2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Số liệu đƣợc sử dụng trong bài phân tích chủ yếu là số liệu thứ cấp, đƣợc thu thập tại SCB Trà Vinh qua các bảng cân đối tài khoản, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính đƣợc lƣu tại phòng Kế toán.
- Tham khảo sách báo và các bài viết qua các nguồn internet và các văn bản pháp luật,… phục vụ cho việc hoàn thành đề tài.
2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Đối với mục tiêu 1 và 2: sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối và số tuyệt đối; đồng thời tính tỷ trọng từng khoản mục nghiên cứu để thấy đƣợc tình hình thay đổi, biến động giữa các năm. Kết hợp phƣơng pháp thống kê mô tả để thấy đƣợc thực trạng hoạt động huy động vốn và kinh doanh tại ngân hàng.
Phương pháp so sánh: là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích đƣợc dùng phổ biến trong việc phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tùy vào đối tƣợng phân tích cụ thể mà ta sẽ chọn chỉ tiêu gốc thích hợp.
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa chỉ số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Trong đó
y0 : chỉ tiêu năm trƣớc
y1 : chỉ tiêu năm sau
Δy: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục.
So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa tỷ số các kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Δy = - 100%
Tng dư nợ Δy= y1 – y0
y y1 x 100%
Trong đó
y0 : chỉ tiêu năm trƣớc
y1 : chỉ tiêu năm sau
Δy: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các năm và tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Phương pháp mô tả số liệu: là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu đƣợc ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin đƣợc thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
Đối với mục tiêu 3: sử dụng phƣơng pháp phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hoạt động huy động vốn của SCB Trà Vinh.
Phương pháp tỷ số tài chính: dùng các tỷ số tài chính để đánh giá chất lƣợng hoạt động huy động vốn nhƣ: vốn huy động có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động, chi phí vốn huy động trên tổng nguồn vốn huy động,...
Đối với mục tiêu 4: từ việc mô tả và so sánh trên rút ra những suy luận để đƣa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng công tác huy động vốn của SCB Trà Vinh trong những năm tới.
Suy luận: là việc rút ra những kết luận hay đƣa ra những nhận xét, phán đoán từ những mô tả, so sánh và phân tích về đối tƣợng nghiên cứu trƣớc đó.
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH
3.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Thành phố Trà Vinh là tỉnh lỵ của tỉnh Trà Vinh, có diện tích tự nhiên 6.803 ha chiếm gần 3% diện tích của tỉnh. Nằm ở phía Nam sông Tiền có tọa độ địa lý từ 106o18’ đến 106o25’ kinh độ Đông và từ 9o31’ đến 10o1’ vĩ độ Bắc.
Phía Bắc : giáp sông Cổ Chiên thuộc tỉnh Bến Tre. Phía Tây Bắc : giáp huyện Càng Long.
Phía Đông và Đông Nam : giáp huyện Châu Thành. Phía Nam : giáp huyện Châu Thành.
Phía Tây và Tây Nam : giáp huyện Châu Thành.
Thành phố Trà Vinh nằm trên Quốc lộ 53 cách thành phố Hồ Chí Minh
202 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km, cách bờ biển Đông 40 km, với hệ thống giao thông đƣờng bộ và đƣờng thủy khá hoàn chỉnh thuận tiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Với diện tích 6.803,5 ha chủ yếu gồm 3 nhóm đất chính: đất cát giồng, đất phù sa và đất phèn tiềm năng. Tài nguyên thiên nhiên nƣớc chủ yếu từ nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm khai thác từ sông, hồ kênh, rạch…Hiện nay trên địa bàn thành phố Trà Vinh có nhiều địa điểm du lịch gắn liền với văn hóa dân tộc nhƣ khu văn hóa du lịch Ao Bà Om, Đền thờ Bác Hồ, các di tích cổ đền, chùa và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái ấp Long Trị, xã Long Đức.
3.1.2 Môi trƣờng kinh tế và xã hội
3.1.2.1 Về kinh tế
Năm 2010 giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản tăng 5,9% so với năm 2009. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giá trị ƣớc đạt 3.620 tỷ đồng, tăng 12,9% so cùng kỳ; trong đó: khu vực kinh tế nhà nƣớc tăng 11,4%; khu vực kinh tế tƣ nhân tăng 5%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài tăng gần 1,5 lần so năm 2009.Thƣơng mại – dịch vụ: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ƣớc 8.453 tỷ đồng.Tài chính – ngân hàng:Ƣớc tổng thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn 3.876,4 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ.
