NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 75 - 77)

CỦA SCB TRÀ VINH

5.1.1 Thuận lợi

- Có trụ sở đặt tại vị trí thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng. Thêm vào đó, kinh tế ở thành phố Trà Vinh ngày một phát triển, hình thành các khu công nghiệp và trung tâm thƣơng mại, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn ngày càng mở rộng sản xuất.

- Chi nhánh SCB Trà Vinh luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ từ Hội Sở, vốn điều chuyển giải quyết đƣợc nhu cầu thanh khoản và nhu cầu vay vốn của khách hàng, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

- Đƣợc sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền địa phƣơng, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh đáp ứng nhƣ cầu vốn và cung cấp các dịch vụ một cách tốt nhất cho khách hàng.

- Trong thời gian hoạt động, chi nhánh không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn tiền gửi phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đƣa ra nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn, đa dạng các dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó là thủ tục vay vốn đơn giản, tạo sự thuận lợi trong việc giao dịch.

- Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình trong quá trình công tác, làm việc chung đã phối hợp nhịp nhàng, tạo sự liên kết, tƣơng trợ nhau trong công việc. Tác phong làm việc nghiêm túc, chấp hành đúng quy định và các quy trình nghiệp vụ, thành thạo về chuyên môn. Cán bộ nhân viên là những ngƣời năng động, nhiệt tình trong công việc. Đây là nhân tố quyết định rất lớn đối với sự thành công trong hoạt động của chi nhánh. Cán bộ lãnh đạo luôn có vai trò chủ lực, quản lý chặt chẽ các phòng ban, luôn quan tâm khích lệ, tạo động lực làm việc cho nhân viên cấp dƣới.

Mặc dù có nhiều thuận lợi nhƣng SCB Trà Vinh cũng gặp không ít khó khăn ảnh hƣởng đến hoạt động của chi nhánh:

- Tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp, chịu chi phối bởi nhều yếu tố: lạm phát, thiên tai, dịch bệnh, giá nhiên liệu,… làm ảnh hƣởng đến nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, làm cho hoạt động thu nợ khó khăn hơn.

- Ngày càng nhiều chi nhánh ngân hàng mọc lên tại địa bàn thành phố Trà Vinh dẫn đến cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong huy động vốn cũng nhƣ cho vay.

- Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nƣớc và địa phƣơng mặc dù có nhiều đổi mới tạo điều kiện tốt cho ngành ngân hàng phát triển nhƣng vẫn các chính sách này vẫn còn những khó khăn, vƣớng mắt chƣa kịp thời giải quyết.

5.2 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƢỢC VÀ MẶT CÒN HẠN CHẾ TRONG HUY ĐỘNG VỐN CỦA SCB TRÀ VINH

5.2.1 Những mặt đạt đƣợc

Trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 vƣợt qua những khó khăn từ thị trƣờng, vốn huy động của chi nhánh nhìn chung tăng ổn định về mặt giá trị cũng nhƣ tốc độ tăng. Năm 2011, Ngân hàng huy động đƣợc 502.052 triệu đồng tăng hơn 80 tỷ đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 19% so với năm 2010. Đến 2012, tổng huy động vốn của Ngân hàng lần đầu tiên đạt gần 570 tỷ đồng, tăng gần 67 tỷ đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 13,4% so với năm trƣớc đó. Sang 6 tháng đầu năm 2013 thì vốn huy động tăng lên con số 622 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 80% so với cùng kỳ năm 2012. Kết quả này không những tạo thêm nguồn vốn ổn định cho chi nhánh góp phần giảm việc sử dụng vốn điều chuyển từ Hội Sở, làm giảm chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Đây là kết quả xứng đáng cho nổ lực không mệt mỏi của ngân hàng, với sự thống nhất từ Hội Sở đến chi nhánh, từ ban lãnh đạo tới từng nhân viên trong ngân hàng. Để có đƣợc bƣớc tăng vƣợt bậc nhƣ vậy có sự đóng góp của các khoản mục nhỏ trong vốn huy động mà phần lớn là từ tiền gửi của khách hàng.

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm. Năm 2010 tiền gửi tiết kiệm là 270.115 triệu đồng ,năm 2011 giảm 239.730 triệu đồng, và năm 2012 tăng mạnh đạt 460.425triệu đồng.

Tổng nguồn vốn huy động phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, thông qua chỉ tiêu Tổng dƣ nợ/Tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ rằng nguồn vốn huy động tại chỗ của ngân hàng hiện tại đáp ứng đủ cho nhu cầu vay vốn ở địa phƣơng. Cụ thể: năm 2010 cứ 0,8 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động và đến năm 2012 thì 0,65 đồng dƣ nợ thì có 1 đồng vốn huy động.

5.2.2 Những mặt còn hạn chế

Ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp để tăng vốn huy động nhƣ: điều chỉnh tăng lãi suất huy động cho khách hàng trong những thời điểm thích hợp, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, kết hợp với các chƣơng trình khuyến mãi. Nhìn chung, những biện pháp ngân hàng áp dụng trong những năm qua đã ít nhiều phát huy tác dụng, góp phần làm tăng vốn huy động cho ngân hàng, hoàn thành kế hoạch đề ra. Tuy nhiên những chính sách này chƣa thật sự tiếp cận đƣợc với nhiều khách hàng, đặc biệt là với khách hàng mới khi công tác tiếp thị, quảng cáo chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Mặt khác, vốn điều chuyển liên tục tăng qua các năm dù tỷ trọng của nguồn vốn này trên tổng VHĐ không cao (nhỏ hơn 5%) nhƣng nó cũng góp phần làm tăng chi phí cho ngân hàng.

Nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động và liên tục giảm dần qua các năm cả về mặt giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 nguồn ngoại tệ chiếm 7,07%/tổng VHĐ phân theo loại tiền và đến năm 2011 chỉ còn chiếm 4,71%/tổng VHĐ.

Nguồn tiền gửi không kỳ hạn giảm dần qua các năm và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2010 tiền gửi không kỳ hạn chiếm 0,5%/tổng VHĐ, năm 2011 tỷ trọng này giảm xuống 0,4%/tổng VHĐ và đến năm 2012 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 0,2%/tổng VHĐ. Sáu tháng 2013 thì tỷ trọng này vẫn chiếm 0,2%/Tổng vốn huy động.

 Đó là hạn chế mà Ngân hàng cần có biện pháp khắc phục để có thể tăng thêm vốn huy động cũng nhƣ giá trị của các loại nguồn vốn trong tổng vốn huy động và giảm thiểu hơn nữa tỷ trọng vốn điều chuyển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh trà vinh (Trang 75 - 77)