Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 108 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
108
Dung lượng
1,21 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HỌ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN:
NGÔ BÁ ĐỦ
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Hà Nội - Năm 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Họ và tên tác giả luận văn: Ngô Bá Đủ
Mã học viên: 12055587
Khóa/lớp: QH-2012-E.CH(QLKT 4)
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60340410
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thùy Anh
Cơ quan: Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội
Hà Nội - Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và đảm bảo tính khoa học.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn
Ngô Bá Đủ
LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời
cảm ơn đến TS. Nguyễn Thùy Anh - Ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giáo khoa kinh tế - chính trị,
Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trong và ngoài Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn Cục Tin học và
thống kê tài chính - Bộ Tài chính, Lãnh đạo Sở và các phòng nghiệp vụ của Sở
Tài chính tỉnh Hà Giang, các phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố và
các cơ quan đơn vị đã cung cấp số liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn
thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi đƣợc theo học và hoàn thiện
khóa học này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2015
Tác giả luận văn
Ngô Bá Đủ
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ............................................................ i
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ ..1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4
3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ............................................ 4
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 4
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................... 4
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................. 4
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN ........................................... 5
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................... 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA
HỌC VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ........................................................................ 6
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU. .................................... 6
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG
CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH.................................. 9
1.2.1. CÁC KHÁI NIỆM ....................................................................9
1.2.1.1. Công nghệ thông tin ...................................................................... 9
1.2.1.2. Tài chính. .................................................................................... 24
1.2.1.3. Quản lý tài chính... ...................................................................... 37
1.2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT
VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH. .......................................... 43
1.2.3. ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH. ......................................................................... 43
1.2.3.1. Khái niệm ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính. ...... 43
1.2.3.2. Đặc điểm của ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính.. 44
1.2.3.3. Nội dung của ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính... 45
1.2.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
tài chính ................................................................................................... 46
1.2.4. KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ ........................................... 46
1.2.4.1. Kinh nghiệm ............................................................................... 46
1.2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về nội dung quản lý CNTT. ............ 49
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 50
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP
LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ...................................................... 50
2.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học ................................................ 50
2.1.2. Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học ....................................... 53
2.2. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỤ THỂ 57
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp .............................................. 57
2.2.2. Phƣơng pháp quy nạp và diễn giải ................................................ 58
2.2.3. Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc .................................. 59
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOAHỌC CỦA LUẬN VĂN 63
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu .......................................... 63
2.3.2. Phƣơng pháp xử lý tài liệu, dữ liệu ............................................... 64
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG ........ 66
3.1. MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẶCĐIỂM TỰNHIÊN XÃ HỘI HÀ GIANG 66
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 66
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 68
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngành tài chính ở tỉnh
Hà Giang ................................................................................................. 73
3.2. CHỦ TRƢƠNG CHÍNH SÁCH, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ
GIẢI PHÁP CỦA TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN, ỨNG DỤNG CNTT ........ 82
3.3. NHU CẦU ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG .................................................................. 84
3.4. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG .......................................................... 85
3.4.1. Hạ tầng kỹ thuật phần cứng ........................................................... 85
3.4.2. Triển khai các ứng dụng chính ...................................................... 87
3.4.3. Triển khai các ứng dụng hỗ trợ phục vụ điều hành nội bộ và cải cách
hành chính ................................................................................................ 87
3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG……................................88
3.6. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC ỨD CNTT
VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG
91
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ
GIANG .......................................................................................................... 93
4.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN NĂM
2011-2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.............................................. 93
4.1.1. Mục tiêu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh
Hà Giang giai đoạn năm 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 .............. 93
4.1.2. Định hƣớng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh
Hà Giang giai đoạn năm 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 .............. 93
4.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 20112015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 ....................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 98
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
CNH, HĐH
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT
: Công nghệ thông tin (Information Technology)
CPĐT
: Chính phủ điện tử (E-Government)
CQNN
: Cơ quan nhà nƣớc
CSDL
: Cơ sở dữ liệu (Database)
HTTT
: Hệ thống thông tin
KHCN
: Khoa học và Công nghệ
KT-XH
: Kinh tế - xã hội
NSNN
: Ngân sách nhà nƣớc
PCI
: Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index)
TCNN
: Tài chính Nhà nƣớc
TTTT
: Thông tin và Truyền thông
UBND
: Ủy ban nhân dân
XHCN
: Xã hội chủ nghĩa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Trƣớc đây, khi đề cập đến các nguồn tài nguyên cho phát triển, ngƣời ta
thƣờng cho rằng đó là các yếu tố nằm trong bốn chữ M của tiếng Anh là: Men,
Machines, Material và Money (nghĩa là con ngƣời, máy móc, vật liệu và vốn).
Thế nhƣng, trong thời đại ngày nay, khi nói đến tài nguyên phát triển, không
thể không nhắc đến yếu tố thứ năm rất quan trọng đó là thông tin (Information).
Sự xuất hiện của yếu tố thứ năm là thông tin đã tạo ra sự thay đổi lớn mang tính
cách mạng về phƣơng thức làm việc và mô hình phát triển trong thế giới công
nghiệp hóa với yếu tố dẫn đầu là kinh tế tri thức. Khi thông tin đã thực sự trở
thành một lực lƣợng sản xuất vật chất quan trọng đƣợc thừa nhận ở tất cả các
quốc gia, đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong các hoạt động kinh tế - xã hội thì
bƣớc chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin sẽ là tất yếu.
Cuộc cách mạng về công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra trên quy mô
toàn cầu và ngày càng đi vào chiều sâu, không loại trừ bất cứ một quốc gia nào.
Nó đã và đang tạo ra một bối cảnh cho sự ra đời của những cái mới. Bởi cuộc
cách mạng thông tin đang trên đƣờng tiến tới, đó không chỉ là cuộc cách mạng
về công nghệ, về máy móc, về kỹ thuật, về phần giá trị tăng thêm hay tốc độ,
mà trƣớc hết đó là cuộc cách mạng về quan niệm, về đổi mới tƣ duy.
Ngày nay, CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự
phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác nó có tác dụng làm biến
đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Áp dụng
những tiến bộ khoa học, thành tựu về CNTT trong phát triển kinh tế - xã hội,
khai thác triệt để các tiềm lực, đổi mới nền sản xuất là cấp thiết đối với những
quốc gia đang phát triển khi bƣớc vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ở Việt Nam, ngay từ thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nƣớc,
Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng vận dụng CNTT trong một số lĩnh vực;
Khi bƣớc sang thời kỳ đổi mới, chủ trƣơng ứng dụng CNTT đã đƣợc nhấn
mạnh và cụ thể hóa trong nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ nhƣ: Nghị
quyết số 26-NQ/TW ngày 30/3/1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công
1
nghệ trong sự nghiệp đổi mới; Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành
Trung ƣơng khóa VII về ƣu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến,
trong đó có CNTT. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX nhấn
mạnh về phát triển mạnh và nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ: thƣơng
mại, kể cả thƣơng mại điện tử, các loại hình vận tải, bƣu chính viễn thông..
sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nền
kinh tế và đời sống xã hội. Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ
Chính trị khóa IX xác định rõ "ứng dụng và phát triển CNTT ở nƣớc ta nhằm
góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc,
thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế,
tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho
quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực
hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [14, tr.7].
Chính phủ Việt Nam đã ký hiệp định khung E-Asian vào ngày 24/11/2000
với mục tiêu chính là: xây dựng chính phủ điện tử, thƣơng mại điện tử và cộng
đồng điện tử, có nghĩa là chúng ta đã cam kết đồng thuận triển khai các hoạt
động của hiệp định, từng bƣớc xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thực hiện mô hình
chính phủ điện tử, thƣơng mại điện tử, cộng đồng điện tử ở Việt Nam. Một khi
chính phủ điện tử, thƣơng mại điện tử, cộng đồng điện tử đƣợc vận hành có
hiệu quả, các thao tác kỹ thuật đƣợc chuẩn hóa và thực hiện nhanh chóng, thì
mức độ chi phối của yếu tố chủ quan của con ngƣời vào nhiều khâu của quá
trình quản lý sẽ đƣợc giảm đáng kể. Cộng đồng điện tử, thƣơng mại điện tử sẽ
đảm bảo phát triển nhanh một xã hội tri thức, thu hẹp sự khác biệt về kỹ thuật
số, sự thông thoáng và hiệu quả khi ngƣời dân đƣợc tiếp cận với hệ thống hành
chính, luật pháp và thông tin hiện đại trong nhiều lĩnh vực.
Ngành Tài chính là nơi nắm giữ "ngân khố" của Quốc gia, có vai trò vị trí
đặc biệt quan trọng trong quá trình tham mƣu phục vụ quản lý và điều hành.
Cũng nhƣ các ngành, lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc khác ở địa phƣơng
trong điều kiện đổi mới, ngành tài chính tỉnh Hà Giang chủ trƣơng tiếp tục nâng
2
cao năng lực quản lý, ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính và cải
cách thủ tục hành chính. Trong công tác cải cách thủ tục hành chính, việc niêm
yết công khai các thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của cơ quan
hành chính nhà nƣớc, triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và ứng
dụng CNTT vào hoạt động quản lý là một trong những vấn đề đƣợc ngƣời dân,
doanh nghiệp và nhà đầu tƣ rất quan tâm khi tìm kiếm cơ hội đầu tƣ. Ứng dụng
CNTT và vận hành có hiệu quả chính phủ điện tử, thực hiện tốt các dịch vụ
công trực tuyến giúp cho việc giải quyết nhanh chóng các nhu cầu của doanh
nghiệp, đặc biệt là phục vụ tốt công tác quản lý của ngành tài chính và đảm bảo
an ninh tài chính ở địa phƣơng.
Tuy nhiên mặt bằng ứng dụng CNTT của ngành tài chính ở tỉnh Hà Giang
hiện nay chƣa đáp ứng kịp yêu cầu của công tác quản lý, còn nhiều hạn chế so
với các ngành, lĩnh vực quản lý khác; Vai trò động lực và tiềm năng to lớn của
CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính chƣa đƣợc phát huy mạnh mẽ, nguồn
nhân lực CNTT chƣa đƣợc phát triển kịp thời cả về số lƣợng và chất lƣợng, các
ứng dụng CNTT chƣa đáp ứng về số lƣợng và chất lƣợng, đầu tƣ cho CNTT
chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, công tác quản lý đôi lúc còn hình thức và hiệu
quả chƣa cao.
Thực tế có nhiều loại yếu tố tác động ảnh hƣởng, nhiều nguyên nhân chủ
quan và khách quan dẫn đến thực trạng trên. Do đó đòi hỏi phải có những công
trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dƣới góc độ lý luận và góc độ thực tiễn.
Đề tài "Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang" đã
đƣợc tác giả chọn làm luận văn thạc sĩ, nhằm góp phần hệ thống hóa cơ sở lý
luận, rút ra những điểm quan trọng và đẩy mạnh Ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang.
3
2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh
Hà Giang hiện nay nhƣ thế nào ?
- Làm thế nào để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài
chính ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới ?
3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh
Hà Giang; Từ đó đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào
công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc mục tiêu của đề tài, luận văn xác định các nhiệm vụ gồm:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT trong
công tác quản lý tài chính.
- Đánh giá thực trạng và những yếu tố tác động đến ứng dụng CNTT vào
công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ công tác
quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quá trình ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính ở các cơ
quan trong ngành tài chính tỉnh Hà Giang, gồm Sở Tài chính và các Phòng Tài
chính - kế hoạch huyện, thành phố.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu hoạt động ứng dụng CNTT của các cơ
quan trong ngành tài chính tỉnh Hà Giang, gồm Sở Tài chính và các Phòng Tài
chính - kế hoạch huyện, thành phố từ năm 2004 đến nay.
Luận văn không nghiên cứu về phát triển công nghiệp CNTT, thị trƣờng,
kinh doanh sản phẩm CNTT và các giải pháp liên quan đến kỹ thuật CNTT.
4
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu hoàn thiện và đẩy
mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính góp phần thúc đẩy sự
nghiệp phát triển KT-XH ở tỉnh Hà Giang.
Luận văn đƣa ra các khuyến nghị với Lãnh đạo và công chức viên chức
trong ngành tài chính tỉnh Hà Giang trong việc nhận thức đầy đủ cở sở lý luận
gắn với thực tiễn để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính
nói riêng, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nƣớc nói chung theo
mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, nhà nƣớc ta hiện nay.
Luận văn là tài liệu cơ sở khoa học giúp cho các tổ chức, cá nhân quan
tâm đến lĩnh vực ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính có thể tham
khảo, tiếp tục nghiên cứu áp dụng tại các địa phƣơng khác.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm có phần mở đầu, phần kết luận và các chƣơng:
- Phần mở đầu
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở khoa học về việc
ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính.
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý tài chính ở tỉnh Hà Giang.
- Chƣơng 4: Giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang.
- Kết luận.
5
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, vai trò của CNTT ngày càng đƣợc nâng cao và
chiếm vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, đặc biệt là phục vụ phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội. Công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý
của Nhà nƣớc đƣợc đặc biệt quan tâm, các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc cấp Trung
ƣơng và ở Địa phƣơng đều có những chƣơng trình ứng dụng CNTT riêng cho
mình. Công tác nghiên cứu giảng dạy và ứng dụng CNTT đƣợc các nhà khoa
học vào cuộc đã thúc đẩy phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều thành tựu,
tiến bộ khoa học.
Có nhiều tác phẩm viết về vai trò của CNTT trong đời sống và trong công
tác ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính nhƣ:
- Bài phát biểu của Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị
Diễn đàn cấp cao CNTT - Truyền thông Việt Nam lần thứ 3 năm 2013. Thủ
tƣớng khẳng định: Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trƣơng, chính
sách, biện pháp thích hợp về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, trong đó xác định CNTT là
một trong các động lực quan trọng nhất của phát triển, góp phần làm biến đổi
sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc.
- Bài phát biểu của Thứ trƣởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà tại hội nghị
Hội thảo triển lãm Việt Nam Finance 2014 trong tháng 9/2014. Thứ trƣởng Bộ
Tài chính Trần Xuân Hà cho biết: Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và
định hƣớng cải cách nền tài chính công theo chiến lƣợc tài chính đến năm 2020,
công tác ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính cần phải tiếp tục đƣợc đẩy
mạnh để phát huy hiệu quả các hệ thống CNTT hiện có, hỗ trợ cải thiện môi
trƣờng kinh doanh cũng nhƣ thúc đẩy cải cách hành chính trong lĩnh vực tài
6
chính. Việc triển khai các hệ thống CNTT mới cũng đồng thời phải đảm bảo
đƣợc tính kết nối, tính đồng bộ giữa quá trình cải cách thể chế, đƣa CNTT trở
thành công cụ quan trọng để hiện thực hóa các định hƣớng về cải cách nền tài
chính công. Thứ trƣởng nhấn mạnh: Việc triển khai xây dựng Hệ thống thông
tin quản lý Tài chính Chính phủ (GFMIS) đã đƣợc xác định là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm về phát triển CNTT của Ngành Tài chính trong hai năm tới.
Định hƣớng và lộ trình thực hiện GFMIS cũng đã đƣợc xác định trong Chƣơng
trình hành động của ngành Tài chính triển khai thực hiện Chiến lƣợc tài chính
đến năm 2020. Thứ trƣởng Trần Xuân Hà đề nghị Hội thảo triển lãm Tài chính
Việt Nam 2014, cần tập trung làm rõ về 3 vấn đề cơ bản: Thứ nhất, có đánh giá
đầy đủ, toàn diện về những vấn đề đang đặt ra đối với việc xây dựng Hệ thống
GFMIS ở Việt Nam, chỉ ra đƣợc những yêu cầu mà Hệ thống GFMIS cần
hƣớng tới để từ đó có thể góp phần thực hiện có hiệu quả các định hƣớng cải
cách thể chế tài chính công đến năm 2020, đặc biệt là trong việc nâng cao hiệu
quả, hiệu lực về quản lý tài chính công; đẩy mạnh cải cách hành chính trong
lĩnh vực tài chính; tăng cƣờng minh bạch và công khai; Thứ hai, thảo luận, làm
rõ các xu thế ứng dụng CNTT, kinh nghiệm các nƣớc trong việc hoàn thiện
phƣơng thức, cách thức xây dựng và triển khai GFMIS, đặc biệt là về mô hình,
lộ trình và điều kiện tổ chức thực hiện; Thứ ba, các giải pháp, chính sách để
đảm bảo sự thành công trong quá trình xây dựng và triển khai GFMIS ở Việt
Nam, đặc biệt là những giải pháp để phát huy đƣợc hiệu quả của GFMIS trong
tiến trình cải cách nền tài chính công của Việt Nam, trong đó có cả những giải
pháp về chính sách và lộ trình triển khai hệ thống GFMIS có ảnh hƣởng rất lớn
đến công tác triển khai ứng dụng CNTT ngành tài chính ở tỉnh Hà Giang.
- Đề tài khoa học cấp bộ về CNTT phục vụ QLNN và Quản lý nhà nƣớc
về CNTT (2003) của tác giả TS. Nguyễn Khắc Khoa nghiên cứu về: CNTT và
tác động của CNTT trong thời đại mới; CNTT phục vụ QLNN và Quản lý nhà
nƣớc về thông tin và CNTT.
- Bài viết về vai trò của CNTT của Tác giả Th.s Phạm Thị Nhƣ Quỳnh
viết về vai trò và tầm quan trọng của CNTT đối với mọi lĩnh vực của đời sống
7
xã hội. [http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx? _Article_ID=373]
đã xuất bản trên trang thông tin điện tử của trƣờng chính trị tỉnh Nghệ An.
- Đặng Hữu (2001), Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, NXB Chính trị Quốc gia.
- Đổi mới công tác thông tin phục vụ quản lý kinh tế của Chính phủ trong
giai đoạn hiện nay (2001), Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý của Nguyễn
Văn Hứa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Ứng dụng CNTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc,
Thực trạng và giải pháp (2006), luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý của
Nguyễn Bá Hiến, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2001-2005 (Đề
án 112), liên quan trực tiếp đến việc ứng dụng CNTT trong quản lý của Nhà
nƣớc. Tuy nhiên, đề án này đã không đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.
- Đề án tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2001-2005
(Đề án 47) và Đề án tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn
2006-2010 (Đề án 06).
- Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý chính quyền của tỉnh
An Giang (2008), luận văn thạc sĩ của Phùng Đình Dụng, Đại học An Giang.
Các tác phẩm trên nghiên cứu về CNTT dƣới các góc độ khác nhau. Song
chủ yếu nghiên cứu về CNTT nói chung, vai trò đối với phát triển xã hội nói
riêng và các giải pháp để ứng dụng CNTT phục vụ phát triển KT-XH.
Đối với ngành tài chính ở tỉnh Hà Giang đã thực hiện một vài nghiên cứu
về ứng dụng CNTT nhƣ: Nghiên cứu xây dựng Dự án ứng dụng CNTT vào
công tác quản lý tài chính tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005-2010 của nhóm tác giả
thuộc Cục Tin học và thống kê tài chính, Bộ Tài chính.
Mặc dù có rất nhiều tài liệu, tác phẩm nghiên cứu về CNTT nói chung,
ứng dụng CNTT nói riêng song vấn đề ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
tài chính ở tỉnh Hà Giang vẫn còn là rất mới kể cả về mặt lý thuyết đến thực
tiễn cần đƣợc triển khai.
Tất cả các tài liệu nghiên cứu, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà
8
nƣớc cũng nhƣ các chƣơng trình, kế hoạch, đề án trên chƣa nghiên cứu về vấn
đề làm thế nào để hoàn thiện và tăng cƣờng công tác ứng dụng CNTT vào công
tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang và chƣa trả lời đƣợc các câu hỏi:
- Thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh
Hà Giang hiện nay nhƣ thế nào ?
- Làm thế nào để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài
chính ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới ?
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG
CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
1.2.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.2.1.1. Công nghệ thông tin
- Khái niệm về công nghệ thông tin
CNTT (Information Technology) đƣợc hình thành từ Khoa học máy tính
(Computer Science). Đây là một khái niệm khá rộng, nó bao hàm bên trong
nhiều khái niệm khác nhau. Ta có thể chia sự hình thành khái niệm CNTT
thành 3 giai đoạn phát triển:
+ Giai đoạn 1 (1943-1980): Từ khi máy tính điện tử đầu tiên ra đời cho
đến trƣớc khi máy tính cá nhân (Personal Computer - PC) xuất hiện. Giai đoạn
này, ngành khoa học máy tính có đối tƣợng nghiên cứu là máy tính điện tử, các
ngôn ngữ lập trình và các thuật toán xử lý; Nhiệm vụ chỉ tập trung vào giải
quyết các vấn đề mang tính “toán học”.
+ Giai đoạn 2 (1981-1989): Đây là giai đoạn máy tính cá nhân có giao
diện đồ họa xuất hiện và đƣợc phổ biến trong xã hội. Cùng với sự phát triển của
các ngành khoa học kỹ thuật khác, máy tính khả năng lƣu trữ và xử lý của máy
tính ngày càng tăng. Đặc biệt, sự phát triển của mạng máy tính và kỹ thuật số
đã bƣớc đầu xóa bỏ rào cản “không gian” giữa các máy tính, đƣa khoa học máy
tính lên một tầm cao mới. Một bộ phận của khoa học máy tính đã phát triển
thành Tin học (Informatics), với đối tƣợng nghiên cứu là thông tin và sử dụng
công cụ chủ yếu là máy tính điện tử. Nhiệm vụ của Tin học lúc này là nghiên
cứu việc lƣu trữ và xử lý thông tin một cách tự động.
9
+ Giai đoạn 3 (cuối năm 1989 đến nay): Sự phát triển của các công nghệ
về máy tính, mạng máy tính và các phần mềm ứng dụng đã đạt đến đỉnh cao.
Cùng với sự hình thành và phát triển của hệ thống mạng máy tính dùng chung
cho toàn thế giới (Internet), khả năng ứng dụng của máy tính và mạng máy tính
đã gần nhƣ không có giới hạn. Chúng đã trở thành phƣơng tiện, công cụ không
thể thiếu của các hệ thống thông tin, hệ thống tổ chức. CNTT đã ra đời với tƣ
cách là một ngành khoa học ứng dụng hiện đại.
Việc chia các giai đoạn trên chỉ mang tính tƣơng đối. Bởi lẽ, quá trình
phát triển từ khoa học máy tính lên Tin học, rồi thành CNTT là một quá trình
phát triển khá phức tạp, liên quan trực tiếp đến sự phát triển của nhiều ngành,
lĩnh vực khác nhau.
Cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh cãi về mối quan hệ giữa khoa học máy
tính, Tin học và CNTT. Vì vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về CNTT. Một
số khái niệm CNTT phổ biến hiện nay nhƣ:
+ Theo UNESCO, CNTT bao gồm việc sử dụng ứng dụng máy tính,
công nghệ viễn thông, tin học trong việc truy cập, cung cấp thông tin riêng và
chung. Nó cho phép mọi ngƣời giao tiếp, trao đổi thông tin giới hạn trong
không gian số, làm việc tại văn phòng ảo và thiết lập một xã hội tri thức.
+ Theo Hiệp hội CNTT của Mỹ (ITAA), CNTT là việc nghiên cứu, thiết
kế, phát triển, triển khai thực hiện, hỗ trợ hoặc quản lý các hệ thống thông tin
điện tử, chủ yếu là các phần mềm máy tính và phần cứng máy tính. CNTT bao
hàm việc sử dụng các máy tính điện tử và phần mềm máy tính để chuyển đổi,
lƣu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và nhận nhận thông tin an toàn.
+ Theo giáo sƣ Phan Đình Diệu, CNTT là ngành công nghệ về xử lý
thông tin bằng các phƣơng tiện máy tính điện tử, trong đó nội dung xử lý thông
tin bao gồm các khâu cơ bản nhƣ thu thập, lƣu trữ, chế biến và truyền nhận
thông tin.
+ Theo Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị, CNTT là thuật ngữ dùng để
chỉ các ngành khoa học và công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình
xứ 1ý thông tin. Theo quan niệm này thì CNTT là hệ thống các phƣơng pháp
10
khoa học, công nghệ, phƣơng tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính,
mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lƣu trữ, truyền
dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực
hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá... của con ngƣời. [14, tr.5]
+ Theo Luật CNTT (2006), CNTT là tập hợp các phƣơng pháp khoa học,
công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đƣa, thu thập, xử lý,
lƣu trữ và trao đổi thông tin số. [15, tr.2]
Nhìn chung, các quan điểm còn lại cũng đều đồng ý rằng CNTT là ngành
nghiên cứu, sản xuất phần mềm và phần cứng máy tính, đồng thời cũng là
ngành khoa học và công nghệ về thông tin và xử lý thông tin, sử dụng công cụ,
phƣơng tiện chủ yếu là máy tính điện tử. Riêng khái niệm về CNTT của Luật
CNTT cần sử dụng thuật ngữ “thông tin” thay cho “thông tin số”. Bởi lẽ, thông
tin số là chỉ là một dạng biểu diễn thông tin đƣợc xử lý và lƣu trữ bằng các
phƣơng pháp số, hay còn đƣợc gọi là dữ liệu (data). Trong khi, một quy trình
xử lý thông tin của CNTT bao gồm: đầu vào là thông tin, xử lý thông tin (số) và
đầu ra là thông tin hoặc tri thức.
Có thể nói khái niệm về CNTT của Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị
đƣa ra là hoàn chỉnh nhất và phù hợp với mục đích nghiên cứu của Luận văn.
Vì vậy, thuật ngữ CNTT trong Luận văn sẽ đƣợc hiểu theo quan điểm này.
Điểm cần lƣu ý là CNTT bao gồm cả Ngành công nghệ, công nghiệp CNTT và
việc ứng dụng CNTT (thƣờng gắn liền với một hệ thống tổ chức hay hệ thống
thông tin nào đó). Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn sẽ tập trung vào nội
dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN.
- Đặc điểm của công nghệ thông tin
+ CNTT là ngành công nghệ mũi nhọn
Công nghệ mũi nhọn ở đây đƣợc hiểu là cái chóp của một kim tự tháp, có
nghĩa là nó là ngành công nghệ đƣợc xây dựng trên thành quả của nhiều công
nghệ khác và của những lý thuyết khoa học hiện đại. Do vậy, muốn xây dựng
và phát triển một công nghệ mũi nhọn hoàn chỉnh phải phát triển từng bƣớc và
phải lựa chọn thế đứng riêng của mình. Mặt khác, đặc điểm của công nghệ mũi
11
nhọn là luôn luôn nặng về tri thức, đó cũng là đặc điểm của CNTT. Vì vậy, để
phát triển CNTT luôn cần nguồn nhân lực có trình độ cao.
+ CNTT là ngành có tốc độ phát triển và phổ biến nhanh nhất
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, chƣa có ngành khoa học, công
nghệ nào có tốc độ phát triển và phổ biến nhanh nhƣ CNTT. Có thể hình dung
sự phát triển của CNTT qua định luật Moore, biểu tƣợng năng lực và sự phát
triển. Theo định luật Moore, khả năng tính toán của một bộ vi xử lý điện tử cứ
sau 18 tháng lại tăng lên gấp đôi, trong khi giá cố định (hoặc thấp hơn). Điều
này là cơ sở để giải thích cho việc thay đổi nhanh chóng trong ngành công
nghiệp máy tính. Hiện nay, định luật này đã đƣợc sửa lại là với thời gian là 24
tháng và hãng Intel vẫn đang tiếp tục duy trì định luật này. Theo dự đoán của
các chuyên gia định luật Moore vẫn còn đúng trong 1-2 thập kỉ nữa.
