Tình hình huy động vốn từ tài khoản tiền gửi

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 52 - 62)

4.2.1.1 Tiền gửi huy động theo đối tượng kinh tế

Trong nền kinh tế có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần, mỗi đối tƣợng sẽ có nhu cầu và nguồn vốn khác nhau. Hiểu đƣợc vấn đề này, SCB Trà Vinh đã cung cấp nhiều sản phẩm huy động vốn cho các đối tƣợng khách hàng để hợp tác đáp ứng mọi nhu cầu của họ.

Xét theo đối tƣợng huy động thì chi nhánh huy động chủ yếu từ 2 đối tƣợng đó là cá nhân và doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn huy động từ 2 nguồn này tăng liên tục qua các năm và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.

Bảng 4.5 Vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng của SCB Trà Vinh giai đoạn năm 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012

Bảng 4.6 Vốn huy động theo đối tƣợng khách hàng của SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 6 tháng 2012-2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số Tiền (%) Số Tiền (%)

Tổ chức kinh tế 75.961 21,95 61.162 16,49 131.451 26,73 (14.799) (19,4) 55.490 90,7 Tiền gửi cá nhân 270.115 78,05 309.730 83,51 360.425 73,27 39.615 14,6 50.695 16

Tổng 346.076 100 370.892 100 491.876 100 24.816 7 120.984 32,6

Chỉ tiêu

6 th năm 2012 6 th năm 2013

Chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số Tiền

(%)

Tổ chức kinh tế 19.140 6 34.132 7 14.992 78

Tiền gửi cá nhân 300.126 94 587.935 93 287.809 95,8

Tổ chức kinh tế : Lƣợng tiền gửi của tổ chức kinh tế vào SCB có xu hƣớng giảm trong năm 2011 và tăng mạnh trở lại trong năm 2012. Chỉ trong vòng 1 năm từ 2010 đến 2011 mà lƣợng tiền gửi đã giảm gần 15 tỷ đồng tƣơng đƣơng 19,5% rồi tăng lên 131 tỷ đồng tƣơng đƣơng 90,7% vào năm 2012. Nguyên nhân là trong những năm qua đặc biệt là năm 2011 tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều bất ổn, nền kinh tế trong nƣớc với tình trạng lạm phát cao, lãi suất tăng cao kéo theo giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao làm cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp gia tăng làm suy giảm lợi nhuận, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và địa bàn Thành phố Trà Vinh nói riêng. Chính vì thế, các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô kinh doanh và thị trƣờng hoạt động là điều không hề dễ dàng vì thiếu vốn trong thanh toán và mở rộng sản xuất kinh doanh. Do nguồn vốn còn hạn chế nên các doanh nghiệp không thể duy trì đƣợc nguồn vốn trong tài khoản thanh toán nhiều nhƣ trƣớc, Bên cạnh đó, vì hạn chế về vốn nên khi giao dịch hàng hóa xong, đối tác chuyển tiền vào tài khoản thì các doanh nghiệp ngay lập tức rút về để mua nguyên vật liệu cho đợt sản xuất tiếp theo nên không thể duy trì đƣợc lƣợng tiền gửi thanh toán trong tài khoản với số dƣ cao và thời gian dài nhƣ trƣớc. Bên cạnh đó, các khoản tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp cũng đa phần trở thành tiền gửi thanh toán do các doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời cần phải rút ra trƣớc hạn để sử dụng vì thế Ngân hàng đành chấp nhận cho khách hàng rút với lãi suất không kỳ hạn vì dẫn đến tiền gửi của các doanh nghiệp giảm nhanh chóng.

Đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng. Thực hiện theo chỉ đạo của ngân hàng nhà nƣớc, SCB Trà Vinh đã tạo điều kiện tốt nhất có thể bằng cách hạ lãi suất cho vay xuống dƣới mức 14% để hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn, đang rất cần vốn để tiếp tục hoạt động, đồng thời cho vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt. Điều đó vừa giúp cho ngân hàng thực hiện đúng nguyện vọng của Nghị quyết 13 mà Chính phủ đã ban hành. Đồng thời, tạo hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng trong mắt các khách hàng doanh nghiệp. Chính nhờ nguồn vốn kịp thời của ngân hàng giúp cho nhiều khách hàng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận tăng cao rồi gửi tiền vào ngân hàng để tiết kiệm nên lƣợng tiền gửi của doanh nghiệp tăng trong năm 2012.

