6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.2.4.1. Kinh nghiệm
Qua công tác tham khảo thực tế và học tập kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở Sở Tài chính các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Hòa Bình và Lào Cai.. Tác giả đã thu thập tài liệu, quan sát, thảo luận, phân tích và rút ra một số kinh nghiệm bổ ích, làm tài liệu cho nghiên cứu của mình nhƣ sau:
- Thứ nhất là: Để đạt đƣợc hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính ở địa phƣơng, ngành tài chính các tỉnh, thành phố trên đã bám sát định
47
hƣớng ứng dụng CNTT của Bộ Tài chính, tổ chức thực hiện tốt nội dung các chủ trƣơng, hƣớng dẫn của Bộ Tài chính gồm: Quyết định số 2307/QĐ-BTC ngày 23/9/2009 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt dự án ứng dụng CNTT đồng bộ, thống nhất trong công tác quản lý tài chính của Bộ Tài chính với cơ quan tài chính địa phƣơng giai đoạn 2009-2010 và định hƣớng đến năm 2015; Quyết định số 1766/QĐ-BTC ngày 26/7/2011 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch ứng dụng CNTT ngành tài chính giai đoạn 2011- 2015; Thông tƣ liêntịch số90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 của Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, trong đó đã thành lập Phòng Tin học thuộc Sở Tài chính; Đã xây dựng đƣợc hạ tầng kỹ thuật hiện đại bao gồm phòng máy chủ, mạng nội bộ, mạng diện rộng và triển khai hiệu quả nhiều ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính và cải cách hành chính.
- Thứ hai là: Xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính của mỗi tỉnh. Thực hiện theo Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tƣ ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, để nâng cao hiệu quả đầu tƣ và đảm bảo luôn đáp ứng cơ sở kỹ thuật hạ tầng thông tin phục vụ công tác quản lý tài chính, các tỉnh đã chủ động trong công tác xây dựng, thực hiện các dự án, đề án về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính.
- Thứ ba là: Ban hành các chính sách, quy chế nhằm thực hiện tốt ứng dụng CNTT: Ban hành các quy định về quản lý và vận hành mạng nội bộ, quy định về vận hành và khai thác ứng dụng nghiệp vụ, quy định về an toàn bảo mật thông tin..; Tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực đƣợc chính quyền các tỉnh, thành phố sớm quan tâm nhƣ chính sách thu hút nguồn nhân lực, cán bộ có bằng cử nhân CNTT làm trong lĩnh vực CNTT hƣởng thêm 1 lần hệ số lƣơng cơ bản, cán bộ có bằng thạc sĩ CNTT làm trong lĩnh vực CNTT hƣởng thêm 1,5 lần hệ số lƣơng cơ bản, thực hiện chính sách này các tỉnh bạn đã thu hút, tuyển dụng tốt nguồn nhân lực CNTT chất lƣợng cao, hạn chế tình trạng cán bộ có
48
trình độ CNTT chuyển công tác do đời sống, thu nhập thấp và không đƣợc quan tâm thỏa đáng.
- Thứ tƣ là: Trách nhiệm cam kết chỉ đạo và thực hiện của thủ trƣởng các đơn vị ứng dụng CNTT. Một số tỉnh bạn đã lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng CNTT với công tác áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008, bằng việc xây dựng các quy trình ISO thể hiện sự cam kết, kiểm tra và cải tiến các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, từ đó nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính. Kinh nghiệm cho thấy ở đơn vị nào có sự quan tâm vào cuộc của thủ trƣởng đơn vị thì ở đơn vị đó đạt đƣợc hiệu quả và thành công, vì khi thủ trƣởng đơn vị có vào cuộc thì mới nắm bắt đƣợc thuận lợi, khó khăn từ đó có biện pháp phù hợp, đồng thời thủ trƣởng đơn vị gƣơng mẫu thực hiện sẽ kéo theo nhân viên học tập làm theo, do đó toàn cơ quan đơn vị đoàn kết thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Thứ năm là: Thực hiện thống nhất một loại phần mềm nghiệp vụ, tạo lập cơ sở dữ liệu đồng bộ và tổng hợp, trao đổi đƣợc dữ liệu chung trên toàn địa bàn tỉnh, thành phố, cụ thể: Về phần mềm kế toán HCSN, phần mềm quản lý tài sản, phần mềm kế toán ngân sách xã trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng và tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ, thống nhất một loại phần mềm nghiệp vụ. Đối với cấp ngân sách xã, phƣờng thị trấn thực hiện phần mềm KTXA6.0 của Bộ Tài chính, ngoài việc đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán ngân sách và tài chính xã, còn hỗ trợ kết xuất dữ liệu phục vụ tổng hợp báo cáo của cơ quan tài chính cấp trên là Phòng Tài chính - kế hoạch huyện. Đối với các đơn vị dự toán, cơ quan hành chính sự nghiệp sử dụng phần mềm kế toán IMAS8.0, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu của công tác kế toán, phần mềm còn hỗ trợ kết xuất báo cáo tài chính gửi Sở Tài chính để tổng hợp trên phần mềm quản lý ngân sách NSNN8.0, tổng hợp lên báo cáo điều hành và báo cáo quyết toán ngân sách toàn tỉnh một cách nhanh chóng và thuận tiện. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn chƣa thống nhất đƣợc một loại phần mềm nghiệp vụ, trên địa bàn tỉnh đang áp dụng theo nhiều loại phần mềm kế toán nhƣ phần mềm IMAS, phần mềm Misa, phần mềm Dtsort,.. trƣớc mắt có thể đáp ứng
49
đƣợc yêu cầu công tác kế toán nhƣng không hỗ trợ công tác tổng hợp báo cáo toàn tỉnh, ảnh hƣởng đến công tác điều hành tài chính ngân sách của tỉnh.
