Phân tích nhu cầu vay vốn tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh bến nhứt (Trang 66)

KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG

Long Thạnh là một xã nông nghiệp thuộc huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang với diện tích đất tự nhiên là 4.422 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 89,7% diện tích với 3.968 ha. Từ những chính sách xây dựng nông thôn mới của Nhà nước với các khoản đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội cho địa phương thì trong vài năm trở lại đây bộ mặt nông thôn của xã ngày càng đổi mới, giao thông ngày càng thuận tiện hơn với cầu đường được nâng cấp khai thông, chợ mới được quy hoạch xây dựng lại thay thế cho các chợ tự phát trước đây nhờ vậy quá trình lưu thông, trao đổi hàng hàng hóa được thúc đẩy, những vựa mối lớn có thể đến tận nơi thu mua nông sản từ đó tạo điều kiện cho các hộ dân có thể phát triển sản xuất. Quá trình thay đổi phương thức sản xuất, tư duy sản xuất của người dân cũng được đẩy nhanh, các hộ dân tiếp thu và áp dụng ngày càng nhiều từ những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất mới được nghiên cứu trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại, không bị tuột lại quá xa so với các vùng, khu vực khác thì các hộ nông dân không chỉ cần có tư duy sản xuất, trình độ kỹ thuật mà vốn cũng là một yếu tố vô cùng thiết yếu để các hộ nông dân có thể đổi mới, phát triển sản xuất. Trong đó, nguồn vốn tín dụng chính thức luôn giữ vay trò chủ đạo, đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, lượng vốn tín dụng chính thức được vay của các nông hộ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như nhu cầu vay vốn để đầu tư SXKD của nông hộ còn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau.

Theo nghiên cứu của Phan Đình Khôi (2012, trang 32) thì độ tuổi của chủ hộ của các gia đình SXKD trong nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn cũng như nhu cầu vay vốn tín dụng chính thức của họ. Qua quá trình khảo sát trên địa bàn xã cho thấy độ tuổi trung bình của chủ hộ là 51 tuổi. Với độ tuổi của chủ hộ càng cao thì khả năng tiếp cận vốn của các hộ sẽ cao hơn vì càng lớn tuổi thì chủ hộ sẽ tích lũy nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất và có phương án đầu tư hiệu quả hơn, tích lũy nhiều tài sản hơn so với những chủ hộ trẻ hơn từ đó những chủ hộ có tuổi đời càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của họ cao hơn nhưng đối với những chủ hộ có độ tuổi quá cao sức khỏe yếu thì nhu cầu vay vốn cũng giảm cũng như khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cũng thấp hơn do việc quan ngại về sự minh mẫn, sức khỏe của họ nên ngân hàng ít chịu cho vay.

Ngoài độ tuổi của chủ hộ thì theo tác giả Nguyễn Quốc Nghi (2011, trang 53) cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ và trình độ học vấn cao nhất trong

những thành viên trong gia đình có tham gia lao động SXKD nông nghiệp cũng ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu tiếp cận nguồn vốn chính thức của các nông hộ. Trình độ học vấn của chủ hộ cũng là nhân tố tỷ lệ thuận đến lượng vốn mà các hộ được vay theo như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010). Nếu chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì họ có tư duy hơn, hiểu rõ hơn những điều khoản trong hợp đồng tín dụng, các điều kiện, thủ tục vay vốn ngân hàng từ đó khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của họ cao hơn. Hơn nữa trình độ học vấn của các thành viên tham gia SXKD nông nghiệp trong gia đình cũng quan trọng, nếu các thành viên khác có trình độ cao hơn chủ hộ thì có thể tư vấn, trợ giúp cho chủ hộ trong quá trình làm thủ tục vay vốn cũng như đưa ra ý tưởng, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả qua đó làm tăng nhu cầu vay vốn và khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức.

Từ kết quả khảo cho thấy trình độ học vấn của đa số chủ hộ là cấp 2 với 50,5%, kế đến số chủ hộ có trình độ cấp 1 trở xuống là 36,6%, còn trình độ cấp 3 chỉ 12,9% và không có chủ hộ nào có trình độ cao hơn nữa. Qua đó ta thấy tỷ lệ các chủ hộ có trình độ học vấn thấp vẫn còn lớn do đó việc tiếp cận tín dụng chính thức của họ gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là trong thủ tục vay vốn.