Thật vậy, kể từ khi máy tính cá nhân đầu tiên xuất hiện (1980) đến nay
đã có khoảng 2 tỉ máy tính đang đƣợc sử dụng trên toàn thế giới. Hãng IDG dự
báo năm 2014 có hơn 2 tỉ ngƣời - sẽ sử dụng Internet thƣờng xuyên, tƣơng
đƣơng với 35% dân số thế giới.
Theo hãng Microsotf, trong 34 năm qua (1980-2014), ngành công nghiệp
IT đã trải qua nhiều cuộc cách mạng. Đầu tiên là sự xuất hiện của máy tính bình
dân, kế đến là sự phát triển của giao diện ngƣời dùng đồ họa, sự nổi lên của
Internet, Web 2.0 và tác động rõ nhất là mạng tƣơng tác xã hội, các vấn đề xã
hội toàn cầu và cá nhân hóa.
Dƣới sự phát triển nhƣ vũ bão của CNTT, thay đổi liên tục. Vì vậy, đối
với các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần lƣu ý khi lựa chọn các
giải pháp về công nghệ. Nếu không, việc đầu tƣ hay định hƣớng sai công nghệ
sẽ ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả đầu tƣ và gây lãng phí lớn.
+ CNTT là ngành khoa học có thể ứng dụng cho mọi lĩnh vực
Giới hạn của những công nghệ khác thƣờng là không có khả năng kết
hợp nhiều loại thông tin, phƣơng tiện với nhau. Ví dụ nhƣ với điện thoại chỉ có
thể gởi và nhận âm thanh, vô tuyến truyền hình thì chỉ có nhận hình ảnh, âm
thanh nhƣng không thể phản hồi, tƣơng tác. Với khả năng số hóa thông tin, xử
12
lý và tái tạo thông tin, CNTT trở thành công cụ, phƣơng tiện cho các công nghệ
khác. CNTT có thể tham gia trực tiếp vào trong quá trình sản xuất của các lĩnh
vực nhƣ: công nghiệp, nông nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, hoặc tham gia vào
hoạt động quản lý, điều hành của các hệ thống thông tin, hệ thống lãnh đạo,
CNTT còn tạo ra nhiều ngành nghề kinh tế mới, làm thay đổi sâu sắc các ngành
công nghiệp hiện tại, tăng khả năng cạnh tranh của các ngành nghề thông qua
hệ thống thƣơng mại điện tử, dịch vụ truyền thông đa phƣơng tiện.
Ngày nay, CNTT vẫn đang tiếp tục phát triển và phổ biến ở mọi nơi, mọi
lĩnh vực, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, xã hội, phong cách sống, học tập và làm việc của con ngƣời.
+ CNTT là một công nghệ có nhiều tầng lớp
Trong CNTT, nếu tính từ ngƣời sử dụng (ngƣời dùng đầu cuối) đến khâu
sản xuất các thiết bị, vi mạch, ta sẽ thấy bên trong có nhiều tầng lớp và lớp trên
đƣợc xây dựng dựa trên các lớp phía dƣới, chúng có mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau về công nghệ. Càng lên cao, số lƣợng công nghệ có xu hƣớng càng tăng,
sự phát triển của công nghệ của lớp này cũng thúc đẩy sự phát triển các công
nghệ tƣơng ứng ở lớp khác và ngƣợc lại.
Có thể chia CNTT thành các tầng lớp theo sơ đồ sau:
Ứng dụng tích hợp
Ứng dụng cơ bản
Phát triển ứng dụng
Hệ thống
Thiết bị
Vi xử lý
Hình 1.1: Sơ đồ về sự phân tầng của CNTT.[Hà Dƣơng Tuấn (2005),
“Toàn cầu hóa công nghệ thông tin và xuất khẩu phần mềm”, Thời đại mới số
6, http://www.tapchithoidai.org/TD6_ HaDuongTuan.pdf]
13
(1) Lớp ứng dụng tích hợp, đây là lớp trên cùng gồm các ứng dụng đƣợc
phát triển riêng cho từng cơ quan, xí nghiệp nào đó. Các ứng dụng này do đơn
vị sử dụng tự phát triển hoặc đặt gia công bên ngoài. Chúng đƣợc phát triển dựa
trên một hệ quản trị CSDL nào đó (MySQL, PosgreSQL, Oracle, SQL Server,
DB2, …), thƣờng hoạt động qua mạng và có xu hƣớng phát triển theo dạng tích
hợp, dùng chung cho cả hệ thống.
(2) Lớp ứng dụng cơ bản, là lớp đa dạng và phổ biến nhất hiện nay. Bao
gồm các ứng dụng ở mức đơn giản, tổng quát để xử lý văn bản (OpenOffice,
Microsoft Office, …) hoặc tính toán và quản lý đơn giản (SPSS, Microsoft
Project, …); và cao hơn là các ứng dụng chuyên dùng dành riêng cho một lĩnh
vực nào đó nhƣ tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học (SPSS,
MathType, Matlab…)
(3) Lớp phát triển ứng dụng, các ứng dụng của lớp này thƣờng đƣợc
dùng bởi các chuyên gia về phần mềm sử dụng để phát triển các ứng dụng của
hai lớp trên, mục tiêu là hƣớng về ngƣời dùng đầu cuối. Bao gồm các ngôn ngữ
lập trình (C, java, Visual Basic, C#, php, …), các hệ quản trị CSDL.
(4) Lớp ứng dụng hệ thống, là những chƣơng trình, ứng dụng đặc biệt
cho các ứng dụng của lớp trên có thể hoạt động hoặc giao tiếp với thiết bị phần
cứng. Chủ yếu là hệ điều hành và hệ điều hành mạng (Microsoft Windows,
Unix, Linux, Mac, Netware, ...). Đây thƣờng là các ứng dụng độc quyền (trừ
các sản phẩm từ Linux), chúng có tầm ảnh hƣởng sâu rộng đến các tầng bên
trên, đồng thời cũng quan hệ chặt chẽ về mặt công nghệ với các tầng bên dƣới.
(5) Lớp thiết bị phần cứng, có thể coi nhƣ bao gồm tất cả các hệ máy và
mạng đang hoạt động trên thế giới. Việc sản xuất các máy này bắt đầu từ: làm
ra các bản mạch, rồi lắp ráp các linh kiện điện tử với phần điện, cơ khí, các
thiết bị ngoại vi, ... để trở thành một máy tính hoàn hảo, hay một bộ phận của
một thiết bị công nghiệp hay một sản phẩm tiêu dùng.
(6) Lớp vi xử lý, đây là lớp cuối cùng chính là việc sản xuất các linh kiện
điện tử, các chíp vi xử lý. Hiện nay, chỉ có Mỹ, Nhật và châu Âu là có công
nghệ hoàn chỉnh tạo ra các sản phẩm của lớp này.
14
Thông thƣờng, khi xét đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, ngƣời ta
thƣờng tập trung xét ở 2 lớp trên cùng. Để đơn giản, ta có thể chia mức độ ứng
dụng CNTT thành 4 cấp độ tăng dần theo thứ tự sau: (1) ứng dụng mức cơ bản,
(2) ứng dụng mức chuyên dùng trong lĩnh vực (3) ứng dụng mức có sử dụng hệ
quản trị CSDL và (4) ứng dụng tích hợp cho cả hệ thống.
Do công nghệ của các tầng lớp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi
lựa chọn công nghệ ứng dụng cần lƣu ý các điều kiện sẵn có và xu hƣớng công
nghệ của các tầng có liên quan.
- Khả năng số hóa thông tin, tổ chức, lƣu trữ thông tin trên diện tích nhỏ;
truy xuất và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác
Đây là một đặc trƣng của máy tính điện tử nói riêng và CNTT nói chung.
Có thể hiểu số hóa thông tin là khả năng biểu diễn thông tin dƣới dạng số 0 và
1, và lƣu lại trên các thiết bị lƣu trữ của máy tính. Các thông tin đƣợc lƣu trữ
dƣới dạng này gọi là thông tin số. Ƣu điểm của thông tin số chính là có thể mô
tả chính xác thông tin, truy xuất nhanh và lƣu trữ đƣợc trên diện tích nhỏ.
Ngày nay, khả năng lƣu trữ và tốc độ xử lý thông tin của các thiết bị
CNTT ngày càng tăng, trong khi kích thƣớc của thiết bị ngày càng nhỏ. Khả
năng lƣu trữ của các thiết bị lƣu trữ đã lên đến TB (TegaByte) và tốc độ tính
toán đã đạt hàng tỉ phép tính trên giây. Có thể đơn cử vài ví dụ sau:
Giả sử một trang giấy A4 có 40 dòng, một dòng 80 ký tự thì một quyển
sách 100 trang A4 khi lƣu trữ sẽ chiếm khoảng 625 KB (KiloByte) hoặc một
tấm ảnh số trung bình sẽ chiếm khoảng 1 MB (MegaByte). Nhƣ vậy, một ổ
cứng 1TB (1TB = 1x1024GB = 1x1024x1024MB = 1x1024x1024x1024 KB)
kích thƣớc bằng ½ quyển sách, ta có thể lƣu trữ trên 1,7 triệu quyển sách hoặc
trên 1,04 triệu tấm ảnh;
Và chỉ mất vài giây, thậm chí là vài mili giây, chúng ta đã có thể truy
xuất hay xử lý các thông tin số trên. Bởi lẽ, hàng tỉ phép tính trên giây chính là
tốc độ tính toán của các máy tính ngày nay; Còn 1 triệu tỉ phép tính trên giây
chính là tốc độ của siêu máy tính Roadruner của hãng IBM. Chỉ 1 ngày làm
15
việc của máy tính này đã bằng 6 tỉ ngƣời sử dụng máy tính 24 giờ mỗi ngày
trong suốt 365 ngày mỗi năm và liên tục 46 năm.
Nếu bỏ qua khả năng trao đổi và xử lý thông tin tự động thì ứng dụng
CNTT cũng đã giúp con ngƣời tiết kiệm đƣợc rất nhiều thời gian trong tính
toán, tìm kiếm thông tin và không gian lƣu trữ thông tin mà không công nghệ
nào có thể thay thế đƣợc.
Một kết quả nghiên cứu trong năm 2006 của IDC, khối lƣợng thông tin
đã đƣợc số hóa của các bức ảnh, phim, thƣ điện tử, trang web, tin nhắn trực
tuyến, cuộc gọi điện đàm, cùng với các nội dung số khác trên khắp hành tinh là
161 ExaBytes (khoảng 161 tỉ GigaByte); tƣơng đƣơng với 12 chồng sách đều
có chiều dài bằng khoảng cách từ trái đất tới mặt trời, hoặc gấp 3 triệu lần số
lƣợng thông tin trong tất cả các cuốn sách đã đƣợc in ra. Để lƣu trữ 161
exabyte, chỉ cần có hơn 2 tỉ chiếc iPod trên thị trƣờng. Trƣớc đó, một cuộc
nghiên cứu tƣơng tự đã đƣợc những nhà khoa học của ĐH Berkeley (Mỹ) tiến
hành vào năm 2003 cho thấy tổng số lƣợng thông tin của thế giới sản xuất ra
khi đó mới chỉ có 5 ExaByte.
Trong xu thế của sự phát triển, số hóa thông tin cũng là một tất yếu, là cơ
sở cho việc tái tạo, phổ biến thông tin và tri thức. Ứng dụng CNTT càng nhanh,
càng hiệu quả thì lƣợng thông tin đƣợc số hóa cũng tăng theo tƣơng ứng. Trong
thực tiễn, lƣợng hóa thông tin số có thể coi là một trong các tiêu chí cho việc
đánh giá mức độ hiệu quả của một dự án CNTT nhƣng thƣờng bị bỏ qua.
+ Đầu vào là thông tin, đầu ra là thông tin hoặc tri thức.
Nhƣ đã trình bày phần khái niệm, thông tin chính là đối tƣợng xử lý chủ
yếu của CNTT. Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của
cách mạng khoa học và công nghệ, hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm không
còn là công việc của riêng ngƣời lao động, mà của cả một bộ phận ngày càng
tăng lên những ngƣời trực tiếp quản lý quá trình sản xuất, những kỹ sƣ, những
nhà công nghệ. Các sản phẩm đƣợc tạo ra từ CNTT có hàm lƣợng trí tuệ cao
ngày càng tăng. Trong lĩnh vực phần mềm của CNTT, sản phẩm tạo ra có hàm
16
lƣợng giá trị do trí tuệ kết tinh bên trong sản phẩm có thể đạt tới 80 - 90% tổng
giá trị sản phẩm.
- Vai trò của công nghệ thông tin
Từ những năm 80 của thế kỉ XX, các nƣớc phát triển đã bắt đầu bƣớc vào
một nền văn minh mới đƣợc gọi là Văn minh tri thức (hay Văn minh thông tin),
lấy tri thức làm nguồn lực phát triển, khoa học kỹ thuật là lực lƣợng sản xuất
trực tiếp. Các nƣớc sớm bƣớc vào nền Văn minh tri thức đã xác định bốn trụ
cột của nền văn minh này đó là: CNTT, công nghệ nguyên liệu mới, công nghệ
năng lƣợng mới và công nghệ sinh học. Trong đó, CNTT đƣợc xác định là nhân
tố quan trọng nhất cho sự phát triển và tạo dựng nền Văn minh tri thức. CNTT
đóng vai trò là công nghệ chìa khoá trong hệ thống các công nghệ khác, vừa là
tác nhân gắn kết các công nghệ lại với nhau, vừa là động lực phát triển chúng.
Đối với các nƣớc đang phát triển, nền Văn minh tri thức tạo ra những cơ
hội mới nhƣng đồng thời cũng có những thách thức không nhỏ. Các nƣớc đang
phát triển đã nhận định rằng, khoảng cách phát triển chính là do khoảng cách về
tri thức, rút ngắn đƣợc khoảng cách về tri thức sẽ rút ngắn đƣợc khoảng cách về
phát triển. Vì vậy, nhiều nƣớc đã đề ra chiến lƣợc đi tắt vào nền Văn minh tri
thức, lấy ứng dụng và phát triển CNTT làm giải pháp hàng đầu để rút ngắn
khoảng cách với các nƣớc phát triển, tăng tính cạnh tranh của quốc gia trƣớc sự
hội nhập kinh tế.
Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ chính trị đã nêu rõ, ứng dụng và phát triển
CNTT ở nƣớc ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh
thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại
hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,
hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả
năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH.
17
- Vai trò của CNTT đối với phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội
+ CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển,
cùng với một số ngành công nghệ khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội của thế giới đƣơng đại.
Kết hợp các phƣơng tiện truyền thông và Internet, CNTT đã tạo ra môi
trƣờng trao đổi thông tin đa truyền thông, đa phƣơng tiện (multimedia). Các
công nghệ kết nối này đã xóa bỏ các rào cản về mặt vật lý, nhờ vậy mà con
ngƣời có thể thực hiện mua bán, trao đổi thông tin kinh tế - xã hội hay thực
hiện học tập, hội nghị từ xa. Những công nghệ này kết nối thế giới ngày càng
phổ biến, nhanh chóng, dễ dàng và chặt chẽ hơn. Chính vì vậy mà CNTT đã
làm thay đổi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa xã hội. Từ biến đổi cách thức
giao tiếp đến cách sử dụng thông tin, biến đổi bản chất thƣơng mại, bản chất
của công việc, thay đổi cách thức chăm sóc y tế và học tập. Cụ thể nhƣ:
Hơn một tỉ ngƣời có thể truy cập internet cùng một lúc và tham gia gặp
gỡ, trao đổi và cập nhật thông tin theo thời gian thực. Con ngƣời có thể thực
hiện giao dịch mua bán trên mạng, trò chuyện với bạn bè trên khắp thế giới.
Nhờ ứng dụng CNTT mà ngày nay, năng suất lao động đƣợc tăng nhanh,
khối lƣợng công việc của hoạt động thƣơng mại đƣợc giải quyết trong một ngày
bằng cả năm 1949, một ngày xử lý các dự án khoa học bằng cả năm 1960, số
cuộc gọi điện thoại trong một ngày bằng cả năm 1983, số thƣ điện tử gửi đi
trong một ngày bằng cả năm 1990.
Thƣơng mại điện tử đang thúc đẩy mạnh mẽ các ngành sản xuất, dịch vụ
trên phạm vi toàn cầu. Nhờ ứng dụng thƣơng mại điện tử mà các nƣớc đang
phát triển, đặc biệt là các công ty nhỏ, các vùng biệt lập, xa xôi có thể dễ dàng
tiếp xúc với thị trƣờng rộng lớn ở trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc.
Một dịch vụ ngân hàng đƣợc thực hiện tại chi nhánh tốn 1,14 đôla Mỹ,
nhƣng qua Internet chỉ tốn có 1 cent (1/100 đôla). Một dịch vụ đăng ký và bán
vé máy bay trung bình tốn 10 đôla Mỹ nhƣng qua Internet chỉ còn 1 đô la Mỹ.
18
Chữa bệnh trên mạng (hƣớng dẫn, khám bệnh, chẩn đoán, điều trị từ xa)
đang trở thành một hình thức phổ biến, có tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết thực
cho dân cƣ ở các vùng còn nghèo nàn, lạc hậu nằm xa các trung tâm y tế.
Giáo dục, đào tạo từ xa đang giúp nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình
giảng dạy và học tập. Ngƣời đi học ở khắp mọi nơi có thể thông qua mạng để
đăng ký và tham gia học tập.
+ CNTT là một ngành kinh tế mũi nhọn có tốc độ tăng trƣởng bình quân
khoảng 8% (ở Việt Nam là 23%), tạo ra nhiều việc làm mới. Ở các nƣớc có
CNTT phát triển, tỷ trọng riêng của ngành công nghiệp CNTT chiếm 10-15%
GDP. Mỗi quốc gia đều chọn hƣớng phát triển CNTT riêng cho mình. Chẳng
hạn nhƣ Malaysia chọn phát triển mạnh linh kiện điện tử, Ấn Độ phát triển
công nghiệp phần mềm, Trung Quốc chiếm giữ sản xuất thiết bị CNTT. Theo
các chuyên gia tƣ vấn, định hƣớng phát triển CNTT ở Việt Nam nên tập trung
vào lĩnh vực gia công phần mềm, đặc biệt là đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có
chất lƣợng cao, đây có thể là hƣớng đi đúng nhất hiện nay. Bởi lẽ về lĩnh vực
sản xuất phần cứng là các lĩnh vực độc quyền về công nghệ và có xu hƣớng
chia nhỏ ở nhiều quốc gia (theo xu hƣớng phân công lao động của quá trình
toàn cầu hóa); Về lĩnh vực phần mềm, dẫn đầu là Ấn Độ, kế là Trung Quốc. Vì
vậy, Chính phủ Việt Nam cần ƣu tiên các chính sách về phát triển phần mềm,
kết hợp với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao.
+ CNTT còn là cơ sở cho quá trình hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế.
Cùng với sự phát triển của Internet và viễn thông, CNTT đã từng bƣớc xóa bỏ
đi các rào cản không gian về mặt vật lý giữa các vùng, miền hay giữa các quốc
gia với nhau. Nhƣ đã trình bày, ngày nay, việc mua bán hay học tập, hội thảo
qua mạng đã trở nên phổ biến và hơn thế nữa, một ngƣời ở quốc này có thể làm
thuê cho một công ty ở quốc gia khác đã không còn là vấn đề quá xa lạ. Mạng
internet và các dịch vụ do CNTT tạo ra, các công ty có thể hợp tác sản xuất,
trao đổi mua bán, quảng bá và mở rộng thị trƣờng của mình ra khắp thế giới.
- Vai trò của CNTT đối với hoạt động của cơ quan quản lý nhà nƣớc
19
Trên phƣơng diện của Chính phủ, CNTT cùng với sự phát triển của hệ
thống interrnet sẽ giúp cho Chính phủ xóa bỏ rào cản về mặt vật lý giữa các hệ
thống thông tin dựa trên giấy tờ truyền thống, giải phóng các luồng di chuyển
thông tin trong hệ thống, rút ngắn các qui trình thủ tục, cung cấp các dịch vụ
công cho ngƣời dân và doanh nghiệp, lắng nghe ngƣời dân và cộng đồng cũng
nhƣ trong việc tổ chức và cung cấp thông tin;
Theo mô hình “bốn thành phần, ba chủ thể” của Viện chiến lƣợc Bƣu
chính viễn thông và CNTT thuộc Bộ Bƣu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông
tin và truyền thông):
Môi trường hỗ trợ và
thúc đẩy phát triển
Người sử dụng
Ứng
dụng
Nhân
lực
Hạ Công
tầng nghiệp
Chính phủ
Doanh nghiệp
Hình 1.2: “Bốn thành phần, ba chủ thể”
Nguồn: [Viện chiến lƣợc BCVT và CNTT, 2005]
CNTT với bốn thành phần: ứng dụng CNTT, cơ sở hạ tầng CNTT, nguồn
nhân lực và công nghiệp CNTT sẽ giúp cho Chính phủ cải tiến mối tác động
qua lại giữa ba chủ thể: Chính phủ, ngƣời dân và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy
tiến trình chính trị, kinh tế - xã hội, tiến đến xây dựng Chính phủ điện tử.
Đối với các CQNN, nhờ vào khả năng số hóa, xử lý và tái tạo thông tin
một cách tự động, CNTT giúp cho việc tự động hóa hoặc vi tính hóa các qui
trình, thủ tục giấy tờ hiện hành. Từ đó, sẽ đơn giản hóa các thủ tục hành chính,
20
tạo ra phong cách lãnh đạo mới, các cách thức mới trong việc xây dựng và
quyết định chiến lƣợc, cải tiến các hình thức cung cấp dịch vụ công. Kết quả
làm tăng tính hiệu quả của quá trình phê duyệt và cung cấp dịch vụ công một
cách hiệu quả và kịp thời cho ngƣời dân, doanh nghiệp và cả trong hệ thống các
cơ quan nhà nƣớc.
Mặt khác, tính minh bạch của thông tin trong môi trƣờng số sẽ giúp cho
việc nâng cao tính minh bạch và tin cậy của thông tin trong quản lý điều hành,
cũng nhƣ mở ra các cơ hội mới cho ngƣời dân đƣợc chủ động tham gia góp ý
vào các vấn đề về điều hành và hoạch định chính sách. Thông qua internet và
một số phƣơng tiện truyền thông khác, việc phổ biến rộng rãi thông tin sẽ hỗ
trợ việc trao quyền cho ngƣời dân cũng nhƣ quá trình đƣa ra quyết định của cơ
quan nhà nƣớc. Tính minh bạch của thông tin không chỉ thể hiện sự dân chủ mà
còn tạo nên sự tin cậy giữa những nhà lãnh đạo và tính hiệu quả trong điều
hành; Đồng thời cũng góp phần chống quan liêu và tham nhũng trong bộ máy
cơ quan nhà nƣớc.
Nhƣ vậy, đối với Chính phủ nói chung và cơ quan nhà nƣớc nói riêng,
CNTT chính là công cụ, phƣơng tiện để nâng cao vai trò, hiệu quả và chất
lƣợng quản lý của mình bằng cách cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch
công nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho ngƣời dân; CNTT còn tăng cƣờng năng
lực quản lý, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch trong các cơ
quan nhà nƣớc nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế, xã hội.
Ngày nay, lĩnh vực lãnh đạo quản lý cũng nhƣ các lĩnh vực khác đều
đang chịu sự tác động của CNTT. CNTT có thể hỗ trợ công tác quản lý nâng
cao hiệu quả hoạt động của nó. Đồng thời, hoạt động lãnh đạo quản lý cũng có
tác động lớn đến sự phát triển và ứng dụng CNTT.
Việc ứng dụng CNTT là sử dụng những kết quả của CNTT để hỗ trợ cho
các cá nhân, tổ chức hoạt động xứ lý thông tin, hỗ trợ các khâu công việc cần
thiết và cuối cùng, ở mức cao nhất là hỗ trợ cho các tổ chức hoạt động và các cá
nhân tự động trao đổi, khai thác thông tin trong môi trƣờng CNTT; cải tiến, đổi
21
mới quy cách làm việc, đạt hiệu quả công việc cao hơn, đáp ứng những thay đổi
dang diễn ra.
Có thể nói, CNTT có vai trò hết sức quan trọng trong việc cải cách hành
chính và hiện đại hóa nền hành chính, hƣớng đến Chính phủ hiện đại mà ngày
nay gọi là Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, cần lƣu ý CNTT chỉ là công cụ,
phƣơng tiện cho Chính phủ thực hiện tốt vai trò, chức năng của mình. Tránh tƣ
tƣởng tuyệt đối hóa CNTT dẫn đến những định hƣớng sai lầm, làm sai lệch đi
mục tiêu, chức năng của Chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc.
- Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc
Ngay từ đầu thập niên 1990, nƣớc ta đã có những chủ trƣơng ứng dụng
và phát triển CNTT, cụ thể nhƣ: Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/3/1991 của
Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu: "Tập
trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn nhƣ điện tử,
tin học"; Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ƣơng (khoá
VII) ngày 30/7/1994 xác định: "Ƣu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ
tiên tiến, nhƣ CNTT phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế
quốc dân"; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh
"Ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển
biến rõ rệt về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả của nền kinh tế... hình thành
mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế"; Nghị
quyết số 49/CP ngày 4/8/1993 của Chính phủ đã ban hành về "Phát triển CNTT
ở Việt Nam trong những năm 90". Nhƣng có thể nói, văn kiện có tầm quan
trọng đặc biệt, có giá trị to lớn và lâu dài trong việc chỉ đạo, tổ chức việc xây
dựng và thực hiện các chiến lƣợc, kế hoạch và dự án ứng dụng và phát triển
CNTT chính là Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Chỉ thị đã khẳng định: “CNTT là một trong các động lực quan trọng
nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm
biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại”.
22
Theo Chỉ thị 58-CT/TW, ứng dụng CNTT là quá trình đƣa CNTT vào
các lĩnh vực kinh tế - xã hội nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí
tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh
và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng
và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Chỉ thị 58-CT/TW đã là cơ sở cho sự ra đời của Luật CNTT Bộ luật đầu tiên trong lĩnh vực CNTT, đƣợc Quốc Hội thông qua ngày
29/6/2006 theo Nghị quyết số 67/NQ-QH, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động
ứng dụng và phát triển CNTT của đất nƣớc. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà
nƣớc, đó là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc nhằm
nâng cao chất lƣợng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nƣớc và
giữa các cơ quan nhà nƣớc và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân; hỗ trợ đẩy
mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch.
Với quan điểm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc
nhƣ trên, Nghị định 64/2007/NĐ-CP đã đặt ra nhiệm vụ hiện đại hóa nền hành
chính và tiến đến xây dựng Chính phủ điện tử.
Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về Chính phủ điện tử nhƣng có
một khái niệm đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận là: “Chính phủ ứng dụng CNTT để
hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, minh bạch hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn và
phát huy vai trò làm chủ của ngƣời dân mạnh mẽ hơn”. Nhƣ vậy, với cách hiểu
này, việc xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam bắt đầu từ khi các cơ quan
nhà nƣớc sử dụng máy tính nâng cao hiệu quả hoạt động và phục vụ ngƣời dân
tốt hơn [8, tr.10]. Điều cần lƣu ý, Chính phủ điện tử ở đây phải đƣợc hiểu là
bao gồm cả hệ thống hành chính, hệ thống Đảng, Viện kiểm soát, Tòa án, Mặt
trận tổ quốc và các tổ chức, đoàn thể khác.
Nhƣ vậy, thực chất của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan nhà nƣớc là việc xây dựng Chính phủ điện tử; Chính phủ điện tử vừa là
23
định hƣớng, vừa là đích đến của việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan nhà nƣớc. Vì vậy, việc nghiên cứu về Chính phủ điện tử cũng chính là
nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.
