Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
490,83 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2 LÊ THỦY HƯƠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MỘT SỐ BÀI GIẢNG GDQP - AN CHƯƠNG TRÌNH THPT, LỚP 10 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng HÀ NỘI, tháng 5/ 2011 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2 LÊ THỦY HƯƠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MỘT SỐ BÀI GIẢNG GDQP - AN CHƯƠNG TRÌNH THPT, LỚP 10 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng Hướng dẫn khoa học THIẾU TÁ. TRẦN DANH LỰC HÀ NỘI, tháng 5/ 2011 3 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thiếu tá Trần Danh Lực đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các thầy giáo Trung tâm GDQP Hà Nội 2 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian em làm khoá luận. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và học sinh lớp 10 Trường THPT Xuân Hòa, Phúc Yên, Bình Xuyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với khả năng có hạn, chưa có kinh nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý và đóng góp tận tình của các thầy, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lê Thủy Hương 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi. Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và không trùng lặp với đề tài nghiên cứu nào. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lê Thủy Hương 5 CÁC KÍ HIỆU VỚI CHỮ VIẾT TẮT Công nghệ thông tin CNTT Giáo dục quốc phòng - An ninh GDQP - AN Trung học phổ thông THPT Sách giáo khoa SGK Xã hội chủ nghĩa XHCN Bộ Giáo dục và Đào tạo BGD&ĐT Phương pháp PP Học sinh, sinh viên HS, SV 6 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 1: Kết quả dạy học “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” khi sử dụng giáo án và phương pháp dạy học truyền thống 28 Bảng 2: Kết quả dạy học “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” khi sử dụng giáo án và PP dạy học truyền thống 29 Bảng 3: Kết quả dạy học bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” khi sử dụng giáo án điện tử trên cơ sở ứng dụng CNTT 40 Bảng 4. Kết quả dạy học “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” khi sử dụng giáo án điện tử trên cơ sở ứng dụng CNTT 40 Biểu đồ 1: So sánh kết quả học tập khi sử dụng giáo án và phương pháp dạy học truyền thống với sử dụng giáo án điện tử trên cơ sở ứng dụng CNTT bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” và bài “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” cho học sinh lớp 10, THPT Xuân Hòa 41 Biểu đồ 2: So sánh kết quả học tập khi sử dụng giáo án và phương pháp dạy học truyền thống với sử dụng giáo án điện tử trên cơ sở ứng dụng CNTT bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” và bài “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” cho học sinh lớp 10, THPT Phúc Yên 42 Biểu đồ 3: So sánh kết quả học tập khi sử dụng giáo án và phương pháp dạy học truyền thống với sử dụng giáo án điện tử trên cơ sở ứng dụng CNTT bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” và bài “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” cho học sinh lớp 10, THPT Bình Xuyên 42 7 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn, cam đoan Ký hiệu các chữ viết tắt và các bảng biểu Mục lục MỞ ĐẦU 9 1. Lý do chọn đề tài 9 2. Mục đích: 11 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 12 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo 12 1.2. Công nghệ thông tin góp phần nâng cao chất lượng môn học GDQP - AN ở trường THPT 17 1.3. Tác dụng của giáo án điện tử GDQP - AN trên cơ sở CNTT 21 CHƯƠNG 2. NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: 24 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24 2.3. Phương pháp nghiên cứu 24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 3.1. Đánh giá thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” và “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương ”, lớp 10, THPT ở một số trường THPT thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. 26 8 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử một số bài GDQP - AN chương trình THPT, lớp 10. 