1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh

84 263 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------- THẠCH THUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ, 8 - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---------THẠCH THUẬN MSSV:4104717 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PHẠM XUÂN MINH Cần Thơ, 8 - 2013 LỜI CẢM TẠ  Đƣợc sự giới thiệu của Khoa kinh tế & Quản Trị Kinh doanh trƣờng Đại học Cần Thơ và đƣợc sự chấp thuận của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh, vừa qua em đã đƣợc nhận và thực tập ở Ngân hàng. Qua thời gian thực tập tại chi nhánh của Ngân hàng em đã đƣợc tiếp xúc với thực tế về các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhờ vậy, em học hỏi đƣợc nhiều điều, có điều kiện để áp dụng những kiến thức đã học tại trƣờng vào quá trình thực hiện luận văn, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:  Quí thầy cô Khoa kinh tế & Quản trị Kinh doanh đã truyền đạt những kiến thức quí báu cho em trong thời gian học tại trƣờng.  Thầy Phạm Xuân Minh đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn.  Ban lãnh đạo, các anh chị tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Trà Vinh đã tận tình chỉ dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt khoảng thời gian thực tập tại Ngân hàng. Do còn hạn hẹp về kiến thức và kinh nghiệm nên đề tài luận văn khó tránh đƣợc sai sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy, Cô để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô và toàn thể các anh chị công tác tại Ngân hàng dồi dào sức khoẻ và luôn thành công trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Thạch Thuận i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần thơ, ngày 18 tháng 11 năm 2013 Sinh viên thực hiện Thạch Thuận ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Trà Vinh, ngày…tháng…năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1 1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................ 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.4.1 Phạm vi về không gian ............................................................................ 2 1.4.2 Phạm vi về thời gian ................................................................................ 2 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 2 1.4 Lƣợc khảo tài liệu ............................................................................................ 2 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 4 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................... 4 2.1.1 Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế ........................ 4 2.1.2 Lý thuyết về nguồn vốn.………………………………………………...6 2.1.3 Lý thuyết về huy động vốn……………………………………………...8 2.1.4 Những nguyên tắc trong việc quản lý tiền gửi của khách hàng………12 2.1.5 Lãi suất huy động vốn……………………………………………… .. 13 2.1.6 Những rủi ro thƣờng gặp trong huy động vốn…………………… . …13 2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn……………………….13 2.1.8 Đánh giá công tác sử dụng vốn huy động……………………………...15 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………16 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................... 17 2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................... 17 CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH………………………………………… 19 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH……………………….19 3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên…………………………………...19 iv 3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 19 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH …..…………………………………………………21 3.2.1. Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn…………………………………………………………………………21 3.2.2 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Trà Vinh…………………………………………….23 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG NĂM 2013..…………………………………………...28 3.3.1 Thu nhập… ……………………………………………………………...29 3.3.2 Chi phí………………………………………………………………........32 3.3.3 Lợi nhuận….……..………………………………………………………33 3.3.4 Định hƣớng phát triển của ngân hàng..…………………………………...33 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH……………………………………………………………………..34 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013……………………………………………….34 4.1.1 Tình hình nguồn vốn…………………………………………………34 4.1.2 Tình hình huy động vốn ............................................................. …….38 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013………………………………...41 4.2.1 Tình hình huy động vốn từ tài khoản tiền gửi………………………...41 4.2.2 Tình hình huy động vốn từ giấy tờ có giá………………………….....51 4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013……….54 4.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 ............................................................... 54 v 4.3.2 Đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động giai đoạn 2010 – 2013 .......... 59 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH……………………………………………………………………………64 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB TRÀ VINH………………………………………………………….64 5.1.1 Thuận lợi...……………………………………………………………64 5.1.2 Khó khăn................................................................................................ 64 5.2 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƢỢC VÀ MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB TRÀ VINH ..…………………………………………65 5.2.1 Những mặt đạt đƣợc………..................................................................65 5.2.2 Những mặt còn hạn chế ......................................................................... 66 5.3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA SCB TRÀ VINH………………………………………………………………...66 5.3.1 Chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm……66 5.3.2 Mở rộng quy mô hoạt động……………………………………………67 5.3.3 Tạo niềm tin với khách hàng………………………………………….68 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 70 6.1. Kết luận ......................................................................................................... 70 6.2. Kiến nghị....................................................................................................... 70 6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ............................................................. 71 6.2.2. Đối với Ngân hàng Sài Gòn ................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 73 vi DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Các danh hiệu và giải thƣởng SCB đạt đƣợc những năm gần đây ….. 23 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2012………………………………………………………………………...29 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………………………………30 Bảng 4.1 Nguồn vốn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2010 – 2012……………… 36 Bảng 4.2. Nguồn vốn của SCB 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 ........... 36 Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn SCB Trà Vinh giai đoạn 2010 – 2012…… 39 Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ....................................................................................................... 39 Bảng 4.5 Vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng của SCB Trà Vinh giai đoạn năm 2010 - 2012 ...……………………………………………………….. 42 Bảng 4.6 Vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng của SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013…………………………………………………………. 42 Bảng 4.7 Nguồn vốn huy động phân theo kì hạn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2013 ......................................................................................................... 46 Bảng 4.8. Nguồn vốn huy động phân theo kì hạn của SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013……………………………………………………….. 48 Bảng 4.9: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại SCB Trà Vinh giai đoạn năm 2012 và 2013………………………………………………………… 49 Bảng 4.10: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013...…………………………………………………… 49 Bảng 4.11: Vốn huy động thông qua GTCG tại SCB Trà Vinh giai đoạn năm 2012 - 2013 ……………………………………………………………………. 52 Bảng 4.12 : Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2013 và 6 tháng năm 2012 – 2013………………… 55 Bảng 4.13: Lãi suất bình quân đầu vào lãi suất bình đầu ra…………………… 59 Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động của SCB.. 61 vii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của SCB Trà Vinh ........................................................ 25 Hình 4.1 Tình hình huy động vốn của SCB Trà Vinh 2010 – 2013…………… 41 Hình 4.2 Vốn huy động phân theo đối tƣợng khách hàng tại SCB Trà Vinh giai đoạn 2010- 2013………………………………………………………… 45 Hình 4.3 Vốn huy động phân theo loại tiền tại SCB Trà vinh giai đoạn năm 20102013…………………………………………………………………………… 51 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SCB SCB Trà Vinh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh Ficombank Ngân hàng TMCP Đệ nhất TinNghiaBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa VHĐ Vốn huy động TMCP Thƣơng mại cổ phần NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng nhà nƣớc TCTD Tổ chức tín dụng GTCG Giấy tờ có giá TCKT Tổ chức kinh tế TGKH Tiền gửi khách hàng ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là một tổ chức tài chính trung gian kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt – tiền tệ, dựa vào nguồn vốn huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. Trong lĩnh vực huy động vốn, mỗi ngân hàng đều có lối đi riêng tùy vào thế mạnh của mình với nhiều công cụ hỗ trợ cho công tác này. Đối mặt với những yếu tố khó khăn của thị trƣờng tiền tệ hiện nay, các cuộc chạy đua lãi suất diễn ra mạnh mẽ giữa các ngân hàng thƣơng mại đòi hỏi nhà quản trị phải quan tâm nhiều hơn đến quản trị nguồn vốn, đặc biệt là vốn huy động nhằm đảm bảo tính thanh khoản, ổn định hoạt động kinh doanh và giữ vững uy tín cho đơn vị của mình. Nguồn vốn huy động có vai trò cực kì quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng vì nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại. Do tính chất đó, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ truyền thống mang tính sống còn của ngân hàng thƣơng mại trong quá trình hoạt động của mình. Nghiệp vụ này cũng đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện tái đầu tƣ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua nghiệp vụ cho vay. Chính vì vậy, có thể nói kết quả huy động và sử dụng vốn cao hay thấp không chỉ có ảnh hƣởng đối với sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng thƣơng mại mà còn tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì các doanh nghiệp càng muốn trang bị cho mình một nguồn lực tài chính mạnh mẽ để tạo cho mình một sức mạnh cạnh tranh cũng nhƣ cần có đủ vốn để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho vay luôn là lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta hiện nay. Việc làm thế nào để bổ sung nguồn vốn để thực hiện nghiệp vụ này cũng nhƣ việc cung cấp vốn cho nền kinh tế và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động nhằm tăng lợi nhuận là điều mà các ngân hàng quan tâm. Vì những lý do trên, em chọn đề tài “Phân tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình và đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 1 đầu năm 2013. Từ đó rút ra những điểm mạnh cũng nhƣ hạn chế để ngân hàng có những kế hoạch, giải pháp phù hợp góp phần nâng cao chất lƣợng công tác huy động vốn tại đơn vị trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt đƣợc mục tiêu chung, đề tài đi vào giải quyết và làm sáng tỏ bốn mục tiêu cụ thể sau: - Mục tiêu 1: Phân tích sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Trà Vinh giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 . - Mục tiêu 2: Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013. - Mục tiêu 3: Đánh giá hoạt động huy động vốn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2010 – 2012, 6 tháng 2013 thông qua các tỷ số tài chính. - Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao công tác huy động vốn tại SCB Trà Vinh. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Việc thực hiện nghiên cứu cũng nhƣ thu thập số liệu, thông tin cho đề tài chủ yếu đƣợc thực hiện tại phòng kế hoạch tổng hợp của SCB Trà Vinh, có trụ sở đặt tại 23 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phƣờng 2, TP.Trà Vinh. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 08/2013 đến tháng 11/2013 Số liệu của đề tài đƣợc cung cấp tổng hợp trong 3 năm 6 tháng từ 2010 đến năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh dựa trên số liệu đƣợc cung cấp từ báo cáo tài chính và các số liệu có liên quan. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU - Nguyễn Lê Anh Minh, (2012), Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau”, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài là đánh giá tình hình tình hình huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau 2 qua 3 năm 2009 -2011 và 6 tháng đầu năm 2012 để thấy rõ thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động huy động vốn. Dựa vào phƣơng pháp so sánh tƣơng đối, tuyệt đối tác giả đã cho ta thấy đƣợc tình hình huy động vốn của ngân hàng. Đồng thời phân tích những tồn tại trong công tác huy động vốn để làm cơ sở đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. - Lê Thị Thanh Tuyền, (2012), Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ”, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài là phân tích thực trạng về hoạt động huy động vốn của tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn trong thời gian tới. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh tƣơng đối, phƣơng pháp so sánh tuyệt đối và phƣơng pháp phân tích tỷ trọng. Kết quả đạt đƣợc: Đề tài phân tích khái quát tình hình huy động vốn của tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. Đặc biệt, tác giả đã phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Từ đó tác giả đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ. - Đặng Viết Tiến, (2012), Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ”, Đại học Cần Thơ. Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình và đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012. Từ đó đƣa ra giải pháp phù hợp góp phần nâng cao chất lƣợng công tác huy động vốn tại đơn vị trong thời gian tới. Tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh tƣơng đối, tuyệt đối và dùng có chỉ số tài chính để đánh giá chất lƣợng hoạt động huy động vốn, tác giả đã cho ta thấy đƣợc tình hình huy động vốn của ngân hàng. Kết quả đạt đƣợc: Đề tài khái quát đƣợc tình hình huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2010-2012. Tác giả đã phân tích đƣợc những thuận lợi và khó khăn, những mặt đạt đƣợc và hạn chế trong huy động vốn của ngân hàng. Đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ. 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế 2.1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) là một định chế tài chính trung gian có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung và trong hệ thống ngân hàng trung gian nói riêng. Đề cập về khái niệm ngân hàng thƣơng mại, có nhiều cách phát biểu khác nhau: Ở Pháp: NHTM là những doanh nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ tín dụng, chứng khoán hay dịch vụ tài chính. Ở Mỹ: NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở chuyên nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Ở Việt Nam: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương thức thanh toán. Nhƣ vậy có thể hiểu NHTM là một tổ chức tín dụng (TCTD) chuyên kinh doanh tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Theo điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Việt Nam thì ngân hàng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Trong đó, hoạt động ngân hàng đƣợc định nghĩa là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một số nghiệp vụ nhƣ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trƣng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, 4 NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. 2.1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại Công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của nƣớc ta hiện nay đã đi vào chiều sâu thì yêu cầu về nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng tốc đầu tƣ, từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nhịp độ tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế là yêu cầu vô cùng cấp thiết. Để thực hiện đƣợc những mục tiêu trên, hệ thống các NHTM đóng một vai trò cực kì quan trọng.  Vai trò là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế Vốn đƣợc tạo ra trong quá trình tích lũy, tiết kiệm cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác trong nền kinh tế. Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập quốc dân cùng với mức độ tiêu dùng hợp lý. Tăng thu nhập quốc dân đồng nghĩa với việc mở rộng sản xuất, lƣu thông hàng hóa, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành trong nền kinh tế. Điều đó chỉ có thể thực hiện đƣợc nhờ nguồn vốn đƣợc tạo ra trong nền kinh tế, hình thành một vòng lƣu chuyển vốn mà NHTM đóng vai trò trung gian. Ngân hàng thƣơng mại là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ xã hội và sử dụng nguồn vốn huy động đó cấp lại cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng. NHTM trở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Nhờ đó các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc công nghệ tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.  Vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường. Thị trƣờng ở đây đƣợc hiểu ở hai góc độ, thị trƣờng đầu vào và thị trƣờng đầu ra của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào, doanh nghiệp cần phải tham gia vào thị trƣờng đầu vào nhằm thực hiện thành công các chiến lƣợc kinh doanh của mình, tạo tiền đề tiếp cận thị trƣờng đầu ra, tìm kiếm lợi nhuận. Quy trình đó chỉ đƣợc bắt đầu khi doanh nghiệp đƣợc trang bị đầy đủ lƣợng vốn cần thiết. Nhƣng trong thực tế, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả năng về tài chính, buộc họ phải tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài. Nguồn vốn tín dụng của NHTM sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề khó khăn đó.  Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô. Trong nền kinh tế thị trƣờng, NHTM với tƣ cách là trung tâm tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển hài hoà cho tất cả các thành phần 5 kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự dao động của Ngân hàng đều gây ảnh hƣởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác. Do vậy sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh thực sự là công cụ tốt để Nhà nƣớc tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán giữa các ngân hàng trong hệ thống, các NHTM đã góp phần mở rộng hay thu hẹp lƣợng tiền trong lƣu thông, thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Bằng việc cấp các khoản tín dụng cho nền kinh tế, NHTM thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp, phân chia vốn của thị trƣờng điều khiển chúng một cách có hiệu quả thực thi vai trò điều tiết vĩ mô đúng theo phƣơng châm" Nhà nƣớc điều tiết Ngân hàng, Ngân hàng dẫn dắt thị trƣờng".  Vai trò là cầu nối giữa nền kinh tế quốc gia với nền tài chính quốc tế. Xu thế liên kết, hợp tác, khu vực hóa, toàn cầu hóa đã là xu thế chung trên thế giới hiện nay. Xu thế này có ảnh hƣởng tới mọi quốc gia. Chính xu thế đó đã khiến các quốc gia tuy cách xa nhau về mặt địa lý vẫn xích lại gần nhau hơn. Bởi sự phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận không thể thiếu, cấu thành nên sự phát triển đó. Ngân hàng thƣơng mại với các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay, nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác đã góp phần thúc đẩy ngoại thƣơng mở rộng. Cũng thông qua các hoạt động thanh toán, ngoại hối, quan hệ tín dụng với ngân hàng nƣớc ngoài, hệ thống ngân hàng đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nƣớc phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế. 2.1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại a) Nghiệp vụ về tài sản nợ - nguồn vốn   Vốn tự có của ngân hàng: Trƣớc hết mỗi ngân hàng phải có một số vốn tự có làm điều kiện hình thành và duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Số vốn tự có này thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM. Vốn tự có đƣợc tạo ra thông qua: - Hình thành vốn điều lệ: vốn điều lệ là vốn riêng của ngân hàng, đƣợc hình thành bằng cách các chủ sở hữu đóng góp. Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định, vốn điều lệ phụ thuộc vào hình thức sở hữu của ngân hàng, nếu là ngân hàng quốc doanh thì vốn điều lệ là vốn của Nhà nƣớc. Nếu là ngân hàng cổ phần thì vốn điều lệ là vốn góp của các cổ đông, nếu là ngân hàng tƣ nhân thì vốn điều lệ là vốn góp của cá nhân. Nếu là ngân hàng liên 6 doanh thì vốn điều lệ là vốn góp của các bên liên doanh. Vốn điều lệ đƣợc ghi trong điều lệ hoạt động ngân hàng và trong giấy phép kinh doanh của NHTM. - Hình thành các quỹ: + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ này đƣợc trích từ lợi nhuận ròng hàng năm để bổ sung vốn điều lệ. Ở Việt Nam, hàng năm NHTM phải trích 5% lợi nhuận ròng để lập quỹ này, mức tối đa do Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) quy định. + Quỹ phát triển nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng. + Quỹ khác. Các quỹ này đều đƣợc trích từ lợi nhuận ròng hàng năm để lập quỹ. Ngoài ra còn các quỹ khác mà không trích từ lợi nhuận ròng nhƣ quỹ dự phòng rủi ro ... đƣợc tính vào chi phí của Ngân hàng. - Lợi nhuận chưa chia: Lợi nhuận ròng hàng năm chƣa phân chia và chƣa sử dụng tới.  Nghiệp vụ huy động vốn: thông qua các hoạt động nghiệp vụ, ngân hàng thực hiện huy động vốn từ: - Huy động vốn tiền gửi: NHTM tập trung huy động tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp, công ty... để hình thành quỹ cho vay. Tiền gửi NHTM huy động đƣợc gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc... Ngoài ra còn có tiền gửi của các ngân hàng khác dùng cho việc thực hiện các nghiệp vụ đại lý, thanh toán tiền hàng, dịch vụ và chuyển ngân. - Vốn huy động khác: NHTM còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại giấy nợ, nhƣ: Chứng chỉ tiền gửi (phiếu nợ ngắn hạn ≤ 1 năm), trái phiếu Ngân hàng (phiếu nợ trung, dài hạn > 1 năm), kỳ phiếu có mục đích của Ngân hàng...  Nghiệp vụ vay vốn: phản ánh quá trình tạo ra nguồn vốn bằng cách vay các tổ chức tín dụng trên thị trƣờng tiền tệ và vay Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) dƣới các hình thức tái chiết khấu, vay có bảo đảm... mục đích tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi họ không tự cân đối đƣợc trên cơ sở khai thác tại chỗ. b) Nghiệp vụ tài sản có. 7 Là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích nhằm đảm bảo an toàn cũng nhƣ tìm kiếm lợi nhuận của các NHTM. Nội dung nguồn vốn này gồm:  Nghiệp vụ ngân quỹ: phản ánh các khoản về dự trữ của ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán và thực hiện qui định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nƣớc đề ra. Vì một trong những chức năng của NHTM là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả. Khoản dự trữ này do NHNN qui định theo một tỷ lệ nhất định trên tổng tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc này thay đổi theo từng thời kỳ nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.  Nghiệp vụ cho vay: là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu và tạo khả năng sinh lời cao cho ngân hàng. Nghiệp vụ này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng. Nghiệp vụ cho vay bao gồm các khoản sinh lời thông qua cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. - Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay nhằm giải quyết thiếu hụt vốn tạm thời trong kinh doanh của khách hàng. Cho vay ngắn hạn chủ yếu đầu tƣ vào tài sản lƣu động. - Cho vay trung - dài hạn: là hình thức cho vay mà tiền vay có thể nhận trực tiếp bằng tiền hoặc cho vay thông qua tài sản - nghiệp vụ cho thuê tài chính. Hoạt động cho vay mang lại lợi nhuận cơ bản cho ngân hàng, nhƣng đồng thời nó cũng mang lại rủi ro rất cao cho nên ngân hàng luôn xem xét kỹ lƣỡng tới từng món vay và từng đối tƣợng khách hàng vay để chỉ đảm bảo an toàn cho các khoản vay.  Nghiệp vụ đầu tƣ tài chính Các NHTM thực hiện quá trình đầu tƣ bằng vốn của mình thông qua các hoạt động hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trƣờng... với mục đích kiếm lời, phân tán rủi ro qua việc đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh.  Nghiệp vụ tài sản có khác Bằng các hoạt động khác trên thị trƣờng nhƣ: uỷ thác, đại lý, kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, thực hiện các dịch vụ tƣ vấn, ngân quỹ... và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng nhƣ dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê két, cầm đồ và nhiều dịch vụ khác theo qui định của NHNN Việt Nam giúp cho ngân hàng thu đƣợc những khoản thu đáng kể. 2.1.2 Lý thuyết về nguồn vốn 8 2.1.2.1 Khái niệm Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, sử dụng để cho vay, đầu tƣ, cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn vay. 2.1.2.2 Cơ cấu nguồn vốn a) Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu (hay vốn tự có) bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ, thặng dƣ vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại. Tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn của NHTM nhƣng đây là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn chủ sở hữu đƣợc coi nhƣ là tài sản đảm bảo gây dựng lòng tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trƣờng hợp ngân hàng thua lỗ. Vốn chủ sở hữu cũng là căn cứ tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Trong thực tế, vốn chủ sở hữu không ngừng đƣợc tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mang lại. Bộ phận vốn này đóng góp một phần vào vốn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao vị thế của ngân hàng trên thƣơng trƣờng. b) Vốn huy động Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, quyết định đến hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng phải sử dụng nó để kinh doanh và đầu tƣ. Hình thành do ngân hàng nhận tài sản huy động nhƣ: tiền VNĐ, USD, vàng bạc đá quý… của khách hàng với nghĩa vụ phải hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn. c) Vốn vay Đây là nguồn vốn có đƣợc do ngân hàng đi vay từ các tổ chức và cá nhân khi việc huy động vốn gặp khó khăn. Vì đây là nguồn vốn không mong muốn do phải trả chi phí cao hơn chi phí từ huy động vốn và chủ yếu đáp ứng thiếu hụt trong ngắn hạn. Các ngân hàng có thể vay từ NHNN thông qua việc tái chiết khấu hoặc bán GTCG, vay từ các TCTD khác và phát hành trái phiếu ra công chúng cho khách hàng là cá nhân hoặc tổ chức. 2.1.3 Lý thuyết về huy động vốn 2.1.3.1 Khái niệm Huy động vốn là nghiệp vụ chủ yếu của NHTM, các ngân hàng sử dụng công cụ này nhằm thu hút lƣợng vốn nhàn rỗi tạm thời trong nền kinh tế phục vụ cho quá trình hoạt động của ngân hàng. 9 2.1.3.2 Vai trò của công tác huy động vốn Vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của NHTM. Nếu ngân hàng thực hiện tốt công tác này thì sẽ có nguồn vốn dồi dào tài trợ cho kinh doanh, giúp ngân hàng mở rộng khả năng cho vay nhiều khách hàng đặc biệt là những khách hàng lớn đòi hỏi số vốn lớn. Đồng thời ngân hàng có thể thực hiện tốt việc đa dạng hóa các kênh đầu tƣ nhằm giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh cạnh tranh cho vay cao nhƣ hiện tại. 2.1.3.3 Các hình thức huy động vốn a) Vốn huy động từ tiền gửi  Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó có thể là tiền thanh toán của đối tác hoặc khách hàng, các quỹ hoạt động chƣa sử dụng, tiền đảm bảo phát hành séc… - Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi mà ngƣời sở hữu nó có thể rút ra sử dụng bất kỳ lúc nào mà không cần phải báo trƣớc về thời hạn và khối lƣợng tiền cần rút. Loại này bao gồm các khoản tiền gửi tạm thời của các doanh nghiệp và công ty, các tổ chức kinh tế... thuế, lợi nhuân, vốn khấu hao của các doanh nghiệp, công ty, tiền gửi của các nhà đầu cơ. Khách hàng gửi tiền loại này không vì mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu là để thực hiện các khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ; thực hiện các giao dịch về thanh toán, chi trả và thực hiện các khoản chi trả khác và để ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi trong thanh toán. - Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà chủ sở hữu nó chỉ có thể rút ra và đƣợc hƣởng trọn vẹn lợi tức theo thời gian đã quy định trƣớc. Nhƣng trong thực tế do quy luật cạnh tranh chi phối, để thu hút đƣợc nhiều tiền gửi của khách hàng, nhiều NHTM vẫn cho phép khách hàng rút tiền ra trƣớc thời hạn, nhƣng đƣợc hƣởng lãi suất thấp (hƣởng lãi suất không kỳ hạn). Tiền gửi có kỳ hạn thƣờng bao gồm các khoản tiền gửi của các nhà kinh doanh tiền tệ và của các công ty, doanh nghiệp... Mục đích gửi tiền có kỳ hạn khác hẳn với tiền gửi không kỳ hạn ở chỗ ngƣời gửi tiền nhắm đến khả năng sinh lời của tiền tệ, vì vậy đối với loại tiền gửi này NHTM phải trả lãi suất thỏa đáng cho khách hàng.  Tiền gửi tiết kiệm Là khoản tiền gửi của cá nhân hoặc hộ gia đình gửi vào tài khoản tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo kỳ hạn và đƣợc bảo hiểm tiền gửi. 10 - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi không có thời hạn đáo hạn và khách hàng có thể đƣợc rút vốn theo yêu cầu. Hiện nay khách hàng gửi tiền chủ yếu để đảm bảo an toàn và nhận đƣợc các dịch vụ hiện đại của ngân hàng nhƣ: đƣợc cấp các thẻ thanh toán. Khách hàng có thể nhận lƣơng, thanh toán tiền điện nƣớc, tiền cƣớc điện thoại, thuê bao internet, thuê bao truyền hình… qua tài khoản trên thẻ thanh toán. Giống tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức, đây cũng là nguồn vốn không ổn định khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào, nên lãi suất trả cho khoản tiền gửi này cũng rất thấp so với tiền gửi có kỳ hạn. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là tài khoản tiết kiệm thực sự của khách hàng cá nhân, họ gửi tiền nhằm mục đích sinh lời, đảm bảo an toàn, góp phần tích lũy tài sản cho cuộc sống nhƣ: mua xe, mua nhà, tích lũy đầu tƣ… Ngƣời gửi tiền sẽ đƣợc cấp một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm, trên sổ ghi rõ tên khách hàng gửi tiền, số chứng minh nhân dân, địa chỉ, tên ngân hàng, số tài khoản, ngày gửi tiền, kỳ hạn gửi, lãi suất… Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn giúp ngân hàng huy động đƣợc nguồn vốn lớn nhất và ổn định trong thời gian dài vì số lƣợng khách hàng rất lớn mà chi phí huy động thấp, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. b) Vốn huy động thông qua phát hành GTCG GTCG là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền bao gồm gốc và lãi khi đến hạn. GTCG ngắn hạn: là GTCG có thời hạn dƣới một năm bao gồm kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và GTCG ngắn hạn khác. GTCG dài hạn: là GTCG có thời hạn từ một năm trở lên kể từ khi phát hành đến khi đáo hạn bao gồm trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và GTCG dài hạn khác. c) Vốn huy động từ đi vay Vốn đi vay là hoạt động vay vốn từ TCTD khác hoặc từ NHNN nhằm đáp ứng thiếu hụt vốn tạm thời. Đây là khoản vay không mong muốn vì nó ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng, thời hạn vay thƣờng ngắn và ngân hàng lại phải trả chi phí cao hơn so với huy động từ tiền gửi. - Vay từ TCTD khác: Nghiệp vụ phát sinh do ngân hàng huy động từ tiền gửi không đủ đáp ứng để cho vay trong thời gian ngắn hoặc để đảm bảo thanh toán. Các ngân hàng sẽ vay từ các TCTD khác thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN vì thế việc thanh toán diễn ra nhanh chóng. Lãi suất đƣợc áp dụng theo lãi suất liên 11 ngân hàng. Việc vay từ các ngân hàng có ƣu điểm huy động đƣợc nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn. Nhƣng nhƣợc điểm là phải trả lãi cao, thời hạn ngắn. - Vay từ NHNN: NHNN đóng vai trò là ngân hàng của ngân hàng. Vì thế khi các NHTM thiếu vốn NHNN sẽ cung cấp vốn thông qua nghiệp vụ cho vay chiết khấu, cho vay có đảm bảo, mua GTCG từ NHTM. Đây là hình thức tái cấp vốn của NHNN nhằm giúp NHTM có nguồn vốn ngắn hạn và phƣơng tiện thanh toán. NHNN sẽ áp dụng lãi suất tái cấp vốn để cho vay. Ngoài ra NHNN cũng có thể cho vay khi ngân hàng mất khả năng thanh toán nếu có sự cho phép của Chính Phủ. 2.1.4 Những nguyên tắc trong việc quản lý tiền gửi của khách hàng Các nguyên tắc trong quản lý tiền gửi của khách hàng ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời gửi tiền, tạo niềm tin cho khách hàng và góp phần ổn định trong hoạt động kinh doanh. Các nguyên tắc cụ thể nhƣ sau: - Ngân hàng phải đảm bảo thanh toán khoản nợ kịp thời cho khách hàng. Để thực hiện đƣợc nguyên tắc này, ngân hàng chỉ đƣợc sử dụng một tỷ lệ phần trăm tiền gửi nhất định để cho vay, số còn lại làm dự trữ bảo đảm thanh toán cho khách hàng. Quỹ đảm bảo thanh toán bao gồm: + Tiền mặt tại quỹ. + Ngân phiếu thanh toán. + Tín phiếu kho bạc. + Tiền gửi thanh toán tại NHNN. + Tiền gửi dự trữ tối thiểu bắt buộc tại NHNN. - Ngân hàng phải đảm bảo tƣơng ứng về thời hạn giữa nguồn vốn huy động và vốn cho vay. - Ngân hàng chỉ đƣợc thực hiện các khoản giao dịch trên tài khoản của khách hàng khi có lệnh của chủ tài khoản hoặc có sự ủy nhiệm của chủ tài khoản. - Đảm bảo an toàn và bí mật những thông tin về tài khoản của khách hàng. - Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán của khách hàng, kiểm tra con dấu cũng nhƣ chữ ký của khách hàng để tránh sai sót trong rút vốn. 12 2.1.5 Lãi suất huy động vốn Lãi suất huy động vốn là công cụ mà các tổ chức tín dụng áp dụng cho tiền gửi của khách hàng bao gồm: lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất có kỳ hạn, lãi suất tiền gửi của tổ chức kinh tế, lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Lãi suất có tác dụng khuyến khích các tổ chức, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng góp phần khuyến khích tiết kiệm và đây cũng là nguồn thu nhập ổn định cho nhà đầu tƣ. Lãi suất huy động đƣợc các ngân hàng tự ấn định nhƣng không đƣợc vƣợt quá mức lãi suất huy động trần mà NHNN quy định. 2.1.6 Những rủi ro thƣờng gặp trong huy động vốn - Rủi ro thanh khoản: ngân hàng có mức thanh khoản thấp đồng nghĩa khả năng thanh toán các khoản lãi và nợ khi đến hạn của khách hàng kém. Điều này sẽ không khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. - Rủi ro lãi suất: rủi ro lãi suất tác động trực tiếp đến huy động vốn. Vì lãi suất là công cụ đắc lực của ngân hàng trong huy động vốn, khách hàng sẽ quay lƣng với ngân hàng và đầu tƣ vào các kênh đầu tƣ khác có lợi suất cao hơn. Rủi ro lãi suất hình thành có thể do lạm phát hoặc khủng hoảng kinh tế xảy ra. - Rủi ro vốn chủ sở hữu: một ngân hàng có tỷ trọng vốn chủ sở hữu/vốn huy động lớn sẽ ít rủi ro hơn ngân hàng có tỷ trọng nhỏ. Nói cách khác vốn chủ sở hữu cũng là nguồn vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 2.1.7 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn 2.1.7.1 Phân tích tổng quát nguồn vốn Số dư từng khoản mục NV × 100% Tỷ lệ % từng khoản mục nguồn vốn = Tổng nguồn vốn Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết đƣợc cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau… do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lƣợc huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định. Vốn huy động × 100%  Vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn 13 Chỉ số này cho ta biết cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong đó vốn huy động chiếm bao nhiêu phần trăm. Dựa trên doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng và chi phí, tính thanh khoản của mỗi loại nguồn vốn mà ngân hàng sẽ có những chiến lƣợc kinh doanh nói chung và chiến lƣợc huy động vốn nói riêng. Vốn điều chuyển × 100%  Vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn: Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh SCB Trà vinh vào Hội Sở chính nhƣ thế nào. 2.1.7.2 Phân tích về cơ cấu vốn huy động Đây là chỉ số xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm khác nhau về đối tƣợng huy động, thời hạn, lãi suất…chính vì thế việc tính toán cơ cấu vốn nhƣ thế nào rất quan trọng. Tỷ trọng cơ cấu vốn huy động giúp ngân hàng huy động hiệu quả hơn. Ngoài ra việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hoá chi phí đầu vào cho ngân hàng. Số dư từng loại tiền gửi × 100% Tỷ trọng % từng loại tiền gửi = Tổng vốn huy động TGKKH × 100%  Tiền gửi không kỳ hạn trên tổng vốn huy động: Tổng vốn huy động TGCKH × 100%  Tiền gửi có kỳ hạn trên tổng vốn huy động: Tổng vốn huy động TGTCKT × 100%  Tiền gửi của TCKT trên tổng vốn huy động: 14 Tổng vốn huy động  Tiền gửi tiết kiệm trên tổng vốn huy động: TGTK × 100% Tổng vốn huy động 2.1.8 Đánh giá công tác sử dụng vốn huy động 2.1.8.1 Chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra Tổng chi phí trả lãi× 100%  Lãi suất bình quân đầu vào = Tổng nguồn vốn chịu lãi Lãi suất bình quân đầu vào là lãi bình quân mà ngân hàng phải trả cho các nguồn vốn đang sử dụng cho các hoạt động của ngân hàng. Tổng thu nhập lãi× 100%  Lãi suất bình quân đầu ra = Tổng tài sản sinh lợi Tài sản sinh lời: các khoản đầu tƣ tạo thu nhập nhƣ các khoản cho vay, góp vốn, liên doanh, mua cổ phần, đầu tƣ thị trƣờng chứng khoán…. Lãi suất bình quân đầu ra là lãi suất bình quân ngân hàng thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ, kinh doanh. 