Trong thực tế, việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan nhà nƣớc nói riêng và Chính phủ điện tử nói chung còn gặp rất nhiều khó
khăn. Đây vẫn là vấn đề đang đƣợc nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới
nghiên cứu. Do vậy, ở Việt Nam, đa số các bộ, ngành hay các cấp chính quyền
địa phƣơng vẫn còn lúng túng, không biết ứng dụng CNTT bắt đầu từ đâu và
ứng dụng nhƣ thế nào? Kế hoạch triển khai Chính phủ điện tử ra sao? Mặt
khác, tài liệu về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc vẫn
còn rất ít. Hầu hết các tài liệu đều dƣới dạng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm từ
nhiều nguồn, nhiều nơi khác nhau. Có nơi đã áp dụng thành công, có nơi thất
bại hoặc không đạt hiệu quả nhƣ mong đợi. Vấn đề đặt ra cho các cấp cơ quan
nhà nƣớc là không thể triển khai ứng dụng rập khuôn mà phải lựa chọn ra các
giải pháp phù hợp với điều kiện của mình.
1.2.1.2. Tài chính
- Khái niệm về tài chính
Tài chính Nhà nƣớc là một bộ phận hữu cơ của nền tài chính quốc gia.
Nó ra đời, tồn tại và phát triển gần với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà
nƣớc và sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tiền tệ. Nhà nƣớc xuất hiện đòi
hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất định để nuôi sống bộ máy Nhà nƣớc và
thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội do cộng đồng giao phó. Trong nền kinh
tế hàng hoá tiền tệ, các nguồn lực vật chất đó, không những đã đƣợc tiền tệ hoá
mà còn ngày càng trở nên dồi dào. Chính trong những điều kiện nhƣ vậy, tài
chính Nhà nƣớc mới ra đời, tồn tại và phát triển. Ngày nay, tài chính Nhà nƣớc,
không chỉ là công cụ động viên, khai thác mọi nguồn lực tài chính của xã hội
tạo nên sức mạnh tài chính của Nhà nƣớc mà còn là công cụ quản lý, điều chỉnh
mọi hoạt động kinh tế, xã hội của mọi quốc gia. Xuất phát từ tầm quan trọng
đó, sự tồn tại, phát triển tài chính Nhà nƣớc là một đòi hỏi khách quan và hết
sức cần thiết.
24
Gắn với chủ thể là Nhà nƣớc, các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc đƣợc tạo lập
và sử dụng gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nƣớc và việc thực hiện các
chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc. Nói một cách khác, các quỹ tiền tệ
của Nhà nƣớc là tổng số các nguồn lực tài chính đã đƣợc tập trung vào trong
tay Nhà nƣớc, thuộc quyền nắm giữ của Nhà nƣớc và đƣợc Nhà nƣớc sử dụng
cho việc thực hiện các sứ mệnh xã hội của mình. Trên quan niệm đó, quỹ tiền tệ
của Nhà nƣớc, có thể đƣợc xem nhƣ là sự tổng hợp của các quỹ tiền tệ chung
của Nhà nƣớc và quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nƣớc. Các
quỹ tiền tệ chung của Nhà nƣớc lại bao gồm: Quỹ ngân sách nhà nƣớc (NSNN)
và các quỹ ngoài NSNN.
Quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc kể trên
chính là quá trình Nhà nƣớc tham gia phân phối các nguồn tài chính thông qua
các hoạt động thu, chi bằng tiền của tài chính Nhà nƣớc. Các hoạt động thu, chi
bằng tiền đó là mặt biểu hiện bên ngoài của tài chính Nhà nƣớc, còn các quỹ
tiền tệ Nhà nƣớc nắm giữ là biểu hiện nội dung vật chất của TCNN.
Tuy vậy, cần nhận rõ rằng, quá trình diễn ra các hoạt động thu, chi bằng
tiền do Nhà nƣớc tiến hành trên cơ sở các luật lệ do Nhà nƣớc quy định đã làm
nảy sinh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với các chủ thể khác trong xã hội.
Đó chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nƣớc tham gia
phân phối và sử dụng các nguồn tài chính để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền
tệ của Nhà nƣớc. Các quan hệ kinh tế đó chính là mặt bản chất bên trong của tài
chính Nhà nƣớc, biểu hiện nội dung kinh tế - xã hội của tài chính Nhà nƣớc.
Từ những phân tích trên đây có thể có khái niệm tổng quát về tài chính
Nhà nƣớc nhƣ sau: Tài chính Nhà nƣớc là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng
tiền do Nhà nƣớc tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
của Nhà nƣớc nhằm phục vụ các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc. Tài
chính Nhà nƣớc phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nƣớc với các
chủ thể khác trong xã hội nảy sinh trong quá trình Nhà nƣớc tham gia phân
phối các nguồn tài chính.
- Đặc điểm của tài chính Nhà nƣớc
25
+ Đặc điểm về tính chủ thể của tài chính Nhà nƣớc
Tài chính Nhà nƣớc thuộc sở hữu Nhà nƣớc, do đó Nhà nƣớc là chủ thể
duy nhất quyết định việc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc. Việc sử dụng
các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc, đặc biệt là Ngân sách Nhà nƣớc, luôn luôn gắn
liền với bộ máy Nhà nƣớc nhằm duy trì sự tồn tại và phát huy hiệu lực của bộ
máy Nhà nƣớc, cũng nhƣ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà nƣớc
đảm nhận.
Các nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của một quốc gia trong từng thời
kỳ phát triển đƣợc quyết định bởi cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc Quốc hội, do đó, Quốc hội cũng là chủ thể duy nhất quyết định cơ cấu, nội
dung, mức độ các thu, chi Ngân sách Nhà nƣớc - quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất
của Nhà nƣớc - tƣơng ứng với các nhiệm vụ đã đƣợc hoạch định nhằm đảm bảo
thực hiện có kết quả nhất các nhiệm vụ đó.
+ Đặc điểm về nguồn hình thành thu nhập của tài chính Nhà nƣớc
Xét về nội dung vật chất, tài chính Nhà nƣớc bao gồm các quỹ tiền tệ
thuộc quyền nắm giữ và sử dụng của Nhà nƣớc. Các quỹ tiền tệ đó là một
lƣợng nhất định các nguồn tài chính của toàn xã hội đã đƣợc tập trung vào tay
Nhà nƣớc, hình thành thu nhập của tài chính Nhà nƣớc, trong đó NSNN là quỹ
tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nƣớc. Việc hình thành thu nhập của tài chính
Nhà nƣớc mà đại diện tiêu biểu là NSNN có các đặc điểm chủ yếu là:
Thứ nhất, Thu nhập của tài chính Nhà nƣớc có thể đƣợc lấy từ nhiều
nguồn khác nhau, cả trong nƣớc và ngoài nƣớc; từ nhiều lĩnh vực hoạt động
khác nhau, cả sản xuất, lƣu thông và phân phối, nhƣng nét đặc trƣng là luôn gắn
chặt với kết quả của hoạt động kinh tế trong nƣớc và sự vận động của các phạm
trù giá trị khác nhƣ: giá cả, thu nhập, lãi suất…
Kết quả của các hoạt động kinh tế trong nƣớc đƣợc đánh giá bằng các chỉ
tiêu chủ yếu nhƣ: mức tăng trƣởng GDP, tỷ suất doanh lợi của nền kinh tế... Đó
là các nhân tố khách quan quyết định mức động viên của tài chính Nhà nƣớc.
Sự vận động của các phạm trù giá trị khác vừa có tác động đến sự tăng giảm
mức động viên của tài chính Nhà nƣớc, vừa đặt ra yêu cầu sử dụng hợp lý các
26
công cụ thu tài chính Nhà nƣớc để điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội cho
phù hợp với sự biến động của các phạm trù giá trị.
Thứ hai, Thu nhập của tài chính Nhà nƣớc có thể đƣợc lấy về bằng nhiều
hình thức và phƣơng pháp khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và
không hoàn trả, ngang giá và không ngang giá… nhƣng, nét đặc trƣng là luôn
gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà nƣớc, thể hiện tính cƣỡng chế bằng hệ
thống luật lệ do Nhà nƣớc quy định và mang tính không hoàn trả là chủ yếu.
+ Đặc điểm về tính hiệu quả của chi tiêu tài chính Nhà nƣớc
Chi tiêu tài chính Nhà nƣớc là việc phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ
(vốn) của Nhà nƣớc. Các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc đƣợc đề cập ở đây bao gồm
quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nƣớc ngoài NSNN, không bao gồm vốn và
các quỹ của doanh nghiệp nhà nƣớc. Đối với hoạt động SXKD ở các đơn vị
kinh tế cơ sở, hiệu quả của việc sử dụng vốn thƣờng đƣợc đánh giá bằng các
chỉ tiêu định lƣợng nhƣ: Tổng số lợi nhuận thu đƣợc trong kỳ, số vòng quay
của vốn lƣu động trong kỳ, hệ số doanh lợi (lợi nhuận/vốn, lợi nhuận/giá thành,
lợi nhuận/chi phí).
Khác với hoạt động sản xuất kinh doanh ở cơ sở, tầm vi mô, việc dựa
vào các chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá hiệu quả các khoản chi của tài chính
Nhà nƣớc sẽ gặp phải khó khăn và sẽ không cho phép có cái nhìn toàn diện.
Bởi vì, chi tiêu của tài chính Nhà nƣớc không phải là những chi tiêu gắn liền
trực tiếp với các hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, mà là những
chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc, tức là gắn liền
với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội - tầm vĩ
mô. Mặc dù hiệu quả của các khoản chi tiêu của tài chính Nhà nƣớc trên những
khía cạnh cụ thể vẫn có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ vay nợ,
một số vấn đề xã hội… nhƣng xét về tổng thể, hiệu quả đó thƣờng đƣợc xem
xét trên tầm vĩ mô. Điều đó có nghĩa là, hiệu quả của việc sử dụng các quỹ tiền
tệ của Nhà nƣớc phải đƣợc xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành
các mục tiêu kinh tế -xã hội đã đặt ra mà các khoản chi của tài chính Nhà nƣớc
phải đảm nhận. Thông thƣờng việc đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính Nhà
27
nƣớc dựa vào hai tiêu thức cơ bản: kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra. Kết quả ở
đây đƣợc hiểu bao gồm: kết quả kinh tế và kết quả xã hội, kết quả trực tiếp và
kết quả gián tiếp.
+ Đặc điểm về phạm vi hoạt động của tài chính Nhà nƣớc
Gắn liền với bộ máy Nhà nƣớc, phục vụ cho việc thực hiện các chức
năng của Nhà nƣớc và vai trò quản lý vĩ mô của nhà nƣớc đối với toàn bộ nền
kinh tế, phạm vi ảnh hƣởng của tài chính Nhà nƣớc rất rộng rãi, TCNN có thể
tác động tới các hoạt động khác nhau nhất của mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Thông qua quá trình phân phối các nguồn tài chính, TCNN có khả năng động
viên, tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia vào tay Nhà nƣớc từ mọi lĩnh
vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế xã hội; đồng thời, bằng việc sử dụng các
quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc, TCNN có khả năng tác động tới mọi lĩnh vực hoạt
động kinh tế - xã hội, đạt tới những mục tiêu đã định.
- Chức năng của tài chính Nhà nƣớc
Nhƣ đã biết, phạm trù tài chính vốn có hai chức năng là phân phối và
giám đốc. Là một bộ phận của tài chính nói chung, tài chính Nhà nƣớc cũng có
những chức năng khách quan nhƣ vậy. Tuy nhiên, do tính đặc thù của nó là
luôn gắn liền với Nhà nƣớc và phát huy vai trò của Nhà nƣớc trong quản lý vĩ
mô nền kinh tế, vậy có ba chức năng: phân bổ nguồn lực, tái phân phối thu
nhập, điều chỉnh và kiểm soát.
+ Chức năng phân bổ nguồn lực
Chức năng phân bổ nguồn lực của tài chính Nhà nƣớc là khả năng khách
quan của TCNN mà nhờ vào đó các nguồn tài lực thuộc quyền chi phối của
Nhà nƣớc đƣợc tổ chức, sắp xếp, phân phối một cách có tính toán, cân nhắc
theo những tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế - xã hội của việc
sử dụng các nguồn tài lực đó đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc và
ổn định theo các tỷ lệ cân đối đã định của chiến lƣợc và kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội. Đƣơng nhiên, ngày nay trong một nền kinh tế đang chuyển đổi
nhƣ ở nƣớc ta, việc phân bổ nguồn lực không chỉ duy nhất do TCNN thực hiện
28
mà còn có sự tham gia của các khâu tài chính khác. Xu hƣớng chung là chức
năng này đối với TCNN đang có chiều hƣớng giảm dần.
Ở nƣớc ta, trong những năm trƣớc thời kỳ đổi mới, nền kinh tế vận hành
theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nƣớc thực hiện chế độ bao cấp nguồn
tài chính từ Ngân sách cho phần lớn các hoạt động kinh tế xã hội. Trong điều
kiện đó, có ngƣời đã lầm tƣởng mà ngộ nhận rằng, Ngân sách Nhà nƣớc ta là
Ngân sách của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực ra, khi đó Ngân sách Nhà
nƣớc chỉ giữ vai trò nhƣ một cái túi đựng số thu của Nhà nƣớc về để rồi chia
nhỏ nó cho các hoạt động mà không biết đến tính hiệu quả của nó. Cũng chính
trong điều kiện đó, chức năng phân bổ của TCNN, tƣởng nhƣ một chức năng
rất quan trọng, bao trùm của TCNN, nhƣng lại không phải là một khả năng để
phát huy vai trò thực sự quan trọng của TCNN đối với các hoạt động kinh tế xã hội dƣới sự điều khiển của Nhà nƣớc.
Chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, với việc Nhà nƣớc từ bỏ dần những
sự can thiệp trực tiếp vào các hoạt động kinh tế - xã hội, để chủ yếu thực hiện
chức năng quản lý và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, việc bao cấp nguồn tài
chính từ Ngân sách Nhà nƣớc cho các hoạt động kinh tế xã hội cũng giảm dần.
Trong điều kiện mới đó, chức năng phân bổ của TCNN cho các hoạt động kinh
tế xã hội cũng đƣợc sử dụng theo cách khác hơn. Các nguồn lực tài chính từ
Ngân sách đƣợc phân bổ có sự lựa chọn, cân nhắc, tính toán hơn, có trọng tâm,
trọng điểm hơn. Điều đó thể hiện xu hƣớng mới trong việc sử dụng chức năng
này của TCNN.
Vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực của TCNN vào đời sống thực
tiễn, con ngƣời tổ chức quá trình động viên các nguồn lực tài chính thuộc quyền
chi phối của Nhà nƣớc để tạo lập các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc và quá trình
phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ đó cho các mục đích đã định.
Trong các quá trình kể trên, Nhà nƣớc là chủ thể phân bổ với tƣ cách là
ngƣời có quyền lực chính trị, hoặc là ngƣời có quyền sở hữu, hoặc là nguời có
quyền sử dụng các nguồn tài chính và các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi
phối của Nhà nƣớc chính là đối tƣợng phân bổ.
29
Kết quả trực tiếp của việc vận dụng chức năng phân bổ nguồn lực qua tài
chính Nhà nƣớc là các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc đƣợc tạo lập, đƣợc phân phối
và đƣợc sử dụng. Đến lƣợt nó, việc tạo lập, phân phối và sử dụng một cách
đúng đắn, hợp lý các quỹ tiền tệ đó, tức là sự phân bổ một cách tối ƣu các
nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của Nhà nƣớc lại có tác động mạnh
mẽ tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính; thúc đẩy hoàn thiện cơ
cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế - xã hội bằng việc tính toán, sắp xếp các tỷ lệ cân
đối quan trọng trong phân bổ các nguồn tài chính. Một sự phân bổ nhƣ thế sẽ là
nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng tới sự phát triển vững chắc và ổn định của nền
kinh tế.
Những kết quả cần phải đạt đƣợc đó của sự phân bổ có thể coi là những
tiêu chuẩn để đánh giá mức độ đúng đắn, hợp lý của việc sử dụng công cụ tài
chính Nhà nƣớc trong việc phân bổ các nguồn lực tài chính. Bên cạnh các tiêu
chuẩn đó, đòi hỏi sự phân bổ phải đƣợc tính toán trên cơ sở thực lực nguồn tài
chính của toàn xã hội và của Nhà nƣớc, có cân nhắc cho phù hợp với đặc điểm,
tình hình của đất nƣớc trong từng thời kỳ và theo sát các kế hoạch, chiến lƣợc
phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc cũng là một tiêu chuẩn không kém
phần quan trọng.
Chức năng phân bổ nguồn lực của TCNN là chức năng đƣợc đề cập với
sự quan tâm nhiều hơn tới khía cạnh kinh tế của sự phân phối. Phân bổ nguồn
lực tài chính qua TCNN mà Nhà nƣớc là chủ thể phải nhằm đạt tới các mục tiêu
của kinh tế vĩ mô là hiệu quả, ổn định và phát triển.
Nhằm đạt những mục tiêu kể trên, phân bổ nguồn lực tài chính của
TCNN phải chú ý xử lý mối quan hệ giữa khu vực Nhà nƣớc và khu vực tƣ
nhân. Những tỷ lệ hợp lý trong phân bổ nguồn lực tài chính sẽ đảm bảo nâng
cao tính hiệu quả trên cả hai khía cạnh thuế khoá và chi tiêu của Nhà nƣớc, từ
đó, có tác dụng vừa thúc đẩy tập trung vốn vào tay Nhà nƣớc, vừa thúc đẩy tích
tụ vốn ở các đơn vị cơ sở; vừa thúc đẩy tăng tiết kiệm trong khu vực Nhà nƣớc,
vừa thúc đẩy tăng tiết kiệm và tăng đầu tƣ trong khu vực tƣ nhân.
+ Chức năng tái phân phối thu nhập
30
Chức năng phân phối và tái phân phối thu nhập của TCNN là khả năng
khách quan của TCNN mà nhờ vào đó TCNN đƣợc sử dụng vào việc phân
phối, phân phối lại các nguồn tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu
công bằng xã hội trong phân phối và hƣởng thụ kết quả của sản xuất xã hội.
Trong chức năng này, chủ thể phân phối là Nhà nƣớc chủ yếu trên tƣ
cách là ngƣời có quyền lực chính trị, còn đối tƣợng phân phối là các nguồn tài
chính đã thuộc sở hữu nhà nƣớc hoặc đang là thu nhập của các pháp nhân và
thể nhân trong xã hội mà Nhà nƣớc tham gia điều tiết.
Công bằng trong phân phối biểu hiện trên 2 khía cạnh là công bằng về
mặt kinh tế và công bằng về mặt xã hội. Nhƣ đã biết, công bằng về kinh tế là
yêu cầu nội tại của nền kinh tế thị trƣờng. Do giá cả thị trƣờng quyết định mà
việc đƣa các yếu tố vào (chi tiêu) và việc thu nhận các yếu tố (thu nhập) là
tƣơng xứng với nhau, nó đƣợc thực hiện theo sự trao đổi ngang giá trong môi
trƣờng cạnh tranh bình đẳng. Chẳng hạn, việc phân phối vật phẩm tiêu dùng cá
nhân đƣợc thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, trong đó, cá
nhân bằng việc bỏ ra lao động mà có đƣợc thu nhập, nhƣng thu nhập mà họ
nhận đƣợc (thù lao cho lao động) là tƣơng xứng với số lƣợng và chất lƣợng lao
động mà họ bỏ ra. Đó là sự công bằng về kinh tế.
Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, do những yếu tố
sản xuất của các chủ thể kinh tế hoặc các cá nhân không giống nhau, do sự
không giống nhau về sức khoẻ, độ thông minh bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình…
mà thu nhập của các chủ thể kinh tế hoặc của các cá nhân có sự chênh lệch. Sự
chênh lệch thu nhập này vƣợt quá giới hạn nào đó sẽ dẫn đến vấn đề không
công bằng xã hội. Nhƣ vậy, công bằng xã hội là yêu cầu của xã hội trong việc
duy trì sự chênh lệch về thu nhập trong mức độ và phạm vi hợp lý thích ứng với
từng giai đoạn mà xã hội có thể chấp nhận đƣợc.
Trong lĩnh vực này, tài chính Nhà nƣớc, đặc biệt là Ngân sách Nhà nƣớc,
đƣợc sử dụng làm công cụ để điều chỉnh lại thu nhập mà các chủ thể trong xã
hội đang nắm giữ. Sự điều chỉnh này đƣợc thực hiện theo hai hƣớng là điều tiết
bớt các thu nhập cao và hỗ trợ các thu nhập thấp. Đối với những thu nhập do thị
31
trƣờng hình thành nhƣ tiền lƣơng của ngƣời lao động, lợi nhuận doanh nghiệp,
thu nhập về cho thuê, thu nhập về tài sản, thu nhập về lợi tức cổ phần… thì
chức năng của tài chính Nhà nƣớc là thông qua việc phân phối lại để điều tiết.
Những nhu cầu nhƣ y tế, bảo vệ sức khoẻ, phúc lợi xã hội, bảo đảm xã hội…
thì tài chính Nhà nƣớc thực hiện sự phân phối tập trung, hỗ trợ thu nhập từ
nguồn tài chính đã đƣợc tập trung trong tay Nhà nƣớc (cùng với việc thực hiện
xã hội hoá và đa dạng hoá các nguồn tài chính cho các hoạt động này).
Những phân tích kể trên cho thấy tái phân phối thu nhập trở thành một
đòi hỏi khách quan của xã hội. Kết quả của việc thực hiện chức năng này của
tài chính Nhà nƣớc chính là nhờ vào nó có thể điều chỉnh để có đƣợc một
khoảng cách hợp lý về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ nhằm hƣớng tới mục
tiêu công bằng xã hội cho mọi thành viên xã hội.
Khác với chức năng phân bổ nguồn lực, chức năng tái phân phối thu
nhập của tài chính Nhà nƣớc đƣợc đề cập với sự quan tâm nhiều hơn tới khía
cạnh xã hội của sự phân phối.
+ Chức năng điều chỉnh và kiểm soát
Chức năng điều chỉnh và kiểm soát của TCNN là khả năng khách quan
của TCNN để có thể thực hiện việc điều chỉnh lại quá trình phân phối các
nguồn lực tài chính và xem xét lại tính đúng đắn, tính hợp lý của các quá trình
phân phối đó trong mọi lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.
Đối tƣợng điều chỉnh và kiểm soát của TCNN trƣớc hết là quá trình phân
bổ các nguồn lực thuộc quyền chi phối của Nhà nƣớc. Nói khác đi, đó là quá
trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ mà Nhà nƣớc nắm giữ. Tuy nhiên cần
nhận rõ rằng, việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc
lại luôn có mối liên hệ hữu cơ với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ
tiền tệ của mọi chủ thể kinh tế - xã hội khác và đƣợc tiến hành trên cơ sở các
chính sách, chế độ do Nhà nƣớc quy định. Do đó, đối tƣợng điều chỉnh và kiểm
soát của TCNN không chỉ là bản thân quá trình phân phối của TCNN mà còn là
các quá trình phân phối các nguồn tài chính ở mọi chủ thể kinh tế xã hội theo
các yêu cầu đặt ra của các chính sách thu, chi tài chính.
32
Với đối tƣợng điều chỉnh và kiểm soát nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng,
phạm vi điều chỉnh và kiểm soát của TCNN là rất rộng rãi, nó bao trùm mọi
lĩnh vực kinh tế - xã hội trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động phân phối
các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Điều chỉnh và kiểm soát có cùng đối tƣợng quản lý và tác động, đó là
quá trình phân bổ các nguồn lực tài chính, quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ
tiền tệ, nhƣng giữa chúng vẫn có những sự khác nhau về nội dung và cách thức
quản lý và tác động.
Nội dung của kiểm soát, kiểm tra quá trình vận động của các nguồn tài
chính là: kiểm tra việc khai thác, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính;
Tính cân đối, tính hợp lý của việc phân bổ và tính tiết kiệm, tính hiệu quả của
việc sử dụng chúng. Còn nội dung của điều chỉnh quá trình vận động của các
nguồn tài chính là: điều chỉnh về mặt tổng lƣợng của nguồn tài chính nhằm đạt
tới cân đối về mặt tổng lƣợng cung cấp vốn và tổng lƣợng nhu cầu vốn; điều
tiết cơ cấu và mối quan hệ tỷ lệ giữa các mặt trong phân bổ các nguồn tài chính
nhƣ: quan hệ tỷ lệ giữa tích luỹ với tiêu dùng, giữa tiêu dùng xã hội với tiêu
dùng cá nhân, giữa trung ƣơng với địa phƣơng, giữa các ngành.
Kết quả của điều chỉnh và kiểm soát của tài chính Nhà nƣớc đƣợc thể
hiện trên các khía cạnh:
Thứ nhất, đảm bảo cho việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ
của Nhà nƣớc đƣợc đúng đắn, hợp lý, đạt kết quả tối đa nhất theo các mục tiêu,
yêu cầu đã định. Việc bảo đảm đó đƣợc thực hiện, trƣớc hết, nhờ tính tự động
của điều chỉnh đối với các quá trình phân bổ trên cơ sở các điều kiện thực tế và
đòi hỏi khách quan của sự phát triển; sau nữa đƣợc thực hiện nhờ qua kiểm tra
mà phát hiện ra những bất hợp lý của quá trình phân bổ để có thể hiệu chỉnh lại
quá trình đó theo các mục tiêu và yêu cầu đã định.
Thứ hai, góp phần điều chỉnh quá trình phân phối các nguồn tài chính,
quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội khác,
đảm bảo cho các hoạt động thu, chi bằng tiền ở đó đƣợc thực hiện theo đúng
các quy định của chính sách, chế độ Nhà nƣớc.
33
Các chức năng của tài chính Nhà nƣớc là sự thể hiện bản chất của tài
chính Nhà nƣớc. Vận dụng các chức năng này vào hoạt động thực tiễn, tài
chính Nhà nƣớc sẽ phát huy những vai trò to lớn của nó.
- Hệ thống tài chính công
Hệ thống Tài chính Nhà nƣớc là tổng thể các hoạt động tài chính gắn liền
với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc và cơ cấu tổ chức
của bộ máy Nhà nƣớc nhằm phục vụ và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về
kinh tế - xã hội mà Nhà nƣớc đảm nhận.
Tuỳ theo các cách tiếp cận khác nhau dựa trên các tiêu thức khác nhau có
thể có các cách phân loại khác nhau về hệ thống tài chính Nhà nƣớc. Theo chủ
thể quản lý trực tiếp có thể chia TCNN thành các bộ phận:
+ Tài chính chung của Nhà nƣớc (tài chính công tổng hợp)
Tài chính chung của Nhà nƣớc tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo
lập và sử dụng các quỹ tiền tệ chung của Nhà nƣớc nhằm phục vụ cho hoạt
động của bộ máy Nhà nƣớc và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà
nƣớc. Theo tính chất của các quỹ tiền tệ, tài chính chung của Nhà nƣớc bao
gồm các bộ phận: NSNN và các quỹ TCNN ngoài NSNN.
Chủ thể trực tiếp quản lý Ngân sách Nhà nƣớc là Nhà nƣớc (Chính phủ
TW và chính quyền địa phƣơng các cấp) thông qua các cơ quan chức năng của
Nhà nƣớc (cơ quan Tài chính, Kho bạc nhà nƣớc...).
Chủ thể trực tiếp quản lý các quỹ tài chính Nhà nƣớc ngoài Ngân sách
Nhà nƣớc là các cơ quan Nhà nƣớc đƣợc nhà nƣớc giao nhiệm vụ tổ chức và
quản lý các quỹ.