Tiền gửi của cá nhân : Tiền gửi cá nhân có xu hƣớng tăng nhẹ qua các năm. Cụ thể, so với năm 2010 thì năm 2011 lƣợng tiền gửi này đạt 309 tỷ đồng, tăng 14,6 % rồi lại tăng lên 16 % ở năm 2012. Việc lạm phát tăng cao trong năm 2011 buộc Chính phủ phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho lãi suất huy động ở giai đoạn này trở nên hấp dẫn hơn hết đối với các cá nhân có tiền nhàn rổi gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi cao. Tuy nhiên, có một số khách hàng cho

phát quá cao làm cho sự tin tƣởng vào đồng nội tệ giảm. Họ chuyển sang đầu tƣ vào thị trƣờng sinh lời khác hấp dẫn hơn đó chính là thị trƣờng vàng, việc giá vàng tăng cao trong năm 2011 làm cho một số ít khách hàng thân thiết của ngân hàng bắt đầu rút tiền gửi có kỳ hạn để mua chứng chỉ vàng tại ngân hàng, một số khách hàng mới thì chuyển sang đầu tƣ vào thị trƣờng khác để tìm kiếm lợi nhuận làm cho tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng có phần sa sút. Đây đƣợc xem là nguyên nhân chính làm cho lƣợng tiền gửi cá nhân chỉ tăng nhẹ trong năm 2011. Mặc khác, ngân hàng cũng chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các NHTM khác, các NHTM khác cũng sẵn sàng nâng mức lãi suất huy động vốn lên cao để thu hút nguồn vốn. Đến năm 2012, ngân hàng bắt đầu triển khai hàng loạt các sản phẩm huy động vốn mới hậu mãi cao nhƣ “gửi tiết kiệm, nhận quà vàng”, “gửi tiền, trúng vàng” và

nhiều phần quà có giá trị đi kèm khi gửi tiền tại SCB Trà Vinh và các ƣu đãi đặc biệt nhƣ: “60 ngày vàng – ngập tràn quà tặng”, “Giáng sinh lung linh rinh quà đẳng cấp”… Đồng thời đa dạng các kỳ hạn gửi tiền của khách hàng. Chính vì thế, lƣợng tiền gửi cá nhân tăng mạnh trở lại trong năm 2012.

Sáu tháng năm 2013, một năm có sự chuyển biến rất tốt vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng khá mạnh từ 19 tỷ lên 34 tỷ đồng tăng 78% so với năm 2012. Vốn huy động từ tiền gửi cá nhân cũng tăng rất mạnh 622 tỷ đồng tăng 94,8% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là những thành quả rất xứng đáng khi SCB Trà Vinh dần tạo đƣợc niềm tin sau 4 năm thành lập. Với phƣơng châm luôn hoàn thiện vì khách hàng, Chi nhánh thu hút đƣợc rất nhiều khách hàng ngay địa bàn cũng nhƣ các huyện lân cận.

(Nguồn: Phòng kế toán SCB Trà Vinh)

Hình 4.2 Vốn huy động phân theo đối tƣợng khách hàng tại SCB Trà Vinh giai đoạn 2010- 2013

4.2.1.2 Tiền gửi huy động theo kỳ hạn

Tại SCB chi nhánh Trà Vinh, tiền gửi huy động nếu xét theo kỳ hạn đƣợc chia thành hai loại: tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Mỗi loại này có tỷ trọng và ảnh hƣởng khác nhau đối với tổng nguồn vốn huy động nói riêng và nguồn vốn của ngân hàng nói chung. Dƣới đây là bảng số liệu thể hiện tình hình tiền gửi huy động của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012.

Tiền gửi không kỳ hạn:

Tiền gửi không kì hạn là tiền gửi của tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau nhƣ: đảm bảo an toàn, hƣởng các dịch vụ thanh toán, tích lũy đầu tƣ… Dễ thấy khoản tiền này đƣợc gửi không vì mục đích sinh lời với lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kì hạn. Đây cũng là nguồn vốn không ổn định do khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào. Tại SCB Trà Vinh thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng (chỉ khoảng trên dƣới 1%).