2.1.8.2 Chênh lệch thu chi lãi trên tổng vốn huy động Chỉ tiêu này cho thấy một đồng chi phí ngân hàng bỏ ra để huy động vốn sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng rất hiệu quả đồng vốn huy động của mình để cho vay. ( Thu nhập lãi – chi phí lãi) × 100% Chênh lệch thu chi lãi = Tổng vốn huy động  Thu nhập lãi Là thu nhập mà ngân hàng nhận đƣợc khi cho khách hàng và các tổ chức kinh tế vay. Khoản thu nhập này phụ thuộc chủ yếu vào số tiền và lãi suất cho vay. Đây cũng là nguồn thu nhập chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn sẽ tạo ra nguồn vốn tốt để tài trợ cho vay, góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.  Chi phí lãi 15 Chi phí lãi là chi phí mà ngân hàng bỏ ra để có đƣợc nguồn vốn. Chi phí này đƣợc tính dựa trên số vốn huy động và lãi suất áp dụng để huy động vốn. Nếu thu nhập lãi là nguồn thu chính thì chi phí lãi là chi phí chính của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Chi phí lãi lớn có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, đẩy ngân hàng đến tình trạng thua lỗ. Vì thế đây là yếu tố ngân hàng cần giảm trong hoạt động huy động vốn. 2.1.8.3 Chi phí trả lãi khách hàng trên tổng vốn huy động Tỷ số này cho biết để có một đồng vốn huy động ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chi phí vốn huy động gồm có hai loại: chi phí trả lãi và chi phí phi trả lãi. + Chi phí trả lãi chủ yếu dựa trên lãi suất danh nghĩa mà ngân hàng công bố cho khách hàng. Chi phí này phụ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền gửi, mục đích gửi tiền của khách hàng, chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kì… + Chi phí phi lãi nhƣ: chi phí bảo hiểm tiền gửi, chi phí quản lý, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán,… 2.1.8.4 Thu nhập lãi trên tổng vốn huy động Tỷ số này cho biết với số vốn huy động đƣợc mang lại bao nhiêu thu nhập cho ngân hàng.Vì thế việc đẩy tỷ số này tăng cao là điều mà bất cứ ngân hàng nào cũng mong muốn. 2.1.8.5 Chi phí trả lãi trên tổng chi phí Tỷ số này cho biết chi phí trả lãi tiền gửi cho khách hàng chiếm bao nhiêu phần trăm tổng chi phí ngân hàng. Tỷ số này chịu tác động chính từ lãi suất huy động và tổng nguồn vốn huy động. 2.1.8.6 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động Tổng dư nợ Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động (lần) = Tổng vốn huy động Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả đầu tƣ của một đồng vốn huy động, nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động đƣợc, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngƣợc lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả trong việc cho vay. 16 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu - Số liệu đƣợc sử dụng trong bài phân tích chủ yếu là số liệu thứ cấp, đƣợc thu thập tại SCB Trà Vinh qua các bảng cân đối tài khoản, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lƣu tại phòng Kế toán. - Tham khảo sách báo và các bài viết qua các nguồn internet và các văn bản pháp luật,… phục vụ cho việc hoàn thành đề tài. 2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu  Đối với mục tiêu 1 và 2: sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và số tuyệt đối; đồng thời tính tỷ trọng từng khoản mục nghiên cứu để thấy đƣợc tình hình thay đổi, biến động giữa các năm. Kết hợp phƣơng pháp thống kê mô tả để thấy đƣợc thực trạng hoạt động huy động vốn và kinh doanh tại ngân hàng.  Phương pháp so sánh: là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích đƣợc dùng phổ biến trong việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tùy vào đối tƣợng phân tích cụ thể mà ta sẽ chọn chỉ tiêu gốc thích hợp.  So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa chỉ số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. TngΔy= dư nợy1 – y0 Trong đó y0 : chỉ tiêu năm trƣớc y1 : chỉ tiêu năm sau Δy: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.  So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa tỷ số các kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1 x 100% Δy = - 100% y0 y0 y0 y0 17 Trong đó y0 : chỉ tiêu năm trƣớc y1 : chỉ tiêu năm sau Δy: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các năm và tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.  Phương pháp mô tả số liệu: là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin đƣợc thu thập trong điều kiện không chắc chắn.  Đối với mục tiêu 3: sử dụng phƣơng pháp phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động huy động vốn của SCB Trà Vinh.  Phương pháp tỷ số tài chính: dùng các tỷ số tài chính để đánh giá chất lƣợng hoạt động huy động vốn nhƣ: vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động, chi phí vốn huy động trên tổng nguồn vốn huy động,...  Đối với mục tiêu 4: từ việc mô tả và so sánh trên rút ra những suy luận để đƣa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng công tác huy động vốn của SCB Trà Vinh trong những năm tới.  Suy luận: là việc rút ra những kết luận hay đƣa ra những nhận xét, phán đoán từ những mô tả, so sánh và phân tích về đối tƣợng nghiên cứu trƣớc đó. 18 CHƢƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH 3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Thành phố Trà Vinh là tỉnh lỵ của tỉnh Trà Vinh, có diện tích tự nhiên 6.803 ha chiếm gần 3% diện tích của tỉnh. Nằm ở phía Nam sông Tiền có tọa độ địa lý từ 106o18’ đến 106o25’ kinh độ Đông và từ 9o31’ đến 10o1’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc : giáp sông Cổ Chiên thuộc tỉnh Bến Tre. Phía Tây Bắc : giáp huyện Càng Long. Phía Đông và Đông Nam : giáp huyện Châu Thành. Phía Nam : giáp huyện Châu Thành. Phía Tây và Tây Nam : giáp huyện Châu Thành. Thành phố Trà Vinh nằm trên Quốc lộ 53 cách thành phố Hồ Chí Minh 202 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km, cách bờ biển Đông 40 km, với hệ thống giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy khá hoàn chỉnh thuận tiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Với diện tích 6.803,5 ha chủ yếu gồm 3 nhóm đất chính: đất cát giồng, đất phù sa và đất phèn tiềm năng. Tài nguyên thiên nhiên nƣớc chủ yếu từ nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm khai thác từ sông, hồ kênh, rạch…Hiện nay trên địa bàn thành phố Trà Vinh có nhiều địa điểm du lịch gắn liền với văn hóa dân tộc nhƣ khu văn hóa du lịch Ao Bà Om, Đền thờ Bác Hồ, các di tích cổ đền, chùa và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái ấp Long Trị, xã Long Đức. 3.1.2 Môi trƣờng kinh tế và xã hội 3.1.2.1 Về kinh tế Năm 2010 giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản tăng 5,9% so với năm 2009. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giá trị ƣớc đạt 3.620 tỷ đồng, tăng 12,9% so cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế nhà nƣớc tăng 11,4%; khu vực kinh tế tƣ nhân tăng 5%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc 19 ngoài tăng gần 1,5 lần so năm 2009. Thƣơng mại – dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ƣớc 8.453 tỷ đồng. Tài chính – ngân hàng: Ƣớc tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn 3.876,4 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) chín tháng năm 2013 ƣớc tính đạt 16.730 tỷ đồng, tăng 8,03% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 8.193 tỷ đồng, tăng 5,64%, đóng góp 2,83 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 2.135 tỷ đồng, tăng 2,19%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đạt 6.403 tỷ đồng, tăng 13,46%, đóng góp 4,9 điểm phần trăm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chín tháng năm 2013 ƣớc tính đạt 18.853 tỷ đồng, tăng 6,79% so với cùng kỳ năm 2012, bao gồm: nông nghiệp đạt 13.956 tỷ đồng, tăng 4,44%; lâm nghiệp đạt 203 tỷ đồng, tăng 2,12%; thủy sản đạt 4.694 tỷ đồng, tăng 14,7%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chín tháng năm 2013 ƣớc tính tăng 6,45% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 24,73%, chủ yếu tăng ở ngành khai thác muối; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,85%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 9,24%; ngành cung cấp nƣớc và xử lý rác thải, nƣớc thải tăng 16,7%. Một số ngành có chỉ số tăng cao nhƣ: sản xuất trang phục tăng 27,82%; ngành dệt tăng 20,91%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 19,57%, tăng chủ yếu ngành sản xuất giày dép và các bộ phận của giày dép bằng da; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 19,02%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu, tăng 18,35%. Các ngành có tốc độ tăng khá là: sản xuất thuốc, hóa dƣợc và dƣợc liệu tăng 9,13%; khai thác, xử lý và cung cấp nƣớc, tăng 8,83%. Một số ngành có tốc độ tăng thấp hoặc giảm nhƣ: sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 2,48%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm giảm 9,58% do thị trƣờng xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản gặp khó khăn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2013 ƣớc đạt 1.120 tỷ đồng, giảm 2% so với tháng trƣớc; so với tháng cùng kỳ năm trƣớc giảm 0,53%. Tính chung chín tháng năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ƣớc đạt 10.074 tỷ đồng, tăng 16,47% so với cùng kỳ năm trƣớc. Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc từ đầu năm đến giữa tháng 9/2013 ƣớc tính đạt 4.941 tỷ đồng, bằng 98,36% dự toán năm 2013, trong đó thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn đạt 2.228 tỷ đồng, bằng 129,49% dự toán do phần 20 thu chuyển nguồn không giao dự toán. Trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn, thu nội địa đạt 583 tỷ đồng, bằng 55,16% kế hoạch. 3.1.2.2 Về văn hóa xã hội Thành phố Trà Vinh là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc khác nhau. Dân số toàn thành phố đạt khoảng 109.341 ngƣời, trong đó dân tộc Khmer chiếm 19,96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22% , dân tộc khác 0,2% và còn lại là dân tộc Kinh. Từ thời chiến đến thời bình các dân tộc anh em trên vùng đất này đã chung sống yêu thƣơng và đoàn kết. Trên địa bàn có hẳn trƣờng trung học dành cho con em ngƣời Hoa theo học và sinh hoạt cùng nhau. Với đoàn nghệ thuật Ánh Bình minh niềm tự hào của ngƣời Khmer chuyên phục vụ văn nghệ quần chúng và trở thành nét đẹp tinh thần cho vùng quê này. Toàn thành phố có 55.315 ngƣời trong độ tuổi lao động. Với nhiều làn điệu dân ca, nghệ thuật cải lƣơng, dù kê (Khmer) cộng với nhiều di tích đền chùa đồ sộ, cổ kính và lâu đời nhất đồng bằng Sông Cửu Long… thật sự đem đến cho thành phố Trà Vinh tiềm năng du lịch lớn. Ấn tƣợng khó phai trong lòng du khách chắc có lẽ là tình mến khách và văn hóa vùng đất này. 3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH 3.2.1 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn 3.2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn. Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank. Tên thƣơng hiệu: SCB. Hội sở chính: 295 Trần Hƣng Đạo, Quận 5, Tp. HCM. Vốn điều lệ: Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.583.801.040.000 đồng (mƣời ngàn năm trăm tám mƣơi ba tỷ tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn mƣơi nghìn đồng).  Lịch sử hình hành và phát triển Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn 21 (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây là bƣớc ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vƣợt bậc về công nghệ, mạng lƣới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nƣớc và trình độ chuyên môn vƣợt bậc của tập thể cán bộ - công nhân viên. 3.2.1.2 Sản phẩm, dịch vụ - Đối với nhóm khách hàng cá nhân: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành GTCG, cho vay, chuyển tiền, giao dịch ngoại tệ - vàng, dịch vụ chứng minh năng lực tài chính, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, dịch vụ nhờ thu séc trong nƣớc, dịch vụ thanh toán Séc do SCB cung cấp, dịch vụ thanh toán tự động hóa đơn trong nƣớc, giữ hộ,… - Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, kinh doanh ngoại tệ - vàng, cho vay, đầu tƣ, phát hành GTCG, bao thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, thanh toán quốc tế, dịch vụ tƣ vấn, lập hộ chứng từ xuất khẩu, dịch vụ nhờ thu séc trong nƣớc, dịch vụ thanh toán tự động hóa đơn trong nƣớc, giữ hộ,… Ngoài các sản phẩm – dịch vụ trên, SCB còn cung cấp gói dịch vụ SCB eBanking hay còn gọi là kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại. Gói dịch vụ này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, khách hàng không cần trực tiếp đến ngân hàng nhƣng vẫn dễ dàng quản lý các giao dịch phát sinh trên tài khoản, thực hiện các giao dịch và có thể cập nhật kịp thời các thông tin về tỷ giá, lãi suất,… thông qua tin nhắn từ điện thoại di động (SMS Banking), điện thoại cố định (Phone Banking), hoặc internet (Internet Banking). 3.2.1.3 Các danh hiệu đạt được những năm gần đây 22 Bảng 3.1 Các danh hiệu và giải thƣởng SCB đạt đƣợc những năm gần đây Hình Thức Nội Dung Đơn Vị Cấp “Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp năm 2009” (CSR Award 2009) Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam Thời báo Kinh tế Việt Nam Báo Sài Gòn Tiếp Thị STT 1 Giải thƣởng 2 Thƣơng hiệu Mạnh Việt Nam 2010 Giải thƣởng 3 Danh hiệu 4 Danh hiệu 5 Danh hiệu 6 Danh hiệu “Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010” cho nhóm sản phẩm Tiết kiệm do ngƣời tiêu dùng bình chọn Top 500 Doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam Cúp 10 năm đồng hành vì ngƣời nghèo Xếp vị trí thứ 5 trong Top 10 Doanh nghiệp tƣ nhân, đồng thời xếp vị trí thứ 27 trong Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo công bố của Ban tổ chức Chƣơng trình V1000 Báo điện tử VietNamNet Ban vận động vì ngƣời nghèo TP.HCM Báo điện tử VietNamNet Nguồn: www.scb.com.vn 3.2.2 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Trà Vinh 3.2.2.1 Quá trình thành lập ngân hàng TMCP Sài Gòn Trà Vinh Chi nhánh Trà Vinh - Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn (SCB Trà Vinh), tiền thân là Phòng Giao dịch của Chi nhánh Vĩnh Long - Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn, tọa lạc tại số 439 Điện Biên Phủ, Phƣờng 6, Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh. Qua thời gian hoạt động đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Vào ngày 11 tháng 05 năm 2009, Chi nhánh Trà Vinh - Ngân hàng TMCP Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động nhằm chủ động hơn trong cơ cấu hoạt động, đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trong cùng địa bàn, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn Trà Vinh theo quyết định số 1127/2009/QĐ-HĐQT của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn về việc thành lập Chi nhánh Trà Vinh. 23 Sau ngày 3 Ngân hàng hợp nhất, căn cứ vào giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn số 283/GP-NHNN đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 26/12/2011, căn cứ điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, căn cứ Công văn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 9827/NHNN-TTGSNH ngày 26/12/2011 về mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Vào ngày 30/12/2011, quyết định số 38/2011/QĐHĐQT về việc thành lập Chi nhánh Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Sài Gòn quyết định thành lập Chi nhánh Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB hợp nhất) trên cơ sở đổi tên Chi nhánh Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB cũ) với tên gọi chính thức và địa chỉ nhƣ sau: Tên gọi: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Trà Vinh Địa chỉ: Số 23 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phƣờng 2, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà vinh. Chi nhánh Trà Vinh là chi nhánh cấp 1, có con dấu riêng, đƣợc tổ chức và hoạt động theo Quy chế quản lý nội bộ về mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Hoạt động tín dụng Ngân hàng thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ cho nhiều thành phần kinh tế thuộc các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ, tiêu dùng,… Đối tƣợng cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng đa dạng hơn nhƣng chủ yếu vẫn là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Hoạt động huy động vốn - Mở tài khoản và nhận tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ,… 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh 24 BAN GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT KHU VỰC IV PHÒNG KINH DOANH BỘ PHẬN BÁN HÀNG BỘ PHẬN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH P. HỖ TRỢ KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÁNH TỔ CHỨC BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÍN DỤNG QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN PHÒNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KẾ TOÁN NỘI BỘ BỘ PHẬN NGÂN QUỸ Hình 3.1 : Sơ đồ tổ chức của SCB Trà Vinh (Nguồn : Phòng Hành chánh tổ chức SCB Trà Vinh)  Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc: - Là đại diện pháp nhân đƣợc ủy quyền bởi Ban Điều Hành SCB. - Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm cá nhân trƣớc Ban Điều Hành về mọi mặt công tác của chi nhánh. - Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật, điều lệ quy chế quy định của SCB. - Tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu hoạt động của SCB. - Quyết định những vấn đề về tổ chức, bố trí, phân công, nhận xét, đánh giá, nâng lƣơng, khen thƣởng cho cán bộ, nhân viên làm việc tại chi nhánh. 