Thực nghiệm sư phạm bài giảng điện tử “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”, và “Cấp cứu ban đầu các tai nạn

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử một số bài giảng GDQP - AN chương trình THPT, Lớp 10 (Trang 37)

giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”, và “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”

Hai bài giảng điện tử “Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam”, và “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” được xây dựng trên cơ sở CNTT thuộc chương trình GDQP - AN lớp 10, THPT.

- Khi thực nghiệm bài giảng điện tử được xây dựng, giáo viên phải thực hiện đầy đủ các bước tiến hành khi đứng lớp:

+ Tiến hành phần thủ tục: Kiểm tra sĩ số, sơ đồ, vị trí ngồi học của học sinh, cơ sở vật chất cho dạy và học...

+ Giới thiệu ý định giảng dạy: Tên bài, mục đích, yêu cầu, cấu trúc và nội dung bài giảng (trọng tâm), thời gian, phương pháp dạy và học, địa điểm, vật chất cho dạy học

+ Thực hành giảng bài giáo án điện tử đã xây dựng (trước khi giảng bài mới, có thể kiểm tra bài cũ)

+ Tổ chức cho học sinh ôn tập, làm bài tạp tại lớp (nếu có), ra câu hỏi, hướng dẫn học sinh ôn tập, làm bài tập ở nhà

+ Kiểm tra, thi đánh giá kết quả + Nhận xét, đánh giá, kết thúc bài.

- Phương pháp thực nghiệm bài giảng điện tử như sau:

Đối với bài giảng “ Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam ” là loại bài lý thuyết được dạy học tại lớp học (giảng đường) thông qua sự kết hợp các phương pháp dạy học của giáo viên như phương pháp thuyết trình, phương pháp trực quan và phương pháp giảng dạy bằng tình huống có mâu thuẫn, có tính vấn đề trên cơ sở ứng dụng CNTT. Chẳng hạn, khi giới thiệu phần: Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên – bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên nói nhà nước Văn Lang được xây dựng từ thủa các vua Hùng cách đây hàng nghìn năm. Lãnh thổ Văn Lang thời ấy khá rộng, có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên đầu mối các đường giao thông qua bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Á. Nền văn minh sông Hồng, đỉnh cao là nền văn hóa Đông Sơn cũng được xây dựng nên từ đó. Do vị trí địa lý và điều kiện kinh tế, nước ta luôn bị thế lực ngoại xâm nhòm ngó và tiến hành xâm lược. Người Việt luôn anh dũng, đoàn kết chống lại quân Tần, Triệu Đà và lập ra nhà nước Âu Lạc. Các phần, mục, tiểu mục dạy học bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên kết hợp chặt chẽ với các nội dung, thông tin, sơ đồ, diễn biến trận đánh, tình huống xẩy ra được hiện trên màn hình, cũng như

cách giải quyết tình huống thông qua ý kiến thảo luận, xây dựng của học sinh và của giáo viên.

Đối với bài giảng “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương” thuộc loại bài kỹ năng thực hành thông qua các thao tác, kỹ năng và sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa nói và làm của giáo viên. Chẳng hạn, khi băng cẳng chân, giáo viên chiếu lên màn hình để học sinh quan sát từng cử động, động tác cách băng cẳng chân. Sau đó, giáo viên thực hành băng cẳng chân, nói đến đâu, thực hành đến đó.

- Đặt hai vòng đề lên nhau để cố định đầu băng

- Đưa cuộn băng đi nhiều vòng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8 - Buộc hoặc gài kim băng để cố định vòng cuối của băng

- Có thể gấp mảnh vải, khăn vuông... thành hình tam giác hay cánh én, sau đó đặt thẳng sát với đoạn chi, cuốn như cuốn xà cạp rồi buộc cố định.

Sự kết hợp chặt chẽ các phương pháp dạy học với giáo án điện tử thực sự có được ý thức học tập của học sinh tốt hơn, học sinh học tập chú ý, hăng say, hào hứng hơn và từ đó đem lại hiệu quả học tập tốt hơn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng giáo án điện tử một số bài giảng GDQP - AN chương trình THPT, Lớp 10 (Trang 37)