Bảng 4.7: Nguồn vốn huy động phân theo kì hạn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số Tiền (%) Số Tiền (%)

VHĐ KKH 1.635 0,5 1.402 0,4 1.039 0,2 (233) (14,3) (363) (25,8)

VHĐ CKH 344.441 99,5 369.490 99,6 490.837 99,8 25.049 7,3 121.347 32,8 + Dƣới 12 th 244.575 70,6 315.375 85,0 457.559 93,0 70.800 28,9 142.184 45,0 + Trên 12 th 99.866 28,9 54.115 14,6 33.278 6,8 (45.751) (45,8) (20.837) (38,5)

Theo bảng số liệu, ta thấy tiền gửi không kì hạn có xu hƣớng giảm dần qua 3 năm. Điều này cũng không khó giải thích khi chiếm đa số trong khoản mục này là tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Từ những khó khăn của các doanh nghiệp nói riêng và bất ổn của nền kinh tế nói chung, nguồn tiền gửi vốn dĩ không ổn định này trong ngân hàng lại càng biến động. Xét về cơ cấu, ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn không kì hạn có chiều hƣớng giảm, năm 2010 là 0,5% sang năm 2011 giảm còn 0,4% và tiếp tục giảm xuống còn 0,2% khi bƣớc sang năm 2012 do lƣợng tiền gửi có kì hạn tăng mạnh qua các năm và có sự dịch chuyển nguồn tiền gửi không kì hạn sang tiền gửi có kì hạn. Tƣơng ứng năm 2011 vốn huy động không kỳ hạn giảm 14,3% so với năm 2010 và năm 2012 con số này lại giảm mạnh 25% so với 2011. Không khó hiểu khi những ƣu đãi, chƣơng trình khuyến mãi đối với loại tiền gửi này hiện rất hạn chế. Thêm vào đó, tình hình lãi suất trong năm 2010 và 2011 có nhiều biến động theo chiều hƣớng tăng, đặc biệt là đối với tiền gửi có kì hạn và sự chênh lệch lãi suất ngày càng lớn giữa 2 loại tiền gửi này đã góp phần tạo nên xu hƣớng giảm trong tỉ trọng của tiền gửi không kì hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn:

Chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn vẫn là tiền gửi có kì hạn, trong đó cao nhất là 99,8% năm 2012 và thấp nhất là 99,5% vào năm 2010. Doanh số huy động cũng đạt khá tốt trong 3 năm này. Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ, bởi đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng bên cạnh đó ngân hàng có thể chủ động hơn trong kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Cụ thể cuối năm 2011 số dƣ tiền gửi có kỳ hạn đạt xấp xĩ 370 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cuối năm 2010. Sang năm 2012 tiền gửi có kỳ hạn đạt 490 tỷ đồng tăng 32,8% so với năm 2011. Trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn thì nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng chiếm tỷ trọng rất lớn không chỉ tăng về số tuyệt đối mà tỷ trọng cũng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 tăng gần 29% so với năm 2010 và đặc biệt tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng đã đạt đến con số 85%. Sự tăng giảm nguồn vốn có kỳ hạn dƣới 12 tháng ảnh hƣởng lớn đến tính mức độ biến động của nguồn vốn có kỳ hạn. Gửi tiền với kỳ hạn dƣới 12 tháng vừa đảm bảo mức sinh lời khá cao, vừa đảm bảo linh hoạt trong việc sử dụng vốn của mình khi cần.Vì thế là là lựa chọn hàng đầu của ngƣời dân. Nắm bắt đuợc nhu cầu này của ngƣời dân nên ngân hàng luôn chú trọng đến công tác huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng, bằng cách đa dạng hóa các loại kỳ hạn và lãi suất dưới 12 tháng để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình đồng thời thực hiện nhiều chƣơng trình khuyến mãi để khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng.

Bảng 4.8: Nguồn vốn huy động phân theo kì hạn của SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh 6 tháng 2012 và 2013

Chỉ với 6 tháng năm 2013, vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn đã đạt hơn 622 tỷ đồng vƣợt cả năm 2012 tăng 94,9% so với cùng kỳ năm 2012.