25 Phòng kinh doanh: - Thực hiện và quản lý công tác bán các sản phẩm dịch vụ (tín dụng, bảo lãnh, tài trợ thƣơng mại, tiền gửi, dịch vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc, kinh doanh ngoại hối, kiều hối,…) tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc theo chỉ tiêu kinh doanh đƣợc giao. + Đánh giá tình hình thị trƣờng và tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn để tham mƣu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong việc triển khai, khai thác thị trƣờng; đồng thời cung cấp thông tin thị trƣờng cho Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Khách hàng cá nhân tại Hội Sở làm căn cứ giao chỉ tiêu kế hoạch và hỗ trợ chi nhánh khai thác tối đa thị trƣờng. + Chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đƣợc giao. + Thực hiện các chỉ tiêu bán hàng cho khách hàng theo sản phẩm cụ thể. + Tham mƣu cho Ban lãnh đạo chi nhánh điều phối, giao chỉ tiêu bán hàng cho các đơn vị trực thuộc và hỗ trợ các đơn vị trực thuộc thực hiện các chỉ tiêu bán hàng. + Xây dựng, thực hiện kế hoạch tiếp thị khách hàng, thực hiện hƣớng dẫn, giới thiệu, tƣ vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ của SCB. + Thực hiện công tác tiếp đón khách hàng, tƣ vấn, bán hàng và hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục khi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ và hƣớng dẫn khách hàng đến quầy giao dịch có liên quan. - Thực hiện và quản lý công tác chăm sóc và phát triển khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. + Triển khai thực hiện công tác chăm sóc khách hàng theo chủ trƣơng và định hƣớng, chính sách của SCB. + Tham mƣu cho Ban lãnh đạo chi nhánh và Hội Sở trong việc đƣa ra các chính sách thích hợp để giữ chân và phát triển khách hàng tại đơn vị và của SCB. + Thu thập, tổng hợp và quản lý thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh và của toàn SCB. + Chịu trách nhiệm thu thập, tiếp nhận, phối hợp xử lý và phản hồi thông tin về các đóng góp, khiếu nại, thắc mắc của khách hàng. + Chịu trách nhiệm triển khai, hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc về các chính sách, các kỹ năng chăm sóc khách hàng. 26 Phòng hỗ trợ kinh doanh: - Thực hiện công tác phân tích, thẩm định và đề xuất cấp tín dụng, bảo lãnh, tài trợ thƣơng mại cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. + Tiếp xúc khách hàng để xác minh tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng. + Nghiên cứu hồ sơ cấp tín dụng, bảo lãnh, tài trợ thƣơng mại, phƣơng án vay vốn và tài sản đảm bảo của khách hàng. + Phân tích, thẩm định, đề xuất bảo lãnh và thực hiện tài trợ thƣơng mại đối với các hồ sơ của khách hàng. + Phối hợp với Phòng Tái thẩm định của Hội Sở và Bộ phận thẩm định khu vực (nếu có) trong công tác thu thập hồ sơ, tài liệu đánh giá khách hàng. + Tiếp nhận bản chính các giấy tờ sở hữu tài sản đảm bảo và các giấy tờ khác có liên quan. - Điều hành và cân đối nhu cầu điều chuyển vốn nội bộ (VNĐ, vàng, ngoại tệ) giữa chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. - Thực hiện hỗ trợ và quản lý công tác phát triển tín dụng, bảo lãnh và tài trợ thƣơng mại tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. Phòng hành chánh tổ chức: - Quản lý về mặt nhân sự tại đơn vị, theo dõi lƣu trữ công văn đến và gửi công văn đi, tiếp nhận thông tin, tin tức có liên quan trình lên Ban Giám đốc. - Là tham mƣu cho Ban Giám đốc trong công tác quy hoạch đào tạo cán bộ của chi nhánh, đề xuất vấn đề có liên quan về công tác nhân sự của chi nhánh. - Thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản nội quy cơ quan, chế độ thời gian làm việc, thực hiện chế độ an toàn lao động, quy định phân phối quỹ tiền lƣơng, xây dựng chƣơng trình nội dung thi đua nhằm nâng cao năng suất lao động. - Thực hiện công tác mua sắm tài sản và công cụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, quản lý tài sản, đảm bảo trang thiết bị, dụng cụ làm việc, và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Phòng kế toán: Bộ phận Kế toán giao dịch:  27 - Thực hiện nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền gửi tiết kiệm: mở sổ, chi lãi, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm và các yêu cầu khác có liên quan của khách hàng. - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến tiền gửi thanh toán và các dịch vụ khách liên quan đến tiền gửi thanh toán theo yêu cầu của khách hàng. - Thực hiện công tác tác nghiệp về thẻ: phát hành thẻ, thu phí, thu lãi,… - Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nội địa, chuyển tiền quốc tế, chi trả kiều hối,… Bộ phận Kế toán nội bộ: - Hƣớng dẫn, kiểm tra công tác hạch toán kế toán trong toàn chi nhánh và các đơn vị trực thuộc. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán nội bộ trong toàn chi nhánh và với các đơn vị khác trong toàn ngành. - Tiếp nhận, kiểm tra và tổng hợp số liệu kế toán phát sinh hàng ngày, tháng, quý, năm của các đơn vị trực thuộc và của chi nhánh để tiến hành báo cáo cho Phòng kế toán Hội Sở. - Lƣu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán theo qui định, cung cấp thông tin, chứng từ theo yêu cầu của thanh tra, kiểm tra,… - Thực hiện hậu kiểm chứng từ kế toán tại chi nhánh và các đơn vị trực thuộc để kịp thời xử lý, khắc phục những sai sót xảy ra. Bộ phận ngân quỹ:  - Thực hiện thu chi tiền mặt, quản lý ngân quỹ và các loại giấy tờ có giá, giấy tờ thế chấp,... - Sắp xếp lƣu trữ bảo quản các chứng từ kế toán liên quan đến nghiệp vụ của phòng ngân quỹ chi nhánh trong thời hạn lƣu trữ do nhà nƣớc quy định. Bộ phận công nghệ thông tin:  - Quản lý, phụ trách vận hành hệ thống mạng và kỹ thuật phần cứng của Chi nhánh. 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG NĂM 2013 28 Giai đoạn 2010 – 2012 có thể xem là giai đoạn thành công nhƣng cũng lắm thách thức đối với bất cứ một ngân hàng nào tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Trà Vinh nói riêng. Sự có mặt ngày càng nhiều hơn các chi nhánh từ các ngân hàng khác trong khi lƣợng khách hàng tăng trƣởng gần nhƣ không tƣơng ứng đã trở thành khó khăn chung, đồng thời tạo sức ép lên lợi nhuận của các chi nhánh. Trong giai đoạn này, SCB Trà Vinh đã có những biến động rất mạnh về hoạt động kinh doanh, những thay đổi cần thiết để tồn tại và phát triển. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Trà Vinh giai đoạn 20102012 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập - HĐTD - HĐDV - Thu khác Chi phí - CP HĐTD - CP HĐDV - CP khác Lợi nhuận 38.663 38.514 115 34 38.003 33.306 155 4.542 660 67.389 67.265 84 40 62.726 56.257 136 6.333 4.663 74.490 74.407 36 47 58.613 47.121 115 11.377 15.877 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền (%) Số Tiền (%) 28.726 74,3 7.101 10,5 28.751 74,7 7.142 10,6 (31) (27,0) (48) (57,3) 6 17,6 7 18,0 24.723 65,1 (4.113) (6,6) 22.951 68,9 (9.136) (16,2) (19) (12,3) (21) (15,7) 1.791 39,4 5.004 79,6 4.003 606,5 11.214 240,5 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012 Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 kết quả hoạt động kinh doanh tại SCB Trà Vinh rất khả quan khi thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. 3.3.1 Thu nhập Căn cứ vào bảng 3.1, ta thấy tổng thu nhập của SCB Trà Vinh có xu hƣớng tăng lên trong giai đoạn 2010 – 2012. Điều này phần lớn là do tác động của sự chênh lệch lãi suất trong từng giai đoạn ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động cho vay. Xác định cụ thể ngay từ những ngày đầu thành lập chi nhánh, SCB Trà Vinh tập trung phát triển hoạt động tín dụng thành hoạt động chủ lực, từng 29 bƣớc tạo điều kiện tiền đề để mở rộng cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét trong sự phân bổ các dòng thu nhập trong giai đoạn 2010 – 2012. Tỷ lệ thu nhập lãi dù có thay đổi nhƣng không đáng kể, vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng - hơn 99% thu nhập của chi nhánh trong suốt giai đoạn 2010 – 2012 (thấp nhất vào năm 2010 khi chiếm 99, 61% cơ cấu thu nhập). Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Thu nhập - HĐTD - HĐDV - Thu khác Chi phí - CP HĐTD - CP HĐDV - CP khác Lợi nhuận 6 tháng năm 2012 6 tháng năm 2013 26.278 26.235 19 24 20.482 12.175 76 8.231 5.796 42.996 42.974 21 0,8 35.727 32.434 44 3.249 7.269 Chênh lệch 6 tháng 2013/ 6 tháng 2012 Số tiền (%) 16.718 16.739 2 (23,2) 15.245 20.259 (32) (4982) 1.473 63,6 63,8 10,5 (96,6) 74,4 166,4 (42,1) (60,5) 25,4 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 6 tháng 2012-2013 Chú thích : HĐTD: thu nhập từ hoạt động tín dụng HĐDV: thu nhập từ hoạt động dịch vụ CP HĐTD: chi phí hoạt động tín dụng CP HĐDV: chi phí hoạt động dịch vụ Vẫn duy trì đƣợc đà tăng trƣởng, bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 theo bảng 3.2 ta nhận thấy doanh thu từ lãi vẫn chiếm tỷ lệ rất cao chiếm 99,94% tổng doanh thu, cao hơn con số 99,83% so với cùng kỳ năm 2012. 30 Thu nhập tín dụng của ngân hàng chủ yếu là thu lãi cho vay khách hàng. Nhìn chung, thu nhập lãi có xu hƣớng tăng mạnh trong năm 2011 (tăng trƣởng gần 74,3% so với năm 2010) và tăng nhẹ trong năm 2012 (tăng 10,6% so với năm 2011). Sự tăng mạnh về thu nhập từ lãi vay hoàn toàn không phải do sự tăng về doanh số cho vay hay chất lƣợng các món vay mà là do lãi suất cho vay tăng. Đầu năm 2010, lãi suất cho vay ở khoảng 16 – 18%/năm, cuối năm 2010, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 19 – 20%/năm. Đến năm 2011, lãi suất cho vay lại tiếp tục cao hơn so với lãi suất bình quân 2010. Lãi suất cho vay có lúc lên đến hơn 20%/năm. Theo thống kê năm 2011 của NHNN lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn là 16,5 – 20%/năm, cho vay phi sản xuất lên đến 25 – 28%/năm. Chính vì sự lên cao của lãi vay khiến các khách hàng có đủ năng lực cần thiết tiến hành tất toán khoản vay trƣớc hạn để hạn chế lãi phải chịu. Những điều đó đã khiến cho thu nhập từ lãi trong năm 2011 tăng so với năm 2010. Doanh thu từ hoạt động tín dụng (lãi cho vay) trong năm 2012 đã thể hiện sự giảm sút nhẹ. Nguyên nhân là do lãi suất cao vào cuối năm 2011 khiến một số món vay đƣợc tất toán trƣớc hạn, thêm vào đó các hợp đồng vay vốn cũng ít do doanh nghiệp lo sợ lãi suất phải trả cao sẽ khiến lợi nhuận còn lại từ hoạt động kinh doanh thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng, vì vậy dòng lãi vay vào năm 2012 không đƣợc liên tục. Bên cạnh đó trong năm 2012, liên tiếp là những đợt hạ trần lãi suất huy động của NHNN làm cho lãi suất cho vay giảm mạnh từ 3 – 8%/năm. Tính đến ngày 21/12/2012, lần thứ 5 trong năm NHNN hạ các trần lãi suất huy động (từ mức trần 14%/năm xuống 9%/năm) và cho vay (tính đến cuối năm nay lãi suất cho vay phổ biến từ 12 – 15%/năm). Ngoài ra với mối e ngại nợ xấu do lĩnh vực cho vay là bất động sản có nhiều thông tin không tốt có thể xảy ra, SCB Trà Vinh cũng đã tiến hành thắt chặt tiêu chí cho vay làm cho lƣợng hồ sơ cho vay đƣợc phê duyệt năm 2012 giảm so với 2011. Chính các yếu tố này đã làm cho thu nhập lãi của năm 2012 chỉ tăng nhẹ so với năm 2011. Nhờ vào việc thực hiện các chính sách hạn chế nợ xấu và tăng cƣờng thu hồi nợ còn tồn động năm trƣớc. Nhìn chung, những khó khăn mà SCB Trà Vinh đang đối mặt cũng chính là khó khăn chung của SCB Hội Sở và đa số NHTM khác, khi mà trong năm 2012 tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng hầu hết đều duy trì ở mức thấp. Cùng với thu nhập từ lãi vay, thu nhập ngoài lãi( doanh thu từ dịch vụ và doanh thu khác) cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành nên thu nhập. Tại SCB Trà Vinh, thu nhập ngoài lãi đƣợc phát sinh từ các dịch vụ thanh toán, thu từ các hoạt động khác và thu nhập bất thƣờng. Qua bảng số liệu ta thấy khoản thu này chỉ chiếm khoảng dƣới 1% trong tổng doanh thu qua các năm, 31 một tỷ trọng khá nhỏ. Cụ thể năm 2011, thu nhập phi lãi chiếm 0,19% tổng doanh thu giảm so với năm 2010 đạt 0,39%. Sang năm 2012 con số này càng giảm đạt 0,11%. Tính đến năm 2012 doanh thu hoạt động dịch vụ giảm 57,3% so với năm 2011. Cho nên sự biến động của khoản thu này không ảnh hƣởng nhiều đến tống thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy SCB Trà Vinh đang dần chú trọng nhiều đến các mảng dịch vụ. Theo tinh thần luôn nâng dần chất lƣợng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm thanh toán…SCB Trà Vinh theo chỉ đạo của Hội sở đã rất nhiều lần giảm hoặc không thu phí các dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ. Đây cũng chính là lý do khiến doanh thu giảm liên tục qua các năm. Nhƣng sang 6 tháng năm 2013 thì doanh thu đã tăng 10,5% so với cùng kỳ 2012. Ngân hàng sẽ tập trung hƣớng cơ cấu thu nhập của mình vào các mảng dịch vụ nhiều hơn trong thời gian tới. Khi các sản phẩm dần lấy đƣợc niềm tin khách hàng. 3.3.2 Chi phí Nhìn chung tổng chi phí biến động theo xu hƣớng cùng chiều so với doanh thu tại chi nhánh đã phân tích trƣớc đó. Có hai bộ phận cấu thành chi phí của SCB Trà Vinh là chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí lãi bao gồm chi phí cho vốn điều chuyển và chi phí cho vốn huy động. Khoản chi phí này chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao (trên 80%) trong tổng chi phí của ngân hàng – thấp nhất là 80,39% vào năm 2012 và cao nhất là 89,68% trong năm 2011. Dựa vào bảng số liệu 3.1, ta thấy năm 2011 chi phí lãi có xu hƣớng tăng lên. Nguyên nhân chi phí lãi năm 2011 tăng trƣởng mạnh cán mốc 68,9% là do cuộc chạy đua lãi suất quyết liệt của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn thành phố Trà Vinh. Làm lãi suất huy động tại chi nhánh trong năm khá cao, khoảng 14%/năm với khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 1 tháng. Thêm vào đó là tình hình lạm phát tăng cao và sự khó khăn của nền kinh tế đã đẩy chi phí lãi cũng nhƣ chi phí chung của ngân hàng tăng lên. Trong năm 2012, lãi suất trên thị trƣờng có dấu hiệu hạ nhiệt do các quy định về mức trần lãi suất của NHNN, làm chi phí lãi giảm đi gần 10 tỷ đồng – tƣơng ứng giảm xấp xĩ 9% so với năm 2011. Chi phí ngoài lãi bao gồm chi dịch vụ thanh toán, chi phục vụ công tác trả lƣơng, thƣởng cho cán bộ công nhân viên, sửa chữa chi nhánh và chi phí điều hành. Trong đó chi phí cho hoạt động dịch vụ giảm liên tục qua các năm 32 , cụ thể năm 2011 giảm 12,3% so với năm 2010, năm 2012 giảm gần 15,7% so với năm 2011. Trong khi đó chi phí khác lại tăng qua các năm nhƣng mức tăng không đồng đều. Năm 2011 tốc độ tăng trƣởng của khoản chi này là gần 39,5% nhƣng sang năm 2012, tốc độ tăng trƣởng vƣợt trên 79,6%. Do trong năm 2012, sau khi tiến hành hợp nhất 3 ngân hàng vào cuối năm 2011, SCB Hội Sở đã có những thông báo khuyến khích các chi nhánh trên toàn quốc tiến hành nhiều chƣơng trình khuyến mãi, dự thƣởng để giữ chân khách hàng, giành thị phần. Chi nhánh SCB Trà Vinh cũng không ngoại lệ. Do đó, các khoản chi phí ngoài lãi cũng phát sinh nhiều hơn. Trong 6 tháng năm 2013 thì chỉ duy nhất chi phí cho hoạt động tín dụng tăng đạt 166,4% so với cùng kỳ 2012. Các khoản chi phí ngoài lãi giảm mạnh gần 50% do thời điểm các sản phẩm và dịch vụ đã đến đƣợc với khách hàng, nên khoản chi này đƣợc chi nhánh cắt giảm. 3.3.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của việc tổng hợp doanh thu và chi phí, là thƣớc đo kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả nhất. Trong giai đoạn 2010 – 2012, lợi nhuận của ngân hàng có nhiều chuyển biến phức tạp. Qua 2 bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận của ngân hàng có nhiều thay đổi qua các năm. Năm 2011, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ: lạm phát tăng cao, tín dụng bị hạn chế,… nhƣng kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn rất khả quan. Cụ thể: năm 2010, lợi nhuận đạt 660 triệu đồng nhƣng sang đến năm 2011 đã tăng trƣởng 606,5% - đạt trên 4,5 tỷ đồng. Đây là thành tích rất đáng khen ngợi của ngân hàng. Một nguyên nhân khác giải thích cho việc tăng lợi nhuận của chi nhánh trong năm 2011 chính là vì chênh lệch lãi suất, do lãi suất huy động bị khống chế ở mức 14%/năm, trong khi trần lãi suất cho vay đã đƣợc gỡ bỏ, làm lãi suất cho vay tăng lên thành 18 – 21%/năm. Vào năm 2012, lợi nhuận chi nhánh tiếp tục tăng xấp xĩ 240,5% so với năm 2011, đạt gần 16 tỷ đồng. Với những khó khăn của thị trƣờng tài chính, hoạt động tín dụng tăng trƣởng thấp do lãi suất cao vào cuối năm 2011, và tâm lý lo ngại rủi ro nợ xấu từ phía ngân hàng tạo nên cho dân chúng. Kết quả này là do những nổ lực không ngừng nghỉ của Cán bộ nhân viên chi nhánh trong cung cách phục vụ và sự linh hoạt theo từng thời điểm tại địa bàn. Với tiền đề từ năm 2012 thì 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận đạt mức 7,2 tỷ đồng tăng gần 25,5% so với cùng kỳ năm 2012. Chi nhánh SCB Trà Vinh cần tập trung để hoàn thành chỉ tiêu tăng trƣởng trong 6 tháng cuối năm. 33 Tóm lại: Ngân hàng SCB Trà Vinh đang ngày càng mở rộng quy mô hoạt động với tổng thu nhập tăng dần. Mức chi phí nhìn chung thấp hơn mức tăng tổng thu nhập. Nhìn chung, thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi tƣơng đối ổn định. 3.4 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG Với phƣơng châm “Hoàn thiện vì khách hàng”, ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn luôn đổi mới phƣơng thức hoạt động: cung cấp thêm nhiều sản phẩm dịch vụ, thay đổi phong cách phục vụ, ƣu đãi các khách hàng giao dịch thƣờng xuyên, mở rộng mạng lƣới hoạt động, làm hài lòng khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại với chất lƣợng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng tiên tiến… nhằm thực hiện thành công mục tiêu là một trong những Ngân hàng TMCP lớn mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTMCP Việt Nam. Bên cạnh đó, SCB Trà Vinh quyết tâm nâng cao hiệu quả hoạt động, tối đa hóa thu nhập, tối thiểu hóa chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận; đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, tăng chất lƣợng tín dụng, mức tăng trƣởng tín dụng tốt, giảm tỷ lệ nợ xấu, nâng cao năng lực quản trị rủi ro,… - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng và đầu tƣ theo nguyên tắc tăng trƣởng an toàn và hiệu quả. Nâng cao khả năng quản lý rủi ro, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của NHNN, cũng nhƣ từng bƣớc tiếp thu và áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong các lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động, lãi suất, thanh khoản và mọi tác nghiệp trong ngân hàng. - Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhất là công tác chăm sóc khách hàng, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên đặc biệt là nhân viên tín dụng và thẩm định. - Nghiên cứu, đánh giá thị trƣờng theo ngành, theo mô hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Trên cơ sở đó, SCB Trà Vinh xây dựng các đề án đề xuất Hội Sở đƣa ra các cơ chế, chính sách nhằm phát triển hoạt động cho vay hỗ trợ vốn cho các ngành nghề tiềm năng nhƣ gạo và thuỷ sản. - Trong quá trình quan hệ tín dụng với khách hàng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhƣ sản phẩm thẻ Premium ,sản phẩm tiền gửi thanh toán nội địa, quốc tế, SMS Banking thanh toán hóa đơn tiền điện, nƣớc, điện thoại qua Internet... nhằm ƣu tiên tới việc cung cấp dịch vụ cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng. 34 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 4.1.1 Tình hình nguồn vốn Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập sử dụng để cho vay, đầu tƣ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng SCB Trà Vinh gồm có vốn huy động và vốn điều chuyển. Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng, tuy nó không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhƣng nó là cơ sở để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Trong những năm qua tập thể cán bộ nhân viên cùng các đơn vị trực thuộc SCB chi nhánh Trà Vinh đã không ngừng nỗ lực trong việc phát triển nguồn vốn theo cơ cấu hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Trong đó, vốn huy động chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn (trên 90%) dù tỷ trọng vốn huy động đang có dấu hiệu giảm dần qua 3 năm: năm 2010 tỷ trọng vốn huy động là 99,6%, và đến thời điểm cuối năm 2012 là 96,7%. Nhìn chung cả giai đoạn, quy mô tổng nguồn vốn của SCB Trà Vinh tăng dần lên qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tốc độ tăng trƣởng của tổng nguồn vốn gần 19%, đạt gần 504 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn tiếp tục tăng lên trong năm 2012, đạt 589 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng thời điểm này là 17%. Đây là dấu hiệu cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng. Ngân hàng ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn vay ngày càng tăng cao của khách hàng. Vốn huy động: Huy động vốn là nghiệp vụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Qua bảng 4.1, ta thấy vốn huy động của chi nhánh có xu thế biến động tăng dần qua các năm, nhƣng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn ngày càng thấp dần đi. 35 Bảng 4.1 Nguồn vốn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng Năm 2010 Năm 2011 Số tiền (%) Số tiền 422.035 1.791 423.826 99,6 0,4 100 Năm 2012 (%) 502.052 1.475 503.527 Số tiền 99,7 569.452 0,3 19.350 100 588.802 2011/2010 Số Tiền (%) 96,7 3,3 100 80.017 (316) 79.701 2012/2011 (%) 19 -18 18,8 Số Tiền (%) 67.400 17.875 85.275 13,4 1.212 16,9 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.2 Nguồn vốn của SCB 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 th năm 2012 Chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 6 th năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng 344.266 17.240 361.506 Số tiền (%) 95 5 100 622.067 18.698 640.765 (%) 97 3 100 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 6 tháng 2012-2013 36 Số Tiền 277.801 1.458 279.259 (%) 80,7 8,5 77 Cụ thể, năm 2011, tốc độ tăng trƣởng của khoản vốn này xấp xĩ 19%, kèm theo đó là sự tăng nhẹ tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn từ 99,6% năm 2010 lên 99,7% do vốn điều chuyển từ Hội Sở chuyển về giảm. Nguyên nhân khoản vốn huy động tăng là do trong giai đoạn bắt đầu từ năm 2011, lãi suất huy động của ngân hàng tăng dần theo lãi suất trên thị trƣờng. Điều này làm thu hút khá lớn lƣợng tiền nhàn rỗi trong xã hội, nên lƣợng vốn huy động trong giai đoạn này tăng lên rất nhanh. Thêm vào đó, ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp từng giai đoạn nên đã hạn chế đƣợc tình trạng khách hàng rút tiền gửi sang ngân hàng khác vì ngân hàng luôn quan tâm tới khách hàng, tạo lòng tin vững chắc nơi khách hàng thân thiết và thu hút thêm nhiều khách hàng. Tuy nhiên, để giữ đƣợc kết quả này trong thời gian tới, ngân hàng cần triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn hơn nữa, tích cực tuyên truyền quảng cáo tiếp thị không chỉ đối với khách hàng lớn mà còn phải quan tâm đến khách hàng cá nhân ở vùng xa trung tâm đô thị. Tiếp đà tăng trƣởng của năm trƣớc, năm 2012, con số này đã là 569.452 triệu đồng – tăng thêm gần 67,5 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng xấp xĩ 13,5% so với năm 2011. Đây là một dấu hiệu tích cực của ngân hàng khi vẫn đạt đƣợc mức tăng cao và ổn định mặc dù có nhiều biến động trên thị trƣờng cũng nhƣ thay đổi trong chính sách lãi suất đến từ NHNN trong năm 2012. Tuy nhiên có thể nhận thấy, tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn có sự giảm sút mạnh từ 99,7% xuống còn 96,7%. Sang năm 2013 chỉ với 6 tháng đầu năm vốn huy động đã cán mốc 600 tỷ đồng tăng gần 81% so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ trọng vốn huy động trong cơ cấu tổng nguồn vốn đã bắt đầu tăng trở lại. Đây là tín hiệu đáng vui của SCB Trà Vinh động lực để chi nhánh phấn đấu trong 6 tháng cuối năm. Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của chi nhánh nhƣng đặc biệt có ý nghĩa trong hoạt động của ngân hàng trong những lúc vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh. Nhìn chung, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng khá thấp (nhỏ hơn 6%) trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm, cao nhất là 3,3% vào năm 2012 và thấp nhất là 0,3% trong năm 2011. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về vốn của ngân hàng, không phụ thuộc quá nhiều vào Hội Sở. Qua bảng số liệu, ta có thể thấy đƣợc nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở về Chi nhánh có sự biến động mạnh. Năm 2010 vốn điều chuyển của chi nhánh đạt gần 1,8 tỷ đồng chiếm 0,4% tổng nguồn vốn. Sang năm 2011, con số này giảm xuống còn 1,4 tỷ đồng chiếm 0,3% tổng nguồn vốn và giảm 18% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sau 2 năm đi vào hoạt động chi nhánh dần ổn định và có cho mình một lƣợng khách hàng nhất định nên lƣợng vốn huy động tƣơng đối lớn, ít cần đến sự chi viện từ Hội Sở. Bƣớc sang năm 2012 thì lƣợng vốn điều chuyển tăng đột biến lên con số 19 tỷ đồng chiếm 3,3% tổng nguồn vốn và tăng trƣởng 37 1212% so với cùng kỳ năm 2011. Việc vốn điều chuyển của ngân hàng tăng lên là do trong một số thời điểm một số khách hàng rút tiền trƣớc hạn để đảm bảo tính thanh khoản tạm thời đòi hỏi phải nhận vốn từ hội sở để thanh toán cho khách hàng. Cộng với việc sau khi sáp nhập thì SCB Hội Sở có một nguồn lực tài chính rất mạnh, nên việc điều chuyển lƣợng vốn lớn cho SCB Trà Vinh rất dễ dàng. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng vốn điều chuyển tăng lên rõ rệt trong cơ cấu nguồn vốn chiếm 3% (đạt 18,7 tỷ đồng) tăng trƣởng 8,5% so với cùng kỳ năm 2012. Nhìn chung cả vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng qua các năm, điều này cho thấy nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn rất cao, nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay thì không đáp ứng đƣợc hết nhu cầu vay vốn, vì thế phải cần một phần vốn từ Hội Sở. Việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển tuy có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, nhƣng chi phí sử dụng loại vốn này cao hơn rất nhiều so với vốn huy động. (chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn điều chuyển khoảng từ 2% đến 4% tùy theo từng thời kỳ) buộc ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, ảnh hƣởng khả năng cho vay của ngân hàng, mất lợi thế trong cạnh tranh với ngân hàng khác. Thay vào đó nếu chi nhánh tăng cƣờng sử dụng vốn huy động hơn là sử dụng nhiều vốn điều chuyển sẽ cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng không ngừng đƣợc nâng cao đồng thời giảm thiểu đƣợc chi phí, góp phần thúc đẩy gia tăng đƣợc lợi nhuận của ngân hàng. Tóm lại: Quy mô tổng nguồn vốn ngày càng tăng lên. Trong đó, vốn huy động tăng khá cao nhƣng còn chậm hơn tốc độ tăng vốn điều chuyển do vậy SCB Trà Vinh đang dần nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn. 4.1.2 Tình hình huy động vốn Vốn huy động là nguồn vốn mà ngân hàng huy động đƣợc từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thông qua các hình thức nhƣ: tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá (GTCG), vay từ các TCTD khác hoặc vay NHNN. Nguồn vốn huy động càng lớn sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn để hoạt động kinh doanh nhƣ: cho vay, đầu tƣ, và các nghiệp vụ khác,… nhằm tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc huy động vốn là không dễ dàng vì ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác, đặc biệt những ngân hàng lớn nhƣ: Agribank, BIDV,Vietcombank, ACB, Đông Á,… trên cùng địa bàn. Đây là những ngân hàng đã có chỗ đứng trong thị trƣờng và có lịch sử lâu đời tại thành phố Trà Vinh. Xác định đƣợc những bất lợi này, ngân hàng đã đặt mục tiêu huy động vốn lên hàng đầu và đã đạt đƣợc những thành công nhất định thể hiện qua 3 năm gần đây. 38 Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn SCB Trà Vinh giai đoạn 2010 – 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền Tiền gửi khách hàng Phát hành GTCG Tổng VHĐ 346.076 75.959 422.035 Số tiền (%) 82 18 100 370.892 131.160 502.052 (%) Số tiền (%) 73,88 26,12 100 491.876 77.576 569.452 86,37 13,63 100 Số Tiền (%) 24.816 55.201 80.017 7 72,6 19 2012/2011 Số Tiền (%) 120.984 (53.584) 67.400 32,6 (40,8) 13,4 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 th năm 2012 Chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 6 th năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tiền gửi khách hàng Phát hành GTCG Tổng VHĐ 319.266 25.000 344.266 (%) 92,7 7,3 100 Số tiền 622.067 0 622.067 (%) 100 0 100 Số Tiền 302.801 277.801 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 6 tháng 2012-2013 39 (%) 94,8 80,6  Tiền gửi khách hàng: Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng khá cao (trên dƣới 70%) trong tổng vốn huy động và có xu hƣớng tăng lên qua 3 năm, đồng thời cũng là nguồn vốn quan trọng nhất để đảm bảo cho hoạt động cho vay và đầu tƣ của ngân hàng. Những yếu tố thị trƣờng biến động bất thƣờng đã ảnh hƣởng xấu đến nguồn tiền gửi khách hàng của chi nhánh. Điển hình là cơn sốt giá vàng và những thay đổi mạnh trong giá ngoại tệ vào năm 2011 đã thu hút một lƣợng lớn khách hàng rút tiền gửi để chuyển sang đầu tƣ, kinh doanh vàng và ngoại tệ. Bên cạnh đó là việc NHNN áp trần lãi suất huy động 14%/năm trong khi lạm phát cao thì mức lời này không còn hấp dẫn với ngƣời gửi tiền nữa, họ sẽ chuyển sang đầu tƣ sang lĩnh vực khác sinh lời nhiều hơn. Lý giải cho việc tiền gửi khách hàng chỉ tăng nhẹ đạt 7% so với năm 2010. Sang năm 2012, tình hình kinh tế ổn định trở lại, mặc dù Nhà nƣớc vẫn áp trần lãi suất huy động nhƣng lãi suất cho vay giảm nên nhu cầu vay vốn cũng tăng. Ngân hàng SCB Trà Vinh nắm bắt tâm lý khách hàng đã tăng cƣờng huy động vốn với nhiều chƣơng trình khuyến mãi và các dịch vụ tiện ích cho khách hàng, vì vậy lƣợng vốn huy động tiền gửi khách hàng năm 2012 tăng thêm gần 33% so với năm 2011. Sáu tháng năm 2013, tổng tiền gửi đạt hơn 600 tỷ đồng chiếm 100% tổng cơ cấu vốn huy động, tăng 94,8% so với 6 tháng năm 2012. Đẩy tổng vốn huy động 6 tháng đầu năm tăng 80,6% so với năm cùng kỳ năm 2012. Những thành tích đáng khích lệ của Chi nhánh SCB Trà Vinh.  Phát hành GTCG: Ngoài các nguồn huy động trên thì chi nhánh còn huy động vốn qua hình thức phát hành giấy tờ có giá, nguồn vốn này cũng đóng góp một phần vào tổng vốn huy động của ngân hàng nhƣng lại tăng trƣởng không ổn định qua các năm. Loại nguồn vốn này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu vốn huy động (trên dƣới 30%) trong giai đoạn 2010 - 2012. Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ loại hình này thể hiện xu hƣớng tăng lên qua 3 năm. Trong bối cảnh tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất tiền gửi biến động nhiều, không ổn định nên việc các doanh nghiệp chuyển hƣớng đầu tƣ sang kênh GTCG để đảm bảo khả năng sinh lời cũng là điều dễ hiểu.Cụ thể năm 2011 vốn huy động từ việc phát hành GTCG đạt 131 tỷ đồng tăng 72,6% so với năm 2010. Nhƣng sang năm 2012 con số này có sự sụt giảm đáng kể còn 77 tỷ đồng tƣơng ứng giảm 40% so với năm 2011. Những tháng đầu năm 2013 SCB Trà Vinh chƣa huy động đƣợc vốn từ việc phát hành GTCG. 40 Nguồn: Phòng kế toán SCB Trà Vinh Hình 4.1 Tình hình huy động vốn của SCB Trà Vinh 2010 – 2013 Tóm lại: Vốn huy động của SCB Trà Vinh ngày càng tăng lên. Trong đó, tiền gửi khách hàng có quy mô lớn nhất và tăng dần lên qua các năm. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 4.2.1 Tình hình huy động vốn từ tài khoản tiền gửi 4.2.1.1 Tiền gửi huy động theo đối tượng kinh tế Trong nền kinh tế có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần, mỗi đối tƣợng sẽ có nhu cầu và nguồn vốn khác nhau. Hiểu đƣợc vấn đề này, SCB Trà Vinh đã cung cấp nhiều sản phẩm huy động vốn cho các đối tƣợng khách hàng để hợp tác đáp ứng mọi nhu cầu của họ. Xét theo đối tƣợng huy động thì chi nhánh huy động chủ yếu từ 2 đối tƣợng đó là cá nhân và doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn huy động từ 2 nguồn này tăng liên tục qua các năm và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. 41 Bảng 4.5 Vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng của SCB Trà Vinh giai đoạn năm 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 Chỉ tiêu Tổ chức kinh tế Tiền gửi cá nhân Tổng Số tiền (%) Số tiền (%) 75.961 270.115 346.076 21,95 78,05 100 61.162 309.730 370.892 16,49 83,51 100 Số tiền 131.451 360.425 491.876 Số Tiền (%) 2012/2011 (%) 26,73 (14.799) (19,4) 73,27 39.615 14,6 100 24.816 7 Số Tiền (%) 55.490 50.695 120.984 90,7 16 32,6 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.6 Vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng của SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 th năm 2012 Chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 6 th năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tổ chức kinh tế Tiền gửi cá nhân Tổng 19.140 300.126 319.266 Số tiền (%) 6 94 100 34.132 587.935 622.067 (%) 7 93 100 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 6 tháng 2012-2013 42 Số Tiền 14.992 287.809 302.801 (%) 78 95,8 94,8  Tổ chức kinh tế : Lƣợng tiền gửi của tổ chức kinh tế vào SCB có xu hƣớng giảm trong năm 2011 và tăng mạnh trở lại trong năm 2012. Chỉ trong vòng 1 năm từ 2010 đến 2011 mà lƣợng tiền gửi đã giảm gần 15 tỷ đồng tƣơng đƣơng 19,5% rồi tăng lên 131 tỷ đồng tƣơng đƣơng 90,7% vào năm 2012. Nguyên nhân là trong những năm qua đặc biệt là năm 2011 tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều bất ổn, nền kinh tế trong nƣớc với tình trạng lạm phát cao, lãi suất tăng cao kéo theo giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp gia tăng làm suy giảm lợi nhuận, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và địa bàn Thành phố Trà Vinh nói riêng. Chính vì thế, các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh và thị trƣờng hoạt động là điều không hề dễ dàng vì thiếu vốn trong thanh toán và mở rộng sản xuất kinh doanh. Do nguồn vốn còn hạn chế nên các doanh nghiệp không thể duy trì đƣợc nguồn vốn trong tài khoản thanh toán nhiều nhƣ trƣớc, Bên cạnh đó, vì hạn chế về vốn nên khi giao dịch hàng hóa xong, đối tác chuyển tiền vào tài khoản thì các doanh nghiệp ngay lập tức rút về để mua nguyên vật liệu cho đợt sản xuất tiếp theo nên không thể duy trì đƣợc lƣợng tiền gửi thanh toán trong tài khoản với số dƣ cao và thời gian dài nhƣ trƣớc. Bên cạnh đó, các khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp cũng đa phần trở thành tiền gửi thanh toán do các doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời cần phải rút ra trƣớc hạn để sử dụng vì thế Ngân hàng đành chấp nhận cho khách hàng rút với lãi suất không kỳ hạn vì dẫn đến tiền gửi của các doanh nghiệp giảm nhanh chóng. Đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng. Thực hiện theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nƣớc, SCB Trà Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất có thể bằng cách hạ lãi suất cho vay xuống dƣới mức 14% để hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn, đang rất cần vốn để tiếp tục hoạt động, đồng thời cho vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt. Điều đó vừa giúp cho ngân hàng thực hiện đúng nguyện vọng của Nghị quyết 13 mà Chính phủ đã ban hành. Đồng thời, tạo hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong mắt các khách hàng doanh nghiệp. Chính nhờ nguồn vốn kịp thời của ngân hàng giúp cho nhiều khách hàng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận tăng cao rồi gửi tiền vào ngân hàng để tiết kiệm nên lƣợng tiền gửi của doanh nghiệp tăng trong năm 2012.  