Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 65 - 70)

CỦA SCB TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG 2013

4.3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013. giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013.

a. Vốn huy động /Tổng nguồn vốn

Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn cho biết vốn huy động đóng góp bao nhiêu % trong tổng nguồn vốn. Vốn huy động lớn giúp ngân hàng thoát khỏi lệ thuộc vào vốn điều chuyển từ Hội Sở từ đó nâng cao đƣợc kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 4.12 : Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của SCB Trà Vinh giai đoạn 2012 – 2013 và 6 tháng năm 2012 - 2013

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh giai đoạn 2010- 2013

Từ bảng số liệu 4.1 ta có thể thấy vốn huy động qua 3 năm 2010 – 2012 luôn tăng, xét về mặt tỷ trọng thì chỉ năm 2012 có sự giảm sút còn 96,7% so với con số 2 năm trƣớc đó lần lƣợt là 99,6% và 99,7%. Sự giảm sút về tỷ trọng này không

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2012 6 th 2013 6 th Vốn điều chuyển Tr.Đồng 1.791 1.475 19.350 17.240 18.698 Tổng vốn huy động Tr.Đồng 422.035 502.052 569.452 344.266 622.067

Tiền gửi không kỳ hạn Tr.Đồng 1.635 1.402 1.039 624 939

Tiền gửi có kỳ hạn Tr.Đồng 344.441 369.490 490.837 318.642 621.128

Tiền gửi tổ chức kinh tế Tr.Đồng 75.961 61.162 131.451 19.140 34.132

Tiền gửi tiết kiệm Tr.Đồng 270.115 309.730 360.425 300.126 587.935

Tổng nguồn vốn Tr.Đồng 423.826 503.527 588.802 361.506 640.765

a.Vốn điều chuyển/Tổng VHĐ Lần 0,004 0,002 0,033 0,050 0,030

b.Tiền gửi KKH/Tổng VHĐ % 0,387 0,279 0,182 0,181 0,150

c.Tiền gửi CKH/Tổng VHĐ % 81,614 73,595 86,194 92,556 99,849

d.Tiền gửi TCKT/Tổng VHĐ % 17,998 12,182 23,083 5,561 5,486

e.Tiền gửi tiết kiệm/Tổng VHĐ % 64,002 61,692 63,293 87,178 94,513

phải do vấn đề từ phía SCB Trà Vinh mà là do vốn điều chuyển từ Hội sở năm 2012 tăng đột biến.

Nhìn chung, đây cũng là tín hiệu lạc quan về công tác huy động vốn của Ngân hàng. Khi mà tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn huy động trong khi tổng nguồn vốn tăng cao và ổn định chứng tỏ Ngân hàng đã làm khá tốt công tác này. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận tỷ trọng của nguồn vốn điều chuyển đang dần tăng lên. Sáu tháng năm 2013, tỷ trọng vốn điều chuyển vẫn còn khá cao chiếm 3% tổng nguồn vốn. Điều này làm tăng chi phí sử dụng vốn, dẫn đến giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, vì vậy Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn trong thời gian tới.

b. Vốn điều chuyển/Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phụ thuộc của chi nhánh vào Hội Sở nhƣ thế nào. Với chi nhánh của một ngân hàng thì việc tự xoay sở bằng khả năng của mình tạo ra nguồn vốn đủ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình là tốt nhất. Nhƣng trên thực tế khó có ngân hàng cấp chi nhánh nào làm đƣợc điều đó, nên cần sự hỗ trợ của Hội Sở về nguồn cân đối vốn. Việc điều chuyển vốn từ Hội Sở giúp ngân hàng có nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời.

Qua 3 năm tỷ lệ Vốn điều chuyển/Tổng vốn huy động có nhiều biến động. Nếu nhƣ năm 2010 tỷ số này là 0,004 lần thì đến cuối năm 2011, tỷ số này giảm xuống còn 0,002 lần và tăng lên 0,033 lần vào cuối năm 2012. tỷ lệ Vốn điều chuyển/Tổng vốn huy động có xu hƣớng giảm nhẹ nhƣng tỷ lệ rất nhỏ; rồi lại tăng đột biến cho thấy vốn điều chuyển đã đóng góp một vai trò lớn hơn trong hoạt động của Ngân hàng. Sang năm 2013 ở những tháng đầu thì ta thấy vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ lệ khá cao nhƣng thấp hơn 6 tháng 2012 chỉ chiếm 0,03 lần. Đây là tín hiệu khả quan về sự chủ động trong công tác vốn của ngân hàng, dần giảm bớt sự lệ thuộc vào Hội Sở.