Ngƣợc lại với sự tăng trƣởng liên tục của tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng hình thức tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên lại có xu hướng giảm dần. Giảm với tốc độ rất nhanh đặc biệt năm 2011 đã giảm 45,06% so với năm 2010. Năm 2012 nguồn vốn này lại tiếp tục giảm gần 38%, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi có kỳ hạn và lại còn giảm qua các năm, đến năm 2012 chỉ còn chiếm 6,8%. Nguyên nhân của việc giảm mạnh qua các năm một mặt là vì thị hiếu của người dân tập trung phần lớn vào loại tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng, với tâm lý e ngại không biết sẽ sử dụng vốn lúc nào nếu gửi ngắn hạn thì sẽ đáp ứng nhu cầu kịp thời mà vẫn lãnh đƣợc lãi suất cao. Trong những năm này tình hình lạm phát có xu hƣớng tăng cao, Ngân Hàng Nhà Nƣớc đã đƣa ra chính sách lãi suất nhằm ổn định thị trƣờng tiền tệ dẫn đến lãi suất thay đổi thường xuyên khách hàng không muốn gửi tiền với thời hạn dài tại một ngân hàng, vì họ sợ đồng tiền của họ sẽ bị mất giá trị trong khi đó vẫn còn nhiều sự lựa chọn đầu tƣ khác có lợi hơn.

Sang năm 2013, với những chính sách lãi suất ƣu đãi cho ngƣời cao tuổi, và lũy tiến lãi suất sau mỗi kỳ lãnh lãi cộng thêm 0,1% vào lãi suất cũ đối với khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài đã phát huy hiệu quả. Tiền gửi với kỳ hạn trên 12 tháng tăng hơn 1000% đạt 327 tỷ đồng. Công tác huy động vốn luôn đƣợc chi nhánh chú trọng với hàng loạt những thay đổi tích cực trong chủ trƣơng cũng nhƣ các chính sách chăm sóc khách hàng. Tất cả đã phát huy tác dụng, thu hút thêm nhiều khách hàng mới và giữ chân đƣợc những khách hàng truyền thống, tạo nên những chuyển biến rất tích cực trong giá trị và cơ cấu tiền gửi.

Chỉ tiêu

6 th năm 2012 6 th năm 2013

Chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012 Số tiền (%) Số tiền (%) Số Tiền

(%) VHĐ KKH 624 0,2 939 0,2 315 50,4 VHĐ CKH 318.642 99,8 621.128 99,8 302.486 94,9 + Dƣới 12 th 297.479 93,2 293.666 47,2 (3.813) (1.3) + Trên 12 th 21.163 6,6 327.462 52,6 306.299 1.447 Tổng 319.266 100 622.067 100 302.801 94,8

4.2.1.3 Phân tích tiền gửi theo nội tệ, ngoại tệ

Bảng 4.9: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại SCB Trà Vinh giai đoạn năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh qua 3 năm 2010-2012

Bảng 4.10: Nguồn vốn huy động phân theo loại tiền tại SCB Trà Vinh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số Tiền (%) Số Tiền (%)

VNĐ 321.591 92,9 353.293 95,2 468.708 95,3 31.702 9,9 115.415 32,6 Ngoại tệ qui đổi VND 24.485 7,1 17.653 4,8 23.168 4,7 (6.832) (28) 5.515 31,2

Tổng 346.076 100 370.892 100 491.876 100 24.816 7 120.984 32,6

Chỉ tiêu

6 th năm 2012 6 th năm 2013

Chênh lệch 6 th 2013/6 th 2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số Tiền

(%)

VNĐ 307.026 96,2 611.233 98,3 304.207 99

Ngoại tệ qui đổi VND 12.240 3,8 10.834 1,7 (1.406) (11,5)

Tiền gửi bằng nội tệ

Nội tệ luôn là thành phần chính trong tổng nguồn vốn ngân hàng huy động đƣợc từ các đối tƣợng khách hàng. Khách hàng chủ yếu là nông dân, cán bộ, nhân viên Thành phố Trà Vinh và một số huyện lân cận khác, họ sử dụng chủ yếu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)