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) chín tháng năm 2013 ƣớc tính đạt 16.730 tỷ đồng, tăng 8,03% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 8.193 tỷ đồng, tăng 5,64%, đóng góp 2,83 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 2.135 tỷ đồng, tăng 2,19%, đóng góp 0,3 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đạt 6.403 tỷ đồng, tăng 13,46%, đóng góp 4,9 điểm phần trăm.
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chín tháng năm 2013 ƣớc tính đạt 18.853 tỷ đồng, tăng 6,79% so với cùng kỳ năm 2012, bao gồm: nông nghiệp đạt 13.956 tỷ đồng, tăng 4,44%; lâm nghiệp đạt 203 tỷ đồng, tăng 2,12%; thủy sản đạt 4.694 tỷ đồng, tăng 14,7%.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp chín tháng năm 2013 ƣớc tính tăng 6,45% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 24,73%, chủ yếu tăng ở ngành khai thác muối; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,85%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 9,24%; ngành cung cấp nƣớc và xử lý rác thải, nƣớc thải tăng 16,7%. Một số ngành có chỉ số tăng cao nhƣ: sản xuất trang phục tăng 27,82%; ngành dệt tăng 20,91%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 19,57%, tăng chủ yếu ngành sản xuất giày dép và các bộ phận của giày dép bằng da; ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 19,02%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu, tăng 18,35%. Các ngành có tốc độ tăng khá là: sản xuất thuốc, hóa dƣợc và dƣợc liệu tăng 9,13%; khai thác, xử lý và cung cấp nƣớc, tăng 8,83%. Một số ngành có tốc độ tăng thấp hoặc giảm nhƣ: sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 2,48%; ngành sản xuất chế biến thực phẩm giảm 9,58% do thị trƣờng xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản gặp khó khăn.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2013 ƣớc đạt 1.120 tỷ đồng, giảm 2% so với tháng trƣớc; so với tháng cùng kỳ năm trƣớc giảm 0,53%. Tính chung chín tháng năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ƣớc đạt 10.074 tỷ đồng, tăng 16,47% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc từ đầu năm đến giữa tháng 9/2013 ƣớc tính đạt 4.941 tỷ đồng, bằng 98,36% dự toán năm 2013, trong đó thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn đạt 2.228 tỷ đồng, bằng 129,49% dự toán do phần
thu chuyển nguồn không giao dự toán. Trong tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn, thu nội địa đạt 583 tỷ đồng, bằng 55,16% kế hoạch.
3.1.2.2 Về văn hóa xã hội
Thành phố Trà Vinh là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc khác nhau. Dân số toàn thành phố đạt khoảng 109.341 ngƣời, trong đó dân tộc Khmer chiếm 19,96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22% , dân tộc khác 0,2% và còn lại là dân tộc Kinh. Từ thời chiến đến thời bình các dân tộc anh em trên vùng đất này đã chung sống yêu thƣơng và đoàn kết. Trên địa bàn có hẳn trƣờng trung học dành cho con em ngƣời Hoa theo học và sinh hoạt cùng nhau. Với đoàn nghệ thuật Ánh Bình minh niềm tự hào của ngƣời Khmer chuyên phục vụ văn nghệ quần chúng và trở thành nét đẹp tinh thần cho vùng quê này. Toàn thành phố có 55.315 ngƣời trong độ tuổi lao động.
Với nhiều làn điệu dân ca, nghệ thuật cải lƣơng, dù kê (Khmer) cộng với nhiều di tích đền chùa đồ sộ, cổ kính và lâu đời nhất đồng bằng Sông Cửu Long… thật sự đem đến cho thành phố Trà Vinh tiềm năng du lịch lớn. Ấn tƣợng khó phai trong lòng du khách chắc có lẽ là tình mến khách và văn hóa vùng đất này.
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH GÒN CHI NHÁNH TRÀ VINH
3.2.1 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Sài Gòn TMCP Sài Gòn
3.2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn. Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank.
Tên thƣơng hiệu: SCB.
Hội sở chính: 295 Trần Hƣng Đạo, Quận 5, Tp. HCM.
Vốn điều lệ: Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.583.801.040.000 đồng (mƣời ngàn năm trăm tám mƣơi ba tỷ tám trăm lẻ một triệu không trăm bốn mƣơi nghìn đồng).
Lịch sử hình hành và phát triển
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn
(SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
Đây là bƣớc ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vƣợt bậc về công nghệ, mạng lƣới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nƣớc và trình độ chuyên môn vƣợt bậc của tập thể cán bộ - công nhân viên.