+ Tài chính của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc
Ở nƣớc ta, bộ máy Nhà nƣớc đƣợc tổ chức bao gồm 3 hệ thống: Các cơ
quan lập pháp, các cơ quan hành pháp và các cơ quan tƣ pháp từ trung ƣơng
đến địa phƣơng. Các cơ quan hành chính thuộc bộ phận thứ 2 trong hệ thống kể
trên. Tuy nhiên, do hoạt động của các cơ quan lập pháp và các cơ quan tƣ pháp
cũng mang tính chất “hành chính” nhƣ các cơ quan hành chính, đồng thời
34
chúng cũng có những đặc điểm tƣơng đồng về nguồn tài chính đảm bảo cho
hoạt động và yêu cầu sử dụng kinh phí, do đó, trong lĩnh vực quản lý tài chính,
3 loại cơ quan kể trên đƣợc xếp vào cùng một dạng là các cơ quan hành chính.
Các cơ quan hành chính nhà nƣớc có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ
công cộng cho xã hội. Các cơ quan này đƣợc phép thu một số khoản thu về phí
và lệ phí nhƣng số thu đó là không đáng kể. Do đó, nguồn tài chính đảm bảo
cho các cơ quan hành chính hoạt động gần nhƣ do Ngân sách Nhà nƣớc cấp
toàn bộ. Nguồn tài chính ở đây đƣợc sử dụng để duy trì sự tồn tại của bộ máy
Nhà nƣớc và thực hiện các nghiệp vụ hành chính, cung cấp các dịch vụ công
cộng thuộc chức năng của cơ quan. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính các cơ
quan hành chính Nhà nƣớc là các cơ quan hành chính Nhà nƣớc.
+ Tài chính của các đơn vị sự nghiệp Nhà nƣớc
Các đơn vị sự nghiệp Nhà nƣớc là các đơn vị thực hiện cung cấp các dịch
vụ xã hội công cộng và các dịch vụ nhằm duy trì sự hoạt động bình thƣờng của
các ngành kinh tế quốc dân. Hoạt động của các đơn vị này không nhằm mục
tiêu lợi nhuận mà chủ yếu mang tính chất phục vụ. Các đơn vị này chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực y tế, văn hoá, xã hội. Hoạt động trong lĩnh vực kinh tế có
các đơn vị sự nghiệp của các ngành nhƣ: sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp,
giao thông, thuỷ lợi...
Do hoạt động mang tính chất phục vụ là chủ yếu, ở các đơn vị sự nghiệp
số thu thƣờng không lớn và không ổn định hoặc không có thu. Do đó, thu nhập
của các đơn vị này chủ yếu do Ngân sách Nhà nƣớc cấp toàn bộ hoặc một phần.
Cá biệt, có một số đơn vị sự nghiệp có số thu khá lớn, Nhà nƣớc có thể cho các
đơn vị này áp dụng chế độ tài chính riêng. Với các dịch vụ kể trên, chi tiêu của
các đơn vị này chính là nhằm phục vụ thực hiện các chức năng của Nhà nƣớc.
Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính các đơn vị sự nghiệp Nhà nƣớc là các
đơn vị sự nghiệp Nhà nƣớc.
Theo nội dung quản lý có thể chia tài chính Nhà nƣớc thành các bộ phận
gồm: Ngân sách Nhà nƣớc, Tín dụng Nhà nƣớc, Các quỹ tài chính Nhà nƣớc
ngoài Ngân sách Nhà nƣớc.
35
+ Ngân sách Nhà nƣớc
Ngân sách Nhà nƣớc là mắt khâu quan trọng nhất giữ vai trò chủ đạo
trong tài chính Nhà nƣớc. Thu của Ngân sách Nhà nƣớc đƣợc lấy từ mọi lĩnh
vực kinh tế - xã hội khác nhau, trong đó thuế là hình thức thu phổ biến dựa trên
tính cƣỡng chế là chủ yếu. Chi tiêu của Ngân sách Nhà nƣớc nhằm duy trì sự
tồn tại hoạt động của bộ máy nhà nƣớc và phục vụ thực hiện các chức năng của
Nhà nƣớc. Ngân sách Nhà nƣớc là một hệ thống bao gồm các cấp Ngân sách
phù hợp với hệ thống chính quyền Nhà nƣớc các cấp. Tƣơng ứng với các cấp
Ngân sách của hệ thống NSNN, quỹ NSNN đƣợc chia thành: quỹ Ngân sách
của Chính phủ Trung ƣơng, quỹ Ngân sách của chính quyền cấp tỉnh và tƣơng
đƣơng, quỹ Ngân sách của chính quyền cấp huyện và tƣơng đƣơng, quỹ Ngân
sách của chính quyền cấp xã và tƣơng đƣơng. Phục vụ thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ của chính quyền Nhà nƣớc các cấp, quỹ Ngân sách lại đƣợc chia
thành nhiều phần nhỏ để sử dụng cho các lĩnh vực khác nhau, nhƣ: phần dùng
cho phát triển kinh tế; phần dùng cho phát triển văn hoá, giáo dục, y tế; phần
dùng cho các biện pháp xã hội, an ninh, quốc phòng.
Đặc trƣng cơ bản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng Ngân sách
Nhà nƣớc là mang tính pháp lý cao gắn liền với quyền lực chính trị của Nhà
nƣớc và không mang tính hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
+ Tín dụng Nhà nƣớc
Tín dụng nhà nƣớc bao gồm cả hoạt động đi vay và hoạt động cho vay
của Nhà nƣớc. Tín dụng Nhà nƣớc thƣờng đƣợc sử dụng để hỗ trợ Ngân sách
Nhà nƣớc trong các trƣờng hợp cần thiết. Thông qua hình thức Tín dụng Nhà
nƣớc, nhà nƣớc động viên các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các pháp
nhân và thể nhân trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời của các cấp
chính quyền Nhà nƣớc trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, chủ yếu là thông qua việc cấp vốn thực hiện các chƣơng trình cho vay dài
hạn. Việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi qua con đƣờng tín dụng
Nhà nƣớc đƣợc thực hiện bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ nhƣ: Tín
36
phiếu Kho bạc Nhà nƣớc, trái phiếu Kho bạc Nhà nƣớc, công trái quốc gia (ở
Việt Nam là công trái xây dựng Tổ quốc) trên thị trƣờng tài chính.
Đặc trƣng cơ bản của các quan hệ trong tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ
qua hình thức tín dụng Nhà nƣớc là mang tính tự nguyện và có hoàn trả.
+ Các quỹ tài chính nhà nƣớc ngoài Ngân sách Nhà nƣớc (gọi tắt là các
quỹ ngoài Ngân sách)
Các quỹ TCNN ngoài NSNN là các quỹ tiền tệ tập trung do Nhà nƣớc
thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý
những biến động bất thƣờng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và để hỗ
trợ thêm cho NSNN trong trƣờng hợp khó khăn về nguồn lực tài chính.
1.2.1.3. Quản lý tài chính
- Khái niệm về quản lý Tài chính công
Quản lý nói chung đƣợc quan niệm nhƣ một quy trình công nghệ mà chủ
thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phƣơng pháp thích
hợp nhằm tác động và điều khiển đối tƣợng quản lý hoạt động phát triển phù
hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.
Trong hoạt động quản lý các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tƣợng quản
lý, công cụ và phƣơng pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung
tâm đòi hỏi phải đƣợc xác định đúng đắn. Quản lý tài chính nhà nƣớc là một
nội dung của quản lý tài chính và là một mặt của quản lý xã hội nói chung, do
đó trong quản lý TCNN các vấn đề kể trên cũng là các vấn đề cần đƣợc nhận
thức đầy đủ.
Trong hoạt động TCNN, chủ thể quản lý TCNN là Nhà nƣớc hoặc các cơ
quan nhà nƣớc đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập
và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nƣớc. Chủ thể trực tiếp quản lý TCNN là bộ
máy tài chính trong hệ thống các cơ quan nhà nƣớc.
Đối tƣợng của quản lý TCNN là các hoạt động của TCNN. Nói cụ thể
hơn đó là các hoạt động thu, chi bằng tiền của TCNN; hoạt động tạo lập và sử
37
dụng các quỹ TCNN diễn ra trong các bộ phận cấu thành của TCNN. Đó cũng
chính là các nội dung chủ yếu của quản lý TCNN.
Trong quản lý TCNN, công cụ pháp luật đƣợc sử dụng thể hiện dƣới các
dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý tài chính; các chế độ quản lý tài
chính, kế toán, thống kê; các định mức, tiêu chuẩn về tài chính, mục lục
NSNN... Cùng với pháp luật, hàng loạt công cụ phổ biến khác đƣợc sử dụng
trong quản lý TCNN nhƣ: các đòn bẩy kinh tế, tài chính; Kiểm tra, thanh tra,
giám sát; các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý TCNN...
Từ những phân tích kể trên có thể có khái niệm tổng quát về quản lý Tài
chính Nhà nƣớc nhƣ sau: Quản lý Tài chính Nhà nƣớc là hoạt động của các chủ
thể quản lý TCNN thông qua việc sử dụng có chủ định các phƣơng pháp quản
lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của TCNN nhằm
đạt đƣợc các mục tiêu đã định.
- Đặc điểm của quản lý Tài chính nhà nƣớc
Quản lý TCNN là sự tác động của các chủ thể quản lý TCNN vào quá
trình hoạt động của TCNN. Để quản lý TCNN có hiệu quả đòi hỏi phải nắm
đƣợc đặc điểm của quản lý TCNN. Đến lƣợt nó, đặc điểm của quản lý TCNN
lại chịu sự chi phối bởi đặc điểm của hoạt động TCNN - đối tƣợng quản lý và
mô hình tổ chức hệ thống bộ máy quản lý TCNN – chủ thể quản lý. Từ đó có
thể khái quát các đặc điểm cơ bản của quản lý TCNN là:
+ Đặc điểm về đối tƣợng quản lý TCNN
Đối tƣợng của quản lý TCNN là các hoạt động của TCNN. Tuy nhiên,
các hoạt động của TCNN lại luôn gắn liền với các cơ quan nhà nƣớc - các chủ
thể của TCNN. Các cơ quan này vừa là ngƣời thụ hƣởng nguồn kinh phí của
TCNN, vừa là ngƣời tổ chức các hoạt động của TCNN. Do đó, các cơ quan này
cũng trở thành đối tƣợng của quản lý TCNN. Lấy chất lƣợng, hiệu quả đã đạt
đƣợc của các hoạt động TCNN làm cơ sở để phân tích đánh giá động cơ, biện
pháp tổ chức, điều hành hoạt động TCNN của các cơ quan nhà nƣớc là đòi hỏi
và là nguyên tắc của quản lý TCNN. Chỉ có nhƣ vậy mới đảm bảo cho các
nguồn lực tài chính của nhà nƣớc đƣợc sử dụng hợp lý và có hiệu quả, tránh
38
đƣợc tình trạng thất thoát, lãng phí, tham nhũng công quỹ. Quản lý TCNN thực
chất là quản lý các quỹ công, quản lý các hoạt động tạo lập (thu) và sử dụng
(chi) các quỹ công, do đó sự kết hợp chặt chẽ giữa quản lý yếu tố con ngƣời với
quản lý yếu tố hoạt động tài chính là đặc điểm quan trọng của quản lý TCNN.
+ Đặc điểm về việc sử dụng các phƣơng pháp và công cụ quản lý tài
chính nhà nƣớc
Nhƣ đã đề cập ở trên, trong quản lý TCNN có thể sử dụng nhiều phƣơng
pháp quản lý khác nhau (tổ chức, hành chính, kinh tế) và nhiều công cụ quản lý
khác nhau (pháp luật, các đòn bảy kinh tế, thanh tra - kiểm tra, đánh giá). Mỗi
phƣơng pháp, công cụ có đặc điểm riêng, có cách thức tác động riêng và có các
ƣu, nhƣợc điểm riêng. Nếu nhƣ phƣơng pháp tổ chức, hành chính có ƣu điểm là
đảm bảo đƣợc tính tập trung, thống nhất dựa trên nguyên tắc chỉ huy, quyền lực
thì lại có nhƣợc điểm là hạn chế tính kích thích, tính chủ động của các cơ quan
tổ chức hoạt động TCNN. Ngƣợc lại, các phƣơng pháp kinh tế, các đòn bảy
kinh tế có ƣu điểm là phát huy đƣợc tính chủ động, sáng tạo nhƣng lại có nhƣợc
điểm là hạn chế tính tập trung, thống nhất trong việc tổ chức các hoạt động
TCNN theo cùng một hƣớng đích. Do đó, trong quản lý TCNN, tuỳ theo đặc
điểm của đối tƣợng quản lý cụ thể mà có thể lựa chọn phƣơng pháp này hay
phƣơng pháp khác làm phƣơng pháp nổi bật trên nguyên tắc chung là phải sử
dụng đồng bộ và kết hợp chặt chẽ các phƣơng pháp và công cụ quản lý. Tuy
nhiên, do đặc điểm của hoạt động TCNN là luôn gắn liền với quyền lực của nhà
nƣớc, nên trong quản lý TCNN phải đặc biệt chú trọng tới các phƣơng pháp,
công cụ mang tính quyền uy, mệnh lệnh để đảm bảo tính tập trung, thống nhất.
Đó là các phƣơng pháp tổ chức, hành chính, các công cụ pháp luật, thanh tra,
kiểm tra. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của quản lý TCNN.
+ Đặc điểm về quản lý nội dung vật chất của TCNN
Nội dung vật chất của TCNN là các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ
thuộc sở hữu nhà nƣớc mà nhà nƣớc có thể chi phối và sử dụng trong một thời
kỳ nhất định. Các nguồn tài chính đó có thể tồn tại dƣới dạng tiền tệ hoặc tài
sản, nhƣng tổng số nguồn lực tài chính đó là biểu hiện về mặt giá trị, là đại diện
39
cho một lƣợng của cải vật chất của xã hội. Về lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn, sự
vận động của các nguồn tài chính phải ăn khớp với sự vận động của của cải vật
chất mới đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Điều đó càng có ý
nghĩa và cần thiết bởi vì tổng nguồn lực tài chính mà Nhà nƣớc nắm giữ chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng nguồn lực tài chính của toàn xã hội. Do đó, trong quản
lý TCNN, không những phải quản lý nguồn tài chính đang tồn tại cả dƣới hình
thức tiền tệ, cả dƣới hình thức tài sản, mà còn phải quản lý sự vận động của
tổng nguồn lực TCNN - sự vận động về mặt giá trị - trên cơ sở tính toán để đảm
bảo cân đối với sự vận động của các luồng của cải vật chất và lao động - sự vận
động về mặt giá trị sử dụng - trong đời sống thực tiễn. Nhƣ vậy, kết hợp quản
lý, đảm bảo tính thống nhất giữa hiện vật và giá trị, giá trị và giá trị sử dụng là
một đặc điểm quan trọng khác của quản lý TCNN.
- Nội dung cơ bản của quản lý TCNN
Quản lý TCNN có nội dung đa dạng và phức tạp. Xét theo các bộ phận
cấu thành các quỹ TCNN, nội dung chủ yếu của quản lý TCNN bao gồm: quản
lý NSNN và quản lý các quỹ TCNN ngoài NSNN.
+ Quản lý Ngân sách nhà nƣớc
Quản lý quá trình thu của NSNN
Thu ngân sách Nhà nƣớc đƣợc thực hiện bằng các hình thức: bắt buộc
bao gồm thuế, phí, lệ phí; bán tài nguyên, tài sản quốc gia, các khoản thu trong
các doanh nghiệp nhà nƣớc. Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện cụ thể còn có các hình
thức động viên khác nhƣ hình thức trƣng thu, trƣng mua... Quản lý quá trình
thu NSNN chính là quản lý các hình thức động viên đó. Yêu cầu cơ bản quản lý
quá trình thu NSNN là:
Đảm bảo tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà
nƣớc để trang trải các khoản chi phí cần thiết của Nhà nƣớc trong từng giai
đoạn lịch sử. Việc động viên một bộ phận nguồn lực tài chính quốc gia vào tay
Nhà nƣớc là yêu cầu cơ bản, không thể thiếu đƣợc đối với mọi Nhà nƣớc. Mức
độ tập trung nguồn lực tài chính quốc gia vào tay Nhà nƣớc tuỳ thuộc vào chức
năng nhiệm vụ mà Nhà nƣớc đảm nhận, tuỳ thuộc vào cách thức sử dụng nguồn
40
lực tài chính của Nhà nƣớc cũng nhƣ khả năng tạo ra nguồn lực tài chính của
nền kinh tế. Thông thƣờng, đứng trên góc độ kinh tế, mức động viên nguồn lực
tài chính quốc gia vào tay Nhà nƣớc thƣờng chịu sự tác động của các yếu tố sau
đây: Mức thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời; Tỷ suất doanh lợi trong nền
kinh tế; Khả năng khai thác và xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên; Tỷ lệ tiết kiệm
của khu vực tƣ nhân để đầu tƣ; Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà
nƣớc; Tổ chức bộ máy thu nộp.
Do đó, nội dung quản lý quá trình thu NSNN không đơn thuần là quản lý
các hình thức thu và số thu NSNN mà phải tổ chức quản lý các yếu tố quyết
định đến số thu của NSNN. Đảm bảo khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát
triển, tạo ra nguồn thu của NSNN ngày càng lớn hơn.
Quản lý quá trình chi của NSNN
Chi NSNN có quy mô và mức độ rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực, ở
nhiều địa phƣơng, ở tất cả các cơ quan công quyền. Mặt khác, trong điều kiện
kinh tế thị trƣờng chi NSNN vừa mang tính chất không hoàn trả trực tiếp, lại
vừa có tính chất hoàn trả trực tiếp. Vì vậy, việc quản lý các khoản chi NSNN
hết sức phức tạp. Xét theo yếu tố thời hạn của các khoản chi NSNN, có thể hình
dung nội dung cụ thể quản lý các khoản chi NSNN bao gồm: Quản lý các
khoản chi đầu tƣ phát triển; Quản lý các khoản chi thƣờng xuyên; Quản lý các
khoản chi trả nợ; Quản lý chi dự phòng.
Các khoản chi kể trên đƣợc trang trải bằng các nguồn tài chính khác
nhau, mang tính chất khác nhau. Do đó trong việc hoạch định các phƣơng pháp
và nguyên tắc quản lý cụ thể cũng khác nhau. Trong quản lý các khoản chi của
NSNN phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản là đảm bảo nguồn tài chính cần thiết
để các cơ quan công quyền thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo đúng đƣờng
lối, chính sách, chế độ của Nhà nƣớc.
Quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối thu, chi NSNN
Cân đối thu chi NSNN là một mặt cân đối lớn trong nền kinh tế quốc
dân, nó vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của các mặt cân đối khác trong nền
kinh tế quốc dân. Trong thực tiễn, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ
41
quan mà hoạt động thu, chi NSNN không phải lúc nào cũng cân đối. Về khách
quan, hoạt động thu, chi NSNN bắt nguồn từ hoạt động sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế. Trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
đạt tốc độ tăng trƣởng cao, bền vững, nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát thấp thì khả
năng cân đối thu, chi NSNN đƣợc thực hiện tƣơng đối thuận lợi. Ngƣợc lại,
trong điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu suy thoái, lạm phát
ở tốc độ cao thì khả năng cân đối thu, chi của NSNN gặp nhiều khó khăn. Về
chủ quan, do những tác động của chính sách kinh tế xã hội của Nhà nƣớc làm
nảy sinh sự mất cân đối thu, chi của NSNN. Một hệ thống chính sách kinh tế xã
hội phù hợp có tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội và dựa trên khả
năng của nguồn lực tài chính quốc gia thì khả năng cân đối thu - chi NSNN có
điều kiện thực hiện. Ngƣợc lại, một hệ thống chính sách chế độ kinh tế, xã hội
mang ý chí chủ quan, không xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội, không dựa
trên khả năng nguồn lực tài chính quốc gia, thì vấn đề cân đối thu - chi NSNN
khó đảm bảo. Tuỳ theo cách tiếp cận nguyên nhân của sự mất cân đối mà có
các phƣơng pháp giải quyết khác nhau. Tuy nhiên, phƣơng pháp phổ biến hiện
nay là: Thực hiện hình thức tín dụng Nhà nƣớc vay nợ trong và ngoài nƣớc để
đảm bảo sự cân đối thu - chi NSNN, hình thành quỹ dự trữ, quỹ dự phòng tài
chính...Việc quản lý cân đối thu - chi NSNN thực chất là việc quản lý thực hiện
các biện pháp đó.
+ Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nƣớc
Phân cấp quản lý NSNN đƣợc nhìn nhận nhƣ là một biện pháp quản lý
hoạt động của NSNN. Thực chất của việc phân cấp là việc phân chia trách
nhiệm quản lý hoạt động của NSNN theo từng cấp chính quyền nhằm làm cho
hoạt động của NSNN lành mạnh và đạt hiệu quả cao. Phân cấp hoạt động quản
lý thu, chi NSNN đƣợc thực hiện theo nguyên tắc thống nhất, tập trung dân
chủ, có phân công rành mạch theo quyền hạn, trách nhiệm của các cấp chính
quyền. Quan điểm trong phân cấp quản lý NSNN theo Luật Ngân sách nhà
nƣớc là:
42
+ Phân định rành mạch nhiệm vụ thu chi của từng cấp, cụ thể: chia
nguồn thu thành 3 loại: Trung ƣơng 100%; Địa phƣơng 100%; Điều tiết theo tỷ
lệ giữa TW và địa phƣơng.
+ Tập trung đại bộ phận nguồn thu tài chính lớn, ổn định cho NSTW, tạo
cho NSĐP có nguồn thu gắn với địa bàn.
1.2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG CNTT
VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
Triển khai ứng dụng CNTT có những vai trò, tầm quan trọng trong công
tác quản lý tài chính, đó là:
- Đã xây dựng đƣợc những hệ thống tính toán lớn, giải quyết đƣợc những
bài toán phức tạp về xử lý số liệu một cách chính xác, kịp thời.
- Đã xây dựng nhiều loại phần mềm phù hợp với các lĩnh vực chuyên môn
nghiệp vụ triển khai tại cơ quan các cấp từ Trung ƣơng xuống các cơ sở.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật mạng máy tính hiện đại, đáp ứng yêu cầu
triển khai các ứng dụng nghiệp vụ.
- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về công tác tài chính và cải cách
hành chính do thực hiện ứng dụng CNTT.
- Thiết lập đƣợc môi trƣờng làm việc khoa học, nhiều tiện ích và phát huy
trí tuệ của con ngƣời.
1.2.3. ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH:
1.2.3.1. Khái niệm và nội dung về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
tài chính
Theo nội dung nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính
phủ về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc thì khái
niệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc: là việc sử dụng
CNTT vào các hoạt động của cơ quan nhà nƣớc nhằm nâng cao chất lƣợng,
hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nƣớc và giữa các cơ quan nhà
43
nƣớc, trong giao dịch của cơ quan nhà nƣớc với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy
mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch.
Theo ý kiến của các chuyên gia tài chính về nghiên cứu, phân tích các
hoạt động quản lý tài chính và cải cách hành chính thì việc ứng dụng CNTT
trong công tác quản lý tài chính hƣớng tới những mục tiêu cơ bản sau:
- Đặt nhiệm vụ xây dựng và vận hành nền tài chính phục vụ thay cho
quan điểm là quản lý nền tài chính.
- Cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến cho các đơn vị
có quan hệ với ngân sách, ngƣời dân và doanh nghiệp.
- Hoàn thành xây dựng và triển khai các hệ thống thông tin lớn, cốt lõi
theo mô hình tập trung, xử lý tức thời trong các nghiệp vụ chính của ngành tài
chính.
- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin, tạo nền tảng
phát triển Chính phủ điện tử.
Với việc sử dụng hệ thống hạ tầng xử lý thông tin hiện đại, hệ thống các
phần mềm khoa học đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài chính. Ứng dụng
CNTT vào công tác quản lý tài chính là hoạt động tin học hóa một phần hoặc
toàn bộ các quy trình nghiệp vụ tài cơ quan quản lý tài chính. Ban đầu là chuẩn
hóa các quy trình nghiệp vụ nhằm thuận tiện cho việc quản lý và xử lý thông
tin, tiếp theo là công việc thiết kế xây dựng các phần mềm, chuyển giao đƣa
vào sử dụng. Ban hành các quy định, hƣớng dẫn sử dụng phần mềm, bố trí
nguồn nhân lực có khả năng vận hành phần mềm mang lại hiệu quả, gồm các
công việc thu thập, cập nhật thông tin, xử lý thông tin và kết xuất báo cáo theo
yêu cầu của công tác quản lý.
1.2.3.2. Đặc điểm của ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính
Khi thực hiện công tác quản lý tài chính và kế toán bằng phƣơng pháp thủ
công nhƣ trƣớc đây đã gặp những tồn tại gồm:
- Biên chế cho các bộ phận nghiệp vụ nhiều và tổ chức cồng kềnh, do
công tác quản lý tài chính có nhiều loại hình hoạt động phức tạp.
44
- Việc ghi chép, tính toán bằng phƣơng pháp thủ công mất nhiều công
sức và thời gian.
- Các báo cáo tài chính và số liệu tổng hợp có độ chính xác chƣa cao,
thời gian làm báo cáo thƣờng chậm, không đáp ứng yêu cầu.
- Việc tổng hợp số liệu tài chính trong toàn ngành rất khó khăn, không
kịp thời gian quy định.
Do khối lƣợng và tính chất công việc của ngành tài chính là rất quan
trọng, phức tạp nên nhu cầu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở
tỉnh Hà Giang là rất cần thiết, có đặc điểm cụ thể:
Thứ nhất: Ứng dụng CNTT có quan hệ chặt chẽ trong quá trình hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tài chính. Do đó yêu cầu phải có sự chuẩn bị về
trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo kiến thức, kỹ năng cho ngƣời sử dụng về nghiệp vụ
và CNTT.
Thứ hai: Ứng dụng CNTT là việc khai thác sử dụng các phần mềm tin học
trên thiết bị phần cứng, nó mang đặc điểm của toán học về xử lý thông tin. Nghĩa là
thông tin đầu vào khi đƣợc tiếp nhận và xử lý thì mang tính logic của toán học
mang lại kết quả nhanh nhất.
Thứ ba: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và triển khai sử dụng phải có
trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính, phần
mềm máy tính.
Thứ tư: Phải chuẩn hóa các nghiệp vụ để phục vụ cho việc thu thập dữ liệu
đầu vào phục vụ tính toán và quản lý.
1.2.3.3. Nội dung ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính
- Xây dựng và vận hành hoạt động hệ thống mạng nội bộ, mạng diện rộng
và mua sắm máy chủ máy trạm và thiết bị tin học phục vụ triển khai các phần
mềm ứng dụng.
- Xây dựng các dự án, kế hoạch và chính sách ứng dụng CNTT.
- Xây dựng, ban hành, tuyên truyền và tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT.
- Quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT.
- Tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu.
45
- Quản lý, đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực CNTT.
- Quản lý thống kê về CNTT.
1.2.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
tài chính
- Môi trƣờng trong nƣớc
+ Thứ nhất, môi trường pháp lý triển khai ứng dụng CNTT.
+ Thứ hai, tổ chức bộ máy về ứng dụng CNTT: Tại cơ quan Bộ Tài chính
là Cục Tin học và thống kê tài chính. Tại cơ quan Sở Tài chính tỉnh là Phòng
Tin học. Đối với Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố hiện nay chƣa
có bộ phận chuyên trách về CNTT, mà ứng dụng CNTT đƣợc triển khai thực
hiện bởi các cán bộ nghiệp vụ.
Thứ ba, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực CNTT.
- Môi trƣờng quốc tế
Ngày nay CNTT trên thế giới đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ.
CNTT - truyền thông, mạng Internet đã làm cho khoảng cách trên thế giới rút
ngắn, hình thành thế giới phẳng. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đƣa
hoạt động kinh tế vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang
tính toàn cầu. Sự hội tụ công nghệ viễn thông - tin học - truyền thông quảng bá
đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu và dẫn đến sự hình thành những
loại hình dịch vụ mới, tạo ra khả năng phát triển KT-XH.
