Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 46 - 49)

Nguồn vốn của ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập sử dụng để cho vay, đầu tƣ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng SCB Trà Vinh gồm có vốn huy động và vốn điều chuyển.

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng, tuy nó không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhƣng nó là cơ sở để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Trong những năm qua tập thể cán bộ nhân viên cùng các đơn vị trực thuộc SCB chi nhánh Trà Vinh đã không ngừng nỗ lực trong việc phát triển nguồn vốn theo cơ cấu hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Trong đó, vốn huy động chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn (trên 90%) dù tỷ trọng vốn huy động đang có dấu hiệu giảm dần qua 3 năm: năm 2010 tỷ trọng vốn huy động là 99,6%, và đến thời điểm cuối năm 2012 là 96,7%.

Nhìn chung cả giai đoạn, quy mô tổng nguồn vốn của SCB Trà Vinh tăng dần lên qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tốc độ tăng trƣởng của tổng nguồn vốn gần 19%, đạt gần 504 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn tiếp tục tăng lên trong năm 2012, đạt 589 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng thời điểm này là 17%. Đây là dấu hiệu cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng đƣợc mở rộng. Ngân hàng ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn vay ngày càng tăng cao của khách hàng.

Vốn huy động: Huy động vốn là nghiệp vụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Qua bảng 4.1, ta thấy vốn huy động của chi nhánh có xu thế biến động tăng dần qua các năm, nhƣng tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn ngày càng thấp dần đi.

Bảng 4.1 Nguồn vốn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012

Bảng 4.2 Nguồn vốn của SCB 6 tháng năm 2012 và 6 tháng năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 6 tháng 2012-2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số Tiền (%) Số Tiền (%)

Vốn huy động 422.035 99,6 502.052 99,7 569.452 96,7 80.017 19 67.400 13,4 Vốn điều chuyển 1.791 0,4 1.475 0,3 19.350 3,3 (316) -18 17.875 1.212 Tổng 423.826 100 503.527 100 588.802 100 79.701 18,8 85.275 16,9 Chỉ tiêu 6 th năm 2012 6 th năm 2013 Chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số Tiền

(%)

Vốn huy động 344.266 95 622.067 97 277.801 80,7 Vốn điều chuyển 17.240 5 18.698 3 1.458 8,5

Cụ thể, năm 2011, tốc độ tăng trƣởng của khoản vốn này xấp xĩ 19%, kèm theo đó là sự tăng nhẹ tỷ trọng của vốn huy động trong tổng nguồn vốn từ 99,6% năm 2010 lên 99,7% do vốn điều chuyển từ Hội Sở chuyển về giảm. Nguyên nhân khoản vốn huy động tăng là do trong giai đoạn bắt đầu từ năm 2011, lãi suất huy động của ngân hàng tăng dần theo lãi suất trên thị trƣờng. Điều này làm thu hút khá lớn lƣợng tiền nhàn rỗi trong xã hội, nên lƣợng vốn huy động trong giai đoạn này tăng lên rất nhanh. Thêm vào đó, ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp từng giai đoạn nên đã hạn chế đƣợc tình trạng khách hàng rút tiền gửi sang ngân hàng khác vì ngân hàng luôn quan tâm tới khách hàng, tạo lòng tin vững chắc nơi khách hàng thân thiết và thu hút thêm nhiều khách hàng. Tuy nhiên, để giữ đƣợc kết quả này trong thời gian tới, ngân hàng cần triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn hơn nữa, tích cực tuyên truyền quảng cáo tiếp thị không chỉ đối với khách hàng lớn mà còn phải quan tâm đến khách hàng cá nhân ở vùng xa trung tâm đô thị.