1.2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra về triển khai ứng dụng CNTT:
Từ học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn về ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính, cùng với cơ sở lý luận, chủ trƣơng ứng dụng CNTT của nhà nƣớc, của ngành tài chính và xu hƣớng công nghệ hiện nay, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm về triển khai ứng dụng CNTT nhƣ sau:
Thứ nhất: Sự quan tâm, lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đặc biệt là vai trò của thủ trƣởng đơn vị. Đảm bảo sự đồng bộ về cơ chế, chính sách và định hƣớng ứng dụng CNTT vào công tác quản lý tài chính.
Thứ hai: Phải quan tâm phát triển hạ tầng thông tin, đáp ứng yêu cầu về cấu hình phần ứng, tốc độ xử lý dữ liệu và an toàn bảo mật phục vụ triển khai ứng dụng nghiệp vụ.
Thứ ba: Phải chăm lo phát triển các nguồn lực, tuyển dụng cán bộ có năng lực trình độ và đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách CNTT của ngành tài chính. Đào tạo bỗi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệp vụ sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT của ngành tài chính, luôn có ý thức ứng dụng CNTT phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.
50
CHƢƠNG 2:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà mọi thành tựu khoa học và công nghệ đều xuất hiện một cách hết sức mau lẹ và cũng đƣợc đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Ngày nay nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động có tốc độ phát triển nhanh nhất thời đại. Bộ máy nghiên cứu khoa học đã trở thành khổng lồ, nó đang nghiên cứu tất cả các góc cạnh của thế giới. Các thành tựu nghiên cứu khoa học đã đƣợc ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Khoa học đã làm đảo lộn nhiều quan niệm truyền thống, nó làm cho sức sản xuất xã hội tăng lên hàng trăm lần so với vài thập niên gần đây.
Về phần mình, bản thân khoa học càng cần đƣợc nghiên cứu một cách khoa học. Một mặt, phải tổng kết thực tiễn nghiên cứu khoa học để khái quát những lý thuyết về quá trình sáng tạo khoa học; mặt khác, phải tìm ra đƣợc các biện pháp tổ chức, quản lý và nghiên cứu khoa học tốt hơn làm cho bộ máy khoa học vốn đã mạnh, lại phát triển mạnh hơn và đi đúng quỹ đạo hơn. Có lẽ không phải ngẫu nhiên, nhà tƣơng lai học Thierry Gaudin đã đƣa ra một thông điệp khẩn thiết: “Hãy học phƣơng pháp chứ đừng học dữ liệu !”.
Sự phát triển của khoa học hiện đại không những đem lại cho con ngƣời những hiểu biết sâu sắc về thế giới, mà còn đem lại cho con ngƣời cả những hiểu biết về phƣơng pháp nhận thức thế giới. Chính vì vậy mà phƣơng pháp và phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học đã gắn liền với hoạt động có ý thức của con ngƣời, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. Và cũng chính vì vậy mà hiện nay việc nghiên cứu phƣơng pháp và phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên cần thiết nhằm giúp cho công tác nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả hơn, phát triển mạnh mẽ hơn.
2.1. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
51
Trƣớc hết để hiểu đƣợc thế nào là phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, các khái niệm, các đặc điểm của phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, chúng ta cần phải hiểu đƣợc khái niệm khoa học là gì? Khoa học là một khái niệm có nội hàm phức tạp, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận ta có thể phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở mức độ chung nhất, khoa học đƣợc hiểu nhƣ sau: Khoa học là hệ thống tri thức đƣợc rút ra từ hoạt động thực tiễn và đƣợc chứng minh, khẳng định bằng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.
Từ hiểu biết trên đây về khoa học ta thấy rõ ràng rằng phƣơng pháp là phạm trù trung tâm của phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học. Vậy phƣơng pháp nghiên cứu khoa học là gì? Phƣơng pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phƣơng pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đƣờng, bí quyết, quy trình công nghệ để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tƣợng chúng ta cảm nhận đƣợc để tìm ra các quy luật của các hiện tƣợng đó. Nhƣng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tƣợng, vì vậy để nhận ra đƣợc bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tƣợng và nhận ra đƣợc quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Nhƣ vậy phƣơng pháp chính là sản phẩm của sự nhận thức đúng quy luật của đối tƣợng nghiên cứu. Đến lƣợt mình, phƣơng pháp là công cụ có hiệu quả để tiếp tục nhận thức sâu hơn và cải tạo tốt hơn đối tƣợng đó. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta ngƣời thành công là ngƣời biết sử dụng phƣơng pháp. Nhƣ vậy, bản chất của phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chính là việc con ngƣời sử dụng một cách có ý thức các quy luật vận động của đối tƣợng nhƣ một phƣơng tiện để khám phá chính đối tƣợng đó. Phƣơng pháp nghiên cứu chính là con đƣờng dẫn nhà khoa học đạt tới mục đích sáng tạo.
