Đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động giai đoạn 2010 – 2013

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 70 - 75)

a. Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào

Khi phân tích thu nhập thì nhà quản trị ngân hàng luôn chú ý đến lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng, còn khi phân tích chi phí thì yếu tố lãi suất bình quân đầu vào cũng được các nhà phân tích chú tâm đến vì nó ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 4.13: Lãi suất bình quân đầu vào lãi suất bình đầu ra

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh giai đoạn 2010- 2013

Lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra của ngân hàng tăng giảm liên tục qua các năm. Năm 2011 lãi suất bình quân đầu vào là 11,17% có nghĩa là để có 1 đồng vốn hoạt động thì ngân hàng phải bỏ ra 0.1117 đồng. Lãi suất bình quân đầu vào tăng kéo theo đó lãi suất bình quân đầu ra, vì lãi suất đầu vào là yếu tố quyết định trong việc hoạch định lãi suất đầu ra. Chênh lệch giữa lãi

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 2013 Tổng thu nhập lãi Tr.Đồng 38.514 67.265 74.407 26.235 42.974 Tổng tài sản sinh lời Tr.Đồng 370.452 411.772 532.216 469.365 588.236 411.722 532.216 269.365 588.236 Tổng chi phí trả lãi Tr.Đồng 33.306 56.257 47.121 12.175 32.434 Tổng vốn chịu lãi Tr.Đồng 423.826 503.527 588.802 361.506 640.765 Lãi suất bình quân đầu vào

% 7,85 11,17 8,00 3,36 5,06

Lãi suất bình quân đầu ra

suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng không cao, chỉ dao động xung quanh khoảng 2-3%. Chỉ riêng năm 2011 chênh lệch gần 6% do vậy nên chi nhánh thu khá nhiều lãi ở năm này. Nguyên nhân chủ yếu là do là SCB Trà Vinh luôn thực hiện đúng những qui định về lãi suất huy động vốn, vì vậy ngân hàng không thể đẩy lãi suất huy động lên quá cao. Mặt khác, ngân hàng luôn có những lãi suất cho vay ưu đãi đối với một số đối tƣợng và ngành nghề chẳng hạn cho vay sản xuất lúa, trồng trọt, chăn nuôi… để mở rộng hoạt động tín dụng và đa dạng đối tƣợng khách hàng của ngân hàng. Chính vì vậy, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra của ngân hàng thường không cao.

b.Thu nhập lãi từ vốn huy động/Tổng vốn huy động

Chỉ số này là tỷ lệ giữa thu nhập lãi từ vốn huy động mỗi năm từ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động đƣợc. Chỉ số này cho biết với vốn số huy động đƣợc sẽ mang lại bao nhiêu thu nhập cho ngân hàng, vì vậy chỉ số này càng cao càng tốt. Năm 2010, chỉ số này đạt 9,12%, tiếp tục tăng trong năm 2011 là 13,39% và giảm xuống trong năm 2012 còn 13,06%. Những tháng đầu 2013, chỉ số này vẫn ổn định ở mức 6,9% tăng hơn 2% so với cùng thời điểm 6 tháng 2012.Thu nhập từ lãi tăng (giảm) là do lãi suất cho vay trong giai đoạn này tăng cao (giảm xuống).

Bảng 4.14; Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng vốn huy động của SCB Trà vinh giai đoạn 2010-2013

Nguồn: Số liệu Phòng kế toán SCB Trà Vinh giai đoạn 2010- 2013 c. Trả lãi tiền gửi khách hàng/Tổng vốn huy động

Lãi tiền gửi là số tiền lãi ngân hàng phải trả để huy động vốn từ khách hàng (khoản mục này bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi từ tổ chức kinh tế). Chỉ số Trả lãi tiền gửi/Vốn huy động càng nhỏ càng tốt cho ngân hàng, vì chi phí này làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Qua 3 năm chỉ số này thay đổi theo hai chiều hƣớng: tăng trong giai đoạn 2010 – 2011, năm 2010 là 7,89%, năm 2011 tăng lên 11,20% và giảm trong năm 2012 xuống còn 8,27%. Thời điểm 6 tháng đầu 2013,

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th 2012 6 th 2013 Thu nhập lãi Tr.Đồng 38.514 67.265 74.407 26.235 42.974 Chi phí lãi Tr.Đồng 33.306 56.257 47.121 12.175 32.434 Tổng chi phí Tr.Đồng 38.003 62.726 58.613 20.482 35.727 Tổng dƣ nợ Tr.Đồng 337.628 251.026 324.587 172.133 466.550 Tổng vốn huy động Tr.Đồng 422.035 502.052 569.452 344.266 622.067 a.Thu nhập lãi từ VHĐ/Tổng VHĐ % 9,12 13,39 13,06 7,62 6,90 b.Trả lãi TGKH /Tổng VHĐ % 7,89 11,20 8,27 3,53 5,21