1.2.4. KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
1.2.4.1. Kinh nghiệm
Qua công tác tham khảo thực tế và học tập kinh nghiệm ứng dụng CNTT
vào công tác quản lý tài chính ở Sở Tài chính các tỉnh, thành phố gồm: Thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hòa Bình và Lào Cai.. Tác giả đã thu thập
tài liệu, quan sát, thảo luận, phân tích và rút ra một số kinh nghiệm bổ ích, làm
tài liệu cho nghiên cứu của mình nhƣ sau:
- Thứ nhất là: Để đạt đƣợc hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
tài chính ở địa phƣơng, ngành tài chính các tỉnh, thành phố trên đã bám sát định
46
hƣớng ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính, tổ chức thực hiện tốt nội dung các
chủ trƣơng, hƣớng dẫn của Bộ Tài chính gồm: Quyết định số 2307/QĐ-BTC
ngày 23/9/2009 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt dự án ứng dụng
CNTT đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý tài chính của Bộ Tài chính
với cơ quan tài chính địa phƣơng giai đoạn 2009-2010 và định hƣớng đến năm
2015; Quyết định số 1766/QĐ-BTC ngày 26/7/2011 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính
về việc ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT ngành tài chính giai đoạn 20112015; Thông tƣ liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 của Bộ
Tài chính - Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, huyện, trong đó đã thành lập Phòng Tin học thuộc Sở Tài chính; Đã xây
dựng đƣợc hạ tầng kỹ thuật hiện đại bao gồm phòng máy chủ, mạng nội bộ,
mạng diện rộng và triển khai hiệu quả nhiều ứng dụng CNTT phục vụ công tác
quản lý tài chính và cải cách hành chính.
- Thứ hai là: Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch về
ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính của mỗi tỉnh. Thực hiện theo
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu
tƣ ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, để nâng cao hiệu
quả đầu tƣ và đảm bảo luôn đáp ứng cơ sở kỹ thuật hạ tầng thông tin phục vụ
công tác quản lý tài chính, các tỉnh đã chủ động trong công tác xây dựng, thực
hiện các dự án, đề án về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính.
- Thứ ba là: Ban hành các chính sách, quy chế nhằm thực hiện tốt ứng
dụng CNTT: Ban hành các quy định về quản lý và vận hành mạng nội bộ, quy
định về vận hành và khai thác ứng dụng nghiệp vụ, quy định về an toàn bảo mật
thông tin..; Tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực đƣợc chính quyền các tỉnh,
thành phố sớm quan tâm nhƣ chính sách thu hút nguồn nhân lực, cán bộ có
bằng cử nhân CNTT làm trong lĩnh vực CNTT hƣởng thêm 1 lần hệ số lƣơng
cơ bản, cán bộ có bằng thạc sĩ CNTT làm trong lĩnh vực CNTT hƣởng thêm 1,5
lần hệ số lƣơng cơ bản, thực hiện chính sách này các tỉnh bạn đã thu hút, tuyển
dụng tốt nguồn nhân lực CNTT chất lƣợng cao, hạn chế tình trạng cán bộ có
47
trình độ CNTT chuyển công tác do đời sống, thu nhập thấp và không đƣợc quan
tâm thỏa đáng.
- Thứ tƣ là: Trách nhiệm cam kết chỉ đạo và thực hiện của thủ trƣởng các
đơn vị ứng dụng CNTT. Một số tỉnh bạn đã lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ ứng
dụng CNTT với công tác áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn
quốc gia TCVN ISO 9001:2008, bằng việc xây dựng các quy trình ISO thể hiện
sự cam kết, kiểm tra và cải tiến các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, từ đó nâng cao
hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính. Kinh nghiệm cho thấy
ở đơn vị nào có sự quan tâm vào cuộc của thủ trƣởng đơn vị thì ở đơn vị đó đạt
đƣợc hiệu quả và thành công, vì khi thủ trƣởng đơn vị có vào cuộc thì mới nắm
bắt đƣợc thuận lợi, khó khăn từ đó có biện pháp phù hợp, đồng thời thủ trƣởng
đơn vị gƣơng mẫu thực hiện sẽ kéo theo nhân viên học tập làm theo, do đó toàn
cơ quan đơn vị đoàn kết thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Thứ năm là: Thực hiện thống nhất một loại phần mềm nghiệp vụ, tạo lập
cơ sở dữ liệu đồng bộ và tổng hợp, trao đổi đƣợc dữ liệu chung trên toàn địa
bàn tỉnh, thành phố, cụ thể: Về phần mềm kế toán HCSN, phần mềm quản lý tài
sản, phần mềm kế toán ngân sách xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội, Đà Nẵng và tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ, thống nhất một loại phần
mềm nghiệp vụ. Đối với cấp ngân sách xã, phƣờng thị trấn thực hiện phần mềm
KTXA6.0 của Bộ Tài chính, ngoài việc đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán
ngân sách và tài chính xã, còn hỗ trợ kết xuất dữ liệu phục vụ tổng hợp báo cáo
của cơ quan tài chính cấp trên là Phòng Tài chính - kế hoạch huyện. Đối với các
đơn vị dự toán, cơ quan hành chính sự nghiệp sử dụng phần mềm kế toán
IMAS8.0, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của công tác kế toán, phần mềm còn
hỗ trợ kết xuất báo cáo tài chính gửi Sở Tài chính để tổng hợp trên phần mềm
quản lý ngân sách NSNN8.0, tổng hợp lên báo cáo điều hành và báo cáo quyết
toán ngân sách toàn tỉnh một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hiện nay trên địa
bàn tỉnh Hà Giang vẫn chƣa thống nhất đƣợc một loại phần mềm nghiệp vụ,
trên địa bàn tỉnh đang áp dụng theo nhiều loại phần mềm kế toán nhƣ phần
mềm IMAS, phần mềm Misa, phần mềm Dtsort,.. trƣớc mắt có thể đáp ứng
48
đƣợc yêu cầu công tác kế toán nhƣng không hỗ trợ công tác tổng hợp báo cáo
toàn tỉnh, ảnh hƣởng đến công tác điều hành tài chính ngân sách của tỉnh.
1.2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về triển khai ứng dụng CNTT:
Từ học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn về ứng dụng CNTT vào công tác
quản lý tài chính, cùng với cơ sở lý luận, chủ trƣơng ứng dụng CNTT của nhà
nƣớc, của ngành tài chính và xu hƣớng công nghệ hiện nay, tác giả rút ra một
số bài học kinh nghiệm về triển khai ứng dụng CNTT nhƣ sau:
Thứ nhất: Sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền,
đặc biệt là vai trò của thủ trƣởng đơn vị. Đảm bảo sự đồng bộ về cơ chế, chính
sách và định hƣớng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính.
Thứ hai: Phải quan tâm phát triển hạ tầng thông tin, đáp ứng yêu cầu về
cấu hình phần ứng, tốc độ xử lý dữ liệu và an toàn bảo mật phục vụ triển khai
ứng dụng nghiệp vụ.
Thứ ba: Phải chăm lo phát triển các nguồn lực, tuyển dụng cán bộ có năng
lực trình độ và đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên
trách CNTT của ngành tài chính. Đào tạo bỗi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ làm
công tác nghiệp vụ sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT của ngành tài
chính, luôn có ý thức ứng dụng CNTT phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.
49
CHƢƠNG 2:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và
công nghệ đều xuất hiện một cách hết sức mau lẹ và cũng đƣợc đổi mới một
cách cực kỳ nhanh chóng. Ngày nay nghiên cứu khoa học là một trong những
hoạt động có tốc độ phát triển nhanh nhất thời đại. Bộ máy nghiên cứu khoa
học đã trở thành khổng lồ, nó đang nghiên cứu tất cả các góc cạnh của thế giới.
Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã đƣợc ứng dụng vào mọi lĩnh vực của
cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan niệm truyền thống, nó làm cho
sức sản xuất xã hội tăng lên hàng trăm lần so với vài thập niên gần đây.
Về phần mình, bản thân khoa học càng cần đƣợc nghiên cứu một cách
khoa học. Một mặt, phải tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học để khái quát
những lý thuyết về quá trình sáng tạo khoa học; mặt khác, phải tìm ra đƣợc các
biện pháp tổ chức, quản lý và nghiên cứu khoa học tốt hơn làm cho bộ máy
khoa học vốn đã mạnh, lại phát triển mạnh hơn và đi đúng quỹ đạo hơn. Có lẽ
không phải ngẫu nhiên, nhà tƣơng lai học Thierry Gaudin đã đƣa ra một thông
điệp khẩn thiết: “Hãy học phƣơng pháp chứ đừng học dữ liệu !”.
Sự phát triển của khoa học hiện đại không những đem lại cho con ngƣời
những hiểu biết sâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con ngƣời cả những
hiểu biết về phƣơng pháp nhận thức thế giới. Chính vì vậy mà phƣơng pháp và
phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học đã gắn liền với hoạt động có ý thức của
con ngƣời, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động
nhận thức và cải tạo thế giới. Và cũng chính vì vậy mà hiện nay việc nghiên
cứu phƣơng pháp và phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên
cần thiết nhằm giúp cho công tác nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả hơn, phát
triển mạnh mẽ hơn.
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG
PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1.1. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
50
Trƣớc hết để hiểu đƣợc thế nào là phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, các
khái niệm, các đặc điểm của phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần
phải hiểu đƣợc khái niệm khoa học là gì? Khoa học là một khái niệm có nội
hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân
tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở mức độ chung nhất, khoa học đƣợc hiểu
nhƣ sau: Khoa học là hệ thống tri thức đƣợc rút ra từ hoạt động thực tiễn và
đƣợc chứng minh, khẳng định bằng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.
Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phƣơng pháp là
phạm trù trung tâm của phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Vậy phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học là gì? Phƣơng pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà
còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phƣơng pháp góp phần
quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp là
công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đƣờng, bí quyết, quy trình công
nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của
nghiên cứu khoa học là từ những hiện tƣợng chúng ta cảm nhận đƣợc để tìm ra
các quy luật của các hiện tƣợng đó. Nhƣng bản chất bao giờ cũng nằm sâu
trong nhiều tầng hiện tƣợng, vì vậy để nhận ra đƣợc bản chất nằm sâu trong
nhiều tầng hiện tƣợng và nhận ra đƣợc quy luật vận động của chúng đòi hỏi
chúng ta phải có phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Nhƣ vậy phƣơng pháp
chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tƣợng nghiên cứu.
Đến lƣợt mình, phƣơng pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu
hơn và cải tạo tốt hơn đối tƣợng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta
ngƣời thành công là ngƣời biết sử dụng phƣơng pháp. Nhƣ vậy, bản chất của
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con ngƣời sử dụng một cách có
ý thức các quy luật vận động của đối tƣợng nhƣ một phƣơng tiện để khám phá
chính đối tƣợng đó. Phƣơng pháp nghiên cứu chính là con đƣờng dẫn nhà khoa
học đạt tới mục đích sáng tạo.
Trên đây là những khái niệm về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Để
có đƣợc sự hiểu biết sâu sắc hơn và cái nhìn toàn diện hơn về phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học chúng ta cần đi sâu tìm hiểu những đặc điểm của phƣơng
51
pháp nghiên cứu khoa học.
Đặc điểm của phƣơng pháp nghiên cứu khoa học: Phƣơng pháp bao giờ
cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tƣợng cụ thể, ở đây có hai
điều chú ý là chủ thể và đối tƣợng. Phƣơng pháp là cách làm việc của chủ thể,
cho nên nó gắn chặt với chủ thể và nhƣ vậy phƣơng pháp có mặt chủ quan. Mặt
chủ quan của phƣơng pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động
sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức đƣợc các quy luật vận động của
đối tƣợng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tƣợng. Phƣơng pháp là cách
làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tƣợng,
phƣơng pháp gắn chặt với đối tƣợng, và nhƣ vậy phƣơng pháp có mặt khách
quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt
động của chủ thể. Đặc điểm của đối tƣợng chỉ dẫn cách chọn phƣơng pháp làm
việc, trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các
quy luật khách quan tự chúng chƣa phải là phƣơng pháp, nhƣng nhờ có chúng
mà ta phát hiện ra phƣơng pháp. ý thức về sự sáng tạo của con ngƣời phải tiếp
cận đƣợc các quy luật khách quan của thế giới. Phƣơng pháp có tính mục đích
vì hoạt động của con ngƣời đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài
nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu
và ngƣợc lại nếu lựa chọn phƣơng pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục
đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn và đôi khi vƣợt qua cả yêu cầu mà mục đích
đã dự kiến ban đầu. Phƣơng pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn
đề cần nghiên cứu. Phƣơng pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung
công việc quy định phƣơng pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có
phƣơng pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phƣơng pháp
đặc trƣng. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là
một hệ thống các thao tác đƣợc sắp xếp theo một chƣơng trình tối ƣu. Sự thành
công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện
đƣợc hay không lôgíc tối ƣu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách
có ý thức. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ,
cần có các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phƣơng tiện và
52
phƣơng pháp là hai phạm trù khác nhau nhƣng chúng lại gắn bó chặt chẽ với
nhau căn cứ vào đối tƣợng nghiên cứu mà ta chọn phƣơng pháp nghiên cứu,
theo yêu cầu của phƣơng pháp nghiên cứu mà chọn các phƣơng tiện phù hợp,
nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tƣợng
nào đó. Chính các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên
cứu đạt tới độ chính xác cao.
2.1.2. Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học phƣơng pháp và phƣơng pháp luận là hai
khái niệm gần nhau nhƣng không đồng nhất. Phƣơng pháp luận là hệ thống các
nguyên lý, quan điểm (trƣớc hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến
thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phƣơng pháp, xác
định phạm vi, khả năng áp dụng các phƣơng pháp và định hƣớng cho việc
nghiên cứu tìm tòi cũng nhƣ việc lựa chọn, vận dụng phƣơng pháp. Nói cách
khác thì phƣơng pháp luận chính là lý luận về phƣơng pháp bao hàm hệ thống
các phƣơng pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời sử dụng phƣơng
pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
Các quan điểm phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận
cho nên thƣờng mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết
học (nhƣ thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.
Phƣơng pháp luận đƣợc chia thành phƣơng pháp bộ môn lý luận về
phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong một bộ môn khoa học và phƣơng pháp luận
chung cho các khoa học. Phƣơng pháp luận chung nhất, phổ biến cho hoạt động
nghiên cứu khoa học là triết học. Triết học Mác-Lênin là phƣơng pháp luận đáp
ứng những đòi hỏi của nhận thức khoa học hiện đại cũng nhƣ hoạt động cải tạo
và xây dựng thế giới mới. Những phƣơng pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn
liền với từng bộ môn khoa học (toán học, vật lý học, sinh vật học, kinh tế học,
xã hội học, v.v…). Do vậy những phƣơng pháp riêng này sẽ đƣợc làm sáng tỏ
khi nghiên cứu những môn học tƣơng ứng. Dựa trên những đặc điểm cơ bản
của phƣơng pháp và phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng ta đi vào
53
việc phân loại các phƣơng pháp.
Phân loại phƣơng pháp: Căn cứ vào mức độ cụ thể của phƣơng pháp, các
phƣơng pháp nghiên cứu chung trƣớc hết đƣợc phân chia thành hai loại: Các
phƣơng pháp tổng quát và các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. Có nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu tổng quát (khái quát, trừu tƣợng) khác nhau. Căn cứ
vào đặc điểm của quá trình tƣ duy, phƣơng pháp tổng quát đƣợc chia thành các
phƣơng pháp nhƣ: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, lôgic-lịch sử, hệ
thống-cấu trúc… Nếu căn cứ vào cách tiếp cận đối tƣợng nghiên cứu, sự khác
nhau của những lao động cụ thể trong nghiên cứu khoa học, phƣơng pháp tổng
quát đƣợc chia thành loại phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm và loại phƣơng
pháp nghiên cứu lý thuyết.
- Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm: Loại phƣơng pháp này bao gồm
các phƣơng pháp quan sát, thí nghiệm thực nghiệm. Quan sát là phƣơng pháp
nghiên cứu để xác định các thuộc tính và quan hệ của sự vật, hiện tƣợng riêng
lẻ xét trong điều kiện tự nhiên vốn có của nó nhờ khả năng thụ cảm của các
giác quan, khả năng phân tích tổng hợp, khái quát trừu tƣợng hoá. Thực
nghiệm, thí nghiệm là việc ngƣời nghiên cứu khoa học sử dụng các phƣơng tiện
vật chất tác động lên đối tƣợng nghiên cứu nhằm kiểm chứng các giả thiết, lý
thuyết khoa học, chính xác hoá, bổ sung chỉnh lý các phỏng đoán giả thiết ban
đầu tức là để xây dựng các giả thiết, lý thuyết khoa học mới. Thí nghiệm, thực
nghiệm bao giờ cũng đƣợc tiến hành theo sự chỉ đạo của một ý tƣởng khoa học
nào đấy. Nhƣ vậy để tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm phải có tri thức khoa
học và điều kiện vật chất. Phƣơng pháp thực nghiệm đƣợc áp dụng khá phổ
biến trong các ngành khoa học tự nhiên kỹ thuật - công nghệ là những ngành
khoa học có khả năng định lƣợng chính xác. Trong những lĩnh vực này, sự phát
triển của khoa học kỹ thuật còn cho phép tạo ra những môi trƣờng nhân tạo,
khác với môi trƣờng bình thƣờng để nghiên cứu sự vận động biến đổi của đối
tƣợng. Các ngành khoa học xã hội là lĩnh vực khó có khả năng tiến hành các thí
nghiệm khoa học, áp dụng phƣơng pháp thử nghiệm. Song thực tiễn là tiêu
chuẩn của chân lý. Mọi khái quát, trừu tƣợng, mọi lý thuyết nếu không đƣợc
54
thực tiễn chấp nhận đều không có chỗ đứng trong khoa học. Ở đây quan sát,
tổng kết thực tiễn ngƣời nghiên cứu khoa học có khả năng nhận thức nhanh hơn
con đƣờng do lịch sử tự vạch ra. Trong những phạm vi nhất định, ngƣời ta cũng
có thể tiến hành các thí nghiệm xã hội học. Ở đây cần lƣu ý rằng tính toán xã
hội của khoa học xã hội đòi hỏi những phƣơng tiện, điều kiện vật chất, môi
trƣờng thử nghiệm phải là những điều kiện phổ biến (đã có trong toàn xã hội,
hoặc chắc chắn đƣợc tạo ra trong toàn xã hội). Trong phƣơng pháp nghiên cứu
thực nghiệm, nhiều trƣờng hợp ngƣời ta còn sử dụng phƣơng pháp mô hình hoá
mà đối tƣợng nghiên cứu không cho phép quan sát thực nghiệm trực tiếp. Cơ sở
để áp dụng phƣơng pháp mô hình hoá là sự giống nhau về các đặc điểm, chức
năng, tính chất đã đƣợc xác lập vững chắc giữa các sự vật hiện tƣợng, quá trình
xảy ra trong tự nhiên xã hội, tƣ duy. Dựa trên cơ sở này, từ những kết quả
nghiên cứu đối với mô hình ngƣời ta rút ra những kết luận khoa học về đối
tƣợng cần nghiên cứu. Trong nghiên cứu thực nghiệm ngƣời ta cũng còn vận
dụng cả các phƣơng pháp phân tích tổng hợp, quy nạp - diễn giải và lôgíc - lịch
sử.
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Loại phƣơng pháp nghiên cứu lý
thuyết bao gồm các phƣơng pháp khái quát, trừu tƣợng hoá, diễn dịch, quy nạp,
phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, v.v… Loại phƣơng pháp lý thuyết đƣợc
dùng cho tất cả các ngành khoa học. Khác với nghiên cứu thực nghiệm phải sử
dụng các yếu tố, điều kiện vật chất tác động vào đối tƣợng nghiên cứu, trong
nghiên cứu lý thuyết quá trình tìm kiếm phát hiện diễn ra thông qua tƣ duy trừu
tƣợng, sử dụng các phƣơng tiện ngôn ngữ, chữ viết, v.v… Do vậy loại phƣơng
pháp này giữ một vị trí rất cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn.
Điểm xuất phát của nghiên cứu thực nghiệm là quan sát thực tiễn, quan sát sự
vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Trong nghiên cứu lý thuyết, nền tảng và
điểm xuất phát của quá trình nghiên cứu là tri thức lý luận (các quan điểm, các
lý thuyết). Do vậy việc nắm vững hệ thống lý luận nền tảng đóng vai trò rất
quyết định trong loại phƣơng pháp này. Nắm vững lý thuyết nền là cơ sở hình
thành định hƣớng trong nghiên cứu hình thành các trƣờng phái khoa học. Học
55
thuyết Mác-Lênin là hệ thống lý luận nền tảng đối với toàn bộ khoa học xã hội
ở nƣớc ta. Ngƣời nghiên cứu khoa học xã hội do vậy phải đƣợc trang bị vững
chắc lý luận Mác-Lênin là cơ sở cho toàn bộ quá trình sáng tạo phát triển tiếp
theo. Tri thức khoa học là tri thức chung, tài sản chung của nhân loại. Bất cứ lý
thuyết nào nếu đƣợc thực tiễn chấp nhận, đều có hạt nhân khoa học, hợp lý của
nó. Bên cạnh việc nắm vững học thuyết Mác-Lênin làm điểm xuất phát, nền
tảng, ngƣời nghiên cứu khoa học xã hội còn phải tiếp thu đƣợc các lý luận, học
thuyết khác. Tiếp thu các lý luận, học thuyết khác vừa để tiếp thu đƣợc những
khía cạnh hợp lý, khoa học, tức là những tinh hoa trong kho tàng tri thức nhân
loại, giúp cho mình tiếp tục phát triển lý luận Mác-Lênin, vừa để nhìn thấy
những khiếm khuyết bất cập của các lý luận ấy, góp phần vào cuộc đấu tranh
bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin. Cần lƣu ý rằng nếu không nắm vững lý luận nền
tảng là học thuyết Mác-Lênin, ngƣời nghiên cứu khoa học rất khó khăn trong
việc tìm ra cái đúng, cái sai của các lý luận khác. Đó là một nguyên nhân gây ra
tình trạng rối loạn trong lĩnh vực tƣ tƣởng lý luận khi chuyển sang kinh tế thị
trƣờng mở cửa ở nƣớc ta hiện nay. Nếu nhƣ các quy luật tự nhiên tồn tại một
cách lâu dài, thì các quy luật xã hội tồn tại, vận động trên những điều kiện xã
hội nhất định. Thoát ly tính lịch sử cụ thể luôn là một nguy cơ dẫn phƣơng pháp
lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội rơi vào tình trạng duy tâm, siêu
hình, bám giữ lấy những nguyên lý, công thức lỗi thời lạc hậu trở thành giáo
điều kinh viện, kìm hãm khoa học. Trong phƣơng pháp lý thuyết do đặc tính
của quá trình sáng tạo khoa học diễn ra thông qua tƣ duy trừu tƣợng, suy luận,
khái quát hoá, lại không đƣợc thực tiễn kiểm chứng ngay, mà phải trải qua một
thời gian khá dài đúng sai mới sáng tỏ. Điều đó dễ dẫn ngƣời làm khoa học
phạm vào sai lầm chủ quan duy ý chí, tự biện. Coi trọng phƣơng pháp lý thuyết
trong nghiên cứu khoa học xã hội, ngƣời làm khoa học cần chú ý kết hợp
phƣơng pháp này với phƣơng pháp quan sát, tổng kết thực tiễn. Sự kết hợp này
là yếu tố bổ sung, giúp ngƣời nghiên cứu khoa học tránh đƣợc những hạn chế
do phƣơng pháp lý thuyết đƣa lại.
56
2.2. MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỤ THỂ
2.2.1. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu
thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để
nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, từ đó
giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu
đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận. Khi chúng ta đứng trƣớc một
đối tƣợng nghiên cứu, chúng ta cảm giác đƣợc nhiều hiện tƣợng đan xen nhau,
chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó. Vậy muốn hiểu đƣợc bản chất của
một đối tƣợng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.
Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung,
thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ
biến. Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân
chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để
tìm thuộc tính riêng và chung. Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng
hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình
phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng
mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc
bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Phân tích và tổng hợp là
hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên
cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự
vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm
cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất
quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng
liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu
tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng
khác nhau. Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy
định, mặt phân tích định lƣợng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu.
Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên
57
tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân
tích định lƣợng. Trong các ngành khoa học xã hội - nhân văn, sự hạn chế độ
chính xác trong phân tích định lƣợng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất
nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả
nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.
2.2.2. Phƣơng pháp quy nạp và diễn giải
Phƣơng pháp quy nạp là phƣơng pháp đi từ những hiện tƣợng riêng lẻ,
rời rạc, độc lập ngẫu nhiên rồi liên kết các hiện tƣợng ấy với nhau để tìm ra bản
chất của một đối tƣợng nào đó. Từ những kinh nghiệm, hiểu biết các sự vật
riêng lẻ ngƣời ta tổng kết quy nạp thành những nguyên lý chung. Cơ sở khách
quan của phƣơng pháp quy nạp là sự lặp lại của một số hiện tƣợng này hay hiện
tƣợng khác do chỗ cái chung tồn tại, biểu hiện thông qua cái riêng. Nếu nhƣ
phƣơng pháp phân tích-tổng hợp đi tìm mối quan hệ giữa hình thức và nội dung
thì phƣơng pháp quy nạp đi sâu vào mối quan hệ giữa bản chất và hiện tƣợng.
Một hiện tƣợng bộc lộ nhiều bản chất. Nhiệm vụ của khoa học là thông qua
hiện tƣợng để tìm ra bản chất, cuối cùng đƣa ra giải pháp. Phƣơng pháp quy
nạp đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện ra các quy luật, rút ra từ
những kết luận tổng quát đƣa ra các giả thuyết. Trong nghiên cứu khoa học,
ngƣời ta còn có thể xuất phát từ những giả thuyết hay từ những nguyên lý
chung để đi sâu nghiên cứu những hiện tƣợng cụ thể nhờ vậy mà có nhận thức
sâu sắc hơn từng đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp diễn giải ngƣợc lại với
phƣơng pháp quy nạp, đó là phƣơng pháp đi từ cái bản chất, nguyên tắc,
nguyên lý đã đƣợc thừa nhận để tìm ra các hiện tƣợng, các biểu hiện, cái trùng
hợp cụ thể trong sự vận động của đối tƣợng. Phƣơng pháp diễn giải nhờ vậy có
ý nghĩa rất quan trọng trong những bộ môn khoa học thiên về nghiên cứu lý
thuyết, ở đây ngƣời ta đƣa ra những tiền đề, giả thuyết và bằng những suy diễn
lôgic để rút ra những kết luận, định lý, công thức. Quy nạp và diễn giải là hai
phƣơng pháp nghiên cứu theo chiều ngƣợc nhau song liên hệ chặt chẽ và bổ
sung cho nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nhờ có những
kết quả nghiên cứu theo phƣơng pháp quy nạp trƣớc đó mà việc nghiên cứu có
58
thể tiếp tục, phát triển theo phƣơng pháp diễn giải. Phƣơng pháp diễn giải, do
vậy mở rộng giá trị của những kết luận quy nạp vào việc nghiên cứu đối tƣợng.
2.2.3. Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc
Phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc là hai mặt biểu hiện của
phƣơng pháp biện chứng mácxít. Tính thống nhất và tính khác biệt của nó cũng
bắt nguồn từ tính thống nhất và tính khác biệt của hai phạm trù lịch sử và lôgíc.