Tiền gửi của cá nhân : Tiền gửi cá nhân có xu hƣớng tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể, so với năm 2010 thì năm 2011 lƣợng tiền gửi này đạt 309 tỷ đồng, tăng 14,6 % rồi lại tăng lên 16 % ở năm 2012. Việc lạm phát tăng cao trong năm 2011 buộc Chính phủ phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất huy động ở giai đoạn này trở nên hấp dẫn hơn hết đối với các cá nhân có tiền nhàn rổi gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi cao. Tuy nhiên, có một số khách hàng cho rằng việc gửi tiền vào ngân hàng không còn là khoản sinh lời hấp dẫn nữa vì lạm 43 phát quá cao làm cho sự tin tƣởng vào đồng nội tệ giảm. Họ chuyển sang đầu tƣ vào thị trƣờng sinh lời khác hấp dẫn hơn đó chính là thị trƣờng vàng, việc giá vàng tăng cao trong năm 2011 làm cho một số ít khách hàng thân thiết của ngân hàng bắt đầu rút tiền gửi có kỳ hạn để mua chứng chỉ vàng tại ngân hàng, một số khách hàng mới thì chuyển sang đầu tƣ vào thị trƣờng khác để tìm kiếm lợi nhuận làm cho tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng có phần sa sút. Đây đƣợc xem là nguyên nhân chính làm cho lƣợng tiền gửi cá nhân chỉ tăng nhẹ trong năm 2011. Mặc khác, ngân hàng cũng chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các NHTM khác, các NHTM khác cũng sẵn sàng nâng mức lãi suất huy động vốn lên cao để thu hút nguồn vốn. Đến năm 2012, ngân hàng bắt đầu triển khai hàng loạt các sản phẩm huy động vốn mới hậu mãi cao nhƣ “gửi tiết kiệm, nhận quà vàng”, “gửi tiền, trúng vàng” và nhiều phần quà có giá trị đi kèm khi gửi tiền tại SCB Trà Vinh và các ƣu đãi đặc biệt nhƣ: “60 ngày vàng – ngập tràn quà tặng”, “Giáng sinh lung linh rinh quà đẳng cấp”… Đồng thời đa dạng các kỳ hạn gửi tiền của khách hàng. Chính vì thế, lƣợng tiền gửi cá nhân tăng mạnh trở lại trong năm 2012. Sáu tháng năm 2013, một năm có sự chuyển biến rất tốt vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng khá mạnh từ 19 tỷ lên 34 tỷ đồng tăng 78% so với năm 2012. Vốn huy động từ tiền gửi cá nhân cũng tăng rất mạnh 622 tỷ đồng tăng 94,8% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là những thành quả rất xứng đáng khi SCB Trà Vinh dần tạo đƣợc niềm tin sau 4 năm thành lập. Với phƣơng châm luôn hoàn thiện vì khách hàng, Chi nhánh thu hút đƣợc rất nhiều khách hàng ngay địa bàn cũng nhƣ các huyện lân cận. 44 (Nguồn: Phòng kế toán SCB Trà Vinh) Hình 4.2 Vốn huy động phân theo đối tƣợng khách hàng tại SCB Trà Vinh giai đoạn 2010- 2013 4.2.1.2 Tiền gửi huy động theo kỳ hạn Tại SCB chi nhánh Trà Vinh, tiền gửi huy động nếu xét theo kỳ hạn đƣợc chia thành hai loại: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Mỗi loại này có tỷ trọng và ảnh hƣởng khác nhau đối với tổng nguồn vốn huy động nói riêng và nguồn vốn của ngân hàng nói chung. Dƣới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình tiền gửi huy động của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012.  Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kì hạn là tiền gửi của tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau nhƣ: đảm bảo an toàn, hƣởng các dịch vụ thanh toán, tích lũy đầu tƣ… Dễ thấy khoản tiền này đƣợc gửi không vì mục đích sinh lời với lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kì hạn. Đây cũng là nguồn vốn không ổn định do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Tại SCB Trà Vinh thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng (chỉ khoảng trên dƣới 1%). 45 Bảng 4.7: Nguồn vốn huy động phân theo kì hạn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2010 Số tiền Năm 2011 (%) Số tiền Năm 2012 (%) Số tiền 2011/2010 (%) Số Tiền 2012/2011 Số Tiền (%) (%) VHĐ KKH 1.635 0,5 1.402 0,4 1.039 0,2 (233) (14,3) (363) (25,8) VHĐ CKH 344.441 99,5 369.490 99,6 490.837 99,8 25.049 7,3 121.347 32,8 + Dƣới 12 th 244.575 70,6 315.375 85,0 457.559 93,0 70.800 28,9 142.184 45,0 + Trên 12 th 99.866 28,9 54.115 14,6 33.278 6,8 (45.751) (45,8) (20.837) (38,5) 346.076 100 370.892 100 491.876 100 24.816 7 120.984 32,6 Tổng Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012 46 Theo bảng số liệu, ta thấy tiền gửi không kì hạn có xu hƣớng giảm dần qua 3 năm. Điều này cũng không khó giải thích khi chiếm đa số trong khoản mục này là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Từ những khó khăn của các doanh nghiệp nói riêng và bất ổn của nền kinh tế nói chung, nguồn tiền gửi vốn dĩ không ổn định này trong ngân hàng lại càng biến động. Xét về cơ cấu, ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn không kì hạn có chiều hƣớng giảm, năm 2010 là 0,5% sang năm 2011 giảm còn 0,4% và tiếp tục giảm xuống còn 0,2% khi bƣớc sang năm 2012 do lƣợng tiền gửi có kì hạn tăng mạnh qua các năm và có sự dịch chuyển nguồn tiền gửi không kì hạn sang tiền gửi có kì hạn. Tƣơng ứng năm 2011 vốn huy động không kỳ hạn giảm 14,3% so với năm 2010 và năm 2012 con số này lại giảm mạnh 25% so với 2011. Không khó hiểu khi những ƣu đãi, chƣơng trình khuyến mãi đối với loại tiền gửi này hiện rất hạn chế. Thêm vào đó, tình hình lãi suất trong năm 2010 và 2011 có nhiều biến động theo chiều hƣớng tăng, đặc biệt là đối với tiền gửi có kì hạn và sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa 2 loại tiền gửi này đã góp phần tạo nên xu hƣớng giảm trong tỉ trọng của tiền gửi không kì hạn.  Tiền gửi có kỳ hạn: Chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn vẫn là tiền gửi có kì hạn, trong đó cao nhất là 99,8% năm 2012 và thấp nhất là 99,5% vào năm 2010. Doanh số huy động cũng đạt khá tốt trong 3 năm này. Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ, bởi đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng bên cạnh đó ngân hàng có thể chủ động hơn trong kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Cụ thể cuối năm 2011 số dƣ tiền gửi có kỳ hạn đạt xấp xĩ 370 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cuối năm 2010. Sang năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn đạt 490 tỷ đồng tăng 32,8% so với năm 2011. Trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn thì nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng chiếm tỷ trọng rất lớn không chỉ tăng về số tuyệt đối mà tỷ trọng cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 tăng gần 29% so với năm 2010 và đặc biệt tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng đã đạt đến con số 85%. Sự tăng giảm nguồn vốn có kỳ hạn dƣới 12 tháng ảnh hƣởng lớn đến tính mức độ biến động của nguồn vốn có kỳ hạn. Gửi tiền với kỳ hạn dƣới 12 tháng vừa đảm bảo mức sinh lời khá cao, vừa đảm bảo linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình khi cần.Vì thế là là lựa chọn hàng đầu của ngƣời dân. Nắm bắt đuợc nhu cầu này của ngƣời dân nên ngân hàng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng, bằng cách đa dạng hóa các loại kỳ hạn và lãi suất dưới 12 tháng để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình đồng thời thực hiện nhiều chƣơng trình khuyến mãi để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng. 47 Bảng 4.8: Nguồn vốn huy động phân theo kì hạn của SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 th năm 2012 6 th năm 2013 Chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 Chỉ tiêu Số tiền VHĐ KKH VHĐ CKH + Dƣới 12 th + Trên 12 th Tổng 624 318.642 297.479 21.163 319.266 (%) 0,2 99,8 93,2 6,6 100 Số tiền 939 621.128 293.666 327.462 622.067 (%) 0,2 99,8 47,2 52,6 100 Số Tiền 315 302.486 (3.813) 306.299 302.801 (%) 50,4 94,9 (1.3) 1.447 94,8 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh 6 tháng 2012 và 2013 Chỉ với 6 tháng năm 2013, vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn đã đạt hơn 622 tỷ đồng vƣợt cả năm 2012 tăng 94,9% so với cùng kỳ năm 2012. Ngƣợc lại với sự tăng trƣởng liên tục của tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng hình thức tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại có xu hướng giảm dần. Giảm với tốc độ rất nhanh đặc biệt năm 2011 đã giảm 45,06% so với năm 2010. Năm 2012 nguồn vốn này lại tiếp tục giảm gần 38%, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi có kỳ hạn và lại còn giảm qua các năm, đến năm 2012 chỉ còn chiếm 6,8%. Nguyên nhân của việc giảm mạnh qua các năm một mặt là vì thị hiếu của người dân tập trung phần lớn vào loại tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng, với tâm lý e ngại không biết sẽ sử dụng vốn lúc nào nếu gửi ngắn hạn thì sẽ đáp ứng nhu cầu kịp thời mà vẫn lãnh đƣợc lãi suất cao. Trong những năm này tình hình lạm phát có xu hƣớng tăng cao, Ngân Hàng Nhà Nƣớc đã đƣa ra chính sách lãi suất nhằm ổn định thị trƣờng tiền tệ dẫn đến lãi suất thay đổi thường xuyên khách hàng không muốn gửi tiền với thời hạn dài tại một ngân hàng, vì họ sợ đồng tiền của họ sẽ bị mất giá trị trong khi đó vẫn còn nhiều sự lựa chọn đầu tƣ khác có lợi hơn. Sang năm 2013, với những chính sách lãi suất ƣu đãi cho ngƣời cao tuổi, và lũy tiến lãi suất sau mỗi kỳ lãnh lãi cộng thêm 0,1% vào lãi suất cũ đối với khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài đã phát huy hiệu quả. Tiền gửi với kỳ hạn trên 12 tháng tăng hơn 1000% đạt 327 tỷ đồng. Công tác huy động vốn luôn đƣợc chi nhánh chú trọng với hàng loạt những thay đổi tích cực trong chủ trƣơng cũng nhƣ các chính sách chăm sóc khách hàng. Tất cả đã phát huy tác dụng, thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ chân đƣợc những khách hàng truyền thống, tạo nên những chuyển biến rất tích cực trong giá trị và cơ cấu tiền gửi. 48 4.2.1.3 Phân tích tiền gửi theo nội tệ, ngoại tệ Bảng 4.9: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại SCB Trà Vinh giai đoạn năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 Chỉ tiêu Số tiền VNĐ Ngoại tệ qui đổi VND Tổng 321.591 24.485 346.076 Số tiền (%) 92,9 7,1 100 Số tiền (%) 353.293 17.653 370.892 95,2 4,8 100 468.708 23.168 491.876 Số Tiền (%) 95,3 4,7 100 2012/2011 (%) 31.702 (6.832) 24.816 9,9 (28) 7 Số Tiền (%) 115.415 5.515 120.984 32,6 31,2 32,6 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.10: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ĐVT: Triệu đồng 6 th năm 2012 Chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 6 th năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền VNĐ Ngoại tệ qui đổi VND Tổng 307.026 12.240 319.266 Số tiền (%) 96,2 3,8 100 611.233 10.834 622.067 (%) 98,3 1,7 100 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh 6 tháng 2012 và 2013 49 Số Tiền 304.207 (1.406) 302.801 (%) 99 (11,5) 94,8  Tiền gửi bằng nội tệ Nội tệ luôn là thành phần chính trong tổng nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc từ các đối tƣợng khách hàng. Khách hàng chủ yếu là nông dân, cán bộ, nhân viên Thành phố Trà Vinh và một số huyện lân cận khác, họ sử dụng chủ yếu là tiền mặt mà cụ thể là VND. Chính vì vậy, số tiền nhàn rỗi của họ đem gửi tiết kiệm chủ yếu là VND. Theo bảng số liệu ta thấy, lƣợng tiền nhàn rỗi bằng VND huy động đƣợc tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2011 ƣớc đạt 353 tỷ đồng tăng 9,9% so vơi năm 2010. Đến năm 2012 thì con số này tăng lên 468 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 32,6% so với thời điểm cuối năm 2011.Tăng trƣởng vốn nội tệ khá mạnh là một thành tựu rất đáng khen ngợi của SCB chi nhánh Trà Vinh. Đó là kết quả của một quá trình đa dạng hóa các loại sản phẩm tiền gửi kết hợp với các hình thức ƣu đãi cho khách hàng. Đồng thời ngân hàng cũng tăng cƣờng công tác quảng cáo, khuyến mãi và tri ân với các khách hàng thân thiết của SCB Trà Vinh bằng các hình thức rút thăm trúng thƣởng với nhiều phần thƣởng rất có giá trị, song song là đa dạng hóa các loại kỳ hạn để thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.  Tiền gửi bằng ngoại tệ Nguồn huy động ngoại tệ có xu hƣớng giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tiền gửi. Năm 2011, lƣợng tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 28 % so với năm 2010 và tiếp tục tăng trở lại với con số 31,2% trong năm 2012. Sang 6 tháng năm 2013 thì tiền gửi nội tệ tăng rất mạnh đạt 611 tỷ đồng tăng trƣởng 99% so với 2011. Ngƣợc lại thì vốn huy động bằng ngoại tệ tiếp tục giảm 11,5% so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân là do nguồn ngoại tệ từ dân cƣ còn ít, chủ yếu là do nguồn kiều hối của ngƣời thân gửi về. Khi nhận đƣợc ngoại tệ thì ngƣời nhận thƣờng đổi ngay sang VND để sử dụng hoặc gửi vào ngân hàng vì lãi suất huy động ngoại tệ thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động vốn bằng VND. Ngoài ra các chƣơng trình khuyến mãi, dự thƣởng, quà tặng…đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ 50 cũng bị hạn chế và không thƣờng xuyên nhƣ tiền gửi bằng nội tệ. Điều đó cho thấy, SCB Trà Vinh luôn muốn khuyến khích khách hàng gửi tiết kiệm bằng VND hơn là bằng các loại ngoại tệ để làm tăng tính thanh khoản cho Ngân hàng, các đối tƣợng đến vay. Nguồn: Phòng kế toán SCB Trà Vinh Hình 4.3 Vốn huy động phân theo loại tiền tại SCB Trà vinh giai đoạn năm 2010-2013 4.2.2 Tình hình huy động vốn từ giấy tờ có giá 51 Bảng 4.11: Vốn huy động thông qua GTCG tại SCB Trà Vinh giai đoạn năm 2012 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Chỉ tiêu Kỳ phiếu CC Vàng và ngoại tệ Chứng chỉ tiền gửi Tổng Năm 2011 16.894 0 59.065 96.500 0 34.660 75.959 131.160 Năm 2012 0 11.098 66.478 77.576 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số Tiền (%) Số Tiền (%) 0 37.435 0 55.201 0 63 0 72,6 0 (85.402) 31.818 (53.584) 0 (88) 91,8 (40) (Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh giai đoạn 2012 - 2013) Nguồn huy động vốn thông qua giấy tờ có giá có xu hƣớng tăng trong năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012. Năm 2011 lƣợng nguồn vốn huy động thông qua giấy tờ có giá đã tăng lên 72,6% tƣơng ứng đạt 131.160 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2012 nguồn vốn này đã giảm mạnh xuống còn 77.576 triệu đồng mức giảm 40%. Điểm hạn chế trong công tác huy động này là ngân hàng không chủ động trong kế hoạch huy động mà thực hiện theo chỉ tiêu, phụ thuộc nhiều về thời điểm phát hành và chấm dứt của ngân hàng tuyến trên, nên đôi khi trong năm có phát hành hình thức này, nhƣng không phát hành hình thức khác.  Kỳ Phiếu Nhìn chung nguồn vốn huy động bằng hình thức này chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Năm 2010, tỷ trọng nguồn vốn này chỉ chiếm 22,24%, đạt xấp xĩ 16 tỷ đồng. Sang năm 2011 và 2012 Chi nhánh không huy động bằng loại hình này nữa. Điều này cũng dễ hiểu vì từ trƣớc đến nay, hầu hết các NHTM đều huy động vốn ngắn hạn phổ biến qua hình thức tiền gửi và tiết kiệm. Vì huy động vốn bằng hình thức này có chi phí cao hơn là huy động tiền gửi, tính thanh khoản và an toàn lại không cao.  Chứng chỉ Vàng và ngoại tệ Chứng chỉ vàng là một giấy chứng nhận chứng thực vàng của khách hàng khi khách hàng có nhu cầu muốn gửi vào Ngân hàng Nhà nƣớc. Với chứng chỉ này, khách hàng có thể thế chấp vay tiền hoặc giao dịch trên thị trƣờng chứng 52 khoán. Tại SCB Trà Vinh, chứng chỉ vàng chủ yếu đƣợc huy động từ vàng miếng SJC. Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ chứng chỉ vàng và ngoại tệ có xu hƣớng tăng lên. Cụ thể, năm 2011 tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn này là tăng thêm gần 63% so với năm 2010. Nhƣ ta đã biết, năm 2011 là một năm đầy biến động của thị trƣờng vàng. Giá vàng trong nƣớc tăng cao, liên tiếp ghi nhận những kỷ lục mới khi lần lƣợt vƣợt qua mốc 35 triệu VNĐ/lƣợng; 40 triệu VNĐ/lƣợng rồi 45 triệu VND/lƣợng; và đỉnh điểm giá vàng trong nƣớc đã lên tới gần 49 triệu đồng/lƣợng vào ngày 23/08/2011. Việc giá vàng biến động phức tạp đã khiến ngƣời dân có xu hƣớng rút tiền gửi để chuyển sang đầu tƣ vàng. Chính điều này đã làm cho lƣợng nguồn vốn này của ngân hàng tăng mạnh trong năm 2011. Đến năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Thông tƣ số 6/2012/TTNHNN ngày 25/5/2012 của NHNN về việc yêu cầu các TCTD phải chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng đã tác động mạnh đến thị trƣờng vàng trong nƣớc. Cùng với đó, trong thời gian này có sự xuất hiện của nhiều vàng miếng SJC giả lƣu hành trên thị trƣờng gây ra nhiều điều đáng lo ngại cho cả hai phía khách hàng và ngân hàng. Vì vậy, trong năm 2012 ngân hàng cũng đã ngừng việc huy động vốn thông qua hình thức này.  Chứng chỉ tiền gửi Nhìn chung, nguồn vốn huy động từ chứng chỉ tiền gửi chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong cơ cấu vốn huy động từ GTCG, chiếm 26,4% trong năm 2011 và chiếm 85,6% trong năm 2012. Sự tăng mạnh này là do trong năm 2012, ngân hàng đã ngừng hẳn việc phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ vàng, chỉ tập trung vào nguồn chứng chỉ tiền gửi. Thêm vào đó, trong năm 2012 ngân hàng đã triển khai nhiều chƣơng trình chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng cho khách hàng, góp phần thu hút nguồn vốn huy động từ loại hình này nhƣ: chƣơng trình chứng chỉ tiền gửi “Gửi trọn niềm tin” diễn ra từ ngày 13/03/2012 đến ngày 13/04/2012 đã thu hút gần 35.800 khách hàng tham gia; chƣơng trình chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng “Vận may tỷ phú” từ ngày 15/06/2012 đến 03/08/2012 với giải thƣởng cao nhất mà khách hàng có thể nhận đƣợc là 01 xe Toyota Corolla Altis 2.0V trị giá 1 tỷ đồng. Đặc biệt, từ ngày 01/10/2012 đến ngày 29/11/2012, Ngân hàng tiếp tục 53 triển khai Chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng “60 Ngày vàng – Ngập tràn quà tặng”. Tham gia Chứng chỉ tiền gửi dự thƣởng trên, bên cạnh việc đƣợc hƣởng lãi suất hấp dẫn, khách hàng còn có cơ hội bốc thăm điện tử trúng thƣởng ngay khi gửi tiền và bốc thăm điện tử trúng thƣởng cuối chƣơng trình với cơ hội trở thành chủ nhân của 01 xe Toyota Camry 2.4G (2012) trị giá 1,1 tỷ đồng cùng rất nhiều giải thƣởng có giá trị hấp dẫn khác. Sang 6 tháng năm 2013 thì Chi nhánh SCB Trà Vinh không phát hành GTCG để huy động vốn. 4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013 4.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013. a. Vốn huy động /Tổng nguồn vốn Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn cho biết vốn huy động đóng góp bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn. Vốn huy động lớn giúp ngân hàng thoát khỏi lệ thuộc vào vốn điều chuyển từ Hội Sở từ đó nâng cao đƣợc kết quả kinh doanh của ngân hàng. 54 Bảng 4.12 : Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2013 và 6 tháng năm 2012 - 2013 ĐVT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th 2012 6 th 2013 19.350 17.240 18.698 569.452 344.266 622.067 Vốn điều chuyển Tr.Đồng Tổng vốn huy động Tr.Đồng Tiền gửi không kỳ hạn Tr.Đồng 1.635 1.402 1.039 624 939 Tiền gửi có kỳ hạn Tr.Đồng 344.441 369.490 490.837 318.642 621.128 Tiền gửi tổ chức kinh tế Tr.Đồng 75.961 61.162 131.451 19.140 34.132 Tiền gửi tiết kiệm Tr.Đồng 270.115 309.730 360.425 300.126 587.935 Tổng nguồn vốn Tr.Đồng 423.826 503.527 588.802 361.506 640.765 1.791 1.475 422.035 502.052 a.Vốn điều chuyển/Tổng VHĐ Lần 0,004 0,002 0,033 0,050 0,030 b.Tiền gửi KKH/Tổng VHĐ % 0,387 0,279 0,182 0,181 0,150 c.Tiền gửi CKH/Tổng VHĐ % 81,614 73,595 86,194 92,556 99,849 d.Tiền gửi TCKT/Tổng VHĐ % 17,998 12,182 23,083 5,561 5,486 e.Tiền gửi tiết kiệm/Tổng VHĐ % 64,002 61,692 63,293 87,178 94,513 f. Vốn huy động /Tổng NV % 95,577 99,707 96,714 95,231 97,081 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh giai đoạn 2010- 2013 Từ bảng số liệu 4.1 ta có thể thấy vốn huy động qua 3 năm 2010 – 2012 luôn tăng, xét về mặt tỷ trọng thì chỉ năm 2012 có sự giảm sút còn 96,7% so với con số 2 năm trƣớc đó lần lƣợt là 99,6% và 99,7%. Sự giảm sút về tỷ trọng này không 55 phải do vấn đề từ phía SCB Trà Vinh mà là do vốn điều chuyển từ Hội sở năm 2012 tăng đột biến. Nhìn chung, đây cũng là tín hiệu lạc quan về công tác huy động vốn của Ngân hàng. Khi mà tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động trong khi tổng nguồn vốn tăng cao và ổn định chứng tỏ Ngân hàng đã làm khá tốt công tác này. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển đang dần tăng lên. Sáu tháng năm 2013, tỷ trọng vốn điều chuyển vẫn còn khá cao chiếm 3% tổng nguồn vốn. Điều này làm tăng chi phí sử dụng vốn, dẫn đến giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn trong thời gian tới. b. Vốn điều chuyển/Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào Hội Sở nhƣ thế nào. Với chi nhánh của một ngân hàng thì việc tự xoay sở bằng khả năng của mình tạo ra nguồn vốn đủ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình là tốt nhất. Nhƣng trên thực tế khó có ngân hàng cấp chi nhánh nào làm đƣợc điều đó, nên cần sự hỗ trợ của Hội Sở về nguồn cân đối vốn. Việc điều chuyển vốn từ Hội Sở giúp ngân hàng có nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời. Qua 3 năm tỷ lệ Vốn điều chuyển/Tổng vốn huy động có nhiều biến động. Nếu nhƣ năm 2010 tỷ số này là 0,004 lần thì đến cuối năm 2011, tỷ số này giảm xuống còn 0,002 lần và tăng lên 0,033 lần vào cuối năm 2012. tỷ lệ Vốn điều chuyển/Tổng vốn huy động có xu hƣớng giảm nhẹ nhƣng tỷ lệ rất nhỏ; rồi lại tăng đột biến cho thấy vốn điều chuyển đã đóng góp một vai trò lớn hơn trong hoạt động của Ngân hàng. Sang năm 2013 ở những tháng đầu thì ta thấy vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ lệ khá cao nhƣng thấp hơn 6 tháng 2012 chỉ chiếm 0,03 lần. Đây là tín hiệu khả quan về sự chủ động trong công tác vốn của ngân hàng, dần giảm bớt sự lệ thuộc vào Hội Sở. c. Tiền gửi không kỳ hạn/Tổng nguồn vốn huy động 56 Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau nhƣ: để đảm bảo an toàn, để đƣợc hƣởng dịch vụ thanh toán,… do đó, tính chất của khoản mục này thƣờng không ổn định trong tình hình kinh tế hiện nay. Trong những năm qua, tỷ trọng này có sự chuyển biến nhƣng với biên độ nhỏ. Cụ thể năm 2010 là 0,387% giảm xuống 0,279% trong năm 2011 và còn 0,182% vào cuối năm 2012. Sáu tháng năm 2013 thì tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 0,150% so với con số 0,181% so với cùng kỳ năm 2012. Dễ thấy khoản tiền này không vì mục đích sinh lời vì lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn. Nên tỷ trọng của khoản mục này ngày càng thấp trong tổng tiền gửi. d. Tiền gửi có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn huy động Tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi, ngân hàng ƣu tiên huy động tiền gửi này bằng cách tăng cao lãi suất huy động vì đây là nguồn vốn ổn định, ngân hàng có thể sử dụng vốn này để cho vay hoặc đầu tƣ dài hạn. Chỉ tiêu tiền gửi có kỳ hạn/vốn huy động đánh giá tính ổn định của nguồn vốn, nếu tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động của ngân hàng càng ổn định. Trong những năm qua Ngân hàng luôn duy trì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn/vốn huy động ở mức cao. Năm 2010 đạt 81,61%, giảm còn 73,59% năm 2011 và tăng trở lại 86,19% cuối năm 2012. Bƣớc sang 6 tháng năm 2013 thì tỷ lệ này 99,84% một con số ấn tƣợng so với 92% cùng kỳ năm 2012. Các phƣơng thức huy động vốn đƣợc triển khai rộng rãi mà hình thức tiền gửi đa năng là một trong những hình thức đƣợc Chi nhánh tập trung khai thác. Đây là hình thức tiền gửi có kỳ hạn gồm nhiều khoản tiền và nhiều kỳ hạn lựa chọn do khách hàng chủ động xác định trong khoảng thời gian của kỳ hạn gốc trong một tài khoản tiền gửi duy nhất. Khách hàng có thể chủ động rút từng khoản tiền tƣơng ứng từng kỳ hạn đã thỏa thuận với mức lãi suất hấp dẫn. Tuy xét về tỷ trọng thì khoản mục này có tăng, giảm trong thời gian qua tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng của khoản mục tiền gửi có kỳ hạn vẫn tăng với tốc độ rất ổn định. e. Tiền gửi tổ chức kinh tế/Tổng vốn huy động 57 Tổ chức kinh tế với khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu, tuy chiếm số lƣợng nhỏ nhƣng luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong nguồn vốn huy động do số dƣ tiền gửi của bộ phận này luôn có số dƣ lớn. Tỷ số này cho biết tiền gửi của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu % so với vốn huy động, từ đó ngân hàng có thể đƣa ra kế hoạch huy động vốn từ tổ chức kinh tế cho hợp lý. Năm 2010 tỷ trọng này là 17,9%, năm 2011 giảm xuống 12,1%. Tỷ trọng này giảm do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này khi nền kinh tế gặp khủng hoảng nhƣ đã phân tích ở trên; và tăng lên 23% vào cuối năm 2012. Ở 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng này giảm sút khá mạnh chỉ còn chiếm 5,4% giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2012.Sự tăng giảm này cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu của khoản tiền gửi. Để có thể tăng chỉ số này ngân hàng cần duy trì uy tín, tạo niềm tin từ khách hàng doanh nghiệp bằng việc không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ với khách hàng, đổi mới phong cách giao dịch,… đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy chuẩn mang thƣơng hiệu mới. f. Tiền gửi tiết kiệm/Tổng vốn huy động Cùng với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong huy động vốn của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của cá nhân hoặc hộ gia đình gửi vào ngân hàng chủ yếu để đảm bảo an toàn và sinh lợi. Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn nên nguồn vốn này rất quan trọng với ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm/vốn huy động cho biết tiền gửi tiết kiệm chiếm bao nhiêu % so với vốn huy động, tỷ trọng này càng cao càng tốt vì tính ổn định, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này nhiều cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn chung các năm qua tỷ số này luôn ở mức tƣơng đối cao trên dƣới 50%. Cũng nhƣ khoản mục tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm cũng có sự biến động nhƣng với biên độ lớn hơn do khoản mục này có sự nhạy cảm cao với tâm lý khách hàng cá nhân. Khi lãi suất tiền gửi biến động hoặc các công cụ đầu tƣ khác có hiệu quả hơn (vàng, ngoại tệ…) thì khách háng sẵn sàng rút khoản tiết kiệm của mình sang các công cụ này. Chủ động đƣợc trong 58 công tác giữ chân đƣợc khách hàng này bằng những hình thức ƣu đãi phù hợp sẽ giúp khoản mục này đạt đƣợc sự ổn định cần thiết, góp phần ổn định nguồn vốn huy động của ngân hàng. 4.3.2 Đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động giai đoạn 2010 – 2013 a. Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào Khi phân tích thu nhập thì nhà quản trị ngân hàng luôn chú ý đến lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng, còn khi phân tích chi phí thì yếu tố lãi suất bình quân đầu vào cũng được các nhà phân tích chú tâm đến vì nó ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bảng 4.13: Lãi suất bình quân đầu vào lãi suất bình đầu ra ĐVT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 2013 Tổng thu nhập lãi Tr.Đồng 38.514 67.265 74.407 Tổng tài sản sinh lời Tr.Đồng 370.452 411.772 411.722 532.216 532.216 Tổng chi phí trả lãi Tr.Đồng 33.306 56.257 47.121 12.175 32.434 Tổng vốn chịu lãi Tr.Đồng 423.826 503.527 588.802 361.506 640.765 26.235 42.974 469.365 269.365 588.236 588.236 Lãi suất bình quân đầu vào % 7,85 11,17 8,00 3,36 5,06 Lãi suất bình quân đầu ra % 10,39 16,33 13,98 9,73 7,30 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh giai đoạn 2010- 2013 Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng tăng giảm liên tục qua các năm. Năm 2011 lãi suất bình quân đầu vào là 11,17% có nghĩa là để có 1 đồng vốn hoạt động thì ngân hàng phải bỏ ra 0.1117 đồng. Lãi suất bình quân đầu vào tăng kéo theo đó lãi suất bình quân đầu ra, vì lãi suất đầu vào là yếu tố quyết định trong việc hoạch định lãi suất đầu ra. Chênh lệch giữa lãi 59 suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng không cao, chỉ dao động xung quanh khoảng 2-3%. Chỉ riêng năm 2011 chênh lệch gần 6% do vậy nên chi nhánh thu khá nhiều lãi ở năm này. Nguyên nhân chủ yếu là do là SCB Trà Vinh luôn thực hiện đúng những qui định về lãi suất huy động vốn, vì vậy ngân hàng không thể đẩy lãi suất huy động lên quá cao. Mặt khác, ngân hàng luôn có những lãi suất cho vay ưu đãi đối với một số đối tƣợng và ngành nghề chẳng hạn cho vay sản xuất lúa, trồng trọt, chăn nuôi… để mở rộng hoạt động tín dụng và đa dạng đối tƣợng khách hàng của ngân hàng. Chính vì vậy, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của ngân hàng thường không cao. b.Thu nhập lãi từ vốn huy động/Tổng vốn huy động Chỉ số này là tỷ lệ giữa thu nhập lãi từ vốn huy động mỗi năm từ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động đƣợc. Chỉ số này cho biết với vốn số huy động đƣợc sẽ mang lại bao nhiêu thu nhập cho ngân hàng, vì vậy chỉ số này càng cao càng tốt. Năm 2010, chỉ số này đạt 9,12%, tiếp tục tăng trong năm 2011 là 13,39% và giảm xuống trong năm 2012 còn 13,06%. Những tháng đầu 2013, chỉ số này vẫn ổn định ở mức 6,9% tăng hơn 2% so với cùng thời điểm 6 tháng 2012.Thu nhập từ lãi tăng (giảm) là do lãi suất cho vay trong giai đoạn này tăng cao (giảm xuống). 60 Bảng 4.14; Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động của SCB Trà vinh giai đoạn 2010-2013 ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th 2012 6 th 2013 Chỉ tiêu Thu nhập lãi Tr.Đồng 38.514 67.265 74.407 26.235 42.974 Chi phí lãi Tr.Đồng 33.306 56.257 47.121 12.175 32.434 Tổng chi phí Tr.Đồng 38.003 62.726 58.613 20.482 35.727 Tổng dƣ nợ Tr.Đồng 337.628 251.026 324.587 172.133 466.550 Tổng vốn huy động Tr.Đồng 422.035 502.052 569.452 344.266 622.067 a.Thu nhập lãi từ VHĐ/Tổng VHĐ % 9,12 13,39 13,06 7,62 6,90 b.Trả lãi TGKH /Tổng VHĐ % 7,89 11,20 8,27 3,53 5,21 c.Chênh lệch thu chi lãi/Tổng VHĐ % 1,23 2,19 4,79 4,08 1,69 d. Trả lãi TGKH /Tổng chi phí % 87,64 89,68 80,39 59,44 90,78 e.Tổng dư nợ/Tổng VHĐ Lần 0,8 0,5 0,65 0,5 0,74 Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh giai đoạn 2010- 2013 c. Trả lãi tiền gửi khách hàng/Tổng vốn huy động Lãi tiền gửi là số tiền lãi ngân hàng phải trả để huy động vốn từ khách hàng (khoản mục này bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi từ tổ chức kinh tế). Chỉ số Trả lãi tiền gửi/Vốn huy động càng nhỏ càng tốt cho ngân hàng, vì chi phí này làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Qua 3 năm chỉ số này thay đổi theo hai chiều hƣớng: tăng trong giai đoạn 2010 – 2011, năm 2010 là 7,89%, năm 2011 tăng lên 11,20% và giảm trong năm 2012 xuống còn 8,27%. Thời điểm 6 tháng đầu 2013, 61 chỉ số này ở mức 5,21% cao hơn 2% so với thời điểm ấy năm 2012. Chỉ số này liên quan mật thiết với lãi suất huy động mà Chi nhánh áp dụng. Trong giai đoạn 2010 – 2011, lãi suất chung của thị trƣờng tăng liên tục, các ngân hàng chạy đua trong công tác huy động vốn. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng cũng có những điều chỉnh về lãi suất cho phù hợp với tình hình thực tế. Một số thời điểm ở năm 2011, lãi suất huy động của Ngân hàng đạt trần lãi suất huy động ở một số khoản tiền gửi kỳ hạn. d. Chênh lệch thu chi lãi/Tổng vốn huy động Chỉ số này nhằm kiểm chứng khả năng sinh lợi của vốn huy động thông qua việc xem xét khoản lợi nhuận thu đƣợc trên một đồng vốn huy động, chỉ số này càng cao tốt cho ngân hàng. Chỉ số này chịu sự ảnh hƣởng từ cả lãi suất đầu vào lẫn lãi suất đầu ra mà ngân hàng áp dụng trong một khoản thời gian cụ thể. Chênh lệch thu chi lãi/ vốn huy động năm 2010 là 1,23%, năm 2011 tăng lên mức 2,19% (tăng 107,05%). Trong giai đoạn này lãi suất huy động đƣợc đẩy lên khá cao làm lãi suất cho vay trên thị trƣờng trở nên gay gắt. Năm 2012, do lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã ổn định nên chỉ số này tăng lên 4,79. Nhƣng 6 tháng 2013 chỉ số này chỉ đạt 1,69% giảm hơn 3% cùng thời điểm 2012. Chi nhánh cần tích cục hơn nữa trong những tháng cuối năm 2013 để đẩy chỉ số này lên cao. e. Trả lãi tiền gửi khách hàng/Tổng chi phí Chỉ số này cho biết lãi tiền gửi chiếm bao nhiêu % tổng chi phí của ngân hàng. Chỉ số này chịu sự tác động chính từ lãi suất huy động và tổng nguồn vốn huy động. Qua 3 năm chỉ số này có nhiều biến động, năm 2010 là 87,64%, năm 2011 tăng nhẹ lên 89,68% và năm 2012 giảm còn 80,39%. Sang 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này tăng lên hơn 90% hơn 30% so với 6 tháng 2012. Nhƣ vậy ta có thể thấy chỉ số trả lãi tiền gửi/Tổng chi phí tăng khá ổn định qua 3 năm, do tiền gửi của khách hàng tăng lên nhanh chóng nên lãi tiền gửi cũng tăng theo. Chỉ số này ở mức càng cao chứng tỏ tổng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng càng lớn nhƣng cũng chứng tỏ ngân hàng phải tốn nhiều chi phí để huy động vốn. f. Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động 62 Chỉ số này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào mục đích cho vay. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho ngân hàng vì nếu quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp vẫn chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn, ngƣợc lại nếu chỉ số này quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn chƣa hiệu quả so với nguồn vốn huy động đƣợc. Trong giai đoạn 2010-2012 nhìn chung dƣ nợ trên nguồn vốn huy động của ngân hàng đều thấp và có xu hƣớng giảm qua từng năm, cụ thể: năm 2010 là 0,8 lần (nghĩa là trong 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng sử dụng để cho vay là 0,8 đồng), năm 2011- 2012 lần lƣợt giảm còn 0,5 lần và 0,65 lần. Chỉ bƣớc sang 6 tháng 2013 chỉ số mới tăng nhẹ lên 0,74 lần. Chỉ số này trong thời gian qua luôn dƣới 1 chứng tỏ rằng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng hiện tại đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn ở địa phƣơng, công tác huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả khá tốt và đã hạn chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Đồng thời, chỉ số này có xu hƣớng giảm qua từng năm là do nguồn vốn tự huy động của ngân hàng luôn tăng cao trong khi tổng dƣ nợ biến động không nhiều. Điều này cho thấy trong thời gian qua dù thực hiện chủ trƣơng mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn nhƣng ngân hàng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Do đó, nếu chỉ số này cứ tiếp tục giảm là một điều không tốt cho chi nhánh chính vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn; qua đó một mặt có thể giúp địa phƣơng phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác giúp bản thân SCB Trà Vinh sử dụng vốn tự huy động hiệu quả hơn cho mục đích đầu tƣ, sinh lời. 63 CHƢƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB TRÀ VINH 5.1.1 Thuận lợi - Có trụ sở đặt tại vị trí thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng. Thêm vào đó, kinh tế ở thành phố Trà Vinh ngày một phát triển, hình thành các khu công nghiệp và trung tâm thƣơng mại, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng mở rộng sản xuất. - Chi nhánh SCB Trà Vinh luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ từ Hội Sở, vốn điều chuyển giải quyết đƣợc nhu cầu thanh khoản và nhu cầu vay vốn của khách hàng, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh. - Đƣợc sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phƣơng, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh đáp ứng nhƣ cầu vốn và cung cấp các dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng. - Trong thời gian hoạt động, chi nhánh không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tiền gửi phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đƣa ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn, đa dạng các dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó là thủ tục vay vốn đơn giản, tạo sự thuận lợi trong việc giao dịch. - Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình trong quá trình công tác, làm việc chung đã phối hợp nhịp nhàng, tạo sự liên kết, tƣơng trợ nhau trong công việc. Tác phong làm việc nghiêm túc, chấp hành đúng quy định và các quy trình nghiệp vụ, thành thạo về chuyên môn. Cán bộ nhân viên là những ngƣời năng động, nhiệt tình trong công việc. Đây là nhân tố quyết định rất lớn đối với sự thành công trong hoạt động của chi nhánh. Cán bộ lãnh đạo luôn có vai trò chủ lực, quản lý chặt chẽ các phòng ban, luôn quan tâm khích lệ, tạo động lực làm việc cho nhân viên cấp dƣới. 5.1.2 Khó khăn 64 Mặc dù có nhiều thuận lợi nhƣng SCB Trà Vinh cũng gặp không ít khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt động của chi nhánh: - Tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, chịu chi phối bởi nhều yếu tố: lạm phát, thiên tai, dịch bệnh, giá nhiên liệu,… làm ảnh hƣởng đến nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, làm cho hoạt động thu nợ khó khăn hơn. - Ngày càng nhiều chi nhánh ngân hàng mọc lên tại địa bàn thành phố Trà Vinh dẫn đến cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong huy động vốn cũng nhƣ cho vay. - Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nƣớc và địa phƣơng mặc dù có nhiều đổi mới tạo điều kiện tốt cho ngành ngân hàng phát triển nhƣng vẫn các chính sách này vẫn còn những khó khăn, vƣớng mắt chƣa kịp thời giải quyết. 5.2 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƢỢC VÀ MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB TRÀ VINH 5.2.1 Những mặt đạt đƣợc Trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 vƣợt qua những khó khăn từ thị trƣờng, vốn huy động của chi nhánh nhìn chung tăng ổn định về mặt giá trị cũng nhƣ tốc độ tăng. Năm 2011, Ngân hàng huy động đƣợc 502.052 triệu đồng tăng hơn 80 tỷ đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 19% so với năm 2010. Đến 2012, tổng huy động vốn của Ngân hàng lần đầu tiên đạt gần 570 tỷ đồng, tăng gần 67 tỷ đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 13,4% so với năm trƣớc đó. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì vốn huy động tăng lên con số 622 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 80% so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả này không những tạo thêm nguồn vốn ổn định cho chi nhánh góp phần giảm việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội Sở, làm giảm chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đây là kết quả xứng đáng cho nổ lực không mệt mỏi của ngân hàng, với sự thống nhất từ Hội Sở đến chi nhánh, từ ban lãnh đạo tới từng nhân viên trong ngân hàng. Để có đƣợc bƣớc tăng vƣợt bậc nhƣ vậy có sự đóng góp của các khoản mục nhỏ trong vốn huy động mà phần lớn là từ tiền gửi của khách hàng. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm. Năm 2010 tiền gửi tiết kiệm là 270.115 triệu đồng ,năm 2011 giảm 239.730 triệu đồng, và năm 2012 tăng mạnh đạt 460.425triệu đồng. 65 Tổng nguồn vốn huy động phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, thông qua chỉ tiêu Tổng dƣ nợ/Tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ rằng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng hiện tại đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn ở địa phƣơng. Cụ thể: năm 2010 cứ 0,8 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động và đến năm 2012 thì 0,65 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động. 5.2.2 Những mặt còn hạn chế Ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp để tăng vốn huy động nhƣ: điều chỉnh tăng lãi suất huy động cho khách hàng trong những thời điểm thích hợp, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, kết hợp với các chƣơng trình khuyến mãi. Nhìn chung, những biện pháp ngân hàng áp dụng trong những năm qua đã ít nhiều phát huy tác dụng, góp phần làm tăng vốn huy động cho ngân hàng, hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên những chính sách này chƣa thật sự tiếp cận đƣợc với nhiều khách hàng, đặc biệt là với khách hàng mới khi công tác tiếp thị, quảng cáo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Mặt khác, vốn điều chuyển liên tục tăng qua các năm dù tỷ trọng của nguồn vốn này trên tổng VHĐ không cao (nhỏ hơn 5%) nhƣng nó cũng góp phần làm tăng chi phí cho ngân hàng. Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động và liên tục giảm dần qua các năm cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 nguồn ngoại tệ chiếm 7,07%/tổng VHĐ phân theo loại tiền và đến năm 2011 chỉ còn chiếm 4,71%/tổng VHĐ. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn giảm dần qua các năm và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn chiếm 0,5%/tổng VHĐ, năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống 0,4%/tổng VHĐ và đến năm 2012 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 0,2%/tổng VHĐ. Sáu tháng 2013 thì tỷ trọng này vẫn chiếm 0,2%/Tổng vốn huy động.  Đó là hạn chế mà Ngân hàng cần có biện pháp khắc phục để có thể tăng thêm vốn huy động cũng nhƣ giá trị của các loại nguồn vốn trong tổng vốn huy động và giảm thiểu hơn nữa tỷ trọng vốn điều chuyển trong thời gian tới. 5.3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA SCB TRÀ VINH 5.3.1 Chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm 66 Nhìn chung các sản phẩm tiền gửi của SCB Trà Vinh khá đa dạng, phong phú nhƣng nếu so với nhiều NHTM khác thì vẫn còn khá hạn chế. Trong thời điểm nền kinh tế đất nƣớc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lại thêm sự cạnh tranh gay gắt đến từ các NHTM khác trên địa bàn; vì vậy để tồn tại và phát triển, ngân hàng cần tiếp tục phát triển thêm nhiều sản phẩm tiền gửi mới, hấp dẫn hơn dành cho khách hàng nhƣ: Tiền gửi đa năng, tiền gửi ƣu đãi tỷ giá, tiền gửi tích lũy kiều hối, tiền gửi thanh toán lãi suất bậc thang,... Thƣờng khách hàng gửi tiền quan tâm nhiều đến lãi suất, nên để cạnh tranh đƣợc thì SCB Trà Vinh có thể cạnh tranh gián tiếp thông qua các hình thức huy động có tổ chức khuyến mãi, tặng quà,… nếu lãi suất vẫn chƣa hấp dẫn bằng các ngân hàng khác. Khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với những khách hàng thƣờng xuyên có số dƣ tiết kiệm, số sƣ tài khoản tiền gửi cao nhƣ vào ngày lễ, ngày tết nên có món quà lƣu niệm. Ở Thành Phố Trà Vinh, trong những năm vừa qua đã chứng kiến cuộc chạy đua huy động vốn giữa các NHTM diễn ra quyết liệt, vừa cạnh tranh bằng chính sách chăm sóc khách hàng và các dịch vụ tiện ích gia tăng, vừa cạnh tranh lãi suất và các chƣơng trình khuyến mãi. Đối với từng đối tƣợng khách hàng, họ sẽ có mong muốn khác nhau về các tặng phẩm của ngân hàng. Khi mà lãi suất huy động tối đa ngân hàng đƣợc áp dụng trong thời điểm hiện tại là7% và các sản phẩm kém hấp dẫn thì một khách hàng sẽ dễ dàng chuyển đổi từ nơi gửi tiền này sang nơi gửi tiền khác. Nếu điều đó thật sự xảy ra thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh. Do vậy, ngân hàng có thể lập bảng câu hỏi để điều tra về nhu cầu các loại quà tặng ở các khách hàng thƣờng xuyên đến giao dịch tại ngân hàng, từ đó đề ra danh mục các sản phẩm phù hợp với nhu cầu thực tế trên cở sở cân đối thu chi của ngân hàng. Ngoài ra, chúng ta có thể cộng điểm thƣởng cho khách hàng khi họ giới thiệu đến ngân hàng một ngƣời để gửi tiền để họ đƣợc hƣởng những ƣu đãi về sau. 5.3.2 Mở rộng quy mô hoạt động Hiện nay, số lƣợng khách hàng của ngân hàng đã tăng lên nhiều so với ngày đầu thành lập thể hiện qua số vốn huy động. Nhƣng diện tích hay không gian của ngân hàng tƣơng đối hẹp so với nhiều ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Trà Vinh nhƣ: Đông Á, Sacombank, BIDV, Agribank… Trong thời gian tới nếu có điều kiện ngân hàng nên mở rộng quy mô hoạt động, cụ thể là xây dựng chi nhánh với diện tích lớn hơn, khang trang hơn để huy 67 động vốn đƣợc nhiều hơn. Bởi tâm lý của một ngƣời gửi tiền nếu không dựa trên sự quen biết và thƣơng hiệu của một ngân hàng mà họ đã từng biết đến thì họ sẽ chú ý đến cơ sở vật chất trƣớc khi tìm hiểu sâu bên trong hoạt động ngân hàng nhƣ thái độ phục vụ, mức độ nhanh chóng của hồ sơ thủ tục. Về quảng bá thƣơng hiệu ngân hàng, SCB Trà Vinh triển khai một số chƣơng trình giao lƣu, tổ chức các cuộc thi tìm kiếm nhân sự triển vọng tại các trƣờng đại học lân cận chi nhánh nhƣ Đại học Trà Vinh, Đại học Cửu Long, các trƣờng THPT trên địa bàn... nhằm tạo sự giao lƣu giữa ngân hàng và công chúng, đƣa tên tuổi SCB Trà Vinh đến gần hơn với công chúng. Ngoài ra, ngân hàng nên thành lập tổ chăm sóc khách hàng, nâng cao hơn nữa chất lƣợng phục vụ cũng nhƣ văn hóa ngân hàng. Nhiệm vụ của tổ chủ yếu là: tƣ vấn về các hình thức tiền gửi, thời hạn, lãi suất, chính sách khuyến mãi; có thể trả lời thắc mắc của khách hàng về các thông tin liên quan đến dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng; trực tiếp hƣớng dẫn cho khách hàng về cách sử dụng và tiện ích của thẻ ATM với thái độ nhã nhặn, nhiệt tình trong mọi thời gian; tạo lòng tin đối với khách hàng thông qua việc giải thích tất cả các khoản tiền đều đƣợc mua bảo hiểm tiền gửi theo luật định, đảm bảo tính an toàn cho ngƣời gửi tiền; có thể tƣ vấn nhận diện tiền giả. Bên cạnh đó, tổ chăm sóc khách hàng cũng là những cán bộ huy động vốn di động, họ có thể đến tận nhà nhận tiền gửi, trả lãi và làm thủ tục cho khách hàng nếu có yêu cầu cũng nhƣ trả lại tiền thừa hoặc đƣa nhầm tận tay cho khách hàng… 5.3.3 Tạo niềm tin đối với khách hàng Nhìn chung, đây là một vấn đề thuộc về tâm lý khách quan của khách hàng, khi họ cảm thấy thoả mãn, vui vẻ, hài lòng thì lần sau có lẽ họ sẽ tiếp tục gửi tiền vào Ngân hàng và giới thiệu cho ngƣời khác biết đến. Vì vậy đối với Ngân hàng đây là vấn đề rất quan trọng và cần thiết để giữ và lôi cuốn nhằm tăng thêm thị phần khách hàng của mình. - Phong cách phục vụ và trình độ nhân viên: Phong cách phục vụ là yếu tố rất quan trọng tác động trực tiếp vào tâm lý khách hàng khi tiếp xúc trực tiếp với cán bộ nhân viên, họ là cầu nối giữa Ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng phải thƣờng xuyên có lớp huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cũng nhƣ tạo điều kiện cho họ có sự nâng cao kiến thức. - Cơ sở vật chất và quy mô hoạt động: Là một trong những cơ sở vững vàng nhất để tạo niềm tin nơi khách hàng, nhất là vấn đề huy động tiền gửi. Trƣớc mắt 68 Ngân hàng nên đầu tƣ trang bị cơ sở vật chất cho trụ sở làm việc của Ngân hàng thêm tiện nghi, trang trí thẩm mỹ, sắp xếp công việc một cách khoa học sẽ tạo đƣợc ấn tƣợng tốt cho khách hàng. - Độ an toàn: Là yếu tố mà khách hàng rất quan tâm khi họ quyết định gửi tiền vào Ngân hàng. Vì ngoài lãi suất cao Ngân hàng còn phải chú trọng đến độ an toàn của khách hàng. Có thể khách hàng ƣa chuộng mức lãi suất vừa phải mà độ an toàn vốn của họ cao hơn là lãi suất cao mà không đƣợc an toàn. Vì họ nghĩ ứng với một khoản lợi tức đều kéo theo một rủi ro, lợi tức càng cao rủi ro càng nhiều. Do đó Ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình đây là một biện pháp cơ bản để lôi cuốn khách hàng đặc biệt là đối với khách hàng tiền gửi thanh toán. 69 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1.KẾT LUẬN Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, nó là yếu tố quyết định hàng đầu về quy mô, vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng. Ngày nay mặc dù hầu hết các NHTM rất coi trọng việc tăng lƣợng vốn hoạt động nhất là nguồn vốn hình thành từ huy động trong nền kinh tế. Đối với SCB Trà Vinh, trong thời gian qua đã huy động đƣợc lƣợng vốn đáng kể, cùng mức tăng trƣởng khá cao, với quy mô và cơ cấu đa dạng hợp lý đã đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu sử dụng vốn. Trong giai đoạn 2010 – 2013, mặc dù các ngân hàng trên địa bàn cạnh tranh khá gay gắt trong huy động vốn, cộng thêm tình hình lãi suất huy động biến động phức tạp nhƣng công tác huy động vốn tại chỗ của ngân hàng vẫn đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực với nguồn vốn huy động ngày càng tăng qua các năm và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Chính vì thế đã giúp ngân hàng từng bƣớc hạn chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên vừa tốn chi phí cao, vừa không chủ động khi sử dụng vốn vào các hoạt động khác nhƣ hoạt động cấp tín dụng. Chính những kết quả tích cực trong công tác huy động vốn đã giúp SCB Trà Vinh chủ động hơn trong hoạt động cấp tín dụng của mình qua đó mang lại nguồn thu nhập ngày càng tăng cho ngân hàng. Thực sự trong những năm qua, Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của tỉnh nhà, đặc biệt đã cung cấp một lƣợng vốn lớn cho thành phố Trà Vinh trong quá trình hội nhập với nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên do Chi nhánh chƣa thực sự cụ thể hoá những nội dung của chính sách huy động vốn, mà chỉ mới lên kế hoạch chung cho toàn Chi nhánh, do đó hoạt động này chƣa thực sự đem lại kết quả nhƣ mong muốn bởi chƣa có sự cân đối về cơ cấu các khoản mục. Trong thời gian tới, nhận thấy tầm quan trọng của công tác này, với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác, với mạng lƣới rộng khắp, chúng ta tin tƣởng rằng SCB Trà Vinh sẽ xây dựng cho mình nội dung cụ thể cho chiến lƣợc hoạt động lâu dài nhất là những nội dung của chính sách huy động vốn của mình để từ đó đáp ứng đƣợc các mục tiêu hoạt động quan trọng của mình. 6.2. KIẾN NGHỊ 70 6.2.1. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam Hỗ trợ chi nhánh trong các hoạt động liên quan đến NHNN nhƣ luân chuyển tiền tệ khi chi nhánh thừa hoặc thiếu vốn. Có chính sách phù hợp nhằm ổn định mức lãi suất huy động trên thị trƣờng ngân hàng. Cung ứng tiền tệ phải phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế nhằm hạn chế lạm phát, ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh cũng nhƣ toàn ngành ngân hàng. Khi thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Ngân hàng nhà nƣớc cần kết hợp với ngân hàng thƣơng mại, tạo điều kiện cho ngân hàng thƣơng mại tham gia đóng góp ý kiến trong việc hoạch định chính sách của mình và phải có sự chuẩn bị tính toán kỹ lƣỡng để từ đó có thể tạo sự thống nhất trong việc thực hiện tránh lúng túng, không hiệu quả. Với sự mở rộng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM, NHNN đã giải phóng tính sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên đã xuất hiện tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng nhƣ cho vay để hoàn trả các khoản vay của các ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn. Tăng cƣờng chất lƣợng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (cải thiện tốc độ đƣờng truyền, thƣờng xuyên cập nhật thông tin khách hàng, cập nhật cả lịch sử hoạt động và phƣơng hƣớng phát triển trong tƣơng lai của các doanh nghiệp…) nhờ đó các ngân hàng có thể nhanh chóng có đƣợc thông tin chính xác về khách hàng vay vốn. Hoàn thiện, rút ngắn các thủ tục công chứng, giấy tờ về nhà đất nhằm giải quyết tình trạng đăng ký chậm, nhiều thủ tục rƣờm rà, làm tốn nhiều thời gian và công sức của cả khách hàng lẫn ngân hàng. 6.2.2 Đối với Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn. Quan tâm kiểm tra, kiểm soát và quản lý hoạt động của chi nhánh đảm bảo kế hoạch kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng cho chi nhánh. Hỗ trợ kinh phí, máy móc, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Đặc biệt là đầu 71 tƣ vào hệ thống giao dịch qua mạng, đáp ứng yêu cầu về tính nhanh chóng, chính sách cho các khoản tiền gửi của khách hàng. Lập kế hoạch đầu tƣ, phát triển cơ sở vật chất tại chi nhánh và các phòng giao dịch, đầu tƣ mở thêm các phòng giao dịch để khách hàng thuận tiện giao dịch gửi tiền vào ngân hàng, giảm gánh nặng cho chi nhánh. Xây dựng chiến lƣợc huy động cho chi nhánh, đặc biệt là chiến lƣợc nhân sự. Thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ mới cho cán bộ công nhân viên, có chính sách tuyển dụng những nhân viên chất lƣợng cao cho chi nhánh, ƣu tiên ứng viên có khả năng giao tiếp tốt để phục vụ khách hàng tốt hơn. Thực hiện liên kết với nhiều ngân hàng hơn, để khách hàng của chi nhánh có thể thuận tiện hơn trong việc rút tiền ở các ATM của các ngân hàng khác trên địa bàn. Để khách hàng gửi tiền nhiều hơn vào ngân hàng. 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Việt Nam 2. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học cần Thơ. 3. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ. 4. Lê Thị Thanh Tuyền, 2012.“Phân tích tình hình huy động vốn và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ”.Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Lê Anh Minh, 2012. “Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau”. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 6. Đặng Viết Tiến, 2012. Luận văn tốt nghiệp: “Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 6. Trang Web Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn http://www.scb.com.vn 73 [...]... lƣới hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Vào ngày 30/12/2011, quyết định số 38/2011/QĐHĐQT về việc thành lập Chi nhánh Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Sài Gòn quyết định thành lập Chi nhánh Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB hợp nhất) trên cơ sở đổi tên Chi nhánh Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB cũ) với tên gọi chính thức và địa chỉ nhƣ sau: Tên gọi: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh. .. (2012), Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ”, Đại học Cần Thơ Mục tiêu của đề tài là phân tích tình hình và đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 Từ đó đƣa ra giải pháp phù hợp góp phần nâng cao chất lƣợng công tác huy động vốn tại đơn vị trong thời... lƣợng hoạt động huy động vốn, tác giả đã cho ta thấy đƣợc tình hình huy động vốn của ngân hàng Kết quả đạt đƣợc: Đề tài khái quát đƣợc tình hình huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2010-2012 Tác giả đã phân tích đƣợc những thuận lợi và khó khăn, những mặt đạt đƣợc và hạn chế trong huy động vốn của ngân hàng Đề xuất những giải pháp nâng cao hoạt động huy. .. phân tích tỷ trọng Kết quả đạt đƣợc: Đề tài phân tích khái quát tình hình huy động vốn của tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 Đặc biệt, tác giả đã phân tích đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng Từ đó tác giả đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á chi nhánh. .. hoạt động ngân hàng Trong thực tế, vốn chủ sở hữu không ngừng đƣợc tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mang lại Bộ phận vốn này đóng góp một phần vào vốn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời nâng cao vị thế của ngân hàng trên thƣơng trƣờng b) Vốn huy động Đây là nguồn vốn chi m tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, quyết định đến hoạt động của ngân hàng. .. SCB Trà Vinh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh Ficombank Ngân hàng TMCP Đệ nhất TinNghiaBank Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa VHĐ Vốn huy động TMCP Thƣơng mại cổ phần NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHNN Ngân hàng nhà nƣớc TCTD Tổ chức tín dụng GTCG Giấy tờ có giá TCKT Tổ chức kinh tế TGKH Tiền gửi khách hàng ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng thƣơng mại. .. của ngân hàng trong đó vốn huy động chi m bao nhiêu phần trăm Dựa trên doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng và chi phí, tính thanh khoản của mỗi loại nguồn vốn mà ngân hàng sẽ có những chi n lƣợc kinh doanh nói chung và chi n lƣợc huy động vốn nói riêng Vốn điều chuyển × 100%  Vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn: Tổng vốn huy động Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của Chi nhánh SCB Trà vinh vào... Phòng Giao dịch của Chi nhánh Vĩnh Long - Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn, tọa lạc tại số 439 Điện Biên Phủ, Phƣờng 6, Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh Qua thời gian hoạt động đem lại nhiều hiệu quả tích cực Vào ngày 11 tháng 05 năm 2009, Chi nhánh Trà Vinh - Ngân hàng TMCP Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động nhằm chủ động hơn trong cơ cấu hoạt động, đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trong... tích hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình và đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh Trà Vinh qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng 1 đầu năm 2013 Từ đó rút ra những điểm mạnh cũng nhƣ hạn chế để ngân hàng có những kế hoạch,... Việt Nam theo công bố của Ban tổ chức Chƣơng trình V1000 Báo điện tử VietNamNet Ban vận động vì ngƣời nghèo TP.HCM Báo điện tử VietNamNet Nguồn: www.scb.com.vn 3.2.2 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Trà Vinh 3.2.2.1 Quá trình thành lập ngân hàng TMCP Sài Gòn Trà Vinh Chi nhánh Trà Vinh - Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn (SCB Trà Vinh) , tiền thân là

Ngày đăng: 12/10/2015, 13:34

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w