Bảng 4.17: Trình độ học vấn của các thành viên nông hộ xã Long Thạnh khảo sát năm 2013 Đơn vị: % Trình độ Chủ hộ Cao nhất trong các thành viên Cấp 1 trở xuống 36,6 17,8 Cấp 2 50,5 47,5 Cấp 3 12,9 32,7 Trung cấp 0 0 Cao đẳng, đại học 0 2,0 Tổng 100,0 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh

Trong khi đó, trình độ học vấn cao nhất trong các thành viên trong gia đình có tham gia lao động SXKD nông nghiệp có phần cao hơn so với trình độ chủ hộ. Số hộ có thành viên lao động nông nghiệp có trình độ cấp 3 là 32,7%, còn trình độ cấp 1 trở xuống là 17,8%. Suốt nhiều năm qua hoạt động giáo dục đào tạo luôn được chính quyền các cấp quan tâm phát triển và đạt được nhiều thành tựu do đó thế hệ sau có trình độ học vấn ngày càng cao so với thế hệ trước, lực lượng lao động nông nghiệp tại địa phương cũng từ đó ngày càng có hiểu biết, tư duy hơn, các thành viên khác trong hộ có thể tư vấn, đưa ra lời

khuyên giúp chủ hộ trong quá trình SXKD cũng như tiếp cận tín dụng chính thức. Tuy nhiên số lao động nông nghiệp có trình độ cao vẫn còn thấp do sản xuất nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp chưa hấp dẫn lao động trình độ cao gắn bó. Những hộ có các thành viên lao động nông nghiệp có trình độ thấp của xã còn cao mà phần nhiều là các hộ dân tộc khơ-me do đời sống khó khăn, trở ngại về ngôn ngữ nên việc chú trọng học tập của các hộ này không cao.

Ngoài các yếu tố trên thì các yếu tố như diện tích đất sản xuất, ngành nghề SXKD, tiến bộ kỹ thuật trong SXKD cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức cũng như lượng vốn được vay của nông hộ (Phan Đình Khôi, 2012; Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010), diện tích đất sản xuất cũng làm tăng nhu cầu vay vốn chính thức của các hộ (Nguyễn Quốc Nghi, 2011).

Đối với diện tích đất thì đó là tài sản đảm bảo chủ yếu của các hộ khi đi vay vốn ngân hàng, là yếu tố quan trọng để ngân hàng dựa vào đó mà thẩm định, quyết định cho vay và cho vay với lượng vốn là bao nhiêu là phù hợp để giá trị của nó có thể bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra. Do đó, những hộ có số đất lớn hơn thì có nhiều lợi thế hơn, vay được lượng vốn lớn hơn so với các hộ ít đất. Diện tích đất sản xuất lớn thì lượng vốn đầu tư vào để sản xuất cũng lớn hơn, hơn nữa những hộ có diện tích đất lớn thì có thể vay được vốn ngân hàng dễ hơn, nhiều hơn từ đó làm phát sinh nhu cầu vay vốn của các hộ ngoài việc đầu tư sản xuất thì hộ có thể phát triển kinh doanh dịch vụ khác.

Qua khảo sát trên địa bàn thì trung bình mỗi hộ có 11,5 công đất (1 công = 1000 m2) để SXKD. Tuy nhiên diện tích đất sản xuất của mỗi hộ là không đồng đều mà có sự chênh lệch lớn. dưới 5 công; 22,8% 5 đến dưới 10 công; 22,8% 10 đến dưới 15 công; 25,7% 15 đến dưới 20 công; 9,9% 20 công trở lên; 18,8%