3.2.1.2 Sản phẩm, dịch vụ
- Đối với nhóm khách hàng cá nhân: Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành GTCG, cho vay, chuyển tiền, giao dịch ngoại tệ - vàng, dịch vụ chứng minh năng lực tài chính, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, dịch vụ nhờ thu séc trong nƣớc, dịch vụ thanh toán Séc do SCB cung cấp, dịch vụ thanh toán tự động hóa đơn trong nƣớc, giữ hộ,…
- Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, kinh doanh ngoại tệ - vàng, cho vay, đầu tƣ, phát hành GTCG, bao thanh toán, bảo lãnh, dịch vụ ngân quỹ, thanh toán quốc tế, dịch vụ tƣ vấn, lập hộ chứng từ xuất khẩu, dịch vụ nhờ thu séc trong nƣớc, dịch vụ thanh toán tự động hóa đơn trong nƣớc, giữ hộ,…
Ngoài các sản phẩm – dịch vụ trên, SCB còn cung cấp gói dịch vụ SCB eBanking hay còn gọi là kênh dịch vụ ngân hàng hiện đại. Gói dịch vụ này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, khách hàng không cần trực tiếp đến ngân hàng nhƣng vẫn dễ dàng quản lý các giao dịch phát sinh trên tài khoản, thực hiện các giao dịch và có thể cập nhật kịp thời các thông tin về tỷ giá, lãi suất,… thông qua tin nhắn từ điện thoại di động (SMS Banking), điện thoại cố định (Phone Banking), hoặc internet (Internet Banking).
Bảng 3.1 Các danh hiệu và giải thƣởng SCB đạt đƣợc những năm gần đây
Nguồn: www.scb.com.vn
3.2.2 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Trà Vinh mại cổ phần Sài Gòn Trà Vinh
3.2.2.1 Quá trình thành lập ngân hàng TMCP Sài Gòn Trà Vinh
Chi nhánh Trà Vinh - Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn (SCB Trà Vinh), tiền thân là Phòng Giao dịch của Chi nhánh Vĩnh Long - Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn, tọa lạc tại số 439 Điện Biên Phủ, Phƣờng 6, Thị xã Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh.
Qua thời gian hoạt động đem lại nhiều hiệu quả tích cực. Vào ngày 11 tháng 05 năm 2009, Chi nhánh Trà Vinh - Ngân hàng TMCP Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động nhằm chủ động hơn trong cơ cấu hoạt động, đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng bạn trong cùng địa bàn, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn Trà Vinh theo quyết định số 1127/2009/QĐ-HĐQT của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn về việc thành lập Chi nhánh Trà Vinh.
STT
Hình Thức Nội Dung Đơn Vị Cấp
1
Giải thƣởng
“Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp
năm 2009” (CSR Award 2009) Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
2
Giải thƣởng Thƣơng hiệu Mạnh Việt Nam 2010 Thời báo Kinh tế Việt Nam
3
Danh hiệu “Sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2010” cho nhóm sản phẩm Tiết kiệm do ngƣời tiêu dùng bình chọn
Báo Sài Gòn Tiếp Thị
4
Danh hiệu Top 500 Doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam VietNamNet Báo điện tử
5
Danh hiệu Cúp 10 năm đồng hành vì ngƣời nghèo Ban vận động vì ngƣời nghèo TP.HCM 6 Danh hiệu
Xếp vị trí thứ 5 trong Top 10 Doanh nghiệp tƣ nhân, đồng thời xếp vị trí
thứ 27 trong Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo công
bố của Ban tổ chức Chƣơng trình V1000
Báo điện tử VietNamNet
Sau ngày 3 Ngân hàng hợp nhất, căn cứ vào giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn số 283/GP-NHNN đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 26/12/2011, căn cứ điều lệ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, căn cứ Công văn của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 9827/NHNN-TTGSNH ngày 26/12/2011 về mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Vào ngày 30/12/2011, quyết định số 38/2011/QĐ- HĐQT về việc thành lập Chi nhánh Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Sài Gòn quyết định thành lập Chi nhánh Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB hợp nhất) trên cơ sở đổi tên Chi nhánh Trà Vinh – Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB cũ) với tên gọi chính thức và địa chỉ nhƣ sau:
Tên gọi: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Trà Vinh Địa chỉ: Số 23 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phƣờng 2, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà vinh.
Chi nhánh Trà Vinh là chi nhánh cấp 1, có con dấu riêng, đƣợc tổ chức và hoạt động theo Quy chế quản lý nội bộ về mạng lƣới hoạt động của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Hoạt động tín dụng
Ngân hàng thực hiện việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ cho nhiều thành phần kinh tế thuộc các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ, tiêu dùng,… Đối tƣợng cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng đa dạng hơn nhƣng chủ yếu vẫn là các cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.