- Phƣơng pháp lịch sử: Các đối tƣợng nghiên cứu (sự vật, hiện tƣợng)
đều luôn biến đổi, phát triển theo những hoàn cảnh cụ thể của nó, tạo thành lịch
sử liên tục đƣợc biểu hiện ra trong sự đa dạng, phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ có
cả tất nhiên và ngẫu nhiên. Phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp thông qua
miêu tả tái hiện hiện thực với sự hỗn độn, lộn xộn, bề ngoài của các yếu tố, sự
kiện kế tiếp nhau, để nêu bật lên tính quy luật của sự phát triển. Hay nói cách
khác, phƣơng pháp lịch sử là phƣơng pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn
gốc phát sinh, quá trình phát triển và biến hoá của đối tƣợng, để phát hiện ra
bản chất và quy luật của đối tƣợng. Do đó phƣơng pháp lịch sử có những đặc
điểm gồm: Nó phải đi sâu vào tính muôn màu muôn vẻ của lịch sử, tìm ra cái
đặc thù, cái cá biệt ở trong cái phổ biến. Và trên cơ sở nắm đƣợc những đặc thù
cá biệt đó mà trình bày thể hiện cái phổ biến của lịch sử. Phƣơng pháp lịch sử
còn yêu cầu chúng ta phải tìm hiểu cái không lặp lại bên cái lặp lại. Các hiện
tƣợng lịch sử thƣờng hay tái diễn, nhƣng không bao giờ diễn lại hoàn toàn nhƣ
cũ. Phƣơng pháp lịch sử phải chú ý tìm ra cái khác trƣớc, cái không lặp lại để
thấy những nét đặc thù lịch sử. Phƣơng pháp lịch sử lại yêu cầu chúng ta phải
theo dõi những bƣớc quanh co, thụt lùi tạm thời…của phát triển lịch sử. Bởi vì
lịch sử phát triển muôn màu muôn vẻ, có khi cái cũ chƣa đi hẳn, cái mới đã nảy
sinh. Hoặc khi cái mới đã chiếm ƣu thế, nhƣng cái cũ hãy còn có điều kiện và
nhu cầu tồn tại trong một chừng mực nhất định. Phƣơng pháp lịch sử phải đi
sâu vào những uẩn khúc đó. Phƣơng pháp lịch sử yêu cầu chúng ta đi sâu vào
ngõ ngách của lịch sử, đi sâu vào tâm lý, tình cảm của quần chúng, hiểu lịch sử
cả về điểm lẫn về diện, hiểu từ cá nhân, sự kiện, hiện tƣợng đến toàn bộ xã hội.
Chẳng hạn nhƣ nói về cách mạng Tháng Tám, nếu chỉ nêu lên những đặc điểm,
59
quy luật và sự kiện điển hình thì chƣa đủ để thấy đƣợc sắc thái đặc biệt của nó
khác với các cuộc cách mạng khác. Tâm lý của quần chúng trƣớc ngày khởi
nghĩa, tình cảm đối với Đảng, với cách mạng, những hành vi biểu lộ tâm lý,
tình cảm đó lại là những nét mà lịch sử phải chú ý để cho sự miêu tả đƣợc sinh
động, tránh khô khan, công thức, gò bó. Phƣơng pháp lịch sử phải chú ý những
tên ngƣời, tên đất, không gian, thời gian, thời gian cụ thể, nhằm dựng lại quá
trình lịch sử đúng nhƣ nó diễn biến. Tóm lại, mọi sự vật và hiện tƣợng của tự
nhiên và xã hội đều có lịch sử của mình, tức là có nguồn gốc phát sinh, có quá
trình vận động phát triển và tiêu vong. Quy trình phát triển lịch sử biểu hiện
toàn bộ tính cụ thể của nó, với mọi sự thay đổi, những bƣớc quanh co, những
cái ngẫu nhiên, những cái tất yếu, phức tạp, muôn hình muôn vẻ, trong các
hoàn cảnh khác nhau và theo một trật tự thời gian nhất định. Đi theo dấu vết
của lịch sử chúng ta sẽ có bức tranh trung thực về bản thân đối tƣợng nghiên
cứu. Phƣơng pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát triển cụ thể của đối
tƣợng, phải nắm đƣợc sự vận động cụ thể trong toàn bộ tính phong phú của nó,
phải bám sát sự vật, theo dõi những bƣớc quanh co, những ngẫu nhiên của lịch
sử, phát hiện sợi dây lịch sử của toàn bộ sự phát triển. Từ cái lịch sử chúng ta sẽ
phát hiện ra cái quy luật phát triển của đối tƣợng. Tức là tìm ra cái lôgíc của
lịch sử, đó chính là mục đích của mọi hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Phƣơng pháp lôgíc: Nếu phƣơng pháp lịch sử là nhằm diễn lại toàn bộ
tiến trình của lịch sử thì phƣơng pháp lôgíc nghiên cứu quá trình phát triển lịch
sử, nghiên cứu các hiện tƣợng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích
vạch ra bản chất quy luật, khuynh hƣớng chung trong sự vận động của chúng.
Do đó phƣơng pháp lôgíc có những đặc điểm gồm: Phƣơng pháp lôgíc nhằm đi
sâu tìm hiểu cái bản chất, cái phổ biến, cái lặp lại của các hiện tƣợng. Muốn
vậy, nó phải đi vào nhiều hiện tƣợng, phân tích, so sánh, tổng hợp…để tìm ra
bản chất của hiện tƣợng. Nếu phƣơng pháp lịch sử đi sâu vào cả những bƣớc
đƣờng quanh co, thụt lùi tạm thời của lịch sử, thì phƣơng pháp lôgíc lại có thể
bỏ qua những bƣớc đƣờng đó, mà chỉ nắm lấy bƣớc phát triển tất yếu của nó,
nắm lấy cái xƣơng sống phát triển của nó, tức là nắm lấy quy luật của nó. Nhƣ
60
Anghen đã nói: lôgíc không phải là sự phản ánh lịch sử một cách đơn thuần, mà
là sự phản ánh đã đƣợc uốn nắn lại nhƣng uốn nắn theo quy luật mà bản thân
quá trình lịch sử đem lại. Khác với phƣơng pháp lịch sử là phải nắm lấy từng sự
việc cụ thể, nắm lấy không gian, thời gian, tên ngƣời, tên đất…cụ thể, phƣơng
pháp lôgíc lại chỉ cần đi sâu nắm lấy những nhân vật, sự kiện, giai đoạn điển
hình và nắm qua những phạm trù quy luật nhất định. Thí dụ, trong khi viết Tƣ
bản luận, Mác có thể đi ngay vào giai đoạn phát triển điển hình cao nhất của
lịch sử lúc đó là xã hội tƣ bản. Khi phát hiện ra đƣợc quy luật cơ bản của chủ
nghĩa tƣ bản là quy luật thặng dƣ giá trị, tức là nắm đƣợc sâu sắc các giai đoạn
điển hình, thì từ đó có thể dễ dàng tìm ra các quy luật phát triển của các xã hội
trƣớc tƣ bản chủ nghĩa, mà không nhất thiết phải đi từ giai đoạn đầu của lịch sử
xã hội loài ngƣời. Nhờ những đặc điểm đó mà phƣơng pháp lôgíc có những khả
năng riêng là: Phƣơng pháp lôgíc giúp chúng ta nhìn nhận ra cái mới. Bởi vì,
lôgíc là sự phản ánh của thế giới khách quan vào ý thức con ngƣời, mà thế giới
khách quan thì không ngừng phát triển, cái mới luôn luôn nảy sinh. Do luôn
luôn chú ý đến cái phổ biến, cái bản chất mà tƣ duy lôgíc dễ nhìn thấy những
bƣớc phát triển nhảy vọt và thấy cái mới đang nảy sinh và phát triển nhƣ thế
nào. Đặc điểm của cái mới là nó khác về chất với cái cũ. Mặc dù là hình thức
thì chƣa thay đổi, nhƣng chất mới đã nảy sinh. Do thấy đƣợc mầm mống của
cái mới mà phƣơng pháp lôgíc có thể giúp ta thấy đƣợc hƣớng đi của lịch sử,
nhằm chỉ đạo thực tiễn, cải tạo thế giới. Phƣơng pháp lôgíc còn có ƣu điểm là
giúp chúng ta tác động tích cực vào hiện thực, nhằm tái sản sinh ra lịch sử ở
một trình độ cao hơn, nghĩa là chủ động cải tạo, cải biến lịch sử, nhờ đó nắm
đƣợc những quy luật khách quan đó. Cụ thể hiện nay, một số doanh nghiệp nhà
nƣớc đƣợc cổ phần hoá đã giúp công nhân có thể trở thành ngƣời vừa sản xuất,
vừa làm chủ xí nghiệp, lại cải thiện nhanh chóng đƣợc đời sống. Nhà nƣớc đã
chủ động tác động tới quá trình đó, đƣa lịch sử tiến lên. Trên đây chúng ta đã
tìm ra tính khác biệt của phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc, cũng tức là
vạch ra tính độc lập tƣơng đối của hai phƣơng pháp. Tuy nhiên giữa hai phƣơng
pháp này cũng có sự thống nhất. Trên thực tế công tác nghiên cứu theo phƣơng
61
pháp biện chứng mácxít, không bao giờ có phƣơng pháp lịch sử hay phƣơng
pháp lôgíc thuần tuý tách rời nhau, mà là trong cái này có cái kia, hai cái thâm
nhập vào nhau, ảnh hƣởng lẫn nhau. Giới hạn giữa chúng chỉ là tƣơng đối. Cụ
thể, phƣơng pháp lịch sử tuy phải theo sát tiến trình phát triển của lịch sử của
sự vật hiện tƣợng, diễn lại những bƣớc quanh co, ngẫu nhiên, thụt lùi tạm thời
của quá trình phát triển hiện thực, nhƣng không phải là miêu tả lịch sử đó một
cách kinh nghiệm chủ nghĩa, mà là miêu tả theo một sợi dây lôgíc nhất định của
sự phát triển lịch sử; không phải miêu tả lịch sử một cách mù quáng, mà là phát
triển một cách có quy luật. Cũng vậy, phƣơng pháp lôgíc tuy không nói đến
những chi tiết lịch sử, những bƣớc đƣờng quanh co, ngẫu nhiên của lịch sử đối
tƣợng, nhƣng không phải vì thế mà nó bỏ qua việc nghiên cứu lịch sử cụ thể
của đối tƣợng. Phƣơng pháp lôgíc là sự phản ánh cái chủ yếu đƣợc rút ra từ
trong lịch sử sự vật, và làm cho cái chủ yếu ấy thể hiện đƣợc bản chất của quá
trình lịch sử. Tóm lại, phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgíc có tính thống
nhất và cũng có mục đích thống nhất là cùng nhằm phơi bày rõ chân lý khách
quan của sự phát triển lịch sử, nên trong công tác nghiên cứu, tổng kết khoa
học, chúng ta không chỉ vận dụng một phƣơng pháp riêng rẽ nào, vì thực ra
chúng chỉ là hai mặt biểu hiện khác nhau của phƣơng pháp biện chứng mácxít
mà thôi. Tuy vậy, trong công tác nghiên cứu chúng ta vẫn cần chú ý đến tính
độc lập tƣơng đối của hai phƣơng pháp này nhƣ đã nói ở trên. Việc ngày càng
xuất hiện thêm nhiều phƣơng pháp mới trong nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ
con ngƣời có nhiều khả năng hơn để nhận thức thế giới khách quan. Khoa học
và công nghệ đã trở thành động lực thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại.
Cùng với nghiên cứu khoa học hiện đại, thì phƣơng pháp và phƣơng
pháp luận nghiên cứu khoa học ngày càng đƣợc chú ý đến và nó còn đƣợc coi
là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển khoa học. Chúng ta đã biết
khoa học càng phát triển bao nhiêu thì phƣơng pháp, cách thức nghiên cứu càng
đa dạng phong phú bấy nhiêu. Càng nhiều phƣơng pháp sẽ tăng khả năng lựa
chọn phƣơng pháp của ngƣời nghiên cứu, làm cho việc lựa chọn phƣơng pháp
có ý nghĩa quan trọng hơn cả về mặt nhận thức khoa học lẫn hiệu quả kinh tế.
62
Phƣơng pháp nói chung đóng vai trò chủ đạo trong nghiên cứu khoa học
công nghệ. Phƣơng pháp gắn với các môn, lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Chính
sự phát triển của khoa học, kỹ thuật ngày càng nảy sinh nhiều phƣơng pháp cụ
thể khác nhau để nghiên cứu cùng một đối tƣợng. Do vậy sẽ là sai lầm nếu quá
nhấn mạnh một phƣơng pháp đặc thù, cụ thể nào đó trong nghiên cứu. Vì vậy
chúng ta phải có một cái nhìn khách quan về các phƣơng pháp nghiên cứu khoa
học cũng nhƣ phải có một phƣơng pháp luận đúng đắn, để từ đó biết áp dụng
một cách khoa học và chính xác các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học vào mỗi
đối tƣợng khác nhau và để phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu khác nhau.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu
Luận văn sử dụng Phƣơng pháp thu thập tài liệu, dữ liệu làm phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu, phù hợp với điều kiện nghiên cứu, cụ thể:
- Các loại tài liệu thu thập gồm: Tài liệu, dữ liệu về thực trạng ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính, các môi trƣờng chính sách
ảnh hƣởng, các yếu tố tác động từ bên trong và bên ngoài đến quá trình ứng
dụng công nghệ thông tin. Xu hƣớng công nghệ chung và mục tiêu, định hƣớng
của công tác quản lý tài chính làm thay đổi mức độ, phạm vi ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang.
- Nguồn gốc tài liệu thu thập: Tài liệu, dữ liệu thu thập có nguồn gốc rõ
ràng, chính thống đƣợc các cơ quan tổ chức nhà nƣớc công bố nhƣ báo cáo
hàng năm về tình hình ứng dụng CNTT của Sở Tài chính, báo cáo chỉ số sẵn
sàng ứng dụng CNTT ICT Index Finance do Tạp chí khoa học tài chính khảo
sát, đánh giá xếp loại và công bố hàng năm. [27, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc
gia về CNTT - Hội tin học Việt Nam]. Ngoài ra luận văn còn sử dụng tài liệu từ
các nguồn nghiên cứu khoa học từ các chuyên gia, các đề tài, đề án khoa học
đã, đang nghiên cứu nhƣ đề án ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015-2019.
- Cách thức thu thập tài liệu: Tài liệu, dữ liệu đƣợc thu thập theo cách
63
trực tiếp và gián tiếp gồm sử dụng các tài liệu lƣu trữ có sẵn trong cơ quan tài
chính nhƣ các báo cáo tổng kết hàng năm về công tác ứng dụng CNTT. Đồng
thời thu thập các tài liệu không có sẵn thông qua các hình thức thu thập gồm:
phiếu khảo sát số liệu về tình hình ứng dụng CNTT, thu thập thông qua thƣ
điện tử, qua trao đổi điện thoại với các đơn vị ứng dụng CNTT và các chuyên
gia về CNTT nhằm đánh giá chất lƣợng các phần mềm ứng dụng; thu thập
thông tin qua khảo sát ý kiến của khách hàng sử dụng các dịch vụ của cơ quan
tài chính cung cấp để năm đƣợc mức độ hài lòng của khách hàng về dịch vụ
công và mức độ ứng dụng CNTT của cơ quan tài chính.
2.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu
Luận văn sử dụng Phƣơng pháp xử lý số liệu, tài liệu làm phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học, phù hợp với điều kiện nghiên cứu của tác giả, cụ thể:
- Nghiên cứu tại bàn: Là việc nghiên cứu, phân tích các số liệu thứ cấp;
Đề tài sử dụng các công cụ là phần mềm máy tính chuyên dụng nhƣ word,
excell và phần mềm thống kê để thu thập và xử lý số liệu thành các thông tin có
ích cho mục đích nghiên cứu. Sử dụng công cụ tra cứu trực tuyến thông qua
mạng internet để phục vụ nghiên cứu. Khai thác các cơ sở dữ liệu về chỉ số ứng
dụng CNTT nhƣ chỉ số ICT Index của ngành tài chính. Khai thác chắt lọc các
tài liệu thông qua các lớp tập huấn do Cục Tin học và thống kê tài chính, Bộ
Tài chính phối hợp với các công ty tin học đào tạo cho Sở Tài chính. Ngoài ra
đề tài cũng sử dụng các số liệu về thu, chi ngân sách, chi hoạt động các chƣơng
trình kinh tế, chi sự nghiệp, chi an sinh xã hội.
- Thống kê mô tả: Là việc thống kê các số liệu về ứng dụng CNTT từ đó
rút ra các quy luật và kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phân tích tổng hợp: Là việc nghiên cứu dựa trên các tri thức khoa học
về quản lý tài chính và ứng dụng CNTT để phân tích thực trạng ứng dụng
CNTT từ đó rút ra các vấn đề quan trọng nhằm đẩy mạnh công tác ứng dụng
CNTT với thời gian, nguồn lực phù hợp và hiệu quả.
- Điều tra so sánh: Là việc so sánh số liệu về ứng dụng CNTT qua các
64
thời kỳ nhằm rút ra các quy luật phục vụ mục đích nghiên cứu.
Do đây là một đề tài mới, ít đơn vị nghiên cứu, ngoài các phƣơng pháp
nghiên cứu trên tác giả còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên quan chặt
chẽ phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Phƣơng pháp duy vật
biện chứng dựa trên hai nguyên lý cơ bản và 3 quy luật để xem xét nghiên cứu,
gồm: Nguyên lý mối quan hệ phổ biến để khái quát toàn cảnh về ứng dụng
CNTT, xem xét mối quan hệ giữa nội dung quản lý tài chính và tin học hóa
công tác quản lý tài chính để từ đó tìm ra bản chất của việc ứng dụng CNTT và
các nhân tố tác động chủ yếu. Nguyên lý về phát triển để xem xét sự vận động
và phát triển của CNTT ở nƣớc ta trong thời gian qua đã biến đổi không ngừng
từ bƣớc đầu là ứng dụng CNTT đến công nghiệp CNTT, công nghiệp nội dung
số, thƣơng mại điện tử và thông tin điện tử. Xem xét sự chi phối của 3 quy luật
cơ bản đến quá trình ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính: đó là các
quy luật mâu thuẫn, quy luật lƣợng chất, quy luật phủ định. Phƣơng pháp duy
vật lịch sử để giải thích các quy luật phát sinh, phát triển chung nhất của xã hội
và các bộ phận của nó trong đó có vấn đề ứng dụng CNTT vào công tác quản lý
tài chính.
65
CHƢƠNG 3:
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG
3.1. MỘT VÀI NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH HÀ GIANG
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hà Giang là tỉnh miề n núi biên giới nằ m ở cƣ̣c Bắ c Viê ̣t Nam, có vị trí
chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phía Bắc giáp nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, phía Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với tỉnh Cao Bằ ng,
phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiê ̣t đô ̣ trung bình năm là 22,40C,
lƣơ ̣ng mƣa trung bình là 1.808,9mm; đô ̣ ẩm trung bình là 84%. Tổng diê ̣n tích
tƣ̣ nhiên toàn tỉnh là 791.488,92km2, dân số năm 2013 là 778.982 ngƣời, mật độ
dân số trung bình 98 ngƣời/km2, có 19 dân tộc cùng chung sống, hơn 90% dân
số làm nông nghiệp. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện: Thành phố Hà
Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, huyện Bắc Quang, Vị
Xuyên, Quang Bình, Xín Mần, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Đồng Văn, Bắc Mê,
Yên Minh, Quản Bạ. Có 195 đơn vị hành chính cấp xã. [7, Niên giám thống kê
tỉnh Hà Giang năm 2012].
Nằm trong khu vực địa bàn vùng núi cao phía Bắc lãnh thổ Việt Nam,
Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, có độ cao trung
bình từ 800m đến 1.200m so với mực nƣớc biển. Đây là vùng tập trung nhiều
ngọn núi cao. Theo thống kê mới đây, trên dải đất Hà Giang rộng chƣa tới
8.000km2 mà có tới 49 ngọn núi cao từ 500m - 2.500m. Tuy vậy, địa hình
Hà Giang về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:
- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện
Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc
trƣng cho địa hình karst. Ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những
khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá
66
Đồng văn đã gia nhập mạng lƣới Công viên địa chất toàn cầu với tên gọi: Công
viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần
của cao nguyên Bắc Hà, thƣờng đƣợc gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ
1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm,
quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm
dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện kéo dài từ Bắc Mê, thành
phố Hà Giang, qua Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình. Khu vực này có
những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng nằm dọc
theo sông, suối.
Hà Giang có diện tích rừng tƣơng đối lớn, trong đó diện tích rừng tự
nhiên là 345.860 ha, với nhiều sản vật quý hiếm điển hình nhƣ: động vật có các
loài gấu ngựa, sơn dƣơng, voọc bạc má, gà lôi, đại bàng; các loại gỗ ngọc am,
pơ mu, lát hoa, lát chun, đinh, nghiến, trò chỉ, thông đá; các cây dƣợc liệu nhƣ
sa nhân, thảo quả, quế, huyền sâm, đỗ trọng… Rừng Hà Giang không những
giữ vai trò bảo vệ môi trƣờng sinh thái đầu nguồn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ
mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây
dựng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lý tƣởng của tỉnh. Hà Giang có
nhiều loại khoáng sản, đáng chú ý là có những mỏ với hàm lƣợng khoáng chất
cao nhƣ ăngtimon ở các mỏ Mậu Duệ, Bó Mới (Yên minh); sắt ở Tùng Bá, Bắc
Mê; chì - kẽm ở Na Sơn, Tả Pan, Bằng Lang, Cao Mã Pờ. Ngoài ra, còn có
nhiều khoáng sản khác nhƣ: pirít, thiếc, chì, đồng, mănggan, vàng sa khoáng,
đá quý, cao lanh, nƣớc khoáng, đất làm gạch, than non, than bùn…có điều kiện
phát triển công nghiệp khai khoáng.
Hà Giang có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
Tại đây có nhiều danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: Công viên địa chất
Cao nguyên đá Đồng Văn, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Suối Tiên, cổng
Trời, thác nƣớc Quảng Ngần, khu Nậm Má, khu chum vàng, chum bạc và dinh
họ Vƣơng, Núi đôi Quản Bạ… Nhiều lễ hội đặc sắc của các dân tộc sống trên
67
vùng đất này nhƣ lễ hội lồng tồng của đồng bào Tày, Nùng, lễ hội cấp sắc của
đồng bào Dao, lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông hay lễ hội nhảy lửa của
đồng bào Pà Thẻn…
Ngƣời dân Hà Giang dễ gần, mến khách, luôn trong mình niềm tự hào
dân tộc, với nhiều phong tục văn hóa truyền thống ngày càng đƣợc giữ gìn và
phát huy. Nguồn lao động Hà Giang khá dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, có
kiến thức văn hóa, và ngày càng đƣợc nâng cao trình độ để tiếp thu kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến trên thế giới.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Giai đoạn từ năm 1991 đến 1995
Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, khoá VIII, Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh
Hà Giang và Tuyên Quang, Tỉnh Hà Giang đƣợc tái lập. Thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XI tháng 01/1992 về định hƣớng phát
triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hà Giang nỗ
lực phấn đấu, khắc phục khó khăn xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, đồng
thời đƣợc Trung ƣơng quan tâm, hỗ trợ về mọi mặt, nền kinh tế - xã hội trong
tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế duy trì đƣợc tốc độ tăng
trƣởng qua các năm. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 8,01%. Cơ cấu
ngành kinh tế của tỉnh, năm 1991: nông lâm nghiệp thủy sản 79,5%, dịch vụ
13,8%; công nghiệp xây dựng 6,7%; đến năm 1995 cơ cấu kinh tế là: nông lâm
nghiệp thủy sản 62%; dịch vụ 21%; công nghiệp xây dựng 17%.
- Giai đoạn từ năm 1996 đến 2005
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh tƣơng đối cao, đạt 10,4% (cả nƣớc
7,2%). Giai đoạn từ năm 1996 đến 2000 đạt 10,4 %/năm (cả nƣớc 6,9%). Cơ
cấu dịch chuyển theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ, giảm
tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản (năm 2005 cơ cấu kinh tế: nông lâm nghiệp
thủy sản 42,03%; dịch vụ 34,88%, công nghiệp xây dựng 23,09%). GDP bình
quân đầu ngƣời (theo giá thực tế) năm 2005 là 3,2 triệu đồng.
Hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, kết hợp hài hòa tăng trƣởng
68
kinh tế, gắn với phát triển kinh tế giải quyết các vấn đề xã hội, chính trị xã hội
ổn định, quốc phòng an ninh đƣợc tăng cƣờng. Chính quyền các cấp đƣợc kiện
toàn, từng bƣớc nâng cao năng lực quản lý, điều hành tạo môi trƣờng thuận lợi
để phát triển kinh tế - xã hội.
- Giai đoạn từ năm 2006 đến 2010
Kinh tế tăng trƣởng hàng năm, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và
vƣợt mục tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV đề ra. Tốc độ tăng trƣởng GDP đạt
bình quân 12,7%/năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 7,5 triệu đồng.
Các lĩnh vực xã hội đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt; công tác chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao; phong trào xây dựng gia đình văn
hóa, làng văn hóa, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có nhiều
chuyển biến tích cực; quốc phòng an ninh đƣợc củng cố, trật tự an toàn xã hội
đƣợc giữ vững, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, hoàn thành công tác phân
giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt - Trung thuộc địa bàn tỉnh.
- Giai đoạn từ năm 2011 đến nay
Sau hai năm (2011, 2012) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà
Giang lần thứ XV đã đề ra, tình hình KT-XH ở địa phƣơng tuy còn khó khăn
nhƣng đạt kết quả tƣơng đối khá, kinh tế tăng trƣởng tƣơng đối cao, cơ cấu
kinh tế dần chuyển dịch theo hƣớng tích cực (nông lâm nghiệp thủy sản
31,98%, công nghiệp xây dựng 29,68%, dịch vụ 38,34%), tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu tăng 2,3%, giải quyết việc làm mới cho 15.500 ngƣời lao động, trong
đó có 2.100 lao động đi xuất khẩu lao động và làm việc tại tỉnh bạn; trên 3.500
lao động đƣợc tƣ vấn việc làm và học nghề, GDP bình quân đầu ngƣời tăng
21,81% đạt 11,1 triệu đồng/ngƣời năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 35,38%
năm 2011 xuống còn 30,06% năm 2012.
- Phát triển các thành phần kinh tế và thu hút vốn đầu tƣ
Toàn tỉnh có 1.321 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện đang
hoạt động, với tổng số vốn theo đăng ký kinh doanh là 10.076,1 tỷ đồng.
69
Số doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang hoạt động sản xuất kinh
doanh có nghĩa vụ nộp thuế năm 2013 là 806 doanh nghiệp, trong đó:
+ Doanh nghiệp nhà nƣớc trung ƣơng: 4
+ Doanh nghiệp nhà nƣớc địa phƣơng: 3
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 799
Các hội thảo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hội thảo phát
triển chè trên địa bàn tỉnh đƣợc chuẩn bị và tổ chức tƣơng đối tốt, nhằm quảng
bá, giới thiệu các tiềm năng thế mạnh của tỉnh với các nhà đầu tƣ, vừa tạo ra ấn
tƣợng mới về môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh; góp phần đẩy mạnh kêu gọi, xúc tiến
đầu tƣ và trƣng cầu ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp
về định hƣớng chiến lƣợc cũng nhƣ những giải pháp mang tính đột phá để phát
triển bền vững.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nƣớc
Cùng với cả nƣớc sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Tỉnh Hà
Giang đã giành đƣợc nhiều thành tựu, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra phần
lớn đạt và vƣợt, tốc độ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối ổn định, hệ thống mạng
lƣới thƣơng mại trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh, đã xuất hiện các tổ chức
thƣơng mại mới hoạt động theo mô hình trung tâm thƣơng mại, siêu thị, cửa
hàng tiện lợi... đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng chất lƣợng cao của ngƣời dân,
tiềm lực tài chính ngân sách địa phƣơng ngày một đƣợc vững mạnh hơn. Năm
1991 thu NSNN trên địa bàn thực hiện đạt 2 tỷ đồng. Đến năm 1994 thu NSNN
trên địa bàn đạt 25 tỷ đồng, tăng gấp 12,5 lần so với năm thực hiện tái lập tỉnh.