30 3.2.1. Giới thiệu phần mềm ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử môn học GDQP - AN 30 3.2.2. Sản phẩm thiết kế bài giảng điện tử GDQP - AN lớp 10, THPT 37 3.3. Thực nghiệm sư phạm bài giảng điện tử “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam” và “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” 37 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm, nhận xét, đánh giá (biểu mẫu thống kê, sơ đồ, biểu đồ) 39 KẾT LUẬN 43 KIẾN NGHỊ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược trong thời kỳ công nghệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Trong khi Đảng và Nhà nước ta đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội xây dựng đất nước thì việc giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng không thể thiếu được, có quan hệ biện chứng với việc xây dựng đất nước. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay trước hết là xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện, tăng cường công tác GDQP - AN toàn dân, GDQP - AN cho thế hệ trẻ học sinh, sinh viên. Giáo dục quốc phòng - An ninh cho học sinh, sinh viên có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa chiến lược, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng - An ninh, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp quy và xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và của cả hệ thống chính trị. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành chương trình GDQP - AN, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh thống nhất cho từng đối tượng, cho các cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Môn học GDQP- AN được xác định là môn học chính khóa ở các trường từ phổ thông đến đại học từ nhiều năm nay và cũng đã có những kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, yếu kém về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện môn học GDQP - AN ở một số cơ sở giáo dục đào tạo dẫn đến chất lượng, hiệu quả môn học chưa xứng đáng với vị trí quan trọng của nó. Thực tế, một số trường THPT vẫn chưa coi trọng môn học này và vẫn xem là môn phụ. Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDQP - AN còn thiếu 10 nhiều, số lượng giáo viên được đào tạo chính quy còn rất ít, phần lớn các giáo viên giảng dạy đều từ bộ môn khác chuyển sang hoặc kiêm nhiệm. Chính từ việc giáo viên chưa được đào tạo chính quy, chưa thành thạo phương pháp giảng dạy, chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào xây dựng bài giảng điện tử nên chất lượng, hiệu quả môn học GDQP - AN chưa cao. Đa số giảng viên các trường THPT vẫn sử dụng giáo án theo cách truyền thống, nghĩa là giáo án được soạn theo hình thức văn xuôi không thể hiện được hết nội dung, yêu cầu của bài học; không thể hiện được hình ảnh, không làm rõ được bản chất của từng vấn đề trong bài giảng. Bài giảng GDQP - AN không được đổi mới, không ứng dụng công nghệ thông tin nên giáo viên các trường THPT vẫn phải sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống theo kiểu thông báo đồng loạt. Ở đó, người dạy chỉ chú trọng tới việc thông tin đầy đủ những nội dung cần truyền đạt trong chương trình, cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ bài giảng trên lớp, do vậy đã đặt người học vào thói quen thụ động, lắng nghe, ghi chép bài giảng và học thuộc lòng, ít có cơ hội động não, chưa phát huy được tính tích cực, tự giác trong quá trình học tập. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ thị đẩy mạnh đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trong tất cả các cơ sở giáo dục đào tạo kể cả môn học GDQP - AN. Tuy vậy, CNTT cũng chỉ được chú trọng ở các môn toán, vật lý, hóa học , đối với môn học GDQP - AN còn cảm thất xa lạ, khó khăn, chưa được đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng CNTT xây dựng bài giảng điện tử để giới thiệu cho học sinh thấy được cái cụ thể hơn, bản chất hơn của vấn đề chưa được thực nhiều trong GDQP - AN. Khi ứng dụng CNTT, thông qua bài giảng điện tử sẽ hạn chế được tối đa những nhược điểm của phương pháp thuyết trình truyền thống, nó tạo ra môi trường học tập thân thiện giữa học sinh cùng với năng lực thuyết trình của giảng viên; sẽ lôi cuốn người học cùng khám phá, hoà vào nội dung của từng phần trong mỗi bài giảng. Từng [...]