Hình 4.2: Tổng hợp diện tích đất sản xuất của nông hộ tại xã Long Thạnh Hộ có diện tích đất nhỏ nhất chỉ 0,5 công trong khi hộ có diện tích lớn nhất thì gấp gần 100 lần với 53 công. Cụ thể số hộ có diện tích dưới 5 công là 22,8% còn số hộ có từ 20 công trở lên cũng nhiều với 18,8%. Qua đó ta thấy số hộ có diện tích nhỏ cũng tương đối nhiều, các hộ này khi đi vay sẽ gặp nhiều khó khăn và số vốn được vay với số lượng ít do đó những hộ có công việc SXKD hiệu quả cũng khó vay được nhiều vốn ngân hàng để triển khai và mở rộng. Hơn nữa với xu hướng dân số ngày càng tăng trưởng thì diện tích đất sản xuất trung bình của mỗi hộ trong tương lai sẽ giảm do đó những hộ dựa vào đất sản xuất làm tài sản thế chấp để vay vốn sẽ gặp nhiều trở ngại, các ngân hàng sẽ khó cho vay hơn nếu chỉ dựa vào tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất để quyết định cho lượng vốn cho vay.

Đối với ngành nghề SXKD thì với đặc trưng là một xã nông nghiệp nên người dân trên địa bàn xã chủ yếu sống bằng nghề nông với số hộ nông dân tham gia sản xuất và hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp chiếm đa số. Qua khảo sát cho thấy các hộ tham gia nhiều ngành nghề khác nhau như trồng lúa, chăn nuôi, mua bán nông sản và một số dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khác. Do đặc điểm tự nhiên và truyền thống lâu đời mà cây lúa là loại cây trồng nhiều nhất, số hộ xem trồng lúa là hoạt động mang lại thu nhập chính trong sản xuất nông nghiệp của mình chiếm 82,2% kế đến là chăn nuôi với 49,5% số hộ, trồng rau màu và cây ăn trái có 9,9% số hộ. Ngoài sản xuất thì kinh doanh một số dịch vụ phụ trợ trong nông nghiệp cũng có 20,8% hộ tham gia.

Bảng 4.18: Ngành nghề SXKD của nông hộ xã Long Thạnh khảo sát năm 2013

Đơn vị: %

Ngành nghề Tỷ lệ

Trồng lúa 82,2

Chăn nuôi 49,5

Trồng rau màu, cây ăn trái 9,9

Kinh doanh 20,8

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế tại xã Long Thạnh

Trong hoạt động SXKD thì các hộ đã không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật để có thể tăng năng suất, đối phó với dịch bệnh hại, cung cấp sản phẩm nông nghiệp chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Vì vậy qua khảo sát cho thấy số hộ có áp dụng những

tiến bộ kỹ thuật trong hoạt động SXKD của mình là khá cao, có đến 70,3% số hộ.

Tuy nhiên, tùy theo từng ngành nghề khác nhau mà những ngành nghề có những đặc điểm khác nhau, mức độ ứng dụng kỹ thuật mới là khác nhau, cũng như nhu cầu nguồn vốn đầu tư của các ngành nghề này là không giống nhau.

+ Đối với trồng lúa thì luôn được sự quan tâm sâu sắc của các ban ngành khuyến nông của địa phương vì đây là loại cây trồng chủ yếu của xã do đó trong từng giai đoạn canh tác của mùa vụ thì các hộ nông dân luôn được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới giúp các hộ sản xuất hiệu quả và thu hồi được vốn. Từ đó, hoạt động sản xuất lúa ngày càng phát triển với tổng diện tích gieo trồng trên địa bàn trong cả năm 2012 là 6.806 ha trong đó phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau như thời tiết, nguồn nước, đất đai mà số vụ gieo trồng của các hộ trong năm là từ 2 đến 3 vụ với tổng diện tích các vụ là khác nhau. Vụ Đông Xuân và Hè Thu được xem là 2 vụ lúa chính trong năm khi có diện tích gieo trồng lớn nhất còn vụ Thu Đông được gieo trồng ít hơn. Do đó, nhu cầu nguồn vốn đầu tư sản xuất lúa của toàn xã tăng cao vào hai vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Đơn vị: ha 2.745 2.877 1.184 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000

Đông Xuân Hè Thu Thu Đông

Nguồn: Phòng thống kê xã Long Thạnh

+ Do dân số dân số của xã ngày càng tăng, diện tích đất sản xuất trung bình trên mỗi hộ ngày càng ít thì chăn nuôi đã góp phần tăng nguồn thu nhập cho các hộ nông dân. Trong chăn nuôi thì các hộ chủ yếu là nuôi heo, gà, vịt và trâu và trong thời gian gần đây nuôi lươn cũng mới phát triển.