Năm 2002 thu NSNN trên địa bàn đạt 182 tỷ đồng. Năm 2006 thu NSNN trên
địa bàn đạt 370 tỷ đồng. Năm 2012 thu NSNN trên địa bàn đạt 2.684 tỷ đồng.
Với kết quả thu NSNN trên địa bàn trong những năm qua, đã góp phần làm
tăng đáng kể quy mô ngân sách, tỷ lệ động viên GDP vào NSNN bình quân giai
đoạn 2006-2010 đạt 12,81% vƣợt 3 lần so với năm tái lập tỉnh (3,42%). Cơ cấu
thu NSNN ngày càng từng bƣớc đƣợc củng cố, thu nội địa dần tăng lên trong
tổng thu NSNN.
70
Chi NSĐP năm 1991 là 11 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ phát triển chiếm
tỷ trọng 15,63%. Năm 2002 chi NSĐP đạt 908 tỷ đồng, trong đó chi đầu tƣ phát
triển chiếm tỷ trọng 38,57%. Năm 2006 chi NSĐP đạt 2.037 tỷ đồng, trong đó
chi đầu tƣ phát triển chiếm tỷ trọng 25,92%. Năm 2011 chi NSĐP đạt 7.374 tỷ
đồng, trong đó chi đầu tƣ phát triển chiếm tỷ trọng 25,86%. Chi thƣờng xuyên
cho sự nghiệp giáo dục đào tạo tăng đáng kể, năm 1991 chi 3 tỷ đồng thì năm
2002 là 204 tỷ đồng, năm 2006 là 601 tỷ đồng, năm 2011 là 1.635 tỷ đồng. Chi
thƣờng xuyên cho sự nghiệp y tế từ 93 triệu đồng lên 90 tỷ đồng năm 2006;
năm 2011 chi 525 tỷ đồng.
Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, kinh tế - xã hội của tỉnh
Hà Giang còn nhiều khó khăn, hạn chế đó là:
+ Tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về đất đai, tài nguyên, lao động, tiền
vốn còn hạn hẹp, việc khai thác sử dụng vẫn còn hạn chế.
+ Tăng trƣởng kinh tế chƣa ổn định, vững chắc, tăng trƣởng từ nội bộ
thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ.
Hoạt động thƣơng mại - dịch vụ chƣa mạnh để tạo đà cho kích thích sản xuất
phát triển. Năng lực của các doanh nghiệp còn yếu kém, khả năng thích ứng với
các tác động của lạm phát, suy giảm kinh tế rất chậm, không huy động đƣợc
vốn, không tìm kiếm đƣợc thị trƣờng cho sản xuất kinh doanh.
+ Đầu tƣ ngân sách nhà nƣớc còn dàn trải, hiệu quả không cao. Nguồn
lực đầu tƣ từ các thành phần kinh tế còn hạn chế, nhiều dự án tiến độ chậm so
với tiến độ quy định trong Giấy chứng nhận đầu tƣ.
+ Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế,
nhƣng tỷ suất hàng hoá thấp, tốc độ phát triển sản xuất nông nghiệp và mức độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành diễn ra chậm. Địa bàn nông thôn rộng
nhƣng nguồn nƣớc phân bố không đều, có nơi ngập úng, nhƣng có nơi hạn hán
kéo dài nhƣ vùng cao núi đá, nên ảnh hƣởng lớn đến phát triển nông lâm
nghiệp và đời sống nhân dân.
71
+ Tài nguyên khoáng sản tuy có nhiều loại nhƣng trữ lƣợng thấp, không
tập trung, sản xuất công nghiệp tuy có tốc độ tăng trƣởng cao hơn, nhƣng chƣa
có các khu công nghiệp lớn, các nhà máy hiện đại, các cơ sở sản xuất công
nghiệp còn nhỏ bé nên tỷ trọng GDP công nghiệp trong tổng GDP còn thấp.
+ Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đƣờng giao thông ở vùng cao rất yếu kém,
mạng lƣới cung cấp điện, nƣớc rất thiếu và việc đầu tƣ phát triển cần chi phí rất
lớn. Mức thu nhập bình quân thấp, đời sống của nhân dân phần lớn còn nghèo,
đói, khả năng tiêu thụ của thị trƣờng trong tỉnh rất nhỏ bé.
+ Tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao, lực lƣợng lao động đông, nhƣng trình
độ dân trí, trình độ văn hoá, chuyên môn hạn chế, thiếu vốn, thiếu các nhà quản
lý và kinh doanh giỏi. Đây cũng là trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế, cho
việc thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở cửa và hội nhập.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:
Những hạn chế, yếu kém trên một mặt do những nguyên nhân khách
quan đem lại nhƣ: Tỉnh Hà Giang xa các trung tâm kinh tế của cả nƣớc (khoảng
cách từ trung tâm tỉnh đến thủ đô Hà Nội là 330km), giao thông không thuận
tiện ảnh hƣởng lớn đến phát triển thƣơng mại; địa hình hiểm trở, phần lớn diện
tích của tỉnh là các cao nguyên núi đá đồ sộ do đó cũng khó khăn cho sự phát
triển kinh tế; tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ; sự suy giảm của nền
kinh tế thế giới; công tác điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc hiệu
quả chƣa cao; diễn biến thiên tai, dịch bệnh phức tạp...
Mặt khác, là do nguyên nhân chủ quan nhƣ: công tác quản lý thị trƣờng,
giá cả còn yếu, huy động nguồn lực đáp ứng cho những nhu cầu bức xúc về đầu
tƣ cho hệ thống kết cấu hạ tầng, giải quyết việc làm, đào tạo nghề còn hạn chế;
chậm trễ trong việc hƣớng dẫn thực hiện cơ chế chính sách mới về quản lý đầu
tƣ xây dựng, năng lực của chủ đầu tƣ, tƣ vấn còn yếu kém; năng lực tổ chức,
điều hành các cấp, ngành còn nhiều bất cập, lúng túng khi có những biến động
không thuận lợi, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ trong thực thi nhiệm vụ.
72
3.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Ngành Tài chính ở tỉnh
Hà Giang
Ngành Tài chính ở tỉnh Hà Giang gồm các cơ quan hành chính nhà nƣớc:
Sở Tài chính trực thuộc UBND tỉnh và các Phòng Tài chính - kế hoạch trực
thuộc UBND các huyện, thành phố.
Thông tin chung về cơ quan Sở Tài chính: Tên giao dịch Sở Tài chính Hà
Giang, địa chỉ số 6 - đƣờng Bạch Đằng - Phƣờng Nguyễn Trãi - Thành phố Hà
Giang - tỉnh Hà Giang. Điện thoại 0219.3866385, Fax 0219.3867254;
Quá trình hình thành và phát triển của Sở Tài chính tỉnh Hà Giang:
- Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, có chức
năng tham mƣu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trên
địa bàn tỉnh về tài chính; ngân sách nhà nƣớc; thuế, phí, lệ phí và thu khác của
ngân sách nhà nƣớc; tài sản nhà nƣớc; các quỹ tài chính nhà nƣớc; đầu tƣ tài
chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá cả và hoạt động
dịch vụ tài chính tại địa phƣơng theo quy định của pháp luật. Thực hiện một số
nhiệm vụ khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
và Bộ trƣởng Bộ Tài chính.
- Sở Tài chính chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND
tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; Đồng thời chịu sự chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.
- Sở Tài chính tỉnh Hà Giang có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng tại Kho bạc nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.
Về lịch sử quá trình hình thành và phát triển: Sở Tài chính - Vật giá tỉnh
Hà Giang đƣợc thành lập năm 1991 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Hà Tuyên; Sau
đó đƣợc đổi tên từ Sở Tài chính - Vật giá tỉnh Hà Giang thành Sở Tài chính
tỉnh Hà Giang theo quyết định số 208/2003/QĐ-TTg ngày 10/10/2003 của Thủ
tƣớng Chính phủ.
73
GIÁM ĐỐC
(và các P.Giám đốc Sở)
Phòng
Quản
lý
ngân
sách
Phòng
Đầu
tƣ
Phòng
TC
HCSN
Phòng
quản
lý
công
sản
Phòng
Giá,
doanh
nghiệp
Thanh
tra tài
chính
Văn
phòng
Sở
Phòng
Tin
học
Trung
tâm
DVTC
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài chính Hà Giang.
Nguồn: [Văn phòng Sở Tài chính Hà Giang].
Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn:
Căn cứ Thông tƣ liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009
của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, huyện; Quyết định số 4815/QĐ-UBND ngày 19/11/2009 của
UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính; Sở Tài chính tỉnh Hà Giang thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban
hành của UBND cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính;
Dự thảo chƣơng trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực
tài chính theo quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa
phƣơng;
74
Dự thảo chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách
hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở;
Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn
chức danh đối với cấp trƣởng, cấp phó của các đơn vị thuộc Sở; Trƣởng phòng,
Phó Trƣởng phòng của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện
sau khi thống nhất với Sở quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.
Dự thảo phƣơng án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp
ngân sách của địa phƣơng; định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa
phƣơng; chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của
pháp luật để trình HĐND cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền;
Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phƣơng; các phƣơng án cân đối ngân
sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách đƣợc
giao để trình HĐND cấp tỉnh quyết định theo thẩm quyền;
Phƣơng án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nƣớc thuộc phạm
vi quản lý của địa phƣơng.
- Trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban
hành của Chủ tịch UBND cấp tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nƣớc của Sở;
Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể
các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.
- Giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra, thông tin,
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch,
chƣơng trình, dự án, đề án, phƣơng án thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở
sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
- Về quản lý ngân sách nhà nƣớc, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân
sách nhà nƣớc:
Hƣớng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và
cơ quan tài chính cấp dƣới xây dựng dự toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm
theo quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách
75
của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dƣới; lập dự
toán thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa
phƣơng, phƣơng án phân bổ ngân sách cấp tỉnh báo cáo UBND cấp tỉnh để
trình HĐND cấp tỉnh quyết định;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình UBND
cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về thu tiền sử dụng
đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nƣớc, góp vốn liên doanh bằng giá trị
quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc và các
khoản thu khác của ngân sách nhà nƣớc theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nƣớc trong các lĩnh vực tài sản nhà nƣớc, đất đai, tài nguyên khoáng sản.
Hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định
đơn giá thu và mức thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt
nƣớc, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền
bán nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc;
Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý
thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn;
Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn
vị sử dụng ngân sách; yêu cầu Kho bạc Nhà nƣớc tạm dừng thanh toán khi phát
hiện chi vƣợt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ
báo cáo của Nhà nƣớc;
Thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh trên địa bàn huyện, quyết
toán thu, chi ngân sách huyện; thẩm định và thông báo quyết toán đối với các
cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân
sách tỉnh; phê duyệt quyết toán kinh phí uỷ quyền của ngân sách Trung ƣơng
do địa phƣơng thực hiện.
Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nƣớc, lập tổng quyết toán
ngân sách hàng năm của địa phƣơng trình UBND cấp tỉnh báo cáo Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính;
Quản lý vốn đầu tƣ phát triển: Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, các
cơ quan có liên quan để tham mƣu với UBND cấp tỉnh về chiến lƣợc thu hút,
76
huy động, sử dụng vốn đầu tƣ ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nƣớc; xây dựng
các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc về
tài chính đối với các chƣơng trình, dự án ODA trên địa bàn.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ và các cơ quan liên quan xây dựng
dự toán và phƣơng án phân bổ dự toán chi đầu tƣ phát triển hàng năm; chủ trì
phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu
tƣ trình UBND cấp tỉnh quyết định.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tƣ trình UBND cấp tỉnh quyết định
phân bổ vốn đầu tƣ, danh mục dự án đầu tƣ có sử dụng vốn ngân sách; kế
hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tƣ trong trƣờng hợp cần thiết; xây dựng kế
hoạch điều chỉnh, điều hoà vốn đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ từ nguồn ngân
sách địa phƣơng.
Tham gia về chủ trƣơng đầu tƣ; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo
thẩm quyền đối với các dự án đầu tƣ do tỉnh quản lý.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tƣ, tình hình quản lý, sử
dụng vốn đầu tƣ, quyết toán vốn đầu tƣ thuộc ngân sách địa phƣơng của chủ
đầu tƣ và cơ quan tài chính huyện, xã; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu
tƣ của Kho bạc Nhà nƣớc ở tỉnh, huyện.
Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ dự án hoàn thành, trình Chủ tịch
UBND cấp tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của
Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tƣ bằng
nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ xây dựng cơ bản của địa phƣơng theo
quy định.
Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tƣ, đánh giá
hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tƣ, quyết toán vốn đầu tƣ của địa phƣơng,
báo cáo UBND cấp tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.
Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ƣơng, quản lý quỹ dự
trữ tài chính của địa phƣơng theo quy định của pháp luật.
77
Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phƣơng theo
quy định của pháp luật; quản lý tài chính nhà nƣớc đối với nguồn viện trợ nƣớc
ngoài trực tiếp thuộc nguồn thu của ngân sách địa phƣơng; giúp UBND cấp
tỉnh triển khai việc phát hành trái phiếu và các hình thức vay nợ khác của địa
phƣơng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc;
Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các
đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí
quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc theo quy định của
pháp luật;
Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách
của nhà nƣớc theo quy định của pháp luật;
Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh
vực tài chính ngân sách báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
- Về quản lý tài sản nhà nƣớc tại địa phƣơng:
Xây dựng, trình UBND cấp tỉnh các văn bản hƣớng dẫn về quản lý, sử
dụng tài sản nhà nƣớc và phân cấp quản lý nhà nƣớc về tài sản nhà nƣớc thuộc
phạm vi quản lý của địa phƣơng;
Hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nƣớc; đề
xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài
sản nhà nƣớc theo thẩm quyền tại địa phƣơng;
Quyết định theo thẩm quyền, trình UBND cấp tỉnh quyết định theo thẩm
quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài
sản nhà nƣớc, giao tài sản nhà nƣớc cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài
chính và sử dụng tài sản nhà nƣớc của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài
chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;
Hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nƣớc trong
các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
78
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn, kiểm tra các cơ
quan, tổ chức, đơn vị ở địa phƣơng trong việc thực hiện chính sách bồi thƣờng,
hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất;
Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND cấp tỉnh quyết định xử lý hoặc
xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định đƣợc chủ sở hữu; tài sản
bị chôn dấu, chìm đắm đƣợc tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nƣớc; tài
sản của các dự án sử dụng vốn nhà nƣớc (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết
thúc và các tài sản khác đƣợc xác lập quyền sở hữu của Nhà nƣớc;
Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nƣớc chƣa giao cho tổ chức, cá
nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình
quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nƣớc;
Tham mƣu cho UBND cấp tỉnh có ý kiến với các Bộ, ngành và Bộ Tài
chính về sắp xếp nhà, đất của các cơ quan Trung ƣơng quản lý trên địa bàn;
Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của địa
phƣơng; giúp UBND cấp tỉnh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài
sản nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của địa phƣơng.
- Về quản lý các quỹ tài chính nhà nƣớc (quỹ đầu tƣ phát triển; quỹ bảo
lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ; quỹ phát triển nhà ở và các loại hình
quỹ tài chính nhà nƣớc khác đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật):
Chủ trì xây dựng đề án, thẩm định các văn bản về thành lập và hoạt động
của các quỹ báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt; tham mƣu giúp UBND cấp tỉnh quyết định các vấn đề về đối tƣợng đầu
tƣ và cho vay; lãi suất; cấp vốn điều lệ cho các quỹ theo quy định của pháp luật;
Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giám sát
việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác theo
phân công của UBND cấp tỉnh;
Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phƣơng uỷ
thác cho các tổ chức nhận uỷ thác (các quỹ đầu tƣ phát triển, các tổ chức tài
79
chính nhà nƣớc) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo các mục
tiêu đã đƣợc UBND cấp tỉnh xác định.
- Về quản lý tài chính doanh nghiệp:
Hƣớng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh
nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; chính sách tài chính phục vụ
chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nƣớc, chuyển đổi đơn vị sự
nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hoá đơn vị sự nghiệp công lập,
chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp;
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các loại hình
doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nƣớc tại các doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể do địa phƣơng thành lập theo quy định
của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà
nƣớc tại các doanh nghiệp theo phân công của UBND cấp tỉnh;
Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập,
trích lập và sử dụng các quỹ của công ty nhà nƣớc; kiểm tra, giám sát, đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc;
Tổng hợp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nƣớc; phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình quản lý,
bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp do địa phƣơng thành lập
hoặc góp vốn, báo cáo UBND cấp tỉnh và Bộ trƣởng Bộ Tài chính;
Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ chính
sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý giá và thẩm định giá:
Chủ trì xây dựng phƣơng án giá hàng hoá, dịch vụ và kiểm soát các yếu
tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ theo thẩm quyền;
Thẩm định phƣơng án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ công ích nhà nƣớc
đặt hàng giao kế hoạch, sản phẩm còn vị thế độc quyền do các sở, đơn vị, hoặc
doanh nghiệp xây dựng, trình UBND cấp tỉnh quyết định;
80
Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thƣơng giá, kiểm soát
giá độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết;
Thẩm định dự thảo quyết định ban hành bảng giá các loại đất và phƣơng
án giá đất tại địa phƣơng để Sở Tài nguyên và môi trƣờng trình UBND cấp tỉnh
quyết định;
Công bố danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, đăng ký giá,
kê khai giá và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá tại địa phƣơng theo
quy định của pháp luật;
Tổng hợp, phân tích và dự báo sự biến động giá trên địa bàn; báo cáo
tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về giá tại địa phƣơng theo quy
định của Bộ Tài chính và UBND cấp tỉnh;
Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp
luật về giá và thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.
- Hƣớng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài chính, kế
toán, kiểm toán độc lập, đầu tƣ tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số,
đặt cƣợc và trò chơi có thƣởng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị
cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nƣớc của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí đƣợc giao
theo quy định của pháp luật.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra,
các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các chi cục và các đơn vị sự nghiệp thuộc
Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chính sách, chế độ đãi
ngộ, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên
chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và theo
quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp
luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh.
81
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ
thống thông tin, lƣu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn
nghiệp vụ đƣợc giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND cấp tỉnh giao và theo quy định
của pháp luật.
Tổ chức bộ máy của Sở Tài chính gồm 8 phòng nghiệp vụ và 1 đơn vị sự
nghiệp trực thuộc với 60 biên chế. Tổ chức bộ máy của cơ quan tài chính cấp
huyện gồm 11 Phòng Tài chính - kế hoạch tƣơng ứng 11 huyện, thành phố với
133 biên chế.
3.2. CHỦ TRƢƠNG CHÍNH SÁCH, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG VÀ
GIẢI PHÁP CỦA TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN, ỨNG DỤNG CNTT
Chỉ thị số 58/CT-TW, ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh và
ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, với những
mục tiêu, chủ trƣơng, nhiệm vụ và giải pháp nhằm đƣa CNTT Việt Nam đạt
trình độ tiên tiến trong khu vực.
Luật CNTT ngày 29/6/2006 quy định về Chính sách của Nhà nƣớc về ứng
dụng và phát triển CNTT; Nội dung quản lý nhà nƣớc về CNTT, ứng dụng
CNTT; phát triển công nghiệp CNTT; biện pháp đảm bảo và phát triển CNTT.
Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý và đẩy mạnh phát triển CNTT
và ứng dụng CNTT.
Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/04/2007 của Chính phủ về ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.
Chính phủ (2009): Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của
Chính phủ về quản lý đầu tƣ ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nƣớc.
Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg, ngày 06/10/2005 của Thủ tƣớng Chính
phủ phê duyệt chiến lƣợc phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm
2010 và định hƣớng đến năm 2020. Nhằm đƣa CNTT vào ứng dụng rộng rãi
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đƣa ngành Công nghiệp CNTT phát
triển.
82
Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động
của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 phê duyệt đề án “Đƣa Việt
Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về CNTT và truyền thông” với mục tiêu phát
triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp
CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng GDP và xuất
khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thông băng rộng trên phạm vi cả nƣớc; ứng dụng
hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vực KT-XH, quốc phòng, an ninh.
Văn bản số 2016/BTTTT-THH ngày 18/7/2014 của Bộ Thông tin và
truyền thông về việc đôn đốc triển khai quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ và hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch ứng
dụng CNTT năm 2015.
Quyết định số 2307/QĐ-BTC ngày 23/9/2009 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính
về việc phê duyệt dự án ứng dụng CNTT đồng bộ, thống nhất trong công tác
quản lý tài chính của Bộ Tài chính với cơ quan tài chính địa phƣơng giai đoạn
2009-2010 và định hƣớng đến năm 2015.
Quyết định số 1766/QĐ-BTCngày 26/7/2011 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính
ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT ngành tài chính giai đoạn 2011-2015.
Quyết định số 2807/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 của Ủy ban nhân dân ở
tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt dự án ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài
chính đến năm 2010;
Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 11/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hà Giang về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc
tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015;
Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 29/9/2011 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc triển khai đề án "Đƣa Việt Nam trở thành nƣớc mạnh về CNTT truyền
thông tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015.
Quyết định số 697/QĐ-UBND ngày 17/4/2013 của UBND tỉnh Hà Giang
83
về việc phê duyệt đề án triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ
quan nhà nƣớc giai đoạn 2013-2015.
Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 30/12/2013 của Tỉnh ủy Hà Giang về đẩy
mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hƣớng
đến năm 2020.
Quyết định số 1653/QĐ-UBND ngày 12/8/2013 của UBND tỉnh Hà Giang
về việc phê duyệt lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hà Giang giai
đoạn 2013-2015, định hƣớng đến năm 2020.
Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 13/8/2013 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong các cơ quan hành chính
nhà nƣớc.
Kế hoạch số 153/KH-UBND ngày 06/9/2014 của UBND tỉnh Hà Giang về
việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc tỉnh Hà Giang năm
2015.
Ngoài ra còn có một số đề án, quyết định liên quan đến hoạt động triển
khai ứng dụng CNTT nhƣ đề án 47, đề án 06 về tin học hóa hoạt động của các
cơ quan Đảng; Đề án 112 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan
nhà nƣớc.
Gần đây nhất là Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế
3.3. NHU CẦU ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG
Khi thực hiện công tác quản lý tài chính và kế toán bằng phƣơng pháp thủ
công nhƣ trƣớc đây đã gặp những tồn tại sau:
- Biên chế cho các bộ phận nghiệp vụ nhiều và tổ chức cồng kềnh, do
công tác quản lý tài chính có nhiều loại hình hoạt động phức tạp.
- Việc ghi chép, tính toán bằng thủ công mất nhiều công sức và thời gian.
- Các báo cáo tài chính và số liệu tổng hợp có độ chính xác chƣa cao,
thời gian làm báo cáo thƣờng chậm không đáp ứng yêu cầu.
84
- Việc tổng hợp số liệu tài chính trong toàn ngành rất khó khăn, không
kịp thời gian quy định.
Do khối lƣợng công việc của ngành tài là quan trọng, phức tạp nên nhu
cầu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang là rất cần
thiết.
3.4. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG
3.4.1. Hạ tầng kỹ thuật phần cứng
- Mạng nội bộ LAN tại Sở Tài chính, công nghệ truyền dẫn Ethernet với
kiến trúc mạng hình sao, gồm 160 nút mạng. Tốc độ hoạt động của mạng giao
tiếp với máy tính trạm là 100Mb/s, tốc độ giữa các bộ chuyển mạch, máy chủ là
1000Mb/s. Với kiến trúc hiện nay cơ bản đã đáp ứng cho hoạt động mạng nội
bộ, tuy nhiên trong tƣơng lai khi triển khai nhiều ứng dụng chiếm băng thông
lớn và khi quy hoạch bảo mật đến cấp phòng thì mạng nội bộ LAN cần phải
nâng cấp băng thông và thay đổi công nghệ truyền dẫn tại các đƣờng trục chính
phải nâng cấp lên cáp quang để nâng cao tốc độ, chống suy yếu tín hiệu.
- Mạng nội bộ LAN của Sở Tài chính còn đƣợc tích hợp với hệ thống
mạng hạ tầng truyền thông ngành tài chính, cung cấp các kết nối với Bộ Tài
chính, các Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố và các cơ quan trong
khối tài chính nhƣ thuế, kho bạc nhà nƣớc,.. phục vụ triển khai các ứng dụng
nghiệp vụ của ngành tài chính theo mô hình tập trung.
- Mạng không dây wifi tại Sở Tài chính với phạm vi phủ rộng đến tất cả
các phòng nghiệp vụ, phòng họp của cơ quan. Công nghệ giao tiếp đạt chuẩn
"n" và "g" kết nối internet tốc độ cao đạt 36Mb/s cung cấp khả năng kết nối cho
tất cả laptop và thiết bị không dây có nhu cầu giao tiếp với Internet. Do áp dụng
chính sách bảo mật nên mạng wifi trên độc lập với mạng nội bộ LAN.
- Mạng nội bộ LAN tại các Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố
công nghệ truyền dẫn Ethernet với kiến trúc mạng hình sao, gồm 24 nút mạng.
Tốc độ hoạt động của mạng giao tiếp với máy tính trạm là 100Mb/s, tốc độ giữa
các bộ chuyển mạch, máy chủ là 1000Mb/s. Với kiến trúc hiện nay cơ bản đã
85
đáp ứng cho hoạt động mạng nội bộ. Mạng đƣợc tích hợp với hệ thống mạng hạ
tầng truyền thông ngành tài chính, cung cấp các kết nối với Bộ Tài chính, Sở
Tài chính và các cơ quan trong khối tài chính nhƣ thuế, kho bạc nhà nƣớc,..
phục vụ triển khai các ứng dụng nghiệp vụ của ngành tài chính theo mô hình
tập trung.
- Máy chủ trang bị tại Sở Tài chính gồm 6 bộ, đáp ứng yêu cầu triển khai
các ứng dụng nghiệp vụ, ứng dụng phục vụ điều hành và phục vụ cải cách hành
chính. Loại máy, cấu hình cơ bản: HP Proliant DL380 G7, 2 CPU E5640,
RAM 16Gb, 4 HDD 300Gb.
- Máy chủ trang bị tại 11 Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, mỗi đơn vị
trang bị 01 bộ. Gồm các loại IBM xSeri 3650 G7 và HP Proliant, cấu hình cơ
bản CPU Xeon 3,2Gb trở lên, RAM 4Gb, 2HDD 146Gb.
- Để đảm bảo an toàn cho mạng nội bộ LAN phòng chống các xâm nhập
trái phép từ bên ngoài, tại Văn phòng Sở đã trang bị thiết bị tƣờng lửa chuyên
dụng của hãng Juniper theo giải pháp song song nhằm kiểm soát các gói tin, lọc
mã độc và chống tấn công từ chối dịch vụ,.. Tại các Phòng Tài chính - kế hoạch
huyện trang bị thiết bị tƣờng lửa chuyên dụng Juniper SSG20 để kiểm soát gói
tin và định tuyến cho mạng LAN kết nối với các mạng khác.
- Đối với máy tính trạm tại Sở Tài chính và Phòng Tài chính - kế hoạch
đƣợc cài đặt phần mềm antivirus là Trend Micro Office Scan 10 theo mô hình
Enterprise. Tại Sở Tài chính sử dụng một máy chủ cài đặt hệ thống máy chủ
Trend Micro Office Scan cung cấp khả năng quản lý và cập nhật chính sách
hoạt động cho phần mềm Office Scan client trên tất cả các máy tính trạm trong
ngành tài chính.