... học GDQP - AN tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Ứng dụng Công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử một số bài giảng GDQP - AN chương trình THPT, lớp 10 2 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử GDQP - AN các trường THPT thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Giới thiệu phần mềm và thực hành thiết kế bài giảng điện tử GDQP - AN, vận dụng trong quá trình. .. giáo án điện tử môn học GDQP - AN trên cơ sở ứng dụng CNTT Công nghệ thông tin với các phần mềm điện tử sẽ cho ta một công cụ giảng dạy mới – công cụ giáo án điện tử Nội dung GDQP - AN thuộc phần lý luận, lý thuyết dù ở cấp học, bậc học nào luôn đòi hỏi và phải gắn liền với bài giảng điện tử cùng với một phương pháp dạy học mới Vấn đề được nêu lên, tình huống được xây dựng trong mỗi bài giảng điện tử. .. tác GDQP - AN của lãnh đạo nhà trường còn ít - Đội ngũ giáo viên thiếu, yếu về trình độ chuyên môn, yếu về phương pháp dạy học, không có ứng dụng CNTT trong bài giảng, thiếu tính thực tế trong dạy học nhất là thực tế về trực quan trong GDQP - AN - Cơ sở vật chất quá ít, thiết bị dạy học hiện đại cho GDQP - AN không được đầu tư 29 3.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử một số bài. .. văn bản pháp quy - Quản lý kế hoạch công tác, kế hoạch giảng dạy, lịch trình giảng dạy - Quản lý các dữ liệu, học liệu, tài liệu, bài giảng về GDQP - AN - Quản lý Chương trình GDQP - AN cho HS, SV; chương trình đào tạo ngắn hạn giáo viên GDQP- AN (6 tháng), Chương trình đào tạo giáo viên GDQP- AN hệ tập trung chính quy (4 năm) ghép môn - Quản lý công tác nghiên cứu khoa học về GDQP - AN - Quản lý kết... 3.1 Đánh giá thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử bài “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”và “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”, chương trình THPT, lớp 10 ở một số trường THPT thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Xây dựng và dạy học theo giáo án điện tử là yêu cầu rất cao của Bộ Giáo dục và đào tạo đối với đội ngũ giảng viên, giáo. .. 23 CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.1 Lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo nói chung và GDQP - AN nói riêng trong trường THPT 2.1.2 Nghiên cứu thực trạng về ứng dụng CNTT trong xây dựng giáo án điện tử GDQP - AN hiện nay ở một số trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.3 Giới thiệu phần mềm ứng dụng thiết kế bài giảng điện. .. số bài GDQP - AN chương trình THPT, lớp 10 3.2.1 Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử môn học GDQP- AN 3.2.1.1 Microsoft PowerPoint Phần mềm Microsoft PowerPoint: Là chương trình ứng dụng để thiết kế và trình chiếu thông tin Sản phẩm được tạo ra là Prestation (trình chiếu) Trong mỗi Prestation gồm các slide chứa một thông tin khác nhau như: Chữ (text), hình ảnh (ảnh), tranh vẽ... thể để có được một bài giảng điện tử Giáo án điện tử có thể xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau: - Xây dựng mục tiêu bài học - Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm - Hệ thống hóa kiến thức thành chuỗi - Xây dựng các thư viện tư liệu 33 - Lựa chọn các ngôn ngữ và phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua hoạt động cụ thể - Chạy thử chương trình, sửa chữa... công tác GDQP - AN của cán bộ, giáo viên Ứng dụng CNTT trong GDQP - AN sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục đào tạo Nội dung công tác quản lý trên cơ sở ứng dụng CNTT được thể hiện cụ thể trên từng vấn đề sau: - Nhận thức về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng công tác QP, AN và GDQP - AN cho các đối tượng đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh, đáp ứng. .. ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả môn học GDQP- AN tại các nhà trường Thực tế cho thấy, hầu hết giáo viên GDQP - AN tại các trường THPT chưa được đào tạo chính quy, nghiệp vụ sư phạm yếu, trình độ ngoại ngữ, tin học kém Họ chưa biết soạn giáo án điện tử, chưa biết cách trình bày một bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin Các phần mềm tin học cho GDQP - AN hiện nay được phổ biến nhiều ở các cơ sở . Công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử một số bài giảng GDQP - AN chương trình THPT, lớp 10 . 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây. thương ”, lớp 10, THPT ở một số trường THPT thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. 26 8 3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử một số bài GDQP - AN chương trình THPT, lớp 10. 30 . TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG HÀ NỘI 2 LÊ THỦY HƯƠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG XÂY DỰNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ MỘT SỐ BÀI GIẢNG GDQP - AN CHƯƠNG TRÌNH THPT, LỚP 10 KHOÁ