Tiếp đà tăng trƣởng của năm trƣớc, năm 2012, con số này đã là 569.452 triệu đồng – tăng thêm gần 67,5 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng xấp xĩ 13,5% so với năm 2011. Đây là một dấu hiệu tích cực của ngân hàng khi vẫn đạt đƣợc mức tăng cao và ổn định mặc dù có nhiều biến động trên thị trƣờng cũng nhƣ thay đổi trong chính sách lãi suất đến từ NHNN trong năm 2012. Tuy nhiên có thể nhận thấy, tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn có sự giảm sút mạnh từ 99,7% xuống còn 96,7%. Sang năm 2013 chỉ với 6 tháng đầu năm vốn huy động đã cán mốc 600 tỷ đồng tăng gần 81% so với cùng kỳ năm 2012. Tỷ trọng vốn huy động trong cơ cấu tổng nguồn vốn đã bắt đầu tăng trở lại. Đây là tín hiệu đáng vui của SCB Trà Vinh động lực để chi nhánh phấn đấu trong 6 tháng cuối năm.

Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của chi nhánh nhƣng đặc biệt có ý nghĩa trong hoạt động của ngân hàng trong những lúc vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh. Nhìn chung, vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng khá thấp (nhỏ hơn 6%) trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm, cao nhất là 3,3% vào năm 2012 và thấp nhất là 0,3% trong năm 2011. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về vốn của ngân hàng, không phụ thuộc quá nhiều vào Hội Sở.

Qua bảng số liệu, ta có thể thấy đƣợc nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở về Chi nhánh có sự biến động mạnh. Năm 2010 vốn điều chuyển của chi nhánh đạt gần 1,8 tỷ đồng chiếm 0,4% tổng nguồn vốn. Sang năm 2011, con số này giảm xuống còn 1,4 tỷ đồng chiếm 0,3% tổng nguồn vốn và giảm 18% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sau 2 năm đi vào hoạt động chi nhánh dần ổn định và có cho mình một lƣợng khách hàng nhất định nên lƣợng vốn huy động tƣơng đối lớn, ít cần đến sự chi viện từ Hội Sở. Bƣớc sang năm 2012 thì lƣợng vốn điều chuyển

1212% so với cùng kỳ năm 2011. Việc vốn điều chuyển của ngân hàng tăng lên là do trong một số thời điểm một số khách hàng rút tiền trƣớc hạn để đảm bảo tính thanh khoản tạm thời đòi hỏi phải nhận vốn từ hội sở để thanh toán cho khách hàng. Cộng với việc sau khi sáp nhập thì SCB Hội Sở có một nguồn lực tài chính rất mạnh, nên việc điều chuyển lƣợng vốn lớn cho SCB Trà Vinh rất dễ dàng. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, ta dễ dàng nhận thấy tỷ trọng vốn điều chuyển tăng lên rõ rệt trong cơ cấu nguồn vốn chiếm 3% (đạt 18,7 tỷ đồng) tăng trƣởng 8,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Nhìn chung cả vốn huy động và vốn điều chuyển đều tăng qua các năm, điều này cho thấy nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn rất cao, nếu chỉ sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay thì không đáp ứng đƣợc hết nhu cầu vay vốn, vì thế phải cần một phần vốn từ Hội Sở. Việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển tuy có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, nhƣng chi phí sử dụng loại vốn này cao hơn rất nhiều so với vốn huy động. (chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn điều chuyển khoảng từ 2% đến 4% tùy theo từng thời kỳ) buộc ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay, ảnh hƣởng khả năng cho vay của ngân hàng, mất lợi thế trong cạnh tranh với ngân hàng khác. Thay vào đó nếu chi nhánh tăng cƣờng sử dụng vốn huy động hơn là sử dụng nhiều vốn điều chuyển sẽ cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng không ngừng đƣợc nâng cao đồng thời giảm thiểu đƣợc chi phí, góp phần thúc đẩy gia tăng đƣợc lợi nhuận của ngân hàng.

Tóm lại: Quy mô tổng nguồn vốn ngày càng tăng lên. Trong đó, vốn huy động tăng khá cao nhƣng còn chậm hơn tốc độ tăng vốn điều chuyển do vậy SCB Trà Vinh đang dần nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 46 - 49)