- Trang bị hệ thống dự phòng nguồn điện với các lƣu điện thông minh và
lƣu điện tổng, máy phát điện dự phòng có khả năng điều khiển giám sát nguồn
điện bằng phần mềm từ xa thông qua mạng.
- Trang bị hệ thống sao lƣu dữ liệu dự phòng NAS để sao lƣu dự phòng
dữ liệu ra bên ngoài, nhằm phục hồi khi cần.
86
- Cấu hình các hệ thống ổ đĩa công nghệ RAID có khả năng dung lỗi cao
phục vụ tốc độ truy xuất nhanh dữ liệu và dự phòng sự cố hỏng ổ cứng.
3.4.2. Triển khai các ứng dụng chính:
Ứng dụng chính là các ứng dụng về nghiệp vụ quan trọng của ngành do
Bộ Tài chính yêu cầu triển khai thống nhất trên phạm vi ngành tài chính cả
nƣớc, gồm:
- Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc tích hợp (gọi tắt là
TABMIS). Với chức năng quản lý thu, chi ngân sách, quản lý dự toán chi tiết
theo cấp ngân sách, quỹ tài chính và đơn vị sử dụng ngân sách,..
- Phần mềm quản lý tài sản nhà nƣớc.
- Phần mềm quản lý ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nƣớc.
- Phần mềm quản lý giá.
- Phần mềm kế toán nội bộ.
- Phần mềm quản lý dự toán đầu tƣ.
- Phần mềm cấp mã số ngân sách.
- Phần mềm thống kê tài chính.
- Các phần mềm khác.
3.4.3. Triển khai các ứng dụng hỗ trợ phục vụ điều hành nội bộ và cải
cách hành chính:
Ứng dụng nội bộ là các ứng dụng do cơ quan triển khai nhằm hỗ trợ các
công tác chung của cơ quan và hiện đại hóa nền hành chính, gồm:
- Phần mềm quản lý thông tin về cán bộ.
- Phần mềm Văn phòng điện tử eOffice, đáp ứng yêu cầu quản lý văn bản
đi, đến với số lƣợng văn bản lớn của Sở Tài chính. Quản lý luồng công việc,
theo dõi giải quyết công việc của Phòng ban, cá nhân đối với từng công việc
đƣợc giao. Cung cấp khả năng liên thông tới các Phòng Tài chính - kế hoạch
huyện, thành phố thông qua mạng máy tính của ngành.
- Phần mềm Một cửa điện tử eGate, cung cấp giải pháp tiếp nhận, quản lý
hồ sơ và giải quyết hồ sơ, cung cấp giao diện tra cứu tiến độ giải quyết hồ sơ
qua mạng internet nhằm công khai thực hiện thủ tục hành chính theo quy định.
87
- Phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 về thủ tục cấp mã số ngân
sách và mã số dự án XDCB, cung cấp 2/13 thủ tục hành chính của Sở Tài chính
đã đƣợc tỉnh công bố ban hành. Phần mềm nhằm hỗ trợ khách hàng, cơ quan
đơn vị gửi hồ sơ qua mạng, trả kết quả qua mạng hoặc qua đƣờng bƣu điện.
- Trang thông tin điện tử Sở Tài chính trên mạng Internet, là kênh thông
tin chính thống của ngành tài chính tỉnh, nhằm tuyên truyền, hƣớng dẫn thực
hiện chế độ chính sách về công tác tài chính. Niêm yết công khai các thủ tục
hành chính, nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt..
Bảng xếp hạng chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT của
các Sở Tài chính cả nƣớc qua một số năm
STT Tên Sở Tài chính
15
Sở Tài chính Hà Giang
Năm
Năm
Năm
2012
2013
2014
49
15
03
(Nguồn: Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT
ICT Index do Bộ Tài chính công bố hàng năm).
3.5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẦU TƢ ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG
3.5.1. Tiêu chí đánh giá mức độ triển khai ứng dụng CNTT:
Các tiêu chí đánh giá mức độ triển khai ứng dụng CNTT bám sát theo
quy định tại Thông tƣ số 06/2013/TT-BTTTT ngày 07/3/2013 của Bộ Thông tin
và Truyền thông về việc quy định chế độ báo cáo định kỳ về tình hình ứng
dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nƣớc.
Trên phạm vi cả nƣớc từ năm 2005 đến 2013 báo cáo đánh giá, xếp hạng
mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam - Vietnam ICT
Index đƣợc thực hiện bởi Hội Tin học Việt Nam cùng Văn phòng Ban chỉ đạo
quốc gia về CNTT. Từ năm 2014 báo cáo đánh giá, xếp hạng mức độ sẵn sàng
cho phát triển và ứng dụng CNTT ở Việt Nam - Vietnam ICT Index do Bộ
Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện.
88
Mức độ ứng dụng CNTT đƣợc đánh giá xếp hạng trên cơ sở:
- Số liệu tổng hợp từ báo cáo của các đơn vị gửi theo quy định của Thông
tƣ số 06/2013/TT-BTTTT, từ kết quả của cuộc điều tra thực trạng và nguồn
nhân lực để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nƣớc.
- Số liệu kiểm tra trực tiếp trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà
nƣớc đối với việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến. Công tác kiểm
tra, đánh giá nhƣ sau: Đối với việc cung cấp thông tin, công tác kiểm tra đƣợc
thực hiện trên Website/Portal chính thức của cơ quan chính quyền địa phƣơng.
Đối với dịch vụ công trực tuyến, công tác kiểm tra đƣợc thực hiện trên tất cả
các Website/Portal chính thức của cơ quan chủ quản và cơ quan trực thuộc làm
công tác chuyên môn; Việc đánh giá dịch vụ công trực tuyến tập trung theo
hƣớng lấy ngƣời dân làm trung tâm: chú trọng tới tính hiệu quả (tỉ lệ hồ sơ
đƣợc xử lý trực tuyến qua dịch vụ công trực tuyến), thuận tiện, dễ tìm, dễ sử
dụng và thuận lợi cho tất cả mọi ngƣời sử dụng.
- Số liệu và phƣơng pháp tính toán chỉ số ICT Index ngành tài chính năm
2014 do Tạp chí tài chính điện tử - cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính tổ chức
đánh giá hàng năm, gồm các chỉ số thành phần cơ bản nhƣ sau:
+ Chỉ số về Hạ tầng kỹ thuật CNTT: Gồm có số liệu máy tính, máy chủ,
mạng nội bộ LAN, kết nối mạng Internet, mạng diện rộng và mạng Chính phủ;
Số liệu về băng thông kết nối; Số liệu về triển khai an toàn bảo mật thông tin.
Kết quả đánh giá ngành tài chính Hà Giang có chỉ số bằng 0,6171 xếp thứ 6/63
tỉnh thành phố, tăng nhanh trong những năm vừa qua do có sự quan tâm đầu tƣ,
ƣu tiên đẩy mạnh ứng dụng CNTT.
+ Chỉ số về Ứng dụng CNTT: Gồm có số liệu cơ sở dữ liệu chuyên
ngành, phần mềm nghiệp vụ, phần mềm văn phòng, phần mềm an toàn bảo
mật, thƣ điện tử; Tỷ lệ nghiệp vụ đƣợc tin học hóa trên toàn bộ quy trình nghiệp
vụ của ngành tài chính; Mức độ tin học hóa các thủ tục hành chính. Kết quả
đánh giá ngành tài chính Hà Giang có chỉ số bằng 0,5836 xếp thứ 9/63 tỉnh
thành phố.
89
+ Chỉ số về Nhân lực CNTT: Gồm có số liệu về cán bộ CNTT chuyên
trách; Bộ phận quản lý an ninh thông tin; Cán bộ CNTT kiêm nhiệm và chuyên
trách của các Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố; Cán bộ CNTT
chuyên trách đƣợc đào tạo chính quy về CNTT trình độ từ Cao đẳng trở lên;
Cán bộ CNTT chuyên trách có chứng chỉ quốc tế. Số lƣợt cán bộ CNTT chuyên
trách đƣợc đào tạo chuyên sâu, số lƣợt cán bộ công chức, viên chức tại đơn vị
đƣợc đào tạo cơ bản về an toàn bảo mật thông tin, tập huấn về phần mềm mã
nguồn mở tại đơn vị. Kết quả đánh giá ngành tài chính Hà Giang có chỉ số bằng
0,5543 xếp thứ 8/63 tỉnh thành phố.
+ Chỉ số về Đầu tƣ cho CNTT, môi trƣờng tổ chức và chính sách: Gồm
có số liệu về tổ chức chỉ đạo và triển khai ứng dụng CNTT; Chiến lƣợc, quy
hoạch, kế hoạch phát triển ứng dụng CNTT; Cơ chế chính sách phát triển ứng
dụng CNTT; Số liệu về quy trình trao đổi, lƣu trữ, xử lý văn bản điện tử, giảm
giấy tờ, tăng cƣờng chia sẻ thông tin trong hoạt động của đơn vị; Mức độ quan
tâm của lãnh đạo đơn vị đối với việc ứng dụng CNTT. Kết quả đánh giá ngành
tài chính Hà Giang có chỉ số bằng 0,7647 xếp thứ 4/63 tỉnh thành phố.
Kết quả đánh giá, xếp loại chung ngành tài chính Hà Giang có chỉ số
bằng 0,6206 xếp thứ 3/63 tỉnh thành phố. Đây là kết quả rất tốt đối với ngành
tài chính Hà Giang, mặc dù là tỉnh vùng núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn
nhiều khó khăn nhƣng đã nỗ lực triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản
lý tài chính.
3.5.1. Đánh giá kết quả đầu tƣ ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài
chính ở tỉnh Hà Giang:
Kết quả ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang
đến nay cơ bản đã xây dựng đƣợc hạ tầng kỹ thuật tại Sở Tài chính và các
Phòng Tài chính - kế hoạch sẵn sàng cho triển khai ứng dụng.
Các ứng dụng nghiệp vụ phục vụ cho các công việc chính, chuyên ngành
đã triển khai tại Sở Tài chính và Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố
nhƣ hệ thống TABMIS, hệ thống quản lý ngân sách, quản lý giá, quản lý tài sản
công, kế toán văn phòng. Đã tin học hóa hầu hết các hoạt đông nghiệp vụ chính
của ngành.
90
Các ứng dụng hỗ trợ đã triển khai nhƣ hệ thống quản lý văn phòng điện
tử eOffice, hệ thống một cửa điện tử Bkav eGate, trang thông tin điện tử và hệ
thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Với việc triển khai dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3, Sở Tài chính đã triển khai 2 thủ tục hành chính cho phép ngƣời
dân, doanh nghiệp gửi hồ sơ qua mạng, gồm thủ tục về cấp mã số đơn vị quan
hệ ngân sách đối với đơn vị dự toán, thủ tục về cấp mã số dự án đối với các chủ
đầu tƣ phát sinh dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản.
Với việc triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính, Sở
Tài chính và các Phòng Tài chính - kế hoạch đã quản lý tốt các hoạt động
nghiệp vụ, rút ngắn thời gian thực hiện và triển khai đƣợc các công việc phức
tạp mà trƣớc đây không thực hiện đƣợc, hoặc có thực hiện nhƣng không đảm
bảo yêu cầu. Điển hình nhƣ việc trao đổi thông tin giữa các đơn vị đã đƣợc thực
hiện qua thƣ điện tử và qua phần mềm văn phòng điện tử. Báo cáo quyết toán
ngân sách toàn tỉnh và báo cáo điều hành tài chính, ngân sách đƣợc thực hiện
nhanh chóng thông qua cơ sở dữ liệu về chứng từ, dữ liệu điện tử đã lƣu trữ
trên các hệ thống máy chủ. Ngoài ra còn tiết kiệm khối lƣợng lớn các giấy tờ,
nâng cao vị thế của ngành tài chính và góp phần phục vụ ngƣời dân, doanh
nghiệp trong việc cải cách hành chính.
3.6. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC ỨNG DỤNG
CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG
Thứ nhất, Chƣa kịp thời xây dựng và thực hiện các dự án về ứng dụng
CNTT trong công tác quản lý tài chính trên địa bàn ở tỉnh Hà Giang.
Thứ hai, Ứng dụng CNTT triển khai tại các địa phƣơng, cơ sở nhƣ đơn vị
dự toán, Ban tài chính xã còn hạn chế.
Thứ ba, Nguồn nhân lực CNTT hiện nay chất lƣợng không cao, tại các
Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố chƣa có cán bộ chuyên trách về
CNTT. Năng lực tổ chức quản lý, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực CNTT còn
nhiều hạn chế.
91
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về ứng dụng CNTT trong công
tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang
Thứ nhất, Chƣa chủ động xây dựng các dự án CNTT, khó khăn trong
việc bố trí nguồn lực, nguồn vốn đầu tƣ mua sắm.
Thứ hai, Chƣa hình thành đƣợc bộ phận triển khai và hỗ trợ triển khai
các phần mềm tại cơ sở nhƣ phần mềm kế toán đơn vị, kế toán xã.
Thứ ba, Không tuyển dụng đƣợc cán bộ giỏi, chƣa có chính sách thu hút
cán bộ có năng lực trình độ về CNTT.
Thứ tư, Nhận thức của xã hội và các nhà quản lý về CNTT còn nhiều hạn
chế, chƣa đánh giá đúng vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng CNTT.
92
CHƢƠNG 4:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG
4.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG
TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 20112015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
4.1.1. Mục tiêu ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh
Hà Giang giai đoạn năm 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020
- Cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến cho các đơn
vị có quan hệ với ngân sách, ngƣời dân và doanh nghiệp; gắn chặt ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính với cải cách thủ tục hành
chính, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, công khai thông tin theo quy định để
hoạt động của ngành tài chính minh bạch hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ
ngƣời dân, doanh nghiệp, đơn vị có quan hệ với ngân sách. Phấn đấu chuyển
đổi 30% thủ tục hành chính thành dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (hiện nay
đạt 2/13 = 15%).
- Từng bƣớc xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu về tài chính; khai
thác hiệu quả hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo điều
hành.
- 100% các thông tin chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo đƣợc đƣa
lên Trang thông tin điện tử nội bộ.
- 70% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các phòng nghiệp
vụ, phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố đƣợc thực hiện dƣới dạng
điện tử, giảm thiểu sử dụng giấy tờ.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức thƣờng xuyên sử dụng hệ thống
thƣ điện tử trong công việc.
4.1.2. Định hƣớng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh
Hà Giang giai đoạn năm 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020
93
1) Phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT
- Bổ sung, thay thế máy vi tính, máy in và các thiết bị khác đã hết khấu
hao, đảm bảo đáp ứng cho công tác chuyên môn tại STC và PTC.
- Bổ sung, thay thế máy vi tính, phần mềm diệt virus có bản quyền cho
Ban tài chính cấp xã đảm bảo đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng kế toán
ngân sách xã.
- Triển khai thiết bị chống sét đƣờng mạng cho PTC.
- Triển khai thiết bị đảm bảo cho phòng đặt máy chủ hoạt động liên tục
(điều hòa nhiệt độ, đƣờng điện).
2) Phát triển ứng dụng CNTT
- Bổ sung triển khai các ứng dụng CNTT theo yêu cầu nhiệm vụ chuyên
môn trong giai đoạn mới.
- Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính theo hƣớng dịch vụ
công, nhằm nâng cao chất lƣợng cải cách hành chính.
- Tích hợp các ứng dụng lên trang thông tin điện tử của tỉnh nhằm công
khai số liệu tài chính theo quy định.
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2011-2015,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
- Thứ nhất, xây dựng dự án CNTT, hoàn thiện các văn bản, quy chế chính
sách ứng dụng CNTT: Sở Tài chính chủ trì xây dựng dự án ứng dụng CNTT
vào công tác quản lý tài chính tỉnh Hà Giang giai đoạn năm 2011-2015, tầm
nhìn đến năm 2020 trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt thực hiện. Dự án sẽ là
cơ sở pháp lý và định hƣớng những hoạt động cần thiết nhằm nâng cao công tác
ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính của tỉnh. Đồng thời hoàn
thiện các văn bản hƣớng dẫn, ban hành các chính sách nhằm định hƣớng và uốn
nắn trong công tác triển khai nghiệp vụ, triển khai ứng dụng CNTT.
- Thứ hai, tập trung đầu tƣ, nâng cấp đảm bảo tính đồng bộ của cơ sở hạ
tầng và nguồn nhân lực CNTT đáp ứng đƣợc nhu cầu ứng dụng và phát triển
94
CNTT của ngành tài chính tỉnh.
- Thứ ba, tăng cƣờng quản lý an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động
ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang.
- Rà soát đánh giá tình hình triển khai từng ứng dụng CNTT đã triển khai
trƣớc đây để có những điều chỉnh hợp lý, nhằm nâng cấp ứng dụng, phát huy
hiệu quả sử dụng hay tháo gỡ những vƣớng mắc nghiệp vụ.
95
KẾT LUẬN
Ngày nay, ứng dụng và phát triển CNTT đã đƣợc xem là giải pháp hàng
đầu cho các quốc gia muốn rút ngắn “khoảng cách số”, đi tắt vào nền văn minh
tri thức. Các quốc gia này phải đối đầu với việc chuẩn bị sẵn sàng cho Chính
phủ và xã hội của mình trƣớc bối cảnh toàn cầu hóa và sự bùng nổ cuộc cách
mạng CNTT. Thực tiễn đã cho thấy các nƣớc không vận dụng đƣợc công nghệ
mới thƣờng tăng trƣởng chậm, thậm chí suy thoái. Do vậy, khoảng cách số
càng rộng và sự phân cực giàu nghèo giữa các nƣớc tiến lên kinh tế tri thức với
các nƣớc kém phát triển có khuynh hƣớng ngày càng ra xa.
Ứng dụng và phát triển CNTT vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Đối
với Chính phủ, CNTT với bốn thành phần: ứng dụng CNTT, cơ sở hạ tầng
CNTT, nguồn nhân lực và công nghiệp CNTT sẽ giúp cho Chính phủ cải tiến
mối tác động qua lại giữa ba chủ thể: Chính phủ, ngƣời dân và doanh nghiệp
nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị, xã hội và kinh tế đất nƣớc, tiến đến xây dựng
Chính phủ điện tử;
Ứng dụng CNTT sẽ giúp cho các CQNN đơn giản hóa các thủ tục hành
chính, cải tiến đƣợc các hình thức cung cấp dịch vụ công một cách có hiệu quả.
Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan
quản lý nhà nƣớc, tăng tính minh bạch và sự tin cậy của ngƣời dân đối với
Chính phủ; từ đó, hạn chế đƣợc tệ nạn quan liêu, tham nhũng trong hệ thống.
Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua ngành Tài chính đã có
nhiều quan tâm, đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các ứng dụng nghiệp vụ và
đào tạo tập huấn tin học cho các cán bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Theo đó Sở Tài chính và Phòng Tài chính - kế hoạch các huyện, thành phố đã
đƣợc trang bị các máy chủ, máy trạm, mạng nội bộ, kết nối với mạng hạ tầng
truyền thông ngành tài chính và kết nối Internet; Triển khai thực hiện tốt một số
ứng dụng tin học điển hình nhƣ Hệ thống TABMIS, phần mềm quản lý ngân
sách, phần mềm kế toán, phần mềm văn phòng điện tử eOffice và đang triển
khai tiếp nhiều ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ và cải cách
hành chính.
96
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thì việc triển khai ứng dụng CNTT
còn gặp một số khó khăn nhƣ: Công tác xây dựng kế hoạch dự án, công tác đào
tạo cán bộ, công tác đầu tƣ trang thiết bị đồng bộ đáp ứng yêu cầu triển khai
ứng dụng tin học của ngành Tài chính và mở rộng triển khai các ứng dụng.. làm
cho vai trò ứng dụng CNTT chƣa đƣợc phát huy đúng mức. Vì thế, việc nghiên
cứu vấn đề này có ý nghĩa cấp thiết đối với công tác của ngành tài chính ở tỉnh
Hà Giang.
Luận văn Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà
Giang nhằm góp phần giải quyết những vấn đề cần quan tâm, bức xúc đó. Trên
cơ sở tổng hợp những nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn tại một
số Sở Tài chính tỉnh, thành phố trên cả nƣớc và công tác ứng dụng CNTT tại
các cơ quan hệ thống thuộc Bộ Tài chính nhƣ Kho bạc, Tổng Cục thuế, Tổng
cục Hải quan, Học viện tài chính,..
Từ đó luận văn sẽ đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp chủ yếu hoàn thiện
công tác ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang, nhằm
đẩy mạnh ứng dụng CNTT, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH của
ở tỉnh Hà Giang ngày càng giàu đẹp./.
Giảng viên hƣớng dẫn
Học viên lớp
QH-2012-E.CH(QLKT 4)
Tiến sĩ Nguyễn Thùy Anh
Ngô Bá Đủ
97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2009): Quyết định số 2307/QĐ-BTC ngày 23/9/2009 của
Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt dự án ứng dụng CNTT đồng bộ,
thống nhất trong công tác quản lý tài chính của Bộ Tài chính với cơ quan
tài chính địa phƣơng giai đoạn 2009-2010 và định hƣớng đến năm 2015.
2. Bộ Tài chính (2009): Thông tƣ liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày
06/5/2009 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài
chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện.
3. Bộ Tài chính (2010): Quyết định số 1766/QĐ-BTC ngày 26/7/2011 của Bộ
trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT ngành tài
chính giai đoạn 2011-2015.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2010): Thông tƣ số 25/2010/TT-BTTTT
ngày 15/11/2010 Quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an
toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng
thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013): Thông tƣ số 06/2013/TT-BTTTT
ngày 07/3/2013 quy định chế độ báo cáo định kỳ về tình hình ứng dụng
công nghệ thông tin của cơ quan nhà nƣớc.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông (2007): Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT
ngày 26/10/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
CNTT Việt Nam đến năm 2020.
7. Cục Thống kê ở tỉnh Hà Giang:(2007;2008;2009;2010;2011;2012)Niên
giám thống kê ở tỉnh Hà Giang.
8. Chính phủ (2007): Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của
Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.
1
9. Chính phủ (2009): Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của
Chính phủ về quản lý đầu tƣ ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân
sách nhà nƣớc.
10. Chính phủ (2008): Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của
Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện
tử trên Internet.
11. Chính phủ (2009): Nghị định số 28/NĐ-CP ngày 20/3/2009 Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
và thông tin điện tử trên Internet.
12. Chính phủ (2007): Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CNTT.
13. Chính phủ (2011): Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 Quy
định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang
thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc
14. Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ chính trị (2000): Chỉ thị số 58-CT/TW của
Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp
công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 – 2005.
15. Quốc hội (2006): Luật CNTT ngày 29 tháng 6 năm 2006.
16. Quốc hội (2005): Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005.
17. Sở Tài chính ở tỉnh Hà Giang (2013): Báo cáo tình hình ứng dụng CNTT.
18. Thủ tƣớng Chính phủ (2008): Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày
03/12/2008 về việc tăng cƣờng sử dụng hệ thống thƣ điện tử trong hoạt
động của cơ quan nhà nƣớc.
19. Thủ tƣớng Chính phủ (2010): Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg ngày
24/5/2001 về việc phê duyệt chƣơng trình hành động triển khai Chỉ thị số
58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001 – 2005.
2
20. Thủ tƣớng Chính phủ (2009): Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009
phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm
2015 và định hƣớng đến năm 2020.
21. Thủ tƣớng Chính phủ (2005): Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày
06/10/2005 phê duyệt Chiến lƣợc phát triển CNTT và truyền thông Việt
Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến 2020.
22. Thủ tƣớng Chính phủ (2008): Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg ngày
24/3/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc năm 2008.
23. Thủ tƣớng Chính phủ (2009): Quyết định số 48/2009/QĐ-TTg ngày
31/3/2009 phê duyệt kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan nhà nƣớc giai đoạn 2009-2010.
24. Thủ tƣớng Chính phủ (2010): Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày
27/8/2010 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các
cơ quan Nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015.
25. Thủ tƣớng Chính phủ (2010): Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày
22/9/2010 phê duyệt đề án “Đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về
CNTT và truyền thông”.
26. Ủy ban nhân dân ở tỉnh Hà Giang (2010): Quyết định số 4815/QĐ-UBND
ngày 19/11/2009 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định vị trí, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính.
27. Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT – Hội tin học Việt Nam: Báo
cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT Việt Nam năm
2009,2010, 2011,2012,2013.
3
[...]... thông tin vào công tác quản lý tài chính - Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu - Chƣơng 3: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang - Chƣơng 4: Giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang - Kết luận 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG... thông tin vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang 3 2 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: - Thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang hiện nay nhƣ thế nào ? - Làm thế nào để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới ? 3 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài. .. câu hỏi: - Thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang hiện nay nhƣ thế nào ? - Làm thế nào để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang trong thời gian tới ? 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1.2.1 CÁC KHÁI NIỆM 1.2.1.1 Công nghệ thông tin - Khái niệm về công nghệ thông tin CNTT (Information... quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang 4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Quá trình ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính ở các cơ quan trong ngành tài chính tỉnh Hà Giang, gồm Sở Tài chính và các Phòng Tài chính - kế hoạch huyện, thành phố 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài. .. tài chính ở tỉnh Hà Giang đã thực hiện một vài nghiên cứu về ứng dụng CNTT nhƣ: Nghiên cứu xây dựng Dự án ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính tỉnh Hà Giang giai đoạn 2005-2010 của nhóm tác giả thuộc Cục Tin học và thống kê tài chính, Bộ Tài chính Mặc dù có rất nhiều tài liệu, tác phẩm nghiên cứu về CNTT nói chung, ứng dụng CNTT nói riêng song vấn đề ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính. .. tài chính ở tỉnh Hà Giang; Từ đó đề xuất những giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục tiêu của đề tài, luận văn xác định các nhiệm vụ gồm: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về CNTT và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý tài chính - Đánh giá thực trạng và những yếu tố tác động đến ứng dụng CNTT vào công tác. .. và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển KT-XH ở tỉnh Hà Giang Luận văn đƣa ra các khuyến nghị với Lãnh đạo và công chức viên chức trong ngành tài chính tỉnh Hà Giang trong việc nhận thức đầy đủ cở sở lý luận gắn với thực tiễn để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính nói riêng, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nƣớc nói chung... năng lực quản lý, ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính và cải cách thủ tục hành chính Trong công tác cải cách thủ tục hành chính, việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nƣớc, triển khai thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý là một trong những vấn đề đƣợc ngƣời dân, doanh nghiệp và nhà đầu tƣ... đầu tƣ Ứng dụng CNTT và vận hành có hiệu quả chính phủ điện tử, thực hiện tốt các dịch vụ công trực tuyến giúp cho việc giải quyết nhanh chóng các nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là phục vụ tốt công tác quản lý của ngành tài chính và đảm bảo an ninh tài chính ở địa phƣơng Tuy nhiên mặt bằng ứng dụng CNTT của ngành tài chính ở tỉnh Hà Giang hiện nay chƣa đáp ứng kịp yêu cầu của công tác quản lý, còn... ảnh hƣởng, nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến thực trạng trên Do đó đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu về lĩnh vực này, cả dƣới góc độ lý luận và góc độ thực tiễn Đề tài "Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở tỉnh Hà Giang" đã đƣợc tác giả chọn làm luận văn thạc sĩ, nhằm góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận, rút ra những điểm quan trọng và đẩy mạnh Ứng dụng công nghệ thông ... ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG 93 4.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG CNTT VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TỈNH HÀ GIANG GIAI... 3: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài tỉnh Hà Giang - Chƣơng 4: Giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài tỉnh Hà Giang - Kết luận... sở lý luận, rút điểm quan trọng đẩy mạnh Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài tỉnh Hà Giang CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: - Thực trạng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài tỉnh Hà Giang