Trên đây là những khái niệm về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học. Để có đƣợc sự hiểu biết sâu sắc hơn và cái nhìn toàn diện hơn về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chúng ta cần đi sâu tìm hiểu những đặc điểm của phƣơng
52
pháp nghiên cứu khoa học.
Đặc điểm của phƣơng pháp nghiên cứu khoa học: Phƣơng pháp bao giờ cũng là cách làm việc của chủ thể nhằm vào các đối tƣợng cụ thể, ở đây có hai điều chú ý là chủ thể và đối tƣợng. Phƣơng pháp là cách làm việc của chủ thể, cho nên nó gắn chặt với chủ thể và nhƣ vậy phƣơng pháp có mặt chủ quan. Mặt chủ quan của phƣơng pháp chính là năng lực nhận thức, kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của chủ thể, thể hiện trong việc ý thức đƣợc các quy luật vận động của đối tƣợng và sử dụng chúng để khám phá chính đối tƣợng. Phƣơng pháp là cách làm việc của chủ thể và bao giờ cũng xuất phát từ đặc điểm của đối tƣợng, phƣơng pháp gắn chặt với đối tƣợng, và nhƣ vậy phƣơng pháp có mặt khách quan. Mặt khách quan quy định việc chọn cách này hay cách kia trong hoạt động của chủ thể. Đặc điểm của đối tƣợng chỉ dẫn cách chọn phƣơng pháp làm việc, trong nghiên cứu khoa học cái chủ quan phải tuân thủ cái khách quan. Các quy luật khách quan tự chúng chƣa phải là phƣơng pháp, nhƣng nhờ có chúng mà ta phát hiện ra phƣơng pháp. ý thức về sự sáng tạo của con ngƣời phải tiếp cận đƣợc các quy luật khách quan của thế giới. Phƣơng pháp có tính mục đích vì hoạt động của con ngƣời đều có mục đích, mục đích nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học chỉ đạo việc tìm tòi và lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu và ngƣợc lại nếu lựa chọn phƣơng pháp chính xác, phù hợp sẽ làm cho mục đích nghiên cứu đạt tới nhanh hơn và đôi khi vƣợt qua cả yêu cầu mà mục đích đã dự kiến ban đầu. Phƣơng pháp nghiên cứu gắn chặt với nội dung của các vấn đề cần nghiên cứu. Phƣơng pháp là hình thức vận động của nội dung. Nội dung công việc quy định phƣơng pháp làm việc. Trong mỗi đề tài khoa học đều có phƣơng pháp cụ thể, trong mỗi ngành khoa học có một hệ thống phƣơng pháp đặc trƣng. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học có một cấu trúc đặc biệt đó là một hệ thống các thao tác đƣợc sắp xếp theo một chƣơng trình tối ƣu. Sự thành công nhanh chóng hay không của một hoạt động nghiên cứu chính là phát hiện đƣợc hay không lôgíc tối ƣu của các thao tác hoạt động và sử dụng nó một cách có ý thức. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học luôn cần có các công cụ hỗ trợ, cần có các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại với độ chính xác cao. Phƣơng tiện và
53
phƣơng pháp là hai phạm trù khác nhau nhƣng chúng lại gắn bó chặt chẽ với nhau căn cứ vào đối tƣợng nghiên cứu mà ta chọn phƣơng pháp nghiên cứu, theo yêu cầu của phƣơng pháp nghiên cứu mà chọn các phƣơng tiện phù hợp, nhiều khi còn cần phải tạo ra các công cụ đặc biệt để nghiên cứu một đối tƣợng nào đó. Chính các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại đảm bảo cho quá trình nghiên cứu đạt tới độ chính xác cao.
2.1.2. Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học phƣơng pháp và phƣơng pháp luận là hai khái niệm gần nhau nhƣng không đồng nhất. Phƣơng pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (trƣớc hết là những nguyên lý, quan điểm liên quan đến thế giới quan) làm cơ sở, có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phƣơng pháp, xác định phạm vi, khả năng áp dụng các phƣơng pháp và định hƣớng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng nhƣ việc lựa chọn, vận dụng phƣơng pháp. Nói cách khác thì phƣơng pháp luận chính là lý luận về phƣơng pháp bao hàm hệ thống các phƣơng pháp, thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời sử dụng phƣơng pháp và các nguyên tắc để giải quyết các vấn đề đã đặt ra.
Các quan điểm phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học có tính lý luận cho nên thƣờng mang màu sắc triết học, tuy nhiên nó không đồng nhất với triết học (nhƣ thế giới quan) để tiếp cận và nhận thức thế giới.
Phƣơng pháp luận đƣợc chia thành phƣơng pháp bộ môn lý luận về