nắm vững điều lệ tín dụng trong quá trình cho vay và quy trình nghiệp vụ được vận hành khá chặc chẽ.

3.4.2 Khó khăn

Đi cùng với những thuận lợi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Bến Nhứt – Kiên Giang cũng tồn tại một số khó khăn:

- Agribank chi nhánh Bến Nhứt thuộc ấp Bến Nhứt, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là huyện vùng sâu, vùng xa nhìn chung còn nghèo, độc canh cây lúa, trình độ dân trí còn thấp, người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm. Nên nguồn vốn huy động tại địa phương gặp nhiều khó khăn.

- Khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư tín dụng còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên việc thu hồi vốn còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu người dân, chưa có sự liên kết trong sản xuất, chưa tìm được đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông dân lo ngại nên hạn chế đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

3.4.3 Phương hướng phát triển

Với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng”. Do đó toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng luôn nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tổ chức các khóa huấn luyện nghiệp vụ trong nội bộ Ngân hàng để nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ công nhân viên, nghiên cứu cải tiến lề lối tác phong làm việc để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược phát triển của Ngân hàng trong tương lai là:

- Giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

- Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, ưu tiên vốn cho đầu tư nông nghiệp, nông thôn.

- Tiếp tục đổi mới và phát triển ứng dụng công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ, đủ sức cạnh tranh và hội nhập.

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và tiếp tục nâng tầm hoạt động tiếp thị, phát triển thương hiệu theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.

CHƯƠNG 4

TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh bến nhứt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)