Tiền gửi không kỳ hạn là tiền gửi của tổ chức, cá nhân gửi vào ngân hàng với nhiều mục đích khác nhau nhƣ: để đảm bảo an toàn, để đƣợc hƣởng dịch vụ thanh toán,… do đó, tính chất của khoản mục này thƣờng không ổn định trong tình hình kinh tế hiện nay. Trong những năm qua, tỷ trọng này có sự chuyển biến nhƣng với biên độ nhỏ. Cụ thể năm 2010 là 0,387% giảm xuống 0,279% trong năm 2011 và còn 0,182% vào cuối năm 2012. Sáu tháng năm 2013 thì tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 0,150% so với con số 0,181% so với cùng kỳ năm 2012. Dễ thấy khoản tiền này không vì mục đích sinh lời vì lãi suất thấp hơn nhiều so với tiền gửi có kỳ hạn. Nên tỷ trọng của khoản mục này ngày càng thấp trong tổng tiền gửi.

d. Tiền gửi có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn huy động

Tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tiền gửi, ngân hàng ƣu tiên huy động tiền gửi này bằng cách tăng cao lãi suất huy động vì đây là nguồn vốn ổn định, ngân hàng có thể sử dụng vốn này để cho vay hoặc đầu tƣ dài hạn. Chỉ tiêu tiền gửi có kỳ hạn/vốn huy động đánh giá tính ổn định của nguồn vốn, nếu tỷ số này càng cao thì nguồn vốn huy động của ngân hàng càng ổn định. Trong những năm qua Ngân hàng luôn duy trì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn/vốn huy động ở mức cao. Năm 2010 đạt 81,61%, giảm còn 73,59% năm 2011 và tăng trở lại 86,19% cuối năm 2012. Bƣớc sang 6 tháng năm 2013 thì tỷ lệ này 99,84% một con số ấn tƣợng so với 92% cùng kỳ năm 2012. Các phƣơng thức huy động vốn đƣợc triển khai rộng rãi mà hình thức tiền gửi đa năng là một trong những hình thức đƣợc Chi nhánh tập trung khai thác. Đây là hình thức tiền gửi có kỳ hạn gồm nhiều khoản tiền và nhiều kỳ hạn lựa chọn do khách hàng chủ động xác định trong khoảng thời gian của kỳ hạn gốc trong một tài khoản tiền gửi duy nhất. Khách hàng có thể chủ động rút từng khoản tiền tƣơng ứng từng kỳ hạn đã thỏa thuận với mức lãi suất hấp dẫn. Tuy xét về tỷ trọng thì khoản mục này có tăng, giảm trong thời gian qua tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng của khoản mục tiền gửi có kỳ hạn vẫn tăng với tốc độ rất ổn định.

Tổ chức kinh tế với khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu, tuy chiếm số lƣợng nhỏ nhƣng luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong nguồn vốn huy động do số dƣ tiền gửi của bộ phận này luôn có số dƣ lớn. Tỷ số này cho biết tiền gửi của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu % so với vốn huy động, từ đó ngân hàng có thể đƣa ra kế hoạch huy động vốn từ tổ chức kinh tế cho hợp lý. Năm 2010 tỷ trọng này là 17,9%, năm 2011 giảm xuống 12,1%. Tỷ trọng này giảm do doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn này khi nền kinh tế gặp khủng hoảng nhƣ đã phân tích ở trên; và tăng lên 23% vào cuối năm 2012. Ở 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng này giảm sút khá mạnh chỉ còn chiếm 5,4% giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2012.Sự tăng giảm này cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu của khoản tiền gửi. Để có thể tăng chỉ số này ngân hàng cần duy trì uy tín, tạo niềm tin từ khách hàng doanh nghiệp bằng việc không ngừng nâng cao chất lƣợng phục vụ với khách hàng, đổi mới phong cách giao dịch,… đặc biệt đã nâng cấp phát triển thêm nhiều điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy chuẩn mang thƣơng hiệu mới.

f. Tiền gửi tiết kiệm/Tổng vốn huy động

Cùng với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trong huy động vốn của ngân hàng. Tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của cá nhân hoặc hộ gia đình gửi vào ngân hàng chủ yếu để đảm bảo an toàn và sinh lợi. Tiền gửi tiết kiệm chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn nên nguồn vốn này rất quan trọng với ngân hàng. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm/vốn huy động cho biết tiền gửi tiết kiệm chiếm bao nhiêu % so với vốn huy động, tỷ trọng này càng cao càng tốt vì tính ổn định, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này nhiều cho hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn chung các năm qua tỷ số này luôn ở mức tƣơng đối cao trên dƣới 50%. Cũng nhƣ khoản mục tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm cũng có sự biến động nhƣng với biên độ lớn hơn do khoản mục này có sự nhạy cảm cao với tâm lý khách hàng cá nhân. Khi lãi suất tiền gửi biến động hoặc các công cụ đầu tƣ khác có hiệu quả hơn (vàng, ngoại tệ…) thì khách háng sẵn sàng rút khoản tiết kiệm của mình sang các công cụ này. Chủ động đƣợc trong

công tác giữ chân đƣợc khách hàng này bằng những hình thức ƣu đãi phù hợp sẽ giúp khoản mục này đạt đƣợc sự ổn định cần thiết, góp phần ổn định nguồn vốn huy động của ngân hàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 65 - 70)