nhu cầu vốn tín dụng ngày tăng trong khi nguồn vốn huy động từ dân cư không đủ đáp ứng nhu cầu này thì lượng vốn điều chuyển mà Ngân hàng sử dụng ngày càng tăng. Năm 2011, vốn điều chuyển của Ngân hàng là 101.867 triệu đồng tăng 26,9% so với năm 2010. Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng cũng như hoạt động của Ngân hàng trong khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nên lượng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên tiếp tục tăng 15,1% so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng là 135.579 triệu đồng tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2012.
Từ những kết quả trên cho ta thấy trong khi tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm đảm bảo cho hoạt động liên tục của Ngân hàng thì nguồn vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn huy động từ dân cư chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ mặt dù nguồn vốn này có sự tăng trưởng trong thời gian qua, đây là nguồn vốn có giá rẻ hơn vốn điều chuyển, hơn nữa ngân hàng có thể chủ động sử dụng nguồn vốn này. Tuy nhiên do Ngân hàng hoạt động ở vùng nông thôn, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống còn khó khăn nên hoạt động huy động vốn dân cư không đạt kết quả cao, hầu như không có tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức, của kho bạc. Hơn nữa do ở cấp chi nhánh nhỏ nên Ngân hàng không có chức năng phát hành giấy tờ có giá nên nguồn vốn huy động rất hạn chế. Do đó để đáp ứng đủ nguồn vốn kinh doanh thì Ngân hàng còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển, mặt dù nguồn vốn này không phải lúc nào cũng sẳng có đáp ứng đủ nhu cầu vốn của Ngân hàng và Ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn này phải chịu mức phí cao hơn vốn huy động từ dân cư do đó làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Cụ thể trong các năm từ 2010 đến 6 tháng 2013 nguồn vốn điều chuyển chiếm trung bình khoảng 80% trong nguồn vốn của Ngân hàng.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT KINH DOANH DOANH
Hòa vào mục tiêu, sứ mệnh chung của toàn hệ thống, những năm qua Agribank Bến Nhứt đã không ngừng phấn đấu khẳng định vay trò chủ đạo của mình trong việc cấp tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn mà đối tượng cụ thể là những nông hộ trực tiếp tham gia hoạt động SXKD. Với những
chính sách ưu đãi nhằm phát triển nông nghiệp, tái cơ cấu cây trồng vật nuôi cũng như nâng cao đời sống cho những hộ dân ở khu vực nông nghiệp nông thôn như việc tạo điều kiện tiếp cận tín dụng chính thức như chính sách ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn cho nông hộ. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn, tái đầu tư nguồn vốn giúp nông hộ phát triển kinh tế ở địa phương.
Vì vậy trong những năm qua hoạt động tín dụng hộ SXKD luôn đóng vay trò quan trọng trong hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Cùng với hoạt động cho vay ngày càng phát triển thì doanh số cho vay đối với nông hộ cũng tăng trưởng đều qua các năm từ 2010 đến 6T.2013 và chiếm tỷ trọng lớn từ 92% trở lên trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng các năm qua. Cùng với đó hoạt động thu nợ tín dụng đối với hộ SXKD đóng vai trò quyết định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, với truyền thống là cấp tín dụng cho các hộ SXKD trong nông nghiệp nên Ngân hàng có kinh nghiệm và những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các nông hộ hoàn thành nghĩa vụ trả nợ vì vậy hoạt động thu nợ đạt được nhiều kết quả, số nợ thu được từ tín dụng hộ SXKD luôn chiếm từ 92% tổng doanh số thu nợ qua các năm. Qua đó ta thấy được vay trò chủ đạo của hoạt động tín dụng hộ SXKD đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, điều này còn cho thấy Ngân hàng đã tận dụng nguồn lực của mình nhằm đầu tư phát triển cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Do đó Ngân hàng luôn có những chính sách nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với nông hộ nên những năm qua tín dụng hộ SXKD có sự tăng trưởng khá tốt đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng tín dụng chung khi dư nợ cho vay hộ SXKD luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Hoạt động cho vay hộ SXKD có vay trò qua trọng đối với Ngân hàng nên việc kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng hộ SXKD được Ngân hàng quan tâm hàng đầu với tỷ lệ nợ xấu tín dụng hộ SXKD luôn kiểm soát ở mức thấp.
Hoạt động cấp tín dụng đối với hộ SXKD trong nông nghiệp là hoạt động là hoạt động chủ đạo của Ngân hàng do đó sự biến động trong hoạt động này từ những yếu tố khác nhau trong các năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng. Vì vậy, ta sẽ xác định sự biến động này qua việc phân tích các yếu tố về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu trong hoạt động tín dụng hộ SXKD của Ngân hàng, hơn nữa việc sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ SXKD cũng rất cần thiết. Từ đó, ta có thể đưa ra những hạn chế trong hoạt động tín dụng hộ SXKD và đề xuất các giải pháp giúp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.
Bảng 4.3: Tình hình tính dụng của Agribank Bến Nhứt từ 2010 đến 6T.2013 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng (%) 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 6T.2013 Tỷ trọng (%) - Doanh số cho vay 118.04
2 100 164.346 100 185.643 100 108.026 100 Hộ SXKD 112.57 0 95 154.110 94 171.41 6 92 102.797 95 Tổ chức, khác 5.472 5 10.236 6 14.227 8 5.229 5 - Doanh số thu nợ 99.365 100 136.394 100 160.371 100 98.170 100 Hộ SXKD 96.007 97 127.152 93 147.96 1 92 92.926 95 Tổ chức, khác 3.358 3 9.242 7 12.410 8 5.244 5 - Dư nợ 96.958 100 124.883 100 150.182 100 160.038 100 Hộ SXKD 89.290 92 116.221 93 139.708 93 149.079 93 Tổ chức, khác 7.668 8 8.662 7 10.474 7 10.959 7 - Nợ xấu 601 100 425 100 1.802 100 1.376 100 Hộ SXKD 446 74 425 100 841 47 880 64 Tổ chức, khác 155 26 0 0 961 53 496 36