Bảng 4.19:Tình hình chăn nuôi của nông hộ xã Long Thạnh thời điểm 10/2012

Vật nuôi Số lượng Heo 5.741 con Trâu 175 con Gà 32.560 con Vịt 68.231 con Diện tích nuôi cá 62 ha

Nguồn: Phòng thống kê xã Long Thạnh

Việc chăn nuôi heo, gà của các hộ chỉ mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ do đó số lượng tổng đàn heo, gà từng thời kỳ có sự biến động, phụ thuộc vào giá bán cũng như giá cả thức ăn đầu vào. Vì vậy, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư không giống nhau tại mỗi thời điểm. Còn đối với vịt thì chủ yếu các hộ chỉ chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng vào mùa nước nổi sau khi thu hạch lúa nhằm giảm chi phí thức ăn do đó lượng vốn cần thiết để đầu tư nuôi vịt chủ yếu là mua con giống và chi phí thức ăn ở giai đoạn đầu. Bên cạnh một số vật nuôi truyền thống thì một số hộ cũng đã nuôi thử nghiệm một số loài mới trong đó nuôi lươn bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế nhưng số lượng nuôi hiện vẫn còn khiêm tốn, đối với heo rừng, nhím và baba cũng có nhiều hộ nuôi tuy nhiên do không tìm được thị trường đầu ra nên các hộ không dám mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng phát triển.

Về nhu cầu nguồn vốn tín dụng để đầu tư những kỹ thuật mới cho chăn nuôi là không nhiều mà chủ yếu là nhu cầu về nguồn vốn để xây dựng chuồng trại kiên cố hơn. Vì ở quy mô hộ gia đình, lợi nhuận không lớn nên trong chăn nuôi các hộ không đầu tư được các hệ thống xử lý chất thải, nước thải do đó nguy cơ dịch bệnh không kiểm soát được điển hình là năm 2012 nhiều hộ chăn nuôi gà, heo bị dịch bệnh, không thu hồi được vốn, mất khả năng trả nợ vay ngân hàng.

+ Trong trồng cây lâu năm và rau màu thì dừa, khóm và khoai là ba loại chủ yếu. Tuy nhiên diện tích trồng của các loại cây trồng này có diện tích nhỏ và đang dần thu hẹp do hiệu quả kinh tế thấp hoặc thiếu thị trường tiêu thụ. Còn mía được trồng trở lại với diện tích tuy nhỏ như đang tăng do nhà mía đường trên địa bàn đã hoạt động lại, nhu cầu mía nguyên liệu tăng. Nhưng nhiều hộ đang gặp khó khăn do thiếu vốn đầu tư.

+ Đối với những hộ kinh doanh các dịch vụ phụ trợ nông nghiệp cũng đang dần có sự thay đổi, các hộ kinh doanh sử dụng ngày càng nhiều hơn những công nghệ, kỹ thuật mới nhất là khâu thu hoạch và sơ chế nông sản để có thể cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng hơn đáp ứng yêu cầu của thị trường. Từ đó, nhu cầu nguồn vốn tín dụng của các hộ kinh doanh cho quá trình chuyển đổi công nghệ là rất lớn.

Thu nhập cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn tín dụng chính thức được vay của nông hộ (Phan Đình Khôi, 2012; Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung, 2010). Tuy nhiên thu nhập lại là yếu tố có ảnh hưởng nghịch chiều với nhu cầu tín dụng chính thức của nông hộ (Nguyễn Quốc Nghi, 2011). Thật vậy, những hộ có thu nhập cao cho thấy họ có công việc SXKD hiệu quả, khả năng trả nợ tốt vì vậy ngân hàng sẽ thích cho vay hơn là đối với những hộ có thu nhập thấp.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn chi nhánh bến nhứt (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)