Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng thiết kế bài giảng điện tử môn học GDQP-AN

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử một số bài giảng GDQP - AN chương trình THPT, Lớp 10 (Trang 30)

tử môn học GDQP-AN

3.2.1.1. Microsoft PowerPoint

Phần mềm Microsoft PowerPoint: Là chương trình ứng dụng để thiết kế và trình chiếu thông tin. Sản phẩm được tạo ra là Prestation (trình chiếu). Trong mỗi Prestation gồm các slide chứa một thông tin khác nhau như: Chữ (text), hình ảnh (ảnh), tranh vẽ (picture), âm thanh (sound), hình ảnh động (movie). Các slide xuất hiện hoặc tuân theo điều khiển của người dùng. Với khả năng chứa đựng nhiều thông tin trong một slide, với sự sinh động khi chuyển đổi giữa các slide, với công cụ tinh xảo, các biểu mẫu đồ học trang trí đẹp mắt và các phim dương bản được kết nối tạo nên các trình phim biểu diễn các cơ chế, các quá trình.

POWERPOINT thực sự là phần mềm mạnh trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Việc thiết kế và sử dụng POWERPOINT giảng dạy bằng máy tính thực sự đơn giản và tiện ích, không tốn kém nhưng khả năng phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học đạt kết quả cao. Các hình thức sử dụng hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ trong giảng dạy linh hoạt, phong phú, cho phép giáo viên dẫn dắt học sinh đi từ chi tiết cụ thể tới khái quát hoặc ngược lại. Ngoài ra, với những kiến thức quan trọng cần nhấn mạnh và cần nhiều thời gian hơn thì khi thiết kế có thể hoàn toàn chủ động điều chỉnh bằng cách đặt chế độ tự động về thời gian, hay điều chỉnh slide bằng bàn phím, hoặc con chuột, hoặc ghi toàn bộ phần mềm dạy học ra đĩa CD để sử dụng rộng rãi.

Phần mềm POWERPOINT có thể thực hiện các công việc cụ thể phục vụ cho học tập như sau:

- Tạo giáo trình, sách tham khảo, sách hướng dẫn phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường.

- Tạo các trình phim biểu diễn đồ họa mang tính trực quan, phù hợp với tiến trình dạy, học cho các môn học, phục vụ hội thảo, triển lãm.

- Thiết kế và tạo nội dung dạy học đưa lên trang Web và Internet. - Thiết kế bài giảng điện tử trên POWERPOINT gồm các bước sau: Bước 1:Lựa chọn nội dung thông tin cần thể hiện trên Presentation. Bước 2: Chia nhỏ nội dung thông tin thành các mô đun. Mỗi mô đun sẽ được hiển thị trong một slide. Trong bước này cần nghiên cứu nội dung cần truyền tải có thể chia nhỏ bao nhiêu, việc ngắt nội dung ở đâu là hợp lí.

Bước 3: Lựa chọn tối đa đối tượng Multimedia có sẵn (văn bản, hình ảnh tĩnh, động, mô hình mô phỏng, âm thanh) để minh họa nội dung trong mỗi slide. Đây là bước thể hiện sức mạnh của bài giảng điện tử so với bài giảng truyền thống (dùng bảng đen, phấn trắng) tất cả các hình ảnh âm thanh đều có thể chèn vào các slide.

Bước 4: Khai thác tài nguyên (văn bản, hình ảnh tĩnh động, mô hình) trong thư viện tư liệu điện tử, trong phần mềm công cụ mô phỏng chuyên dụng Circuit makerpro hoặc công cụ phần mềm khác. Trong bước này có thể sử dụng bất kì trình soạn thảo nào để tạo ra tài liệu văn bản, sau đó chèn vào các slide. Có thể sử dụng máy quét ảnh, máy ảnh số, camera để tạo các tài liệu multimedia cần thiết. Có thể tạo ra các mô hình động hiển thị trong mỗi slide một cách đơn giản bằng các hình ảnh (.gif ) động.

Bước 5: Sử dụng POWERPOINT tích hợp (liên kết) trong mỗi mô đun trên vào các slide.

Bước 6:Quy định hình thức chuyển đổi giữa các slide. Bước 7:Viết thông tin giải thích cho mỗi slide.

3.2.1.2.VioLlet:

Violet.vn là trang thông tin trực tuyến giúp giáo viên biên soạn giáo án, bài giảng điện tử.

Violet.vn có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: nhập dữ liệu văn bản, các công thức toán học, các dữ liệu multimedia (ảnh, âm thanh, phim hoạt hình Flash...) sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh tạo các chuyển động và hiệu ứng, xử lý các tương tác với người dùng.

Violet cung cấp sẵn những mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong các SGK và bài tập: bài trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ, kéo thả hình ảnh…

Sau khi soạn thảo xong bài giảng, Violet sẽ cho phép xuất bản bài giảng ra thành một file exe hoặc file HTML chạy độc lập.

Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và hoàn toàn băng tiếng Việt. Vì vậy, một giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ vẫn có thể sử dụng được Violet một cách dễ dàng.Mặt khác, do sử dụng Unicode nên font chữ trong Violet và trong sản phẩm bài giảng đều đẹp, dễ nhìn và có thể thể hiện được mọi thứ tiếng trên thế giới. Thêm nữa Unicode là bảng mã chuẩn quốc tế nên font tiếng việt luôn đảm bảo tính ổn định trên mọi máy tính, mọi hệ điều hành và mọi trình duyệt internet.

Khai thác tranh ảnh từ sách, báo, tài liệu, tạp chí: ví dụ SGK GDQP - AN, báo Quân đội nhân dân... Đây là những nguồn cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy.

Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ...thông qua chức năng cung cấp thông tin của trung tâm tin học Bộ GD&ĐT.

* Quy trình xây dựng bài giảng điện tử.

Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài học lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hóa do giáo viên do điều khiển thông qua môi trường Multimedia do máy vi tính tạo ra.

Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà học sinh ghi chép, mà đó là toàn bộ quá trình dạy học, tất cả các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của học sinh. Bài giảng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “Bảng đen, phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trong lớp.

Các đơn vị của bài học đều phải được Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường Multimedia thông tin được truyền dưới dạng:văn bản (text), đồ họa (graphics); hoạt hình (animation); ảnh chụp (image); âm thanh (audio) và phim video (video clip).

Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã đã được Multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và lôgic được quy định bởi cấu trúc bài học. Giáo án điện tử là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có được một bài giảng điện tử.

Giáo án điện tử có thể xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau: - Xây dựng mục tiêu bài học.

- Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm. - Hệ thống hóa kiến thức thành chuỗi.

- Lựa chọn các ngôn ngữ và phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua hoạt động cụ thể.

- Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.

* Các bước được biểu diễn như sau:

Bước 1. Xây dựng mục tiêu bài học.

Trong dạy học, hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài này học sinh đạt được cái gì? Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Đọc kĩ SGK, kết hợp với các tài liệu tham khảo, để tìm hiểu nội dung trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó, cần xác định cái đích cần đạt tới của bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Bước 2. Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng nội dung trọng tâm. Những nội dung đưa vào chương trình và SGK phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách logic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy, cần bám sát vào chương trình dạy học và SGK bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì SGK là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu, chương trình là pháp lệnh cần tuân theo.Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong SGK đã được quy định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác.

Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức của mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản.

Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài học có thể gắn với sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực

sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành được dễ dàng. Cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản mà tác giả SGK đã dày công xây dựng.

Bước 3. Hệ thống hóa kiến thức thành chuỗi.

Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống hoặc các bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc Multimedia hóa kiến thức được thực hiện qua các bước:

- Dữ liệu hóa thông tin kiến thức.

- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ họa, ảnh tĩnh, phim, âm thanh...

- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet...hoặc được xây dựng mới bằng đồ họa, ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ họa chuyên dụng như Macromedia flash...

- Chọn lựa các phần mềm dạy học có dùng đến trong bài học để dặt liên kết.

- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm.

Bước 4. Xây dựng các thư viện tư liệu.

Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý.Cây thư mục hợp lí sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác.

Bước 5. Lựa chọn các ngôn ngữ và phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua hoạt động cụ thể.

Sau khi có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn thông dụng dẻ tiến hành xây dựng giáo án điện tử.

Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong frontpage. Sau đó, xây dựng cho các trang, tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang có thể là văn bản, đồ họa, tranh, ảnh, âm thanh, video clip...

Văn bản cần trình bày ngắn gọn, cô đọng, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại front chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ được dùng thống nhất tùy theo mục đích sử dụng khác nhau của văn bản như câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ câu trả lời...Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay được cấu trúc logic của nội dung cần trình bày.

Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (backround) thống nhất trong các slide, hạn chế màu quá chói hoặc màu quá tương phản nhau.

Không nên lạm dụng các hiệu ứng trình diễn theo kiểu “bay nhảy” thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, phân tán chú ý trong học tập mà cần chú ý làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tưởng tiềm ẩn bên trong các đối tượng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hướng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tư duy của học sinh. Cái quan trọng là đối tượng trình diễn không chỉ để tương tác với máy tính mà chính nó là ở chỗ một cách hiệu quả sự tương tác thầy trò.

Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lí, logic lên các đối tượng trong bài giảng.

Đây chính là ưu điểm nổi bật có được trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng được tổ chức một cách linh hoạt, thông tin được truy xuât kịp thời, học sinh dễ tiếp thu.

Bước 6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện.

Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử một số bài giảng GDQP - AN chương trình THPT, Lớp 10 (Trang 30)