c.Chênh lệch thu chi lãi/Tổng VHĐ % 1,23 2,19 4,79 4,08 1,69

d. Trả lãi TGKH /Tổng chi phí % 87,64 89,68 80,39 59,44 90,78

chỉ số này ở mức 5,21% cao hơn 2% so với thời điểm ấy năm 2012. Chỉ số này liên quan mật thiết với lãi suất huy động mà Chi nhánh áp dụng. Trong giai đoạn 2010 – 2011, lãi suất chung của thị trƣờng tăng liên tục, các ngân hàng chạy đua trong công tác huy động vốn. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng cũng có những điều chỉnh về lãi suất cho phù hợp với tình hình thực tế. Một số thời điểm ở năm 2011, lãi suất huy động của Ngân hàng đạt trần lãi suất huy động ở một số khoản tiền gửi kỳ hạn.

d. Chênh lệch thu chi lãi/Tổng vốn huy động

Chỉ số này nhằm kiểm chứng khả năng sinh lợi của vốn huy động thông qua việc xem xét khoản lợi nhuận thu đƣợc trên một đồng vốn huy động, chỉ số này càng cao tốt cho ngân hàng. Chỉ số này chịu sự ảnh hƣởng từ cả lãi suất đầu vào lẫn lãi suất đầu ra mà ngân hàng áp dụng trong một khoản thời gian cụ thể. Chênh lệch thu chi lãi/ vốn huy động năm 2010 là 1,23%, năm 2011 tăng lên mức 2,19% (tăng 107,05%). Trong giai đoạn này lãi suất huy động đƣợc đẩy lên khá cao làm lãi suất cho vay trên thị trƣờng trở nên gay gắt. Năm 2012, do lãi suất huy động và lãi suất cho vay đã ổn định nên chỉ số này tăng lên 4,79. Nhƣng 6 tháng 2013 chỉ số này chỉ đạt 1,69% giảm hơn 3% cùng thời điểm 2012. Chi nhánh cần tích cục hơn nữa trong những tháng cuối năm 2013 để đẩy chỉ số này lên cao.

e. Trả lãi tiền gửi khách hàng/Tổng chi phí

Chỉ số này cho biết lãi tiền gửi chiếm bao nhiêu % tổng chi phí của ngân hàng. Chỉ số này chịu sự tác động chính từ lãi suất huy động và tổng nguồn vốn huy động. Qua 3 năm chỉ số này có nhiều biến động, năm 2010 là 87,64%, năm 2011 tăng nhẹ lên 89,68% và năm 2012 giảm còn 80,39%. Sang 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này tăng lên hơn 90% hơn 30% so với 6 tháng 2012. Nhƣ vậy ta có thể thấy chỉ số trả lãi tiền gửi/Tổng chi phí tăng khá ổn định qua 3 năm, do tiền gửi của khách hàng tăng lên nhanh chóng nên lãi tiền gửi cũng tăng theo. Chỉ số này ở mức càng cao chứng tỏ tổng vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng càng lớn nhƣng cũng chứng tỏ ngân hàng phải tốn nhiều chi phí để huy động vốn.

Chỉ số này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng vào mục đích cho vay. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho ngân hàng vì nếu quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp vẫn chƣa đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn, ngƣợc lại nếu chỉ số này quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn chƣa hiệu quả so với nguồn vốn huy động đƣợc. Trong giai đoạn 2010-2012 nhìn chung dƣ nợ trên nguồn vốn huy động của ngân hàng đều thấp và có xu hƣớng giảm qua từng năm, cụ thể: năm 2010 là 0,8 lần (nghĩa là trong 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng sử dụng để cho vay là 0,8 đồng), năm 2011- 2012 lần lƣợt giảm còn 0,5 lần và 0,65 lần. Chỉ bƣớc sang 6 tháng 2013 chỉ số mới tăng nhẹ lên 0,74 lần. Chỉ số này trong thời gian qua luôn dƣới 1 chứng tỏ rằng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng hiện tại đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn ở địa phƣơng, công tác huy động vốn của ngân hàng đạt kết quả khá tốt và đã hạn chế việc sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Đồng thời, chỉ số này có xu hƣớng giảm qua từng năm là do nguồn vốn tự huy động của ngân hàng luôn tăng cao trong khi tổng dƣ nợ biến động không nhiều.

Điều này cho thấy trong thời gian qua dù thực hiện chủ trƣơng mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn nhƣng ngân hàng vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi. Do đó, nếu chỉ số này cứ tiếp tục giảm là một điều không tốt cho chi nhánh chính vì thế trong thời gian tới ngân hàng cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn; qua đó một mặt có thể giúp địa phƣơng phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác giúp bản thân SCB Trà Vinh sử dụng vốn tự huy động hiệu quả hơn cho mục đích đầu tƣ, sinh lời.

CHƢƠNG 5

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 70 - 75)